Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái địa phương nuôi tại trạm nghiên cứu đồn đèn bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TOẢN
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI ĐỊA PHƯƠNG
NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU ĐỒN ĐÈN - BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp: K43 - CNTY
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khoá học: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Phùng

THÁI NGUYÊN - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy giáo, cô
giáo. Nhờ vậy, tôi đã được các thầy giáo, cô giáo trang bị những kiến thức
khoa học kỹ thuật cũng như đạo đức tư cách người cán bộ tương lai. Thầy
cô đã trang bị cho tôi đầy đủ hành trang và một lòng tin vững bước vào đời,
vào cuộc sống và sự nghiệp sau này.
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
của bản thân. Tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo, cô giáo


trong khoa Chăn nuôi Thú y, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS.Trần Văn Phùng, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ, công nhân
viên tại Trạm nghiên cứu Đồn Đèn - Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Bắc
Kạn đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các
thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của
thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Trần Văn Phùng đã trực tiếp hướng dẫn để
tôi hoàn thành khóa luận này.
Do trình độ bản thân có hạn nên bản khóa luận của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi kính mong các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đóng
góp ý kiến để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày… tháng… năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Văn Toản


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình học trong nhà trường, thực hiện phương
châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết đi đôi với thực tiễn sản xuất”. Giai
đoạn thực tập chuyên đề rất quan trọng đối với mỗi sinh viên củng cố và hệ
thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, củng cố tay nghề. Đồng thời, tạo
cho mình sự tự lập, lòng yêu nghề, có phong cách làm việc đúng đắn, năng
lực làm việc đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Nắm được phương pháp
tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

thực tiễn sản xuất, sáng tạo khi ra trường trở thành một người cán bộ khoa
học có chuyên môn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp phát triển đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, của
thầy giáo hướng dẫn cũng như được sự tiếp nhận của cơ sở, tôi tiến hành
nghiên cứu chuyên đề: “Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái địa
phương nuôi tại Trạm nghiên cứu Đồn Đèn - Bắc Kạn”.
Trong thời gian thự tập tại trại, được sự giúp đỡ tận tình của anh, chị
công nhân trong trại, thầy giáo cùng sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 22
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 37
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái................................... 39
Bảng 4.3. Chỉ tiêu số lượng lợn con đẻ ra....................................................... 41
Bảng 4.4. Khối lượng lợn con qua các kỳ cân (Kg) ....................................... 43
Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm. ............................... 44
Bảng 4.6. Sinh trưởng tương đối của lợn con qua các kỳ cân (%) ................. 46
Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con lúc 56 ngày tuổi ................................. 47
Bảng 4.8. Chi phí thức ăn/ kg lợn con lúc 56 ngày tuổi ................................. 48
Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh của lợn con .................................................... 49


iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm ........................ 43
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm.................... 45
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm .................. 46


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CS

: Cộng sự

ĐVT

: Đơn vị tính

Nxb

: Nhà xuất bản

STT

: Số thứ tự

TN

: Thí nghiệm



vi

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm giống lợn địa phương nuôi tại tỉnh Bắc Kạn ...................... 3
2.1.2. Các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái ..................................... 5
2.1.3. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái ................................................ 6
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của lợn nái.................................... 7
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con theo mẹ ...................................... 10
2.1.6. Cơ sở khoa học của việc cho lai tạo giữa lợn đực rừng và lợn nái
địa phương .................................................................................................. 14
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 16
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................... 16
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................... 18
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..21
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 21
3.3. Nội dung ................................................................................................... 21
3.3.1. Công tác phục vụ sản xuất ................................................................ 21
3.3.2. Chuyên đề nghiên cứu ....................................................................... 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................... 22
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi.......................................................................... 24



vii

3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .................................................... 25
3.4.3.1. Các chỉ tiêu về sinh lí sinh dục .................................................. 25
3.4.3.2. Các chỉ tiêu về số lượng ............................................................. 25
3.4.4. Phương pháp xử lý ............................................................................ 27
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 29
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................... 29
4.2. Kết quả nghiên cứu chuyên đề khoa học ................................................. 38
4.2.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái địa phương.. 39
4.2.2. Kết quả nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái địa phương ....... 41
4.2.3. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm ..... 42
4.2.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm................................... 44
4.2.5. Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm ................................. 45
4.2.6. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con giống (Lúc 56 ngày tuổi). .................... 47
4.2.7. Chi phí thức ăn/ kg lợn con giống ..................................................... 48
4.2.8. Tình hình mắc bệnh của lợn con thí nghiệm. .................................... 49
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong ngành sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị

