Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Những khuynh hướng biến đổi của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.89 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI TẬP NHÓM
CHUYÊN ĐỀ 5
Đề tài: Những khuynh hướng biến đổi của nhà
nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.
CHUYÊN NGÀNH

:

Triết học

LỚP

:

CH23UD

NHÓM

:

9


Hà Nội - 01/2016
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9

STT



Họ và tên

Đánh giá

1

Vũ Thị Nguyệt

2

Nguyễn Thị Hồng Nhung

3

Đỗ Kim Oanh

4

Lê Thị Oanh

5

Phạm Văn Oanh

6

Nguyễn Thị Phượng

7


Nguyễn Đức Quang (Nhóm trưởng)

8

Nguyễn Thị Quyền

9

Đặng Thúy Quỳnh

2


10

Nguyễn Thị Thảo

11

Trần Thị Thảo

3


MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa là một quá trình mang tính khách quan của thời đại. Đã,
đang và sẽ có ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến những lĩnh vực mà nó lướt
qua trên thế giới này trong đó có các nhà nước.
Những tác động này đang đưa đến những biến đổi nhiều chiều của nhà

nước: từ cấu trúc, chức năng đến vai trò của nhà nước. Sự biến đổi ấy đang dẫn
đến những nhận định trái chiều về số phận của nhà nước.
Trên phương diện lí luận, cùng với toàn cầu hóa, việc xác định những
khuynh hướng biến đổi của nhà nước trong bối cảnh mới là một cuộc cuộc tranh
luận không ngừng. Có nhiều các tiếp cận khác nhau trong việc xác định khuynh
hướng biến đổi của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa đang làm thay đổi đáng kể vai trò của nhà nước. Do đó,
xét về lâu dài, có quan điểm cho rằng nhà nước dường như không còn cần
thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của nó. Song cũng có quan điểm
cũng cho rằng, vai trò của nhà nước không hề mất đi thậm chí còn gia tăng
trong bối cảnh hiện nay.
Đứng trước những biến đổi hiện thực đó, Nhóm 9 trình bày những
khuynh hướng biến đổi nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay trên 2
phương diện, đó là: biến đổi về chức năng của nhà nước và biến đổi về vai trò
của nhà nước.

4


I. Lí luận chung về toàn cầu hóa và nhà nước
1. Khái niệm toàn cầu hóa
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chưa bao giờ thế giới
đương đại có những biến chuyển, dịch chuyển to lớn trên nhiều mặt như hiện
nay, đặc biệt dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kỹ thuật, nhất là
công nghệ số, thông tin và công nghệ sinh học. Toàn cầu hóa đã trở thành khái
niệm mang tính phổ biến, thường trực trên mọi lĩnh vực, khía cạnh của đời sống,
nó không chỉ là thuật ngữ chuyên dùng của các chính trị gia, các nhà phát triển
mà trở thành ý niệm thường nhật, mỗi người đều cảm nhận được.
Thuật ngữ Toàn cầu hóa (Globalization) đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm
1961, được đưa vào Từ điển tiếng Anh của Webster, nhưng mãi đến năm 1980

thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi.
Toàn cầu hóa - theo Wikipedia là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi
trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi
ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa,
kinh tế, v.v... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá
hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do
hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người
ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy
thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
2. Khái niệm nhà nước
Vấn đề nhà nước luôn là một đề tài gây ra những tranh luận gay gắt, vì
vấn đề nhà nước là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, trong quá trình phát triển
của lịch sử nhân loại, khi lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn tới sự ra đời chế
độ tư hữu, xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai
cấp không thể điều hòa được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp
chẳng những tiêu diệt nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thảm họa đó
không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt ra đời. Đó là nhà nước. V.I. Lê

