Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Vai trò của tầng lớp địa chủ trong công cuộc khai phá và phát triển đồng bằng sông cửu long từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.09 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

VAI TRÒ CỦA TẦNG LỚP ĐỊA CHỦ
TRONG CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại
Mã số: 62.22.54.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Trần Thị Mai – Trường ĐHKHXH&NV Tp.HCM
2. TS. Trần Thuận - Trường ĐHKHXH&NV Tp.HCM
Phản biện 1: ..........................................................................
Phản biện 2:..........................................................................
Phản biện 3: ..........................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh) vào hồi ........ giờ ....... ngày...... tháng ...... năm 2015.
Phản biện độc lập 1:...............................................................
Phản biện độc lập 1:...............................................................
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh)
- Thư viện Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại
học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh)


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất ĐBSCL là một bộ phận quan trọng trong
toàn bộ lịch sử dân tộc Việt Nam. Các chúa Nguyễn và các vua đầu triều Nguyễn bằng
những nỗ lực cũng như những chính sách và biện pháp khẩn hoang tích cực đã đưa đến
cho dân tộc Việt Nam một vùng lãnh thổ rộng lớn. Gắn liền với sự có mặt của các tầng
lớp cư dân cũng như những chính sách mà các chúa Nguyễn và triều Nguyễn thực thi,
ở ĐBSCL từ thế kỷ XVII các quan hệ kinh tế phát triển tương đối rõ ràng, dẫn tới sự
hình thành và lớn mạnh của tầng lớp địa chủ, nhiều trong số đó có quy mô sở hữu khá
lớn, một số thực sự là những “đại địa chủ”.
Chính tầng lớp này đã cùng với các thành phần lao động như nông dân, binh lính,
người Hoa, người Khmer, người Mạ, Stiêng và các dân tộc ít người khác đã tổ chức lao
động, chinh phục hoang hóa, đem công sức, vốn liếng và hiểu biết của mình cùng với
các tầng lớp dân cư lao động, dựng lên thôn ấp làng xã, tạo thành những cánh đồng lúa
mênh mông, đóng góp vai trò to lớn trong việc đẩy nhanh quá trình khai phá, phát triển
kinh tế, khẳng định chủ quyền, tạo dựng nhiều giá trị kinh tế - văn hóa - xã hội mang
dấu ấn của vùng đất phương Nam.

Tầng lớp địa chủ với công cuộc khai phá ĐBSCL như thế đã thực chứng cho
những vai trò tích cực của tầng lớp địa chủ trong quá trình phát triển chế độ ruộng đất
trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Vai trò ấy của địa chủ ở ĐBSCL được tiếp
diễn trong vai trò người tiếp nhận quan hệ sản xuất mới thời cận đại, cũng như được
biểu hiện (hay liên hệ với) nhiều bộ phận địa chủ mang nặng tính dân tộc, nghĩa đồng
bào, đi theo cách mạng và kháng chiến thời kỳ từ đầu thế kỷ XX về sau.
Nghiên cứu về giai cấp địa chủ ở Việt Nam nói chung, về tầng lớp địa chủ ở
ĐBSCL nói riêng, vì thế là hết sức cần thiết và phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc, nhất
là lịch sử khai phá vùng đất ĐBSCL. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể về tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Vai trò của tầng lớp địa chủ
trong công cuộc khai phá và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ XVII đến
giữa thế kỷ XIX” làm đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề
mà xuất phát từ nhiều lý do và hoàn cảnh lịch sử các học giả trong và ngoài nước vẫn


2
còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, thậm chí trái chiều. Cụ thể là các chính sách của các
chúa Nguyễn và triều Nguyễn (từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX) đối với các
thành phần dân cư trong quá trình khẩn hoang? Những điều kiện tự nhiên, lịch sử,
xã hội vùng ĐBSCL đã đưa tới sự hình thành tầng lớp địa chủ ở đây từ nhiều bộ
phận và gồm nhiều bộ phận? Vai trò và vị trí của tầng lớp này trong tương quan với
các thành phần dân cư khác trong quá trình khẩn hoang, phát triển kinh tế cũng như
việc xác lập và bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc ở khu vực ĐBSCL? Chúng tôi sẽ
góp phần nhận định, lý giải sát thực tế hơn về những vấn đề này, nhất là việc làm
sáng tỏ vai trò của tầng lớp địa chủ đối với công cuộc khai phá và phát triển vùng đất
ĐBSCL dưới thời các chúa Nguyễn và các vị vua đầu triều Nguyễn. Từ đó, có thể đưa
ra cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về công cuộc khẩn hoang vùng đất ĐBSCL
trong lịch sử.

