Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

LÝ THUYẾT ĐỤNG độ GIỮA các nền văn hóa văn MINH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT các vấn đề CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.01 KB, 13 trang )

1

BÀI TẬP NHÓM VỀ LÝ THUYẾT ĐỤNG ĐỘ GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA VĂN
MINH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ HIỆN NAY
I. Thế nào là sự đụng độ giữa các nền văn hóa văn minh?
Samuel Huntington – giáo sư lâu năm của Đại học Harvard Mỹ là một học giả nổi
tiếng về các vấn đề thời sự thế giới. Ông đã có nhiều nghiên cứu về sự đụng độ giữa các
nền văn hóa văn minh và theo quan điểm của ông nguồn gốc cơ bản của các xung đột
trên thế giới này sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa. Các ranh giới quan trọng
nhất chia rẽ loài người và nguồn gốc bao trùm của các xung đột sẽ là văn hóa. Nhà nước
dân tộc vẫn là nhân vật chủ yếu trên sân khấu thế giới, nhưng các xung đột cơ bản nhất
của chính trị toàn cầu sẽ diễn ra giữa các dân tộc và các nhóm người thuộc những nền
văn minh khác nhau. Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối
chính trị thế giới. Ranh giới giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến tương lai.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, thế giới bị phân chia thành Thế giới thứ Nhất, Thế
giới thứ Hai và Thế giới thứ Ba. Nhưng sau đó, cách phân chia đó không còn thích hợp
nữa. Giờ đây sẽ có ý nghĩa hơn nhiều nếu phân nhóm các nước theo các tiêu chí văn hóa
và văn minh chứ không căn cứ vào hệ thống chính trị hay kinh tế, hoặc theo trình độ phát
triển kinh tế của chúng.
Khi nói tới văn minh, ta hàm ý điều gì? Văn minh là một thực thể văn hóa nào đấy.
Làng xóm, khu vực, nhóm sắc tộc, dân tộc, cộng đồng tôn giáo, tất cả đều mang sắc thái
văn hóa đặc thù của mình, phản ánh những mức độ khác nhau của tính không đồng nhất
về văn hoá. Về văn hóa, một làng phía Nam có thể khác với một làng phía Bắc Italia,
song chúng vẫn là những xóm làng Italia, bạn không thể lẫn lộn chúng với những xóm
làng người Đức. Về phần mình, các nước Châu Âu có những đặc tính văn hóa chung
phân biệt chúng với thế giớl Trung Quốc hay Ảrập.
Vậy là chúng ta đã đi tới bản chất của vấn đề. Bởi vì thế giới Phương Tây, vùng
Ảrập và Trung Quốc không phải là những phần của một cộng đồng văn hóa lớn hơn.
Chúng là những nền văn minh. Chúng ta có thể xác dịnh văn minh là một cộng đồng văn
hóa cao nhất, là trình độ cao nhất của tính đồng nhất văn hóa của con người. Cấp độ tiếp
theo sẽ là những gì phân biệt loài người với các loài động vật khác. Các nền văn minh


được xác định bởi sự hiện hữu những nhân tố chung khách quan như ngôn ngữ, lịch sử,
tôn giáo, phong tục, thể chế và cả bởi những đặc tính chủ thể của con người. Con người
có những cấp độ tự đồng nhất khác nhau: một cư dân thành Rôm có thể xác định mình ở
những mức độ khác nhau là người Rôm, người Italia, tín đồ Thiên chúa giáo, tín đồ Kito
giáo, người Châu Âu và người Phương Tây. Nền văn minh là cấp độ tính đồng nhất rộng
lớn nhất mà anh ta sở thuộc. Tính tự đồng nhất về văn hóa của con người có thể thay đổi
và do đó, thành phần ranh giới của các nền văn minh cũng thay đổi theo.


2

Nền văn minh có thể bao hàm một lượng người đông như Trung Quốc mà như
Lucian Pye đã nói, „đó là một nền văn minh đóng vai trò nhà nước“, hoặc một nhóm
người rất nhỏ như cộng đồng người Carribe nói tiếng Anh. Một nền văn minh có thể bao
hàm một số nhà nước dân tộc như các nền văn minh Phương Tây, Mỹ Latinh, Ảrập, hoặc
có thể chỉ gồm một nhà nước như nền văn minh Nhật Bản. Rõ ràng, các nền văn minh có
thể bị pha trộn, chồng lấn lẫn nhau và bao gồm nhiều tiểu văn minh. Nều văn minh
Phương Tây có hai biến thể chủ yếu châu Âu và Bắc Mỹ, còn nền văn minh Hồi giáo thì
có các tiểu văn minh Ảrập, Thổ Nhĩ Kỳ và Mã Lai. Dầu sao, các nền văn minh cũng là
những chỉnh thể xác định và những ranh giới giữa chúng tuy ít khi rạch ròi nhưng có
thực. Các nền văn minh rất năng động với những bước thăng trầm, tách nhập. Và như
mọi sinh viên sử học đều biết, có những nền văn minh mất đi, cát bụi thời gian chôn vùi
chúng.
Ở Phương Tây người ta cho rằng nhà nước dân tộc là những nhân vật chủ yếu trên
sân khấu quốc tế. Nhưng chúng đóng vai trò này chỉ trong mấy trăm năm. Một phần lớn
lịch sử loài người là lịch sử các nền văn minh. Theo tính toán của A. Toynbee, lịch sử
loài người đã biết tới 21 nền văn minh. Chỉ có 6 trong số chúng còn tồn tại trên thế giới
hiện nay.
II. Tại sao các nền văn minh không tránh khỏi đụng độ với nhau?
Tính đồng nhất ở cấp độ nền văn minh sẽ ngày càng quan trọng và diện mạo thế

