Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 49 trang )

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

Trường THCSTT Bình Dương

MỤC LỤC
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề.
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết ....Trang 2
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới ...............................................Trang 3
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................Trang 4
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải
pháp của đề tài...............................................................................................Trang 4
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp..............................Trang 5
PHẦN B: NỘI DUNG
I. Mục tiêu :............................................................................................Trang 7
II. Mô tả giải pháp của đề tài:
1. Thuyết minh tính mới ..........................................................................Trang 7
2. Khả năng áp dụng:
2.1. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả.............................Trang 33
2.2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có ..........................................Trang 35
2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành ................................Trang 37
3. Lợi ích kinh tế- xã hội.
3.1. Lợi ích có thể đạt được trong quá trình giáo dục, công tác ............Trang 37
3.2. Tính năng kĩ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng .........................Trang 43
3.3. Tác động XH tích cực, cải thiện môi trường, điều kiện lao động....Trang
44
PHẦN C. KẾT LUẬN
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp...............Trang 45
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp..........Trang 46
3. Đề xuất, kiến nghị ..............................................................................Trang 46


- Tài liệu tham khảo................................................................................Trang 48

Lê Thị Thu Thảo

Trang 1


Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

Trường THCSTT Bình Dương

PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ
CHO HỌC SINH LỚP 9
PHẦN A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng của vấn đề:
Giảng dạy môn địa lí ở nhà trường nói chung và môn địa lí lớp 9 nói riêng,
việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh là một nội dung không thể thiếu. Trong
đó rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ là một yêu cầu bắt buộc
xuyên suốt quá trình dạy và học địa lí kinh tế - xã hội. Vì có vẽ được biểu đồ thì
các em mới hình thành được kĩ năng và hiểu rõ được công dụng của từng loại biểu
đồ với các ưu nhược điểm khác nhau của chúng. Từ đó mới biết cách phân tích
khai thác những tri thức địa lí.
Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên nhận thấy rèn luyện kĩ
năng vẽ và nhận xét biểu đồ, phân tích biểu đồ là một nội dung khó đối với HS
nhưng lại gây hứng thú và phát triển các thao tác tư duy cao nhất, hiệu quả nhất.
Hiện tại có một số tài liệu hướng dẫn về kĩ thuật vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ
nhưng cũng chưa có sự nhất quán về những qui tắc thể hiện biểu đồ.
1.1.Thực trạng của học sinh:
Vẽ biểu đồ đòi hỏi kĩ năng tính toán chính xác nên những HS có học lực

trung bình, yếu sẽ xử lí số liệu chậm chạp và lúng túng khi chọn đúng dạng biểu
đồ. Mặt khác, với nhiều dạng biểu đồ từ đơn giản đến phức tạp, nếu giáo viên
không có phương pháp giảng dạy thích hợp thì HS sẽ không hiểu và không vẽ
được biểu đồ làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra và chất lượng bộ môn.
Trình độ nhận thức của học sinh chưa đồng đều, một số học sinh chưa có ý
thức học tập tốt, một số em thì có tư tưởng coi đây là môn học phụ chưa chú
trọng bộ môn Địa lí cũng như một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học
của các em, điều này ảnh hưởng phần nào đến chất lượng học tập của học sinh.
Lê Thị Thu Thảo

Trang 2


Trường THCSTT Bình Dương

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

2.1. Thực trạng của giáo viên:
Trong việc dạy học địa lí, đặc biệt là địa lí kinh tế - xã hội, học sinh thường
tiếp xúc với những số liệu, bảng thống kê .... Để cụ thể hoá các con số, tạo điều
kiện cho việc phân tích được dễ dàng sinh động hơn, người ta thường đưa các số
liệu lên biểu đồ. Có vẽ được biểu đồ thì các em mới hình thành kĩ năng và hiểu rõ
được công dụng của từng loại biểu đồ với các ưu nhược điểm của chúng, từ đó
mới biết cách phân tích khai thác những tri thức biểu đồ, nhưng hầu hết các bài
học có nội dung rèn luyện kĩ năng biểu đồ cho học sinh, trong sách giáo khoa
không có hướng dẫn cụ thể. Hơn nữa, trình độ học sinh cũng không đều ở các lớp
nên cũng gây khó khăn cho giáo viên khi lên lớp.
Trong quá trình giảng dạy việc rèn luyện kĩ năng biểu đồ và nhận xét biểu đồ
cho HS trong dạy học địa lí ở các trường THCS hiệu quả còn thấp, chưa phát huy
được tác dụng vốn có của nó, chính vì vậy mà kĩ năng biểu đồ của học sinh

