Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đa dạng kiến (Hymenoptera formicidae) trong lớp thảm mục ở vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KH&CN VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
-------------------------------------

ĐẶNG VĂN AN

ĐA DẠNG KIẾN (HYMENOPTERA: FORMICIDAE)
TRONG LỚP THẢM MỤC Ở VƢỜN QUỐC GIA
CÁT BÀ, HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60420103

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI TUẤN VIỆT

HÀ NỘI, 2014


Luận văn tố t nghiê ̣p

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công triǹ h nghiên cƣ́u khoa ho ̣c

: “Đa daṇ g kiế n

trong lớp thả m mục ở Vườn Quố c gia Cát Bà , Hải Phòng” là của riêng tôi
và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ bất kỳ luận văn nào khác . Các thông tin trích
dẫn trong luâ ̣n văn đề u đƣơ ̣c ghi rõ nguồ n gố c.


Hà nội ngày 22 tháng 12 năm 2014
Học Viên

Đặng Văn An


Luận văn tố t nghiê ̣p

LỜ I CẢ M ƠN
Đầu tiên , tôi xin bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c tới TS

. Bùi Tuấn Việt ,

người đã hướng dẫn , chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập , nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn Đề tài cơ sở phòng Sinh thái môi trường đất ,Viê ̣n Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật ; Quỹ học bổng NAGAO của Trung tâm nghiên cứu
Tài nguyên và Môi trường (CRES), Đại học Quố c gia Hà Nội đã hỗ trợ kinh
phí để tôi thực hiện đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn tới cơ sở đào tạo Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật đã tạo điề u kiê ̣n , hỗ trợ để tôi được học tập và thực hiê ̣n luận văn
cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ phòng S

. Tôi

inh thái môi trường

đấ t, Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã giúp đỡ , ủng hộ tôi trong suốt
quá trình làm việc, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn TS . Nguyễn Đức Anh - Phòng Sinh thái môi

trường đấ t , Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã hỗ trợ , cung cấ p thêm
mẫu vật giúp luận văn của tôi được hoàn thiê ̣n hơn.
Cuố i cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình

, bạn bè , đồ ng

nghiê ̣p đã luôn ủng hộ , động viên và tạo điề u kiê ̣n giúp đỡ tôi trong suố t quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Luận văn tố t nghiê ̣p

MỤC LỤC
DANH LỤC CÁC TƢ̀, THUẬT NGƢ̃ VIẾT TẮT........................................ i
DANH LỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH LỤC HÌNH ......................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
3. Nội dung của đề tài.................................................................................. 3
4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 4
1.1. Giới thiê ̣u về vai trò của kiến ............................................................. 4
1.2. Tình hình nghiên cứu kiến trên thế giới ............................................. 6
1.3. Tình hình nghiên cứu kiến ở Việt Nam ........................................... 12
CHƢƠNG 2. ĐIA
̣ ĐIỂM , THỜI GIAN , ĐỐI TƢỢNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U ............................................................ 15
1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................... 15

1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 15
1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................... 15
1.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 15
2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 16
2.1. Nghiên cứu ngoài thực địa ........................................................... 16
2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ............................................ 17
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................... 20
1. Thành phần loài, số lƣơ ̣ng, phân bố và các chỉ số đinh
̣ lƣơ ̣ng của
kiế n trong lớp thảm mu ̣c ta ̣i các sinh cảnh khác nhau ở VQG Cát Bà ... 20
1.1. Thành phần loài và phân bố tại các sinh cảnh khác nhau ở
VQG Cát Bà ........................................................................................ 20
1.2. Các chỉ số đi ̣nh lượng của kiế n ở các sinh cảnh khác nhau
tại VQG Cát Bà ................................................................................... 25


Luận văn tố t nghiê ̣p

2. Thành phần loài, số lƣơ ̣ng, phân bố và các chỉ số đinh
̣ lƣơ ̣ng kiế n
trong lớp thảm mu ̣c theo mùa ta ̣i VQG Cát Bà....................................... 33
2.1. Thành phần loài, số lượng và phân bố của kiế n theo mùa tại
VQG Cát Bà ........................................................................................ 33
2.2. Các chỉ số định lượng của kiế n theo mùa ở các sinh cảnh
khác nhau tại VQG Cát Bà ................................................................. 38
3. Sự tƣơng đồng về thành phần và số lƣợng loài kiế n trong các sinh
cảnh của VQG Cát Bà ............................................................................. 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ......................................................................
48
̣

1. Kế t luâ ̣n .................................................................................................. 48
2. Kiến nghị ................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50
PHỤ LỤC