giới sẽ được định hình ở mức độ đáng kể trong tiến trình tương tác giữa bảy hoặc tám nền
văn minh lớn. Chúng bao gồm các nền văn minh: Phương Tây, Khổng giáo, Nhật Bản,
Hồi giáo, Ấn Ðộ, Slave Ðông chính giáo, Mỹ Latinh và có thể cả Phi Châu, những xung
đột quan trọng nhất trong tương lai sẽ nổ ra dọc theo các đường ranh giới phân cách các
nền văn minh này. Tại sao lại như vậy?
Trước hết, những khác biệt giữa các nền văn minh không những hiện thực mà còn
cơ bản. Các nền văn minh khác nhau về lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống và quan
trọng nhất là tôn giáo. Con người thuộc các nền văn minh khác nhau nhìn theo cách khác
nhau về các quan hệ giữa Chúa và Con người, cá nhân và nhóm, công dân và nhà nước,
cha mẹ và con cái, vợ và chồng, có các quan niệm khác nhau về tầm quan trọng tương
quan giữa các quyền và nghĩa vụ, tự do các cưỡng bức, bình đẳng và đẳng cấp. Những
khác biệt này là sản phẩm của nhiều thế kỷ. Chúng sẽ không nhanh chóng biến mất.
Chúng cơ bản hơn so với những khác biệt về hệ tư tưởng chính trị và chế độ chính trị.
Đương nhiên khác biệt không nhất thiết có nghĩa là xung đột, và xung đột không nhất
thiết có nghĩa là bạo lực. Song qua nhiều thế kỷ, chính là những khác biệt giữa các nền
văn minh đã gây ra những xung đột dai dẳng nhất và đẫm máu nhất.
Thứ hai, thế giới đang trở nên bé đi. Tác động qua lại giữa các dân tộc thuộc các
nền văn minh khác nhau tăng lên. Ðiều đó làm tăng tự ý thức văn minh, làm sâu thêm sự
nhận biết về những khác biệt giữa các nền văn minh cũng như những điểm tương đồng


3

trong khuôn khổ một nền văn minh. Làn sóng người Bắc Phi nhập cư vào Pháp gây ra
thái độ thù địch trong người Pháp nhưng đồng thời làm tăng thiện cảm đối với những
người nhập cư khác: „những tín đồ Thiên chúa giáo và người Châu Âu ngoan đạo“ từ Ba
Lan. Người Mỹ phản ứng trước sự đầu tư của Nhật một cách bệnh hoạn hơn nhiều so với
những khoản đầu tư ở mức lớn hơn của Canada và các nước Châu Âu. Mọi chuyện diễn
ra theo kịch bản mà Donald Horowitz đã viết: „Một ngườ Ibo có thể là Oweri Ibo hoặc
Onitsha Ibo khi ở miền Ðông Nigeria. Nhưng đến thủ đô Lagot, anh ta chỉ đơn thuần là

người Ibo. Tới London, anh ta là người Nigeria, tới New York anh ta là người châu Phi“.
Tác động qua lại giữa những đại biểu của các nền văn minh khác nhau củng cố ý thức về
văn minh của họ vì điều đó, đến lượt nó, lại làm gay gắt thêm những bất đồng và „thù
hận đã đi vào chiều sâu của lịch sử hay ít ra là được tiếp nhận theo kiểu đó.
Thứ ba, những quá trình hiện đại hoá kinh tế và biến đổi xã hội trên toàn thế giới
đang phá vỡ tính đồng nhất truyền thống của con người nơi địa bàn cư trú, đồng thời làm
suy giảm vai trò của nhà nước dân tộc với tính cách là nguồn gốc của sự đồng nhất.
Những khoảng trống hình thành như vậy phần lớn được tôn giáo, thường là dưới dạng
các phong trào chính thống, lấp vào. Những phong trào này xuất hiện không chỉ trong
Hồi giáo, mà cả trong Kito giáo Phương Tây, Do Thái giáo, Phật giáo, Ấn Ðộ giáo. Ở hầu
hết các nước và hầu hết các tôn giáo, trào lưu chính thống được sự ủng hộ của những
người trẻ tuổi có học vấn, các chuyên gia có chuyên môn cao trong tầng lớp trung lưu,
những người làm nghề tự do, các nhà doanh nghiệp. Như George Weigel đã nhận xét:
„Phi thế tục hóa thế giới là một trong những hiện tượng xã hội nổi bật ở cuối thể kỷ XX“.
Sự phục sinh của tôn giáo, hay như Gilles Kepel nói, „sự phục thù của Chúa“ tạo cơ sở
cho sự đồng nhất và gắn bó với tính chung, vượt ra ngoài biên giới quốc gia, và cho sự
thống nhất của các nền văn minh.
Thứ tư, sự phát triển của tự ý thức văn minh được quyết định bởi vai trò 2 mặt của
Phương Tây. Một mặt, Phương Tây đứng trên đỉnh cao quyền lực của mình, nhưng mặt
khác, và có thể là vì vậy trong các nền văn minh phi Phương Tây đang diễn ra hiện tượng
trở về cội nguồn. Người ta nghe thấy đề cập ngày càng nhiều tới những xu hướng hướng
nội và „Châu Á hoá“ ở Nhật, tới sự kết thúc ảnh hưởng Nehru và „Hindu hóa“ Ấn Ðộ, tới
tư tưởng về sự sụp đổ của các tư tưởng Phương Tây về Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa
dân tộc và „Hồi giáo hóa“ Trung Ðông, và gần dây nhất là cuộc tranh cãi về Phương Tây
hóa hay là Nga hóa đất nước của Boris Elsin. Một Phương Tây ở đỉnh cao quyền lực của
mình đối dầu với các nước phi Phương Tây ngày càng có mong muốn, quyết tâm và
nguồn lực để hình thành thế giới theo mô hình phi Phương Tây.
Trong quá khứ, giới elit của các nước phi Phương Tây thường là những người có
liên quan nhiều nhất đến với Phương Tây, được đào tạo ở các trường Oxford (Anh),
Sorbonne (Pháp) hoặc Sandhurst (Anh) và đã hấp thụ những giá trị và lối sống Phương

Tây. Trong khi đó, cư dân ở các nước này thường duy trì mối liên hệ liên tục với văn hóa
bản địa của mình. Song giờ đây, mọi thứ đã thay đổi. Ở nhiều nước phi Phương Tây,
trong giới elit đang diễn ra quá trình mạnh mẽ phi Phương Tây hóa và quay trở về với cội


