Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Pháp luật Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 với việc ghi nhận các quyền bình đẳng giữa nam và nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.42 KB, 12 trang )

NHÓM 6 NO1

Bài tập nhóm 1 môn Luật Bình đẳng giới
A) LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trong xã hội hiện đại việc nghi nhận các quyền bình đẳng của
nam và nữ về tất cả các lĩnh vực đã được pháp luật nghi nhận một cách rõ
ràng cụ thể trong các văn bản có giá trị pháp lí cao ví dụ như Hiến pháp, Bộ
luật lao động, luật hôn nhân và gia đình…. Nhưng một câu hỏi đặt ra là trong
lịch sử thì việc nghi nhận các quyền bình đẳng giữa nam và nữ có được pháp
luật nghi nhận hay không, và biểu hiện của nó như thế nào? Để nghiên cứu rõ
hơn về đề này, trong bài tập nhóm lần thứ nhất của nhóm 6 Nhóm em xin
được làm rõ đề tài thứ 6 “ Pháp luật Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 với
việc ghi nhận các quyền bình đẳng giữa nam và nữ”. Trong bài làm sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhóm em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của thầy cô giáo.
B) NỘI DUNG
I) MỘT SÓ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm cơ bản
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 thì Bình đẳng giới là
việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát
huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ
hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Quyền bình đẳng giữa nam và nữ:
2. Hoàn cảnh Việt Nam giai đoạn 1945- 1954.
Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền nhân dân được thành lập
đã triển khai ngay việc nam nữ bình quyền, một trong 10 nhiệm vụ mà lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã đề ra năm 1930 trong lời kêu gọi sau khi Đảng được
thành lập.
Sắc lệnh ngày 17/10/1945 về tổng tuyển cử bầu đại biểu quốc hội quy
định “tất cả những công dân Việt Nam 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam


1


NHÓM 6 NO1

Bài tập nhóm 1 môn Luật Bình đẳng giới

nữ đều có quyền bầu cử và ứng cử” ( Điều 1 ) .Sắc lệnh ngày 22/11/1945 vể
tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cũng dẫn chiếu điều này vào
việc bầu cử hội đồng nhân dân.
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử công dân nước ta có quyền dân chủ
về chính trị và đây cũng là lần đầu tiên phụ nữ nước ta có quyền bình đẳng về
chính trị với nam giới. Quyền này ngay ở nước Pháp nơi đã ra đời bản tuyên
ngôn đầu tiên về quyền con người và quyền công dân từ cách mạng tư sản
1791 cũng mãi cho đến 1941 phụ nữ Pháp mới được sử dụng.
Phụ nữ và nam giới thành thị cũng như nông thôn mạnh dạn đến các lớp
bình dân học vụ. Người người tham gia các đoàn thể như thanh niên cứu quốc,
phụ nữ cứu quốc, hội liên hiệp quốc dân Việt Nam. Nhiều phong trào phụ nữ
tham gia chiến đấu.
Như vậy thực tiễn cách mạng đã tạo nên một sự chuyển biến về nhận
thức. Sắc lệnh số 97 ngày 22/5/1950 rồi sắc lệnh số 159 ngày 27/11/1950 đã
cụ thể hóa nguyên tắc bình đẳng nam nữ của hiến pháp năm 1946 về mặt dân
sự với quy định về năng lực dân sự đầy đủ của phụ nữ, về tuổi kết hôn, về
nguyên tắc hôn nhân tự do, tiến bộ, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu về
hôn nhân và gia đình.
Tuy nhiên trong giai đoạn này do còn nhiều ảnh hưởng của tư tưởng
phong kiến nên vấn đề bình đẳng giới diễn ra khá phức tạp trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình.
II) VIỆC GHI NHẬN QUYỀN BÌNH ĐẲNG NAM VÀ NỮ
TRONG GIAI ĐOẠN 1945 – 1954.