5


nin nhận định “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những giai cấp không thể
điều hòa được”.
Về mặt bản chất, “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của 1 giai cấp
này dùng để trấn áp 1 giai cấp khác”, là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của
giai cấp này đối với giai cấp khác, là cơ quan quyền lực của 1 giai cấp đối với
toàn xã hội, là công cụ chuyên chính của 1 giai cấp.
Các nhà nước được tổ chức một cách khác nhau. Song, bất kỳ nhà nước
nào cũng có 3 đặc trưng cơ bản: quản lý dân cư trên 1 lãnh thổ nhất định; có 1

bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên
trong xã hội; hình thành 1 hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy
cai trị.
Bản chất của nhà nước được thể hiện ở các chức năng của nó: dưới góc độ
tính chất quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai
cấp và xã hội; dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức
năng đối nội và đối ngoại; dưới góc độ phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước có
chức năng kinh tế.
II. Khuynh hướng biến đổi của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa
1. Những biến đổi về chức năng của nhà nước
Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa đang có những tác động nhất định
đến các nhà nước, các quốc gia. Bối cảnh ấy đang khiến cho các nhà nước đang
phải tự thay đổi mình để thích ứng. Sự thích ứng ấy có nhiều phương án, hoặc
giảm nhẹ vai trò, thậm chí là thay thế nó bằng những thiết chế khác tương hợp
hơn như các thiết chế toàn cầu; tuy nhiên cũng có khuynh hướng cho rằng toàn
cầu hóa đang củng cố thiết chế này để nó có thể đáp ứng được với yêu cầu mới.
1.1. Về chức năng chính trị
Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hoá cũng mang lại những biến đổi
nhất định trong nội dung của chức năng chính trị dưới góc nhìn trách nhiệm của
nhà nước đối với việc đảm bảo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển
toàn diện và đầy đủ của các thiết chế dân chủ và quản lý xã hội một cách dân

6


chủ. Trên thực tế, ở phạm vi toàn thế giới đang diễn ra sự toàn cầu hoá các giá
trị dân chủ. Dân chủ được thừa nhận là nguyên tắc có ý nghĩa phổ biến.
Trong bối cảnh đó, người ta đã nói nhiều đến một nội dung quan trọng
khác trong chức năng chính trị của nhà nước - đó là chức năng đảm bảo và bảo
vệ chủ quyền quốc gia.

Song, không vì thế mà có thể đồng ý với quan điểm cho rằng, những vấn
đề toàn cầu đang làm “giảm đi chủ quyền của từng quốc gia riêng rẽ”. Cũng
không thể đồng ý với quan điểm khẳng định sự tồn tại của phạm trù “chủ quyền
pháp lý quốc tế” độc lập.
Chủ quyền quốc gia là phạm trù pháp lý và chính trị cấp bách của thời
đại hiện nay. “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ” là điều kiện tiên quyết “bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền
vững” xuất phát từ quyền chủ quyền quốc gia của mỗi nhà nước với tư cách một
thành viên của cộng đồng quốc tế.
1.2. Về chức năng đối nội và đối ngoại
Sự gia tăng ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến đời sống xã hội ở tất cả các
nước không thể không gây ra những biến đổi về chức năng nhà nước, trong đó
có chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.
Trên thế giới đã có nhiều người nói đến xu hướng quốc tế hoá chức năng
đối nội của nhà nước bằng việc bổ sung thêm cho nó nội dung quốc tế, đến sự
tương tác chặt chẽ giữa chức năng này với môi trường bên ngoài, cũng như sự
liên hệ lẫn nhau giữa các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước và coi đó
là xu hướng phát triển của nhà nước hiện đại.
Ngày nay không thể thực thi chức năng đối nội của nhà nước chỉ dựa
trên những cơ sở riêng, được xác định bởi những mục đích, nhiệm vụ chỉ đáp
ứng lợi ích quốc gia mà không đếm xỉa đến lợi ích của cộng đồng quốc tế. Mỗi
quốc gia không thể tồn tại cô lập với các quốc gia khác, tất cả mọi quốc gia đều
gắn bó với nhau bằng những mối dây liên kết trong cộng đồng quốc tế, bằng sự
cần thiết phải tham gia vào việc giải quyết những vấn đề toàn cầu và do vậy, cần
phải thống nhất lợi ích quốc gia với lợi ích chung toàn nhân loại.
7


