Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Một số đề tài bình luận lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh thanh lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.12 KB, 4 trang )

Ngữ Văn : Một số đề tài Bình luận lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh thanh
lịch.
Ad: Win
------------------------------Bài 1:
Nói đến văn minh, thanh lịch không chỉ là riêng vấn đề của học sinh.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Vậy thì mỗi con người Việt Nam sinh ra và lớn lên, ngay từ trong gia đình, vấn đề
đạo đức đã được quan tâm như : Chào hỏi, lễ nghĩa tôn ti trật tự .
Nhưng tiếc rằng, ngày nay nếp sống truyền thống đang bị băng hoại trong thời kỳ
mở cửa. Thế hệ trẻ sinh hoạt tùy tiện, không biết chắt lọc những cái tốt, cái đẹp
...từ internet đến các ấn phẩm, phim ảnh...đã khiến cho giới trẻ đang ngày một mất
đi nét văn minh thanh lịch .
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước đã có những định hướng về giáo dục trong gia
đình đến trách nhiệm của Ông bà cha mẹ cũng như cộng đồng... các ban ngành
đoàn thể ...trong việc giáo dục con em về nét đẹp truyền thống trong giao tiếp ứng
xử, đạo đức trong đối đãi .....
Cái quan trọng là các em phải ý thức được mình, nhất là khi đang còn ngồi trên ghế
nhà trường. Việc học tập tốt cũng chính là trau dồi những cái đẹp cái tốt, cái giá trị
của con người. Hiểu và nắm được lịch sử, mình mới thấy tôn quý những giá trị mà
cha ông đã để lại. Mới thấy hết được cái quý giá đến vô ngần của Độc lập tự do,
mà để có được nó, bao thế hệ cha anh chúng ta đã hy sinh xương máu để giành lại
được. Trong những trang văn học và lịch sử của nước ta cũng chứa đầy tính nhân
văn, tình yêu thương và cả sức mạnh của dân tộc, chứa đựng những lối sống, lẽ
sống, đạo đức...mà chúng ta cần hết sức trân trọng và học hỏi... những cái lỗi thời,
lạc hậu chúng ta chắt lọc, học hỏi những cái vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.
Ví dụ như :
- Tôn sư trọng đạo.
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy : Nhát tự vi sư - Bán tự vi sư ....
- Hoặc như những điều luôn cần phải ghi nhớ, phải rèn luyện để sống có : Nhân Nghĩa - Trí - Tín ...
- Kính già, yêu trẻ...
- Uống nước nhớ nguồn. Mỗi lời ăn tiếng nói phải cân nhắc. Sống ở đời phải có


tấm lòng, phải biết yêu thương đồng loại, kính trọng cha mẹ, thầy cô, lễ độ trong
giao tiếp....
- Ham học hỏi và có ý thức phấn đấu. Tiếp thu ý kiến để sửa chữa., giúp đỡ người
khác....
......
Tất cả những cái đó làm nên cái cốt cách, đạo đức của mỗi con người, đó cũng


chính là giá trị của văn minh, lịch sự. Nó toát lên từ trong mỗi hành vi sống hàng
ngày của mỗi chúng ta, nó được đánh giá qua lối sống và lẽ sống rất đời thường .
Bác Hồ có câu : Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình
Là học sinh, em cần phải luôn học hỏi những điều đó
Để khi ra đường, hay ăn uống, giao tiếp...mọi người quý mến em...chỉ 1 lời khen
thôi : Đúng là có giáo dục...đã nói lên cái giá trị của mình mà cũng chính là họ
đang ngưỡng mộ nét gia phong của gia đình mình .
Bài 2:
Hàng ngày , chúng ta giao tiếp với nhau thông qua từng lời ăn , tiếng nói . Với học
sinh , việc nói năng sao cho phải , cho đúng phù hợp với đạo đức xã hội để khi
đánh giá , nhìn nhận về giới trẻ học đường , ta có được cái nhìn tốt đẹp nhất
Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức , hàng ngày
các bạn học sinh cũng như bao con nguời bình thường khác tiếp xúc , giao tiếp và
gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác , lao động dưới hình
thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường , môi trường mang
tính giáo dục cao . Được sống , được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học , bậc học vì
thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện , đúng mực
hơn . Đánh giá một con người , trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời
ăn , tiếng nói của người đó.
Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh , thanh lịch được đánh giá qua
những
chuẩn mực nào . Truớc hết , đó là những lời nói không bậy bạ , sai trái , không

văng tục chửi thề .
Văn minh" là hội nhập theo cái mới , cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con
người , xã hội đang từng bước hoàn thiện . Để lời ăn , tiếng nói thực sự là của một
học sinh văn minh , thanh lịch thì chính bản thân học sinh đó trước tiên phải tự ý
thức về suy nghĩ về lời nói của bản thân mình . Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải
nghĩ sao cho đúng để xưng hô , nói năng cho phù hợp .Nếu như khi giao tiếp với
thầy cô , giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình ,bạn bè ; mỗi giao tiếp sẽ có
những chuẩn mực riêng. Bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hàng
ngày sống, học tập trong môi trường , chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh , thanh lịch hàng ngày
Bài 3:
Vấn đề giáo dục học sjnh khj còn ngồi trên ghế nhà trường hiện nay đã và đang trở
thành một vấn đề nóng bỏng trên mọi phương tiện thông tjn đại chúng cũng như
trong đời sống sinh hoạt của mỗi người dân bây giờ. Vấn đề được đặt ra là : làm
thế nào để vừa giáo dục được văn hóa cho học sjnh lại vừa giáo dục ý thức cho
từng học sinh để trở thành những người toàn diện, có khả năng phục vụ cho công
cuộc xây dựng đất nước.


