Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sưu tầm hợp đồng mẫu về hợp đồng MBHHQT.Soạnthảo điều khoản chọn luật áp dụng cho hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.09 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2
MÔN

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG
TRONG HĐTMQT
Đề bài: Sưu tầm hợp đồng mẫu về hợp đồng MBHHQT.Soạn
thảo điều khoản chọn luật áp dụng cho hợp đồng.

LỚP
NHÓM

: QT33A
: QT33A 2

Hà Nội, 2012


I. HỢP ĐỒNG MẪU VỀ HỢP ĐỒNG MBHHQT.
1. Văn bản HĐ MBHHQT mẫu.
HĐ mua bán gạo giữa công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội (Việt Nam)
và công ty TNHH Galluck (Hồng Kong) (đã rút gọn một số chi tiết kỹ thuật):
HỢP ĐỒNG MUA BÁN GẠO
Số 018/NVF-GL 1999
Giữa GALLUCK LIMITED
Phòng A.3/F, Causeway Tower, 16 -22 Ðường Causeway,
Vịnh Causeway HONGKONG
Tel: 8479900, 8976422: Fax: 4839200
Telex: 57889 WSGTC HK (sau đây gọi là Bên Mua)



Công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội
40 đường Hai Ba Trung , Hà Nội VIETNAM
Tel: 328999, Telex: 328492 - VNF VT
Ðịa chỉ điện tín : VINAFOOD HANOI (sau đây gọi là Bên Bán)
Hai bên cùng đồng ý đối với HĐ mua và bán gạo trên cơ sở điều kiện như sau:
1. Hàng hoá: Gạo trắng Việt Nam
2. Quy cách phẩm chất:
- Tấm: tối đa 35%
- Thuỷ phần: tối đa 14,5%
- Tạp chất: tối đa 0,4%
- Gạo vụ mùa 1998-1999
3. Số lượng: 100.000 MT trên dưới 5% theo sự lựa chọn của Bên Bán.
4. Giá cả: 2USD một MT(tịnh) giao hàng tháng…đến tháng…năm…
a- Lót hàng, cót tính vào tài khoản của chủ tàu/ Bên Mua.
b- Chi phí kiểm kiện ở trên cầu cảng đi được tính vào tài khoản của Bên Bán
(do Bên Bán chịu).
c- Chi phí kiểm kiện trên tàu được tính vào tài khoản của Bên Mua/ chủ tàu.
d- Tất cả các khoản thuế xuất khẩu ở nước xuất xứ do Bên Bán chịu.
e- Tất cả các khoản thuế nhập, thuế khác ở nước đến ... và ở các nước bên
ngoài Việt Nam sẽ được tính vào tài khoản của Bên Mua.
5. Thời hạn giao hàng: 20-25 ngày sau ngày mở L/C.
6. Bao bì: …
7. Bảo hiểm: Bên Mua sẽ chịu
Nhóm 2 – QT33A

