Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh năm 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.82 KB, 13 trang )

Đề bài số 21: Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh năm
2004.
LỜI MỞ ĐẦU
Để triển khai thực thi Luật Cạnh tranh, đầu năm 2006, Chính phủ đã quyết
định thành lập Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh. Theo đó, Hội đồng
cạnh tranh là cơ quan xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận ấn định
giá và phân chia thị trường; áp đặt giá mua, bán hàng hóa... Còn Cục Quản lý cạnh
tranh là nơi thụ lý hồ sơ và điều tra các vụ việc cạnh tranh; xử lý các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh. Theo quy định tại Điều 74 Luật Cạnh tranh năm 2004 thì cơ
quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng
cạnh tranh. Vậy để hiểu rõ hơn về cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh thì bài viết
sau em xin đi sâu vào tìm hiểu về: “Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh theo
Luật Cạnh tranh năm 2004”.
NỘI DUNG
1. Khái niệm và đặc điểm của tố tụng cạnh tranh
1.1. Khái niệm tố tụng cạnh tranh
Tố tụng cạnh tranh là một bộ phận của các hoạt động hành chính – kinh tế liên
quan đến cạnh tranh và thực thi Luật Cạnh tranh. Khoản 9 Điều 3 Luật Cạnh tranh
của Việt Nam năm 2004 đưa ra khái niệm về tố tụng cạnh tranh như sau: “Tố tụng
cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải
quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật này”. Như vậy, theo luật pháp
Việt Nam, tố tụng cạnh tranh đồng nghĩa với trình tự, thủ tục xem xét, giải quyết, xử
lý một vụ việc cạnh tranh…Tại khoản 8 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định: “Vụ việc
cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật này bị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”.
Điều 74 Luật cạnh tranh cũng quy định rõ cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ
việc cạnh tranh: “Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm Cơ quan quản lý
cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh”. Điều 75 quy định về người tiến hành tố tụng
cạnh tranh: “Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm thành viên Hội đồng cạnh
tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên tòa điều
trần”.


1.2. Đặc điểm của tố tụng cạnh tranh
1


Thứ nhất, tố tụng cạnh tranh được áp dụng để giải quyết vụ việc cạnh tranh.
Tố tụng cạnh tranh sẽ được áp dụng đối với những vụ việc đáp ứng hai điều
kiện cần và đủ sau: Một là, vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh
tranh. Hai là, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của
pháp luật.
Như vậy, vụ việc tuy có dấu hiêu vi phạm pháp luật cạnh tranh nhưng không
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật
cũng không thuộc vụ việc cạnh tranh. Một vụ việc khi hội đủ hai điều kiện nêu trên
mới được coi là vụ việc cạnh tranh và mới được giải quyết theo tố tụng cạnh tranh.
Thứ hai, tố tụng cạnh tranh áp dụng cho cả hai loại hành vi vi phạm pháp luật
cạnh tranh có bản chất không giống nhau, đó là hành vi hạn chế cạnh tranh và hành
vi cạnh tranh không lành mạnh.
Do bản chất của hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành
mạnh khác nhau nên trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hai
hành vi này không hoàn toàn giống nhau.
Thứ ba, tố tụng cạnh tranh được tiến hành bởi các cơ quan hành pháp.
Tố tụng cạnh tranh được tiến hành bởi các cơ quan hành pháp, thông qua hoạt
động của thành viên hội đồng cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh,
điều tra viên và thư ký phiên điều trần, đó là những người có trình độ chuyên môn
cao về các lĩnh vực tài chính, kinh tế, pháp lý.
Thứ tư, tố tụng cạnh tranh được áp dụng không nhất thiết phải dựa vào đơn
khiếu nại của bên có liên quan mà có thể được thực hiện bởi quyết định có tính chất
hành chính của cơ quan quản lý cạnh tranh.
2. Các quy định về cơ quan tiến hành tố tụng
Khi thảo luận và thông qua Luật Cạnh tranh 2005, các nhà làm luật đã lựa
chọn phương án trao thẩm quyền thực thi Luật Cạnh tranh cho hai cơ quan song

hành, đó là Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh. Phương án này với
hy vọng sẽ tách bạch được hoạt động quản lý hành chính và hoạt động tài phán trong
quản lý nhà nước về cạnh tranh.

