Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG NẾP SỐNG VĂN MINH THANH LỊCH TRONG GIỜ NGỮ VĂN THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.13 KB, 28 trang )

PHÒNG GD &ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS KIM THƯ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG-
NẾP SỐNG VĂN MINH THANH LỊCH
TRONG GIỜ NGỮ VĂN THCS

Đề tài thuộc lĩnh vực : NGỮ VĂN
Họ và tên người thực hiện: NGUYỄN THỊ HUYỀN SÂM
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng trường THCS Kim Thư

Thanh Oai, tháng 03/2013
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
(THTT-HSTC) đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động và triển khai
trong toàn ngành năm năm qua. Phong trào thi đua đã tạo nên diện mạo
mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy, trò cộng đồng trong học
tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống và tích cực tham gia các hoạt động
xã hội. Các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương đã thể
hiện sự quan tâm và hỗ trợ có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện
phong trào. Trong năm học 2011-2012 và 2012-2013 qua hai đợt tập
huấn trong hè với các chuyên đề “Bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên
THCS” và “Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh
trung học” của sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. Qua đó Sở đã chỉ đạo các
trường THCS trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” tổ chức các hoạt
động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh. Hơn nữa xã Kim
Thư đang triển khai đề án “Xây dựng xã nông thôn mới”, đây có thể nói
là một bối cảnh rất phù hợp để xây dựng và tổ chức thực hiện đề tài.


II. Lý do chon đề tài
Một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” đó là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Thiết
nghĩ, đây là một nội dung quan trọng, gắn liền với các hoạt động giáo dục
trong nhà trường. Cùng với xu thế, thế giới đang có sự thay đổi sâu sắc về
mọi mặt, khoa học kĩ thuật,công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, tác
động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số các chuẩn mực đạo đức,
quy tắc ứng xử, quy tắc sống cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, các em
dễ dàng học theo, bắt chước một số thói hư, tật xấu du nhập từ thế bên ngoài,
thế giới trên mạng internet.
Học sinh sống trong xã hội phát triển cần phải được trang bị những kỹ
năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Đối
với học sinh,đặc biệt là học sinh bậc trung học cơ sở cần phải được giáo dục
một số giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống. Giáo dục giá trị sống, rèn luyện
kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là những
chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành
những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá
song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị
lôi kéo, kích động…Vì vậy, việc giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống
cho thế hệ trẻ là rất cần thiết.
Kỹ năng sống cơ bản của học sinh bao gồm kỹ năng ứng xử hợp lí với
các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo
nhóm ; kỹ năng rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe; kỹ năng
phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác;
kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ
nạn xã hội; suy nghĩ và hành động tích cực; học tập tích cực…
Để giúp học sinh rèn luyện được những kỹ năng đó, đòi hỏi phải tiến
hành đồng bộ nhiều hoạt động, từ việc trang bị lí thuyết về các giá trị sống, kỹ
năng sống cho đến thực hành rèn luyện kỹ năng sống. Trong đó, các hoạt động
trải nghiệm mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với các hoạt động giáo dục

của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách, lãnh đạo
trường…Cần phải tiến hành những công việc hết sức tích cực, đa dạng về hình
thức, phải cụ thể, thiết thực, kiên trì, năng động và sáng tạo trên cở sở phát
huy vai trò chủ động của học sinh, khích lệ và động viên học sinh kịp thời.
Với ý nghĩa đó trong thời điểm hiện tại là một thời điểm thich hợp, để tôi
chọn đề tài “Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống ,rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh” ở trường THCS Kim Thư .Nhằm mục đích
chính là nâng cao hiệu quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực” và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học.
III. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lý của đề tài : phân tích, đối chiếu với
thực trạng của nhà trường trong thời điểm hiện tại để qua đó tìm ra các biện
pháp, giải pháp mới hiệu quả hơn cho các hoạt động .
- Hoạt động giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách, là động cơ và cũng là
nhiệm vụ của nhà trường, cơ quan ban ngành đoàn thể xã ấp, của cha mẹ học
sinh thường xuyên và lâu dài.
- Xây dựng mô hình để giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống
giúp cho học sinh có tinh thần và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lý
tưởng và hoài bảo, ứng xử, hành động mang tính nhân văn. Nó còn giúp cho
học sinh có ý thức bảo vệ và rèn luyện cơ thể,không vi phạm tệ nạn xã hội.
- Đạt hiệu quả cao trong phong trào “ Xây dựng trường học thân
thiện,học sinh tích cực”
- Đạt được các mục tiêu của giáo dục, đã được định hướng theo bốn trụ
cột:
+ Học để biết; học để làm; học để chung sống cùng nhau và học để
làm người.
IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Trường THCS Kim Thư: Bao gồm học sinh các khối lớp, giáo viên
Tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhân viên trong

trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền Phong,
11 học sinh cốt cán.
- Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường này nhằm nâng cao
về mặt nhận thức và tổ chức các hoạt động giáo dục rèn luyện cụ thể .

Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Cơ sở pháp lý:
- Chỉ thị 40-CT/Tw cuả Ban Bí thư nêu rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách
hàng đầu….là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò quan trọng …”.
- Chỉ thị 40/2008-BGD ĐT ngày 27/7/2008 về việc Phát động phong trào thi
đua xây dựng THTT, HSTC trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
- Chỉ đạo của SGD và ĐT trong đợt tập huấn hè 2011, 2012 dành cho cán bộ
quản lý và giáo viên THCS.
2. Nội dung các công việc :
- Thu thập và sưu tầm tài liệu tập huấn giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ
năng sống cho trẻ em gồm:
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường về
những kiến thức cần thiết, hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho
giáo viên lần thứ nhất vào tháng 9/2012 lần thứ hai vào tháng 9 /2013.
- Tổ chức thực hiện qua các hoạt động cụ thể: HĐNGLL, ngoại khóa.
- Lồng ghép tổ chức rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống mỗi tháng
một lần trong tiết sinh hoạt dưới cờ.
- Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm tìm ra những tác dụng thực tiển.
3. Tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện mô hình cụ thể
như sau:
3.1.Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên trong nhà trường về:
+ Vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống, rèn kỹ năng sống