1


8. Kiểm tra và xông khói:

a- Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do Vinacontrol cấp ở
cảng xếp hàng hóa tính chất chung thẩm và chi phí do Bên Bán chịu.
c- Thời gian xông khói không tính là thời gian xếp hàng.
9. Các điều khoản về xếp hàng:
a- Thời gian thông báo ETA của tàu: …
b- Thời gian xếp hàng: …
c- Tốc độ xếp hàng: …
d- Bên Bán sẽ thu xếp một địa điểm bỏ neo an toàn tại một cảng an toàn cho
con tàu có sức chứa từ 10.000 MT - 20.000 MT để bốc hàng
e- Khoảng thời gian từ 17h chiều thứ bảy và một ngày trước kì nghỉ kéo dài
cho đến 8 sáng của ngày làm việc tiếp theo không tính là thời gian xếp hàng dù
có được sử dụng.
f- Trước khi trao NOR, con tàu phải có giấy quá cảng, ngay sau khi tàu cập
cảng (bỏ neo), thuyền trưởng sẽ yêu cầu Vinacontrol kiểm tra các hầm tàu/hầm
hàng và cấp giấy chứng nhận các hầm tàu/hầm hàng sạch khô, không có tác
nhân gây hại và thích hợp để chở lương thực và những chi phí như vậy sẽ được
tính vào tài khoản của chủ tàu và thời gian không tính là thời gian xếp hàng
g- Phạt xếp hàng chậm/ thưởng xếp hàng nhanh: …
h- Ðể có được những chứng từ giao hàng như:
- Các hoá đơn thương mại
- Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì
- Giấy chứng nhận xuất xứ
Bên có trách nhiệm phải thông báo các chi tiết về giao hàng bằng điện tín
/telex/fax trong vòng 24h sau khi hoàn thành giao hàng
Vận đơn sẽ được cấp ngày sau khi hoàn thành việc giao hàng và trước khi xông
khói và được giao ngay cho Bên mua để mua bảo hiểm
i- Trong trường hợp hàng hoá đã sẵn sàng để xếp lên tàu như đã được dự định
trong HĐ này nhưng Bên Mua không chỉ định tàu để bốc hàng thì tất cả rủi ro,
thiệt hại, những chi phí có liên quan đến hàng hoá do Bên Mua chịu trên cơ sở
đòi bồi thường thực tế của Bên Bán ;ngược lại, nếu không hàng hoá để bốc lên

tàu đã được chỉ định ở cảng bốc hàng, thì cước khống sẽ do Bên Bán trả trên cở
sở bản đòi bồi thường thực tế của Bên Mua và Bên Mua sẽ xuất trình những
chứng từ sau cho Vietcombank để nhận P.B. ( thời gian được tính từ 20-25 ngày
kể từ ngày mở L/C)
- NOR có chữ kí của Bên Bán.
Nhóm 2 – QT33A

2


- Biên bản được kí giữa thuyền trưởng và Bên Bán xác nhận rằng con tàu đã
được chỉ định đã đến cảng xếp hàng để nhận số hàng trong HĐ nhưng Bên Bán
không có hàng để bốc lên tàu xác nhận của Vietcombank.
10. Thanh toán:
a- Cách thức thanh toán: ….
b- Việc xuất trình những chứng từ sau đây cho ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam, được thanh toán trong vòng 3-5 ngày làm việc của ngân hàng sau khi nhận
được bức telex đã được kiểm tra từ Vietcombank chứng tỏ rằng những chứng từ
này đã được kiểm tra và phù hợp với các điều khoản của L/C
- Một bộ đầy đủ vận đơn sạch đã xếp hàng lên tàu ba bản gốc có ghi Cước phí
trả sau:
- Hoá đơn thương mại làm thành ba bản.
- Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do Vinacontrol cấp ở
cảng bốc hàng sẽ có giá trị pháp lí cuối cùng được làm thành sáu bản
- Những chi tiết thông báo gửi hàng bằng điện tín/Telex/Fax trong vòng 24h
sau khi hoàn thành việc bốc hàng.
11. Bất khả kháng
Ðiều khoản bất khả kháng của Phòng Thương mại quốc tế (ICC ấn phẩm số
421) theo HĐ này được kết hợp thành 1 bộ phận trong HĐ này.
12. Giải quyết tranh chấp.

Bất cứ sự khác biệt và/hoặc tranh chấp nào phát sinh từ và trong quan hệ với
HĐ này mà không được giải quyết bằng thương lượng sẽ được giải quyết tại...
theo...
13. Các điều khoản khác:
Bất cứ sự sửa đổi điều khoản và điều kiện nào của HĐ này phải được hai bên
thoả thuận bằng văn bản.
HĐ này được làm thành 6 bản gốc bằng tiếng Anh, 3 bản cho mỗi bên
HĐ này phụ thuộc vào xác nhận cuối cùng của người mua bằng telex (…
tháng…năm… là muộn nhất)
Ðược làm ở Hà Nội, ngày…tháng…năm…
Người bán
Người mua
Giám đốc
Giám đốc điều hành
(đã ký/đóng dấu)
(đã ký)