Liên quan đến các chức năng đối ngoại của nhà nước, có thể nói, toàn
cầu hoá đã mang lại những thay đổi căn bản về hình thức và nội dung của

quan hệ liên quốc gia. Toàn cầu hoá làm sống động thêm việc thực hiện các
chức năng đối ngoại của nhà nước, trong đó có hoạt động chính trị quốc tế và
kinh tế đối ngoại vốn đang ngày càng mở rộng trên quy mô toàn cầu. Sự xuất
hiện lợi ích chung ở các nhà nước, sự hợp nhất chúng trên cơ sở lợi ích chung
nhân loại đã dẫn đến sự quốc tế hoá các lợi ích dân tộc của nhiều quốc gia.
Chẳng hạn, trên thực tế, tất cả các nước đều quan tâm đến việc giữ gìn trật tự
công pháp quốc tế, bao gồm cả hợp tác quốc tế về an ninh tập thể và phòng
thủ chung, bởi trong điều kiện hiện đại, không một quốc gia nào có thể đơn
độc tự bảo vệ được mình.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, chức năng duy trì trật tự, an ninh và hoà
bình thế giới luôn đòi hỏi sự liên kết nỗ lực của các quốc gia nhằm giải trừ quân
bị, tiêu huỷ vũ khí hạt nhân, ngăn cấm sản xuất và sử dụng vũ khí giết người
hàng loạt,...
Thiết nghĩ, cho dù sự phụ thuộc lẫn nhau của các nhà nước có gia tăng,
việc thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước có thêm nội
dung quốc tế, thì chính sách dân tộc và lợi ích quốc gia vẫn tiếp tục là những ưu
tiên trong việc thực hiện chức năng đối nội của nhà nước. Đảm bảo trật tự bên
trong đất nước, kiểm soát các nguồn tài nguyên, trách nhiệm của nhà nước về sự
phồn vinh của nhân dân, hiệu quả của hoạt động lập pháp, của chính sách thuế
khoá, sự phát triển ổn định bên trong và sự tăng cường sức mạnh về thực chất
nhằm hướng đến việc tự bảo vệ xã hội được tổ chức bởi nhà nước - đó đều là
những lợi ích quốc gia then chốt. Những lợi ích này là động lực của chính sách
nhà nước.
1.3. Về chức năng kinh tế
Toàn cầu hoá hiện nay cũng để lại dấu ấn rõ nét lên việc thực hiện chức
năng kinh tế của nhà nước. Điều đó là do toàn cầu hoá luôn đòi hỏi sự quốc tế
hoá thị trường, sự gia tăng ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia, sự thống

8



trị của các cơ cấu siêu nhà nước vốn được tạo ra do kết quả hội nhập kinh tế của
các nước.
Trên thực tế, bất chấp sự gia tăng áp lực của các tập đoàn xuyên quốc gia
do kết quả của hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan tâm của các nước đến sự phát
triển ổn định và bền vững của nền kinh tế dân tộc, việc tập trung tối đa khả năng
của đất nước cho nhiệm vụ phát triển kinh tế trong nước vẫn được giữ vững.
Không chỉ thế, trước tác động của toàn cầu hoá, những nội dung thuộc
chức năng kinh tế của nhà nước, như cam kết đảm bảo bình thường hoạt động
kinh tế trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trước các nhà sản xuất thiếu trách nhiệm, việc định ra các cơ sở pháp lý của thị
trường, đảm bảo quyền ngang nhau của mọi hình thức sở hữu và bảo vệ chủ sở
hữu về mặt pháp lý, kích thích nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả bằng
các phương tiện nhà nước, hướng tới sự cân bằng các lợi ích cá nhân, xã hội và
nhà nước trong sản xuất, kinh doanh vẫn được nhiều nước bảo đảm.
1.4. Về một số chức năng khác
Toàn cầu hoá còn tác động đến một chức năng vốn có của nhà nước chức năng bảo vệ quyền con người và sự tự do cá nhân. Các quyền con người
được toàn thể cộng đồng quốc tế thừa nhận như là những giá trị toàn nhân loại.
Điều đó đòi hỏi các nhà nước phải tiến hành chính sách như nhau đối với việc
tuân thủ các quy chuẩn về quyền và sự tự do cá nhân, thành lập các cơ quan
quốc tế chuyên trách giám sát việc tuân thủ này. Điều đó không chỉ đặt lên vai
tất cả các nhà nước trách nhiệm tuân thủ và đảm bảo các quy chuẩn về quyền
con người, mà còn tạo thành lĩnh vực ưu tiên cho những lợi ích chung của cộng
đồng quốc tế. Các quyền con người đã trở thành một tiêu chí chủ yếu đánh giá
tính dân chủ của nhà nước và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ với các nhà
nước khác và với toàn thể cộng động thế giới. Do vậy, mọi nhà nước đều “phải
bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được
phát triển toàn diện”.
Toàn cầu hoá còn tác động ở mức độ lớn hơn đến chức năng bảo vệ môi
trường của nhà nước. Ngày nay, toàn thể cộng đồng quốc tế đều quan tâm đến