4

nguồn văn hóa riêng của mình. Trong khi đó những tập quán lối sống và văn hóa Phương
Tây, thường là của Mỹ, lại được phổ biến trong các tầng lớp quần chúng đông đảo.
Thứ năm, các đặc tính và khác biệt văn hoá ít thay đổi hơn so với các đặc tính và
khác biệt về kinh tế và chính trị và do vậy việc giải quyết và đưa chúng tới thỏa hiệp
cũng phức tạp hơn. Ở Liên Xô trước đây, những người cộng sản có thể trở thành người
giàu, nhưng người Nga dù có muốn bao nhiêu cũng không thể trở thành người Estonia,
và người Azerbaizan không thể trở thành người Armenia. Trong những cuộc xung dột về
giai cấp và hệ tư tưởng, câu hỏi mấu chốt là «Anh theo phe phái nào?“ và người ta có thể
lựa chọn đứng về phe nào, và thay đổi lập trường đã chọn. Trong đụng độ giữa các nền
văn minh, câu hỏi đặt ra theo cách khác: „Anh là ai?“ Ðấy là điều đã định và không ai có
thể thay đổi. Như chúng ta đã biết qua kinh nghiệm Bosnia, Kavkaz, Suđan, nếu trả lời
sai câu hỏi này, anh có thể lập tức nhận một viên đạn vào đầu. Tôn giáo chia rẽ con người
còn khắt khe hơn cả tính quy thuộc sắc tộc. Một người có thể lai nửa Pháp, nửa Ảrập và
thậm chí có thể là công dân của cả hai nước này, nhưng sẽ phức tạp hơn nhiều nếu một
nửa là tín đồ Thiên chúa giáo, một nửa là tín đồ Hồi giáo.
Cuối cùng, chủ nghĩa khu vực kinh tế đang tăng lên. Tỷ lệ chu chuyển thương mại
bên trong khu vực trong thời kỳ năm 198089 ở Châu Âu tăng từ 51 lên 59%, ở Ðông Á từ
33 lên 37% và ở Bắc Mỹ từ 32 lên 36%. Nhìn chung, vai trò của các mối liên hệ kinh tế
khu vực sẽ được tăng cường. Một mặt, chủ nghĩa khu vực kinh tế thành công sẽ củng cố
ý thức quy thuộc về một nền văn minh. Mặt khác chủ nghĩa kinh tế khu vực chỉ có thể
thành công khi nó bắt rễ sâu vào tính chung của nền văn minh. Cộng đồng Châu Âu dựa
vào các cơ sở chung của văn hóa Châu Âu và Kito giáo Phương Tây. Thành công của
Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phụ thuộc vào sự nhích dần liên tục giữa các

nền văn hoá Mỹ, Canada và Mexico. Ngược lại, Nhật vấp phải những khó khăn trong
việc tạo ra một cộng đồng kinh tế tương tự ở Ðông Nam Á vì Nhật là một xã hội và một
nền văn minh cá biệt. Dù các mối quan hệ thương mại và tài chính của Nhật với các nước
còn lại của Ðông Nam Á có mạnh như thế nào thì những khác biệt văn hóa giữa Nhật với
các nước ấy vẫn cản trở chúng tiến lên theo con đường liên kết kinh tế khu vực như mô
hình của Tây Âu hay Bắc Mỹ.
Trái lại, tính cộng đồng văn hóa rõ ràng đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển mau chóng những mối quan hệ kinh tế giữa Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với
Hồng Kông, Ðài Loan, Singapore và những cộng đồng người Hoa ở các nước Châu Á
khác. Với sự kết thúc cuộc Chiến tranh lạnh, tính cộng đồng văn hóa nhanh chóng lấn át
những bất đồng về hệ tư tưởng. Trung Hoa lục địa và Ðài Loan đang ngày càng xích lại
gần nhau. Nếu tính cộng đồng văn hóa là tiền đề cho liên kết kinh tế thì trung tâm khối
kinh tế Ðông Á trong tương lai rất có thể sẽ là Trung Quốc. Thực tế khối này đã xuất
hiện. Như Murray Weidenbaum nhận xét: „Mặc dù Nhật Bản hiện đang chi phối trong
khu vực, nhưng một trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính mới ở Châu Á đang
nhanh chóng xuất hiện trên cơ sở của Trung Quốc. Không gian chiến lược này có tiềm
năng công nghệ và sản xuất hùng mạnh (Đài Loan), có các cán bộ với kỹ năng lỗi lạc


5

trong lĩnh vực tổ chức, tiếp thị và dịch vụ (Hồng Kông), có một mạng lưới truyền thông
tốt (Singapore), một nguồn vốn tài chính lớn (cả ba nước) và những nguồn lực to lớn về
đất đai, tài nguyên và lao động (Trung Hoa lục địa)... Cái cộng đồng có ảnh hưởng mà
phần nhiều được xác lập trên sự phát triển cơ sở tông pháp truyền thống này chạy dài từ
Quảng Châu tới Sinenpore, từ Kuala Lumpur tới Manila. Đó là xương sống của nền kinh
tế Ðông Á“ [l].
Tính tương đồng văn hóa tôn giáo cũng tạo thành nền tảng của Tổ chức Hợp tác
Kinh tế, liên kết 10 nước Hồi giáo không thuộc khối Ảrập: Iran, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ,
Azebaizan, Kazakhstan, Kirgizitan, Turmenia, Tadzhikistan, Uzbekistan và Afghanistan.