cho học sinh.
+ Các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh THCS.
+ Phương pháp rèn kỹ năng sống. Đặc biệt lồng ghép với các bộ môn: Giáo
dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
+ Các bài tập tình huống về kỹ năng sống và cách giải quyết.
+ Kỹ năng tổ chức các trò chơi, tổ chức câu lạc bộ…
3.2.Tiến hành tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng truyền thông cho 11 em
học sinh cốt cán.
3.3.Tổ chức qua các hoạt động cụ thể: (HĐNGLL-Hoạt động ngoại
khóa)
* Tổ chức truyền thông cho học sinh nhà trường :
+ Vào các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt lớp.
+Trong năm học này( 2013-2014 ) bản thân tôi còn xây dựng kế hoạch bổ
sung tổ chức lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống để giáo dục giá trị sống phổ quát
của nhân loại mỗi tháng một lần.
+ Tiếp tục lồng ghép vào các ngày lễ lớn, các cuộc thi.
- Người thực hiện: Chủ yếu là phó hiệu trưởng, tổng phụ trách, GVCN và
11 học sinh cốt cán đã được tập huấn.
- Nội dung truyền thông: Các kỹ năng sống theo từng chủ đề.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
5
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
- Giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức trong cuộc sống qua các câu ca dao,
thành ngữ, tục ngữ.
+ Hình thức truyền thông: Diễn thuyết, thi tìm hiểu, sân khấu hoá, tiểu phẩm,
thông qua trò chơi.
* Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao
các cuộc thi.
-Thời điểm tiến hành được gắn vào việc kỷ niệm các ngày lễ lớn trong
năm học : (2/9, tết trung thu, 20/11, 22/12, tết dương lịch, tết nguyên đán….)

II. Thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống rèn luyện kỹ năng sống ở
trường THCS Kim Thư:
1. Đặc điểm chung của trường THCS Kim Thư:
- Trường THCS Kim Thư là một xã thuần nông, kinh tế hộ gia đình đa số là
nông nghiệp, một số hộ kinh tế phụ thuộc vào con cái đi làm thuê, làm nghề tự do
ở Thành phố có thu nhập không ổn định nên ít quan tâm đến việc học tập của con
em mình.
- Qui mô Trường THCS Kim Thư trong năm học 2013-2014 có 8 lớp , 242
học sinh ; tổng số cán bộ giáo viên nhân viên trường là 33, trong đó 27 giáo viên
trực tiếp giảng dạy.
- Nhận thức của một số cán bộ, giáo viên trong trường, Hội cha mẹ học sinh,
chưa đúng mức về vị trí vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống, rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đó là thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của nhà
trường, trong bối cảnh của giáo dục cả nước trong thời kỳ đất nước ta đang hội
nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
2. Thực trạng việc tổ chức giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh đã tiến hành:
2.1. Đối với giáo viên bộ môn:
- Giáo viên bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD đã được tập huấn các
địa chỉ, các bài phải tích hợp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tuy nhiên qua
kiểm tra giáo án của các giáo viên này thì có một số giáo án chưa thấy đề cập việc
rèn luyện kỹ năng sống trong phần mục tiêu bài.
2.2. Trong các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt
dưới cờ:
- Qua nghiên cứu phân tích, đánh giá thì việc lồng ghép giáo dục rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh có thực hiện tuy nhiên chưa đúng mức, chưa được xem
trọng và hiệu quả đem lại chưa được như mong muốn.
2.3. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn nghệ, thể dục
thể thao, các cuộc thi:
- Nhà trường có phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền Phong tổ chức các hoạt

động ngoại khóa theo kế hoạch của ngành và Hội đồng đội huyện, tuy nhiên việc
tổ chức các hoạt động này còn ít trong đó việc xác định mục tiêu giáo dục giá trị
sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức và
đầy đủ.
2.4. Nhận xét đánh giá thực trạng:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
6
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
- Học sinh trong trường về tinh thần và thái độ học tập chưa cao, còn hiện
tượng học sinh lười học, trốn học bỏ tiết đi chơi game online, các em rất dễ bị kích
động dẫn đến gây gỗ đánh nhau.
- Một số em bị những thanh niên lêu lỏng lôi kéo vào những tệ nạn như tụ
tập nhậu nhẹt, chơi bài, đặc biệt là học sinh nữ học lớp 9 đang chuẩn bị thi tuyển
sinh vào lớp 10.
- Đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về ý thức tự giác, tích cực trong
học tập, chưa có ước mơ hoài bão, định hướng nghề nghiệp trong tương lai còn rất
mơ hồ, kỹ năng diển đạt trình bày trước đám đông còn rất kém, một số học sinh
ứng xử với nhau chưa thật sự có văn hóa….
Nói chung vẫn còn nhiều học sinh trong trường chưa đạt được những giá trị
sống, kỹ năng cơ bản cần thiết mà một học sinh bậc trung học cơ sở cần phải có.
III. Một số biện pháp đã tiến hành để giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh ở trường:
1- Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên trong nhà trường về:
+ Vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống, rèn kỹ năng sống
cho học sinh.
+ Các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh THCS.
+ Phương pháp rèn kỹ năng sống. Đặc biệt lồng ghép với các bộ môn: Giáo
dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
+ Các bài tập tình huống về kỹ năng sống và cách giải quyết.
2 * Tổ chức truyền thông cho học sinh nhà trường :