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình và kết quả nghiên cứu
2.1.1. Những công trình nghiên cứu ở trong nước
2.1.1.1 Giai đoạn trước năm 1945
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có trình bày phương thức khai khẩn, sự phát
triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL thế kỷ XVIII.
Gia Định thành thông chí do Trịnh Hoài Đức biên khảo tỉ mỉ về núi sông, khí hậu,
sản vật, bộ máy hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và
sinh hoạt của dân cư vùng đất Gia Định.
Các tác phẩm của Quốc sử quán triều Nguyễn như: Đại Nam Nhất thống chí - lục
tỉnh Nam Việt, Đại Nam thực lục, Đại Nam thực lục tiền biên, Quốc triều chính biên
toát yếu, Minh Mệnh chính yếu, Việt sử thông giám cương mục đề cập đến những chính
sách khuyến khích sự phát triển của tầng lớp “dân có vật lực” và vùng đất ĐBSCL.
Đặc biệt Địa bạ Minh Mạng trình bày tỉ mỉ về cơ cấu ruộng đất và sở hữu ruộng đất ở
ĐBSCL.
Thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã tiến hành biên soạn một loạt chuyên
khảo về các tỉnh Nam Kỳ có phần đề cập đến tầng lớp địa chủ và chế độ sở hữu ruộng
đất ở ĐBSCL.
2.1.1.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975
Các nhà sử học tập trung nghiên cứu vấn đề ruộng đất và công cuộc khẩn hoang
cũng như những chính sách của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn đối với vùng đất
ĐBSCL. Nhiều công trình trình bày về quá trình Nam tiến của dân tộc ta và nêu rõ vai


3
trò, chính sách của các chúa Nguyễn trong việc kêu gọi các tầng lớp dân di cư, trong đó
có tầng lớp “dân có vật lực” vào Nam cũng như vai trò của các tầng lớp cư dân trong
quá trình khẩn hoang, phát triển kinh tế ở ĐBSCL.
Sơn Nam có nhiều tư liệu điền dã tìm hiểu quá trình di dân cùng những biện pháp
tích cực của chính quyền nhà Nguyễn nhằm mở rộng diện tích khẩn hoang ở những

vùng đất Hậu Giang và Rạch Giá. Những nhân vật có công lao to lớn trong việc xác lập
chủ quyền lãnh thổ của chúa Nguyễn như Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc
Hầu,… được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu.
Nhiều nghiên cứu về người Hoa ở ĐBSCL thời kỳ này như của Đông Hồ, Trần
Kinh Hòa, Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Đào Trinh Nhất,… đã nhìn nhận vai trò và đóng
góp của người Hoa trong phát triển những trung tâm thương mại và góp phần lưu thông
hàng hóa giữa các khu vực trong toàn cõi Nam Kỳ.
2.1.1.3 Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
* Những công trình nghiên cứu về di dân và chính sách khẩn hoang
Công trình nghiên cứu Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX do
Đặng Thu chủ biên, phát hành trong Phụ san Tạp chí NCLS năm 1994 được xem là
một trong những công trình nghiên cứu lớn về di dân từ khi thành lập nhà nước thời kỳ
sơ sử cho đến giữa thế kỷ XIX.
Một số tác phẩm của Huỳnh Lứa, hội thảo khoa học: Lịch sử vùng đất Nam Bộ đến
cuối thế kỷ XIX (2000) và Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của Trần Đức Cường Lịch
sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (2008),… tập trung phân tích sự di cư của
người Việt vào ĐBSCL. Ngoài ra, còn có các công trình đi sâu phân tích vai trò của
chính quyền chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong việc khai hoang, phát triển kinh tế của
Trần Thị Thanh Thanh trong Hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ - Những vấn đề lịch
sử thế kỷ XVII - XIX, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM tổ chức năm 2002 và Nguyễn
Cảnh Minh - Dương Văn Huề trong “Chính sách chiêu dân khai hoang lập ấp ở Nam
Kỳ của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” (NCLS, số 3, 1994).
Tác giả Nguyễn Phúc Nghiệp có hàng loạt các nghiên cứu về quá trình khai phá,
khai hoang lập làng ở Tiền Giang với những tư liệu điền dã ở địa phương.
Năm 2007, trong công trình, Vai trò của cộng đồng người Việt trong công cuộc
khai phá ĐBSCL từ thế kỷ XVII - XIX, đề tài nghiên cứu cấp ĐHQG, tác giả Trần Thị
Mai đã làm rõ thực trạng ĐBSCL trước khi người Việt có mặt và quá trình di cư, khẳng
định chủ quyền và vai trò của người Việt trên mảnh đất này.



