Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.77 KB, 13 trang )

Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này

MỤC LỤC
trang
A. Lời mở đầu
1
B. Nội dung vấn đề
1
I. Khái quát về Cơ quan tài phán quốc tế và
Tòa án Công lý quốc tế (ICJ)
1
1. Khái niệm Cơ quan tài phán quốc tế
1
2. Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) - cơ quan tài phán chính của
Liên hợp quốc
1
3. Chức năng của Tòa án Công lý quốc tế
2
II. Vai trò của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) thể hiện dưới góc độ pháp lý
và thực tiễn hoạt động của Tòa
3
1. Vai trò của Tòa được phản ánh rõ dưới góc độ pháp lý (thông qua việc
thực hiện các chức năng được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc
và Quy chế Tòa án Công lý quốc tế)
3
1.1. ICJ có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
thông qua việc thực hiện chức năng giải quyết hòa bình
các tranh chấp quốc tế
3
1.2. ICJ có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển của Luật


pháp quốc tế thông qua việc thực hiện những chức năng được quy định trong
Hiến chương Liên hợp quốc và ghi nhận cụ thể tại Quy chế TACLQT
4
2. Vai trò của ICJ được phản ánh thông qua thực tiễn hoạt động của Tòa
(tức là thể hiện thông qua việc Tòa đã thụ lý và giải quyết các tranh chấp cụ
thể)
6
C. Kết luận
7
* Phụ lục một số vụ việc điển hình đã được ICJ giải quyết và một số các kết
luận tư vấn của ICJ cho các cơ quan của Liên hợp quốc góp phần vào thúc
đẩy việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, tạo cơ sở để pháp điển hóa
LQT
8
**************
Một số từ viết tắt
1. LHQ:
Liên Hợp quốc
2. LQT:
Luật quốc tế
3. TACLQT: Tòa án Công lý quốc tế

1


Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này

A. Lời mở đầu
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế chính trị, xã hội ở các quốc gia trên

thế giới và các khu vực khác nhau có nhiều biến đổi. Bên cạnh những thuận lợi để
cộng đồng quốc tế phát triển bền vững không tránh khỏi các tranh chấp quốc tế. Các
tranh chấp này được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau và một trong các
biện pháp đó là việc sử dụng hình thức tài phán quốc tế. Tòa án Công lý quốc tế là
một trong các cơ quan tài phán điển hình hiện nay. Tòa án Công lý quốc tế là một
trong sáu cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, được thành lập và hoạt động dựa
trên Hiến chương Liên hợp quốc và quy chế Tòa án Công lý quốc tế. Là một trong
những mô hình tài phán chính, Tòa án Công lý quốc tế có vai trò rất quan trọng trong
việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Chính vì vậy, việc Phân tích làm sáng tỏ vai
trò của một Cơ quan tài phán quốc tế (cụ thể là Tòa án Công lý quốc tế) dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này có vai trò quan trọng góp phần vào
việc nhận thức đúng đắn về chức năng, vai trò của Tòa án này trong đời sống pháp lý
quốc gia cũng như quốc tế, giúp giải quyết hòa bình các tranh chấp giữa các chủ thể
Luật quốc tế với nhau.
B. Nội dung vấn đề
I. Khái quát về Cơ quan tài phán quốc tế và Tòa án Công lý quốc tế (ICJ)
1. Khái niệm Cơ quan tài phán quốc tế
Cơ quan tài phán quốc tế là những cơ quan do các bên tranh chấp thỏa thuận
thành lập hoặc thừa nhận để trao cho chúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa
họ với nhau bằng trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp (xét xử)(1).
Về bản chất, các Cơ quan tài phán quốc tế không có thẩm quyền đương nhiên
giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia mà thẩm quyền này chỉ được thiết lập khi
được các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trước hoặc sau khi có tranh chấp xảy ra.
2. Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) - cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc
Cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc, ngày 6/2/1946, Tòa án Công lý quốc tế
(ICJ) - cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc chính thức đi vào hoạt động. Toà án
Công lý quốc tế (sau đây gọi tắt là ICJ) là một trong sáu cơ quan chuyên môn chính
của Liên hợp quốc. Tòa án công lý quốc tế được thành lập và hoạt động dựa trên cơ
sở Hiến chương Liên hợp quốc và Qui chế Tòa án Công lý quốc tế. Hiến chương
Liên hợp quốc dành toàn bộ chương XIV từ Điều 92 đến Điều 96 để qui định những

vấn đề cơ bản về tổ chức, thẩm quyền và hoạt động của Tòa án này. Quy chế Tòa án
công lý quốc tế gồm 70 điều được coi là phần phụ lục gắn bó hữu cơ với Hiến
chương Liên hợp quốc. Tòa án Công lý quốc tế có trụ sở đặt tại Lahaye, Hà Lan.
Điều 92 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Tòa án quốc tế là cơ quan tư pháp
chính của Liên hợp quốc. Tòa án này hoạt động theo một quy chế, được xây dựng
trên cơ sở quy chế tòa án quốc tế thường trực. Quy chế của Tòa án quốc tế kèm theo
Hiến chương này là một bộ phận cấu thành Hiến chương”.
Các phán quyết và kết luận tư vấn của Tòa đã đề cập mọi khía cạnh của công
pháp cũng như tư pháp quốc tế. ICJ đã chứng tỏ vấn đề không phải ở chỗ các vụ
tranh chấp đưa ra trước Tòa có tầm quan trọng đặc biệt hay không mà chính là thông
qua việc giải quyết các tranh chấp, ICJ cùng các cơ quan chính khác của Liên hợp