+ Vào các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt lớp.
+ Lồng ghép vào dịp tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc thi.
- Người thực hiện: Chủ yếu là PHT,TPT,giáo viên chủ nhiệm lớp và 11 học
sinh cốt cán đã được tập huấn.
- Nội dung truyền thông: Các giá trị sống, kỹ năng sống theo từng chủ đề:
+ Giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức trong cuộc sống qua các câu ca
dao, thành ngữ, tục ngữ.
+ Phòng chống nghiện Game onlin,ma túy, HIV/AIDS và tệ nạn xã hội.
+ Cuộc sống và những mong muốn của chúng ta.
+ Các vấn đề của cuộc sống và cách giải quyết vấn đề.
+ Kỹ năng giao tiếp để an toàn, kỹ năng ứng xử văn hoá.
+ Tuổi dậy thì; nam và nữ.
+ Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, sống với mọi người.
+ Các hình thức xâm hại trẻ em.
+ Phòng tránh đuối nước.
+ Kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm.
+ Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá.
- Hình thức truyền thông: diễn thuyết, thi tìm hiểu, sân khấu hoá, tiểu phẩm,
thông qua trò chơi.
3* Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao,
giao lưu, về nguồn và qua các cuộc thi:
+ Tổ chức tết trung thu cho học sinh toàn trường( thi lồng đèn), lồng ghép
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
7
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
giáo dục các giá trị sống, kỹ năng sống, thi nét đẹp đội viên, thi viết văn theo chủ
đề, thi các trò chơi dân gian, hội thao trong và ngoài nhà trường.
+ Phối hợp với bộ phận Đoàn - Đội tổ chức tìm hiểu các di tích văn hóa lịch
sử (vào đợt 26/3 )
Từ đó đã tạo một sân chơi lành mạnh giúp các em có điều kiện bộc lộ năng

lực, kỹ năng sống, sự hiểu biết, khả năng ứng xử tình huống, kỹ năng nhận xét
đánh giá, nhận thức đúng sai, kỹ năng tự bảo vệ rèn luyện bản thân, kỹ năng làm
việc hợp tác, ứng xử nhanh nhẹn linh hoạt văn minh lịch sự, rèn luyện nhân cách,
giáo dục đạo đức lối sống, hòa nhập tập thể… Tăng cường sự gắn bó đoàn kết
trong lớp, trong trường.
4. Một số Kỹ năng sống cơ bản, cần thiết :
1. Kỹ năng tự nhận thức :
Là khả năng hiểu về chính bản thân mình: khả năng, sở thích, sở trường,
điểm yếu ý thức được mình đang làm gì.
Tác dụng : Giao tiếp, ứng xử phù hợp, hiệu quả với người khác, cảm thông
với mọi người, có quyết định đúng đắn phù hợp với bản thân.
VD : Hiểu bản thân mình học tập ở trình độ nào để có thể chọn trường thi cho phù
hợp.
- Hiểu bản thân hạn chế về khả năng nói trước đám động nên có thể thông
cảm với người phát biểu trước hội nghị cũng có những lúng túng, hồi hộp
2. Kỹ năng xác định giá trị bản thân
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng ( Về vật chất, tinh thần) KN xác
định giá trị là khả năng con người hiểu rõ những giá trị của bản thân mình
Tác dụng : Tôn trọng giá trị của mọi người; có quyết định đúng đắn phù
hợp với bản thân.
VD : Xác định rõ giá trị của bản thân mình nói riêng và nhà giáo nói chung
là danh dự, đạo đức nên có quyết định đúng đắn không làm những việc có thể
mang lại giá trị vật chất nhưng ảnh hởng đến nhân cách người thầy.
3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc:
Trong một tình huống cụ thể, con người hiểu được cảm xúc của mình, ảnh
hưởng ( tốt hoặc xấu) với bản thân và người khác, biết điều chỉnh và thể hiện một
cách phù hợp
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
8
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn

Tác dụng : Giảm căng thẳng; nâng cao hiệu quả giao tiếp, tránh hình thành
mâu thuẫn; ra quyết định sáng suốt
VD : Cha ông ta thường dạy
“ Đừng ăn thoả đói, đứng nói hả giận”
“ Cả giận mất khôn”
4. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng:
Là khả năng con ngời bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng
thẳng như là sự tất yếu của cuộc sống, hiểu nguyên nhân và ứng phó tích cực khi
bị căng thẳng.
Tác dụng : - Biết suy nghĩ và ứng phó tích cực khi căng thẳng
- Duy trì cân bằng, không làm tổn hại sức khoẻ và tinh thần.
- Xây dựng mói quan hệ tốt đẹp với ngời xung quanh.
5. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn:
- Là khả năng nhận thức đợc nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết
với thái độ tích cực không dúng bạo lực, thảo mãn nhu cầu và quyền lợi các bên
một cách hoà bình.
6. Kỹ năng thể hiện sự tự tin:
Là có niềm tin vào bản thân, cảm thấy mình là người có ích, có đủ khả năng
để hoàn thành nhiệm vụ
Tác dụng : Giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả, mạnh mẽ, quyết đoán trong
giải quyết vấn đề, lạc quan trong cuộc sống.
7. Kỹ năng giao tiếp:
- Bày tỏ ý kiến bản thân
- Biết lắng nghe ý kiến người khác cả khi bất đồng quan điểm.
Tác dụng : Đánh giá tình huống giao tiếp, điều chỉnh cách giao tiếp cho phù
hợp, hiệu quả giúp chúng ta có mói quan hệ tích cực với ngời khác ( kể cả khi
cần kết thúc mối quan hệ)
8. Kỹ năng lắng nghe tích cực:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
9

Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
Thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến của ngời khác, có đối đáp hợp lý
trong giao tiếp.
Tác dụng : Giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn hài hoà.
9. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông:
- Là khả năng hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh người khác, hiểu và
chấp nhận, cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ
Tác dụng : Tăng hiệu quả giao tiếp, cải thiện quan hệ, khuyến khích thái độ
quan tâm và hành vi thân thiện gần gũi giữa những người cần sự giúp đỡ.
VD : GV hiểu và thông cảm với những khuyết điểm của lứa tuổi học trò.
10. Kỹ năng thương lượng:
Là khả năng trình bày trình bày suy nghĩ, thảo luận để thống nhất về một
vấn đề nào đó.
Tác dụng : Giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn hài hoà.
11. Kỹ năng hợp tác:
- Là khả năng biết chia sẻ trách nhiệm, cam kết và cúng làm việc có hiệu
quả với các thành viên trong nhóm.
Tác dụng : Giúp cá nhân sống hài hoà, tránh xung đột với ngời khác.
- Bổ sung, tạo nên sức mạnh đem lại hiệu quả cao hơn cho công việc chung.
12. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
13. Kỹ năng tư duy phê phán:
- Là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện vấn đề giúp
con
người đưa ra những quyết định và hành động phù hợp.
14. Kỹ năng tư duy sáng tạo:
- Là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một ý tưởng mới giúp
con người tư duy năng động hơn, ứng phó linh hoạt với các tình huống bất ngờ
xảy ra.
15. Kỹ năng ra quyết định:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư

10
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
- Là khả năng biết quyết định lựa chọn phơng án tối u để giải quyết vấn đề
gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.
Tác dụng : Giúp con người có lựa chọn phù hợp và kịp thời , mang lại thành
công trong cuộc sống.
16. Kỹ năng giải quyết vấn đề:
- Là khả năng con ngời biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành
động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề trong cuộc sống
17. Kỹ năng kiên định
18. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
19. Kỹ năng đặt mục tiêu
20. Kỹ năng quản lý thời gian
21. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Các KNS song hành với kỹ năng học tập như : viết, đọc, tính toán
Các KNS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời
VD : Để giải quyết vấn đề cần phải có kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm sự
hỗ trợ
MÔN NGỮ VĂN VỚI VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
I/ MÔN NGỮ VĂN CÓ KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT TRONG GD KNS :
1. Thể hiện qua mục tiêu giáo dục :
Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo
dục kỹ năng sống:
- Trang bị kiến thức phổ thông
- Hình thành năng lực ngữ văn
- Bồi dưỡng tình cảm thái độ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
11
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn

Với đặc trưng của một môn KHXH và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình
thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt , năng lực tiếp nhận văn
bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp HS có những hiểu
biết về xã hội , văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính
chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp HS có năng lực ngôn ngữ để học
tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội và con người. Với tính chất giáo dục thẩm
mĩ, môn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm
mỹ
2. Thể hiện qua nội dung môn học :
Là một môn học công cụ nên môn Ngữ văn có thể kết hợp nhiều nội dung
giáo dục trong quá trình dạy học. Ngoài các nội dung giáo dục mang tính chất ổn
định của môn học là các nội dung giáo dục mang tính thời sự - xã hội: Giáo dục
tình cảm nhân văn, trách nhiệm của thanh niên, HS trong sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước, giáo dục về truyền thống dân tộc về tình bạn, tình yêu và gia đình; về
vấn đề lập nghiệp; về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo
dục bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục sức khoẻ, giáo dục
giới tính nhằm đáp ứng yêu cầu hình thành ở HS quan hệ ứng xử đúng đắn với
những vấn đề của cuộc sống đất nước, thời đại; giúp HS có đủ bản lĩnh hội nhập
trong xu thế toàn cầu hoá.
3. Việc giáo dục KNS trong môn ngữ văn đợc tiếp cận qua hai phương
diện
a. Nội dung các bài học: Nhiều bài học giúp HS nhận thức được giá trị
trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có VH trong các tình huống
giao tiếp.
b. Phương pháp triển khai các ND bài học: 6 phương pháp dạy học tích
cực và 19 kỹ thuật dạy kỹ năng sống (tr 27 – 35 tài liệu “Giáo dục KNS trong môn
Ngữ văn)
II/ MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MÔN
NGỮ VĂN:
1. VD: Qua Đọc – Hiểu tác phẩm“ Lão Hạc” (Nam Cao) có thể giao dục

cho HS các KNS sau:
Nhân vật ông giáo
- Trong khi lão Hạc băn khoăn về việc bán con chó Vàng thì ông giáo dửng
dưng vì với ông “ làm quái gì một con chó mà lão băn khoăn mãi thế”. Với ông
cái đáng quý, đáng xót xa là những quyển sách mà vì hoàn cảnh, ông phải bán đi .
Rõ ráng hệ thống giá trị của hai nhân vật khác nhau. Từ đó GV có thể tích hợp
giáo dục học sinh về kỹ năng xác định giá trị : không chỉ tôn trọng giá trị của bản
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
12
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
thân mà còn phải chấp nhận rằng ngời khác có những giá trị riêng, đáng trân
trọng.
- Tác phẩm là một loạt các ngộ nhận rồi vỡ lẽ của ông giáo với lão Hạc
+ Ngộ nhận : Lão Hạc chỉ nói chứ không bao giờ bán con chó thì nhận ra :
vì hoàn cảnh lão phải làm điều đó.
+ Ngộ nhận : Con chó chỉ là vật nuôi rồi nhận ra : với lão Hạc, con chó còn
mang nhiều vai trò khác ( vật nuôi, tài sản, kỷ vật, ngời bạn )
+ Ngộ nhận : Lão Hạc già cả lẩm cẩm nhng rồi ông giáo nhận ra lão rất
thông tuệ với triết lý nhân sinh đầy chua chát “ kiếp người như kiếp tôi chẳng
hạn”
+ Ngộ nhận lớn nhất là nghi ngờ về nhân cách của lão Hạc : Ông cho rằng
lão cũng theo gót Binh Tư để kiếm ăn và khi hiểu ra thì tất cả đã quá muộn
“ Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu
họ ” cả tác phẩm là quá trình “ cố tìm mà hiểu” con người của nhân vật ông giáo.
Từ chỗ dửng dng đến chỗ ông “ không còn xót xa mấy quyển sách như trước
nữa. Tôi chỉ thương cho lão Hạc” là cả quá trình lắng nghe, thông cảm với người
khác.
Từ đó GV có thể GDKN lắng nghe tích cực và KN thể hiện sự cảm thông
Cái chết của lão Hạc ( cũng như cái chết của Vũ Nương ) mặc dù có thể
coi như một hướng giải thoát cho nhân vật , làm tăng ý nghĩa của tác phẩm nhưng