trí quan trọng. Nó cung cấp phần lớn lượng thịt cho tiêu dùng và phân bón
cho ngành trồng trọt.
Ngày nay, cùng với xu thế phát triển mạnh của nền kinh tế, những
giống vật nuôi địa phương, chăn nuôi theo phương thức truyền thống đang
được đông đảo người dân quan tâm và có nhu cầu muốn được sử dụng sản
phẩm thịt của những giống vật nuôi này, trong đó có các giống lợn. Ở khu vực
miền núi phía Bắc, có một số giống lợn địa phương được nuôi chăn thả tự do,
có chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, đang
rất được ưa chuộng và trở thành “đặc sản” có giá trị trên thị trường bởi ưu thế
về chất lượng, lại chịu đựng kham khổ và thích ứng rất tốt với tập quán chăn
nuôi của người dân. Tuy nhiên, các giống lợn địa phương này có hạn chế là tỷ
lệ mỡ khá cao, khả năng sinh sản thấp, đẻ ít con/lứa... vì vậy cần thiết nghiên
cứu và cho lai một số giống lợn địa phương với lợn rừng để tạo ra con lai có
chất lượng thịt cao hơn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với
sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, tôi tiến thực hiện
chuyên đề: “Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn địa phương nuôi tại
Trạm nghiên cứu Đồn Đèn - Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của đàn
lợn nái địa phương nuôi tại Trạm nghiên cứu Đồn Đèn - Trung tâm ứng dụng


2
KHCN tỉnh Bắc Kạn, là cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi lợn của người
dân thuộc các huyện khu vực miền núi của tỉnh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Số liệu nghiên cứu của đề tài này sẽ là tài liệu đóng góp vào cơ sở dữ

liệu về sinh trưởng, phát triển và chất lượng thịt của các giống lợn địa phương
nuôi tại tỉnh Bắc Kạn.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các cơ quan thẩm quyền triển
khai bảo tồn và sử dụng tốt hơn tiềm năng của lợn nái địa phương vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng đồi núi trong địa bàn của tỉnh
Bắc Kạn. Đề tài cũng đã góp phần cung cấp sản phẩm thịt an toàn và hợp thị
hiếu người tiêu dùng trên địa bàn, đa dạng hóa và tạo sinh kế bền vững cho
người dân ở khu vực đồi núi, góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng
thời tận dụng nguồn lao động và tài nguyên trong nông thôn.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đặc điểm giống lợn địa phương nuôi tại tỉnh Bắc Kạn
Ở nước ta hiện nay, tập đoàn giống lợn địa phương rất phong phú. Miền núi
phía Bắc Việt Nam nuôi phổ biến là các giống: lợn Mẹo, lợn Mường Khương, lợn
Táp Ná, lợn địa phương Pác Nặm, ... Trải qua quá trình chọn lọc, các giống lợn ở
nước ta đã thích nghi với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương.
Chúng có đặc điểm di truyền quý giá đó là khả năng sử dụng các loại thức ăn thô
xanh, nghèo dinh dưỡng và tính chống chịu các bệnh tật nhiệt đới rất tốt, nhất là
bệnh ký sinh trùng. Một số giống lợn đẻ nhiều con và có phẩm chất thịt thơm
ngon, một số giống thích nghi với vùng núi cao, nhiệt độ thấp và một số lại quen
với môi trường ẩm ướt (Lê Viết Ly, 1994) [13].
Giống lợn địa phương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống các
dân tộc thiểu số vùng núi của tỉnh Bắc Kạn. Là con vật thân thuộc được nuôi
nhiều nhằm cung cấp thịt mỡ cho nhu cầu của con người. Giống lợn địa

phương có những ưu điểm nổi bật như rất phù hợp với điều kiện tự nhiên
miền núi phía Bắc, điều kiện canh tác của nhân dân miền núi, khả năng chịu
đựng kham khổ cao, thích hợp với phương thức chăn nuôi chăn thả. Thịt và
mỡ lợn thơm ngon, được người dân ưa chuộng (Đặc biệt nhóm lợn đen tuyền
đang được coi là hàng đặc sản). Tuy nhiên, lợn cũng có nhiều nhược điểm
như kết cấu ngoại hình xấu, lưng võng, bụng xệ, tầm vóc nhỏ, đẻ ít con, sinh
trưởng chậm. Mặc dù có một số nhược điểm như vậy, nhưng đây vẫn là con
vật được người dân địa phương ưa chuộng và nuôi nhiều. Do một số quan
niệm chưa khoa học của người dân trong công tác chọn giống và chăm sóc
nuôi dưỡng, cùng với xu thế phát triển hiện nay, với trào lưu phát triển của