2. Nhận xét HĐ MBHHQT mẫu.
Nhóm 2 – QT33A

3


a. Về hình thức của HĐ.
HĐ MBHHQT trên được ghi nhận dưới dạng văn bản với 2 loại ngôn ngữ là
tiếng Việt và tiếng Anh. Như vậy, nó đã đáp ứng được đúng yêu cầu của pháp
luật về mặt hình thức.
Theo Điều 11 CƯ Viên 1980, HĐ MBHHQT không nhất thiết phải được ký
hay xác nhận bằng văn bản, sự tồn tại của HĐ có thể được chứng minh bằng bất
kỳ cách nào, trong đó có cả lời khai của người làm chứng. Tuy nhiên, Điều 12

của CƯ lại quy định rằng, những quy định của Điều 11 CƯ không được áp dụng
trong trường hợp nếu một trong các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ
của quốc gia không tham gia Điều 96 của CƯ, tức là HĐ phải được ký kết bằng
văn bản nếu pháp luật của quốc gia này quy định. Việt Nam chưa là thành viên
của CƯ Viên, tuy nhiên, tại Điều 27 khoản 2 Luật Thương mại Việt Nam năm
2005 đã quy định: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở
HĐ bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị pháp lý tương đương”, vậy
nên hình thức của HĐ mua bán gạo trên không trái với các quy định về hình
thức HĐ MBHHQT, kể cả khi Việt Nam gia nhập CƯ.
HĐ được quy định phải lập thành nhiều bản với ngôn ngữ thể hiện là tiếng Anh
và giao cho cả 2 bên cùng giữ, vậy nên nó cũng đáp ứng được những yêu cầu về
mặt ngôn ngữ, chữ viết,…
Về cách thức trình bày, một HĐ MBHHQT thường gồm có hai phần: Những
điều trình bày (representations) và các điều khoản và điều kiện (terms and
conditions).
Trong phần những điều trình bày, người ta ghi rõ:
- Số hợp đồng (contract No.)
- Ðịa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng: có thể được ghi ngay trên cùng
hoặc ở phần cuối hợp đồng.
- Tên và địa chỉ của các đương sự.

Nhóm 2 – QT33A

4


- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng. Ðây có thể là hiệp định chính phủ ký kết
vào ngày… tháng…, cũng có thể là Nghị định thư ký kết giữa Bộ… của nước …
với Bộ … của nước… Hoặc chỉ đơn giản nêu ra sự tự nguyện của hai bên khi ký
kết hợp đồng.

So sánh với HĐ mẫu ở trên, ta thấy HĐ đó đã đáp ứng được đầy đủ các yêu
cầu về mặt trình bày của một HĐ MBHHQT.
b. Về nội dung của HĐ.
Nội dung của HĐ bao gồm rất nhiều khía cạnh như chủ thể giao kết, đối tượng
của HĐ, quyền và nghĩa vụ của các bên,…
- Về đối tượng HĐ: gạo trắng Việt Nam, là động sản, có thể chuyển qua biên
giới, phù hợp với quy định của pháp luật vì nằm trong phạm vi đăng kí kinh
doanh của các chủ thể và không nằm trong danh mục các mặt hàng bị cấm xuất
nhập khẩu (được ban hành kèm theo Nghị định số 12 /2006/NĐ-CP ngày
23/1/2006 của Chính phủ);
- Về chủ thể giao kết HĐ: chủ thể là 2 pháp nhân là công ty TNHH Galluck và
công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội có trụ sở đặt tại 2 nước khác nhau
(Hongkong và Việt Nam)
Bên cạnh đó, đại diện của bên bán là Giám đốc điều hành của công ty Galluck
và đại diện của bên mua là Giám đốc của công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà
Nội. Đây đều là những thương nhân có năng lực pháp luật và người ký kết hợp
đồng có năng lực hành vi và thẩm quyền ký kết hợp đồng;
- Các nội dung khác của HĐ:
- Về số lượng, chất lượng hàng: được quy định tại Điều 2 và 3 của HĐ;
- Về giá cả, phương thức thanh toán: quy định tại Điều 4 và 10 của HĐ;
- Về thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng: được quy định
tại Điều 6, 7, 8, 9 của HĐ;
- Về quyền, nghĩa vụ của các bên: quy định xen kẽ trong các điều khoản
của HĐ;
Nhóm 2 – QT33A