Hiện nay, nhà nước ta đã đặt ra một số biện pháp để thúc đẩy công cuộc giáo dục
văn hóa cho học sjnh trong cả nước với các khấu hiệu như :" nói không với tiêu
cực" , " thực hiện 4 không trong thj cử" ..v.v..
Nhưng vấn đề về rèn luyện ý thức cho học sjnh thì lại đang trở thành một vấn đề
nan giải cho các bậc phụ huynh cũng như các nhà chức trách khj mà tình trạng
xuống cấp trầm trọng về ý thức của học sjnh ngày nay đã trở thành 1 phong trào
được rộ lên trong mỗi người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều đó khj nghe
một nhóm học sjnh tụ tập nhau đứng nói chuyện trong bất kì hoàn cảnh, không
gian, thời gian nào, nhất là với phong cách nói chuyện của những học sjnh được
mệnh danh là " dân teen" ngày nay. Ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội và ảnh hưởng
lẫn nhau, sự vô ý thức trong lời ăn tiếng nói dường như đã trở thành 1 căn bệnh

truyền nhiễm, lây lan nhanh chóng mà không có phương pháp phòng bệnh hay
chữa bệnh cụ thể.
Tìm hiểu trong 1 lớp học của bất kì ngôi trường nào ta cũng sẽ dễ dàng nhận thấy
có khoảng 75% số học sjnh trong lớp thiếu ý thức về lời ăn tiếng nói của mình, vấn
đề chỉ là người ít, người nhiều, Thái độ cư xử của học sinh với giáo viên cũng từ
đó đi xuống 1 cách trầm trọng. Trước đây, mỗi khj học sjnh trông thấy giáo viên
99% họ có thái độ tôn trọng, lễ phép với giáo viên, nhưng hiện nay con số đó chỉ
còn dao động từ 70% đến 80%, thất vọng hơn cả là chủ yếu rơi vào "dân teen" của
thế kỉ này.
Ông cha ta ngày xưa có câu :
" Lời nói chăng mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."
Hoặc là :
" Uốn ba tấc lưỡi trước khi nói"
Vậy mà học sjnh vẫn không thể bỏ được thói quen nói chuyện quá vô tư của mình
để rồi nhiều lúc những lời nói đó của họ trở thành lí do trực tiếp phục vụ cho
những cuộc ẩu đả không đáng có.
Như đã nói ở trên, sự vô ý thức trong lời ăn tiếng nói của học sinh giờ đây đã trở
thành 1 căn bênh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng, cũng có thể vì thế mà ngôn
ngữ nói của học sjnh ngày nay đã trở thành câu chuyện bình thường trong tiềm
thức của mỗi người, nhưng liệu họ có biết rằng chính điều đó lại làm đau đầu
những bậc phụ huynh - cha mẹ của họ.
Tuy rằng không phải tất cả học sjnh trong thời đại ngày nay có ý thức như vậy, mà
một số trong đó vẫn ý thức được lời ăn tiếng nói của mình trong nhà trường, trong
gja đình cũng như trong xã hội, nhưng đó chỉ là số ít.
Quay trở lại vấn đề giáo dục ý thức cho học sjnh ngày nay, trước tiên ta phải nói
đến lời ăn tiếng nói của học sjnh sao cho có văn minh lịch sự như vậy mới có thể
thay đổi được thói quen vô thức trong các hành động của họ, mà để thực hiện được
điều này phải có sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình và chính bản thân



những học sinh thiếu ý thức kia, phải khiến cho học sjnh thấy được cái sai trong
mỗi câu nói của họ để họ tự thấy xấu hổ với những gì mình đã nói ra và tự sửa
chữa cái sai đó sao cho đúng với con người thực sự trong họ.
Mỗi người trong chúng ta từ khj sjnh ra, không aj là không muốn mình trở thành
những con người có ích cho xã hội cũng như cho gia đình và cho chính bản thân
mình. Vì thế tôi luôn mong rằng các bạn và chúng tôi, chúng ta hãy cùng nhau xóa
bỏ đi những sự thiếu lịch sự trong lời ăn tiếng nói cũng như trong những hành
động của mình để rồi cùng nhau xây dựng lại trong tiềm thức của mỗi người ý thức
được trong lời ăn tiếng nói và cùng đặt nền móng cho một xã hội văn minh lịch sự.



×