2


Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này

quốc góp phần thúc đẩy quá trình duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phát triển
các quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.
3. Chức năng của Tòa án Công lý quốc tế
- Chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế: ICJ là cơ quan có chức năng giải
quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Các quốc gia
không phải là thành viên của Liên hợp quốc nhưng muốn tham gia Quy chế Tòa án
Công lý quốc tế và đưa tranh chấp ra Tòa thì phải thỏa mãn những điều kiện do Đại
hội đồng quyết định trong từng trường hợp cụ thể theo kiến nghị của Hội đồng bảo
an. ICJ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia nhưng thẩm quyền
này không phải là đương nhiên mà phải dựa trên sự đồng ý rõ ràng của các bên tranh
chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được xác lập theo ba phương thức:
+ Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc: khi có tranh chấp phát sinh

các bên tranh chấp sẽ thỏa thuận lựa chọn và chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của Tòa; kí thỏa thuận đề nghị Tòa giải quyết tranh chấp. Trong thỏa thuận này,
các quốc gia nêu rõ đối tượng tranh chấp, những vấn đề cần giải quyết, phạm vi thẩm
quyền của Tòa, phạm vi áp dụng luật để giải quyết;
Ví dụ: Trong vụ Thềm lục địa Biển Bắc năm 1969, để giải quyết tranh chấp về
phân định thềm lục địa giữa Đức- Đan Mạch- Hà Lan, hai thỏa thuận đã được kí kết
giữa Đức- Đan Mạch và giữa Đức- Hà Lan nhằm chấp nhận thẩm quyền giải quyết
tranh chấp của Tòa án công lý quốc tế.
+ Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế: trong một
số điều ước quốc tế song phương cũng như đa phương, các quốc gia thành viên có
thể đưa vào một điều khoản đặc biệt theo đó các bên thỏa thuận rằng trước khi xảy ra
tranh chấp liên quan đến việc giải thích và thực hiện điều ước quốc tế, một bên có
thể đưa tranh chấp ra trước Tòa;
Ví dụ: theo Điều 287 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, một
quốc gia được quyền tự do lựa chọn một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết
các tranh chấp quốc tế có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước: Tòa
án Quốc tế về Luật biển, Tòa án Công lý quốc tế, Tòa trọng tài Quốc tế…
+ Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án: việc đưa ra
Tuyên bố này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của quốc gia. Tòa án Công lý quốc tế sẽ
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu như các quốc gia tranh chấp đều có tuyên
bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa với điều kiện các tuyên bố chấp
nhận thẩm quyền của Tòa án phải có cùng nội dung và phạm vi hiệu lực.
Ví dụ: trong vụ tranh chấp Nicaragoa kiện Mỹ về các hoạt động quân sự và bán
quân sự mà Mỹ thực hiện tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa năm 1984, thẩm
quyền của ICJ đã được xác lập thông qua hai tuyên bố đơn phương là Tuyên bố của
Nicaragoa ngày 1929 chấp nhận thẩm quyền của Pháp viện thường trực quốc tế (cơ
quan Tài phán trong khuôn khổ Hội quốc liên – tổ chức tiền thân của Liên hợp quốc.
Theo Điều 36, Qui chế Tòa án Công lý quốc tế, những quốc gia nào chấp nhận thẩm
quyền của Pháp viện thường trực quốc tế thì có thể được coi như chấp nhận thẩm
quyền của Tòa án công lý quốc tế) và Tuyên bố đơn phương của Mỹ năm 1946 chấp

nhận thẩm quyền của ICJ.
- Chức năng đưa ra kết luận tư vấn: ngoài vai trò giải quyết tranh chấp quốc tế,
hoạt động thực tiễn của Tòa còn để thực thi một chức năng quan trọng khác là đưa ra
3


Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này

các kết luận tư vấn được xác định theo Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc. Thẩm
quyền thể hiện chức năng này của ICJ nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chính
của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép. Các
quốc gia không được quyền yêu cầu Tòa cho các kết luận tư vấn về các Tòa còn có
các thẩm quyền phụ như chỉ định các chánh án của Tòa trọng tài, Ủy ban trọng tài
hoặc hòa giải và các ủy viên khi cần hoặc theo yêu cầu của các quốc gia. Các ý kiến
tư vấn của Tòa chỉ mang tính chất khuyến nghị.
II. Vai trò của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) thể hiện dưới góc độ pháp lý
và thực tiễn hoạt động của Tòa
1. Vai trò của Tòa được phản ánh rõ dưới góc độ pháp lý (thông qua việc
thực hiện các chức năng được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc
và Quy chế Tòa án Công lý quốc tế)
Để hiểu rõ hơn vai trò của ICJ khi được thành lập ra để thực hiện những chức
năng, nhiệm vụ cụ thể mà nhân loại trao cho, cần phải được xem xét trên cả hai
phương diện là pháp lý và thực tiễn hoạt động.
1.1. ICJ có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
thông qua việc thực hiện chức năng giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
Để đánh giá được vai trò của ICJ trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế,
trước hết cần phải nhìn vào hiệu quả thực hiện các chức năng của Tòa, đó là chức
năng giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.
Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận mục đích cao cả mà LHQ theo đuổi là

“duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”, và để đạt được mục đích này, một trong những
việc phải làm là “điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế
có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hòa bình, bằng phương pháp hòa
bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế”. Thông qua việc giải
quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, trong thời gian qua ICJ đã góp phần quan
trọng trong việc thực hiện mục đích cao cả này. Ngày 12/11/1974, Đại hội đồng Liên
hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 3232(XXIX) về đánh giá lại vai trò của ICJ, tiếp
tục khẳng định ICJ là một cơ quan chính của Liên hợp quốc có vai trò to lớn trong
việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.
Vai trò này của ICJ được thể hiện qua thực tế hoạt động hơn 60 năm. Tòa án
Công lý quốc tế là cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc. Đây không phải là một
cơ quan lập pháp mà chỉ là một cơ quan tài phán đưa ra các phán quyết và các kết
luận tư vấn trong phạm vi thẩm quyền. Tuy nhiên, ngày nay không có một cơ quan
tài phán nào giải quyết các vấn đề của cộng đồng quốc tế trong một tổng thể và được
các quốc gia sử dụng một cách chung nhất trong việc bảo vệ những giá trị của Luật
quốc tế như Tòa án Công lý quốc tế.
Không phải mọi tranh chấp quốc tế đều thuộc thẩm quyền của ICJ. Khác với
các Tòa trọng tài, Tòa án châu Âu, Tòa án nhân quyền châu Âu, ICJ không giải quyết
các tranh chấp giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế hay tự nhiên nhân. Chỉ có
các quốc gia mới có quyền kiện ra ICJ để giải quyết các tranh chấp pháp lí giữa họ,
thế nhưng, khi các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân bị xâm phạm
bởi các hành động của các quốc gia khác thì quốc gia mà công dân, pháp nhân đó
mang quốc tịch có thể thay mặt công dân, pháp nhân của mình, sử dụng quyền bảo
hộ công dân để bảo vệ cho họ. Và không phải tranh chấp nào của các quốc gia Tòa
4


Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này


cũng có thẩm quyền giải quyết, Tòa chỉ có thẩm quyền khi hai bên tranh chấp lựa
chọn. Trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của Tòa án được xác
định trên cơ sở ý chí của chủ thể tranh chấp và khi thẩm quyền của Tòa án được viện
dẫn đến thì thẩm quyền này là độc lập, dựa trên sự tự nguyện của các bên hữu quan
mà không bị bất cứ một sức ép chính trị, kinh tế nào. Các quốc gia có thể lựa chọn
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án được thiết lập theo ba phương thức là:
chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc, chấp nhận trước thẩm quyền của
Tòa trong các điều ước hoặc các tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền
của Tòa. Trong thực tiễn các quốc gia có sự lựa chọn khác nhau đối với thẩm quyền
tài phán của Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc, vì vậy, vai trò của Tòa án với
các tranh chấp khác nhau là khác nhau.
Điều đó có nghĩa là, chỉ có các quốc gia chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của Tòa mới có quyền yêu cầu Tòa giải quyết các tranh chấp có liên quan. Theo
quy định tại khoản 2 Điều 36 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế: “… thẩm quyền xét
xử của Tòa án là nghĩa vụ xét xử về tất cả vấn đề tranh chấp pháp lý có liên quan
đến: a) Giải thích điều ước; b) Vấn đề bất kỳ liên quan đến Luật quốc tế; c) Có sự
kiện nếu về sau xác định được vi phạm nghĩa vụ quốc tế; d) Tính chất và mức độ bồi
hoàn do vi phạm nghĩa vụ quốc tế”.
Cũng hướng tới việc đảm bảo vai trò duy trì hòa bình và an ninh quốc tế của
ICJ, Quy chế Tòa án Công lý quốc tế đã ghi nhận nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp
quốc tế của ICJ tại Điều 38 như sau: Tòa án sẽ giải quyết tất cả các vụ tranh chấp
được chuyển đến Tòa án trên cơ sở Luật quốc tế và các căn cứ pháp lý hay thực tiễn
khác như: a) Các công ước quốc tế chung hoặc khu vực đã quy định về những
nguyên tắc được các bên tranh chấp thừa nhận; b) Các tập quán quốc tế với tính
chất là những chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như những quy phạm pháp
luật; c) Các nguyên tắc đã được hình thành từ lâu đời được các quốc gia văn minh
thừa nhận; d) Các nghị quyết xét xử (mang tính chất kinh nghiệm án lệ quốc tế) và
các học thuyết của các chuyên gia có uy tín nhất về luật pháp quốc tế của các nước
khác nhau cũng có thể được coi là nguồn bổ trợ để xác định các quy phạm pháp luật
phục vụ cho công tác xét xử của Tòa án quốc tế.

Ngoài ra, ICJ còn đóng vai trò hỗ trợ cho các biện pháp hòa bình giải quyết các
tranh chấp quốc tế khác bằng việc Tòa có thể ra phán quyết ràng buộc các bên tranh
chấp tiếp tục đàm phán để đi đến giải pháp công bằng và lâu dài cho các bên.
Như vậy qua những điều trên thấy được rằng: Tòa án quốc tế đóng một vai trò
rất quan trọng trong đời sống luật pháp quốc tế. Thông qua việc giải quyết hòa bình
các tranh chấp quốc tế ICJ đã và đang góp công lớn giúp Liên hợp quốc thực hiện
mục đích cao cả của mình – “duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”. Đồng thời, thông
qua những phán quyết của Tòa được đưa ra trên cơ sở Luật pháp quốc tế và các căn
cứ rõ ràng đã thuyết phục được các bên tranh chấp, trên cơ sở đó, Tòa cũng đã góp
phần quan trọng vào việc hóa giải những mâu thuẫn giữa các quốc gia, giúp các quốc
gia tiếp tục nối lại các quan hệ hòa bình và không ngừng tăng cường sự hợp tác thiện
chí với nhau trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, đây cũng là một phương pháp để đạt
được mục đích cao cả là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