Trong giai đoạn 1945 – 1954, nước ta vẫn chưa hoàn toàn được độc lập
nhưng pháp luật đã có những ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Trong giai đoạn này việc ghi nhận các quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong
các văn bản pháp luật chưa thật sự chi tiết, cụ thể chủ yếu chỉ có 3 văn bản
2


NHÓM 6 NO1

Bài tập nhóm 1 môn Luật Bình đẳng giới

chính là Hiến pháp 1946, Sắc Lệnh số 97 ngày 22 tháng 5 năm 1950 và Sắc
lệnh số 159 ngày 17 tháng 11 năm 1950.
1. Hiến pháp 1946.
Trong quá trình cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến
vấn đề phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Ngay từ những năm đầu
thành lập Đảng, trong Án nghị quyết Trung ương toàn thể hội nghị của Đảng
Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930) về công tác phụ nữ vận động đã nhận
định “Phải làm cho quần chúng phụ nữ lao khổ tham gia vào những cuộc đấu
tranh cách mạng của công nông, đó là điều cốt yếu nhất, nếu phụ nữ đứng
ngoài cuộc đấu tranh cách mạng của công nông thì sẽ không bao giờ đạt mục
đích phụ nữ giải phóng được”. Thấm nhuần quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lê nin, vì thế ngay từ những buổi đầu thành lập, Đảng đã khẳng định:
trong một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến như Việt Nam, người phụ nữ
chịu nhiều tầng áp bức (áp bức của thực dân, áp bức của phong kiến), lại thêm
sự phân biệt đối xử “trọng nam khinh nữ”. Do vậy, con đường giải phóng phụ
nữ không thể tách rời sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
Ngay từ ngày đầu mới lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong phần
mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh tuyên bố:“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa

cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy,
có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Hiến pháp năm 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa., là đạo luật nguồn đã ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ.
Bản hiến pháp này được ra đời trong bối cảnh đất nước đã trải qua thời kỳ
phong kiến kéo dài hàng nghìn năm với các quan niệm và tập tục mang tính
định kiến giới như “thuyết tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu
tử tòng tử), quan niệm “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”…Hiến pháp năm
3


NHÓM 6 NO1

Bài tập nhóm 1 môn Luật Bình đẳng giới

1946 ra đời đã thể hiện tính dân chủ, tiến bộ về quyền bình đẳng giới với
nhiều quy định tiến bộ như: “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể
nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp,
tôn giáo”;“Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”…Đây là
điều không thể có được trong suốt chiều dài lịch sử Nhà nước phong kiến Việt
Nam. Như vậy, sau hàng ngàn năm người phụ nữ Việt Nam phải sống trong lễ
giáo phong kiến hà khắc, không có địa vị trong gia đình và xã hội, thì nay, vị
trí và vai trò của người phụ nữ Việt Nam đã được Nhà nước và xã hội thừa
nhận. Sau này, các văn bản Hiến pháp khác của Nhà nước Việt Nam như:
Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 đều kế thừa
quan điểm bình đẳng nam - nữ có từ Hiến pháp 1946. Điều này đã tạo cơ sở
pháp lý vững chắc cho việc thực hiện quyền bình đẳng giới trong xã hội Việt
Nam.
Hiến pháp năm 1946 với những quy định như: “Đàn bà ngang quyền với
đàn ông về mọi phương diện” (điều 9); “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang

quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá” (điều 6). Những quy
định này của hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và
nữ về mọi mặt. Đây là cơ sở pháp lý để đấu tranh xóa bỏ chế độ hôn nhân và
gia đình phong kiến. Xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đình mới dân chủ
và tiến bộ hơn. Ở chế độ đó, phụ nữ đình đẳng với nam giới về mọi mặt kinh
tế, chính trị, văn hóa…
Cũng tại hiến pháp năm 1946, điều 18 có quy định: “Tất cả công dân
Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử,
trừ những người mất trí và những người mất công quyền”. Thời điểm đó, nhà
nước Việt Nam mới giành được độc lập, Việt Nam cũng chưa hề có phong
trào nữ quyền với các mục tiêu, đường lối cụ thể như các phong trào nữ quyền
của các nước phương Tây. Mặc dù vậy, người phụ nữ Việt Nam đã được Nhà
4


NHÓM 6 NO1

Bài tập nhóm 1 môn Luật Bình đẳng giới

nước và xã hội thừa nhận quyền công dân ngay sau khi đất nước được độc lập,
trong đó có quyền bầu cử. Quyền bầu cử của phụ nữ Việt Nam là một quyền
được ghi nhận cụ thể trong văn bản Hiến pháp. Đây là một minh chứng hùng
hồn cho thấy người phụ nữ Việt Nam có được sự bình đẳng với nam giới trên
phương diện chính trị. Họ cũng có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan
nhà nước nếu đáp ứng đủ điều kiện.
Tóm lại, quyền bình đẳng nam nữ đã trở thành một trong những giá trị
bất hủ của Hiến pháp 1946. Trong buổi kết thúc cuộc họp của Quốc Hội khóa
I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới
biết dân tộc Việt Nam có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thể
giới: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng

chung mọi quyền tự do của công dân”.
2. Sắc lệnh 97 ngày 22 tháng 11 năm 1950.
a, Hoàn cảnh ra đời:
Trước Cách mạng tháng tám, ở Bắc kỳ, áp dụng các quy định trong bộ
dân luật năm 1931, ở Trung kỳ áp dụng bộ luật 1936, ở Nam Kỳ áp dụng theo
tập giản yếu 1883. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng, các bộ luật trên đều
ghi nhận sự duy trì chế độ bất bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình ( giữa
vợ và chồng, giữa con gái và con trai nhưng các quy định vê vấn đề này chưa
thật sự cụ thể.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Hiến pháp năm 1946 – bản
hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời. Đây cũng là hiến pháp đầu tiên ghi nhận
nguyên tắc nam nữ bình đẳng.
Ở Nam kỳ thì bộ luật dân sự nam kỳ giản yếu ra đời năm 1883, bộ dân
luật Bắc kỳ ra đời năm 1931 và trung kỳ là bộ luật Trung kỳ năm 1936. Sau
ngày 2.9.1945, do hoàn cảnh chiến tranh với người Pháp nên chính phủ của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn áp dụng các bộ luật dân sự này. Ngày 22 tháng 5
5


NHÓM 6 NO1

Bài tập nhóm 1 môn Luật Bình đẳng giới

năm 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 97/SL để sửa đổi một số quy
lệ và chế định trong dân luật nhằm sửa đổi một số điều trong các bộ dân luật
cũ này.
b, Việc ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ trong sắc lệnh 97/SL
ngày 22 tháng 5 năm 1950
Sắc lệnh 97/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 gồm 15 điều, trong đó việc
quy định về bình đẳng nam nữ được quy định như sau:

*Bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình:
Ngay từ điều 5 của sắc lệnh ta đã có thể thấy rõ sự bình đẳng giữa
người vợ và người chồng trong gia đình. Đây có thể nói là điểm tiến bộ nhất
và đã được khẳng định thành một điều luật riêng lẻ. Sau cách mạng tháng 8
thành công thì một nhà nước mới ra đời, một xã hội mới được hình thành-một
xã hội dân chủ bình đẳng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thay thế cho
xã hội phong kiến bất công trước kia. Xã hội phong kiến đã không công nhận
quyền của người phụ nữ trong gia đình mà chỉ khẳng định vị trí vai trò của
người đàn ông trong gia đình cũng như trong xã hội.
Điều 5 của sắc lệnh quy định “Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong
gia đình”. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, sắc lệnh đã khẳng định rõ ràng
về địa vị bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình. Đồng thời, điều 6 của sắc
lệnh cũng quy định: “người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ”.
Bên cạnh đó, sắc lệnh cũng xóa bỏ việc cấm kết hôn trong thời kỳ có
tang (Điều 3): cho phép người đàn bà ly dị có thể lấy chồng khác sau khi có
án tuyên li dị nếu dẫn chứng được rằng mình không có thai hoặc đang có thai.
Nếu như xã hội phong kiến coi người phụ nữ là cả đời thờ chồng, sau khi
chồng mất không được phép tái giá thì xã hội mới đã ra điều luật dường như
là giải phóng người phụ nữ khi mà cho phép họ có quyền ly hôn hay chồng
chết có quyền tái giá. Tiếng nói của người phụ nữ ngày càng được khẳng định.
6


NHÓM 6 NO1

Bài tập nhóm 1 môn Luật Bình đẳng giới

Trước kia người phụ nữ phong kiến chỉ biết nhún nhường, nhẫn nhục chịu
đựng những người chồng vũ phu không thích hợp với mình, do xã hội không
chấp nhận người phụ nữ bị chồng bỏ hay người đàn ông có thể có nhiều vợ