THCS, nhất là học sinh lớp 9 còn nhiều yếu kém. Trước thực trạng đó, phần lớn
tất cả giáo viên giảng dạy đều có phương pháp giảng dạy riêng tùy theo đối tượng
HS lớp mình giảng dạy để cuối cùng HS đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình
học tập. Tuy nhiên vẫn còn một số ít giáo viên chưa thống nhất phương pháp vẽ
và nhận xét biểu đồ, cũng như nắm bắt những điểm thay đổi mới trong cách vẽ và
nhận xét biểu đồ.
Từ những lí do trên, mục đích tôi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy, giúp HS nhận biết và vẽ được các dạng biểu đồ cũng
như nhận xét biểu đồ thích hợp nhất qua bảng số liệu thống kê.
Nội dung đề tài nghiên cứu của tôi là “phương pháp rèn luyện kĩ năng
biểu đồ cho học sinh lớp 9”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
2.1. Ý nghĩa:
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc nghiên cứu đề tài này sẽ
tạo điều kiện nâng cao kỹ năng, kỹ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt
các kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ, để từ đó học sinh tạo cho các em tính tự tin,
Lê Thị Thu Thảo

Trang 3


Trường THCSTT Bình Dương

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

sáng tạo, tạo điều kiện để các em tư duy, chủ động thực hành trong các tình huống
xảy ra, các em có thể nhận biết nhanh các dạng bài tập vẽ biểu đồ và khắc sâu kiến
thức đã học thông qua bảng số liệu và biểu đồ.
2.2. Tác dụng:
Chương trình địa lí 9 các em nghiên cứu về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam

nội dung này rất gần gũi với các em, các em dễ dàng liên hệ thực tế, dễ hiểu bài và
nắm vững kiến thức. Hơn nữa phương pháp vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ học
sinh có thể áp dụng hiệu quả khi gặp các dạng bài tập khác nhau, có tác dụng tối
ưu trong việc thu hút mọi đối tượng học sinh vào bài thực hành, kích thích khả
năng tư duy, sự tự tin của học sinh và giúp họ dễ dàng nắm bắt cũng như khắc sâu
được lượng kiến thức đã học.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong phân phối chương trình địa lí lớp 9 có 43 bài học, trong đó với 10 bài
thực hành thì có đến 5 bài vẽ và phân tích biểu đồ. Ngoài ra còn có 12 bài tập ở
cuối bài yêu cầu vẽ và nhận xét biểu đồ.Trong phạm vi giới hạn đề tài này, tôi chỉ
nghiên cứu đề tài: “Phương pháp rèn luyện kĩ năng biểu đồ cho học sinh trong
môn địa lí 9”.
II. Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
1.1. Cơ sở lí luận:
- Theo nghị quyết TW 2 khoá 8 và căn cứ chỉ thị 32/1999 CT-BGD và ĐT
của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về nội dung đẩy mạnh cuộc vận động về đổi
mới phương pháp dạy học, tạo sự chuyển biến trong giảng dạy, học tập, thực hiện
nghiêm chỉnh chương trình kế hoạch dạy học. Chỉ đạo của vụ trung học phổ thông
về việc dạy học địa lí: "dạy học địa lí cần tập trung tới mức tối đa những yêu cầu
ghi nhớ máy móc, thụ động, đồng thờ tăng cường các yêu cầu phân tích, giải
thích, phát huy tính tích cực, hứng tú học tập của HS". Và nhất là từ khi có quyết
định của chính phủ ban hành “Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thì việc
Lê Thị Thu Thảo

Trang 4


Trường THCSTT Bình Dương


Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng biểu đồ cho học sinh càng trở nên cần thiết
và quan trọng hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Từ các nghị quyết của TW và qua thực tế giảng dạy chương trình địa lí 9,
việc kiểm tra đánh giá HS thường theo 3 mức độ : biết - hiểu - vận dụng, đã đề
cao vai trò đánh giá kết quả học tập thực chất của HS. Trong các bài kiểm tra 15
phút, 1 tiết, thi học kì, thi HS giỏi các cấp phần vận dụng vẽ biểu đồ thường chiếm
khoảng 30% đến 40% tổng số điểm cả bài. Vì vậy, rèn luyện biểu đồ cho HS là
khâu rất quan trọng và cần thiết.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
2.1. Biện pháp tiến hành:
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số biện pháp như
sau:
- Tham gia bồi dưỡng thường xuyên của ngành trong các dịp bồi dưỡng
chuyên môn hè, những điểm mới thay đổi khi vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ.
- Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp
- Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên địa lí 9.
- Tham khảo các bài viết trên mạng về kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biểu
đồ trong giảng dạy
- Thông qua thực tế áp dụng của bản thân từ năm học 2011-2012 đến nay.
- Điều tra, phân tích, tổng hợp tình hình học tập của học sinh.
Trước tình hình học tập của học sinh, năm học 2011-2012 tôi tiến hành
khảo sát thông qua các bài tập vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ, kết quả như sau:

Lê Thị Thu Thảo

Trang 5



Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

Trường THCSTT Bình Dương

Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
TC


số
35

Giỏi
SL
2

31
33
32
131

1
2
4
9


%
5,7
3,2
6,0
12,5
6,9

Khá
SL
7

%
20,

4
4
5
20

0
12,9
12,1
15,6
15,
3

Trung

Yếu

Kém
bình
SL % SL % SL %
15 42,9 8 22,8 3
8,6

SL %
24 68,6

15
12
10
52

20
18
19
81

48,4 9 29,0
36,4 12 36,5
31,3 11 34,4
39,7 40 30,
5

2
3
2
10


6,5
9,0
6,2
7,6

Tb↑

64,5
54,5
59,4
61,9

Từ kết quả trên cho thấy việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh không
đồng đều, tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao, chính vì lẽ đó nên tôi đã tích cực áp
dụng phương pháp rèn luyện kỹ năng cho học sinh lớp 9 qua bảng số liệu và biểu
đổ.
2.2. Thời gian tạo ra giải pháp:
- Năm học 2011- 2012: theo dõi, nắm bắt tình hình học tập của học sinh
lớp 9 và xây dựng đề cương.
- Năm học 2012- 2013: Sưu tầm tài liệu, viết đề cương, tìm nguồn minh
chứng cho đề tài, nghiệm thu và khảo sát ngay tại các lớp học mà được phân công
giảng dạy.
- Năm học 2013- 2014 tôi tiếp tục khảo sát và hoàn thành đề tài.