5


Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này

1.2. ICJ có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển của Luật
pháp quốc tế thông qua việc thực hiện những chức năng được quy định trong Hiến
chương Liên hợp quốc và ghi nhận cụ thể tại Quy chế TACLQT
Vai trò này của ICJ được thể hiện trên các khía cạnh như sau:
Thứ nhất, Đóng góp trong các lĩnh vực chung của Luật quốc tế
ICJ với sứ mệnh giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia và giúp đỡ
các tổ chức quốc tế hoạt động một cách có hiệu quả, với việc duy trì công lý trong
hoạt động của Tòa đã có những đóng góp to lớn trong việc khẳng định vai trò của
Luật quốc tế trong quan hệ quốc tế cũng như việc phát triển của Luật quốc tế.
Các quyết định của Tòa không chỉ giới hạn trong việc giải thích và nhận thức

quá trình phát triển của Luật quốc tế. Trong nhiều trường hợp, chính Tòa án đã đóng
góp vào quá trình tiến triển đó. Bằng việc giải thích Luật quốc tế thực định và áp
dụng chúng vào các hoàn cảnh đặc thù, các quyết định của Tòa án đã làm sáng tỏ
thêm Luật quốc tế và qua đó phần nào đã mở đường cho các quốc gia đang phát triển
tiếp nhận Luật quốc tế. Đóng góp trong Luật án lệ của Tòa là to lớn.
Tòa cũng đã làm sáng tỏ thêm lý thuyết về quyền năng chủ thể, khẳng định tổ
chức quốc tế là một chủ thể phát sinh trong Luật quốc tế. Trong kết luận ngày
11/4/1949 về Bồi thường các thiệt hại gây ra cho hoạt động của Liên hợp quốc, Tòa
đã kết luận rằng: “Tổ chức (Liên hợp quốc) có quyền năng chủ thể. Điều đó không
có nghĩa là nói Tổ chức là một quốc gia, nó hoàn toàn không đúng vậy, hoặc quyền
năng chủ thể của nó, các quyền và nghĩa vụ của nó cũng giống như các quyền và
nghĩa vụ của quốc gia. Càng không đúng khi nói rằng Tổ chức là một “siêu quốc
gia” dù nghĩa của cách biểu thị này như thế nào…”.
Thứ hai, Các phán quyết của Tòa được xem như nguồn bổ trợ, là tiền đề hình
thành nên tập quán, điều ước quốc tế (tức là vai trò pháp điển hóa Luật quốc tế)
- ICJ đã phát triển liên tục những thực tiễn trong các thủ tục của mình và đã
góp phần vào sự phát triển của Luật quốc tế. Các tranh chấp đưa ra tại Tòa sẽ được
giải quyết theo Luật quốc tế và Tòa áp dụng nguồn của Luật quốc tế theo Điều 38
của Quy chế Tòa án Công lý quốc tế. Nhiều phán quyết của Tòa đã có ý nghĩa rất
quan trọng, nó không chỉ dàn xếp được tranh chấp mà còn tạo ra các qui phạm tập
quán mới hoặc là cơ sở để hình thành qui phạm điều ước quốc tế mới qua đó đóng
góp cho sự phát triển của Luật quốc tế.
ICJ là cơ quan tài phán do quốc gia và chủ thể Luật quốc tế thành lập với chức
năng chính là giải quyết tranh chấp quốc tế. Phán quyết là kết quả của hoạt động giải
quyết tranh chấp của Tòa. Các phán quyết này là chung thẩm và có giá trị bắt buộc
đối với các bên tranh chấp. Mặc dù vậy, phán quyết của Tòa án quốc tế có vai trò rất
quan trọng trong việc giải thích làm sáng tỏ nội dung của quy phạm pháp luật quốc tế
và một số những phán quyết của Tòa còn là tiền đề, cơ sở để hình thành nên quy
phạm pháp luật quốc tế mới.
Ví dụ: Phán quyết vụ ngư trường Anh - Nauy năm 1951 của Tòa án Công lý

quốc tế của Liên hợp quốc đã tạo cơ sở cho việc hình thành quy phạm xác định
đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Công ước Giơnevơ năm
1958 và sau này là Công ước Luật biển 1982. Hoặc các phán quyết của Tòa án Công
lý quốc tế về vụ eo biển Corfou đã có những đóng góp trong việc giải thích và thúc
đẩy pháp điển hóa Luật quốc tế, đặc biệt là Luật biển(2).
6


Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này

Ngoài ra, ICJ còn có vai trò trong việc phân định (quyết định) một tranh chấp
liên quan đến chính thẩm quyền của Tòa đối với vụ việc cụ thể (3); vai trò của Tòa
trong việc kiểm soát trình tự xét xử; vai trò của Tòa đối với các biện pháp bảo hộ tạm
thời và việc chấm dứt các vụ tranh chấp(4).
- Chức năng đưa ra kết luận tư vấn về một vấn đề nào đó khi chủ thể của Luật
quốc tế yêu cầu. Khác với các phán quyết, kết luận tư vấn của ICJ không có giá trị
bắt buộc thi hành. Tuy vậy, cũng như các phán quyết, kết luận tư vấn cũng có vai trò
nhất định trong quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật quốc
tế đã góp phần tích cực trong việc xác định nguyên tắc công bằng, các hoàn cảnh hữu
quan trong phân định biển.
Trên thực tế, Tòa đã đóng góp nhiều ý kiến tư vấn về pháp lý cho Liên hợp
quốc cũng như góp phần phát triển Luật quốc tế và khoa học pháp lý quốc tế. Điều
này lý giải tại sao, dù con đường tài phán quốc tế thông qua ICJ không phải là
phương pháp được sử dụng thường xuyên trong quan hệ giải quyết tranh chấp giữa
các chủ thể Luật quốc tế nhưng Tòa này vẫn tồn tại và phát huy vai trò của mình
trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Bên cạnh các phán quyết, ICJ đã đưa ra hơn 20 kết luận tư vấn (5). Mặc dù số kết
luận tư vấn mà Tòa đưa ra không nhiều và các kết luận đó cũng không có giá trị pháp
lý bắt buộc đối với các chủ thể (Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc) nhưng nó đã

