Hành vi khuyến mại trong cạnh tranh
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7
STT Họ và Tên MSSV
1 Bùi Thiên Tha
2 Phan Thị Thùy
3 Lê Thị Thúy
4 Nguyễn Ngọc
5 Trần Thanh Lâm
6 Nguyễn Thùy Dương
Nhóm 7 Trang1
Hành vi khuyến mại trong cạnh tranh
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
……………….………………………………
Nhóm 7 Trang2
Hành vi khuyến mại trong cạnh tranh
MỤC LỤC
I. Khái niệm hành vi khuyến mại
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích
nhất định (Điều 88 LTM 2005).
Mục đích của khuyến mại không chỉ nhằm xúc tiến việc bán hàng mà còn nhằm xúc
tiến việc mua hàng và cung ứng dịch vụ. Nói tóm lại, khuyến mại có thể được hiểu
là cách thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho khách
hàng, bao gồm lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa) hay lợi ích phi vật chất (được cung
ứng dịch vụ miễn phí) nào đó.
Hiện tại chưa có quy định cụ thể về khái niệm hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh. Tuy nhiên từ khái niệm khuyến mại nêu trên có thể hiểu hành vi
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hoạt động xúc tiến thương mại của
doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với chuẩn mực thông thường về đạo
đức kinh doanh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
II. Đặc điểm nhận dạng hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh.
1. Chủ thể thực hiện hành vi
Là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục
đích cạnh tranh không lành mạnh. Ở đây, khái niệm doanh nghiệp được hiểu theo
nghĩa rộng, bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm lợi
nhuận một cách thường xuyên và chuyên nghiệp.
2. Hình thức thể hiện hành vi
a. Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng.
(khoản 1, điều 46 Luật cạnh tranh 2004).
LTM 2005 quy định hai hình thức khuyến mãi bằng giải thưởng: (i)bán hàng, cung
ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hang để chọn người trao thưởng theo thể
lệ và giải thưởng đã công bố (khoản 5 Điều 92)và (ii) bán hàng, cung ứng dịch vụ
kèm theo việc tham dự các chuơng trình mang tính may rủi mà việc tham gia
chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thuởng dựa trên
Nhóm 7 Trang3
Hành vi khuyến mại trong cạnh tranh
sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (khoản 6 Điều
92). Tuy nhiên trong luật cạnh tranh thì hình thức khuyến mại bằng giải thưởng có
phạm vi rộng hơn so với quy định tại luật thương mại 2005.
Các doanh nghiệp tổ chức hoạt động khuyến mại nhằm thu hút khách hàng, thông
qua việc giành cho khách hàng những giải thưởng, từ đó nhằm thu hút khách hàng
chú ý đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Cách thức khuyến mại thông qua
việc dành cho khách hàng những giải thưởng được đưa ra dựa trên việc khách hàng
có tâm lý mong muốn có được giải thưởng. Doanh nghiệp dựa trên tâm lý ham muốn
giải thưởng của khách hàng khi tham gia mua hàng hay sử dụng dịch vụ mà đưa ra
những chương trình khuyến mại với giải thưởng rất lớn, rất hấp dẫn. Tuy nhiên, thực
tế khách hàng không có cơ hội nhận được những phần thưởng dùng để khuyến mại
(lối không phải là ở khách hàng) hoặc những phần thưởng đó không đúng như
chương trình khuyến mại đã đề ra. Như vậy, trong các chương trình khuyến mại này
đã có sự gian dối về giải thưởng. Các bạn cần xác định rằng lỗi của các DN khi thực
hiện hành vi này phải là lỗi cố ý.
Ví dụ: DN khuyến mại mua hàng hóa có giá trị đơn hàng trên 10 triệu đồng thì
khách hàng sẽ được tặng một điện thoại trị giá 2 triệu đồng nhưng sau đó đã không
thực hiện việc tặng điện thoại cho khách hàng khi đã đáp ứng được các điều kiện
doanh nghiệp đưa ra.