Lê Thị Thu Thảo

Trang 6


Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9


Trường THCSTT Bình Dương

PHẦN B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
Kỹ năng được hình thành trên cơ sở kiến thức. Nó là một mục tiêu dạy học
cần đạt đến. Không có kiến thức thì không thể hình thành kỹ năng. Nếu học sinh
không có kiến thức về biểu đồ thì học sinh sẽ không vẽ được biểu đồ. Như vậy kỹ
năng biểu đồ là một trong những phương tiện học sinh sử dụng để làm giàu tri
thức của mình, là một trong những điều kiện hết sức cần thiết cho hoạt động nhận
thức của học sinh.
Việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh lớp 9 giúp giáo viên và học
sinh có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập
môn địa lí nói chung, đồng thời củng cố, nâng cao việc rèn luyện kỹ năng cho học
sinh nói riêng.
II. Mô tả giải pháp của đề tài:
1. Thuyết minh tính mới:
- Trước tiên cần hiểu biểu đồ là gì?
Biểu đồ thực chất là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả:
động thái phát triển của một hiện tượng địa lí, thể hiện qui mô độ lớn của một hiện
tượng nào đó, so sánh tương quan độ lớn giữa các đại lượng, thể hiện cơ cấu thành
phần của một tổng thể qua một số năm.
Rèn luyện kĩ năng biểu đồ còn giúp HS hiểu rõ về các đối tượng địa lí có
liên quan mật thiết với nhau, hình thành kĩ năng tính toán, nhạy bén, sáng tạo.....và
cùng với các môn học khác nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề
cao góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
1.1.Cơ sở đề xuất các giải pháp:
Biểu đồ địa lí rất đa dạng, có thể chia thành 2 nhóm với 6 loại biểu đồ khác
nhau và khoảng 20 dạng tuỳ theo yêu cầu thể hiện. Trong khuôn khổ đề tài này,
phần địa lí kinh tế- xã hội lớp 9, hình thành cho HS kĩ năng nhận biết, vẽ và phân

tích các nhóm dạng biểu đồ sau:
Nhóm 1: Hệ thống các biểu đồ thể hiện qui mô động thái phát triển:
Lê Thị Thu Thảo

Trang 7


Trường THCSTT Bình Dương

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

- Biểu đồ hình cột (Thanh ngang).
- Biểu đồ đường biểu diễn (Đồ thị).
- Biểu đồ kết hợp cột và đường.
Nhóm 2: Hệ thống các biểu đồ cơ cấu
- Biểu đồ hình tròn.
- Biểu đồ cột chồng.
- Biểu đồ miền.
Hình thành cho HS kĩ năng nhận xét biểu đồ và bảng số liệu về địa lí kinh
tế - xã hội.
1.2.Các giải pháp chủ yếu:
- Gồm các giải pháp sau:
* Chuẩn bị kĩ nội dung kiến thức bài tập vẽ biểu đồ thông qua bài soạn trên
giáo án.
* Đọc kĩ yêu cầu của bài tập vẽ biểu đồ, bảng số liệu (số liệu tương đối hay
tuyệt đối, có mấy giá trị đơn vị ?).
* Lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp, thuộc nhóm dạng gì, loại biểu đồ nào?
* Chuẩn bị dụng cụ học tập: thước kẽ, compa, máy tính, bút màu....
* Lựa chọn phương pháp làm việc cá nhân hay nhóm giúp HS vừa kiểm tra
lại kiến thức đã học vừa định hình cho nội dung kiến thức mới.

- Nói chung để thể hiện tốt biểu đồ cần thực hiện các bước kĩ năng theo
trình tự sau:
a. Vẽ biểu đồ:
Bước 1: Kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất.
Bước 2: Kĩ năng tính toán xử lí số liệu (ví dụ: tính giá trị cơ cấu %, tính tỉ lệ
về chỉ số phát triển, tính bán kính hình tròn, tính góc ở tâm).
Bước 3: Kĩ năng vẽ biểu đồ (chính xác, đúng, đẹp.....).
Bước 4: Kĩ năng hoàn thiện biểu đồ (ghi số liệu, bảng chú giải và tên biểu
đồ).
b. Kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ.
Lê Thị Thu Thảo