cần giúp học sinh hiểu được mọi hành động tự tử đều là sự đầu hàng ( thể hiện hạn
chế trong tư tưởng của tác giả) và còn có nhiều cách giải quyết khác ( KN ra quyết
định và giải quyết vấn đề)
* Các kỹ năng khác :
- KN giao tiếp : Trình bày, trao đổi về số phận ngời nông dân trớc CM tháng
Tám.
- Suy nghĩ sáng tạo : Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật
- Tự nhận thức : Xác định lối sống có nhân cách, tôn trọng bản thân và người
khác.
2/ Kỹ năng xác định giá trị bản thân:
- Dạy “Chiếc lá cuối cùng”: Xác định giá trị bản thân: Sống có tình yêu
thương và trách nhiệm với mọi người xung quanh.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
13
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
- Dạy “Phong cách Hồ Chí Minh”: Từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ
Chí Minh mà xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh.
3. Kỹ năng tự nhận thức:
- Dạy “Thạch Sanh”: Giáo dục kỹ năng tự nhận thức giá trị của lòng nhân
ái, sự công bằng
- Dạy “Bức thư của Thủ lĩnh da đỏ”: Giáo dục kỹ năng tự nhận thức giá trị
của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên môi trường sống
4/ Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn:
VD: Khi dạy “Tức nước vỡ bờ”, có HS hỏi: Chị Dậu bị dồn nén đến ngùn
ngụt phẫn nộ chuyển từ cách xưng hô “Cháu – Ông” sang “Bà - Mày” và đánh lại
hai tên tay sai. Việc chúng em tranh cãi dẫn đến ẩu đả, xét về hiện tượng cũng
giống như viêc chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ. Thày (Cô) có thể định hướng
giúp chúng em việc nào là đúng, việc nào là sai? Vì sao?
5/ Kỹ năng ra quyết định:
Thường được giáo dục trong hầu hết các bài Tiếng Việt và Tập làm văn: VD:

lựa chọn cách sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm đúng nghĩa phù hợp
vơí thực tiễn giao tiếp của bản thân
Khi dạy bài “Câu phủ định” giáo dục kỹ năng ra quyết định sử dụng câu
phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
a/ Khi nào Câu phủ định được dùng với mức độ phủ định nhẹ nhàng
- So sánh: a1, Bạn viết chữ cha đẹp. a2, Bạn viết chữ còn xấu.
b) Khi nào Câu phủ định được dùng với mức độ phủ định nhấn mạnh :
“Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ”. ( Hồ Chí Minh).
c) /Câu phủ định cũng không phải chỉ dùng biểu thị ý nghĩa phủ định mà có
thể dùng biểu thị ý khẳng định:
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là
không có ý nghĩa. (Hoài Thanh) (BT2/53)
d/HS phân biệt sắc thái ý nghĩa của từ phủ định “không” và “chư a”
“- Thằng Dậu ! Sao mày không nộp sưu?
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
14
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
- Thưa ông, tôi chưa có ạ.
- Cả năm có xuất sưu hai đồng bảy mà mày không chịu nộp.
- Thưa ông vì tôi đau yếu nên lo chưa kịp. Mới lại thuế còn năm ngày
nữa mới đăng trường kia ạ.
- À, vì thế mà mày không chịu nộp sưu phải không? ”
(Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
Gơi ý : Tên cai lệ là ngời nhân danh phép nước, là kẻ bề trên, lời nói của
hắn có sự áp đặt, buộc tội. Còn anh Dậu đang trong hoàn cảnh thiếu sưu, còn đang
phải lo chạy vạy, anh chưa có tiền chứ không phải anh không chịu nộp sưu. (Từ
đó giúp hs phân biệt sắc thái ý nghĩa của từ " Không"và "Chưa", biết cách sử dụng
chúng cho đúng với hoàn cảnh giao tiếp)
6/KN giao tiếp : Trình bày suy nghĩ , trao đổi về cách sử dụng các biện

pháp tu từ, các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp.
VD : Nói giảm, nói tránh phải phù hợp với đối tượng
Câu nghi vấn ( có từ nghi vấn, mục đích để hỏi, cuối câu có dấu chấm hỏi
(?) ) vấn đề không phải chỉ dừng ở mức giúp học sinh nhận diện và đặt được nhiều
câu nghi vấn mà phải khiến các em vận dụng đúng trong đời sống.
VD : HS giao tiếp qua điện thoại :
- Alô! Ai đấy ạ ?
So sánh với cách nói :
- Alô! Tôi X nghe đây ạ! Xin lỗi được hỏi tôi đang được nói chuyện với ai đấy ạ ?
III/CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
1. Khám phá:
1.1 Mục đích:
- Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kỹ
năng, kiến thức sẽ được học
- Giúp GV đánh giá thực trạng (Kiến thức, kỹ năng ) của HS trước khi giới
thiệu vấn đề mới
1.2 Quá trình thực hiện:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
15
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
GV cùng HS thiết kế hoạt động (có tính chất trải nghiệm); đặt câu hỏi nhằm
gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học mới. GV giúp HS phân tích các
hiểu biết hoặc trải nghiệm .
1.3 Vai trò của GV và HS:
GV lập kế hoạch , nêu vấn đề
HS trao đổi chia sẻ
1.4 Một số kỹ thuật dạy học: Động não, thảo luận, chơi trò chơi
1.5 Ví dụ minh hoạ
Trò chơi: Tình bạn
1.Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

2. Ngã ba Đồng Lộc.
3. Cô gái mở đường.
4. Khoảng trời – Hố bom.
5. Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm.
1.Tên một văn bản của nhà thơ Phạm Tiến Duật được học trong chương
trình NV lớp 9?
2.Tên một VB thuyết minh về một địa danh gắn với chiến tích của 10 cô gái
trẻ làm nhiệm vụ san lấp hố bom, làm đường bảo đảm an toàn cho xe và người
qua lại.
3. Bài hát của nhạc sĩ Xuân Giao bắt đầu bằng lời “Đi giữa trời khuya sao
đêm lấp lánh. Tiếng hát ai vang động cây rừng”
4. Bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ viết về những cô gái mở đường
5. Tác phẩm không chỉ ghi lai cuộc sống riêng của một nữ bác sĩ người Hà
Nội- Bệnh viện trưởng bệnh viện Đức Phổ đã hy sinh khi mới 26 tuổi mà còn ghi
lại những mảnh đời rực lửa chiến đấu và chồng chất đau thương của những con
người gang thép trên mảnh đất miền Nam
2. Kết nối:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
16
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
2.1 Mục đích: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc tạo
cầu nối liên kết giữa cái “Đã biết” và “Cha biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh
nghiệm hiện có của HS với bài học mới
2.2 Quá trình thực hiện:
- GV giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẻ
ở bước 1; hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức và kỹ năng mới
- Văn bản: GV hướng dẫn HS Đọc hiểu văn bản: Tìm hiểu chung về tác giả
tác phẩm, nhan đề thể loại, bố cục của văn bản Tìm hiểu chi tiết những nét đặc
sắc về nội dung của văn bản. Tổng kết
- Tiếng Việt và tập làm văn: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.