i
Luận văn tố t nghiê ̣p

DANH LỤC CÁC TƢ̀, THUẬT NGƢ̃ VIẾT TẮT
MM

Mùa mƣa

MK

Mùa khô

RPH

Rƣ̀ng phu ̣c hồ i

RTN

Rƣ̀ng tƣ̣ nhiên

RTL

Rƣ̀ng thuầ n loa ̣i


RPH-M

Rƣ̀ng phu ̣c hồ i ở mùa mƣa

RPH-K

Rƣ̀ng phu ̣c hồ i ở mùa khô

RTN-M

Rƣ̀ng tƣ̣ nhiên ở mùa mƣa

RTN-K

Rƣ̀ng tƣ̣ nhiên ở mùa khô

RTL-M

Rƣ̀ng thuầ n loa ̣i ở mùa mƣa

RTL-K

Rƣ̀ng thuầ n loa ̣i ở mùa khô

SC-M

Sinh cảnh – mùa

VQG


Vƣờn quố c gia

Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


ii
Luận văn tố t nghiê ̣p

DANH LỤC BẢNG
Bảng 1. Thành phần loài và phân bố của Kiến trong lớp thảm mục tại
VQG Cát Bà ...................................................................................... 20
Bảng 2. Sƣ̣ khác nhau về số lƣơ ̣ng loài giƣ̃a hai phƣơng pháp thu mẫu và
ở các sinh cảnh khác nhau tại VQG Cát Bà ...................................... 23
Bảng 3. Số lƣơ ̣ng cá thể của kiế n tƣ̀ng sinh cảnh và đô ̣ ƣu thế của chúng
tại các sinh cảnh đó ........................................................................... 26
Bảng 4. Các chỉ số đa dạng sinh học của kiến ở các sinh cảnh tại VQG
Cát Bà ................................................................................................ 31
Bảng 5. Thành phần loài và phân bố của kiến theo mùa ở các sinh cảnh
tại VQG Cát Bà ................................................................................. 34
Bảng 6. Độ ƣu thế của kiến theo mùa tại các sinh cảnh của VQG Cát Bà ..... 38
Bảng 7. Các chỉ số định lƣợng của kiến ở các sinh cảnh theo mùa tại
VQG Cát Bà ...................................................................................... 40
Bảng 8. Bảng tỷ lệ tƣơng đồng về thành phần và số lƣợng loài kiế n các
sinh cảnh nghiên cƣ́u ........................................................................ 45
Bảng 9. Độ tƣơng đồng về thành phần và số lƣợng loài kiến các sinh
cảnh theo mùa ở khu vực nghiên cứu nghiên cứu ............................ 45

Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật


Đặng Văn An


iii
Luận văn tố t nghiê ̣p

DANH LUC
̣ HÌ NH
Hình 1. Sƣ̣ khác nhau về số lƣơ ̣ng loài giƣ̃a các phƣơng pháp thu mẫu và
giƣ̃a các sinh cảnh với nhau. ............................................................. 24
Hình 2. Tỷ lệ số lƣợng cá thể kiến giữa các sinh cảnh ở VQG Cát Bà .......... 26
Hình 3. Thành phần loài và tỷ lệ cá thể của kiến ở sinh cảnh RTN tại
VQG Cát Bà ...................................................................................... 27
Hình 4. Thành phần loài và tỷ lệ cá thể của kiến ở sinh cảnh RPH tại
VQG Cát Bà ...................................................................................... 28
Hình 5. Thành phầ n loài và tỷ lê ̣ cá thể của kiế n ở sinh cảnh RTL ta ̣i
VQG Cát Bà ...................................................................................... 29
Hình 6. Thành phần loài và tỷ lệ cá thể của kiến tại ở VQG Cát Bà .............. 29
Hình 7. Các loài ƣu thế ở các sinh cảnh của VQG Cát Bà ............................. 30
Hình 8. Giá trị của các chỉ số định lƣợng của kiến tại 3 sinh cảnh ở VQG
Cát Bà ................................................................................................ 32
Hình 9. Số lƣơ ̣ng loài của các sinh cảnh ở hai mùa ta ̣i VQG Cát Bà ............. 36
Hình 10. Số lƣơ ̣ng cá thể kiế n ta ̣i các sinh cả nh vào hai mùa khác nhau
ở VQG Cát Bà ................................................................................... 37
Hình 11. Các loài ƣu thế ở các sinh cảnh vào mùa mƣa ở VQG Cát Bà ........ 39
Hình 12. Các loài ƣu thế ở các sinh cảnh vào mùa khô ở VQG Cát Bà ......... 39
Hình 13. Độ phong phú loài của các sinh cảnh vào hai mùa tại VQG Cát
Bà ...................................................................................................... 41
Hình 14. Độ đa dạng loài của các sinh cảnh theo mùa tại VQG Cát Bà ........ 42

Hình 15. Độ đồng đều loài giữa các sinh cảnh theo mùa ở VQG Cát Bà....... 43
Hình 16. Chỉ số đa dạng Simpson ở các sinh cảnh vào hai mùa ở VQG
Cát Bà ................................................................................................ 43
Hình 17. Độ tƣơng đồng về thành phần loài kiế n giữa các sinh cảnh ta ̣i
các mùa khác nhau ............................................................................ 46
Hình 18. Độ tƣơng đồng về thành phần loài và số lƣợng kiế n giữa các
mùa ở các thời điểm thu mẫu khác nhau .......................................... 46

Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


1
Luận văn tố t nghiê ̣p

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Kiến là một trong những nhóm côn trùng phong phú nhất trong các
vùng nhiệt đới, chúng chiếm từ 1/3 tới 2/3 toàn bộ sinh khối côn trùng trong
rừng mƣa nhiệt đới. Kiến có vai trò chức năng quan trọng tại nhiều bậc dinh
dƣỡng trong các hệ sinh thái. Chúng là những động vật ăn thịt, là con mồi và
là sinh vật phân giải các xác hữu cơ. Về tổng thể, kiến phân hủy các chất hữu
cơ làm giàu cho đất còn nhiều hơn cả giun đất [9]. Kiến cũng duy trì sự giàu
có đa dạng trong một số loài cây trồng nhiệt đới [19]. Nói chung, kiến ít phổ
biến ở ngoài vùng nhiệt đới, tuy nhiên chúng vẫn có vai trò sinh thái quan
trọng tại các vùng đó. Trên quan điểm đánh giá sự phong phú, tính bền vững
quần thể và những quan hệ gắn bó với môi trƣờng thì kiến là một trong các
thành phần quan trọng của hệ sinh thái. Thí dụ nhƣ một số loài kiến đóng vai
trò quan trọng trong quá trình thụ phấn của thực vật, làm tăng độ phì nhiêu

cho đất, là những mắt xích của lƣới thức ăn…, bên cạnh đó, nhiều loài kiến
còn có vai trò trong việc phòng trừ các loài sâu hại cây [5].
Mặc dù kiến cũng có một số mặt tiêu cực, chẳng hạn nhƣ một số loài
kiến gây phiền nhiễu cho con ngƣời, các động vật nuôi, và một số sinh vật có
ích khác, một số loài kiến còn hợp tác với một số loài côn trùng bộ cánh đều
(Isoptera) có liên quan tới các vectơ truyền bệnh cây, nhƣng mặt tích cực của
kiến lại lớn hơn rất nhiều, vì vậy mà kiến đang đƣợc nghiên cứu ngày một sâu
rộng trên toàn thế giới [5].
Kiến thuộc họ Formicidae, bộ cánh màng (Hymenoptera), là một trong
những đơn vị phân loại động vật không xƣơng chiếm ƣu thế trong cả hai hệ
sinh thái tự nhiên và nhân tạo. Chúng có ảnh hƣởng đến hệ sinh thái nhƣ là
động vật ăn thịt các loài động vật nhỏ, ăn xác thối, ăn hạt, phân tán hạt giống,
Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