Tổ chức này vốn được sáng lập trong những năm 1960 bởi 3 nước Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan
và Iran, song xung lực quan trọng cho sự khôi phục và mở rộng nó là việc các nhà lãnh
đạo một số nước tham gia tổ chức này ý thức được rằng họ không có cơ hội được thu
nhận vào Cộng đồng châu Âu. Tương tự, tổ chức CARICOM, Thị trường chung Trung
Mỹ và MERCOSUR đều dựa trên nền tảng văn hóa chung. Tuy vậy, các nỗ lực xây dựng
một cộng đồng kinh tế rộng lớn hơn gồm các đảo quốc vùng Caribe và Trung Mỹ không
thu được kết quả: việc bắc nhịp cầu giữa văn hóa Anh và văn hóa Mỹ Latinh cho đến nay
vẫn không thành.
Khi xác định tính đồng nhất riêng của mình theo các mặt sắc tộc và tôn giáo, người
ta có thiên hướng gọi các quan hệ giữa mình với những người thuộc các sắc tộc và tôn
giáo khác như là các quan hệ giữa „chúng ta“ và „họ“. Sự cáo chung của các nhà nước hệ
tư tưởng hóa ở Ðông Âu và Liên Xô cũ cho phép các hình thức truyền thống của tính
đồng nhất và mâu thuân săc tộc nổi lên hàng đầu. Những khác biệt về văn hóa và tôn giáo
tạo ra những bất đồng trên phạm vi lớn về những vấn đề chính sách, như nhân quyền hay
di cư, thương mại hay sinh thái. Sự gần gũi về địa lý làm nảy sinh những yêu sách về
lãnh thổ từ Bosnia tới Minđanao. Nhưng điều quan trọng nhất là những nỗ lực của
Phương Tây nhằm truyền bá các giá trị của mình - nền dân chủ và chủ nghĩa tự do với
tính cách là những giá trị toàn nhân loại, duy trì ưu thế quân sự và củng cố những lợi ích
kinh tế của mình - đã vấp phải sự chống đối của các nền văn minh khác. Các chính phủ
và các nhóm chính trị ngày càng không có khả năng động viên cư dân và hình thành nên
các liên minh trên cơ sở hệ tư tưởng và chúng càng cố gắng đạt được sự ủng hộ bằng
cách cầu cứu đến tính cộng đồng về tôn giáo và văn minh.
Bởi vậy, sự đụng độ giữa các nền văn minh diễn ra ở hai cấp độ. Ở cấp vi mô các
nhóm nước lân cận dọc đường ranh giới giữa các nền văn minh đấu tranh, thường là đổ
máu, để giành quyền kiểm soát đất đai và kiểm soát lẫn nhau. Ở cấp vĩ mô, các nước
thuộc những nền văn minh khác nhau cạnh tranh giành ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế
và quân sự, tranh giành quyền kiểm soát các thể chế quốc tế và các nước thứ ba, đồng
thời ra sức khẳng định các giá trị tôn giáo và chính trị của mình.
III. Bằng chứng về sự đụng độ giữa các nền văn hóa, văn minh



6

1. Hội chứng ”quốc gia thân tộc”
Trước hết phải đề cập đến hội chứng ”quốc gia thân tộc” mà trong đó, các nhóm
hoặc các nước thuộc một nền văn minh dính líu vào một cuộc chiến tranh với những
người thuộc một nền văn minh khác đương nhiên tìm cách tập hợp sự ủng hộ của các đại
biểu của nền văn minh của mình. Với sự kết thúc Chiến tranh lạnh, một trật tự thế giới đã
hình thành, và theo mức độ hình thành đó, tính quy thuộc về một nền văn minh, hay nói
như S. Greenwey, hội chứng „quốc gia thân tộc“ đang thay thế hệ tư tưởng chính trị và
các cách kiến giải truyền thống về việc duy trì sự cân bằng sức mạnh với tính cách là
nguyên tắc cơ bản của hợp tác và liên minh. Có thể thấy hôi chứng này đang xuất hiện
dần dần qua tất cả các cuộc xung đột thời gian gần đây: ở vùng Vịnh Persic, vùng Kavkaz
và Bosnia. Ðúng là tất cả các cuộc xung đột này không phải là các cuộc chiến tranh với
quy mô đầy đủ giữa các nền văn minh , nhưng mỗi cuộc xung đột đều bao hàm những
yếu tố của sự tập hợp bên trong các nền văn minh. Ðiều đó dường như đã trở nên lớn hơn
khi các cuộc xung đột tiếp tục.
Thứ nhất: Trong các cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, một nước Ảrập đã xâm chiếm
một nước Ảrập khác và tiếp đó phải chiến đấu với một liên minh gồm các nước Ảrập,
Phương Tây và các nước khác. Tuy chỉ có một vài chính phủ Hồi giáo công khai ủng hộ
Saddam Hussein, nhưng giới elit cầm quyền của nhiều nước Ảrập, với tư cách cá nhân,
đã ủng hộ ông ta và Saddam Hussein đã rất được lòng dân trong các tầng lớp đông đảo cư
dân Ảrập. Các phong trào chính thống Hồi giáo đã hoàn toàn ủng hộ Iraq chứ không ủng
hộ các chính phủ Kuweit và Ảrập Xêút được Phương Tây hỗ trợ. Hâm nóng lại chủ nghĩa
dân tộc Ảrập, Saddam Hussein công khai kêu gọi cộng đồng Hồi giáo. Ông ta và những
người ủng hộ cố diễn tả cuộc chiến tranh này như một cuộc đấu tranh giữa các nền văn
minh. Như lời ông Safer Al-Hawai, chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu Hồi giáo tại Ðại học
Umn Al-Quara ở Mecca, nói trong một bài diễn văn được phổ biến rộng rãi: „Ðấy không
phải là thế giới chống lại Iraq mà là Phương Tây chống lại Hồi giáo“. Vượt qua các cuộc
cạnh tranh giữa Iran, Ayatollah Ali Khomenei đã kêu gọi tiến hành một cuộc chiến tranh

thần thánh chống lại Phương Tây: „Cuộc đấu tranh chống sự xâm lăng, lòng tham, các kế
hoạch và chính sách của Mỹ sẽ được coi là cuộc thánh chiến và những ai hi sinh trong
cuộc chiến này dều là những người tử vì đạo“. Còn vua Georđani là Hussein thì tuyên bố:
„Ðây là cuộc chiến tranh chống lại tất cả người Ảrập và người Hồi giáo chứ không chỉ
chống lại riêng Iraq“.
Một tập hợp gồm phần lớn giới elit và cư dân Ảrập hậu thuẫn cho Saddam Hussein
đã làm cho các chính phủ Ảrập lúc đầu tham gia liên minh chống Iraq phải hạn chế bớt
hành đồng và hạ giọng những tuyên bố công khai của họ. Các chính phủ Ảrập đã tránh xa
hoặc phản đối những cố gắng tiếp theo của Phương Tây nhằm gây sức ép đối với Iraq,
trong đó có việc quy định khu vực „cấm bay“ áp dụng từ mùa hè năm 1992 và ném bom
Iraq hồi tháng 1-93. Liên minh chống Iraq, gồm Phương Tây, Liên Xô, Thổ Nhĩ Kỳ và
các nước Ảrập, hình thành năm 1990, đến năm 1993 chỉ còn lại Phương Tây và Kuweit.
So sánh quyết tâm của Phương Tây chống Iraq với việc Phương Tây không bảo vệ dược