2.3 Vai trò của GV – HS
* GV: Là người hướng dẫn
* HS: Người phản hồi trình bày quan điểm
2.4 Một số KTDH: chia nhóm, thảo luận, trình bày, khách mời, đóng vai, sử dụng
phương tiện dạy học đa chức năng
VD:GV cho HS kết nối hiểu biết về thế hệ thanh niên “Xẻ dọc Trờng Sơn đi
cứu nước” với việc Đọc – Hiểu VB
I/ Đọc Hiểu khái quát: Tác giả, tác phẩm, ngôi kể, ngời kể chuyện
II/ Đọc – Hiểu chi tiết:
3. Thực hành - luyện tập
3.1 Mục đích: Tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến thức và kỹ năng
mới vào một hoàn cảnh có ý nghĩa. Định hướng để HS thực hành đúng cách. Điều
chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch .
3.2 Quá trình thực hiện: GV chuẩn bị hoạt động y/c HS sử dụng kiến thức và kỹ
năng mới.
HS làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. GV
giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết, GV khuyến khích HS
thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được.
3.3 Vai trò của GV – HS:
* GV: Người hướng dẫn, người hỗ trợ:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
17
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
* HS: Người thực hiện, người khám phá
3.4 Kỹ thuật dạy học: Đóng kịch ngắn, viết đoạn văn, mô phỏng hỏi đáp, trò chơi,
thảo luận
Ví dụ: Dạy Tiết 18, Ngữ văn 9, Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp”, Phần
Luyện tập, GV có thể cho HS làm thêm bài tập sau:
Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ, là
lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Từ đó em rút ra bài học gì?

“Hai người lính cùng bị đối phương truy tìm. Một anh chạy nấp ở bờ mương,
một anh nấp ở đống rơm. Anh nấp ở bờ mương nghĩ rằng dù anh ta có bị phát hiện
và có phải chết thì cũng đành chịu chứ nhất định không khai anh bạn nấp ở đống
rơm. Khi anh ta bị đối phương phát hiện, anh liền hô to: “Ta thà chết chứ nhất
định không chịu khai anh bạn đang nấp ở đống rơm!”
Kết luận: Như vậy là lời nói bên trong(ý nghĩ) và lời nói bên ngoài (lời đ-
ược nói ra) tuy giống nhau về nội dung vẫn khác nhau về tác dụng thực tế.ý nghĩ
thì tốt và đúng đắn nhng ý nghĩ đó được thể hiện bằng lời nói thì lại làm hại bạn.
Vậy còn khi ý nghĩ của các em chưa đúng đắn, nhiều khi không kịp suy nghĩ đã
nói thì có đạt hiệu quả giao tiếp không?
4. Vận dụng
4.1 Mục đích: Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kỹ
năng có được vào các tình huống mới
4.2 Quá trình thực hiện: GV lập kế hoạch các hoạt động đối với lĩnh vực học tập
đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và kĩ năng mới. HS làm việc để hoàn thành nhiệm
vụ
4.3 Vai trò của GV – HS
- GV: Người hướng dẫn - đánh giá
- HS: Người lập kế hoạch, ngời sáng tạo, ngời giải thích vấn đề, người trình
bày
4.4 Kỹ thuật dạy học: Viết sáng tạo, Kỹ thuật trắc nghiệm, trình bày một phút
Lưu ý: Có thể vận dụng trong giờ học, ngoài giờ học, SH tập thể, ở bước
luyện tập hoặc hướng dẫn HS tự học ở nhà
VD: Sử dụng kỹ thuật viết sáng tạo: Sau khi học “Bức thư của Thủ lĩnh da
đỏ”, em hãy nêu những kiến nghị nhằm góp phần bảo vệ môi trường nơi em sống
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
18
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
hoặc nơi em học tập(Giáo dục kỹ năng tự nhận thức cách sống chung với biến đổi
khí hậu, sống có trách nhiệm với cộng đồng )

Câu hỏi mục luyện tập Sách ngữ văn lớp 9, tập I Tr 21: GV khuyến khích
HS thể hiện những cảm nhận của cá nhân sau khi đọc Đấu tranh cho một thế giới
hoà bình” bằng các hình thức vẽ tranh cổ động, xây dựng tiểu phẩm
* Hãy kể lại truyện “Ếch ngồi đáy giếng” bằng một kết thúc có hậu
* Báo cáo nhanh 1 phút: Nêu vai trò ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia giữa
con ngời vơí con người qua hình thức thư điện chúc mừng, thăm hỏi và những yêu
cầu cần trình bày trong thư (điện )chúc mừng, thăm hỏi
TÍCH HỢP: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG BÀI
“ÔN DỊCH THUỐC LÁ”
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
1.Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực: Trình bày, trao đổi ý kiến đánh giá
về nạn hút thuốc lá và cách phòng chống tệ nạn này
2. Suy nghĩ sáng tạo: học cách phân tích, bình luận, bày tỏ ý kiến cá nhân trước
một vấn nạn(Tác hại ghê gớm của việc hút thuốc lá đối với bản thân và
cộng đồng)
3. Làm chủ bản thân: kiên định và biết ứng phó trước những cám dỗ của tệ nạn
hút thuốc lá.
4. Động não, suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về tác hại của việc hút
thuốc lá
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ
DỤNG
1. Thảo luận nhóm: Trao đổi, thảo luận về tác hại của thuốc lá đối với bản
thân, đối với người xung quanh.
2. Trình bày trong 1 phút: Hiểu biết và quan điểm của cá nhân về tác hại
củathuốc lá
3. Viết sáng tạo: Tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và cách tránh xa thuốc lá
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
19

Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Khám phá:
- GV sử dụng kỹ thuật động não yêu cầu HS suy nghĩ về chủ đề thuốc lá và tệ
nạn thuốc lá đối với đời sống con người(Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ,
đạo đức xã hội)
- Yêu cầu HS trình bày một số bài đề cập đến chủ đề thuốc lá (bài viết, hình
ảnh tuyên truyền, cổ động )
-Nội dung bài học: Tác hại của nạn hút thuốc lá đối với cá nhân và cộng đồng
2/Kết nối:
Hoạt động1: Đọc – Hiểu chú thích:
* Tác giả: Nguyễn Khắc Viện (Bác sĩ, nhà hoạt động văn hoá - xã hội nổi
tiếng)
- HS nêu tóm tát nội dung bài đọc: 1,2 HS nêu tóm tắt những nội dung cơ bản
của bài đọc
- GV chốt lại theo các ý mà HS đã tóm tắt.
- GV gợi mở nêu vấn đề: Tác hại ghê gớm của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc
lá đối với đời sống con người
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
+ Bố cục của văn bản (4 phần)
+ GV sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài
theo mạch lập luận của văn bản:
- Tính chất nghiêm trọng của vấn đề
- Tác hại của thuốc lá đối với người hút
- Tác hại của thuốc lá đối với những người xung quanh
- Cảm nghĩ và lời bình
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật lập luận của văn bản
- Nội dung trao đổi: tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người được tác
giả nói đến như thế nào?
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư

20
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
- GV gọi HS trả lời câu hỏi trên trước tập thể
- GV nhận xét và chốt lại nội dung:
1.Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ:
* “Ôn dịch thuốc lá đang đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng
hơn cả AIDS”. Tác giả đã dựa vào kết luận của hơn năm vạn công trình nghiên
cứu để đưa ra một nhận định như một định đề, không cần chứng minh bàn luận
* Tác hại của khói thuốc lá đối với bản thân người hút: Tác giả so sánh việc
thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm, nói chuẩn xác hơn, so sánh việc
thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm đánh phá: “Nếu giặc đánh như vũ
bão thì không đáng sợ , đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Tác giả đã
mượn lối nói so sánh rất hay của nhà quân sự thiên tài Trần Hưng đạo để
thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học.
* Tác hại của khói thuốc lá với những người xung quanh “Tôi hút, tôi bị bệnh
mặc tôi”. Bằng lập luạn chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, tình cảm nhiệt thành sôi
nổi, tác giả đã bác bỏ những luận điệu sai lầm trên
2. Tác hại về mặt kinh tế và xã hội: Chỉ vì bệnh viêm phế quản, chúng ta đã
mất bao nhiêu ngày công lao động.
Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu Mĩ:
*Ta nghèo hơn các nước Âu Mĩ rất nhiều nhưng xài thuốc lá tương đương
với các nước đó.
*Để chóng tệ hút thuốc lá, các nước đó đã tiến hành những chiến dịch thực
hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế quyết liệt hơn ta.
III. Luyện tập:
GV dùng kỹ thuật thực hành đóng vai (Theo nhóm), hướng dẫn HS thực
hiện yêu cầu theo nhóm.
+ Nhóm 1: Với vai trò là một bác sĩ tư vấn sức khoẻ, em hãy tuyên truyền
để mọi người biét tác hại của thuốc đối với sức khoẻ.
+ Nhóm 2: Đóng vai là một điều tra viên xã hội học, em hãy trình bày về

tác hại của thuốc lá đối với xã hội.
+ Nhóm 3: Đóng vai là một đại diện của tổ chức Y tế Thế giới WHO, em
hãy tìm hiểu về thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
21
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
+ Nhóm 4:Với vai trò là một thành viên của tổ chức Trái đất xanh, tham gia
vào chiến dịch phòng chống thuốc lá, em hãy tuyên truyền để mọi người thấy
được tác hại mà thuốc lá gây ra đôi với môi trường
- HS trao đổi thống nhất nội dung và cách trình bày. Đại diện nhóm báo cáo
kết quả trước lớp. Các nhóm theo dõi nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại nội dung bài học
IV/ Vận dụng:
- GV dùng kỹ thuật viết sáng tạo yêu cầu HS: Chỉ rõ con đường mà thuốc lá
đẩy thanh thiếu niên tới chỗ phạm pháp sa vào tệ nạn xã hội.
- GV gợi ý một số yêu cầu để HS viết văn bản ở nhà (Gợi ý hco HS hiểu con
đường tiêm nhiễm tật xấu: Tập quán xấu ban đầu như người khách lạ, dần trở
thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ khó tính). Tệ
nghiện thuốc lá cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
- HS luyện viết ở nhà (Khoảng 1/2 trang giấy)
IV. Hiệu quả đạt được sau khi cải tiến hoạt động:
+ Tinh thần và thái độ học tập có nâng lên, qua các tiết học lý thuyết, luyện
tập, thí nghiệm thực hành học sinh tự tin hơn, năng động hơn,mạnh dạn phát biểu
ý kiến hơn.Thể hiện qua việc đánh giá và hội ý rút kinh nghiệm sau các tiết dạy
của giáo viên bộ môn và điểm thi đua hàng tuần của các lớp được nâng lên từng
bước một cách rõ rệt .
+ Tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, HĐNGLL, tiết trống các em tổ chức
điều hành tự quản rất tốt.
* Minh chứng :
- 100% số tiết dạy của giáo viên đều đánh giá học sinh học tập tích cực.