có vai trò không nhỏ trong quá trình dàn xếp một số tranh chấp quốc tế, duy trì sự ổn
định của quan hệ quốc tế và hơn cả là đóng góp vào quá trình xây dựng và hoàn thiện
pháp luật quốc tế. Phần lớn các kết luận thường tập trung vào các vấn đề về tổ chức,
về các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động của tổ chức. Trong số các vấn đề
pháp lý chung, Tòa cũng đã đưa ra các kết luận tư vấn về giải thích các bảo lưu của
Công ước chống tội ác diệt chủng, về vấn đề tính hợp pháp của việc các quốc gia sử
dụng vũ khí nguyên tử trong các cuộc xung đột vũ trang, giải thích các công ước hòa
bình, các kết luận tư vấn của Tòa cũng đóng góp vào việc giải quyết xung đột giữa
các quốc gia như kết luận về quy chế lãnh thổ của Tây Sahara và Tây Nam Phi
(Namibia), tính hiệu lực của các Nghị quyết của HĐBA LHQ...
2. Vai trò của ICJ được phản ánh thông qua thực tiễn hoạt động của Tòa
(tức là thể hiện thông qua việc Tòa đã thụ lý và giải quyết các tranh chấp cụ thể)
Trong thực tiễn hoạt động của Tòa đã có 148 vụ tranh chấp được đưa ra trước
Tòa (tính đến tháng 6/2010), trong số đó có 120 vụ tranh chấp đã được Tòa phân xử.
Trong số 148 vụ tranh chấp mà Tòa có thẩm quyền giải quyết, 1/3 thông qua điều
khoản thỏa thuận trong điều ước quốc tế, 1/3 qua cơ chế tuyên bố đơn phương chấp
nhận trước thẩm quyền của tòa, và 1/3 theo cơ chế chấp nhận thẩm quyền của Tòa
theo từng vụ việc(6). Những tranh chấp này được Tòa giải quyết thuộc các lĩnh vực
khác nhau, vì vậy vai trò của Tòa được thể hiện rõ trên nhiều lĩnh vực nhằm duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế; đóng góp vào việc pháp điển hóa LQT:
- Trong lĩnh vực phi thực dân hóa, Tòa đã làm sáng tỏ jus cogens của nguyên
tắc quyền dân tộc tự quyết: cụ thể, trong vụ các hệ quả pháp lý đối với các quốc gia
từ việc tiếp tục hiện diện của Nam Phi tại Nammibia (Tây Nam phi), Tòa đã lên án
các hành động được coi là vi phạm các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương
Liên hợp quốc. Tòa cho rằng các quốc gia phải có nghĩa vụ chung đối với cộng đồng
quốc tế trong việc đấu tranh vì những quyền lợi và giá trị của con người(7).
7


Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ

pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này

- Trong lĩnh vực Luật điều ước, Tòa đã khẳng định nguyên tắc tập quán và điều
ước là 2 nguồn độc lập, tương đương nhau của LQT; mọi văn kiện quốc tế cần phải
được giải thích và áp dụng trong khuôn khổ hệ thống pháp lý có hiệu lực vào thời
điểm tiến hành giải thích. Qua các vụ việc như vụ các đảo Minquier et Ecré hous,
Đền Préas vi hear, tranh chấp lãnh thổ Libi/Sát, Tòa đã củng cố lý thuyết về luật về
thời điểm và các vấn đề về thời điểm kết tinh tranh chấp, cũng như các khía cạnh của
việc giải thích và áp dụng điều ước.
- Trong lĩnh vực Luật kinh tế, Tòa cũng có những đóng góp nhất định trong việc
bảo vệ đầu tư nước ngoài, giải thích luật áp dụng và nêu ra những thiếu sót, qua đó
thúc đẩy quá trình pháp điển hóa. Tòa đã can thiệp tới nhiều vấn đề về bảo hộ ngoại
giao, vai trò của các công ty và mối quan hệ giữa chúng với các nhà nước như trong
các vụ việc Ambatelios, Notte bohm, các món nợ của Na Uy.
- Trong lĩnh vực Luật môi trường, Tòa đã nhấn mạnh tới xu hướng hiện tại khi
giải quyết những tranh chấp liên quan đến môi trường và đã lập ra Tòa rút gọn để
giải quyết các vấn đề về môi trường. Tòa cũng đóng góp trong việc xác định các
nguyên tắc điều chỉnh trách nhiệm pháp lý quốc tế của các quốc gia. Các phán quyết
của Tòa về quy thuộc trách nhiệm cho một quốc gia (như cho phái đoàn ngoại giao
và lãnh sự Mỹ tại Tehêran, các hoạt động quân sự tại Nicaragoa và chống lại
Nicaragoa) đóng vai trò không nhỏ trong quá trình pháp điển hóa các nguyên tắc liên
quan tới trách nhiệm pháp lý quốc tế của các quốc gia đối với các hành vi bất hợp tác
quốc tế(8).
Các phán quyết khác của Tòa về các lĩnh vực khác như đe dọa hoặc sử dụng vũ
khí hạt nhân, quyền quá cảnh, quyền tỵ nạn đã làm sáng tỏ vai trò của Tòa trong quá
trình phát triển Luật quốc tế.
- Trong lĩnh vực Luật biển, Tòa án đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm pháp lý
eo biển quốc tế và nguyên tắc quyền qua lại không gây hại qua eo biển quốc tế.
Chẳng hạn trong phán quyết năm 1949 vụ eo biển Corfou, Tòa cho rằng các quốc gia
vào thời kỳ hòa bình có quyền cho các tàu chiến của họ đi lại qua các eo biển quốc tế