7

những người Hồi giáo Bosnia trước người Serb và không áp dặt được những sự trừng
phạt đối với việc Israel vi phạm những nghị quyết của Liên IIợp Quốc, những người Hồi
giáo tố cáo Phương Tây áp dụng tiêu chuẩn nước dôi. Nhưng thế giới diễn ra sự đụng độ
giữa các nền văn minh tất yếu là một thế giới với tiêu chuẩn nước đôi: người ta áp dụng
một tiêu chuẩn cho các „nước thân tộc“ và một tiêu chuẩn khác cho các nước còn lại.
Thứ hai: Hội chứng nước thân tộc cũng xuất hiện trong các cuộc xung đột tại Liên
Xô cũ. Những thắng lợi quân sự của người Armenia hồi năm 1992 - 1993 đã khuyến
khích Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ tích cực hơn những người Berthren cùng tôn giáo, sắc tộc và
ngôn ngữ với họ ở Azerbaizan. Một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ nói: „Người Thổ Nhĩ
Kỳ có cùng những tình cảm như người Azerbaizan. Chúng tôi hiện nay đang bị sức ép.
BÁo chí của chúng tôi đăng đầy ảnh về những hành động tàn bạo của người Armenia:
Người ta hỏi chúng tôi: lẽ nào chúng tôi vẫn nghiêm chỉnh theo đuổi chính sách trung
lập? Có lẽ chúng tôi phải cho Armenia biết là vẫn còn một nước Thổ Nhĩ Kỳ to lớn ở khu

vực“. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T. Ozal cũng nhất trí với điều này. Ông tuyên bố cần đe
doạ Armenia ít nhiều. Năm 1993 ông lại doạ rằng „Thổ Nhĩ Kỳ sẽ còn cho thấy nanh
vuốt của mình“. Không lực Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các chuyến bay trinh thám trên dọc
đường biên giới Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng tuyên bố sẽ không cho phép chia cắt
Azerbaizan. Trong những năm tồn tại cuối cùng của mình, chính phủ Liên Xô đã ủng hộ
Azerbaizan, nơi những người cộng sản vẫn nắm quyền lực. Tuy nhiên, với việc Liên Xô
sụp đổ, các động cơ chính trị bị các động cơ tôn giáo thay thế. Giờ đây quân đội Nga đã
chiến đấu bên cạnh người Armenia, còn người Azerbalzan thì tố cáo „chính phủ Nga
quay ngoắt 180 độ sang ủng hộ Armenia Kito giáo“.
Thứ ba: Nhìn vào cuộc chiến hiện nay ở Nam Tư thì thấy ở đây công chúng
Phương Tây đã bày tỏ sự đồng tình và ủng hộ những người Hồi giáo Bosnia và mối lo sợ
và ghê tởm trước những hành động dã man do người Serb gây ra. Tuy nhiên, nó tương
đối ít quan tâm tới những cuộc tiến công của người Croat dối với người Hồi giáo và sự
chia cắt Bosnia Hersegovina. Trong thời kỳ đầu sự tan rã của Nam Tư, Ðức đã thể hiện
một sáng kiến và áp lực ngoại giảo không bình thường, thuyết phục 11 nước thành viên
khác của EC làm theo Ðức công nhận Slovenia và Croatia. Cố gắng củng cố địa vị của
hai nước Thiên chúa giáo này, Vaticăng đã công nhận Slovenia và Croatia thậm chí trước
cả EC. Mỹ cũng làm theo gương Châu Âu trong chuyện này. Như vậy, các nước chủ yếu
trong nền văn minh Phương Tây đã tập hợp để làm hậu thuẫn cho các đạo hữu của họ. Và
sau đó có tin Croatia nhận dược khối lượng vũ khí từ Trung Âu và các nước Phương Tây
khác: Mặt khác, chính phủ Elsin cố gắng theo đuổi chính sách trung lập để không phá vỡ
quan hệ với những người Serb theo Ðông chính giáo và không làm nước Nga đối lập với
Phương Tây. Tuy nhiên, những người bảo thủ và dân tộc chủ nghĩa Nga, trong đó có
nhiều đại biểu nhân dân, đã chỉ trích chính phủ không ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với
những người Serb. Vào đầu năm 1993, hàng trăm người Nga hình như đã phục vụ trong
các lực lượng của người Serb và có tin là vũ khí Nga đã được cung cấp cho Serbia.