2.1. Cơ quan quản lý cạnh tranh

2


Ở Việt Nam, cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh được thiết chế bao gồm hai
cơ quan độc lập đó là: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Cơ quan
quản lý cạnh tranh được thiết kế với tên gọi Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan trực
thuộc Bộ thương mại nay là Bộ công thương.
Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản
lý cạnh tranh. Hiện nay, trong khi Chính phủ chuẩn bị ban hành các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật cạnh tranh thì theo các quy định hiện hành của Bộ Công thương,
cơ quan quản lý cạnh tranh – Cục quản lý cạnh tranh là một đơn vị thuộc Bộ Công
thương trong việc quản lý hoạt động cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống
bán phá giá, chống trợ cấp.
Theo khoản 2 Điều 49 Luật Cạnh tranh thì cơ quan quản lý cạnh tranh có
nhiệm vụ quyền hạn sau:
- Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh,
bao gồm kiểm soát quá trình sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh
nghiệp;
- Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh và tập trung kinh tế, theo đó cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm
xác định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế thuộc các trường hợp cho
phép hay không cho phép, trên cơ sở đó đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại
(nay là Bộ Công thương) quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và

hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng của cơ
quan quản lý cạnh tranh. Đối với vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh,
cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền điều tra và đưa ra các kết luận, còn thẩm
quyền xử lý thuộc Hội đồng cạnh tranh;
- Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp
luật. Loại hành vi vi phạm cũng như thẩm quyền, thủ tục xử phạt được Chính phủ
quy định chi tiết trong Nghị định liên quan.
Khoản 1 Điều 50 Luật cạnh tranh 2004 quy định: Thủ trưởng cơ quan quản lý
cạnh tranh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Công thương.
Khoản 2 Điều 50 Luật cạnh tranh quy định: Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh
tranh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện nhiệm
3


vụ , quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật cạnh tranh. Thủ trưởng cơ
quan quản lý cạnh tranh có hai nhóm nhiệm vụ, quyền hạn: Nhóm nhiệm vụ, quyền
hạn với tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý cạnh tranh và nhóm nhiệm vụ,
quyền hạn của chủ thể trực tiếp tiến hành tố tụng cạnh tranh.
Với tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý cạnh tranh, Thủ trưởng cơ
quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cơ quan quản lý cạnh tranh
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này, bao gồm: kiểm soát quá trình tập
trung kinh tế; thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ
Công thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; điều
tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh
tranh không lành mạnh; xử lý, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Khi thực hiện chức năng tiến hành tố tụng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan
quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 76 Luật cạnh
tranh. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có vai trò rất quan trọng đối với việc
chỉ đạo, điều hành cơ quan quản lý cạnh tranh cũng như trong việc thực hiện nhiệm

vụ tố tụng cạnh tranh, đặc biệt là việc điều tra, xử lý, xử phạt các hành vi vi phạm
pháp luật cạnh tranh.
Điều 51 Luật cạnh tranh quy định về Điều tra viên vụ việc cạnh tranh:
1. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh (sau đây gọi là điều tra viên) do Bộ trưởng
Bộ Thương mại bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.
2. Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh cụ thể theo
quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.
Điều tra viên là một chức danh tố tụng cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Thương
mại bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện
nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh. Điều Luật không quy định việc miễn nhiệm
điều tra viên có thể hiểu Bộ trưởng Bộ Công thương có quyền miễn nhiệm điều tra
viên. Là một chức danh tố tụng cạnh tranh, điều tra viên có nhiệm vụ điều tra vụ việc
cạnh tranh theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh và chịu trách
nhiệm trước pháp luật, trước Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh về những quyết
định của mình. Khi tiến hành tố tụng vụ việc cạnh tranh cụ thể, điều tra viên có
quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 77, Điều 78 Luật Cạnh tranh.
Điều 52 Luật Cạnh tranh quy định tiêu chuẩn điều tra viên: Người có đủ tiêu
chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên:
4


1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan;
2. Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính;
3. Có thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh
vực quy định tại khoản 2 Điều này;
4. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.
Điều luật này quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên, đây được coi là cơ
sở pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm chức danh điều
tra viên một cách khoa học, khách quan, đúng pháp luật, nhằm đáp ứng công tác điều
tra vụ việc cạnh tranh.