9


việc xây dựng môi trường sống chất lượng cao. Do vậy, vấn đề sinh thái đã
mang ý nghĩa toàn cầu. Sự xấu đi của môi trường ở tất cả các nước, sự gia tăng
các thảm họa môi sinh, sự biến đổi khí hậu toàn cầu,... tất yếu đòi hỏi tất cả các
quốc gia phải cùng chung nỗ lực, thiết lập những mối quan hệ hợp tác trong hoạt
động gìn giữ thiên nhiên, xây dựng các hệ thống cảnh báo về tình trạng môi
trường và sức khoẻ của dân cư nhằm hiện thực hoá các chương trình và dự án
môi sinh, nhanh chóng trao đổi thông tin ở các lĩnh vực này nhằm thực hiện
chính sách môi trường hài hoà và củng cố an ninh sinh thái chung.
2. Những biến đổi về vai trò của nhà nước
2.1. Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế
Toàn cầu hóa cũng đã hạn chế dần sự chia cắt thị trường trên quy mô
toàn cầu, dẫn đến sự liên kết theo cấu trúc mạng ngày càng tăng giữa các thị
trường của các nước trên thế giới.
Toàn cầu hóa cũng tác động mạnh đến việc hoạch định chính sách quốc
gia của từng nước vì nhà nước sẽ khó khăn hơn trong việc thiết kế chính sách
kinh tế xã hội của mình dưới con mắt xoi mói của các thị trường kinh tế và tài
chính đã được toàn cầu hóa. Các nước chịu sức ép lớn buộc phải thỏa thuận đa
phương lên trên các chính sách quốc gia.
Đồng thời, nền kinh tế lúc này không còn nằm trọn vẹn trong biên giới
lãnh thổ một quốc gia nhất định mà trải rộng, trải dài và xuyên qua mọi ngăn trở
của những biên giới mang tính hữu hình để tạo nên một nền kinh tế toàn cầu,
một thị trường toàn cầu. Để điều khiển nền kinh tế tế toàn cầu không thể là
những quốc gia đơn lẻ mà cần đến những thiết chế mang tính toàn cầu.
Xét về xu hướng, các thiết chế này đang gây sức ép nhất định lên vai trò
của nhà nước trong nền kinh tế. Buộc các nhà nước quốc gia không thể đơn
phương hành động mà phải có sự phối hợp, chia sẻ.
2.2. Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong lĩnh vực chính trị

Hiện nay nhà nước vẫn là chủ thể quản lý quốc gia chủ yếu nhưng tính
tự chủ trong điều tiết vĩ mô của nhà nước giảm xuống do có sự ràng buộc và
chịu sự quy định của các yếu tố khác. Tuy nhiên, ngày nay các nhà nước ngày
10