8


Ðến lượt mình, các chính phủ và các nhóm chính trị Hồi giáo cũng chỉ trích Phương
Tây là đã không bảo vệ những người Hồi giáo Bosnia. Các lãnh tụ Iran đã kêu gọi những
người Hồi giáo ở tất cả các nước giúp đỡ Bosina. Vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên
Hợp Quốc, Iran đã cung cấp quân lính và vũ khí cho Bosnia. Các nhóm Liban dược Iran
ủng hộ đã phái du kích tới huấn luyện tổ chức các lực lượng vũ trang Bosnia. Có tin năm
1993, tớ1 4000 người Hồi giáo từ hơn 20 nước Hồi giáo đã chiến đấu ở Bosnia. Chính
phủ Ảrập Xeút và các nước khác bị các nhóm chính thống ở nước họ gây sức ép ngày
càng lớn đòi hỏi ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với Bosnia. Theo tin tức, vào cuối năm 1992,
Ảrập Xêút đã giúp những người Hồi giáo Bosina nhiều tiền mua vũ khí và lương thực,
thực phẩm. Ðiều đó đã làm tăng đáng kể khả năng quân sự của họ đối với người Serb.
Trong những năm 1930, cuộc nội chiến Tây Ban Nha đã gây ra sự can thiệp của
những nước mà về mặt chính trị vốn là phát xít, cộng sản và dân chủ. Ngày nay, trong
những năm 1990, cuộc xung dột Nam Tư đã gây ra sự can thiệp của các nước Hồi giáo,
Ðông chính giáo và Kito giáo Phương Tây. Sự tương đồng này không phải không được
người ta để ý tới. Một biên tập viên Ảrập Xêút nhận xét: „Cuộc chiến tranh ở Bosnia
Hersegovina đã trở thành cuộc chiến đầy xúc động giống như chiến tranh chống chủ
nghĩa phát xít trong những năm nội chiến ở Tây Ban Nha. Những ai đã hi sinh ở đó đều
được coi là những người tử vì đạo đã hiến dâng sự sống của mình để cứu những người
Hồi giáo anh em của họ“.
Xung đột và bạo lực cũng sẽ xảy ra giữa các nước và các nhóm trong cùng một nền
văn minh, cũng như bên trong các nước đó. Tuy nhiên, chúng thường không đến mức
căng thẳng và rộng khắp bằng cuộc xung đột giữa các nền văn minh. Tính quy thuộc về
cùng một nền văn minh sẽ làm giảm bớt khả năng xảy ra bạo lực trong trường hợp mà
nếu không trong hoàn cảnh đó thì tất yếu sẽ xảy ra bạo lực. Trong năm 199 l và 1992,
nhiều người đã lo ngại về khả năng nổ ra xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina về các
vùng lãnh thổ tranh chấp, dặc biệt là Krưm, hạm đội Biển Ðen, vấn đề các kho hạt nhân
và các vấn để kinh tế. Nhưng nếu xét đến tính quy thuộc văn minh thì thấy khả năng xảy
ra xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina sẽ không lớn. Chúng là hai dân tộc gốc Slave,
chủ yếu theo Ðông chính giáo, có quan hệ chặt chẽ với nhau hàng nhiều thế kỷ. Và vì
vậy, vào đầu năm 1993, bất chấp tất cả những lý do có thể làm nổ ra xung đột, các nhà

lãnh đạo của 2 nước đã thương lượng có hiệu quả, loại bỏ được những bất đồng. Trong
khi đó trên lãnh thổ Liên Xô trước đây, đã diễn ra những trận chiến ác liện giữa những
người Hồi giáo và Kito giáo, sự căng thẳng dẫn tới một số cuộc xung đột trực tiếp giữa
người Kito giáo Phương Tây và người Kito Ðông chính giáo tại các nước Baltic; nhưng
giữa người Nga và người Ukraina đã không xảy ra bạo lực.
Tới nay, sự tập hợp các nền văn minh còn mang những hình thức hạn chế nhưng
quá trình đó đang tăng lên và nó có tiềm năng đáng kể cho tương lai. Cùng với diễn biến
các cuộc xung đột ở vùng Vịnh Persic, vùng Kavkaz và Bosina, lập trường của các nước
khác nhau và sự bất đồng giữa chúng ngày càng được quyết định theo tính quy thuộc văn
minh. Các nhà chính trị theo phái dân tuý, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các phương tiện


9

thông tin đại chúng nhận thấy nó là một công cụ mạnh mẽ đảm bảo cho họ sự ủng hộ của
đông dảo cư dân và cho phép họ gây sức ép với các chính phủ còn chần chừ, ngần ngại.
Trong tương lai gần, các cuộc xung đột địa phương, giống như các cuộc xung đột ở
Bosinia và vùng Kavkaz, xảy ra dọc theo ranh giới các nền văn minh sẽ có nhiều nguy cơ
nhất chuyển thành các cuộc chiến tranh quy mô lớn. Cuộc chiến tranh thế giới tới đây,
nếu nó xảy ra, sẽ là cuộc chiến tranh giữa các nền văn minh.
2. Đụng độ giữa các nền văn hóa văn minh nhìn từ cuộc tấn công Paris
Kể từ khi cố học giả Samuel Huntington dự đoán rằng nền chính trị quốc tế sẽ bị
chi phối bởi “sự đụng độ giữa các nền văn minh“, lý thuyết của ông, lần đầu tiên được
đưa ra vào năm 1993, đã tìm thấy một số người ủng hộ mạnh mẽ nhất trong số các chiến
binh Hồi giáo. Những kẻ khủng bố gây ra vụ giết người hàng loạt tại Paris là một phần
trong phong trào cho rằng Hồi giáo và phương Tây chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi
một cuộc chiến sinh tử. Trái với điều đó, các chính trị gia hàng đầu của phương Tây đã
gần như luôn luôn bác bỏ phân tích của Huntington. Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ George
W. Bush cũng đã nói: “Không có sự đụng độ nào giữa các nền văn minh.” Và cuộc sống
hàng ngày ở các nước phương Tây đa văn hóa, mà hầu hết trong số đó có những nhóm