2
Luận văn tố t nghiê ̣p

con mồi của động vật nhỏ,... Hơn nữa các hoạt động của kiến có ảnh hƣởng
đến năng suất trong các hệ sinh thái nông nghiệp. [2]
Phân loại kiến ở Việt Nam đƣợc khởi xƣớng bởi các chuyên gia Châu
Âu và Mỹ trong những năm đầu của thế kỷ 20, và khoảng 160 loài đã đƣợc
mô tả hoặc ghi lại trong kỳ đó (Bingham, 1903 ; Santschi 1920a, b, 1924;
Wheeler 1927, 1928; Karawajew 1935). Kể từ cuối năm 1980 hàng chục loài
kiến vừa đƣợc ghi lại hoặc đƣợc mô tả từ Việt Nam (Radchenko 1993a,
1993b, Radchenko & Elmes, 2001; Roncin, 2002; Dubovikoff, 2004; Eguchi
& Bui năm 2005, 2006 ; Eguchi, 2006). Tuy nhiên, những loài đã ghi nhận
chỉ là một phần của khu hệ kiến Việt Nam. Phân loại hiện đại chuyên khảo

cho một tổng quan về các loài động vật chƣa đƣợc công bố. Nó không phải là
quá nhiều để nói rằng phân loại kiến ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn ban
đầu. Thống kê gần đây về hoạt động nghiên cứu kiến ở các địa phƣơng miền
Bắc Việt Nam cho thấy sự phong phú của kiến là rất cao [32]. Vì vậy để tìm
kiếm thêm các loài kiến ở Việt Nam và nghiên cứu độ đa dạng cũng nhƣ vai
trò của chúng trong hệ sinh thái, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu đánh giá
tính đa dạng kiến trong Vƣờn Quốc gia Cát Bà với tên đề tài là: “Đa dạng
kiến (Hymenoptera: Formicidae) trong lớp thảm mục ở Vườn quốc gia Cát
Bà, Hải Phòng”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Thu thập mẫu vật; đƣa ra thành phần loài, phân bố và đánh giá độ đa
dạng của kiến trong thảm mu ̣c ở Vƣờn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng.
- So sánh thành phần loài, mức độ đa dạng của kiến trong lớp thảm mục
ở các sinh cảnh khác nhau và giữa hai mùa: mùa mƣa và mùa khô tại khu vực
nghiên cứu.

Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


3
Luận văn tố t nghiê ̣p

3. Nội dung của đề tài
- Thành phần loài và phân bố của Kiến trong lớp thảm mục ở Vƣờn
quốc gia Cát Bà, Hải Phòng.
- Các chỉ số đa dạng, đồng đều của Kiến ở các sinh cảnh khác nhau, các
mùa và chung cho cả khu vực nghiên cứu.
4. Ý nghĩa của đề tài

4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài sẽ cung cấp thêm dẫn liệu về thành phần loài và độ đa dạng
Kiến cho Vƣờn quốc gia Cát Bà nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Bƣớc đầu cho các nghiên cứu sử dụng Kiến để tìm hiểu sự diễn thế
sinh thái trong các hệ sinh thái và vai trò chỉ thi ̣môi trƣờng của kiế n.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ là tài liệu phục vụ cho các nghiên cứu về cứu về kiến và vai
trò của nó trong tự nhiên và đời sống con ngƣời trong tƣơng lai.

Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


4
Luận văn tố t nghiê ̣p

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiêụ về vai trò của kiến
Kiến có mặt ở mọi nơi với số lƣợng hết sức đông đảo. Trong nhiều khu
rừng nhiệt đới, kiến có số lƣợng cá thể chiếm ƣu thế với tỉ lệ từ 19 đến 50%
tổng số lƣợng cá thể động vật chân đốt [19]. Trong số mẫu vật côn trùng thu
đƣợc dƣới tán một khu rừng nổi tiếng ở Peru, có tới 69% là kiến (Erwin,
1989). Ngƣời ta đã đếm đƣợc khoảng 5300 cá thể kiến ở trong 1 m2 đất rừng
nhiệt đới gần Manaus, Brazil (Adis et al, 1987). Lesvieux (1966, 1982) đã xác
định đƣợc mật độ của kiến trên savan Ivory Coast là 7000 quần tộc với 20
triệu cá thể trên một hecta, trong đó có tới 2 triệu cá thể thuộc loài
Camponotus acvapimensis. Ở vùng rừng mƣa thuộc lƣu vực sông Busu, đông
bắc Papua New Guinea, Wilson (1959) đã thu đƣợc 172 loài kiến thuộc 59
giống trong một khu vực khoảng 2,6 km2. Cũng trên khoảng diện tích nhƣ

vậy, Bolton (1971) đã xác định đƣợc có 219 loài thuộc 63 giống ở vùng rừng
và đồn điền ca cao ở Tafo, Ghana; còn Kempf (1964) đã tìm thấy 272 loài
thuộc 71 giống ở Agudos, São Paulo, Brazil. Trong 2 năm đi thực địa,
Manfred Verhaagh đã thu thập đƣợc ít nhất 350 loài thuộc 71 giống ở Rio
Yuyapichis – một thung lũng ở Rio Pachitea, Peru. Trong khoảng 250 m2
ởmột trang trại ca cao ở Ghana, thuộc vùng phía tây lƣu vực Amazon, Room
(1971) đã ghi nhận đƣợc có 48 giống và 128 loài. Có tới 104 loài, thuộc 41
giống kiến đã đƣợc thu thập trong 20 m2 lá mục và rễ cây ở Malaysia (Agosti
et al., 1994). Trên 1 cây trong rừng nhiệt đới của Peru có tới 26 giống và 43
loài kiến sinh sống [14]...Tuy nhiên, chỉ thỉnh thoảng sinh vật này mới đƣợc
chúng ta chú ý đến. Chúng xuất hiện khắp mọi nơi trên mặt đất, làm giàu cho
đất, thống trị thế giới côn trùng…, nhƣng chúng lại chỉ đƣợc nhắc đến trong
sách giáo khoa về sinh thái. Kiến sử dụng các dạng hóa chất phức tạp để giao
tiếp với nhau trên mặt đất và trong các tổ chức xã hội của chúng nhƣ một bức
Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