càng không thể đáp ứng được những nhu cầu này nếu như vẫn sử dụng thể chế
quản lí đơn phương và truyền thống như trước đây.
Toàn cầu hóa cũng đang thúc đẩy việc hình thành các điều kiện cho sự
xuất hiện của các thể chế cai trị toàn cầu, cạnh tranh trực tiếp với nguồn quyền
lực nhà nước.
Toàn cầu hóa đang làm thay đổi mô hình tổ chức cũng như chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước theo hướng hình thành nhà nước dịch vụ công, từ lối
truyền thống sang chế độ quản lý công mới.
Toàn cầu hóa còn làm thay đổi cơ cấu quyền lực của nhà nước, đa
dạng hóa các chủ thể nắm giữ quyền lực này. Trên thực tế nó đang phá hủy
mô hình quản lý theo tầng bậc bên trong nhà nước để thay vào đó là phương
thức quản lý mạng.
2.3. Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa
Trong lĩnh vực văn hóa, toàn cầu hóa ngoài sự giao lưu văn hóa, đang
dẫn tới nguy cơ làm biến dạng cơ cấu dân tộc trong vòng tay mỗi nhà nước. Đây
chính là yếu tố cốt lõi làm nên bản sắc về việc mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Trước nguy cơ đó mỗi nhà nước cần có những phương sách để có thể
bảo tồn nền văn hóa của dân tộc cũng như phát huy để đưa những giá trị văn hóa
dân tộc hội nhập với những giá trị chung mang tính toàn cầu như: cấu trúc lại xã
hội và do đó không thể làm thay đổi kết cấu văn hóa; viện đến các bản sắc văn
hóa dân tộc, đến các ý thức hệ truyền thống và cả tôn giáo nhằm chống lại sự áp
đặt văn hóa từ bên ngoài; vừa bảo vệ và phát huy những nhân tố tích cực trong
văn hóa dân tộc vừa tiến hành loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, kìm hãm
và ngăn cản hội nhập quốc tế.

Các nền văn hóa phải có thái độ đối thoại và tôn trọng lẫn nhau, tức là
phải tự đào luyện cho mình tính dung chấp văn hóa. Đối thoại văn hóa đang
là những đòi hỏi hàng đầu đối với mọi nền văn hóa trong một thế giới toàn
cầu hóa.

11


KẾT LUẬN
Như vậy, có thể khẳng định rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
cùng những biến động lớn lao của bối cảnh quốc tế, chức năng và vai trò của
nhà nước vẫn luôn được khẳng định dù hiện nay nhiều vai trò của nhà nước đã
có sự biến đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Nhà nước hiện nay không thể và
không đủ sức đóng vai trò là người tạo lập cho sự phát triển mà chỉ là một trong
những chất xúc tác cùng những tác nhân khác, tạo ra những điều kiện cho sự
phát triển ấy. Sự biến đổi ấy của nhà nước vừa như một yêu cầu mang tính
khách quan vừa như một yêu cầu mang tính nội tại nếu như mỗi nhà nước muốn
đứng vững trong cơn lốc của toàn cầu hóa. Rõ ràng, cơ hội phát triển chỉ thực sự
đến với những người dám phá bỏ cái cũ, dám thay đổi để kiến tạo cái mới nếu
nó không muốn bị đào thải và tụt hậu. Đồng thời sự cải biến ấy cũng giúp cho
mỗi quốc gia tận dụng được nhiều hơn những cơ hội do toàn cầu hóa mang lại
cũng như hạn chế những rủi ro do quá trình này mang đến. Lịch sử đã liên tiếp
chứng minh rằng chính phủ tốt không phải là món hàng xa xỉ, mà là một nhân tố
tối cần thiết. Nếu không có một nhà nước, đặc biệt là một nhà nước hiệu quả thì
không thể có sự ổn định và phát triển trong mọi thời đại. Do đó, để nhà nước
đáp ứng được những vai trò trong bối cảnh mới thì chính bản thân nó cũng phải
làm mới mình và cần có giải pháp để xây dựng được một nhà nước hiệu quả đáp
ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh ấy.
Do đó, để tăng tính hiệu quả của nhà nước trong việc thực hiện vai trò và
chức năng của mình, thích ứng với bối cảnh mới - bối cảnh toàn cầu hóa, bằng

cách này hay cách khác nhà nước cũng cần có những cách thức để tạo nên sự
phối hợp giữa các tác nhân này. Trên hết, nhà nước cần tăng cường tính dân chủ,
minh bạch cũng như giảm sự độc đoán, tạo cơ chế cho sự phối hợp tốt giữa nhà
nước và thị trường cũng như tăng cường sự hợp tác đa phương trên bình diện
quốc tế. Có như vậy, chính bản thân nhà nước đã tạo dựng được ba trụ cột quan
trọng cho sự phát triển hiện nay đó là: nhà nước - thị trường và xã hội dân sự. Sự
phối hợp hiệu quả giữa ba tác nhân này một cách trực tiếp hay gián tiếp đều đưa
đến sự hiệu quả của nhà nước trong thực hiện các vai trò của mình.
12



×