lớn của người Hồi giáo thiểu số, đã hàng ngày bác bỏ ý tưởng rằng các tôn giáo và các
nền văn hóa khác nhau không thể sống và làm việc cùng nhau.
Sau cuộc tấn công Paris, ý tưởng cốt lõi đó cần phải được khẳng định lại. Hơn nữa,
sự cần thiết phải tuyên bố lại các giá trị tự do không nên ngăn chặn một sự thừa nhận tỉnh
táo về sự tồn tại một số xu hướng toàn cầu tiêu cực. Thực tế là chủ nghĩa Hồi giáo cực
đoan đang gia tăng – thậm chí ở một số nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia và Bangladesh,
những quốc gia trước đây được coi là mẫu hình của các xã hội Hồi giáo ôn hòa. Đồng
thời, việc thể hiện thành kiến chống Hồi giáo đang tiến vào xu hướng chính trị chủ lưu ở
Hoa Kỳ, châu Âu và Ấn Độ.
Các cuộc tấn công khủng bố, chẳng hạn như cuộc tấn công ở Paris, đã làm gia tăng
căng thẳng giữa người Hồi giáo và người ngoài Hồi giáo – đúng như những gì chúng
được dự định. Nhưng cũng có những xu hướng lâu dài đang thúc đẩy tình trạng cực đoan
hóa. Một trong những xu hướng nguy hại nhất là cách thức mà các quốc gia vùng Vịnh,
đặc biệt là Ả-rập Saudi, đã dùng tiền thu từ dầu mỏ để truyền bá các hình thức không
khoan dung của đạo Hồi tới phần còn lại của thế giới Hồi giáo.
Hiện tại hậu quả có thể nhìn thấy ở Đông Nam Á, Ấn Độ, châu Phi và châu Âu.
Malaysia từ lâu đã được xem như ví dụ về một quốc gia đa văn hóa thành công và thịnh
vượng với phần đông người Malay theo đạo Hồi và một cộng đồng lớn người Hoa thiểu
số. Nhưng mọi thứ đang thay đổi. Bilahari Kausikan, cựu Thư ký thường trực Bộ Ngoại
giao của nước láng giềng Singapore, ghi nhận một “sự thu hẹp đáng kể và liên tục của
không gian chính trị và xã hội dành cho người không theo Hồi giáo” ở Malaysia. Ông cho
biết thêm: “Trong nhiều thập kỷ ảnh hưởng Ả-rập từ Trung Đông đã liên tục làm xói mòn


10

biến thể Hồi giáo Malay…thay thế nó bằng một dạng thức khắc khổ và kém bao dung
hơn.” Vụ bê bối tham nhũng đang phá hoại chính quyền của Thủ tướng Najib Razak đã
làm gia tăng căng thẳng xã hội, khi chính phủ Malaysia phải quay trở lại chính trị bản sắc
Hồi giáo để tập hợp sự ủng hộ (của người Malay). Một bộ trưởng chính phủ cấp thấp

thậm chí gần đây đã cáo buộc phe đối lập là một phần của một âm mưu Do Thái toàn cầu
chống lại Malaysia.
Ở Bangladesh, một quốc gia Hồi giáo với hiến pháp thế tục, những người Hồi giáo
cực đoan đã phải chịu trách nhiệm cho những vụ giết hại các nhà trí thức, các blogger và
các nhà xuất bản trong năm qua. Sự gia tăng các cuộc tấn công vào những người theo đạo
Kitô, đạo Hindu và những người Hồi giáo dòng Shia cũng đã được ghi nhận. Phần lớn
các cuộc bạo lực này được gây ra bởi ISIS hay al-Qaeda. Nhưng, cũng giống như ở
Malaysia, sự trỗi dậy của phe Hồi giáo cực đoan dường như đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi
các quốc gia vùng Vịnh – thông qua nguồn tài trợ về giáo dục cũng như các mối liên kết
được tạo ra bởi những người lao động di cư (tới các quốc gia vùng Vịnh).
Đối với nhiều người ở phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã được xem là ví dụ tốt
nhất của một quốc gia đa số Hồi giáo đồng thời là một nền dân chủ thế tục thành công.
Nhưng trong thời kỳ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, tôn giáo đã dần trở thành
cốt lõi trong nền chính trị và bản sắc của đất nước này. Ông Erdogan đã được gọi là
“người theo chủ nghĩa Hồi giáo ôn hòa” bởi tạp chí The Economist và các tạp chí khác.
Nhưng không có gì ôn hòa trong tuyên bố của ông vào năm 2014 rằng người phương Tây
“trông như bạn bè, nhưng họ muốn chúng ta chết, họ muốn nhìn thấy con em chúng ta
chết”.
Tại châu Âu, thậm chí trước cuộc tấn công Paris, cuộc khủng hoảng di dân đã giúp
đẩy mạnh sự nổi dậy của các phe phái và các phong trào xã hội chống Hồi giáo. Khi Đức
mở cửa cho những người tị nạn từ Trung Đông, các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào nơi
ở của người nhập cư đã tăng lên…
IV. Làm gì để hóa giải sự đụng độ này trong bố cảnh toàn cầu hóa?
Hoàn toàn đối lập với cái gọi là "luận thuyết" về sự đụng độ không tránh khỏi
giữa các nền văn minh trong thế giới “hậu Chiến tranh lạnh”, Tuyên bố toàn cầu của
UNESCO về đa dạng hóa văn hóa khẳng định: "Quá trình toàn cầu hóa tuy là một
thách thức đối với đa dạng văn hóa, nhưng đồng thời tạo ra những điều kiện nhằm tiếp
tục thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn hóa khác nhau".
Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa ngày càng tăng, chúng ta đang chứng kiến một
thế giới trở nên cởi mở, gắn kết với nhau hơn. Tuy nhiên, chủ nghĩa khủng bố quốc tế,

việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự lan rộng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự
không khoan dung về sắc tộc và tôn giáo... đang trở thành những mối đe dọa cấp thiết đối
với cộng đồng quốc tế trong công cuộc xây dựng một thế giới hòa hợp và hòa bình.


11

Trước những thách thức đó, cộng đồng quốc tế hơn bao giờ hết cần xác định những biện
pháp đối phó. Điều này đòi hỏi đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh trên cơ sở bình
đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Để biến tinh thần đó thành hiện thực, đối thoại giữa các nền văn hóa (hay đối thoại
liên văn hóa) ngày nay, trong đó có đối thoại giữa văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa
khác trong khuôn khổ liên châu lục Á - Âu cũng như trên phạm vi thế giới được xác định
dựa trên một số nguyên tắc cơ bản.
Đối thoại dựa trên sự bình đẳng, tương hỗ
Đây là nguyên tắc thừa nhận tất cả các nền văn hóa đều bình đẳng về giá trị; cùng
hỗ trợ làm phong phú thêm cho nhau. Một thời gian dài, quan niệm lấy châu Âu làm
trung tâm (Eurocentrisme) từng cho rằng những gì tốt đẹp nhất, cao cả, tiến bộ nhất về
khoa học, kỹ thuật, y học, triết học, đạo đức học, văn học, nghệ thuật... đều phát triển
trước tiên ở châu Âu và phương Tây nói chung. Nhưng đến khi tiếp xúc, đi sâu tìm hiểu
các nền văn hóa khác trên thế giới, nhiều học giả châu Âu mới nhận ra rằng, chính
phương Đông đã đem lại cho phương Tây nhiều sáng tạo văn hóa lớn từ rất lâu đời. Nhà
nhân học tài danh của Pháp, Lê-vi Xtrau cho rằng, thật vô lý khi tuyên bố nền văn hóa
này "cao hơn" nền văn hóa kia. Bởi thực tế cho thấy không một nền văn hóa nào đứng
riêng lẻ một mình mà bao giờ cũng liên kết với những nền văn hóa khác, và điều đó cho
phép tạo dựng lên những chuỗi tích hợp(1) các giá trị - cả nội sinh và ngoại sinh - trong
tiến trình phát triển của mỗi nền văn hóa.
Đối thoại trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau
Sự tôn trọng lẫn nhau trong đối thoại giữa các nền văn hóa trước hết đòi hỏi sự
vững tin vào những giá trị văn hóa của chính dân tộc mình. Chỉ có vậy mới có thể kiến