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình học trong nhà trường, thực hiện phương
châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết đi đôi với thực tiễn sản xuất”. Giai
đoạn thực tập chuyên đề rất quan trọng đối với mỗi sinh viên củng cố và hệ
thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, củng cố tay nghề. Đồng thời, tạo
cho mình sự tự lập, lòng yêu nghề, có phong cách làm việc đúng đắn, năng
lực làm việc đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Nắm được phương pháp
tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
thực tiễn sản xuất, sáng tạo khi ra trường trở thành một người cán bộ khoa
học có chuyên môn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp phát triển đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, của
thầy giáo hướng dẫn cũng như được sự tiếp nhận của cơ sở, tôi tiến hành
nghiên cứu chuyên đề: “Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái địa
phương nuôi tại Trạm nghiên cứu Đồn Đèn - Bắc Kạn”.

Trong thời gian thự tập tại trại, được sự giúp đỡ tận tình của anh, chị
công nhân trong trại, thầy giáo cùng sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.


5
cố định và mức độ lang không giống nhau, con nhiều, con ít. Các vết lang này
thường phân bố ở bụng, ngang sườn, cổ, vai, lưng, gương mũi, 4 ngón chân, giữa
trán và đuôi. Phần còn lại có da và lông màu đen. Nhóm lợn này chiếm từ
33,34% - 53,66% tổng đàn lợn nái; từ 52,29 - 66,59% tổng đàn lợn thịt. Nhìn
chung nhóm lợn lang trắng đen này có tầm vóc to hơn và lớn nhanh hơn được
nuôi nhiều ở vùng thấp hơn nơi có người dân tộc Tày sinh sống.
2.1.2. Các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái
Để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái có nhiều chỉ tiêu song chỉ
tiêu số lượng lợn con đẻ ra/ lứa, số con nuôi sống đến khi cai sữa là chỉ tiêu
quan trọng nhất để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái. Các chỉ tiêu này
có liên quan mật thiết đến các chỉ tiêu khác như: tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa,
khoảng cách lứa đẻ, thời gian chờ phối…
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1280 - 72, TCVN 1282 - 79) thì có
4 chỉ tiêu giám định lợn nái sinh sản như sau:
- Số con đẻ ra còn sống (không tính những con có khối lượng dưới 0,2
kg lợn nội và 0,5 kg đối với lợn ngoại và lợn lai máu ngoại).
- Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi.
- Khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi.
- Tuổi đẻ lứa đầu đối với lợn nái đẻ lứa thứ 2 trở đi.
Sức sinh sản của lợn nái là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phẩm
giống. Khả năng sinh sản được biểu hiện qua những chỉ tiêu như: số con đẻ
ra/lứa, số lứa đẻ/ năm, tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ còi cọc, dị hình... khả năng sinh
sản cũng liên quan đến việc thành thục sớm hay muộn, thời gian mang thai.
Sinh sản là đặc trưng của tính di truyền ở mỗi phẩm giống gia súc (theo Trần

Đình Miên), 1975) [14]
Thông thường người ta đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái bằng
cách tính số con đẻ ra và số con sống trong một lứa, khối lượng sơ sinh, khối


6
lượng cai sữa, tỷ lệ nuôi sống, độ đồng đều của các con trong lứa. Ngoài ra
cũng phải đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Do lợn nái không có bể sữa
do đó không thể đo lượng sữa của lợn mẹ bằng cách vắt sữa mà chỉ có thể
tính lượng sữa bằng phương pháp gián tiếp thông qua khối lượng đàn con.
2.1.3. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái
* Sự thành thục về sinh dục của lợn nái:
Ở lợn nái cũng như nhiều loài gia súc khác, sinh dục là quá trình sinh lý
rất quan trọng của gia súc trong việc duy trì nòi giống. Sau khi được sinh ra, cơ
thể gia súc tiếp tục được sinh trưởng và phát triển đến mức độ nhất định thì gia
súc cái có khả năng hoạt động sinh dục thể hiện bằng lần động dục đầu tiên.
Sự thành thục về tính dục được thể hiện qua việc xuất hiện sự phát triển
của các đặc tính sinh dục phụ, hoàn thiện các chức năng sinh sản và xuất hiện
các biểu hiện sinh dục đầu tiên như động dục. Trong điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng khác nhau có thể chi phối tuổi thành thục sinh dục. Nếu quá trình được
thúc đẩy nhanh do nuôi dưỡng tốt thì con vật sẽ thành thục tính dục sớm và
ngược lại. Ngoài ra các yếu tố thời tiết và mùa vụ cũng ảnh hưởng đến sự
thành thục về tính dục (Nguyễn Tấn Anh, 1995) [2].
Tác giả Võ Trọng Hốt và cộng sự, 2000 [10] cho biết: tuổi thành thục
về tính của các giống lợn nội như lợn Móng Cái, lợn Ỉ khoảng 4-6 tháng tuổi,
sớm hơn so với các giống lợn Landrace, Yorkshire (6-8 tháng tuổi).
* Chu kỳ động dục:
Chu kỳ động dục của lợn nái là khoảng thời gian tính từ lần động dục
trước đến lần động dục sau. Thông thường sau khi thành thục về tính dục thì
lợn cái bắt đầu có biểu hiện về động dục lần thứ nhất, thường biểu hiện không

