Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu nội dung của chế độ chi ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.61 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà
nước theo dự toán ngân sách đã được chủ thể quyền lực quyết định nhằm duy trì
sự hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà
nước. Trong đó, hoạt động chi đầu tư phát triển là một hoạt động chi ngân sách
nhà nước quan trọng. Và trong hoạt động này phần lớn là chi xây dựng cơ bản,
đầu tư xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ nghĩa.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp
lý theo định hướng của nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và
nâng cao năng suất lao động xã hội. Về vấn đề chi ngân sách Nhà nước về xây
dựng cơ bản trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn
còn tồn tại những bất cập. Việc “Tìm hiểu nội dung của chế độ chi ngân sách
nhà nước về xây dựng cơ bản, đánh giá thực tiễn áp dụng và đề xuất các giải
pháp hoàn thiện pháp luật về chi ngân sách cho lĩnh vực xây dựng cơ bản ở Việt
Nam” hơn lúc nào hết trở nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

1


I.

NỘI DUNG CHẾ ĐỘ CHI NGÂN SÁCH VỀ XÂY DỰNG CƠ
BẢN

1. Khái niệm và đặc điểm về chế độ chi ngân sách về xây dựng cơ bản
Một trong các chức năng quan trọng của nhà nước là chức năng tổ chức
kinh tế. Chức năng này trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay được thể hiện
bằng vai trò của nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngân sách
nhà nước với các vai trò của nó được coi là một công cụ quan trọng trong việc
thực hiện chức năng nói trên của nhà nước. Có thể nói nhiệm vụ chi của ngân


sách Nhà nước trong chi đầu tư phát triển kinh tế mà cụ thể là chi đầu tư xây
dựng cơ bản là khoản chi mang tính chất tích lũy phục vụ cho quá trình tái sản
xuất mở rộng gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi trường và
điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực
cần thiết, phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế. Chi đầu tư phát triển được cấp
phát chủ yếu từ ngân sách trung ương và một bộ phận đáng kể của ngân sách địa
phương.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản: là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã
được tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng tài sản cố định, từng bước tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật
cho nền kinh tế. Các khoản chi cho xây dựng cơ bản là chi cho việc xây dựng các
công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi,
năng lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các
công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng
nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản là một khoản chi lớn và chiếm tỷ trọng chủ
yếu trong tổng nguồn vốn chi đầu tư phát triển của NSNN. Chi NSNN về XDCB
có những đặc điểm của chi đầu tư phát triển rõ nét nhất như: là khoản chi lớn
không mang tính ổn định, mang tính tích lũy và gắn với chiến lược phát triển
kinh tế xã hội từng thời kì.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp
2


lý theo định hướng của nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và
nâng cao năng suất lao động xã hội.
2. Chế độ chi ngân sách về xây dựng cơ bản
Chế độ chi NSNN về xây dựng cơ bản có thể hiểu là tổng thể các quy định
của pháp luật về chi ngân sách trong xây dựng cơ bản. Theo khoản 2 Điều 2

Luật NSNN năm 2002: “chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ
máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo
quy định của pháp luật”.
Chi NSNN về xây dựng cơ bản thực chất là một khoản chi từ NSNN nhằm
đầu tư phát triển tài sản cố định như kết cấu hạ tầng kinh tế (điện, đường, thủy
lợi...), đầu tư tài sản cố định trong các doanh nghiệp nhà nước, các công trình
kiến trúc.... Chính vì tính chất quan trọng của chi ngân sách về xây dựng cơ bản,
luật ngân sách quy định cụ thể việc chi đầu tư phát triển có tính chất xây dựng cơ
bản ở trung ương cũng như ở địa phương.
Chi ngân sách đầu tư phát triển về xây dựng cơ bản ở trung ương có thể
hiểu theo quy định tại Điều 31 Luật NSNN 2002 và hướng dẫn tại Khoản 1 Điều
21 Nghị định 60/ 2003/NĐ- CP và Mục II Điều 1.2.1 thông tư 59/2003/ TTBTC, gồm: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh
nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định
của pháp luật; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp
luật.....1
Chi ngân sách về xây dựng cơ bản ở địa phương cũng được theo quy định
tại Điều 33 Luật NSNN 2002 và hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 60/
2003/NĐ- CP và Mục II Điều 1.4.1 thông tư 59/2003/ TT- BTC gồm: Đầu tư xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi
vốn do địa phương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ
1