Một người có thể được xem xét bổ nhiệm làm điều tra viên khi đáp ứng đủ các
tiêu chuẩn: Một là, điều tra viên phải có phẩm chất đạo đức tốt , trung thực, khách
quan nhằm đảm bảo việc điều tra vụ việc cạnh tranh một cách vô tư, công bằng, trên
cơ sở pháp luật. Hai là, có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính. Quy
định này xuất phát từ nội dung điều tra vụ việc cạnh tranh thường liên quan nhiều
đến các lĩnh vực luật pháp, kinh tế, tài chính. Do đó, điều tra viên cần có kiến thức,
sự hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực này nhằm bảo đảm tính chính xác khi đưa ra
những nhận định cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh. Ba là, điều tra viên phải có
thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh vực pháp luật,
kinh tế, tài chính. Điều kiện này nhằm bảo đảm tính thực tiễn, kinh nghiệm của điều
tra viên trong quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh. Bốn là, điều tra viên phải
được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra nghĩa là phải qua
chương trình đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ điều tra và được cấp chứng chỉ.
Điều 1 Nghị định 06/2006/NĐ–CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh như
sau:
“1. Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại có chức năng
giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán
phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội
ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến
bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ.
Cục Quản lý cạnh tranh có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Vietnam
Competition Administration Department, viết tắt là VCAD.
5


2. Cục Quản lý cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy,
được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch
theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh do

ngân sách nhà nước cấp”.
Như vậy, VCAD là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công thương trong
nhiều lĩnh vực liên quan đến thương mại và quản lý nhà nước về cạnh tranh, chỉ là
một trong những lĩnh vực được giao.
Về nhiệm vụ, quyền hạn, Điều 2 – Nghị định số 06/NĐ–CP/2006 giao cho
VCAD thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về cạnh
tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng
hóa nhập khẩu vào Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể gồm mười bốn đầu mối công việc thường xuyên và các công việc
khác do Bộ trưởng Bộ Công thương giao. Trong lĩnh vực cạnh tranh, VCAD có
những quyền và nghĩa vụ sau:
- Thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh
tranh để Hội đồng cạnh tranh xử lý theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức điều tra, xử lý đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi
cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh theo quy
định của pháp luật;
- Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo các quy định của pháp luật để
trình Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ trướng Chính phủ quyết
định;
- Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế;
- Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, về quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội, về
các trường hợp miễn trừ.
Để thực thi các nhiệm vụ nói trên, VCAD có cơ cấu tổ chức và bộ máy giúp
việc được quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị định số 06/ 2006/ NĐ – CP gồm:
Về lãnh đạo Cục, VCAD có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng. Cục
trưởng VCAD do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Công thương. Cục trưởng VCAD chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ
Công thương về toàn bộ hoạt động của VCAD.


6


Các Phó Cục trưởng, lãnh đạo Văn phòng đại diện của Cục do Bộ trưởng Bộ
Công thương bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý cạnh
tranh và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.
Về Cơ cấu tổ chức: Bộ máy giúp việc Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh:
Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh, Ban
Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Ban Bảo vệ người tiêu
dùng, Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Ban Hợp tác quốc tế,
Văn phòng.
Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh: Trung tâm thông
tin, Trung tâm đào tạo điều tra viên.
Các đơn vị khác trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh, bao gồm: Văn phòng đại diện
của Cục Quản lý cạnh tranh tại Đà Nẵng, Văn phòng đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh
tại thành phố Hồ Chí Minh.
Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cụ
thể của các đơn vị thuộc Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Thương mại.
Các Văn phòng đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh có con dấu riêng và được
mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, qua các quy định trên cho thấy tính chuyên trách và mức độ chuyên
nghiệp của VCAD là rất cao. VCAD là một đơn vị trực thuộc Bộ Công thương, Cục
trưởng VCAD có toàn quyền trong việc chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng Bộ Công thương trong mọi hoạt động của các thành viên trong bộ máy
VCAD để thực thi nhiệm vụ, từ cơ sở vật chất, tài chính, quản lý cán bộ, công chức,
bộ máy giúp việc…Ngoài ra, các thành viên VCAD đều là những cán bộ, công chức
làm việc chuyên trách.
2.2. Hội đồng cạnh tranh.
Hội đồng cạnh tranh có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Vietnam

Competition Council, viết tắt là VCC. Hội đồng cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có
con dấu hình Quốc huy và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định
của pháp luật. Kinh phí hoạt động của Hội đồng cạnh tranh do ngân sách nhà nước
đảm bảo và được bố trí theo dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công thương.