4
Tác giả Ngô Văn Minh trong nghiên cứu về Tái định cư trong lịch sử nam tiến
dưới chế độ phong kiến Việt Nam đăng trên www.sugia.vn đã rút ra những nhận xét về
lực lượng tổ chức di dân và tái định cư.
Đỗ Quỳnh Nga trong Luận án tiến sĩ sử học Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ thời
chúa Nguyễn (Huế, 2012) đã tìm hiểu, đánh giá về hệ quả công cuộc mở đất miền Tây
Nam Bộ của các chúa Nguyễn.
* Những công trình nghiên cứu về chế độ sở hữu ruộng đất
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã khai thác kho tư liệu địa bạ phong phú của
nhà Nguyễn để lại, để cho ra đời bộ Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Hà Tiên (Kiên
Giang, Minh Hải), Định Tường (Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An), An Giang (An
Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng), Vĩnh Long (Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh)
(Nxb. Tp.HCM, năm 1994) và Tổng kết nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn phần Nam Kỳ
lục tỉnh.
Bên cạnh đó Nguyễn Đình Đầu còn có công trình Chế độ công điền công thổ trong
lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kì lục tỉnh (Nxb. Trẻ, Tp.HCM, 1999) chứng minh
chế độ công điền công thổ ở ĐBSCL là có, nhưng rất nhỏ bé so với số lượng ở miền
Bắc và miền Trung. Tác giả Trần Thị Thu Lương với Chế độ sở hữu và canh tác ruộng
đất ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XIX (Nxb. Tp.HCM, năm 1994) đưa ra một số nhận định
về chế độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam Bộ.
Tác giả Huỳnh Lứa trong các nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
Hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ - Những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII - XIX do
Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM tổ chức năm 2002 cùng các tác giả Nguyễn Khắc Đạm,
Lê Quốc Sử đã có những phân tích rõ cơ cấu sở hữu ruộng đất ở ĐBSCL.
Tác giả Nguyễn Phúc Nghiệp và Trần Thị Thanh Huệ trong “Sự phát triển của giới
đại địa chủ và phương thức sử dụng ruộng đất của họ ở Tiền Giang trong nửa sau thế
kỷ XIX” (NCLS, số 7, 2011), đã trình bày những phương thức mở rộng, canh tác ruộng
đất của giới địa chủ nửa sau thế kỷ XIX và vẫn được tiếp tục dưới thời Pháp thuộc.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác liên quan dến vấn đề này của Phan Thành
Tài, Nguyễn Kiến Giang, Trương Hữu Quýnh - Đỗ Bang, Nguyễn Phan Quang, Ngô

Quốc Đông,... cũng ít nhiều trình bày và phân tích chế độ sở hữu ruộng đất ở ĐBSCL;
về sự hình thành tầng lớp địa chủ…, từ đó chỉ rõ những chính sách về ruộng đất mà các
chúa Nguyễn và triều Nguyễn đã thực thi ở vùng đất này. Nguyễn Phúc Nghiệp trong
Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỷ XIX (Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện Khoa học
xã hội tại TpHCM năm 2002) đã trình bày khá chi tiết về kinh tế nông nghiệp ở ở


5
ĐBSCL nói chung, Tiền Giang nói riêng. Trong công trình nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Văn Nhật, Về tầng lớp lao động làm thuê trong nông nghiệp ở Nam Bộ - Lịch
sử và hiện trạng (NCLS, số 5 (258), 1991), cũng nêu ra ý kiến cho rằng mối quan hệ
giữa địa chủ và lao động làm thuê đã hình thành và phát triển ở ĐBSCL thời kỳ này.
Tác giả Lê Văn Năm trong “Sản xuất hàng hóa và thương nghiệp ở Nam Bộ thế kỷ
XVII - nửa đầu thế kỷ XIX” (NCLS, số 3 + 4, năm 1988), Ngô Văn Hòa trong “Quyền
tư hữu ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XIX” (NCLS, số 1 - 2, năm 1987) đã nhấn mạnh
đến tầng lớp địa chủ, lực lượng lớn mạnh và chi phối sự phát triển của nông nghiệp và
thương nghiệp ĐBSCL. Điều này cũng được thể hiện trong các bài viết của tác giả Lê
Kim Hoàng, “Mấy nét về kinh tế thị trường ở miền Tây Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến
đầu thế kỷ XIX” (Trong Hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ - Những vấn đề lịch sử
thế kỷ XVII - XIX, Đại học Sư phạm Tp.HCM, năm 2002) và của tác giả Trần Thuận,
“Vài suy nghĩ về những đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng đất Nam Bộ” (trong Hội
thảo: Những vấn đề kinh tế - xã hội trong lịch sử Nam Bộ, Viện Phát triển bền vững
vùng Nam Bộ - Trung tâm NCLS, 8/2010).
* Những công trình nghiên cứu về văn hóa; cơ cấu xã hội; địa phương chí
Tác giả Nguyễn Hữu Hiếu trong Cấu trúc xã hội Nam kỳ hồi thế kỷ XVIII đã nhìn
nhận ưu thế của Nguyễn Ánh trong cuộc đối đầu với Tây Sơn. Nhiều nghiên cứu của
các học giả trong các Hội thảo khoa học: Vùng đất Nam Bộ đến thế kỷ XIX, Những vấn
đề kinh tế - xã hội trong lịch sử Nam Bộ (Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ Trung tâm NCLS tổ chức, năm 2010), Hội nghị KHXH về ĐBSCL (Viện KHXH tại
Tp.HCM), Hội thảo khoa học lần thứ 3 thuộc Đề án Khoa học xã hội cấp nhà nước:
Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ đã công bố các kết quả nghiên cứu