rõ ràng, sau đó khoảng 15-16 ngày lợn động dục trở lại, lần này biểu hiện
động dục rõ ràng hơn và sau đó đi vào quy luật mang tính chu kỳ. Chu kỳ
động dục của lợn nái bình quân là 21 ngày (17 -27 ngày) thời gian động dục


7
tuỳ thuộc vào các giống lợn, đối với lợn nội thì động dục kéo dài 3-6 ngày
(Nguyễn Khánh Quắc và cộng sự, 1995) [20].
* Số trứng rụng:
Số trứng rụng trong một chu kỳ động dục là giới hạn cao nhất của số
con đẻ ra trong một lứa, trung bình mỗi lợn nái có số trứng rụng từ 15-20
trứng /chu kỳ động dục.
* Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu:
Lợn thành thục về tính trước thành thục về thể vóc. Do vậy không nên
phối giống ở lần động dục đầu tiên. Người ta thường phối giống lần đầu tiên
cho lợn nái hậu bị ở lần động dục thứ 2, vào lúc 8-9 tháng tuổi. Khi khối
lượng lợn nái đạt 110-120 kg (đối với lợn nái ngoại).
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của lợn nái
* Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản ở lợn nái
Để đánh giá sức sản xuất của lợn nái người ta thường theo dõi các chỉ
tiêu sau:
- Số con sơ sinh còn sống là tổng số lợn con còn sống sau 24 giờ tính từ
khi lợn mẹ đẻ xong. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng và nói lên khả
năng đẻ nhiều con hay ít con của giống và kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn
nái ở giai đoạn chửa và kỹ thuật thụ tinh.
- Số lợn con để nuôi: Là số con để lại nuôi sau khi đã loại thải những
con nhỏ hoặc dị dạng. Chỉ tiêu này nói lên chất lượng của đàn con.
- Khối lượng sơ sinh: Là khối lượng của lợn con được cân ngay sau khi
đẻ ra, đã được cắt rốn, lau khô, bấm nanh và trước khi cho bú lần đầu tiên.
Chỉ tiêu này nói lên khả năng dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăm sóc quản

lý của người chăn nuôi.
- Khối lượng 21 ngày tuổi: Là khối lượng lợn con được cân lúc 21 ngày
tuổi. Chỉ tiêu này để đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ.


8
- Khối lượng cai sữa: Là khối lượng lợn con được cân lúc cai sữa, tuỳ
theo điều kiện và phương thức chăn nuôi mà người ta tiến hành cai sữa lúc 21,
28, 35, 42 ngày hoặc 60 ngày tuổi.
- Số lượng lợn con cai sữa/lứa: Là số lợn con còn sống đến cai sữa. Đây
là chỉ tiêu quan trọng, góp phần quyết định năng suất chăn nuôi lợn nái.
- Khoảng cách lứa đẻ: Là khoảng thời gian từ khi con nái đẻ lứa trước
đến khi con nái đẻ lứa sau bao gồm cả thời gian chửa, thời gian nuôi con, thời
gian động dục trở lại sau cai sữa, phối giống và có chửa.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
+ Giống: Giống là yếu tố quyết định đến sức sản xuất của lợn nái, giống
và đặc tính của nó gắn liền với năng suất sinh sản. Các giống khác nhau cho
năng suất sinh sản khác nhau.
+ Phương pháp nhân giống: Các phương pháp nhân giống khác nhau sẽ
cho năng suất sinh sản khác nhau. Nếu nhân giống thuần chủng thì năng suất
sinh sản của chúng cũng chính là năng suất sinh sản của giống đó. Còn trong
trường hợp cho lai giống thì năng suất sinh sản của chúng sẽ cao hơn.
+ Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu. Tuổi sinh sản của lợn nái ổn
định từ năm tuổi thứ 2 đến năm tuổi thứ 4, sang năm tuổi thứ 5 thì lợn có thể
còn đẻ tốt nhưng con đẻ ra còi cọc, chậm lớn. Do vậy tuổi phối giống lần đầu
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Để có thể giao phối lứa
đầu, lợn nái hậu bị phải thành thục cả về tính và thể vóc. Trong chăn nuôi lợn
nái phải đảm bảo 3 yếu tố cần và đủ đó là: không phối giống cho lợn nái trước
7 tháng tuổi, chỉ phối giống cho lợn nái khi khối lượng cơ thể đối với lợn
ngoại từ 110 - 120kg/con và chỉ phối giống cho lợn nái hậu bị trong khi động

dục ở chu kỳ thứ 2 trở đi.
+ Ảnh hưởng của kỹ thuật phối giống: Kỹ thuật phối giống có ảnh hưởng