7


Điều 53 Luật Cạnh tranh quy định: “Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính
phủ thành lập”. Hội đồng cạnh tranh có từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính
phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Thủ tướng
Chính phủ cũng bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng cạnh tranh trong số thành
viên của Hội đồng cạnh tranh trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương.
Nhiệm kỳ của các thành viên là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Như vậy, khác với cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh của Việt
Nam với tư cách là cơ quan độc lập với cơ quan quản lý cạnh tranh, thuộc hệ thống
cơ quan hành pháp, trực thuộc Chính phủ và là cơ quan có vị trí tương đối độc lập
trong mối quan hệ với Bộ Công thương nhằm mục đích tạo ra sự độc lập trong việc
xem xét, giải quyết các vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh – vốn được
coi là loại việc phức tạp trong lĩnh vực này.
Nhiệm vụ chủ yếu của Hội đồng cạnh tranh là tổ chức xử lý các vụ việc cạnh
tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và giải quyết khiếu nại theo quy định
của Luật. Mặc dù có sự phân biệt trách nhiệm giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và
Hội đồng cạnh tranh, song hai cơ quan này có mối quan hệ hữu cơ. Việc điều tra của
cơ quan quản lý cạnh tranh về các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế
cạnh tranh là cơ sở pháp lý quan trọng để Hội đồng cạnh tranh có thể xử lý theo Luật
định.
Điều 54 Luật Cạnh tranh 2004 quy định về Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh: Hội
đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh
được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trong số thành viên của Hội đồng

cạnh tranh trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Tương tự như Thủ
trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có hai nhóm nhiệm
vụ, quyền hạn: Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là người đứng đầu Hội đồng
cạnh tranh và nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể trực tiếp tiến hành tố tụng cạnh
tranh.
Với tư cách là người đứng đầu Hội đồng cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh
tranh chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của Hội đồng cạnh tranh nhằm xử lý các vụ
việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và giải quyết khiếu nại theo
quy định của pháp luật.

8


Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có trách nhiệm thành lập Hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh đối với từng vụ việc cụ thể gồm năm thành viên. Chủ tọa phiên điều trần
để giải quyết vụ việc cạnh tranh cũng do Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định.
Khi thực hiện chức năng tiến hành tố tụng cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh
tranh có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 79 Luật Cạnh tranh.
Điều 55 Luật Cạnh tranh quy định về tiêu chuẩn thành viên Hội đồng cạnh tranh:
Hoạt động của thành viên hội đồng cạnh tranh mang tính tài phán, liên quan đến lĩnh
vực còn mới mẻ và phức tạp, bởi vậy pháp luật luôn đặt ra tiêu chuẩn của thành viên
hội đồng cạnh tranh cao hơn đối với tiêu chuẩn của điều tra viên về thời gian công
tác thực tế trong lĩnh vực luật hoặc kinh tế, tài chính. Người có đủ tiêu chuẩn sau đây
có thể được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng cạnh tranh: Một là, có phẩm chất đạo
đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm
bảo đảm việc xử lý các vụ việc cạnh tranh theo Luật định và giải quyết các khiếu nại
được vô tư, công bằng, trên cơ sở pháp luật. Hai là, có trình độ cử nhâ luật hoặc cử
nhân kinh tế, tài chính, thành viên Hội đồng cạnh tranh cần có kiến thức, hiểu biết
sâu sắc về các lĩnh vực này nhằm bảo đảm tính chính xác khi thực hiện nhiệm vụ của
mình. Ba là, có thời gian công tác thực tế ít nhất là chín năm thuộc một trong các

lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính nhằm bảo đảm kinh nghiệm làm việc thực tế để có thể
xử lý tốt các công việc theo quy định của pháp luật. Thời gian kinh nghiệm công tác
của các thành viên Hội đồng cạnh tranh dài hơn so với thời gian kinh nghiệm của
điều tra viên cơ quan quản lý cạnh tranh xuất phát từ tính chất phức tạp trong việc xử
lý, xử phạt các hành vi hạn chế cạnh tranh và giải quyết khiếu nại theo quy định của
Luật Cạnh tranh. Bốn là, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, điều kiện này
nhằm tạo sự linh hoạt cho cơ quan có thẩm quyền trong việc quyết định bổ nhiệm
thành viên Hội đồng cạnh tranh. Một cá nhân đáp ứng ba điều kiện nêu trên, song cơ
quan có thẩm quyền có thể xem xét, cân nhắc khả năng đáp ứng công việc được giao
để quyết định bổ nhiệm.
Nghị định số 05/ 2006 NĐ – CP ngày 09/01/ 2006 quy định về việc thành lập
và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hội đồng cạnh
tranh cũng đã quy định: “Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà
nước độc lập”.
Chức năng của hội đồng cạnh tranh là cơ quan có chức năng xem xét, xử lý
đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh. Quyết định của hội đồng cạnh tranh được
9


thực hiện ở giai đoạn cuối của vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.
Hoạt động của hội đồng cạnh tranh được thực hiện trên cơ sở kết quả điều tra của các
“điều tra viên” về những hành vi hạn chế cạnh tranh. Tuy được xếp vào hệ thống cơ
quan hành pháp song hoạt động của hội đồng cạnh tranh lại mạng tính chất của cơ
quan tài phán do hội đủ những yếu tố cần thiết, như: áp dụng pháp luật để ra phán
quyết; thủ tục xử lý mang tính chất tranh tụng; quyết định của hội đồng cạnh tranh
chỉ bị xét lại bởi hệ thống tòa án.
Là cơ quan hành pháp nhưng hội đồng cạnh tranh lại được tổ chức, xử lý theo
chế độ tập thể chứ không theo chế độ thủ trưởng như các cơ quan hành pháp khác.
Theo pháp luật hiện hành, Chủ tịch hội đồng cạnh tranh sẽ chọn ít nhất 5 thành viên
(trong số thành viên hội đồng cạnh tranh) tham gia Hội đồng xử lý một vụ việc cạnh

tranh. Hội đồng xử lý một vụ việc cạnh tranh sẽ quyết định vụ việc theo nguyên tắc
biểu quyết đa số.
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng cạnh tranh:
* Về cơ cấu tổ chức (Điều 4 Nghị định số 05/ 2006):
- Hội đồng cạnh tranh có từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Thành viên Hội
đồng cạnh tranh phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 55 Luật Cạnh
tranh. Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng cạnh tranh là 5 năm và có thể được bổ
nhiệm lại.
- Giúp việc cho Hội đồng cạnh tranh có Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh do Bộ
trưởng Bộ Thương mại quy định.
- Hội đồng cạnh tranh chịu trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt
động của Hội đồng, trình Bộ trưởng Bộ Thương mại phê duyệt.
* Hội đồng cạnh tranh có các nhiệm vụ và quyền hạn (Điều 3 Nghị định số 05/
2006) sau đây: Tổ chức xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế
cạnh tranh theo quy định của pháp luật; Thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
để giải quyết một vụ việc cạnh tranh cụ thể; Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan
cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn hành chính sau khi
tiếp nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật; Giải quyết khiếu nại
đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy
10


định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.
* Điều 5 Nghị định số 05/ 2006 quy định: Hội đồng cạnh tranh do Chủ tịch
Hội đồng cạnh tranh đứng đầu. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh do Thủ tướng Chính
phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trong số thành viên của Hội đồng cạnh tranh theo đề nghị