Mấy vấn đề bản sắc Văn hóa - Xã hội,… đã phân tích đầy đủ cơ cấu xã hội ĐBSCL,
trong đó nhấn mạnh việc tầng lớp “dân có vật lực” chiêu mộ những người lao động ở
các địa phương là những người thuộc các dòng họ khác đến sinh sống và lập nên làng.
Một số nghiên cứu của Sơn Nam, Trần Ngọc Thêm, Trần Thị Mai, Thạch Phương
- Hồ Lê - Huỳnh Lứa - Nguyễn Quang Vinh, Lê Văn Sáu cho thấy: người dân Nam Bộ,
tuy vẫn là thành viên của làng nhưng cá nhân họ dựa trên quyền tư hữu ruộng đất do
chính họ khai phá hay sang nhượng và được luật pháp thừa nhận.
Ngoài ra, còn có một số các tác phẩm khai thác các ngưồn tư liệu trong dân gian,
tư liệu điền dã về các nhân vật, sự kiện, văn hóa của địa phương Đồng Tháp Mười,
Long Hưng (Đồng Tháp) của Nguyễn Hữu Hiếu, Tiền Giang của Nguyễn Phúc Nghiệp,
Gò Công của Việt Cúc, Nguyễn Liên Phong với Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca.


6
Nhiều địa phương ở ĐBSCL đã tiến hành công tác biên soạn Địa chí và lịch sử địa
phương, qua đó cho thấy những người “có vật lực” đã góp phần thúc đẩy việc khai
hoang được nhanh chóng hơn, đưa tới sự hình thành và phát triển nền kinh tế ở các địa
phương.
2.1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài
Cho đến nay, chúng ta vẫn chỉ mới biết đến một số công trình được viết dưới dạng
tổng quan hoặc dưới dạng tự thuật về một vài lĩnh vực cụ thể, trong đó có tư liệu về
ĐBSCL của: Thích Đại Sán, Chu Đạt Quan, Chu Thuấn Thủy, Christopho Borri, W.
Dampier, Yoshiharu Tsuboi, Lia Tana, Yang Baoyun (Dương Bảo Vân), Song Jeong
Nam,... Tuy nhiên, tư liệu về vùng đất ĐBSCL khá là ít ỏi và sơ lược.
Năm 2011, tác giả Choi Byung Wook xuất bản công trình nghiên cứu: Vùng đất
Nam Bộ dưới triều Minh Mạng, Nxb. Tuvanbooks và Nxb. Thế giới, HN. Cuốn chuyên
khảo cung cấp những tư liệu, một số lập luận kiến giải mới và đưa ra những gợi ý,
những vấn đề mới có thể trao đổi trong những cuộc thảo luận rộng mở sau này.
2.2. Những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu đã xuất bản
Những công trình nghiên cứu được trình bày ở trên cho thấy đã có sự thống nhất