5
Luận văn tố t nghiê ̣p

tranh tƣơng phản của con ngƣời, nhƣng chƣa một nhà khoa học nào có thể mô
tả một cách chính xác vòng đời của bất kỳ loài kiến nào. Sự lãng quên những
loài kiến trong khoa học và lịch sử tự nhiên là một thiếu sót cần phải đƣợc sửa
chữa, bởi chúng là đỉnh cao của sự phát triển ở côn trùng, cùng những giác
quan tƣơng tự nhƣ của con ngƣời [12].
Kiến mang lại những lợi ích đặc biệt cho nghiên cứu sinh học cơ bản về
một số loài. Có thể nói mỗi đàn kiến là một siêu cơ thể bởi sự liên kết chặt
chẽ cũng nhƣ thống nhất của các thành viên. Chúng có thể đƣợc phân tích và

đối chiếu nhƣ là một đơn vị riêng biệt với những cá thể đƣợc chỉ định cho các
thí nghiệm. Mục tiêu của những nghiên cứu về kiến hiện nay cũng giống nhƣ
những nghiên cứu về những loài côn trùng có tập tính xã hội khác [12].
Đánh giá tổng thể thì kiến phân hủy các chất hữu cơ, làm giàu cho đất
còn nhiều hơn cả giun đất [14].
Kiến có vai trò sinh thái quan trọng, ví dụ nhƣ ở tại một vùng đất thuộc
châu Âu có khoảng 140 cá thể kiến thợ trên 1 m2, hàng năm chúng đã tiêu thụ
xấp xỉ 200 lần sinh khối của chúng. Đặc biệt, kiến có phản ứng mạnh mẽ với
mật độ của sâu hại, chúng có thể duy trì độ phong phú ở ngay cả trong điều
kiện con mồi trở nên khan hiếm, bởi chúng có hiện tƣợng ăn các con non
trong điều kiện thiếu thức ăn, và quan trọng là chúng sử dụng các sản phẩm
mật tiết ra từ các côn trùng cánh đều nhƣ là nguồn năng lƣợng lâu bền, chúng
có thể dự trữ thức ăn, thƣờng xuyên liên tục đi bắt các con mồi ngay cả trong
điều kiện dƣ thừa thức ăn, bên cạnh việc ăn sâu hại, chúng có thể tìm kiếm
các con mồi có kích thƣớc lớn hơn gấp nhiều lần cơ thể để tập trung tha lôi về
tổ. Chúng có khả năng tự kiểm soát nhằm tăng cƣờng độ phong phú, sự phân
bố và quá trình tiếp xúc của chúng với sâu hại [9]. Ngày nay, việc sử dụng
kiến trong phòng trừ sinh học đang đƣợc ứng dụng một cách rộng rãi trong

Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


6
Luận văn tố t nghiê ̣p

sản xuất nông nghiệp.
Kiến khá nhạy cảm với sự thay đổi về điều kiện môi trƣờng, việc thu
mẫu kiến tƣơng đối dễ dàng và không quá khó để phân loại nên ngƣời ta

thƣờng sử dụng kiến để đánh giá công tác bảo tồn, giám sát tác động môi
trƣờng, quản lý các hệ sinh thái và đánh giá sự phục hồi của các hệ sinh thái
[19].
1.2. Tình hình nghiên cứu kiến trên thế giới
Các nhà khoa học cho rằng những loài kiến ngày nay đã tiến hóa cách
đây 120 triệu năm. Nhƣng những chứng tích hóa thạch cho thấy, ở giai đoạn
đó, kiến không phải là côn trùng phổ biến nhƣ ngày nay. Mãi tới tận 60 triệu
năm sau, khi một số loài thích nghi với môi trƣờng sống mới, nơi thực vật có
hoa xuất hiện, bằng cách đa dạng hóa nguồn thức ăn, kiến mới bắt đầu bƣớc
vào thời kì huy hoàng. Kể từ đó, sƣ̣ chiế m ƣu thế của kiến vẫn đƣợc duy trì
cho đến tận bây giờ [34].
Điều đáng ngạc nhiên là, mặc dù có tầm quan trọng vô cùng to lớn
trong số động vật chân khớp ở đất nhƣng cho đến nhƣ̃ng năm cuố i thế kỉ XX
thì kiến vẫn là nhóm sinh vật thực sự khó khăn để có thể xác định và phân
loại chúng. Cuối thế kỷ XVIII, họ Formicidae đã bƣớc đầu đƣợc phân loại và
mô tả. Và một công trin
̀ h có ý nghĩa lớn trong sự phát triển nghiên cứu kiến là
của Wheeler (1900) vẫn còn đƣợc sử dụng khá phổ biến nhƣ là một tài liệu có
cái nhìn tổng quan nhất cho những ai bƣớc đầu nghiên cứu về kiến dù tài liệu
đó đã đƣợc công bố cách đây hơn mô ̣t thế kỷ. Việc định loại và mô tả chỉ thực
sự có hệ thống và rõ ràng hơn vào năm 1950 khi W. S. Creighton cho ra đời
cuốn sách "Kiến ở Bắc Mỹ ". Sau đó , có rất nhiều tài liệu về phân loại kiến
đƣợc công bố nhƣng chúng lại đƣợc phân tán rời rạc trên các tạp chí khoa học
khiến cho việc phân loại kiến dựa vào những cơ sở đã có vẫn vô cùng khó
Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