mà không phải báo trước, quốc gia ven biển không được cản trở việc thực hiện
quyền này nếu tàu chiến không làm gì ảnh hưởng đến hòa bình an ninh trật tự, chủ
quyền và quyền tài phán khác của quốc gia ven biển. Quyền này đã được Công ước
Giơnevơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp (1958) công nhận và sau đó được phát triển
trở thành quyền quá cảnh qua các eo biển…
Thông qua việc giải quyết một số các vụ việc thuộc các lĩnh vực khác nhau của
Tòa đã cho thấy rằng, hoạt động của ICJ đã không ngừng được nâng cao về hiệu quả
trong việc giải quyết các vụ tranh chấp, từ đó góp phần quan trọng vào việc duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế, góp phần quan trọng cho tiến trình phát triển Luật quốc
tế nói chung, giúp đạt được những mục tiêu hòa bình và phát triển mà cả cộng đồng
quốc tế hướng tới.
C. Kết luận
Tòa án công lý quốc tế với hơn 60 năm hoạt động của mình, Tòa án Công lý
quốc tế đã khẳng định được vai trò là cơ quan tài phán toàn cầu trong việc giải quyết
hòa bình các tranh chấp giữa các quốc gia, duy trì hòa bình, an ninh và phát triển luật
pháp quốc tế. Với vị trí là cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc, ICJ đã đóng vai
trò quan trọng trong đời sống pháp luật quốc tế. Để tăng cường vai trò của ICJ, cần
8


Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này

phải xác định đúng vị thế của nó trong bối cảnh hiện nay bằng việc phổ biến những
vai trò to lớn của Tòa trong đời sống pháp lý quốc tế cũng như từng quốc gia trên thế
giới./.
Phụ lục một số vụ việc điển hình đã được ICJ giải quyết và một số các kết
luận tư vấn của ICJ cho các cơ quan của Liên hợp quốc góp phần vào thúc đẩy
việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, tạo cơ sở để pháp điển hóa LQT(9)
- Vụ thứ nhất: Phán quyết của Tòa về vụ Thềm lục địa biển Bắc (giữa Cộng

hòa Liên bang Đức/Đan Mạch và Cộng hòa Liên bang Đức/Hà Lan)
Trong vụ việc này, Tòa án đã được yêu cầu xác định đâu là những nguyên tắc
và những quy định của Luật quốc tế được áp dụng cho việc phân định thềm lục địa.
Phán quyết ngày 20/2/1969
Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên và đưa ra những lập luận của mình, giải
thích pháp luật quốc tế và những lý luận phù hợp cho các bên, căn cứ vào những tình
tiết của thực tế, Tòa án đã ra phán quyết của mình đối với vụ tranh chấp:
1) Các bên phải tiến hành một cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận và
họ phải có nghĩa vụ xử sự sao cho cuộc đàm phán có ý nghĩa, đó không phải là
trường hợp mà một trong các bên khăng khăng giữ lập trường của riêng mình không
có bất kỳ một sự điều chỉnh nào;
2) Trong vụ này các bên phải cùng hành động và có tính đến tất cả mọi hoàn
cảnh, sao cho các nguyên tắc công bằng được áp dụng;
3) Thềm lục địa của bất kỳ quốc gia nào cũng phải là sự kéo dài tự nhiên của
lãnh thổ đất liền và không được cản trở sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của
nước khác.
Tòa xác định rằng phương pháp cách đều có thể tạo nên sự bất công không thể
phủ nhận được nhất là trong vụ này. Vì vậy, người ta không thể sử dụng duy nhất ở
đây phương pháp này. Mặt khác không gì ngăn cản việc sử dụng nhiều phương pháp
khác nhau miễn là có thể đạt tới một khoảng hợp lý. “công bằng không có nghĩa nhất
thiết phải bằng nhau”. Nếu không có một phương pháp hoạch định nào cho phép
tránh khỏi một sự bất công tương đối, điều đó sẽ chứng tỏ rằng không nên chỉ xem
xét một phương thức duy nhất mà nên xem xét có một mục đích duy nhất.
Cuối cùng, để các bên tự lựa chọn phương thức, Tòa nêu ra một số khả năng áp
dụng nguyên tắc công bằng. Lưu ý rằng phải xem xét để bảo đảm rằng các quốc gia
sẽ áp dụng các phương thức công bằng một cách tự do, không có giới hạn, từ đó tìm
ra một sự cân bằng hợp lý. Nhiều yếu tố phải được xem xét tới: yếu tố địa chất, yếu
tố địa lý, sự thống nhất của các mỏ, tỷ lệ giữa bề rộng thềm lục địa với chiều dài bờ
biển. Các phương thức được chọn lựa có thể dẫn đến sự chồng lấn các vùng biển.
Tòa cho rằng cần phải chấp nhận hoàn cảnh này như là một hệ quả và có thể giải

quyết hoặc bằng việc phân chia thành các phần đều nhau hoặc bằng các thảo thuận
khai thác chung, giải quyết cuối đặc biệt có vẻ thích hợp cho việc duy trì tính thống
nhất chung của mỏ.
Ý nghĩa của phán quyết
- Trong phán quyết lịch sử của mình, Tòa án đã khôi phục và phát triển thêm
nguyên tắc kéo dài tự nhiên đã được Tuyên bố Truman và công việc chuẩn bị của Ủy
9


Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này

ban Luật quốc tế cho Hội nghị thứ nhất của Liên hợp quốc về Luật biển. Tòa đã nêu
ra được nguyên tắc: “đất thống trị biển”. Chính chủ quyền của quốc gia ven biển trên
lãnh thổ đã ipsofacto một cách đương nhiên đem lại quyền chủ quyền cho họ trên
phần thềm lục địa kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển.
- Tòa đã bác bỏ tính ưu tiên của nguyên tắc đường cách đều (trung tuyến) trong
phân định. Tòa đã khái quát hóa và đề xuất các nguyên tắc về thỏa thuận, nguyên tắc
về kéo dài tự nhiên, nguyên tắc tính đến các hoàn cảnh đặc biệt và nguyên tắc công
bằng trong phân định biển. Phán quyết của Tòa đã tạo bước ngoặt lịch sử trong sự
phát triển của Luật biển quốc tế.
- Tòa đã phân tích và nêu rõ các điều kiện để một nguyên tắc, một quy phạm
mang tính điều ước có thể trở thành một nguyên tắc, một quy phạm tập quán.
- Vụ thứ hai: Phán quyết của ICJ về vụ các hoạt động quân sự và bán quân
sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa (Nicaragoa kiện Mỹ)
Ngày 9/4/1984, Nicaragoa gửi đơn đến Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) khởi kiện
Mỹ về vụ tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của Mỹ trong việc tiến hành các hoạt
động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa. Đồng thời,
Nicaragoa cũng yêu cầu chỉ ra các biện pháp bảo đảm cần thiết.
Ngày 10/5/1984, Tòa đã đưa ra quyết định chỉ định các biện pháp bảo đảm: phía

Mỹ phải chấm dứt ngay các hoạt động phong tỏa các cảng của Nicaragoa, đặc biệt là
việc đặt mìn và các hoạt động tương tự. Trong giai đoạn đầu của vụ kiện, Tòa sẽ xem
xét vấn đề về thẩm quyền của Tòa và liệu đơn khởi kiện của Nicaragoa có thể chấp
nhận được không. Ngày 26/11/1984, Tòa ra phán quyết khẳng định Tòa có thẩm
quyền xem xét vụ kiện và đơn khởi kiện của Nicaragoa có thể chấp nhận được.
Sau khi xem xét ý kiến của các bên và trên cơ sở các quy phạm Luật quốc tế,
Tòa đã kết luận:
Phía Mỹ đã vi phạm các nguyên tắc tập quán của Luật quốc tế về cấm sử dụng
vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng như cấm can thiệp vào
công việc nội bộ của quốc gia khác. Tòa đã xem xét yêu cầu đòi bồi thường của
Nicaragoa (370,2 triệu USD) và cho rằng Tòa có thẩm quyền xem xét đơn khởi kiện
này của Nicaragoa trong một thủ tục khác. Tòa kêu gọi các bên nên hợp tác để tìm
kiếm một giải pháp hòa bình phù hợp với nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh
chấp của Luật tập quán và đã được khẳng định bởi Điều 33 Hiến chương Liên hợp
quốc.
Ý nghĩa của phán quyết
- Đây là vụ điển hình trong thực tiễn xét xử của ICJ về mặt thủ tục. Nó bao gồm
tất cả các bước mà Tòa phải giải quyết trong vấn đề thủ tục: thủ tục xác lập các biện
pháp bảo đảm, thủ tục về bác bỏ trước thẩm quyền của Tòa, thủ tục xét đơn xin can
dự của bên thứ ba, thủ tục xét xử khi một bên đương sự vắng mặt, thủ tục xét xử nội
dung, thủ tục xem xét bồi thường…
- Đây là vụ việc điển hình về tính trung lập, vô tư, công bằng và đúng đắn của
Tòa vì Tòa phải giải quyết tranh chấp giữa một bên là Mỹ- thành viên thường trực
Hội đồng bảo an; một bên là nước nhỏ Nicaragoa, mới giành được độc lập. Trên cơ
sở các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế, xem xét tất cả các tình tiết của vụ việc và
10


Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này


đối chiếu với quy phạm Luật quốc tế, Tòa đã xử thắng kiện cho Nicaragoa, kể cả sự
phản đối của Mỹ không tham dự tiếp các thủ tục của Tòa. Phán quyết này đã đem lại
niềm tin cho các nước đang phát triển vào vai trò của Tòa trong giải quyết hòa bình
các tranh chấp quốc tế.
- Phán quyết của Tòa đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết câu hỏi về
quan hệ giữa các nguồn của Luật quốc tế. Tòa đã khẳng định tính độc lập của Luật
tập quán với Luật điều ước và làm sáng tỏ thêm nội dung các nguyên tắc của Luật
quốc tế. Tòa đã có những đóng góp nhất định trong việc xác định ranh giới giữa các
nguyên tắc của LQT- những vấn đề nóng bỏng của LQT và thời sự quốc tế và tiếp
tục là những bài học trong việc giải quyết các xung đột sắc tộc hiện nay…
Thông qua 2 phán quyết trên (đó là những hoạt động xem xét vụ án cụ thể, tức
là Tòa đã tiến hành những hoạt động cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của mình) ICJ đã thể hiện vai trò của mình – một cơ quan tài phán quốc tế có nhiệm
vụ cùng với các cơ quan khác của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các tranh chấp
quốc tế bằng biện pháp hòa bình, giải quyết những bất ổn trên phạm vi toàn thế giới
về các lĩnh vực khác nhau. Với những hoạt động xét xử thực tiễn đó, Tòa đã góp
phần vào việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, tạo điều kiện cho việc pháp điển
hóa LQT và hình thành những quy phạm mới của Luật quốc tế.
* Một số kết luận tư vấn của Tòa
- Kết luận tư vấn ngày 4/5/1948 về các điều kiện để kết nạp một quốc gia
vào Liên hợp quốc (Điều 4 Hiến chương Liên hợp quốc)
Sự kiện: do sự đối đầu giữa hai khối ngay từ những năm đầu hoạt động, Liên
hợp quốc đã vấp phải một số thực tế khó khăn trong việc kết nạp thành viên mới.
Liên Xô thường bỏ phiếu chống khi đặt vấn đề kết nạp một quốc gia được Mỹ hậu
thuẫn và ngược lại, việc kết nạp các quốc gia thuộc hệ tư tưởng khác nhau đã làm
nảy sinh trong sinh hoạt quốc tế thông lệ trao đổi “có đi có lại” nhằm tạo lập một sự
dung hòa về chính trị. Để làm rõ khía cạnh pháp lý của vấn đề này, ngày 17/11/1947,
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết để yêu cầu ICJ cho kết
luận tư vấn về vấn đề này.