Điều 31 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002

3



chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ
quan địa phương thực hiện; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định
của pháp luật...2
Căn cứ vào Nghị định 112/2009/ NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Điều 3 quy định cụ thể về nguyên
tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng nhằm tránh chi ngân sách về xây dựng cơ
bản không hợp lý. Vừa qua, thông tư 127/2009/TT- BTC ngày 19 tháng 6 năm
2009 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 đã nêu rõ thực
trạng thực hiện chi ngân sách nhà nước, trong đó có chi ngân sách về xây dựng
cơ bản. Điều này cho thấy sự quan tâm của nhà nước ta và sự kiểm soát chi ngân
sách về xây dựng cơ bản ngày càng chặt chẽ sao cho chi NSNN hợp lý hơn.
Điều kiện chi NSNN về xây dựng cơ bản cũng phải thỏa mãn các điều kiện
chi theo quy định chung về chi NSNN. Ngoài ra, chi NSNN về xây dựng cơ bản
còn phải tuân theo những điều kiện riêng sau đây:
- Dự án đầu tư phải được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà
Nước
- Dự án đầu tư phải được thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước
- Dự án đầu tư phải có đủ tài liệu cần thiết làm căn cứ cấp phát thnah toán
vốn đầu tư gửi tói kho bạc nhà nước.
Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản còn phải thông qua quy chế đấu thầu
hoặc thẩm định giá vì mục đích của xây dựng cơ bản là các khoản chi về xây
dựng kết cấu hạ tầng không có hoàn lại, vì vậy các chủ đầu tư phải thoản mãn
đầy đủ các điều kiện quy định của pháp luật đồng thời phải tổ chức đấu thầu theo
quy chế đấu thầu( trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác).3

2

Điều 33 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002


3

Khoản 4 Điều 51 NĐ 60/2003/NĐ-CP

4


Các khoản chi xây dựng cơ bản cần phải lập theo dự toán quý theo quy định
của pháp luật hiện hành. Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh
vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các
khoản có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo tiến độ thực
hiện từng quý đã ghi trong dự toán được giao.4
Tóm lại, chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN đó là những khoản chi lớn
của nhà nước đầu tư vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ
cấp phát không hoàn trả từ ngân sách Nhà nước. Chi đầu tư xây dựng cơ bản là
một khoản chi trong chi đầu tư phát triển và hiện nay chi đầu tư phát triển chiếm
khoảng 20% tổng chi NSNN. Vì vậy, việc quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của ngân sách NN phải bảo đảm : đúng đối tượng, đúng mục đích
và kế hoạch, theo mức độ khối lượng thực tế và hoàn thành kế hoạch và chỉ trong
phạm vi và giá trị dự tóan được duyệt…
II.

ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN ÁP DỤNG VỀ CHI NGÂN SÁCH CHO
LĨNH VỰC XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở VIỆT NAM.
Như đã nói ở trên, chi đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quan trọng trong

việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành
cơ cấu kinh tế hợp lý theo định hướng của nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản

xuất phát triển và nâng cao năng suất lao động xã hội. Đối với ngân sách nhà
nước thì việc chi cho xây dựng cơ bản là một trong những khoản chi không thể
thiếu góp phần định hướng đầu tư phát triển kinh tế xã hội quốc gia đồng thời
thực hiện chính sách tài khoá của chính phủ. Trong thực tế, tổng giá trị đầu tư
của ngành xây dựng chiếm khoảng 1,7 ngàn tỉ USD hàng năm trên toàn cầu.
Nhìn vào thực tiễn áp dụng việc chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực xây dựng
cơ bản ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy được những mặt tích cực và hạn chế sau
đây:
1. Tích cực
Điểm 2.2. phần 2, mục IV của Thông thư của Bộ tài chính số 59/2003//TT- BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn
thực hiện nghị định số 60/2003/ NĐ-CP ngày 6/6/2003
4