Trang 8


Trường THCSTT Bình Dương

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

- Ngoài các kĩ năng trên, HS cần rèn luyện kĩ năng sử dụng các dụng cụ vẽ
kĩ thuật (Máy tính bỏ túi, compa, thước kẽ, bút màu, bút chì...).
1.3. Tổ chức triển khai thực hiện:
Vẽ biểu đồ là dạng câu hỏi thực hành phổ biến nhất trong các đề kiểm tra,
thi cử. Câu hỏi thực hành vẽ biểu đồ là dạng câu hỏi không khó, nhưng trên thực
tế HS thường làm không hoàn hảo nên bị mất điểm một cách đáng tiếc. Vấn đề
chính là ở chỗ phải nắm chắc các dạng biểu đồ cả về lí thuyết lẫn kĩ năng và vận
dụng vào từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu của câu hỏi.
Trong chương trình địa lí 9, cần rèn luyện cho HS kĩ năng vẽ và nhận xét
các dạng biểu đồ sau:
1.3.1. Dạng biểu đồ hình tròn:

- Dùng để thể hiện quy mô (ứng với kích thước của biểu đồ) và cơ cấu (khi
các thành phần cộng lại = 100%) của đối tượng cần trình bày.
a. Khi nào thì vẽ biểu đồ tròn:
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “ vẽ biểu đồ tròn….”.
- Trong đề bài có cụm từ như: “cơ cấu/tỉ lệ”, “tỉ trọng so với toàn phần”.
b. Cách vẽ:
- Chọn trục gốc: là đường thẳng nối từ tâm vòng tròn đến điểm số 12 trên
mặt đồng hồ.
- Vẽ theo trình tự đề bài cho, vẽ theo chiều kim đồng hồ. Mỗi % tương ứng
3,6o.
- Kí hiệu: không nên ghi chữ, đánh ca rô, vẽ trái tim, ngoáy giun, …vẽ mũi
tên,… sẽ làm rối biểu đồ. Nên dùng các đường thẳng, nghiêng, đan, đậm, nhạt,….
- Số ghi: ghi ở giữa mỗi phần (trong biểu đồ), số ghi ngay ngắn, rõ ràng,
không nghiêng ngả. Ghi số % , không ghi số độ hoặc số thực. Nếu phần ghi quá
nhỏ, không ghi số bên trong được, ta có thể ghi số ở ngay phía ngoài nhưng không
vẽ mũi tên hoặc gạch thẳng vào phần đó.
- Ghi chú: dưới biểu đồ và ghi đúng trình tự như đề bài cho.

Lê Thị Thu Thảo

Trang 9


Trường THCSTT Bình Dương

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

- Tên biểu đồ: nên ghi phía dưới sau khi hoàn thành biểu đồ và ghi chú,
hoặc ghi trên cùng.
* Lưu ý:

+ Nếu bài tập có từ hai biểu đồ trở lên mà số liệu đã cho là tuyệt đối ta phải
thực hiện khâu tính bán kính theo công thức:
R2 = R1 x

S2
, R3 = R1 x
S1

S3
...
S1

Trong đó: R2 là bán kính biểu đồ 2
R1 là bán kính biểu đồ 1 thường được quy ước theo giá trị tuyệt
đối nhỏ nhất).
S1 là giá trị tuyệt đối của đường tròn 1 (biểu đồ 1 theo quy ước).
S2 là giá trị tuyệt đối của đường tròn 2.
Thông thường ta lấy R1 khoảng từ 1 đến 2 cm, tuy nhiên phải đảm bảo sự
phù hợp tương quan với R2 nhằm đảm bảo tính thẩm mĩ cho biểu đồ.
+ Nếu đề bài không cho số liệu %. Ta phải tính %.
+ Nếu bảng số liệu có số % mà tổng cộng không đủ 100% hoặc có vẽ nhỏ
quá thì tuỳ trường hợp mà vẽ cột hay tròn.
c. Nhận xét:
- Khi chỉ có một vòng tròn: ta nhận xét về thứ tự lớn, nhỏ. Sau đó so sánh.
- Khi có từ 2 vòng tròn trở lên:
+ Ta nhận xét tăng hay giảm trước, nếu 3 vòng tròn trở lên liên tục thì thêm
liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?
+ Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba,... của các yếu tố trong từng năm,
nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2,3
lần).

Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
Ví dụ : khi dạy bài 10: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY
ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY,
SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM.
Lê Thị Thu Thảo

Trang 10


Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

Trường THCSTT Bình Dương

Bảng 10.1. Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (Đơn vị: nghìn ha).
Năm

1990

2002

Tổng số
9040,0
12831,4
Cây lương thực
6474,6
8320,3
Cây công nghiệp
1199,3
2337,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

1366,1
2173,8
a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô
diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.
HƯỚNG DẪN VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ
a. Vẽ biểu đồ:
- Bước 1: Cơ sở xác định loại biểu đồ cần vẽ.
Yêu cầu vẽ biểu đồ cột tròn và có cụm từ “cơ cấu”.
- Bước 2: Xử lí số liệu:
- Tính % và góc ở tâm.
+ Tính %: Đối với các bảng số liệu là giá trị tuyệt đối, để phù hợp cho vẽ
biểu đồ hình tròn, ta phải xử lí số liệu từ số liệu tuyệt đối về số liệu tương đối
(Đơn vị: %) theo công thức:
% của số liệu thành phần =

Số liệu thành phần
Số liệu tổng thể năm đó

Năm

x 100%

1990

2002

Cây lương thực
Cây công nghiệp


71,6
13,3

64,8
18,2

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây
khác.