làm cho cuộc sống của những người phụ nữ dường như là ngõ cụt với những
ông chồng “năm thê bảy thiếp”. Đến sắc lệnh này thì người phụ nữ đã có
quyền ly hôn được chọn cuộc sống riêng của mình
*Bình đẳng giữa cha mẹ với con gái, con trai:
Sắc lệnh xóa bỏ quyền “trừng giới” của cha mẹ đối với con “cha mẹ
không có quyền xin giam cầm con cái khi chúng phạm lỗi”. (điều 8 sắc lệnh).
Người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi. Khi đã đến tuổi
thành niên thì dù còn ở với cha mẹ, người con cũng có quyền tự lập (điều 7).
Đồng thời, một điểm đổi mới đáng chú ý nữa đó là việc con không bắt
buộc phải có cha mẹ bằng lòng mới được quyền kết hôn. Điều này thể hiện
được quyền tự định đoạt cuộc sống của mình trong việc kết hôn của mỗi
người. Khác hẳn với chế độ phong kiến theo quan điểm :“cha mẹ đặt đâu con
nằm đấy” đã hạn chế quyền của người con trong gia đình, điều luật này đã
làm cho xã hội được công bằng nam nữ yêu nhau có thể đến với nhau mà
không bị ngăn cấm. Điều 2 của sắc lệnh quy định: “người con đã thành niên
không bắt buộc phải có cha mẹ bằng lòng mới kết hôn được”.
3. Sắc lệnh 159 ngày 17 tháng 11 năm 1950.
a, Hoàn cảnh ra đời
Cùng với sự phát triển của xã hội, quan niệm của con người cũng dần
thay đổi, ít ai phủ nhận cũng như phản đối việc ly hôn. Những định kiến hẹp
hòi của dư luận xã hội dần dần được thay thế bằng sự cảm thông cùng những
trăn trở trong việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế thực trạng
đó trong xã hội hơn là ngăn cấm việc ly hôn. Ly hôn được xem như một trong
những biện pháp giải phóng phụ nữ khỏi sự kìm hãm của chế độ hôn nhân và
7


NHÓM 6 NO1

Bài tập nhóm 1 môn Luật Bình đẳng giới


gia đình phong kiến, nó góp phần nâng cao vai trò và bảo vệ quyền lợi của
người phụ nữ. Sắc lệnh 159/17-11-1950 đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy với
mục đích đưa những tư tưởng tiến bộ đó vào pháp luật.
b, Những điểm tiến bộ
Thứ nhất, sắc lệnh 159 đã tạo cơ hội giải phóng cho người phụ nữ khỏi
vòng kìm kẹp của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc cùng những định kiến
của xã hội cũ với quy định tại Điều 3: “Vợ chồng có thể xin thuận tình ly
hôn.” Quy định này đã tạo cho cả người vợ và người chồng khả năng tự định
đoạt về cuộc sống hôn nhân của mình. Điều này còn mang ý nghĩa về nhân
quyền, là con đường giải thoát cho cả đôi bên khi mà họ không thể sống
chung cùng nhau được nữa; sự quy định về “thuận tình” còn mang những ý
nghĩa sâu sắc khác, như là rào cản đối với một bên nếu bên đấy đơn phương
muốn chấm dứt hôn nhân để đến với hạnh phúc khác, nó khiến họ không thể
dễ dàng trối bỏ trách nhiệm của mình với gia đình, ly hôn là phải được sự
đồng ý của cả vợ và chồng, điều này vừa đảm bảo sự tự do, bình đẳng trước
pháp luật mà còn hợp tình, hợp lý.
Thứ hai, sắc lệnh 159 là văn bản đầu tiên có những qui tắc pháp lý mới
về ly hôn, dù rất ngắn gọn, không có đầy đủ các qui tắc cần thiết nhưng đã thể
hiện được chủ trương của người làm luật là xoá bỏ hệ thống pháp lý về ly hôn
dựa trên quan niệm bất bình đẳng giữa nam và nữ. Việc ly hôn của vợ chồng
được toà án cho phép khi có một trong năm duyên cớ sau:
-

Ngoại tình

-

Một bên can án phạt giam


-

Một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi

-

Một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng

-

Vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nổi không thể

sống chung được nữa. (Điều 2 – Sắc lệnh)
8


NHÓM 6 NO1

Bài tập nhóm 1 môn Luật Bình đẳng giới

Thứ ba, Tuy quy định vẫn còn chung chung về việc nuôi dưỡng và cùng nhau
chịu phí tổn để nuôi dưỡng con (Điều 6: “Toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi của
các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng.
Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi
người tuỳ theo khả năng của mình”) nhưng đây là một nội dung quan trọng
trong sắc lệnh, là sự ràng buộc của hai người với con cái của mình, là đạo đức
của một công dân. Bên cạnh đó, con cái cũng hiểu được rằng chúng tuy không
sống chung được với cả bố và mẹ nhưng vẫn luôn nhận được sự quan tâm của
bố, mẹ mình và việc quy định con cái được ai nuôi dưỡng cũng thể hiện sự
quan tâm của Nhà nước với lớp trẻ, mong muốn lớp trẻ có được sự chăm sóc