Có nhiều hành vi gian dối khác nhau về phần thưởng đã được các doanh nghiệp thực
hiện trong hoạt động khuyến mại. Trong vụ gian dối về giải thưởng của công ty điện
tử LG Việt Nam diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2006 thì việc gian dối
về giải thưởng thực hiện kín đáo, rất khó phát hiện. Giải thưởng được đưa ra bao
gồm chiếc xe Toyota trị giá gần 30.000 đô la (giải nhất), xe tải Huyndai 1,5 tấn (giải
nhì), xe máy Honda Dylan (giải ba). Chương trình bốc thăm giải thưởng đang được
diễn ra thì có một khách hàng tuyên bố lá phiếu 233 mà anh ta đang giữ cuống vé
không có trong thùng phiếu. Ban tổ chức để khách hàng đó kiểm tra thùng. Quả
nhiên trong thùng không có lá phiếu số 233. Và tất cả các tờ phiếu từ số 200 trở lên
do một số người khác nắm giữ đều không có trong thùng.
Khuyến mại gian dối về giải thưởng còn thể hiện thông qua trường hợp đưa ra giá trị
giải thưởng khuyến mại rất lớn nhưng thực hiện việc trao giải thưởng thì rất nhỏ.
Điển hình như chương trình khuyến mại của một công ty bia "bật nắp chai trúng
thưởng” diễn ra cách đây không lâu. Trong chương trình này, cơ cấu giải thưởng
gồm 200.000 giải thưởng, trong đó có 6 xe ôtô BMW, không ai có thể chắc chắn
rằng có đủ 200.000 giải thưởng với 6 nắp chai in hình xe BMW trong số sản phẩm
được bán trong đợt khuyến mại. Theo ông Đỗ Thắng Hải, Phó Cục trưởng Cục Xúc
tiến thương mại (Bộ Thương mại), trong tổng số 215 tỉ đồng giá trị hàng hóa, dịch
Nhóm 7 Trang4
Hành vi khuyến mại trong cạnh tranh
vụ dùng để khuyến mại mà các thương nhân đăng ký thì tổng số giá trị giải thưởng
đã trao rất thấp, chỉ đạt 6 tỷ đồng, tương đương 3% tổng số tiền đã đăng ký cho
chương trình khuyến mại. Như vậy, giá trị thật mà các doanh nghiệp trao cho khách
hàng nhỏ hơn rất nhiều những con số được nêu ra trong chương trình khuyến mại.
Khách hàng cũng không nhận được nhiều những phần thưởng có giá trị từ các
chương trình khuyến mại gian dối trên.
Khuyến mại gian dối về phần thưởng còn thể hiện thông qua việc cho khách hàng
được nhận phần thưởng nhưng phải kèm điều kiện mua kèm theo các hàng hóa khác
của doanh nghiệp. Trong bài báo "Đánh lừa người tiêu dùng bằng các chiêu khuyến
mại” đăng trên trang web báo Lao động ngày 23/12/2010 đã đưa ra một trường hợp
khuyến mại gian dối của siêu thị Vinaconex (Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội).
Một khách hàng mua sản phẩm tại siêu thị Vinaconex thì nhận được phiếu cào trong
chương trình khuyến mại "Mừng giáng sinh – Chào năm mới”. Sau khi cào, khách
hàng này trúng giải nhất với trị giá 500.000 đồng. Tuy nhiên, khi đến lĩnh thưởng thì
điều kiện lĩnh thưởng là: "Phiếu chỉ có giá trị lĩnh thưởng khi khách hàng mang theo
phiếu này và mua 01 chiếc áo Complet hoặc 01 bộ quần áo Complet tại cửa hàng”.
Khách hàng này vui mừng đi xem quần áo Comple để mua thì thất vọng khi nhận ra
rằng các sản phẩm này có giá từ 880.000 đồng đến 3.200.000 đồng/bộ nhưng chất
lượng tồi đến mức "có cho không cũng không nhận”.
Như vậy, trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên tổ
chức hoạt động khuyến mại. Hình thức khuyến mại thông qua việc trao tặng các giải
thưởng cho khách hàng là hình thức thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh
nghiệp. Vấn đề đặt ra là, các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chương trình
khuyến mại, có thể gian dối trong việc trao giải thưởng cho khách hàng. Một trong
các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khuyến mại gian dối xuất phát từ sự quản lý
chưa chặt chẽ của các cơ quan chức năng, hoặc do các doanh nghiệp thiếu đạo đức
trong kinh doanh, vì hám lợi trước mắt mà quên nguồn lợi lâu dài từ khách hàng.
b) Khuyến mại không trung thực gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa
dối khách hàng.
(Khoản 2, điều 46, Luật cạnh tranh 2004).
-Khuyến mại bị coi là không trung thực nếu doanh nghiệp thực hiện khuyến mại
không đảm bảo cho khách hàng các lợi ích như đã công bố.
