Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của DLXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.3 KB, 12 trang )

I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Để phân tích được các tính chất cơ bản của dư luận xã hội ( DLXH) và những
tác động của DLXH đối với ý thức pháp luật cần phải định nghĩa được các khái
niệm cơ bản trong vấn đề đặt ra.
DLXH là gì? DLXH là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét đánh
gúa của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính
thời sự, có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều
người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
Ý thức pháp luật là toàn bộ các học thuyết, tư tương, quan điểm, quan niệm
thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật,
trình độ hiểu biết pháp luật, thái độ, sự đánh giá về pháp luật của các giai cấp,
tầng lớp xã hội, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi ứng sử của
con người, trong tổ chức và hoạt động của các thiết chế xã hội.
II/ NỘI DUNG
1. Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội
DLXH với tư cách là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã
hội có những tính chất cơ bản sau.
1.1.

Tính khuynh hướng

DLXH là một sự thể hiện thái độ của công chúng trước một thực tế xã hội nhất
định. Thái độ của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện kiện, hiện tượng xã hội hay
quá trình xã hội co thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định bao gồm tán
thành, phản đối hoặc lưỡng lự ( băn khoăn, chưa rõ thái độ). Xét theo sức căng

1


của mỗi khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối lại có thể phân chia theo
các mức độ cụ thể như rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối và rất phản


đối. Dựa theo mức độ tán thành hoặc phản đối nêu trên, người ta có thể biểu diễn
trên hệ tọa độ thành đồ thị thể hiện khuynh hướng của dư luận xã hội. Tính
khuynh hướng biểu thị sự thống nhất hay xung đột của dư luận xã hội, khi đồ thị
có dạng hình chữ U hay chữ J. Nếu đồ thì biểu diễn dư luận hình chữ U thì biểu
thị xung đột, còn nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ J thì biểu
thị sự thống nhất. Đồ thị biểu diễn dư luận có dạng hình chữ U khi trong xã hội
có 2 loại ý kiến, quan điểm mâu thuẫn đối lập nhau về cùng một sự kiện, hiện
tượng, quá trình xã hội nào đó đều có tỉ lệ số người ủng hộ tương đối cao và gần
như ngang bằng nhau.
Ví dụ: sự việc đất nước Việt Nam tiến hành cái cách nền kinh tế trước đây,
chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và được công chúng đồng tình với chính sách chủ trương
của nhà nước. Đây là ví dụ sự đồng thuận của đa số biểu thị cho khuynh hướng
có dạng chữ J tại xã hội Việt Nam trước đây.
1.2.

Tính lợi ích

Tính lợi ích là một tính cố hữu của DLXH, bởi vì nếu không có sự liên quan,
đụng chạm tới lợi ích của các nhóm xã hội thì cũng không có sự hình thành bất
kì một luồng DLXH nào. Để trở thành đối tượng phán xét của DLXH, các hiện
tượng, sự kiện xã hội đang diễn ra phải được xem xét từ góc độ chúng có mối
quan hệ mất thiết với lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội “ lợi
ích giữ vai trò rất quan trọng – đó là khâu đầu tiên phản ánh và chuyển hóa
những yêu cầu khách quan bên ngoài thành hành động” tính lợi ích của DLXH
được nhìn nhận trên hai phương diện là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.