15,1

17,0

+ Tính góc ở tâm: Cứ 100% tương ứng 3600, vậy 1% tương ứng 3,60.
Ta có:
Năm
Cây lương thực
Lê Thị Thu Thảo

1990
257,80

2002
233,30
Trang 11


Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

Trường THCSTT Bình Dương


Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

47,90
54,30

65,50
61,20

- Tính bán kính:
* Trường hợp 1: bài tập này cho biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20mm,
biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24 mm.
* Trường hợp 2: Nếu bài tập này chưa cho bán kính, mà số liệu đã cho là
tuyệt đối ta phải thực hiện khâu tính bán kính theo công thức:
R2 = R1 x

S2
S1

Giả sử gọi bán kính biểu đồ hình tròn năm 1990 là R1 = 2cm.
Vậy bán kính biểu đồ hình tròn năm 2002 là R2 = ?
Ta có công thức:
R2 = R1 x

12831,4
S2
= 2x
= 2,4 cm
9040,0

S1

- Bước 3: Vẽ biểu đồ:
Vẽ khung cho biểu đồ hình tròn theo bán kính đã lấy hoặc đã tính, trường
hợp nhiều hình tròn ta nên để tâm các hình tròn trùng trên một đường thẳng.
Vẽ lần lượt các thành phần của tổng thể theo số liệu đã cho hoặc đã xử lí
theo thứ tự của bảng số liệu từ trên xuống dưới.
Thống nhất vẽ thành phần đầu bắt đầu từ đường bán kính trùng với kim
đồng hồ chỉ 12h và theo chiều kim đồng hồ, mỗi 1% tương ứng 3,60.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ.
Ghi số liệu vào biểu đồ, chú giải cho biểu đồ, ghi tên biểu đồ.

Lê Thị Thu Thảo

Trang 12


Trường THCSTT Bình Dương

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

17.0
15.1

18.2

13.3

64.8
71.5


1990

2002

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây
năm 1990 và năm 2002
b. Nhận xét biểu đồ:
Từ năm 1990 đến năm 2002 diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng các
nhóm cây đều có sự thay đổi:
+ Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845.7 nghìn ha nhưng tỉ trọng
giảm xuống từ 71.6% xuống 64.8% (giảm 6.8%).
+ Cây công nghiệp: diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha, tỉ trọng cũng
tăng từ 13,3% lên 18.2% (tăng thêm 4.9%).
+ Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 15.1
nghìn ha, tỉ trọng tăng nhưng vẫn còn chậm từ 15.1% lên 17% (tăng 1.9%).
=> Cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa, phát triển
đa dạng cây trồng.
1.3.2. Dạng biểu đồ cột :
(Cột đơn hoặc cột ghép 2 hoặc 3, cột chồng (100%), cột ngang của các
đối tượng có cùng một đại lượng).
Biểu đồ hình cột được dùng để thể hiện sự khác biệt về qui mô khối lượng
của một (hay một số) đối tượng nào đó. Thể hiện sự tương quan về độ lớn của một
đại lượng.
a. Khi nào thì vẽ biểu đồ cột?
Lê Thị Thu Thảo

Trang 13



Trường THCSTT Bình Dương

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: em hãy vẽ biểu đồ cột….
- Đề bài muốn thể hiện sự hơn kém, nhiều ít, hoặc muốn so sánh các yếu tố.
- Ta có thể dựa vào một số cụm từ gợi ý trong đề bài như: số lượng, sản
lượng, so sánh, cán cân xuất nhập khẩu.
- Đề bài chỉ yêu cầu so sánh các yếu tố trong một năm, nên trục ngang thay
trục vì đơn vị “năm” lại thay thế là “các vùng”, “các nước”, “các loại sản phẩm”,
….
- Đơn vị có dấu “/” như: kg/người, tấn/ha, USD/ người, người/km2,…
- Khi vẽ về lượng mưa/năm của 1 địa phương (cá biệt có lúc vẽ đường biểu
diễn).
b. Cách vẽ biểu đồ cột:
Đây là biểu đồ tuy dễ thể hiện nhưng hay sai nhất, chia khoảng cách năm
khó nhất cần lưu ý một số điểm sau:
- Đánh số đơn vị trên trục tung phải cách đều nhau và đầy đủ (tránh ghi
lung tung, không cách đều).
- Vẽ đúng trình tự bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp lên cao hay
ngược lại, trừ khi đề bài yêu cầu sắp xếp lại.
- Không nên vạch chấm ---- hay vạch ngang

từ trục tung vào đầu

cột, vì sẽ làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt làm nhiều khúc, không có thẩm mĩ.
- Cột đầu tiên phải cách trục thẳng (trục tung) từ một đến 2 ô tập (không vẽ
dính trục như dạng biểu đồ đồ thị).
- Độ rộng (bề ngang) các cột phải bằng nhau, tương đương 1 ô hoặc ½ ô tập
(không vẽ cột to lẫn với cột bé).