đến số con đẻ ra/lứa. Chọn thời điểm thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 22
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 37
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái................................... 39
Bảng 4.3. Chỉ tiêu số lượng lợn con đẻ ra....................................................... 41
Bảng 4.4. Khối lượng lợn con qua các kỳ cân (Kg) ....................................... 43
Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm. ............................... 44
Bảng 4.6. Sinh trưởng tương đối của lợn con qua các kỳ cân (%) ................. 46
Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con lúc 56 ngày tuổi ................................. 47
Bảng 4.8. Chi phí thức ăn/ kg lợn con lúc 56 ngày tuổi ................................. 48
Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh của lợn con .................................................... 49


10

khuẩn (như vi khuẩn gây bệnh sảy thai truyền nhiễm- Brucellosis hay do ký
sinh trùng (bệnh tiên mao trùng- Trypanososis) hoặc các bệnh sản khoa (đẻ
khó, bại liệt).
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con theo mẹ
* Sự sinh trưởng và phát dục
Lợn con từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa (tách mẹ) có nhiều đặc điểm sinh
lý đặc trưng và đòi hỏi phải có sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Nếu khi chăn

nuôi, người chăn nuôi không nắm vững các đặc điểm sinh lý của lợn con sẽ
không nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý chúng, dẫn đến sinh trưởng chậm, lợn
không khỏe và chất lượng con giống kém.
Trong giai đoạn này, lợn con có những đặc điểm sinh lý đặc trưng
mà chúng ta cần quan tâm để có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp
cho chúng.
- Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh:
Trong giai đoạn này lợn con sinh trưởng rất nhanh, tầm vóc và thể
trọng tăng dần theo tuổi.
Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, khối lượng của lợn con tăng từ 10 đến
12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh
hơn gấp nhiều lần. Các cơ quan trong cơ thể lợn con cũng thay đổi và tăng lên
nhanh chóng. Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật chất khô tăng dần, các
thành phần hóa học trong cơ thể của lợn thay đổi nhanh chóng. Hàm lượng sắt
trong cơ thể lợn con mới sinh ra là 187 g % nhưng đến ngày thứ 20 giảm
xuống còn 40,58 g % sau đó tăng dần đến 60 ngày tuổi thì đạt bằng lúc mới
đẻ ra. Một đặc điểm quan trọng nhất của lợn con theo mẹ là: Sản lượng sữa
mẹ tăng dần từ khi mới đẻ ra tới ngày thứ 15. Tại thời điểm này sản lượng sữa
cao nhất và ổn định cho tới ngày thứ 20 và sau đó giảm dần cho tới ngày thứ
60 là ở mức thấp nhất. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng, trong


11
khi đó sữa mẹ sau 3 tuần tuổi giảm đi rõ rệt, dẫn tới lợn con thiếu dinh dưỡng
nếu như không có thức ăn bổ sung thêm.
Khả năng miễn dịch của lợn con trong giai đoạn này cũng có những đặc
điểm đặc biệt. Lợn con mới đẻ trong máu không có γ globulin nhưng sau khi
bú sữa có chứa hàm lượng γ globulin cao, thì hàm lượng kháng thể trong máu
tăng lên một cách nhanh chóng. Sau 3 đến 4 tuần tuổi hàm lượng γ globulin
giảm xuống, đến 5 tháng tăng lên, đạt 65 mg γ globulin trong 100 ml máu.