của Bộ trưởng Bộ Công thương. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh chịu trách nhiệm tổ
chức hoạt động của Hội đồng cạnh tranh.
Khi xem xét các quy định trong Luật Cạnh tranh về địa vị pháp lý, chức năng
nhiệm vụ của Hội đồng cạnh tranh, chúng ta có thể nhận thấy: Thứ nhất, Luật chỉ
quy định một cách chung chung rằng Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ
thành lập mà không quy định rõ nó là cơ quan của Chính phủ hay trực thuộc Bộ,
ngành nào và do đó Luật cũng không đề cập trực tiếp tới tính chất độc lập về mặt tổ
chức của Hội đồng cạnh tranh. Điều 80 của Luật chỉ quy định tính độc lập trong hoạt
động tố tụng của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, một thiết chế được thành lập bởi
Hội đồng cạnh tranh. Nhưng kinh nghiệm thực tiễn ở nước ta cho thấy, nếu một cơ
quan không có sự độc lập về mặt tổ chức, nhân sự, bộ máy thì cũng rất khó độc lập
trong hoạt động. Thứ hai, tính chất chuyên trách hay kiêm nhiệm của các thành viên
Hội đồng cạnh tranh cũng không được Luật cạnh tranh quy định cụ thể.
3. Nhận xét về hoạt động của Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh
tranh trong những năm qua.
Trong quãng thời gian qua, kể từ khi được thành lập đến nay, VCC và VCAD
đã ít nhiều thể hiện được tiếng nó của mình trong đời sống kinh doanh. Tuy nhiên,
chưa thể nói hai cơ quan này đã đảm đương tốt vai trò giữ cho Luật cạnh tranh được
tôn trọng và thực thi hiệu quả. Bởi vì: Thứ nhất, VCC và VCAD được thành lập và
hoạt động trong bối cảnh là cơ quan Nhà nước đảm trách lĩnh vực hoàn toàn mới đối
với cả cộng đồng doanh nghiệp và các nhà quản lý. Do đó, việc chưa thể thích nghi
và phát huy tốt vai trò của mình là điều có thể hiểu được. Thứ hai, các quy định pháp
luật về địa vị pháp lý của VCC và VCAD chưa thực sự tạo hành lang pháp lý cho hai
cơ quan này thực hiện đúng nhiệm vụ của nó được kỳ vọng. Với hai cơ chế làm việc
còn khá ít mối liên hệ mật thiết với nhau khi xử lý vụ việc cạnh tranh, trong đó ngoài
việc VCAD có nhiệm vụ báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra cùng với việc
chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến VCC, chưa có giải pháp hiệu
quả để VCC và VCAD có được sự tương tác cần thiết thể hiện sự gắn kết linh hoạt,
11



qua đó có thể tạo nên tiếng nói chung, thống nhất, độc lập về mặt chuyên môn và đủ
mạnh về mặt quyền lực giữa hai cơ quan này. Điều này dẫn đến việc rất khó cho các
cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh trong việc bảo vệ được quan điểm của mình và
đưa ra được chế tài đủ sức răn đe các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật cạnh tranh,
trước sức ép từ nhiều phía. Thứ ba, do đặc thù của cơ chế kinh tế nước ta chi phối.
chống độc quyền ở Việt Nam phức tạp hơn nhiều so với các quốc gia khác, vì các
công ty có được vị trí độc quyền không từ quá trình cạnh tranh, mà do sự ủng hộ của
Nhà nước, và việc chống độc quyền được đến mức nào còn tùy thuộc các cơ quan
quản lý nhà nước có muốn “đụng chạm” đến những doanh nghiệp mà lâu nay họ
thường ủng hộ hay không.
4. Hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, thẩm quyền của cơ quan
tiến hành tố tụng.
- Nhất thể hóa các cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh thành một cơ quan
ngang bộ. Cụ thể là nên hợp nhất hai cơ quan VCC và VCAD trong việc thực thi
pháp luật cạnh tranh, trong đó vai trò trung tâm thuộc về VCC với địa vị pháp lý là
một cơ quan ngang bộ.
- Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan tiến hành tố tụng
cạnh tranh. Đối với các cán bộ, công chức làm việc tại cơ quan tiến hành tố tụng phải
là cán bộ chuyên trách. Ngoài ra, Luật cũng nên ghi nhận quy định đó là việc các cá
nhân đó không được tham gia vào hoạt động kinh tế trong thời gian công tác trừ
trường hợp được Luật cho phép để đảm bảo tính khách quan, vô tư khi làm nhiệm
vụ.
LỜI KẾT
Như vậy có thể nói trong bối cảnh kinh tế xã hội và trình độ quản lý kinh tế
hiện tại, nhờ có sự ra đời của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh đã giúp cho việc
đảm bảo pháp luật cạnh tranh được thực thi có hiệu quả.

12



MỤC LỤC

13



×