- Nên ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ so sánh và nhận xét. Số ghi phải
rõ ràng, ngay ngắn.
c. Nhận xét:
Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố).

Lê Thị Thu Thảo

Trang 14


Trường THCSTT Bình Dương

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

- Bước1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi
tăng hay giảm? Và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ số liệu năm đầu
hay chia cũng được).
- Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên
tục hay không liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục).
- Bước 3:
+Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm.
+Nếu không liên tục: thì năm nào không còn liên tục.
Trường hợp cột đôi, cột ba…( có từ 2 yếu tố trở lên).
- Nhận xét từng yếu tố 1, giống như trường hợp 1 yếu tố ( cột đơn).
- Sau đó kết luận(có thể so sánh, hay tìm yếu tố có liên quan giữa 2 cột).
Trường hợp cột là các vùng, các nước:
- Cách nhận xét: bằng cách xếp loại nhất, nhì,ba: cao nhất, nhì,…thấp nhất,
thấp nhì (nhớ ghi đầy đủ các nước). Rồi so sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất,
giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi….
Trường hợp cột là lượng mưa:

- Nhận xét: mùa mưa, mùa khô kéo dài từ tháng nào đến tháng nào (ở nhiệt
đới: tháng mưa từ 110mm trở lên được xem là mùa mưa, còn ở ôn đới thì chỉ cần
50 mm được xếp vào mùa mưa).
- Sau đó cho biết tháng nào mưa nhiều nhất, lượng mưa bao nhiêu mm và
tháng nào khô nhất, mưa bao nhiêu?
- So sánh lượng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất (có thể có 2 tháng
mưa nhiều hay 2 tháng mưa ít).
* Lưu ý : Trường hợp vẽ thanh ngang: khi đề bài yêu cầu cụ thể vẽ biểu đồ
thanh ngang…hoặc khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cột , nếu các vùng kinh tế,
chúng ta nên chuyển qua thanh ngang để việc ghi tên vùng dễ dàng và đẹp hơn.
Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ cột ghép.
Khi dạy bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP,
THỦY SẢN.
Lê Thị Thu Thảo

Trang 15


Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

Trường THCSTT Bình Dương

Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản (Đơn vị: nghìn tấn).
Năm

Tổng số

Chia ra

Khai thác

Nuôi trồng
1990
890,6
728,5
162,1
1994
1465,0
1120,9
344,1
1998
1782,0
1357,0
425,0
2002
2647,4
1802,6
844,8
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản thời kì 1990 – 2002.
b. Nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản.
HƯỚNG DẪN VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ
a. Vẽ biểu đồ
- Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ:
Dựa vào yêu cầu đề bài, dựa vào tên và nội dung trong bảng số liệu ta xác
định đây là dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển của các đối tượng trong nhiều mốc
thời gian. Với số liệu tuyệt đối thông thường như trên ta chọn biểu đồ cột ghép.
-Bước 2: Xử lí số liệu:
Với bảng số liệu đã cho là giá trị tuyệt đối, việc lựa chọn biểu đồ cột ta
không cần đến khâu xử lí số liệu mà tiến hành ngay bước vẽ biểu đồ.
- Bước 3: Vẽ biểu đồ:
Trục tung đơn vị nghìn tấn, trục hoành chia khoảng cách năm. Vẽ lần lượt

các cột thể hiện sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam từ năm 1990 đến năm
2002.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi số liệu vào biểu đồ.
+ Ghi chú và ghi tên cho biểu đồ.

( Nghìn tấn)

Lê Thị Thu Thảo

Trang 16


Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

Trường THCSTT Bình Dương

2647.4

1782.0

1465.0

1802.6

1357.0
1120.9
47.4

890.6


844.8

728.5
425.0
334.1
162.1.

Năm

Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản thời kì 1990- 2002
b. Nhận xét:
Qua biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản thời kì 1990- 2002, ta thấy:
- Sản lượng thủy sản tăng liên tục qua các năm, tăng từ 890,6 nghìn tấn đến
2467,4 nghìn tấn (tăng gấp 2,8 lần so với năm 1990).
- Trong đó:
+ Sản lượng khai thác tăng từ 728,5 nghìn tấn đến 1802,6 nghìn tấn (2,5
lần), chiếm 68,1% năm 2002.
+ Sản lượng nuôi trồng tăng từ 162,1 nghìn tấn đến 844,8 nghìn tấn (5,2
lần), chiếm 31,9% năm 2002.
→ Sản lượng thuỷ sản tăng rất nhanh, nhất là nuôi trồng. Nhưng chiếm tỉ
trọng cao vẫn là khai thác.
Ví dụ 2 : Biểu đồ cột chồng: là một loại trong hệ thống các biểu đồ cơ
cấu, dùng để thể hiện cơ cấu của các thành phần trong một tổng thể và để so sánh
qui mô, khối lượng của các tổng thể đó diễn ra theo thời gian.
Khi dạy bài 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Lê Thị Thu Thảo

Trang 17



Trường THCSTT Bình Dương

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

Cho bảng số liệu : Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ
Chí Minh (đơn vị: nghìn người).
Năm

1995

2000

2002

Vùng
Nông thôn
1174,3
845,4
855,8
Thành thị
3466,1
4380,7
4623,2
a.Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố
Hồ Chí Minh qua các năm.
b.Nhận xét.
HƯỚNG DẪN VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ
a.Vẽ biểu đồ:
- Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ: biểu đồ cột chồng.