-Khuyến mại bị coi là nhầm lẫn nếu các thông tin được công bố làm khách hàng
có mức độ hiểu biết trung bình nhầm tưởng lợi ích mà mình có thể đạt được lớn hơn
lợi ích mà doanh nghiệp thực hiện khuyến mại thực chất muốn dành cho khách hàng.
- Lừa dối khách hàng là hành vi cố ý đưa thông tin sai, không đúng sự thật nhằm
để khách hàng tin đó là sự mà mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ đó. Bản chất lừa
dối của hành vi khuyến mại là việc DN đã không trung thực về các lợi ích mà khách
Nhóm 7 Trang5
Hành vi khuyến mại trong cạnh tranh
hàng sẽ được hưởng hoặc dùng các lợi ích đó để tạo ra sự sai lệch về hàng hóa, dịch
vụ của khách hàng.
Xác định việc nhầm lẫn hàng hóa ở đây có thể là hàng hóa khuyến mại hoặc
hàng hóa được khuyến mại.
Ví dụ: Doanh nghiệp tặng hàng dùng thử cho khách hàng với chất lượng cao hơn
hẳn so với những sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp đó đang bán trên thị trường.
3. Hậu quả của hành vi
Tình trạng khuyến mại gian dối về giải thưởng, khuyến mại không trung thực, gây
nhầm lẫn đối với khách hàng về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng đang xảy ra
rất đa dạng và rất khó phát hiện. Các doanh nghiệp luôn nghĩ ra nhiều cách thức khác
nhau để khách hàng "mắc bẫy”, và đạt được mục đích bán hàng, giới thiệu sản phẩm
của doanh nghiệp. Trong quy định của Luật cạnh tranh thì cấm những hành vi này, vì
nó ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
Khi DN tiến hành các hoạt động khuyến mại không trung thực (chẳng hạn như về chất
lượng của sản phẩm) thì người chịu thiệt hại đầu tiên chính là người tiêu dùng, cứ
nghỉ rằng mình đã mua được một sản phẩm tốt với giá cả hợp lý nhưng thực chất thì
“tiền mất tật mang”.
Ví dụ: Cùng 2 doanh nghiệp cùng kinh doanh 1 sản phẩm đó là bột giặt, DN A có
nhiều chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh nhưng lại đánh
đúng vào tâm lý của khách hàng, nên KH chuyển qua sử dụng sản phẩm của DN A
nhiều hơn làm giảm đi mức tiêu thụ hàng hóa của đối thủ cạnh tranh với DN A. Điều
này là do việc xuất hiện tâm lý so sánh các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thực
hiện chương trình khuyến mại với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
Theo quy định Điều 34 Nghị định 71/2014/NĐ-CP nêu rõ, doanh nghiệp thực hiện
một trong các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị phạt tiền
(mức thấp nhất là 60 triệu, cao nhất là 100 triệu). Ngoài ra doanh nghiệp có hành vi
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số
hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
III. Thực trạng và giải pháp trong vấn đề khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh.
1.Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về khuyến mại nhằm cạnh trạnh
không lành mạnh.
- Thiếu những cơ chế pháp lý điều chỉnh các hành vi gian dối trong khuyến mại
từ phía các thương nhân.
Nhóm 7 Trang6
Hành vi khuyến mại trong cạnh tranh
Ví dụ: Các doanh nghiệp tham gia chương trình khuyến mãi tự động tăng giá bán
lên 10 – 15% trước thời điểm diễn ra tháng khuyến mại, để đến khi vào chương
trình khuyến mại thì lại "giảm giá”. Như vậy, doanh nghiệp vẫn đảm bảo được giá
bán sản phẩm của mình, người tiêu dùng thì lầm tưởng nhận được khuyến mại từ
người bán. Một điểm đáng lưu ý, các doanh nghiệp sử dụng thủ đoạn gian dối này
vừa "hợp pháp”, tức là không vi phạm các quy định về tổ chức khuyến mại, lại vừa
"qua mặt” được khách hàng.
- Pháp luật còn chưa tập trung.