5


- Về các vấn đề liên quan đến vi phạm HĐ: được quy định tại Điều 12 của

HĐ;
- Ngoài ra còn các vấn đề khác…
Như vậy, có thể thấy các điều khoản trong HĐ MBHHQT nói trên đều thỏa
mãn các yêu cầu về mặt nội dung của một HĐ MBHHQT thông thường cũng
như các yêu cầu về mặt nội dung của một HĐ giao dịch dân sự theo pháp luật
Việt Nam (theo Điều 402 BLDS 2005)
3. Đặc trưng của HĐ MBHHQT.
Xem xét từ HĐ mẫu nói trên, ta có thể rút ra được một số đặc trưng về mặt nội
dung của HĐ MBHHQT như sau:
Thứ nhất, hợp đồng liên quan đến vật mà trong thời gian ký kết hợp đồng vật
đó được chuyên chở hoặc phải được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này
đến lãnh thổ của quốc gia khác;
Thứ hai, quy định hành vi chào hàng và hành vi chấp nhận chào hàng được
thực hiện trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau;
Thứ ba, quy định việc giao hàng được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia
khác với quốc gia nơi tiến hành hành vi chào hàng hoặc hành vi chấp nhận chào
hàng.
Bên cạnh đó, hình thức của HĐ MBHHQT thường tuân theo những mẫu nhất
định với những đề mục nhất định, với chi tiết các điều khoản do 2 bên thoả
thuận sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật của quốc gia cũng như các
ĐƯQT,…
II. SOẠN THẢO ĐIỀU KHOẢN CHỌN LUẬT ÁP DỤNG CHO HĐ.
Vấn đề xung đột pháp luật thường xảy ra trong HĐMBHQT, tức là có thể
có nhiều hệ thống pháp luật (Có thể là luật quốc gia, ĐƯQT, TQQT...) được sử
dụng để điều chỉnh HĐ đó. Thông thường, trong HĐMBHHQT, các bên tự
thương lượng với nhau về nội dung của HĐ, từ những vấn đề như số lượng, chất
Nhóm 2 – QT33A

6



lượng hàng hóa, giao nhận hàng hóa, đến cách thức thanh toán ... Tuy vậy,
HĐMBHHQT, dù được giao kết hoàn chỉnh, chi tiết đến đâu thì cũng không thể
dự liệu được tất cả những vấn đề, tình huống có thể phát sinh do đó cần bổ sung
cho HĐ một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng cho HĐ đó.
Thực tế thì luật được chọn để áp dụng có thể là luật của bên bán, bên mua hay
cũng có thể là luật của một nước thứ ba, một ĐƯQT hay một TQQT nào đó.
Vậy vấn đề là các bên sẽ chọn hệ thống luật nào? Việc chọn luật áp dụng phải
xuất phát từ chính các quan hệ pháp luật trong HĐ. Đó thường là hệ thống pháp
luật có mối quan hệ gần gũi nhất với các bên. Trong HĐ mẫu trên đây của
nhóm, hầu hết các vấn đề đều đã được các bên thương lượng khá rõ ràng. Bởi
vậy, nhóm chỉ đưa ra hai vấn đề cần chọn luật đó là cơ quan giải quyết tranh
chấp và luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp (nếu có).
*) Điều khoản chọn luật cụ thể:
“Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hay có liên quan tới hợp đồng này, sẽ
được chuyển đến và giải tại Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) và giải quyết
theo tập quán thương mại quốc tế của Phòng thương mại quốc tế ở Paris”
*Cơ sở chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là ICC:
Phòng thương mại quốc tế ICC (International Chamber of Commerce) là một
tổ chức thương mại quốc tế phi chính phủ rất có uy tín. Phạm vi hoạt động của
nó bao gồm nhiều lĩnh vực quan trọng như: Ngoại thương, du lịch, thanh toán
quốc tế, vấn đề cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, quyền sở hữu
công nghiệp, và đặc biệt vấn đề trọng tài giải quyết tranh chấp... đã tạo được
niềm tin rất lớn của các doanh nghiệp trên thế giới
Thêm đó, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ
biến trên thế giới, nhất là tại những nước có nền kinh tế thị trường phát triển bởi
có nhiều tính ưu việt, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.
Thứ nhất, thủ tục tố tụng linh hoạt: Đây là một trong những tiêu chí mà các
doanh nghiệp thường quan tâm khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp.
Nhóm 2 – QT33A