Ngoài ra, hệ vi sinh vật trong đường ruột của lợn con (microflora) cũng là hệ
thống ngăn ngừa các nhân tố gây bệnh xâm nhập vào đường ruột.
Khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng của lợn con: lợn con trong 3
tuần tuổi đầu chỉ có khả năng tiêu hóa cazein, các đường, lipid của sữa, còn
các chất khác từ các thức ăn nhân tạo thì chưa có. Khả năng tiêu hóa của lợn
con rất hạn chế. Theo A. V. Kavasnhixki, dịch vị của lợn con dưới một tháng
tuổi hoàn toàn không có axít HCl ở dạng tự do, vì lượng axít này tiết ra ít và
nó nhanh chóng liên kết với các niêm dịch. Ngoài sự thiếu HCl tự do còn có
sự giảm axít trong dịch vị thức ăn liền với HCl làm cho hàm lượng HCl tự do
rất ít hoặc hoàn toàn không có trong dạ dày của lợn con bú sữa. Vì thiếu HCl
tự do trong dạ dày nên hệ vi sinh vật dễ lên men gây nên hiện tượng ỉa chảy ở
lợn con. Khi có khả năng hoạt động của các men trong dịch tụy, mà điều
quyết định là HCI tự do hoạt hóa men pepsinogen để tiêu hóa protid. Để nuôi
lợn con thành công trong giai đoạn này là cần thiết phải cho lợn con ăn những
thức ăn dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa trong ngày.
Bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện
về chức năng. Trong thời gian bú sữa trọng lượng bộ máy tiêu hóa lợn con
tăng lên từ 5-10 lần, chiều dài ruột non tăng lên gấp 5 lần, dung tích bộ máy
tiêu hóa tăng lên 40-50 lần, chiều dài ruột già tăng lên 40-50 lần. Tuyến tụy ở
30 ngày tuổi tăng lên gấp 4 lần, trọng lượng của gan gấp 3 lần so với khi sơ


12
sinh. Lúc đầu dạ dày chỉ nặng 6-8 gam và chứa được 35-50 gam sữa, nhưng
chỉ sau 3 tuần đã tăng gấp 4 lần và 60 ngày tuổi đã nặng 150 gam và chứa
được 700-1.000 gam sữa.
Theo A. D. Xinhexcop (Trích từ Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, 2006)
[19] thì tuyến tụy được phân tiết tăng lên như sau 20-30 ngày tiết 50-350 ml,
40 ngày tiết 460 ml, sau 3 tháng tuổi tiết > 3,5 lít, 7 tháng tuổi tiết 10 lít. Lợn
có tỷ lệ nạc cao, trong thân thịt có lượng enzym tiêu hóa protein cao hơn lợn

có tỷ lệ nạc thấp. Ông đã có thí nghiệm trên 2 nhóm lợn trắng và đen thì thấy
lợn đen có các lipaza và amilaza cao hơn ở lợn trắng, trái lại lợn trắng có men
tripxin cao hơn ở lợn đen. Trong dịch tụy của lợn lớn có tới 15 men để tiêu
hóa các chất, song ở lợn con chỉ có 2 men là kimozin và lipaza và sau một
tuần tuổi lợn con có thêm một số men như tripsin và amilase, hoạt tính của
các men cũng tăng dần theo tuổi, từ 1-28 ngày men tripsin tăng gấp 20 lần,
amilasa gấp 30 lần, các men như kimotipxin, protease, amilase, elastase,
carboxipolypeptidase cũng tăng dần theo tuổi của lợn con. Hàm lượng vật
chất khô ở trong dịch tụy cũng tăng dần lên theo tuổi của lợn con. Dịch ruột
do 2 tuyến Bruner và Liberkun tiết ra chứa đầy đủ các men tiêu hóa nhưng ở
lợn con chưa có men lactose, các men tiêu hóa khác có hàm lượng rất thấp
không đủ khả năng để tiêu hóa các thức ăn nhân tạo. Dịch mật của lợn con
trong các tuần tuổi đầu còn hạn chế, khả năng nhũ tương hóa mỡ của lợn con
chưa có.
Theo E. M. Fed (1983) (Trích từ Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, 2006)
[19], pH trong dạ dày lợn con thay đổi theo tuổi. Ông cũng cho biết khả năng
tiêu hóa protein của lợn con tùy thuộc vào lượng axít tự do ở trong dạ dày và
sau 3 tuần tuổi thì lợn con mới có khả năng này. Tuyến tụy bắt đầu hoạt động
trong thời kỳ bào thai và bào thai càng lớn hoạt động tuyến tụy càng tăng lên,
dịch tụy cũng được phân tiết tăng lên theo tuổi.


13

Qua nghiên cứu chúng ta thấy khả năng tiêu hóa của lợn con ngày càng
tăng rõ rệt.
- Khả năng điều hòa thân nhiệt kém:
Cơ thể lợn con thường sinh ra nhiệt năng, nhiệt năng có thể thải ra môi
trường xung quanh, ngược lại sự thay đổi nhiệt độ môi trường lại ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự sinh nhiệt và tỏa nhiệt của cơ thể, hiện tượng đó