+ Các em học sinh biết cách giải quyết mâu thuẫn và các xung đột phát sinh
trong và ngoài nhà trường làm cho tình trạng các em gây gổ với nhau giảm đáng
kể. Đặc biệt là nạn đánh nhau, bạo hành trong nhà trường trong năm học này
không có xảy ra.
+ Khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học sinh trước đây
rất nhút nhát, rụt rè khi phát biểu trong lớp, trong tiết sinh hoạt dưới cờ nay tự tin
hơn mạnh dạn hơn, đã dám phát biểu nhận xét một cách khá đầy đủ, lưu loát suy
nghĩ của mình khi được yêu cầu phát biểu ý kiến.
+ Việc ứng xử giao tiếp có văn hóa, văn minh lịch sự hơn trước.Trong giờ
chơi, hay trong các hoạt động tập thể rất ít khi nghe các em nói bậy, phát biểu
linh tinh, các em gọi bạn, xưng tôi khá thân mật.
+ Qua sơ kết học kỳ I và thời điểm sau tết Nguyên đán học sinh trong trường
chấp hành rất tốt luật giao thông, không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội. Có thể
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
22
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
nói học sinh nhà trường đã thực hiện các mặt này rất tốt so với thời gian này năm
trước .
+ Các em qua tìm hiểu đã có nhiều kỹ năng bảo vệ bản thân, năng lực nhận
thức và xử lý tình huống, không để bạn xấu rủ rê trốn học chơi game online.
+ Việc học sinh bỏ học với những lý do khác nhau cũng đã giảm .
- Hạnh kiểm loại tốt tăng, loại khá giảm, không có học sinh xếp loại trung
bình
- Chất lượng học lực loại giỏi, khá tăng loại trung bình yếu giảm rõ rệt
- HSG cấp huyện lớp 9 đạt 14, HS giỏi Olympic 7( 1 giải Nhì), TDTT 3( 1
giải Nhì, 2 giải Ba)
- Cô giáo Kim Thị Hòa đạt Giải Nhất Huyện, giải khuyến khích cấp thành phố
trong chuyên đề GD nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ văn THCS.
- Tổ chức khảo sát nhận thức về các giá trị sống và kỹ năng sống sau thời
gian tổ chức thực hiện sáng kiến đối với học sinh khối 8 trong trường năm học

2013-2014:
Bảng thống kê kết quả khảo sát:

Các hành vi đổi mới của
học sinh quan sát được
Mức
độ
rất
thấp
Mức
độ
thấp
Mức
độ
trung
bình
Mức độ
cao
Mức độ
rất cao
Biết hợp tác tốt trong đội,nhóm
Có lối sống lành mạnh,nhận thấy
trách nhiệm về sức khỏe của
mình
Giải quyết mâu thuẫn một cách
hòa bình
Biết phân tích có phán đoán các
giá trị ,quy chuẩn trong truyền
thông và ngoài xã hội
Thành công trong các cuộc tranh

luận,hùng biện,thuyết phục người
khác
Biết tự khẳng định và xử sự bình
đẳng
Biết biểu lộ sự bao dung,sự tôn
trọng người khác
Ý thức về giá trị bản thân
Nhạy bén đối với các vấn đề
giới ,tôn trọng quyền con người
Biết quan tâm đến nhu cầu của
người khác và sẵn sàng giúp đở
họ.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
23
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
Nhận xét: qua bản thống kê ta nhận thấy học sinh trong trường đã đổi mới về
nhận thức, đổi mới về hành vi, có chuyển biến rất nhiều hình thành được về
những giá trị sống và kỹ năng sống cơ bản so với thời điểm chưa tổ chức thực
hiện đề tài.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra
được những bài học quí giá để bổ sung kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ
năm học như sau:
- Thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo của ngành, bám sát chủ đề kế
hoạch thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh cụ thể của từng học
sinh trong trường.
- Có bước chủ động trong công việc, nắm bắt kết quả qua các bước thực hiện
một cách nhanh nhất để đưa vào việc điều chỉnh kế hoạch đúng lúc, đúng thời
điểm.

- Luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong công việc để tăng sự thu hút từ phía học
sinh.
- Phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm
lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của các thành viên là học sinh
cốt cán trong câu lạc bộ “ Rèn luyện kỹ năng sống”, khi thực hiện chuyên đề để
có tư vấn giúp đỡ cần thiết.
- Bám sát giáo viên chủ nhiệm lớp vì GVCN là người có vai trò quan trọng
trong việc nhắc nhở động viên, phát hiện những mặt tích cực, tiêu cực của học
sinh lớp mình nhanh nhất.
II. Ý nghĩa:
Sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh, nâng cao hiệu quả xây dựng trường học thân thiện học sinh tích
cực” mang một ý nghĩa rất quan trọng và là công việc hết sức cần thiết, bởi lẽ
các em sẽ học được cách rèn luyện và rút ra những kinh nghiệm, kỹ năng mà
các em sẽ gặp lại trong cuộc sống, là bài học quí báu mang ý nghĩa giáo dục sâu
sắc để các em tự hoàn thiện mình.
Hiện nay ngành giáo dục đang đẩy mạnh phong trào thi đua: “Xây dựng
trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thì việc giáo dục giá trị sống rèn luyện
kỹ năng sống có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua đó, giúp các em nhìn lại
những việc làm của mình từ trong hành động, trong suy nghĩ, lời nói việc làm. Nó
còn giúp các em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống. Các em có kỹ năng
tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, đoàn kết, yêu thương, trách
nhiệm, hợp tác, hòa đồng, thân ái, đồng cảm chia sẻ với mọi người chung quanh
và hơn hết là sống tốt, sống có ý nghĩa có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống
hiện tại và tương lai.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
24
Đề tài :Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ Văn
III. Đề xuất, kiến nghị:

Để phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
theo năm nội dung mà Bộ Giáo dục Đào tạo phát động đi vào chiều sâu, nhất thiết
phải tạo cho các em có một sân chơi mang tính tập thể, qua đó các em sẽ được
giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, cùng các trò chơi dân gian mang
đậm bản sắc văn hóa dân tộc.Trên thực tế các trường phổ thông cũng có thực hiện
phong trào này nhưng chưa triệt để chỉ mang tính hình thức, vì chỉ chú trọng vào
việc giảng dạy văn hóa trên lớp mà không chú trọng đến việc giáo dục giá trị sống
và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý giúp các trường thực hiện tốt và thường xuyên nhiệm
vụ này người viết đề tài này xin đề nghị lãnh đạo Phòng và Sở Giáo dục cần có kế
hoạch chỉ đạo cụ thể, phối hợp với Hội Đồng Đội huyện, tỉnh đưa hoạt động giáo
dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trở thành một nội dung cơ
bản của chương trình sinh hoạt Đoàn - Đội.
Xem hiệu quả thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống và rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh là một tiêu chí đánh giá cơ bản của phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của các trường.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Oai, ngày 18 tháng 3 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Huyền Sâm
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Sâm Trường THCS Kim Thư
25

×