trong các đánh giá và nhận định như: lịch sử di dân của người Việt và khai phá vùng
đất phương Nam cũng như tiến trình khẩn hoang của lưu dân Việt và các chính sách
của triều Nguyễn đối với công cuộc khẩn hoang trên mảnh đất này. Trong đó, nhìn
nhận vai trò cũng như cách thức khẩn hoang của các lực lượng khai phá cũng được các
nghiên cứu làm rõ. Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp của vùng
ĐBSCL cùng chế độ sở hữu ruộng đất với nhiều đặc điểm khác biệt so với các vùng
miền khác cũng đã được tập trung nghiên cứu,… Những nghiên cứu cũng làm rõ quá
trình thiết lập làng xã, phát triển về văn hóa, xã hội ở các địa phương, trong đó các tư
liệu điền dã, các văn tự mua bán, cầm cố ruộng đất,… cho thấy sự phát triển về mọi
mặt của vùng ĐBSCL. Các học giả đã góp phần khẳng định vai trò của các tầng lớp
nhân dân nói chung, đặc biệt vai trò của nông dân (Việt – Hoa - Khmer) trong công
cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng.
2.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của tầng lớp địa chủ
- một lực lượng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình khai phá vùng ĐBSCL. Do
vậy, thiết nghĩ một số vấn đề vẫn cần được các nhà nghiên cứu làm rõ thêm, như: sự
hình thành và lớn mạnh của tầng lớp địa chủ dưới những tác động của các chính sách
của chính quyền chúa Nguyễn và triều Nguyễn, dưới tác động của bối cảnh khu vực và


7
của đặc thù khai phá vùng đất Nam Bộ nói chung, ĐBSCL nói riêng; vai trò và tác
động của tầng lớp địa chủ đến quá trình khai phá; quá trình phát triển về mọi mặt của
vùng đất ĐBSCL; quá trình xác lập, khẳng định và bảo vệ chủ quyền trên vùng đất
ĐBSCL.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tầng lớp địa chủ trong công cuộc khai phá
vùng đất ĐBSCL từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX với các vấn đề cụ thể là: Quá
trình hình thành các bộ phận địa chủ và vai trò tổ chức lao động khẩn hoang qua các
thời kỳ; vai trò tổ chức lao động sản xuất nông nghiệp và kinh doanh thương nghiệp,

thủ công nghiệp dưới các tác động của những nhân tố và điều kiện mới.; vai trò trong
xây dựng, phát triển đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa và hình thành thiết chế xã hội,
góp phần xác lập chủ quyền và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Không gian nghiên cứu của luận án là vùng ĐBSCL tương đương với 13 tỉnh
thành hiện nay: An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu
Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ.
Thời gian nghiên cứu của luận án là từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, được
phân kỳ thành 2 giai đoạn: các chúa Nguyễn (thế kỷ XVII - XVIII) và giai đoạn vương
triều Nguyễn (1802 - 1858).
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Quan điểm duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin được vận dụng trong luận án nhằm làm rõ những vấn đề khoa học trong nghiên cứu
hình thái kinh tế xã hội, đánh giá vai trò của các lực lượng xã hội, chế độ sở hữu tư liệu
sản xuất, vấn đề giai cấp và quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội,…
Thực hiện luận án này, chúng tôi vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic - là những phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch sử để tái hiện bối
cảnh lịch sử, những nhân tố chủ quan, khách quan tác động vào quá trình khai phá
vùng đất ĐBSCL; quá trình hình thành và phát triển của lực lượng địa chủ; vai trò và
đóng góp của tầng lớp địa chủ trong công cuộc khai khẩn và phát triển vùng ĐBSCL.
Phương pháp liên ngành cho phép vận dụng những thành tựu nghiên cứu của khoa
học khảo cổ, dân tộc học, cùng các phương pháp như thống kê, so sánh và thực hiện
điền dã, khảo sát thực địa cũng được vận dụng trong quá trình thực hiện luận án.


8
4.2. Nguồn tư liệu
- Các bộ chính sử của Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Quốc triều
chính biên toát yếu, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương
mục, Minh Mệnh chính yếu,…
- Các công trình của các học giả thời phong kiến như: Phủ biên tạp lục của Lê Quý