7

Luận văn tố t nghiê ̣p

khăn [29].
Tháng 12 năm 1964, khóa phân loại về kiến ở Anh đã đƣợc sửa lại một
cách có hệ thống bởi C. A. Collingwood gồm 41 loài đã đƣợc tìm thấy trong
các tổ kiến thuộc địa phận nƣớc Anh. Khóa phân loại này là sự tổng hợp lại
những công trình đã đƣợc công bố của Donisthorpe (1927), Sweeney (1950),
Morly (1953), Brian (1949), Collingwood (1958) và Wilson (1955). Mặc dù
công trình này còn nhiều thiếu sót nhƣng đây là một công bố có ý nghĩa vô
cùng to lớn bởi nó báo hiệu rằng: thế giới đang dần dần dành nhiều sự quan
tâm hơn cho vấn đề nghiên cứu kiến, những loài sinh vật tuy bé nhỏ nhƣng có
ý nghĩa vô cùng to lớn [13].
Từ năm 1971 đến năm 1986, nhiều công trình nghiên cứu quan trọng
của các nhà khoa học riêng lẻ và các nhóm nhà khoa học đã đƣợc công bố và
vẫn đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho đến tận ngày nay nhƣ: Oster &
Wilson (1978), Buckley (1982), Hermann (1979, 1981, 1982), Jaisson (1982,
1983), Brian (1983) và Lofgren & Van der Meer (1986),… cùng một số công
trình khác cùng thời.
Ngay từ năm 1987, Wilson đã cho rằng có tới hơn 20.000 loài kiến trên
thế giới, thuộc khoảng 350 giống. Sự nghiên cứu và tổng hợp của các nhà
phân loại học đã bổ sung thêm ngày một nhiều những hiểu biết của loài ngƣời
về loài kiến bé nhỏ. Từ những công trình riêng lẻ, chúng ta có thể nhận thấy
rằng họ Formicidae là một nhóm sinh vật có số lƣợng rất lớn, nó thực sự cần
rất nhiều thời gian, sự đóng góp công sức của các nhà khoa học để dựng nên
một hệ thống đầy đủ, rõ ràng các thông tin về chúng.
Càng ngày lĩnh vực nghiên cứu về kiến càng đƣợc chú trọng, thể hiện ở
sự quan tâm của các nhà khoa học đến sự đa dạng, phong phú loài ở các vùng
với các bài báo công bố loài mới ở khắp các miền đất trên thế giới.
Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật


Đặng Văn An


8
Luận văn tố t nghiê ̣p

Tiêu biểu nhƣ vùng đất New Guinea (một hòn đảo nhỏ mang những
đặc trƣng của cả châu Úc và châu Á), sự đa dạng kiến ở đây đƣợc ƣớc tính là
lớn nhất thế giới. Những số liệu đầu tiên về kiến ở đây đƣợc công bố rất sớm
vào khoảng những năm 1860 (Smith, 1860; 1865) khi loài kiến đầu tiên đƣợc
mô tả bởi đoàn thám hiểm của A. R. Wallace.
Những ngƣời đầu tiên cống hiến sự nỗ lực của họ để mô tả chính xác
nhất các bậc phân loại kiến phải kể đến Emery ở cuối thế kỷ 19 và H.
Donisthorpe ở những năm 1930. Từ năm 1950 đến 1970 việc nghiên cứu kiến
đã trở nên phổ biến và ngày càng phát triển mạnh với sự cống hiến của:
Brown (1954; 1957), Room (1975), Taylor (1968; 1977), Wilson (1959;
1967), đây là những ngƣời có đóng góp quan trọng trong việc biên soạn các
đơn vị phân loại và mô tả kiến ở vùng New Guinea.
Cho tới năm 1990, ngƣời ta đã phát hiện ra khoảng 8800 loài kiến,
thuộc 297 giống, 11 phân họ ở New Guinea [33]. Hiện nay, một tỉ lệ lớn của
kiến New Guinea vẫn chƣa đƣợc phân loại, nó chiếm khoảng 15 – 20% tổng
số loài kiến còn chƣa đƣợc khoa học biết đến (Snelling, 1998).
Lĩnh vực nghiên cứu kiến ở Nhật cũng khá phát triển với một loạt các
thành quả khoa học nhƣ: thành viên hội Kiến học ở Nhật đã soạn thảo, phát
hành khóa phân loại kiến đến loài và đƣợc bổ sung, tu chỉnh liên tục (vào các
năm 1988; 1989; 1991; 1992). Tuy nhiên số lƣợng loài ở đây mới chỉ có 247
loài của 62 giống, thuộc 8 phân họ bao gồm cả 84 loài chƣa đƣợc định tên
(gồm rất nhiều loài mới). Không dừng ở đó, năm 1996, Mamoru Terayama và
Yoshiaki Hashimoto đã mô tả 4 loài mới trong giống Hypoponera, Formica và
Acropyga, đƣợc công bố trên tạp chí Nalture and Human Activities, đó là:

Hypoponera nubatama, Formica hayashi, Acropyga kinomurai và A.
Yaeyamensis [26]. Tiếp đó, tháng 10 năm 1999, nhà phân loại học của Đại

Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


9
Luận văn tố t nghiê ̣p

học Tokyo, Mamoru Terayama mô tả thêm 3 loài kiến mới: Cryptopone
tengu, Pachycondyla sakishimensis và Hypoponera beppin [27].
Năm 2003, một nhà phân loại học về kiến ở Anh, Hughes, đã sắp xếp
những thông tin mà ông ghi chép đƣợc sau nhiều năm nghiên cứu thành cuốn
cẩm nang đơn giản, dễ hiểu giúp cho những nhà phân loại học dễ dàng hơn
trong quá trình nghiên cứu kiến trong rừng. Đến năm 2006, ông đã cho ra đời
công trình "A review of wood ants (Hymenoptera: Formicidae)". Công bố này
đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa sinh vật sống và môi
trƣờng, về phân loại học, về sự phân bố, sự bảo tồn, hiện trạng của chúng
cũng nhƣ những kế hoạch tiếp theo cho sự kiểm tra và quản lý của 4 loài kiến
gỗ ở Scotland: Formica exsecta, Formica sanguinea, Formica quilonia và
Formica lugubris, đặc biệt là loài F. exsecta, loài hầu nhƣ đã bị tuyệt chủng
trong số 7 loài có hình thái bé nhỏ nhất đƣợc biết đến tại khu vực này, đây
thực sự là một phát hiện có ý nghĩa cao. Các nhà khoa học còn dự tính rằng,
những nghiên cứu về hai loài còn lại là F. lugubris và F. quilonia ở Bắc
Scotland vào những năm 2014 sẽ cung cấp những thông tin rấ t to lớn [20].
Bắt đầu đƣợc nghiên cứu từ thập kỉ trƣớc, nhƣng phải đến 10 năm gần
đây, các dữ liệu phân tử mới có vai trò cốt yếu trong sự cố gắng dựng lại "cây
tiến hóa" của các loài kiến. Phân tích sự phát sinh loài theo sinh học phân tử