gọi là trao đổi nhiệt giữa cơ thể lợn con với môi trường.
Lợn con lúc mới sinh có khả năng điều hòa thân nhiệt kém. Thí nghiệm
của Newland (1969) (Trích từ Trần Văn Phùng, 2006) [16] đã chứng minh
mối quan hệ giữa tuổi và thân nhiệt của lợn con. Khi tiến hành nuôi lợn con ở
các nhiệt độ khác nhau (11 0C, 18 0Cvà 28 0C), thì ở nhiệt độ 28 0C lợn con có
khả năng sinh trưởng nhanh nhất và ở nhiệt độ 11 0C lợn con có khả năng sinh
trưởng chậm nhất. Nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng tới quá trình điều tiết
thân nhiệt của lợn con.
Nhiệt độ bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tỏa nhiệt và tốc độ
sinh trưởng của lợn con. Nhiệt độ được coi như là một chỉ tiêu ảnh hưởng lớn
đến đặc điểm, chức năng của cơ quan điều tiết nhiệt của lợn con. Nếu nhiệt độ
thấp lợn con mất nhiều nhiệt và có thể dẫn tới chết. Vậy, trong tuần lễ đầu
thân nhiệt của lợn con hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Nếu
ở hai ngày đầu sau khi sinh, nhiệt độ từ 5-6 0C, lợn con có thể chết do lạnh và
mất nhiệt. Sau 3 tuần tuổi, khả năng điều hòa thân nhiệt của lợn con có thể ổn
định để đáp ứng với môi trường bình thường bên ngoài. Do lợn con có khả
năng điều hòa thân nhiệt kém nên cơ thể dễ bị lạnh và phát sinh bệnh tật, nhất
là bệnh ỉa phân trắng.
Thân nhiệt của lợn con sau khi đẻ khoảng 38 0C, sau 10 ngày tăng lên
39,5 0C đến 39,7 0C và giữ ở mức đó. Trong thời gian này thân nhiệt lợn con
có thể biến động trên dưới 1 0C. Độ ẩm cũng là một yếu tố có ảnh hưởng trực
tiếp tới khả năng điều hòa thân nhiệt của lợn con.


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm ........................ 43
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm.................... 45
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm .................. 46



15
xuất cao hơn bố mẹ. Bownan (1959) cho rằng ưu thế lai nói lên sức sống của
con lai, là tính ưu việt của đời con lai so với bố mẹ. Ưu thế lai hiểu theo nghĩa
toàn bộ là sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ khối lượng cơ thể, sự tăng
cường trao đổi chất, tăng trọng nhanh hơn, chống đỡ với bệnh tật tốt
hơn…Ưu thế lai hiểu theo từng mặt, từng tính trạng: có tính trạng phát triển
có tính trạng giữ nguyên, thậm trí có tính trạng giảm sút so với giống gốc.
Trong nhiều trường hợp ưu thế lai là biểu hiện cao hơn trung bình của
hai giống gốc. Để tạo ưu thế lai, người ta phải cho con vật nuôi giao phối
không cận huyết, nhằm tăng cường mức độ dị hợp bằng cách lai giữa các
dòng, các giống, lai xa. Tuy nhiên mức độ biểu hiện ưu thế lai còn phụ thuộc
vào nguồn gốc di truyền của bố mẹ, tính trạng cần xem xét công thức lai và
điều kiện nuôi dưỡng.
Cần phân biệt 3 kiểu ưu thế lai như sau:
Ưu thế lai là của mẹ: là ưu thế lai do kiểu gen mà mẹ con vật gây ra
thông qua điều kiện ngoại cảnh cung cấp cho nó. Chẳng hạn, nếu bản thân mẹ
là con lai, thông qua lượng sữa, khả năng nuôi con khéo… mà con lai có được
ưu thế này.
Ưu thế lai cá thể: là ưu thế lai do kiểu gen của chính con vật gây nên.
Ưu thế lai thế lai của bố: ưu thế lai của bố không bằng ưu thế lai của
mẹ. Có rất ít tính trạng có được ưu thế lai của bố, song cũng có thể thấy rằng,
khả năng thụ thai, tình trạng sức khỏe, tính hăng của con đực lai, chất lượng
tinh dịch… tạo nên ưu thế lai cho đời con của nó.
Nếu như giao phối cận huyết làm tăng mức độ đồng hợp, giảm mức độ
dị hợp của các gen thì ngược lại, lai giống làm tăng mức độ dị hợp, giảm mức
độ đồng hợp của các gen.
Các tính trạng liên quan tới khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có
ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai



16
cao, vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là giải
pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Hai quần thể vật nuôi càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu
thì ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu. Ưu thế lai cao
nhất ở F1, ưu thế lai ở thế hệ F2 (giao phối giữa F1 x F1, hoặc F1 với dòng bố,
mẹ khởi đầu chỉ bằng 1/2 ưu thế lai của F1.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong chăn nuôi "giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở, chăm sóc nuôi
dưỡng là quyết định". Muốn đạt được năng suất cao trong chăn nuôi lợn thứ
nhất cần đẩy mạnh công tác giống, để có đàn lợn đực giống và đàn lợn nái
sinh sản tốt. Hàng năm phải tăng cường chọn lọc để củng cố và nâng cao
phẩm chất của đàn lợn nái mặt khác phải tăng cường nhập nội các giống lợn
cao sản trên thế giới để nuôi thích nghi, lai kinh tế và lai tạo giống mới. Để
cải tạo giống lợn nội người ta đã nhập một số lợn ngoại như: Đại Bạch từ
Liên Xô cũ năm 1968, từ Cu Ba năm 1981. Năm 1970 nhập giống lợn
Landrace từ Trung Quốc.
Năm 1982 đến nay nhiều cơ sở giống ở phía Nam và phía Bắc đã nhập
giống Yorkshire từ Nhật, Mỹ, Anh, Canada nhằm cải tạo đàn lợn nội trong
nước. Để nâng cao năng suất lợn nuôi thịt đã có nhiều công trình nghiên cứu
lai kinh tế giữa các giống lợn như: Ỉ X Móng Cái (Đinh Hồng Luận,
1982[12]). Ỉ X Mương Khương (Phạm Hữu Doanh, 1997[5]). Đực Landrace x
Cái Lang Hồng (Nguyễn Các,1996 [4]), đực Landrace x Cái Duroc, Đại Bạch
cho lai với lợn (Ỉ x Móng Cái) (Nguyễn Thiện, Phạm Hữu Doanh, Đinh Hồng
Luận, 1982 [12]).
Đối với các giống lợn nội, từ trước năm 1964 nghiên cứu điều tra các
giống lợn đã xếp giống lợn Mường Khương có vai trò đứng thứ 3 sau lợn Ỉ và

lợn Móng Cái làm nền lai kinh tế ở miền Bắc.


17
Năm 1997, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai đã
điều tra nghiên cứu, kết luận giống lợn này phân bố chủ yếu ở 3 xã: Cao Sơn,
Tả thàng, La pán Tẩn. Từ năm 1999, Viện Chăn nuôi phối hợp với Trung tâm
Khuyến nông tỉnh nghiên cứu và bảo tồn quỹ gen tại xã Mường Khương và
Nấm Lư của huyện Mương Khương.
Nguyễn Văn Đức và cs (2004)[8] cho biết lợn Táp Ná là một giống lợn
nội được hình thành và phát triển từ lâu đời trong điều kiện khí hậu đất đai ở
tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh lân cận thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Giống lợn này có nguồn gốc từ một giống lợn địa phương nhưng do điều kiện
địa lý đồi núi cao hiểm trở, việc thông thương có nhiều hạn chế, người chăn
nuôi ở vùng núi này chỉ giao dịch mua bán tại chợ Táp Ná. Chính vì vậy,
giống lợn nội này dần dần được nhân dân đặt tên là Táp Ná.
Hiện nay nguồn gen giống lợn Táp Ná được nuôi thử nghiệm tạo các tổ
hợp lai với giống Móng Cái. Các nhóm lợn lai F1 (Táp Ná x Móng Cái) và F1
(Móng Cái x Táp Ná) đang được thử nghiệm vỗ béo để khảo sát khả năng
tăng khối lượng và chất lượng thịt xẻ tại Cao Bằng. Tỷ lệ móc hàm cao
79,06%, tỷ lệ thịt xẻ cũng khá cao 64,68% so với giống lợn nội ở nước ta, tỷ
lệ nạc đạt không cao chỉ đạt 32,90% và tỷ lệ mỡ đạt 46,82%. Khi thử nghiệm
luộc thịt thân và thịt 3 chỉ để đánh giá mùi vị của thịt có mùi vị thơm, ngon,
mềm tương tự như thịt lợn Móng Cái (Nguyễn Thiện và cs, 2005)[21].
Được sự hỗ trợ của chương trình bảo tồn gen vật nuôi thuộc Viện chăn
nuôi Quốc gia Hà Nội, năm 2001, Trường Trung học Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quảng Trị đã tiến hành nuôi và bảo tồn giống lợn Vân Pa.
Theo phương thức nuôi thả rông, với tổng đàn lợn giống gồm 30 con, trong
đó có 25 con lợn nái, 5 con lợn đực, con giống được mua từ các đồng bào
dân tộc ở vùng miền núi Hướng Hoá và Đakrông. Giống lợn Vân Pa có 2

loại, một là giống lợn màu đen, đầu hơi to, mõm nhọn, tai nhỏ thân hình ngắn,


×