2



Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các sự kiện, hiện tượng đang diễn
ra trong xã hội có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động kinh tế và sự ổn định
cuộc sống của đông đảo người dân. Khi lợi ích kinh tế bị đụng chạm thì công
chúng thường lên tiếng bày tỏ ý kiến, thái độ của mình trước sự việc, sự kiện, từ
đó mà hình thành DLXH.
Lợi ích tinh thần được đề cập khi các vấn đề, các sự kiện, hiện tượng đang
diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các phong tục, tập
quán khuôn mẫu hành vi ứng sử văn hóa của cộng đồng xã hội hoặc của cả một
dân tộc. Trong bản thân mình thì lợi ích mới chỉ là điều kiện cần để thúc đẩy
việc tại ra DLXH , điều kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội
về lợi ích của mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện tượng, quá
trình xã hội đang diễn ra. Ở đây có hai điểm cần lưu ý:
Một là bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình biến đổi và phát triển
giữa tính cá nhân và tính xã hội, giữa tính vật chất và tíh tinh thần, giữa tính
trước mắt và tính lâu dài.
Hai là quá trình trao đổi thảo luận ý kiến để dẫn đến DLXH là quá trình giải
quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích. Trong công việc này nhóm xã hội nào có tổ chức
tốt thành lựng lượng thì nhóm xã hội đó sẽ thành công hơn trong việc bảo vệ
quan điểm của mình và ngược lại.
Ví dụ: Việc chính phủ quyết định và công bố chính thức tiền hành tăng giá
xăng dầu trong tháng 3/2012. Ngay lập tức trên các phương tiện thông tin đại
chúng như đài, thời s… người dân lên tiếng bày tỏ thía độ ngay vì có sự đụng
chạm đến lợi ích kinh tế.

3


1.3.

Tính lan truyền


Cũng là một đặc trưng cố hữu của DLXH, vì nếu không có cơ chế lan truyền
thi cũng không có sự hình thành, phát triển của bất kì một DLXH nào. DLXH
được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, một hiện tượng được các nhà
nghiên cứu rất quan tâm. Cơ sở của bất kì một hành vi tập thể nào cũng là hiệu
ứng phản xạ đây chuyền, trong đó khởi điểm từ một số cá nhân hay nhóm xã hội
nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thich của các cá nhân khác, nhóm xã hội khác, từ
đó mà thông tin sẽ lan truyền tới các nhóm xã hội khác nhau.
Để duy trì đươc chuỗi kích thick này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ
chế hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm xã hội. đối cới DLXH, các nhân tố tác
động đó có thể là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp,
có tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm xã hội khác
nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm hoặc thông qua
hoạt động trao đổi, bàn bạc, tranh luận, tìm kiếm thông tin, cũng chia sẻ trạng
thái tâm lí của mình với người xung quanh. Đặc biệt đối với các sự kiện lớn của
đất nước như chiến tranh, các cuộc bầu cử, các vụ tội phạm đặc biệt nguy hiểm,
thiên tai. Chúng ta có thể theo dõi và ghi nhận được ảnh hưởng của các luồng
thông đến sự quan tâm cũng như hành động của công chúng. Trong các trường
hợp đó, sự hình thành và lan truyền nhanh chóng và mạnh mẽ của DLXH được
thể hiện rất rõ nét.
Ví dụ: Vụ việc Lê Văn Luyện cuố tiệm vàng và giết người xảy ra tại Bắc
Giang nhưng mà chỉ trong vòng vài ngày tin tức này được lân truyền từ người
này sang người khác ( truyền miệng), báo, đài, tivi, liên tục đưa tin và cả nước
Việt Nam từ bắc vào nam đều biết được sự việc này
1.4.