mà nền tảng là những cấu trúc gen phức tạp đã mang lại những kết quả tốt đẹp
và củng cố thêm cho những vấn đề đã đƣợc nêu ra trƣớc đó nhƣng có nhiều ý
kiến trái chiều xuất phát từ sự mô tả hình thái trong nhiều giống kiến (Ward &
Brady (2003), Saux (2004), Ward & Downie (2005), Brady (2006), Moreau
(2006), Ouellete (2006)).
Phƣơng pháp sinh học phân tử đang giúp các nhà khoa học phân biệt
một cách rành mạch những loài tƣơng tự nhau cũng nhƣ sự dịch chuyển của

Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


10
Luận văn tố t nghiê ̣p

các loài ngoại lai. Với nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học, năm 2007,
bằng việc sử dụng phƣơng pháp sinh học phân tử, các nhà khoa học đã đƣa ra
đƣợc nhiều bằng chứng về sự tồn tại của một nhóm mới lạ, nhóm "formicoid
clade", một nhóm không hề đƣợc nhắc đến hay phát hiện bởi sự mô tả hình
thái. Nhóm này có khoảng 14 trong 20 phân họ kiến và có khoảng 90% tổng
số loài kiến đã đƣợc mô tả trƣớc đó. Formicoid cũng bao gồm nhiều phân họ
phổ biến và có số lƣợng loài lớn nhƣ Myrmicinae, Formicinae và
Dolichoderinae. Năm 2008, các nhà khoa học Mỹ tiếp tục ứng dụng công
nghệ sinh học để tìm hiểu về loài kiến Pogonomyrmex badius, loài kiến có
cấu trúc xã hội phức tạp nhất trong thế giới loài kiến, và đã đƣa ra nhiều đánh
giá lý thú mà bằng phƣơng pháp phân tích hình thái học ta không thể thu
đƣợc. Các nhà khoa học cho biết, nguồn gen của những tổ kiến
Pogonomyrmex badius rất đa dạng. Một kiến chúa thƣờng giao phối với ít
nhất 20 kiến đực. Phân tích gen cho thấy, thế hệ sau của những chú kiến đực

có thể trở thành mọi loại kiến trong tổ, nhƣng một số nhánh có nhiều khả
năng trở thành kiến chúa trong tƣơng lai. Trƣớc đây, ngƣời ta cho rằng đẳng
cấp của kiến đƣợc quyết định bởi các yếu tố môi trƣờng. Nhƣng nghiên cứu
này cho biết, sự khác biệt về gen mới là yếu tố quyết định việc một thành viên
sẽ trở thành kiến chúa hay kiến thợ.
Năm 2008, các nhà khoa học của đại học Texas đã công bố loài kiến
mù (không có mắt) ở trong lòng đất của rừng nhiệt đới Amazon với tên gọi là
Martialis heureka, thuộc một phân họ mới. Khi phân tích ADN trên chân của
loài kiến này các nhà khoa học đã khẳng định đƣợc nguồn gốc phát sinh loài
của nó là ở phần gốc cây tiến hoá của các loài kiến. Khám phá này củng cố
thêm cho quan điểm rằng loài kiến mù săn mồi sống trong lòng đất đã xuất
hiện ngay từ thời kỳ đầu của quá trình tiến hóa. Sự phát hiện loài mới này đã
đƣa ra một nhận định mới: ―Sự trù phú của các loài nắm giữ tầm quan trọng
Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


11
Luận văn tố t nghiê ̣p

tiến hóa lớn ẩn mình trong lòng đất tại các cánh rừng mƣa còn sót lại‖ [33].
Năm 2009, nhóm nhà khoa học Sergio R. Sanchez - Pena, Monuela
Citlali Chacon - Cardosa và Diana Resendez - Perez đã sử dụng marker sinh
học phân tử để nhận dạng kiến lửa Solenopsis sp.. Công việc nhận dạng
những chú kiến lửa này là vô cùng khó khăn bởi kích thƣớc quá bé nhỏ của
chúng nhƣng sinh học phân tử đã giúp các nhà khoa học dễ dàng nhận biết
đƣợc sự khác nhau một cách chính xác giữa những loài kiến bé nhỏ này trong
khi việc sử dụng phƣơng pháp truyền thống là mô tả hình thái đã không thể
thu đƣợc kết quả nhƣ ý [25].

Năm 2011, nhà khoa học Bruce Archibald (Đại học Simon Fraser, tỉnh
British Columbia, Canada) đã tìm thấy hóa thạch của loài kiến khổng lồ đã
từng xâm chiếm các khu rừng thuộc bang Wyoming (Mỹ) cách đây 50 triệu
năm, trên tạp chí New Scientist. Hóa thạch kiến khổng lồ này thuộc loài kiến
chúa có cánh, có tên khoa học là Titanomyrma lubei, có chiều dài cơ thể
khoảng 5 cm, kích thƣớc cơ thể của nó tƣơng đƣơng với loài chim ruồi hiện
đại có màu hung đỏ Selasphorus rufus. Theo Bruce Archibald, các loài kiến
lớn ngày nay chỉ đƣợc tìm thấy ở vùng nhiệt đới, trong đó những con kiến
chúa có cánh thuộc loài Dorylus wilverth sống tại rừng nhiệt đới châu Phi có
kích thƣớc tƣơng đƣơng với loài kiến cổ đại Titanomyrma lubei. Phát hiện
này có thể làm sáng tỏ kiểu khí hậu Bắc cực cổ đại đã tác động đến sự phân
bố của chúng. Ông Archibald cho rằng, có thể loài kiến Titanomyrma lubei đã
di chuyển từ châu Âu đến châu Mỹ thông qua Bắc cực. Cách đây 50 triệu
năm, khí hậu trái đất ấm hơn rất nhiều so với ngày nay, ở thời điểm đó, theo
các nhà khoa học trên tạp chí Live Science (Mỹ), Bắc cực mang tính chất khí
hậu ôn đới hơn là một xứ sở thần tiên mùa đông, đó là lí do tại sao kiến
Titanomyma lubei lại có thể vƣợt qua đƣợc Bắc cực [11].

Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


12
Luận văn tố t nghiê ̣p

Theo số liệu thống kê tới tháng 5 năm 2011, trên thế giới có khoảng
12.630 loài kiến đã đƣợc tìm ra [33].
1.3. Tình hình nghiên cứu kiến ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới có tính đa dạng của các loài sinh

vật cao. Nghiên cứu khu hệ kiến Việt Nam đã đƣợc tiến hành từ những năm
đầu thế kỷ 20 do một số tác giả nƣớc ngoài thực hiện và đã phát hiện khoảng
160 loài kiến trên lãnh thổ Việt Nam (Radchenko, 1988). Vào những năm 80
của thế kỷ trƣớc, 8 loài thuộc 4 giống kiến ở Việt Nam đƣợc công bố
(Radchenko, 1988). Sau năm 1954, một số tác giả nƣớc ngoài điều tra nghiên
cứu kiến tại miền Bắc Việt Nam đã công bố danh sách 31 loài kiến thuộc các
phân họ Pseudomyrmicinae, Dorylinae và Ponerinae (Radchenko, 1993).
Từ năm 1997, Bùi Tuấn Việt đã tiến hành nghiên cứu kiến ở Việt Nam.
Năm 2006, Bùi Tuấn Việt cùng A. Radchenko, G. W. ELMES đã mô tả thêm
một loài mới ở Việt Nam là Myrmica schoedli. Cho đến năm 2003, từ bộ mẫu
thu thập tại 13 khu bảo tồn thiên nhiên và Vƣờn Quốc gia (Cúc Phƣơng, Tam
Đảo, Ba Vì, Bái Tử Long, Cát Bà, Hoàng Liên, Hữu Liên, Kim Hỷ, Phong
Điền, Tây Yên Tử, Kỳ Thƣợng) và 8 địa điểm thuộc thành thị và nông thôn,
Bùi Tuấn Việt đã bƣớc đầu phân tích và đƣa ra kết quả với 281 loài thuộc 59
giống tại miền Bắc Việt Nam [4]. Một năm sau đó, Bùi Tuấn Việt đã phân
tích và bổ sung thêm 26 loài và 15 giống kiến mới đƣa số lƣợng loài kiến ở
miền Bắc Việt Nam đã đƣợc biết đến lên 307 loài thuộc 74 giống trong 9
phân họ [5]. Năm 2005, tại Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, Katsuyuki Eguchi và
Bùi Tuấn Việt đã tìm thấy loài Cladomyrma copulosa làm tổ trên cành và
nhánh non của cây Vàng Anh (Saraca dives), một loại cây phổ biến ở những
mảng rừng ven sông.
Bùi Tuấn Việt cũng đã tiến hành nghiên cứu kiến ở các tỉnh phía Nam
Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


13
Luận văn tố t nghiê ̣p


khác và đã bƣớc đầu có đƣợc những kết quả nhất định. Năm 2004, Bùi Công
Hiển, Nguyễn Văn Quảng và Bùi Tuấn Việt đã công bố tìm thấy 25 loài kiến,
thuộc 16 giống, 6 họ phụ ở Vƣờn Quốc gia Côn Đảo. Năm 2004 – 2005, sau
hai đợt điều tra vào cuối mùa mƣa (từ 8 đến 25 tháng 10 năm 2004) và giữa
mùa khô (từ 27 tháng 12 năm 2004 đến 3 tháng 1 năm 2005), Bùi Tuấn Việt,
Katsyuki Eguchi và Lê Hải Sơn đã phát hiện đƣợc 103 loài kiến thuộc 44
giống trong 11 họ phụ. Trong đó có 5 giống kiến (chiếm 11,36% tổng số
giống tìm thấy) và 22 loài (chiếm 21,36% tổng số loài) lần đầu tiên phát hiện
đƣợc ở khu hệ kiến Việt Nam [4].
Năm 2007, các nhà khoa học Việt Nam đã phối hợp cùng với Viện
Khoa học - Công nghệ Sinh học Đức tìm ra hoạt chất tryptophan trong trứng
của loài kiến gai đen, có tên khoa học là Polyrhachis dives. Đây là một loại
amino axit giúp cơ thể nhanh chóng vƣợt qua sự mệt mỏi, stress. Nghiên cứu
này còn nêu ra, trong trứng kiến gai đen có tới 42 - 67% chất đạm với hơn 30
loại axit amin thiết yếu, có loại cơ thể không tự tổng hợp đƣợc. Sau một thời
gian dài nghiên cứu.
Năm 2009, Bùi Tuấn Việt và cộng sự đã phát hiện đƣợc 1 giống mới
(Opamyrma) và hai loài kiến mới cho khoa học: Opamyrma hungvuong,
Acanthomymex humilis. Đồng thời phát hiện và ghi nhận những đặc điểm sinh
thái đặc trƣng mới của mối quan hệ gắn bó giữa một loài kiến thực vật mới
đƣợc tìm thấy (Cladomyrma copulosa) với loài cây Vàng Anh tại Vƣờn Quốc
gia Cúc Phƣơng. Năm 2013, Bùi Tuấn Việt và cộng sự đã công bố thêm 5 loài
kiến mới cho khoa học thuộc giống Myrmoteras (M. concolor, M. jaitrong, M.
namphuong, M. opalinum, M. tomimasai).
Năm 2011, Viện Hóa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam đã chiết tách thành công tinh chất quý trong trứng kiến gai đen [12]. Đây

Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An



14
Luận văn tố t nghiê ̣p

là một thành tựu có ý nghĩa vô cùng to lớn trong ngành y học.
Theo đánh giá của các nhà khoa học thì khu hệ kiến ở Việt Nam có thể
có trên 500 loài [4].

Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


15
Luận văn tố t nghiê ̣p

CHƢƠNG 2. ĐIA
̣ ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Họ kiến (Formicidae) thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera), lớp Côn
trùng (Insecta), ngành Chân khớp (Arthropoda).
1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10/2012 đến tháng 12/2014.
1.3. Địa điểm nghiên cứu
Vƣờn Quốc gia Cát Bà đƣợc thành lập theo Quyết định số 79-CT, ngày
31 tháng 3 năm 1986 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ).
Vƣờn có tổng diện tích là 15.200 ha. Ngày 06/4/2004 Vƣờn quốc gia Cát Bà

chuyển về thành phố Hải Phòng quản lý theo Quyết định 333/QĐ-TT của Thủ
tƣớng Chính phủ. Hầu hết các vùng đất của Vƣờn quốc gia nằm trên đảo Cát
Bà. Cát Bà là đảo lớn nhất trong 366 hòn đảo bao gồm các quần đảo Cát Bà
tạo nên bờ đông nam của Vịnh Hạ Long ở miền Bắc Việt Nam. Đảo Cát Bà
có diện tích bề mặt 285 km2 thuộc về thành phố Hải Phòng - thành phố nổi
tiếng nhất của ngành công nghiệp ở Việt Nam. Một nửa diện tích của đảo là
nơi bảo tồn loài Voọc đầu trắng đang có nguy cơ tuyệt chủng. Hòn đảo này có
một loạt các hệ sinh thái tự nhiên, cả biển và trên đất liền nên có tính kỳ đa
dạng sinh học cao.
Các loại môi trƣờng sống tự nhiên đƣợc tìm thấy trên quần đảo Cát Bà
bao gồm núi đá vôi, rừng nhiệt đới, các rạn san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ
biển, đầm phá, bãi biển, hang động và rừng đầm lầy. Đảo Cát Bà là một trong
những hòn đảo đông dân cƣ với khoảng 13.000 cƣ dân sinh sống trong sáu xã
Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


16
Luận văn tố t nghiê ̣p

khác nhau, và hơn 4.000 ngƣời dân sống trên các làng chài nổi ngoài khơi bờ
biển. Phần lớn dân số tập trung trong thị trấn Cát Bà, nằm ở mũi phía nam của
quần đảo (15 km về phía nam của Vƣờn quốc gia) và là trung tâm thƣơng mại
trên đảo.
Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên của nó, Vƣờn là nơi có một số lƣợng gần nhƣ
không thể tin đƣợc của các loài. Có 1.561 loài các loài thực vật đƣợc tìm thấy
trong công viên, thuộc 186 họ, trong đó có 406 loài cây gỗ, 661 loài cây
thuốc, và 196 cây ăn đƣợc. Các loài động vật trên hòn đảo bao gồm 279 loài,
trong đó có 53 loài động vật có vú trong 18 họ và 23 loài bị đe dọa và nguy cơ

tuyệt chủng cao. Có 160 loài chim, 66 loài bò sát và động vật lƣỡng cƣ và 274
loài côn trùng từ 79 họ khác nhau, có 900 loài cá biển, 178 loài san hô, 7 loài
rắn biển, 4 loài rùa biển và 21 loài rong biển tìm thấy trên khắp quần đảo.
Ngoài ra, môi trƣờng sống đá vôi tại Vƣờn quốc gia Cát Bà là một môi
trƣờng lý tƣởng cho hàng trăm loài động vật không xƣơng sống trong đó có
kiến [36].
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu ngoài thực địa
Mẫu vật sẽ đƣợc thu ở 3 sinh cảnh: rừng tự nhiên (RTN), rừng phục hồi
(RPH) và rừng thuầ n loa ̣i (RTL) bằng các phƣơng pháp: thu bắt bằng tay và
sử dụng bẫy hố (pitfall trap).
- Thu bắt bằng tay: tìm và bắt những con kiến tại bò trên mặt đất, ở
dƣới lớp lá, rác, thảm mục, ở dƣới những hòn đá, dƣới gốc cây....Nếu gặp tổ
kiến hoặc hàng kiến đang kiếm ăn thì thu từ 20 đến 25 cá thể. Những mẫu
kiến thu đƣợc đƣợc đặt trong ống bằng nhựa hoặc thủy tinh có từ 1,5-3,0 ml
(cho con kiến nhỏ) hoặc từ 5-8 ml (cho kiến lớn hơn) có chứa ethanol 75%
đến 95%.
Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Đặng Văn An


17
Luận văn tố t nghiê ̣p

- Bẫy hố (Pitfall trap): Các bẫy là những cốc nhựa đƣờng kính 7cm,
chiều cao 12cm chứa dung dịch có 4% formalin sẽ đƣợc chôn xuống đất sao
cho miệng bẫy bằng với mặt đất. 15 bẫy đƣợc đặt ở mỗi sinh cảnh, mẫu kiến
đƣợc thu thập sau 7 ngày đặt. Tại mỗi sinh cảnh sẽ thu nhắ c la ̣i 6 lầ n vào 2
mùa: mùa mƣa và mùa khô, mỗi mùa 3 lầ n.

2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.2.1. Nghiên cứu phân loại
Kiến đƣợc bảo quản trong các lọ cồn nồng độ 80%, sau đó kiến sẽ đƣợc
tách riêng dƣới kính lúp, lên tiêu bản mẫu khô và định loại kiến trên kính hiển
vi và sử dụng tài liệu chuyên môn (Bolton, 1997; bộ mẫu kiến tại Bảo tàng
Thiên nhiên Việt Nam).
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu trên máy vi tính thông qua các phầm mềm Excel, Primer
6.1.6. Tấ t cả số liê ̣u dùng để tiń h toán là số liê ̣u thu đƣơ ̣c qua phƣơng pháp
thu mẫu đinh
̣ lƣơ ̣ng bẫy hố (pitfal trap).
Các chỉ số đa dạng sinh học đƣợc sử dụng:
* Độ ưu thế của loài (A):
Trong đó:

A=

na
x100 %
N

na - Số lƣợng cá thể của loài a
N - Tổng số cá thể của thu đƣơ ̣c

Giá trị A đƣợc phân ra làm 4 mức:
+ A> 10% : Loài rất ƣu thế tại sinh cảnh nghiên cứu
+ 5% + A< 5% : Loài không ƣu thế tại sinh cảnh nghiên cứu

Viê ̣n Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật


Đặng Văn An


×