và giáo dục tốt nhất có thể được trong hoàn cảnh bố, mẹ ly hôn.
Thứ tư, Trong 9 điều sắc lệnh, Điểu 7 quy định: “trong trường hợp xét
xử một bên có lỗi thì tòa án có thể bắt bên đó bồi thường phí tổn cho bên kia.”
Đây là một điều mà theo nhóm em nghĩ có thể là mấu chốt của việc đạt
được sự bình đẳng giữa vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình,
điều 7 thể hiện, chủ thể của bên có lỗi gây lên việc tan vỡ gia đình bao gồm cả
vợ và chồng, nếu người chồng mà mắc lỗi thì cũng như người vợ mắc lỗi đều
phải nhận lỗi và bồi thường cho bên còn lại không phân định vợ chồng, giới
tính.
c, Ý nghĩa sắc lệnh 159/1950
Trên thực tế, sắc lệnh 159 không phải là văn bản pháp luật đầu tiên hàm
chứa nội dung ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Trước đó, với hiến
pháp 1946 và sắc lệnh 97, pháp luật cũng đã có những bước đầu trong việc ghi
nhận quyền bình đẳng giới. Tuy nhiên, chỉ tới sắc lệnh 159, vấn đề ly hôn mới
được đề cập tới một cách cụ thể. Điều này một phần cũng là do pháp luật thời
bấy giờ còn chưa thực sự phát triển tuy nhiên sắc lệnh 159 đã thực hiện tốt vai
trò tiên phong và trở thành sắc lệnh đầu tiên đề cập tới vấn đề ly hôn với tư
9


NHÓM 6 NO1

Bài tập nhóm 1 môn Luật Bình đẳng giới

tưởng ghi nhận quyền bình đẳng nam và nữ. Từ năm 1959 trở đi, nhà làm luật
đã bắt đầu xây dựng chế độ ly hôn mới và dựa trên tư tưởng chủ đạo đó dần đi
đến hình thành một chế định hôn nhân và gia đình hoàn thiện. Trong chế độ ly
hôn mới này các trường hợp ly hôn được phân loại tuỳ theo yêu cầu ly hôn
xuất phát từ ý chí của vợ chồng hoặc cả hai người chứ không căn cứ vào tính
chất, đặc điểm của các sự kiện được coi là nguyên nhân của sự tan vỡ quan hệ

vợ chồng.
4. Một số văn bản pháp luật giai đoạn 1945 – 1954 trong việc ghi
nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Trong giai đoạn này ngoài Hiến pháp 1946 và sắc lệnh số 97/ 1950 , sắc
lệnh 159/1950 còn một số văn bản khác cũng đã phần nào ghi nhận quyền
bình đẳng giữa nam và nữ như:
-

Sắc lệnh 20 ngày 8 tháng 9 năm 1945: Sắc lẹnh này chỉ có 4
khoản ngắn mang tính chất rất chung chung quy định về lĩnh
vực giáo dục, trong đó ngay tại khoản I sắc lệnh này đã quy
định : “ Trong khi đợi lấp được nên Tiểu học cấp bách, việc
học chữ quốc ngữ từ năm nay bắt buộc và không mất tiền cho
tất cả mọi người”. Như vậy có nghĩa là nam – nữ có quyền
được bình đẳng trong việc học chữ quốc ngữ, việc học này là
bắt buộc và không mất tiền.

-

Thông tư liên tịch số 46 / NV/TC/ LĐ ngày 17 tháng 10 năm
1949 của Bộ nội vụ, Lao động và Tài chính ấn định quyền lời
của nữ công chức và công nhân chính phủ trong khi thai sản.
Trong thông tư này đã cho thấy pháp luật cũng đã quan tâm
chính đáng dành cho người phụ nữ bằng những quy định như: “
nữ công chức và nữ công nhân giúp việc Chính Phủ được nghỉ
một tháng trước khi đẻ và một tháng sau khi đẻ; trong thời kì
10