Tính năng động, dễ biến đổi
4



DLXH là một hiện tượng xã hội có tính năng động, linh hoạt và dễ biến đổi.
Xét theo quan điểm biện trứng, trong bản thân tính năng động dễ biến đổi đã bao
hàm tính bền vững tương đối của DLXH. Có những DLXH chỉ qua một đêm là
thay đổi nhưng cũng có những DLXH qua hàng ngàn thập niên vẫn không thay
đổi.
Tính bền vững tương đối của DLXH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, DLXH
thướng có tính bền vững nhất định đối với sự kiện, hiện tượng xã hội quen thuộc,
liên quan tới lợi ích thiết thân, để lại dâu ấn sâu đậm trong lòng công chúng.
Thông thường, cái mới lúc đầu chỉ được một số ít người thừa nhận, và do đó dễ
bị đa số phản đối. Nhưng đa số người sẽ thay đổi ý kiến, quan niệm khi cái mới
vươn lên khảng định mình trong cuộc sống.
Tính năng động, dễ biến đổi của DLXH thường được nhìn theo hai phương
diện sau:
Một là, DLXH biến đổi theo không gian và môi trường căn hóa, sự phán xét
đánh giá của DLXH về các sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội nào
đó thường phụ thuộc vào hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang tồn tại
trong nền văn hóacủa một cộng đồng người. Nói cách khác, các giá trị văn hóa
của cộng đồng thẩm thấu vào suy nghĩ, hành động của các thành viên trong cộng
đồng xã hội và chi phối cách đánh giá, ứng sử của họ trước các sự kiện xảy ra.
Trước cùng một sự việc, sự kiện xảy ra, DLXH của các cộng đồng người khác
nhau lại thể hiện sự phán xét, đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Hai là, DLXH biến đổi theo thời gian. Cùng với sự phát triển của xã hội, một
số giá trị văn hóa, chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán có thể bị biến đổi ngay
trong cùng một không gian văn hóa – xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn
nhận, đánh giá của DLXH. Phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, DLXH còn biến đổi
5


theo đối tượng mà nó phản ánh, khi công chúng phát hiện thêm các mối liên
quan giữa đối tượng ban đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra kèm

theo nó.
Ví dụ: trong thời kì bao cấp ở nước ta trước đây, khi nhà nước chịu trách
nhiệm chu cấp và bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người dân thì hoạt động buốn
bán kiếm lời cho cá nhân bị lên án mạnh mẽ và quy kết thành tội đầu cơ tích chữ.
Còn trong thời kì kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay thì
DLXH không đánh giá cacshoatj động đó theo chiều hướng tiêu cực mà coi đó là
hoạt động kinh doanh thương mại bình thường. chứng tỏ DLXH biến đổi theo
thời gian.
1.5.

Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của DLXH.

DLXH là một hiện tượng tinh thần phản ánh sự tồn tại xã hội. sự phản ánh
thực tế xã hội của DLXH có thể đúng ( đúng nhiều hoặc đúng ít) có thể sai
( sai nhiều hoặc sai ít). Dù có đúng đến đâu thì DLXH vẫn có những hạn chế
nhất định, vì trong DLXH thường chứa đựng yếu tố chủ quan, định kiến cà vị kỷ;
do đó, không nên tuyệt đối hóa khả năng nhận thức từ DLXH. Ngược lại dù có
sai đến đâu, trong DLXH vẫn chứa đựng những hạt nhân hợp lí mà chúng ta
không thể coi thường được. Chân lí của DLXH không phụ thuộc vào tính chất
phổ biến rộng rãi hay hạn hẹp của nó. Không phải lúc nào DLXH của đa số
người cũng đúng hơn dư luận của một bộ phận thiểu số. Cái mới nảy sinh lúc
đầu thường chỉ có một số người nhận thấy, do đó dễ bị đa số phản đối, song cùng
với thời gian trôi đi, khi cái mới ngày càng khảng định được tính đúng đắn của
nó, thì nó lại được đa số tán thành. Đối với những vấn đề trừu tượng, phức tạp,
DLXH của giới trí thức, của những người có trình độ học vấn cao thường tỏ ra

6


chín chắn, chuẩn xác hơn so với DLXH của những người có trình độ học vấn

thấp.
Ví dụ: thời kì trước đây do nhận còn chưa phát triển đa số người trong xã hội
cho rằng trái đất đứng im. Mặt trời quay quanh trái đất. khi mà ga-li-lê đứng lên
nói là trái đất không đứng im mà quay quanh mặt trời và tự quay quanh mình nó
thì lập tức bị dư luận phản bác thậm chí còn bị đưa lên giàn hỏa thiêu. Như vậy
không phải lúc nào dư luận của đa số nhười cũng đúng hơn dư luận của một bộ
phận thiểu số. Đây chính là tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã
hội của DLXH.
2. Sự tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật
Để phân tích sự tác động của DLXH đối với ý thức pháp luật có thể dựa trên
nhiều căn cứ khác nhau. Một trong những căn cứ để phân tích sự tác động đó là
dựa trên căn cứ chủ thể của ý thức pháp luật. Theo đó DLXH có tác dộng đến ý
thức pháp luật cá nhân, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật xã hội.
2.1.

Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật cá nhân

Sự hình thành của một luồng DLXH nào đó trước hết xuất phát ý thức cá
nhân. Trong cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày mỗi cá nhân được trực tiếp
chứng kiến hoặc được nghe kể lại về các sự kiện, hiện tương pháp luật sảy ra
trong thực tế xã hội. Mỗi người sẽ suy ngẫm. hình dung, liên tưởng về các sự
việc, sự kiện từ đó náy sinh những tình cảm, những ý kiến bước đầu hoàn toàn
riêng tư, thuộc lĩnh vực ý thức cá nhân. Đây là cơ sở đầu tiên để DLXH ảnh
hưởng tới sự hình thành, củng cố và phát triển ý thức pháp luật của cá nhân. Cần
lưu ý rằng, trong DLXH có sự hiện diện của các ý kiến cá nhân nhưng DLXH
không phải tổng số máy móc các ý kiến cá nhân mà nó được coi như sự tích hợp,

7



đại diện, đặc trưng của các ý kiến đó. Chính vì vậy, DLXH ảnh hưởng mạnh mẽ
và sâu sắc đến ý thức pháp luật cá nhân.
DLXH khi đã hình thành, thường tác động vào ý thức con người, trước hết là
ý thức cá nhân; chi phối, điều chỉnh ý thức hành vi của con người phù hợp với ý
chí chung của cộng đồng xã hội. DLXH có vai trò giáo dục cho cá nhân ý thức
đúng đắn về sự đúng – sai, phải – trái, thiện – ác, đẹp – xấu….. phù hợp với các
quy tắc, yêu cầu của pháp luật hiện hành biểu hiện ở hai phương diện sau:
Một mặt, DLXH có thể tác động trực tiếp nhắm phê phán, lên án những hành
vi vi phạm pháp luật, đạo đứcm hoặc khích lệ, cổ vũ những hành vi phù hợp với
lợi ích chung, biểu dương những tấm gương cao đẹp.
Mặt khác, DLXH có tác động lâu dài đến việc xây dựng nhân cách, ý thức
pháp luật cá nhân- tức là tác động đến quá trình xã hội hóa cá nhân trong môi
trường điều chỉnh của pháp luật. điều này biểu thị mối quan hệ khăng khít giữa
DLXH và ý thức pháp luật
DLXH có tác động mạnh mẽ tới tâm lý pháp luật cá nhân – một yếu tố có ý
nghĩa rất quan trọng trong ý thức pháp luật cá nhân thể hiện trên các phương
diện như sau: thứ nhất, DLXH tác động quan trọng tới tình cảm pháp luật của cá
nhân, tất cả những biểu hiện của tình cảm pháp luật đều là đối tượng phán xét,
đánh giá của DLXH.
Thứ hai, DLXH tác động tới tâm trạng của cá nhân trước pháp luật thông qua
việc tạo ra những “ khuôn mẫu tư duy”, “ khuôn mẫu hành động” cho các thành
viên trong xã hội, DLXH hướng các cá nhân theo gương người tốt, việc tốt trong
lĩnh vực chấp hành pháp luật tác động tích cực tới tâm trạng của các cá nhân
trước pháp luật.

8


Thứ ba, thông qua DLXH, các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng sử của
mình trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành. DLXH có

tác động quan trọng tới cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng sử
của mình, DLXH là “ chuẩn mực” là “ tấm gương” để mỗi cá nhân tự soi mình
vào đó mà định hướng, điều chỉnh hành vi ứng sử của bản thân.
2.2.