- Bước 2: Xử lí số liệu
Do yêu cầu của đề bài nên ta có thể vẽ biểu đồ cột chồng theo số liệu tuyệt
đối (không xử lí số liệu). Nhưng để tiện cho việc nhận xét và so sánh nên ta chọn
vẽ biểu đồ cột chồng theo số liệu tương đối (xử lí số liệu). Vẽ cột chồng tương
ứng 2 vùng của từng năm.
( Đơn vị: %)
Năm
Vùng
Tổng số
Nông thôn
Thành thị

1995

2000

2002

100
25.3
74.7

100
16.2
83.8

100
15.6
84.4


- Bước 3: Vẽ biểu đồ
Trục tung đơn vị %, trục hoành chia khoảng cách năm. Vẽ lần lượt các cột
thể hiện dân số nông thôn và thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm
1995, 2000, 2002.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi số liệu vào biểu đồ.
+ Ghi chú và ghi tên cho biểu đồ.
%
100
Lê Thị Thu Thảo
0

Trang 18


Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

Trường THCSTT Bình Dương

80
60
74.7

83.8

84.4

40
20


25.3

0
1995

16.2

15.6

2000

2002

Năm

Chú giải:
Nông thôn

Thành thị

Biểu đồ thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh
năm 1995, 2000, 2002.
b. Nhận xét:
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy:
- Qua các năm, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị cao hơn dân số nông
thôn (gấp 1,3 lần).
+ Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị qua các năm tăng lên: từ 3466,1
nghìn người lên 4623,2 nghìn người (tăng 1157,1 nghìn người); từ 74,7% lên
84,4% (tăng 9.7 %).
+ Số dân nông thôn và tỉ lệ dân nông thôn giảm từ 1174,3 nghìn người

xuống còn 855,8 nghìn người (giảm 318,5 nghìn người); từ 25,3% xuống còn
15,6% (giảm 9,7 %).
→ Phản ánh tốc độ đô thị hóa ngày càng cao phù hợp với xu thế phát triển
chung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.3.3. Dạng biểu đồ thanh ngang:
a. Khi nào vẽ biểu đồ thanh ngang?
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “ Vẽ biểu đồ thanh ngang...”
Lê Thị Thu Thảo

Trang 19


Trường THCSTT Bình Dương

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cột, nếu có các vùng kinh tế, tên các sản
phẩm chúng ta nên chuyển sang thanh ngang để việc ghi tên các vùng, sản phẩm
dễ dàng và đẹp hơn.
b. Cách vẽ biểu đồ thanh ngang:
Tương tự như cách vẽ biểu đồ cột, chỉ chuyển đổi đơn vị trục tung và trục
hoành.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 28: VÙNG TÂY NGUYÊN
Cho bảng số liệu sau: Độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên, năm
2003.
Các tỉnh
Kon Tum
Gia Lai
ĐăkLăk Lâm Đồng
Độ che phủ rừng (%)

64.0
49.2
50.2
63.5
a. Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh.
b. Nêu nhận xét.
HƯỚNG DẪN VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ
a. Vẽ biểu đồ:
Các tỉnh
63.5

50.2

49.2

64.0
%

Biểu đồ thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh Tây Nguyên năm 2003
b. Nhận xét:

Lê Thị Thu Thảo

Trang 20


Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

Trường THCSTT Bình Dương


- Qua biểu đồ thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh Tây Nguyên năm
2003, ta thấy tỉ lệ độ che phủ rừng các tỉnh có sự khác nhau:
+ Kon Tum : có tỉ lệ độ che phủ rừng cao nhất: 64.0%.
+ Lâm Đồng : có tỉ lệ độ che phủ rừng lớn thứ hai : 63.5 %.
+ ĐăkLăk : có tỉ lệ độ che phủ rừng lớn thứ ba : 50.2%.
+ Gia Lai : có tỉ lệ độ che phủ rừng thấp nhất : 49.2%.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 34: Thực hành: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ.
Cho bảng số liệu: Tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công
nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2001 (cả nước= 100%).
Các ngành công nghiệp trọng

Sản phẩm tiêu biểu
Tên sản phẩm
Tỉ trọng so với cả nước(%)
điểm
Khai thác nhiên liệu
Dầu thô
100,0
Điện
Điện sản xuất
47,3
Cơ khí- điện tử
Động cơ điêden
77,8
Hóa chất
Sơn hóa học
78,1
Vật liệu xây dựng
Xi măng

17,6
Dệt may
Quần áo
47,5
Chế biến lương thực thực phẩm Bia
39,8
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các
ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
HƯỚNG DẪN VẼ BIỂU ĐỒ

%

Lê Thị Thu Thảo

Trang 21


Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

Trường THCSTT Bình Dương

100.0
77.8

78.1

47.3

47.5


39.8

17.6
Sản phẩm

Biểu đồ thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công
nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2001.
Sản phẩm
39.8
47.5
17.6
78.1
77.8
47.3
100.0
%
%