5


Có thể thấy rằng chế độ chi ngân sách trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được
xây dựng khá hoàn chỉnh. Hiện nay vấn đề chi đầu tư phát triển đã được quy
định cụ thể trong luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn. Đặc biệt về
chi ngân sách cho xây dựng cơ bản đã được chính phủ và bộ xây dựng hướng
dẫn cụ thể trong các nghị định, thông tư ( đã dẫn ở trên)
Trên thực tiễn, Quốc hội và Chính Phủ đã ban hành nhiều quyết định
thông tư để chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự
toán ngân sách nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành và địa
phương đã tích cực triển khai phân bổ, giao chỉ tiêu và tổ chức thực hiện kế
hoạch đầu tư và xây dựng cơ bản cũng như đã có nhiều tiến bộ. Theo số liệu
thống kê ta có đến hết ngày 31/12/2007 khối TW đã có 75% số đơn vị triển khai
đúng hạn, 25% số đơn vị còn lại thực hiện phân bổ trong tháng 1 và tháng 2 năm
2008. Khối địa phương đến hết tháng 2/2007 đã triển khai xong kế hoạch năm
2008. Nhìn chung việc đảm bảo thủ tục đầu tư xây dựng và quy định về phân bổ

kế hoạch đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm hơn đảm bảo tổng mức
vốn được giao, cơ cấu ngành, nhóm dự án.
Với việc thực hiện tốt Nghị quyết số 390/QĐ-Ttg ngày 17/04/2008 về việc
điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008 phục
vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát thì các bộ, ngành và địa phương đã nhanh chóng
sắp xếp bố trí lại kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Theo báo cáo của 63 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và 70 bộ, ngành ở Trung ương và đối tượng xây
dựng cơ bản của Ngân sách nhà nước năm 2008, 100% số đơn vị thực hiện sắp
xếp bố trí lại kế hoặc đầu tư xây dựng cơ bản, qua đó cắt giảm các dự án không
khả thi, đồng thời hạn chế tối đa các dự án treo. Chẳng hạn trong năm 2008, tổng
số dự án cắt giảm, ngừng triển khai, giãn tiến độ là 1.700 dự án với số vốn là
3.950,97 tỉ đồng, trong đó đối với các bộ, ngành trung ương, tổng và giãn tiến độ
là 126 dự án với số vốn trong nước là 405,450 tỉ đồng. Những con số trên đây đã
góp phần cho thấy việc chi ngân sách nhà nước vào khoản xây dựng cơ bản
không bị lãng phí nhưng vẫn đảm bảo được việc xây dựng cơ bản được thực hiện
6


có hiệu quả. Bằng các biện pháp như rà soát, thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại kế
hoạch đình hoãn, ngừng triển khai hoặc giãn tiến độ, đẩy nhanh các dự án đầu tư
có tính khả thi cao vào vận hành sử dụng trong những năm tới, thì việc đầu tư
ngân sách nhà nước vào lĩnh vực xây dựng cơ bản sẽ có trọng điểm hơn.
Tính đến năm 2009, căn cứ Thông tư số 127/2009/TT-BTC ngày
19/06/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà
nước năm 2010, Chính phủ và Bộ tài chính đã đánh giá tình hình nhiệm vụ chi
đầu tư phát triển về xây dựng cơ bản. Đánh giá công tác bố trí và tổ chức thực
hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 đã đạt được những thành tựu đáng
khích lệ.5
2. Những bất cập
Chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đã đạt được những

thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, áp
dụng, vẫn bộc lộ một số thiếu sót, hạn chế, đã làm giảm phần nào tính hiệu quả,
minh bạch trong việc chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực này.
Trước hết là, thực trạng các văn bản pháp luật về xây dựng cơ bản còn
chưa cụ thể. Nhiều văn bản đã sửa đổi bổ sung và thay thế nhưng cách quản lý
chi ngân sách cho xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều thất thoát, nhiều công trình
xây dựng chưa thu được hiệu quả lâu dài, phát triển cơ sở hạ tầng cũng như kinh
tế đất nước. Cụ thể như: Căn cứ theo Nghị định 52/1999/ NĐ-CP ngày
08/07/1999 của Chính phủ, tại Điều 3 đã liệt kê cụ thể các đối tượng ( công
trình) thuộc phạm vi điều chỉnh của việc chi ngân sách xây dựng cơ bản để có
thể chi ngân sách cho các công trình này. Việc liệt kê này mang tính chất xác
định đâu là đối tượng để có thể chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực xây dựng
cơ bản. Đây là ưu điểm nhưng cũng là hạn chế về cách hiểu đối với xây dựng cơ
bản. Do vậy, Nghị định này đã được sửa đổi bổ sung rất nhiều lần bằng các nghị
định như: Nghị định12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000, Nghị định
07/2003/NĐ- CP ngày 30 tháng 01 năm 2003. Việc này gây khó khăn không nhỏ
Xem thêm Thông tư số 127/2009/TT-BTC ngày 19/06/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự
toán ngân sách nhà nước năm 2010
5

7


cho việc áp dụng chi ngân sách nhà nước cho các công trình thuộc đối tượng chi
cho xây dựng cơ bản.
Thứ hai, trong những năm gần đây tình hình tham nhũng trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản diễn biến hết sức phức tạp, gây tổn thất lớn về kinh tế, làm giảm
lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, ảnh hưởng không tốt đến uy tín
của nước ta trên trường quốc tế. Nạn tham nhũng trong quá trình thực hiện các
công trình xây dựng cơ bản diễn ra với nhiều hình thức như hối lộ, gian lận,

thông đồng, chiếm dụng vốn… và ở bất kỳ giai đoạn nào của một dự án từ việc
xác định đầu tư, lập kế hoạch, tài chính, thiết kế, đấu thầu, thực hiện dự án và
bảo hành, bảo trì dự án. Mặt khác, vấn đề lợi ích của các bên tham gia trong một
vòng quay dự án vốn đã phức tạp khiến các cá nhân có liên quan không muốn lợi
ích của mình bị ảnh hưởng càng làm cho việc phát hiện những hành vi tham
nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản càng khó thực hiện. Tại kỳ họp thứ
12 của UBTVQH ngày 22/9/2008, nhận định về tình hình thực hiện chính sách
về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương
giai đoạn 2005 – 2007, đoàn giám sát của UBTVQH đã nhận định: “Tình trạng
vi phạm pháp luật trong xây dựng cơ bản diễn biến hết sức phức tạp, mức độ
thiệt hại, thất thoát khá nghiêm trọng. Tội phạm xảy ra ở các ngàng, địa phương
ở các loại công trình, dự án, kể cả công trình phục vụ xoá đói giảm nghèo. Hầu
hết các công trình mà cơ quan công an tiến hành điều tra đều phát hiện thất
thoát, tham nhũng lãng phí ở các khâu, các giai đoạn của dự án…”. Bởi vậy, đòi
hỏi các cơ quan có trách nhiệm thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu, đặc biệt là
bổ sung cập nhật những thủ đoạn mới, tinh vi để phục vụ đắc lực cho công tác
đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.
Thứ ba, thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản còn phức tạp, thời gian từ khâu
chuẩn bị đến triển khai dự án đầu tư xây dựng quá dài, qua nhiều bước. Một số
địa phương còn tự đặt ra các thủ tục trái với quy định của Chính phủ theo kiểu
“giấy phép con”. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, chỉ qua rà soát 3 loại dự án