DLXH tác động đến ý thức pháp luật của nhóm xã hội

Ý thức pháp luật của nhóm xã hội hình thành, phát riển và được thể hiện ra
trên nhận thức, qua nđiểm, thái độ, lập trường, tình cảm đối với pháp luật và các
hiện tượng pháp luật của tập hợp người có những nét tương đồng về điều kiện
sống, lao động, sinh hoạt, nhu cầu, lợi ích cơ bản. các thành viên của nhóm xã
hội có nhận thức, tình cảm, thái độ tương đối gióng nhau ở mức độ nhất định vể
pháp luật, làm hình thành nên ý thức pháp luật chung của nhóm xã hội. DLXH
với tư cách là ý chí chung của các nhóm xã hội và của cộng đồng xã hội, có tác
động quan trọng đối với ý thức pháp luật của nhóm xã hội.
DLXH được coi là biểu hiện của hành vi tập thể, trong phạm vi nhóm xã hội.
DLXH không phải là ý kiến của một người mà là ý kiến, phán xét đánh giá của
nhiều thành viên trong nhóm xã hội, là sự phát ngôn chung của họ về một sự
kiện, hiện tượng pháp luật nhất định. Đó cũng không phải là tổng cộng các ý
kiến, quan điểm của từng thành viên mà phải thông qua trao đổi, bàn bạc, có sự
tương tác giữa các ý kiến của các thành viên trong nhóm làm hình thành nên sự
phán xét, đánh giá chung của nhóm xã hội trước các vấn đề pháp luật từ đó đi tới
hành động thống nhất. Điều đó có nghĩa là DLXH tác động tích cực tới sự hình
thành, củng cố và phát triển ý thức pháp luật của nhóm xã hội
2.3.

Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật xã hội.

9



DLXH tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát triển của hệ
thống quan điểm, tư tưởng pháp luật. Với tư cách là một hiện tượng xa hội,
DLXH phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện
tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội. Trên cơ sở sự phán xét, đánh giá về
các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội, DLXH làm hình
thành trong nhận thức của mọi người ban đầu là những khái niệm cơ sở, mang
tính bề ngoài, ngẫu nhiên, dần dần tiến đến những tri thức phản ánh đúng đắn
bản chất của các hiện tượng pháp lý. Từ đó hình thành nên các quan điểm, quan
niệm, tư tưởng phán ánh về những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện
tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Điều đó nói lên
sự tác động mạnh mẽ của DLXH đối với quá trình hình thành và phát triển của
hệ tư tưởng pháp luật.
DLXH tác động đến ý thức pháp luật xã hội ở chỗ DLXH tham gia vào việc
phổ biến, lan truyền trong các tâng lớp xã hội các giá trí pháp luật, các tư tưởng,
quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn. DLXH bảo vệ các quyền lợi, các giá trị
phổ biến của xã hội cũng như các giá trị, lợi ích cá nhân chính đáng của con
người. điều đó chi thấy DLXH có tác dụng củng cố, bảo về dân chủ, tính khoa
học và tính xã hội của ý thức pháp luật xã hội.
DLXH là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. sự bàn bạc, thảo luận, tìm ra
quan điểm chung giữa các nhóm xã hội khác nhau là một trong những nhân tố
đảm bảo cho ý thức pháp luật xã hội mang tính khái quát ở trình độ cao và tính
hệ thống chặt chẽ
Một trong những tác động quan trọng nữa của DLXH đến ý thức pháp luật xã
hội là dưới ảnh hưởng nhất định của DLXH mà những tư tưởng, quan điểm khoa
học của pháp luật và những vấn đề cơ bản nhất của đời sống pháp luật từng bước

10



được thẩm thấu vào trong nhận thức pháp luật của mỗi người, được khái quát ở
trình độ cao và mang tính hệ thống chặt chẽ, trở thành giá trrij, chuẩn mực chung
cho toàn xã hội.
III/ KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua nhiều hình thức ( trực tiếp, gián tiếp), nhiều phương thức
khác nhau mà DLXH có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ, sâu sắc đối với ý thức
pháp luật, đồng thời ý thức pháp luật cũng có sự ảnh hưởng, tác động đến DLXH
tạo nên mối quan hệ biện chứng giữa chúng.

11


MỤC LỤC

12



×