lập một sự đối thoại phong phú và xây dựng với các cộng đồng văn hóa khác. Việt Nam
luôn khẳng định mạnh mẽ về truyền thống mấy ngàn năm văn hiến của mình. Một dân
tộc từng nêu cao chân lý Không có gì quý hơn độc lập tự do. Một dân tộc bằng cuộc
đấu tranh anh hùng trong hai cuộc kháng chiến thần thánh ở thế kỷ XX đã góp phần xóa
đi vết nhơ trong lịch sử nhân loại là chủ nghĩa thực dân. Và ngày nay, dân tộc ấy đang
gửi một thông điệp thấm đậm tinh thần hòa hiếu tới nhân dân tất cả các nước trên thế
giới: "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,
phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển"(4).
Đối thoại liên văn hóa khi sự tự ti về nền văn hóa của dân tộc mình còn tồn tại,
choáng ngợp bởi những cái gọi là "tân kỳ" của văn hóa ngoại lai, thì rất dễ sa vào tình
trạng sao chép, rập khuôn một cách máy móc, phiến diện, và rốt cuộc khó tránh khỏi tự
biến mình thành cái bóng mờ của dân tộc khác. Tuy vậy, tự trọng và tự tin hoàn toàn
không có nghĩa là tự kiêu, tự đại để đi đến chỗ coi thường, thậm chí phủ nhận những giá
trị đích thực của các nền văn hóa khác.


12

Đối thoại với thái độ khoan dung
Trong bối cảnh thế giới ngày nay, khi xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo đã và
đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, thì một sự cam kết mạnh mẽ về thái độ khoan dung có ý
nghĩa sống còn đối với việc xây dựng một thế giới hòa hợp và hòa bình. Theo nghĩa
thông thường, khoan dung được hiểu là khoan hòa, bao dung, độ lượng. Còn xét từ góc
độ đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa, khoan dung có nghĩa là biết tự
khẳng định mình đồng thời biết thừa nhận sự khác biệt ngoài mình về sắc tộc, dân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo, đạo lý, thị hiếu, thẩm mỹ, lối sống...
Thái độ ấy không những là cần thiết để cùng chung sống trong hòa bình mà quan
trọng hơn còn là để các cộng đồng văn hóa khác nhau trao đổi, học hỏi, tiếp thu những
cái hay, cái đẹp của nhau; qua đó, mỗi bên có thể nâng cao khả năng của mình trong quá
trình sáng tạo những giá trị văn hóa mới.

Đối thoại với nhận thức về "cầu đồng, tồn dị"
Xét về thực chất, nguyên tắc này bắt nguồn từ nhận thức về mối quan hệ giữa
những cái chung nhân loại và cái riêng dân tộc trong tiếp xúc, giao lưu, đối thoại. Đáng
chú ý là, trong bối cảnh thế giới hiện nay, làn sóng toàn cầu hóa về kinh tế đang tràn đến
mọi “hang cùng ngõ hẻm” của hành tinh này. Nhưng làn sóng kinh tế đó không thể dẫn
đến đồng nhất hóa văn hóa toàn cầu. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Nhật Bản là nước
tham gia quá trình quốc tế hóa, rồi tiến tới toàn cầu hóa từ hơn một thế kỷ, song cho đến
nay, quốc gia này vẫn không đánh mất bản sắc văn hóa của mình. Hay như hiện nay Ấn
Độ, Trung Quốc đang rất tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng những nền
văn hóa giàu bản sắc và có nguồn gốc từ 5.000 năm này sẽ không bị đồng hóa bởi nền
văn hóa của bất kỳ quốc gia nào khác.
Vậy "cầu đồng, tồn dị" trong đối thoại giữa các nền văn hóa là tìm ra những cái
chung, những điểm tương đồng làm chỗ dựa cho sự xích lại gần nhau giữa các nền văn
hóa đa dạng. Đó là nguyện vọng tha thiết về sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc; ý
chí của nhân dân các nước cùng mong muốn ngăn chặn những thảm họa có thể đến với
loài người như sự lây lan những dịch bệnh hiểm nghèo, những hành vi tội ác của các tổ
chức khủng bố; quyết tâm tạo ra sự chuyển biến thật sự trong việc bảo vệ môi trường sinh
thái vì sự phát triển bền vững của các thế hệ hôm nay và mai sau; ước mơ đạt đến những
thành tựu mới về khoa học - công nghệ phục vụ cuộc sống hạnh phúc của con người.
"Cầu đồng, tồn dị" trong đối thoại giữa các nền văn hóa còn có mục đích phát hiện những
điểm đặc thù khác nhau về giá trị quan giữa dân tộc này với dân tộc khác. Nhưng những
điểm đặc thù ấy tự chúng không làm cho các nền văn hóa xa cách nhau, thành kiến với
nhau, thậm chí "đụng độ" với nhau, như S. Hun-tinh-tơn từng ra sức biện minh. Trái lại,
khuyến khích các nền văn hóa khác nhau học cách cùng tồn tại, cùng góp phần thúc đẩy
nền văn minh nhân loại tiến về phía trước.


13




×