Đôn; Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức,…
- Các công trình xuất bản bao gồm các sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo, luận văn,
luận án nghiên cứu về ĐBSCL nói chung và tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL nói riêng.
- Nguồn tài liệu điền dã ở các tỉnh ĐBSCL gồm phỏng vấn các nhà nghiên cứu địa
phương, tiếp cận các bút ký, các di chúc chia điền sản, các văn khế mua bán, cầm cố
ruộng đất của địa chủ,… mà chúng tôi đã thu thập được trong quá trình đi điền dã.
5. Đóng góp khoa học của luận án
Luận án nghiên cứu làm rõ một số luận điểm khoa học sau đây:
- Quá trình hình thành và phát triển tầng lớp địa chủ ở vùng ĐBSCL (từ thế kỷ
XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX) trong mối quan hệ với chính quyền và các tầng lớp dân
cư trong khai phá và phát triển vùng đất mới.
- Đặc điểm của tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL (thế kỷ XVII - nửa đầu thế kỷ XIX).
- Những đóng góp của tầng lớp địa chủ trong quá trình xây dựng làng ấp, tạo dựng
nền hành chính, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xác lập chủ quyền và bảo vệ an
ninh quốc phòng trên vùng đất mới.
Với nguồn tư liệu thư tịch và tài liệu tham khảo khác được hệ thống hóa, những
luận điểm khoa học trên đây và một số nhận định đánh giá của luận án về tầng lớp địa
chủ trên vùng đất ĐBSCL góp tiếng nói vào quá trình nhận thức mới về các chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn cũng như công cuộc khai phá ĐBSCL.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mục lục, mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
được chia làm 3 chương, 09 tiết, 16 tiểu tiết.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG CUỘC KHAI PHÁ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. Thực trạng ĐBSCL trước khi người Việt xuất hiện
ĐBSCL là vùng châu thổ màu mỡ và trù phú bậc nhất Việt Nam. Tiến trình lịch sử
của vùng đất này có nhiều điểm khác biệt so với những vùng đất khác, nó không phát



9
triển liên tục mà bị đứt quãng. Những thành tựu còn tồn tại ở ĐBSCL cho đến ngày nay
chủ yếu có từ thời vương quốc Phù Nam với một nền văn hóa Óc Eo đa dạng và rực rỡ.
Đến thế kỷ thứ VII, sau khi Chân Lạp trỗi dậy và thôn tính Phù Nam, vùng đất này
được gọi là Thủy Chân Lạp. Trong suốt thời gian dài khoảng gần 10 thế kỷ, vùng đất
này không được cai quản chặt chẽ và gần như bị bỏ hoang do những bất ổn trong nội
bộ triều đình Chân Lạp lúc bấy giờ. Cuối thế kỷ XVI, ĐBSCL về cơ bản vẫn còn hoang
vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy, chỉ xuất hiện rải rác một số
điểm quần cư của người Khmer tập trung chủ yếu trên các giồng đất cao khai thác
những sản vật sẵn có từ thiên nhiên. Việc khai phá hầu như chưa diễn ra.
1.2. Quá trình khai phá ĐBSCL từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII
1.2.1. Công cuộc mở cõi của chúa Nguyễn ở ĐBSCL thế kỷ XVII - XVIII
Để hình thành nên diện mạo một quốc gia Việt Nam với lãnh thổ toàn vẹn như
hiện nay, những cuộc di dân của người Việt đã kéo dài suốt từ thời Đinh - Tiền Lê đến
thời kỳ Lý - Trần - Hồ và nhất là khi biên giới Đại Việt được kéo dài đến Phú Yên
ngày nay, sau trận đại thắng thành Chà Bàn (Quy Nhơn) quy mô năm 1471 của vua Lê
Thánh Tông.
Quá trình di dân thời kỳ sau bắt đầu vào khoảng đầu thế kỷ XVII, kéo dài trong
gần hai thế kỷ của các chúa Nguyễn đã biến những vùng đất hoang vu “hầu như vô
chủ” của vùng đất Gia Định thành đất sản xuất nông nghiệp và các thể chế dân cư. Với
những chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, trong đó có cả ngoại giao hôn nhân,
chúa Nguyễn đã có công lớn khi sáp nhập vào bản đồ Đại Việt toàn bộ vùng đất tương
ứng với Nam Bộ ngày nay.
1.2.2. Quá trình định cư lập nghiệp của người Việt ở ĐBSCL thế kỷ XVII XVIII
* Công cuộc khai phá ĐBSCL của người Việt
Chiến tranh giữa hai thế lực Đàng Ngoài (chúa Trịnh) và Đàng Trong (chúa
Nguyễn) đã tạo điều kiện cho lưu dân tìm kiếm những vùng đất mới để lưu trú. Họ bắt
đầu di cư vào vùng đất phì nhiêu, màu mỡ nhưng còn rất hoang sơ, lầy lội ở phía Nam
với mục đích tìm một mảnh đất an lành để sinh nhai, lập nghiệp, đồng thời thoát khỏi
cảnh chiến tranh, cướp bóc và nghèo đói tại chính quê hương mình. Sau này, trước thực

tế di dân tự phát, các chúa Nguyễn đã có những chính sách ngoại giao khôn khéo,
chính thức thiết lập chính quyền, trở thành chủ nhân trên vùng đất này (năm 1698). Từ
đây, chúa Nguyễn có nhiều chính sách khuyến khích di dân gồm những người nông