Biểu đồ thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công
nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2001.
Ta thấy biểu đồ cột, tên các sản phẩm viết nhiều dòng, khoảng cách rộng sẽ
không đủ vẽ. Trong khi biểu đồ thanh ngang, tên các sản phẩm ghi đủ một dòng
không dính vào nhau trông đẹp hơn.
Lê Thị Thu Thảo

Trang 22


Trường THCSTT Bình Dương


Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

1.3.4. Dạng biểu đồ đường (đồ thị):
- Dùng để biểu diễn tiến trình, động thái phát triển hoặc sự thay đổi của một
đại lượng theo chuỗi thời gian.
- Các dạng biểu đồ đường thường gặp:
+ Có 1 đường biểu diễn.
+ Có 2, 3 đường biểu diễn.
+ Có 2 đường biểu diễn của 2 đại lượng khác nhau.
a. Khi nào thì vẽ biểu đồ đồ thị:
- Khi đề bài yêu cầu: em hãy vẽ đồ thị…, vẽ ba đường biểu diễn.., vẽ biểu
đồ nhiệt độ (cá biệt có khi vẽ cột), ….
- Khi đề bài xuất hiện cụm từ: phát triển, tăng trưởng, tốc độ gia tăng,…
b. Cách vẽ:
- Trục tung thể hiện đơn vị. Trục hoành biểu hiện thời gian (cần độ chính
xác cao).
- Đường biểu diễn là đường nối các toạ độ đã được xác định bởi trục thời
gian và trục đơn vị.
- Chỉ nên chấm nhẹ (không đậm, không to quá) và trên hoặc dưới các chấm
ghi giá trị của năm tương ứng (ghi số).
- Ghi tên biểu đồ, trên hay dưới biểu đồ đều được. Nên ghi chữ in hoa.
- Nếu có hai đường biểu đồ trở lên, phải vẽ hai đường phân biệt (vẽ khác
nhau) và có ghi chú đúng thứ tự đề bài đã cho.
* Lưu ý: Nếu đề bài cho 3 thời điểm, thì ta vẽ biểu đồ cột hay hơn là vẽ
biểu đồ đồ thị.
c. Nhận xét:
Trường hợp chỉ có 1 đường:
- Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả
lời câu hỏi: Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng hay giảm thì tăng,
giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao

nhiêu lần cũng được).
Lê Thị Thu Thảo

Trang 23


Trường THCSTT Bình Dương

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

- Bước 2: Xem đường biểu diễn đi lên tăng có liên tục hay không liên tục
(lưu ý năm nào không liên tục).
-Bước 3:
+ Nếu liên tục cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.
+ Nếu không liên tục: thì năm nào không còn liên tục.
Trường hợp 2 đường trở lên:
- Ta nhận xét từng đường 1 giống như trên theo đúng thứ tự bảng số liệu
cho.
- Sau đó chúng ta tiến hành so sánh, tìm mối quan hệ giữa các đường biểu
diễn.
Ví dụ: khi dạy bài 22 : THỰC HÀNH : VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU
ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ
BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI.
Cho bảng số liệu: tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực theo đầu người
ở Đồng bằng sông Hồng (đơn vị: %).
Năm

1995

Dân số

100,0
Sản lượng lương thực
100,0
Bình quân lương thực theo đầu người
100,0
a.Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số,

1998

2000

2002

103,5
105,6
108,2
117,7
128,6
131,1
113,8
121,8
121,2
sản lượng lương thực và bình

quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
b.Nhận xét và giải thích.

HƯỚNG DẪN VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ
a. Vẽ biểu đồ
- Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ:

Căn cứ vào yêu cầu đề bài, tên và nội dung bảng số liệu, đây là dạng bài tập
yêu cầu biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đối tượng có nhiều đơn vị
Lê Thị Thu Thảo

Trang 24


Trường THCSTT Bình Dương

Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho HS lớp 9

khác nhau trong nhiều mốc thời gian nên biểu đồ lựa chọn tối ưu nhất đáp ứng các
yêu cầu trên là biểu đồ đường .
- Bước 2: Xử lí số liệu:
Biểu đồ dạng nhiều đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đối tượng
có nhiều đơn vị khác nhau, số liệu tương đối (%) nên không tính.
- Bước 3: Vẽ biểu đồ:
Trục tung chia đơn vị của tốc độ tăng trưởng của dân số, sản lượng lương
thực và bình quân lương thực theo đầu người là %, trục hoành chia khoảng cách
năm, năm đầu lấy trùng với trục tung.
Đối chiếu số liệu đã cho với số năm và đơn vị đã chia, ta vẽ lần lượt các
điểm uốn thể hiện tốc độ tăng trưởng của diện tích, sản lượng và năng suất lúa của
Việt Nam theo khoảng cách năm đã chia trên trục hoành, sau đó nối liền các điểm
uốn của một đối tượng ta có đường biểu diễn thể hiện đối tượng đó.
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
Ghi số liệu trên biểu đồ, lập bảng chú giải, ghi tên cho biểu đồ.

%
140


128,6
117,7

120
100
Lê Thị Thu Thảo

100

113,8
103,5

121,8
105,6

131,1
121,2
108,2

Trang 25


×