Các điều khoản khoản quy định về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh vẫn chưa được xây dựng thành 1 văn bản pháp luật nào, mà được quy định
rải rác tại nhiều điều luật, trong các văn bản pháp luật khác nhau. Ví dụ: được quy
định tại khoản 7 Điều 39, Điều 46 Luật cạnh tranh 2004; Điều 34 Nghị định
71/2014/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Ví dụ: Nghị định 116/2005/NĐ-CP của chính phủ ngày 15/9/2005 về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh cũng không có quy định nào về hành
vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, chỉ có hướng dẫn kiếm soát
hành vi hạn chế cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh. Mặc khác hành vị khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một hành vị xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
trong quản lí hoạt động thương mại trong nước, tức là các vấn đề pháp lý phát sinh
từ hành vi này liên quan khá nhiều đến thực tiễn nhưng pháp luật VN lại không
thừa nhận các án lệ. Thẩm quyền thi hành pháp luật về cạnh tranh không lành
mạnh tại VN thuộc về cơ quan hành chính là Cục quản lí cạnh tranh thuộc Bộ công
thương, mà không phải là Tòa án, do đó hạn chế đáng kể khả năng các điều luật
được giải thích, cụ thể hóa
- Các quy định chưa thực đảm bảo lợi ích của khách hàng.
Thực tế khách hàng là người phải chịu nhiều thiệt thòi cho những gian lận trong
khuyến mại, do các sai sót kỹ thuật trong in tem, phiếu, vật phẩm có chứa đựng
thông tin về lợi ịch mà khách hàng được hưởng trong đợt khuyến mại.
Ví dụ: Vụ việc công ty điện LG Việt Nam khuyến mại gian dối tại TPHCM, số
phiếu rút thăm trúng thưởng của khách hàng không có trong thùng phiếu, các giải
thưởng đều được sắp xếp để dành cho các đại lý thân thiết của LG.
- Thứ 5, Pháp luật xử lý vẫn còn gặp phải khó khăn.
Ví dụ: Điều 34, nghị định 71/2014/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong
cạnh tranh, doanh nghiệp thực hiện 1 trong các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh
tranh không lành mạnh sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng. Ngoài
bị phạt tiền doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung và biện
Nhóm 7 Trang7
Hành vi khuyến mại trong cạnh tranh
pháp khắc phục hậu quả như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực
hiện khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, buộc cải chính công khai,…
quy định là vậy, song vướng mắc từ thực tế xét xử chính là ở căn cứ để xác định
thể nào là 1 hành vi khuyến mại nhằm cạnh trạnh không lành mạnh, từ việc thu
thập chứng cứ chứng minh, việc thẩm định,… nhất là thẩm quyền của tòa trong
thực thu pháp luật về cạnh tranh bị hạn chế hơn cơ quan hành chính có thẩm
quyền là Cục quản lí cạnh tranh.
2. Giải pháp
- Pháp luật cần có định nghĩa cụ thể về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh
- Hoàn thiện hệ hệ thống pháp luật về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh. Các nhà làm luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xem xét để xây
dựng một hề thống pháp luật thống nhất cạnh tranh tập trung hơn, tạo cơ sở pháp
lý căn bản chặt chẽ mà linh hoạt cho việc đưa pháp luật cạnh tranh đi vào thực tiễn
đời sống, giảm thiếu được nhiều vướng mắc, chồng chéo trong các quy định pháp
luật tại các lĩnh vực khác nhau cũng như trong khâu áp dụng pháp luật.
- Tăng cường kiểm soát các hoạt động khuyến mại, để hạn chế kịp thời và tối đa
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng như bảo vệ được quyền lợi của các
đối tượng liên quan bao gồm người tiêu dùng, các doanh nghiệp khác và cả nhà
nước.
- Có sự điều tiết, phân chia thẩm quyền hợp lí giữa Cục canh tranh và Tòa án trong
việc xử lí vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh nói riêng.
- Cần bổ sung qui định về trách nhiệm cá nhân của doanh nghiệp hoặc người đại
diện hợp pháp của doanh nghiệp cũng như trách nhiệm cá nhân của người được
giao tổ chức chương trình khuyến mại. Mặc dù chưa phải là giải pháp triệt để
nhưng khi cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những gian lận về
giải thưởng khuyến mại, nguyên tắc trung thục trong hoạt động khuyến mại sẽ
được đảm baot thực hiện tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật cạnh tranh 2004
2. Nghị định 71/2014 NĐ-CP
3. Giáo trình luật cạnh tranh trường đại học luật TP. HCM
4. Luật thương mại 2005.
Nhóm 7 Trang8
Hành vi khuyến mại trong cạnh tranh
Nhóm 7 Trang9