10
dân nghèo, binh lính, tù binh, người Hoa,… và sau này là “dân có vật lực” vào khai
khẩn.
* Quá trình định cư lập nghiệp của người Việt ở ĐBSCL thế kỷ XVII - XVIII
Giai đoạn đầu thế kỷ XVII, việc khẩn hoang của lưu dân thường diễn ra một cách
tự phát, tự động và hoàn toàn dựa vào sức mình là chính, hoàn toàn không có sự can
thiệp, giúp đỡ của chính quyền chúa Nguyễn. Do ĐBSCL là vùng đất mới nên lưu dân
thường đi theo đoàn. Họ tự do phân chiếm ruộng đất, tự do lựa chọn nơi cư trú, dựng
nhà ở và lập làng ở những nơi điều kiện thuận lợi có thể khai phá. Lưu dân Việt sống
đoàn kết, tương trợ, yêu thương nhau, sống quần tụ với nhau, kết thành chòm xóm, lập
nên những thôn ấp, làng xã,… để có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc gặp
khó khăn, hoạn nạn, bảo vệ nhau chống chọi lại thiên nhiên khắc nghiệt cùng cọp, beo,
cá sấu,... do vậy làng ở ĐBSCL mang tính chất mở. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào
kinh lược Gia Định, đánh dấu việc thiết lập chính quyền của các chúa Nguyễn trên
vùng đất mới.
Tiểu kết:
Chính sự hiện diện và khai phá đất hoang của các tầng lớp cư dân trên, cùng với
những chính sách khai phá mang tính tích cực của chúa Nguyễn đã mang lại những
thành quả hết sức to lớn, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng đất ĐBSCL, tạo nên
những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo với một bản sắc
rất riêng so với các vùng miền khác. Qua đó, tầng lớp địa chủ ĐBSCL cũng ra đời và
phát triển, đóng vai trò nhất định trong quá trình khai phá vùng đất này ở các thế kỷ
XVII đến giữa thế kỷ XIX.
CHƯƠNG 2
TẦNG LỚP ĐỊA CHỦ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

TRONG CÔNG CUỘC KHAI PHÁ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THẾ KỶ XVII - XVIII
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp địa chủ trong công cuộc khai
phá ĐBSCL thế kỷ XVII - XVIII
2.1.1. Nguồn gốc hình thành tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL
2.1.1.1. Bộ phận địa chủ hình thành từ di dân tự do, khai thác vùng đất mới
Quá trình di dân vào ĐBSCL khai phá đất hoang ban đầu diễn ra tự phát, xuất phát
từ nhu cầu đời sống của người dân lao động nhằm chạy trốn thực tế khắc nghiệt của hai
mặt nhân họa và thiên họa. Lực lượng di dân tiên phong là nông dân nghèo khổ, những
người cày không có ruộng. Có kinh nghiệm khẩn hoang, có khát khao khai hoang phục


11
hoá để biến đất đai nơi đây thành ruộng đất tư hữu, họ đã đóng vai trò quyết định trong
tiến trình khẩn hoang Gia Định kéo dài hàng thế kỷ. Về sau, lực lượng này được bổ
sung thêm nhiều hạng người khác trong xã hội như: những tội nhân bị lưu đày phát
vãng, lính thú biên cương, quan lại cấp thấp phẫn chí không muốn quay lại quê nghèo,
thầy đồ, nho sinh không đỗ đạt,... Khi việc di dân tự do đã trở nên phổ biến, chúa
Nguyễn đã khuyến khích tầng lớp “dân có vật lực” đứng ra chiêu mộ những người dân
nghèo ở các nơi cùng vào vùng đất mới để khẩn hoang.
2.1.1.2. Bộ phận địa chủ hình thành từ lực lượng người Hoa di cư đến Gia
Định
Tiến trình chinh phục vùng đất Gia Định còn phải kể đến công lao của một bộ
phận người Hoa - vốn là cận thần, lương tướng của nhà Minh không chịu thần phục
nhà Thanh, đưa gia quyến và tâm phúc vượt biển trốn về phương Nam tìm đất dung
thân, xây dựng nên Nông Nại đại phố và Mỹ Tho đại phố. Bên cạnh đó còn có thế lực
của Mạc Cửu khi năm 1708, ông xin thần phục chúa Nguyễn, được phong làm Tổng
binh trấn Hà Tiên. Chính những nhân vật người Hoa nói trên, sau khi tổ chức khai
hoang, lập ấp đã mở mang được một diện tích đất đai nông nghiệp không nhỏ, đồng
thời xây dựng nên những cụm dân cư, phố xá có tổ chức hành chính đầu tiên ở Gia