7


Luật trọng tài các nước quy định thủ tục tố tụng trọng tài rất đơn giản, chủ yếu
dựa trên thỏa thuận của các bên. Các bên được tự do thỏa thuận về toàn bộ quá
trình tố tụng và các hội đồng trọng tài có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng thỏa
thuận của các bên.
Thứ hai, tính trung lập, vô tư khách quan và tính chuyên nghiệp của trọng tài
viên. Với đặc thù là cơ chế giải quyết tranh chấp tư, thẩm quyền được hình
thành dựa trên thoả thuận của các bên, trọng tài luôn nhấn mạnh các tiêu chí vô
tư, khách quan và trình độ của các trọng tài viên.
Thứ ba, tính bí mật: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là không
công khai. Đây cũng là đặc điểm khác biệt so với việc giải quyết tranh chấp tại
tòa án và là ưu điểm của phương thức trọng tài.
Thứ tư, quyết định trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên. Đây là một
trong những ưu điểm cơ bản của phương thức trọng tài.
Thứ năm, sự công nhận quốc tế: Đây là một ưu thế quan trọng đối với các
quyết định trọng tài có yếu tố nước ngoài. Thông qua một loạt các công ước
quốc tế và đặc biệt Công ước Niu-oóc năm 1958 về Công nhận và thi hành các
quyết định trọng tài nước ngoài, các quyết định trọng tài sẽ được công nhận và
thi hành tại 142 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Trong đó có cả Việt nam và
Hong Kong – hai chủ thể của hợp đồng thương mại này.
*) Cơ sở chọn tập quán thương mại quốc tế của Phòng thương mại quốc tế
ở Paris
Tập quán thương mại quốc tế của Phòng thương mại quốc tế ở Paris
(Incoterms ) đã được lựa chọn sử dụng. Cơ sở để xây dựng nên điều khoản này,
xuất phát từ ý nghĩa của Incoterms. Incoterms là một bộ quy tắc được thừa nhận
trên toàn cầu. Nó quy định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người mua và người
bán trong các hợp đồng thương mại. Đây là một công cụ vô giá nhằm tiết kiệm

chi phí của các bên. Cả bên bán và bên mua không cần mất nhiều thời gian đàm
phán các điều khoản trong mỗi lần giao dịch. Một khi đã đồng ý giao dịch theo
Nhóm 2 – QT33A

8


điều kiện thương mại nào đó (ví dụ như FOB), việc mua bán sẽ được tiến hành
mà không cần thảo luận ai sẽ chịu trách nhiệm về cước, bảo hiểm, hay những rủi
ro và chi phí khác. Đồng thời, việc áp dụng luật của bên thứ ba để giải quyết
tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia hợp đồng thương
mại quốc tế, đảm bảo sự ổn định, củng cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong
giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sự thịnh vượng chung của cả hai bên.
Thêm vào đó, việc lựa chọn Phòng Thương mại quốc tế ICC làm cơ quan giải
quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thì việc lựa chọn tập quán thương mại
quốc tế do tổ chức phi chính phủ này ban hành sẽ là một điều hợp lý.

Nhóm 2 – QT33A

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Dân sự 2005;
2. Luật Thương mại 2005;
3. CƯ Viên 1980;
4. Nghị định số 12 /2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương
mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán,
gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
5. Về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài theo

pháp luật Việt Nam, Luận văn ThS., Trương Anh Tuấn, Nghd. : PGS.TS.
Nguyễn Bá Diến, Khoa Luật, 2004;
6. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân
dân, 2007;
7. />8. />9. />10.

Nhóm 2 – QT33A



×