8


(khu đô thị mới, khu nhà ở và hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp) đã thấy một số
địa phương tự đặt ra khoảng 8 loại thủ tục khác nhau cần bãi bỏ.6
Bên cạnh đó, hiện nay, tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư xây dựng
đang là một trong những nguyên nhân làm suy yếu các nguồn lực để phát triển
đất nước. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu rõ:

“Đầu tư ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước còn dàn trải,
thất thoát kém hiệu quả”. Trong các cuộc họp của Quốc hội những năm gần đây,
nhiều đại biểu cũng đã nêu ra con số thất thoát trong xây dựng là 20% đến 30%
trong tổng số vốn đầu tư, song để xác định một tỷ lệ chính xác thì là một vấn đề
khó khắn vì thiếu cơ sở khoa học và chứng lý cụ thể. Những biểu hiện thất thoát
lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản thường gặp là: thất thoát do công trình
đựơc xây dựng không phù hợp về địa điểm và thời điểm; thất thoát do quy mô
công trình không phù hợp với yêu cầu sử dụng; thất thoát lãng phí do công trình
không đảm bảo chất lượng; thất thoát lãng phí do công trình xây dựng không phù
hợp với nội dung và hình thức; thất thoát do công trình xây dựng không đảm bảo
cảnh quan, môi trường; thất thoát do công trình được đầu tư xây dựng thiếu đồng
bộ…Tính đến năm 2009, Căn cứ theo thông tư 127/2009, chính phủ và bộ tài
chính đã đánh giá tình hình nhiệm vụ chi đầu tư phát triển về xây dựng cơ bản
còn phải tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả xử lý nợ đọng khối lượng đầu tư
xây dựng cơ bản; đề xuất, kiến nghị các giải pháp để xử lý dứt điểm các khoản
nợ đọng; đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 và các năm trước;
phân tích các tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Cuối cùng, về kiểm soát chi cũng bộc lộ rõ nhiều nhược điểm, thể hiện ở
những khía cạnh sau: Mặc dù các văn bản pháp luật hiện hành quy định về quản
lý đầu tư và xây dựng đã tập trung vào việc phân cấp và giao quyền cụ thể cho
các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, đến các chủ đầu tư
nhưng các văn bản pháp luật này vẫn chưa quy định các chế tài cụ thể để áp dụng
đối với các chủ thể không thực hiện đúng trách nhiệm của mình.

6

/>
9



III.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
CHI NGÂN SÁCH CHO LĨNH VỰC XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở
VIỆT NAM.

1. Về mặt lý luận:
Nhanh chóng thực hiện việc sửa đổi, hoàn thiện Luật NSNN trong đó chú
trọng phân cấp mạnh và có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với các cấp ngân
sách địa phương trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tránh tình trạng “địa phương
quyết định dự án đầu tư, Trung ương lo vốn”.
Tiến hành ban hành các văn bản hướng dẫn quy định cụ thể tạo điều kiện
cho người dân có khả năng kiểm tra, giám sát các khoản chi ngân sách, đảm bảo
tính công khai, minh bạch trong việc các ngành, các đơn vị sử dụng ngân sách
nhà nước. hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chi ngân sách, cần đảm bảo tính đơn
giản, dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả. Tiêu chuẩn hóa quy trình
quản lý, kiểm soát, chi ngân sách nhà nước theo hướng phù hợp với thông lệ
quốc tế, tạo điều kiện cho sự hội nhập và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hoàn
thiện các quy định luật ngân sách và các luật lệ có liên quan.
Tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về đầu
tư và xây dựng để tạo thành hệ thống đồng bộ, có tính pháp lý cao nhằm thống
nhất thực hiện. tiếp tục nghiên cứu đổi mới phương thức, cơ chế thanh toán,
quyết toán đối với các dự án đầu tư bằng vốn NSNN, cần phải nghiên cứu trình
các cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế tài nhằm khắc phục việc phân bổ
vốn đầu tư chậm, không đúng quy định, quy định trách nhiệm của chủ đầu tư và
nhà thầu khi thực hiện khối lượng và giải ngân chậm, quy định nhằm hạn chế nợ
tạm ứng, nợ quyết toán xây dựng cơ bản, quy định việc ứng trước vốn cho năm
sau theo đúng luật NSNN.
Việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải trên cơ sở chiến lược quy
hoạch, phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch 5 năm theo ngành, vùng, lãnh thổ, địa