NHÓM 6 NO1


Bài tập nhóm 1 môn Luật Bình đẳng giới

trước và sau khi đẻ nữ công chức và nữ công nhân được hưởng
tất cả các lương và các phụ cấp” . Như vậy trong thời kì này
cũng đã những quan tâm dành cho phụ nữ trong thời kì thai sản,
tuy nhiên mới chỉ hạn chế ở các nữ công chức và nữ công nhân
giúp việc cho Chính phủ.
III) ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC GHI NHẬN QUYỀN BÌNH
ĐẲNG NAM NỮ TRONG GIAI ĐOẠN 1945 – 1954
Tóm lại pháp luật Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 với việc ghi nhận
các quyền bình đẳng giữa nam và nữ đã tiến bộ hơn giai đoạn trước, đặc biệt
là mối quan hệ giữa vợ và chồng. Nếu ở thời kì phong kiến việc ghi nhận
quyền bình đẳng nam nữ vẫn còn rất hạn chế, chưa thực sự coi trọng bình
đẳng giới trong xã hội thì đến giai đoạn vấn đề bình đẳng giới trong xã hội đã
có nhiều điểm tiến bộ và rõ ràng hơn. Trong giai đoạn này thì Hiến pháp 1946
- bản Hiến pháp đầu tiên đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi
phương diện. Đến năm 1950 được cho là năm thành công của việc ghi nhận
quyền bình đẳng giữa nam và nữ bằng việc cho ra đời hai sắc lệnh là sắc lệnh
97 ngày 22 tháng 5 năm 1950 và sắc lệnh số 159 ngày 17 tháng 11 năm 1950.
Thông qua hai sắc lệnh này quyền bình đẳng giữa nam và nữ đã phần nào
được ghi nhận. Theo đó thì quyền bình đẳng giữa nam và nữ được thể hiện
bằng việc bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ với con trai, con gái; Đến
sắc lệnh 159 thì quyền bình đẳng giữa nam và nữa được biểu hiện cụ thể trong
các chế định về ly hôn, trong đó thì vợ, chồng có thể thuận tình ly hôn; bình
đẳng trong việc chăm nom, nuôi dưỡng giáo dục con cái sau khi ly hôn, và
bình đẳng trong việc bồi thường phí tổn khi xét xử mà có lỗi của một bên mà
không phân biệt bên đó là vợ hay là chồng….

11



NHÓM 6 NO1

Bài tập nhóm 1 môn Luật Bình đẳng giới

Tuy nhiên, việc thực hiện các văn bản pháp luật trên gặp khó khăn
không nhỏ đó là “định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch,
tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ”. Các biểu
hiện “định kiến giới” đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Vì thế, định kiến giới đã trở thành vấn đề nổi cộm tạo ra những “lực cản”
đưa văn bản pháp luật bình đẳng giới vào thực tiễn đời sống.
Ở nước ta định kiến về giới do nhận thức, thói quen suy nghĩ và các
phong tục tập quán, sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới đã ăn sâu bám
chắc trong đầu óc con người thành tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Những
phong tục tập quán lạc hậu, cổ hủ, đạo đức phong kiến “tam tòng, tứ đức” được
khuyến khích duy trì để trói buộc người phụ nữ, chà đạp lên tình cảm và nhân
phẩm của chị em… dần dần thành thói ứng xử thô bạo của người đàn ông đối
với đàn bà. Tư tưởng này dần dần trở thành quy tắc, thành thông lệ, không cần
có luật pháp bảo vệ, nó vẫn có tác động cưỡng chế, điều chỉnh hành vi ứng xử
của người đàn ông đối với đàn bà.
C) KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam
giai đoạn 1945 – 1954 đã có sự ghi nhận tương đối cụ thể những quyền bình
đẳng giữa nam và nữ. Trong bối cảnh đất nước vẫn chưa hoàn toàn độc lập,
việc xây dựng nên các quy phạm pháp luật thể hiện tư tưởng tiến bộ của xã
hội trong việc nhìn nhận vai trò của nam và nữ là ngang nhau do đó họ cần
phải được hưởng các quyền và lợi ích như nhau, đây cũng là cơ sở để các nhà
làm luật xây dựng nên các quy phạm ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và
nữ. Tuy còn nhiều điểm hạn chế nhưng đó cũng là một sự tiến bộ vượt bậc

trong nhận thức, và là nền tảng quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về vấn đề bình đẳng nam nữ trong thời kì hiện nay. Góp phần tích
cực trong việc bảo đảm quyền lợi của phụ nữ trong xã hội hiện nay.
12



×