Sau khi nhận được yêu cầu, ICJ đã đưa ra các lập luận của mình về việc
kết nạp thành viên mới vào Liên hợp quốc như sau:
“từ các cơ sở trên, Tòa án Công lý quốc tế với 9 phiếu thuận 6 phiếu trống kết
luận rằng:
Một thành viên của Liên hợp quốc theo Điều 4 Hiến chương, bày tỏ ý kiến của
mình thông qua lá phiếu hoặc tại Hội đồng bảo an hoặc tại Đại hội đồng về việc kết
nạp một quốc gia là thành viên LHQ, không có cơ sở pháp lý nào để gắn sự chấp
thuận của mình về kết nạp thành viên mới với các điều kiện không được trù định rõ
ràng trong khoản 1 của điều khoản này. Trường hợp cụ thể, khi đã thừa nhận rằng
quốc gia đề cử đã thỏa mãn đầy đủ các điều kiện trong khoản 1 Điều 4, quốc gia
thành viên Liên hợp quốc không thể bỏ phiếu thuận kèm với điều kiện là một số
quốc gia khác nữa cũng phải được chấp thuận là thành viên Liên hợp quốc”.

11


Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này

- Ngoài ra, còn một số các kết luận tư vấn nữa như: kết luận tư vấn ngày
20/71962 về một vài chi tiêu của Liên hợp quốc (Điều 17 khoản 2 Hiến chương)
Về vấn đề này, Tòa đã đưa ra kết luận tư vấn như sau, trên cơ sở các lập luận
của Tòa và những quy phạm Luật quốc tế:
Với 9 phiếu thuận, 5 phiếu chống, Tòa án trả lời khẳng định cho câu hỏi được
đặt ra xin kết luận tư vấn. Đó là, những khoản chi phí cho các hoạt động ở Congo và
cho lực lượng khẩn cấp ở Trung Đông là hoàn toàn phù hợp với Điều 17 khoản 2
Hiến chương Liên hợp quốc.
- Hay như “kết luận tư vấn của ICJ về vụ việc ngày 17/2/2008 về tỉnh Kosovo:
ngày 18/8/2008, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Serbi đã chuyển đến Đại hội đồng Liên
hợp quốc và đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp nhận chuyển đến cho Tòa án

Công lý quốc tế yêu cầu tư vấn về việc ngày 17/2/2008 tỉnh Kosovo đã đơn phương
tuyên bố độc lập với câu hỏi: “Tuyên bố độc lập đơn phương của Kosovo có phù hợp
với luật pháp quốc tế không?”.
Một yêu cầu tư vấn nữa cũng được gửi tới ICJ đó là trường hợp: Hội đồng bảo
an Liên hợp quốc đã có một yêu cầu tư vấn ý kiến của Tòa án về hậu quả pháp lý về
sự tiếp tục có mặt của các nước tại Nam Namibia (Tây Nam châu Phi) mặc dù đã có
Nghị quyết của Hội đồng bảo an số 276 (1970)” (10), ngoài ra còn các kết luận tư vấn
khác của ICJ cũng được đưa ra và có vai trò quan trọng đối với những chủ thể đã yêu
cầu tư vấn.
Với những kết luận tư vấn nêu trên, Tòa đã thể hiện vai trò quan trọng của mình
được Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận là có thẩm quyền đưa ra những kết luận
tư vấn, với những hoạt động thực tiễn về việc đưa ra các kết luận tư vấn trên đây,
Tòa đã đóng góp rất lớn cho việc giải thích pháp luật, tạo điều kiện để pháp điển hóa
các quy phạm Luật quốc tế và tạo cơ sở cho những hoạt động đúng đắn của các cơ
quan xin tư vấn trước khi các cơ quan này đưa rat hi hành những quyết định của
mình để bảo đảm phù hợp với các quy phạm của Luật quốc tế.
****************
Chú thích:
(1)
trích ThS. Ngô Hữu Phước, Luật Quốc tế, NXB. CTQG 2010;
(2)
trích ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS. Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên),
Giáo trình Luật quốc tế, NXB. Giáo dục Việt Nam 2010;
(3),(4)
xem Điều 36, Điều 41 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế;
(5),(6)
xem ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS. Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên),
Giáo trình Luật quốc tế, NXB. Giáo dục Việt Nam 2010;
(7),(8)
trích PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, Tòa án Công lý quốc tế, NXB.

CTQG2000;

12


Phân tích vai trò của một Cơ quan tài phán Quốc tế (Tòa án Công lý quốc tế ICJ) dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan này
(9)

trích Phần II. Các phán quyết và kết luận tư vấn chọn lọc của Tòa án Công lý
quốc tế, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, Tòa án Công lý quốc tế, NXB. CTQG 2000;
(10)
trích ThS. Ngô Hữu Phước, Luật Quốc tế, NXB. CTQG 2010.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà nội,
2004;
2. Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân- Ths. Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên), Giáo
trình Luật quốc tế, Nxb. Giáo dục VN, Thái Nguyên 2010;
3. Vũ Thị Mai Liên, Vai trò của Tòa án quốc tế trong giải quyết hòa bình các
tranh chấp quốc tế, Tạp chí Luật học- Đặc san kỷ niệm 60 năm thành lập Liên hợp
quốc;
4. Nguyễn Hồng Thao, Tòa án Công lý quốc tế, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2000.
5. Keo Pheak Kdey, Phương pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế,
Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2002;
6. Hiến chương Liên hợp quốc và Quy chế Tòa án Công lý quốc tế;
7. ThS. Ngô Hữu Phước, Luật Quốc tế, Nxb. CTQG 2010;
8. Nguồn Internet.

13




×