phương. Công tác chuẩn bị đầu tư phải đi trước một bước để có cơ sở bố trí kế
hoạch đầu tư hàng năm, trong đó vốn chuẩn bị đầu tư phải được bố trí thỏa đáng.
10


Nghiên cứu và thực hiện bố trí vốn theo dự án để đảm bảo tập trung và chủ động
điều hành cân đối NSNN.
Có giải pháp nâng cao năng lực của các tổ chức, cá nhân làm công tác tư
vấn đầu tư và xây dựng. đồng thời cần có sự nghiên cứu và ban hành những chế
tài cụ thể để xử lý các vi phạm, tăng cường trách nhiệm của tổ chức cá nhân làm
công tác tư vấn khi ảnh hưởng đến các thủ tục xây dựng cơ bản, thực hiện khối
lượng và giải ngân vốn xây dựng cơ bản gây thất thoát, lãng phí cho các dự án.
Giảm bớt các đầu mối các cơ quan trung gian tham gia vào quá trình quản lý
ngân sách, để bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn. Ban hành các văn bản quy định cụ
thể, rõ ràng từng chức năng, nhiệm vụ, vị trí vai trò của từng cá nhân tổ chức
tham gia vào quản lý chi ngân sách, tránh sự chống chéo, ôm đồm.
2. Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, từ nguồn ngân sách nhà nước cũng phải xác định rõ các trọng
điểm, thứ tự ưu tiên. Tập trung vốn cho các công trình sắp hoàn thành đưa vào sử
dụng và hạn chế tối đa việc khởi công xây dựng mới. Siết chặt kỷ luật đầu tư và
kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm. Khẩn trương thu hồi số tạm ứng của
ngân sách Trung ương cho các công trình dự án đúng hạn theo quy định của
pháp luật. Rà soát và kiên quyết xử lý tình trạng nợ đọng vốn NSNN ở các Bộ,
ngành, địa phương; quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn cho các nhà thầu; chấm
dứt tình trạng ứng vốn khi chưa có khối lượng dẫn đến tình trạng sử dụng vốn
không đúng mục đích hoặc phát sinh các tiêu cực, gây lãng phí nguồn vốn.
Thứ hai, các bộ, ngành địa phương chỉ đạo tăng cường kiểm tra, có biện
pháp cụ thể để giải quyết các khó khăn vướng mắc ở từng dự án. Đẩy mạnh tiến
độ thi công và giải ngân, rà soát điều chỉnh vốn của các dự án không có khả năng
thực hiện sang các dự án khác có khả năng thực hiện nhưng thiếu vốn. các cơ

quan tài chính cần khẩn trương thực hiện ngay các cơ chế chính sách thanh toán
mới ban hành để tạo điều kiện giải ngân tốt nhất, kịp thời nhất khi chủ đầu tư có
khối lượng thanh toán.
Trong đó tập trung hoàn thiện các khâu ban đầu (thiết kế, dự toán, chọn
thầu, kí kết hợp đồng…)và giải quyết vướng mắc trong khâu giải phóng mặt
11


bằng, chỉ đạo việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên
liệu, nhiên liệu và vật liệu, tăng cường kiểm tra, giải quyết kịp thời các khó khăn,
vướng mắc ở từng dự án hoặc báo cáo thủ tướng chính phủ xử lý những vấn đề
vượt thẩm quyền. chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương nghiệm thu khối lượng,
hoàn thành đủ điều kiện thanh toán và làm thủ tục gửi đến kho bạc nhà nước để
giải ngân vốn đầu tư, kịp thời báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền
những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thứ ba, các bộ, ngành và địa phương thực hiện việc phân bổ vốn xây dựng
cơ bản tập trung năm 2009 ngay sau khi được chính phủ giao theo các quy định
đảm bảo chất lượng thiết thực hiệu quả nhằm tránh việc điều chỉnh phân bổ lại
đăng ký lại làm ảnh hưởng đến việc điều chỉnh và giải ngân trong năm. Thực
hiện đúng các quy định của nhà nước trong việc phân bổ, triển khai kế hoạch
hàng năm, bố trí vốn tập trung các dự án quan trọng, đem lại hiệu quả kinh tế
cao, ưu tiên vốn đối ứng các dự án ODA, vốn dự án nhóm A, vốn trả nợ, khối
lượng hoàn thành năm trước còn nợ, hoàn ứng vốn ngân sách đã ứng trước kế
hoạch, các dự án chuyển tiếp rồi mới khởi công các dự án mới. đồng thời đẩy
mạnh phân cấp để các chủ đầu tư chủ động điều hành kế hoạch và phải chịu
trách nhiệm về quyết định của mình.
Thứ tư, tiếp tục thực hiện cắt giảm, đình hoãn các công trình không cần
thiết, kém hiệu quả để tập trung vốn cho các công trình hiệu quả, hoàn thành vào
năm 2009, 2010,2011..
Thứ năm, các bộ, ngành địa phương tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về

công tác quy hoạch chủ trương đầu tư và quản lý đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả
trong các năm sau. Tiến hành rà soát toàn bộ các dự án đã và đang thực hiện
trong giai đoạn 2006-2010 nhằm thúc đẩy hoàn thành kế hoạch 5 năm, tạo đà
xây dựng 5 năm tiếp theo.
Thứ sáu, cán bộ, ngành địa phương tập trung giải quyết nợ tồn đọng trong
đầu tư xây dựng cơ bản, ưu tiên dành một phần ngân sách và các nguồn thu hợp
pháp để trả nợ, để không phát sinh nợ mới, các ngành các cấp không được ra
12


quyết định đầu tư những dự án khi không có nguồn vốn đảm bảo hoặc không xác
định được nguồn vốn để thực hiện.
Thứ bảy, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong đầu tư xây dựng theo hướng
giảm dần tỉ trọng vốn NSNN trong tổng vốn đầu tư nhưng đảm bảo vốn đầu tư
toàn xã hội vẫn tăng. Bổ sung sửa đổi cơ chế chính sách khuyến khích thu hút
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
IV.

KẾT LUẬN

Tóm lại, chi đầu tư XDCB của NSNN đó là những khoản chi lớn của nhà
nước đầu tư vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp
phát không hoàn trả từ ngân sách Nhà nước. Chi đầu tư XDCB là một khoản chi
trong chi đầu tư phát triển và hiện nay chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 20%
tổng chi NSNN6(- 7% GDP). Chính vì tầm quan trọng đó mà nhà nước luôn
khuyến khích, hỗ trợ, có các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hỗ trợ
cho hoạt động này. Hiện nay, trên thực tế các cấp, các ngành cần phải tạo ra các
cơ chế để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn xã hội để thực
hiện tốt hoạt động chi xây dựng cơ bản nói riêng, chi đầu tư phát triển nói chung,

phục vụ cho mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Luật NSNN năm 2002.
3. Lê Nam Thành , Tìm hiểu pháp luật chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư
xây dựng cơ bản - Những đề xuất và các biện pháp bảo đảm thực hiện
pháp luật chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản : Khoá
luận tốt nghiệp năm 1997
4. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Ngân sách nhà nước
5. Nghị định 112/2009/ NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình
6. Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP
hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước

14



×