Định, trong đó có ĐBSCL.
2.1.1.3. Bộ phận địa chủ hình thành từ chính sách dinh điền, quân điền của các
chúa Nguyễn
Giai đoạn cuối thế kỷ XVII, chính quyền nhà nước sử dụng binh lính khai phá đất
đai ở những khu vực gần nơi đóng quân để tự canh tác nuôi quân và mộ dân, tổ chức
tập trung như hình thức trại lính để lập đồn điền khẩn hoang. Ruộng đất này khi khai
khẩn xong thuộc về sở hữu nhà nước. Về sau, khi các đồn binh, trại lính vì nhiều lý do,
bị di chuyển hoặc thay đổi vị trí, các đồn điền hoặc quan điền, quan trại được bán hoặc
giao lại cho một số quan binh tiếp quản và tiếp tục tổ chức khai thác. Lâu dần, chính
sách tự do tư hữu của chúa Nguyễn cũng góp phần biến họ thành các địa chủ lớn.
2.1.2. Quá trình phát triển của tầng lớp địa chủ trong công cuộc khai phá
ĐBSCL thế kỷ XVII - XVIII
2.1.2.1. Giai đoạn hình thành tự phát (từ đầu thế kỷ XVII - 1698)
Tuy không thể xác định chính xác ngày tháng năm lưu dân người Việt đầu tiên đặt
chân vào khai phá Gia Định, song có thể đoán chắc phong trào này bắt đầu khi chiến
tranh giữa Đàng Trong - Đàng Ngoài diễn ra. Khẩn hoang lập ấp trong điều kiện đơn
độc, trốn tránh, sản xuất hoàn toàn là để cung cấp cho cuộc sống, sự tồn tại của chính


12
bản thân và gia đình, hầu như chưa có sự giao thương trao đổi. Nông dân tự do tìm đất
cắm dùi. Do đó, những người khẩn hoang thế hệ đầu vừa là địa chủ, vừa là người trực
tiếp đổ mồ hôi canh tác trên mảnh đất do mình khai phá được. Trong điều kiện tự phát
và manh mún, tầng lớp địa chủ ĐBSCL thật sự đã ra đời nhưng chưa thể coi là đã phát
triển thành một giai cấp xã hội, vẫn chưa mang dấu ấn phân hóa mà vẫn đang lẫn lộn
trong quan hệ giữa địa chủ với nông dân tự canh. Trong quá trình khẩn hoang, họ cũng
tham gia lao động bình thường như những tá điền.
2.1.2.2. Giai đoạn phân hóa và bước đầu phát triển tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL
(1698 - 1757)
Với việc chúa Nguyễn minh định khu vực Gia Định, xác lập chủ quyền của mình

trên vùng đất này địa chủ ĐBSCL đã thật sự trở thành một tầng lớp xã hội của Đại
Việt, tiếp tục đẩy mạnh sự khai phá đất đai và sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, trong
vai trò hạt nhân nòng cốt của các đơn vị hành chính mới thiết lập, họ cũng có nhiều
đóng góp lớn vào việc mở mang kinh tế, phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng cơ sở ở
các khu vực khắp vùng Gia Định.
2.1.2.3. Giai đoạn phát triển gắn với kinh tế hàng hóa ở ĐBSCL (1757 - 1802)
Việc chúa Nguyễn khuyến khích và dành nhiều ưu đãi cho tầng lớp địa chủ trong
quá trình khai hoang cùng với những chính sách khẩn hoang quy mô nhà nước của
chúa Nguyễn đã kích thích sự phát triển của tầng lớp địa chủ ĐBSCL. Quá trình sản
xuất nông nghiệp và tích lũy tiền tư bản vùng ĐBSCL diễn ra mạnh mẽ. Đây chính là
cơ hội kéo dài gần nửa thế kỷ giúp tầng lớp địa chủ ĐBSCL phát triển mạnh cả về số
lượng lẫn quy mô sở hữu. Lần đầu tiên trong lịch sử, Đại Việt đã có thêm một vựa lúa
hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu lương thực cho toàn xứ Đàng Trong. Từ đó, địa chủ
ĐBSCL đã thay đổi hẳn phương thức sản xuất, từ tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa
với mức độ cao - một yếu tố tiền tư bản rõ nét.
2.2. Đặc điểm của tầng lớp địa chủ ĐBSCL thế kỷ XVII - XVIII
2.2.1. Chiếm hữu ruộng đất với số lượng lớn
Do chính sách khuyến khích khai hoang của triều Nguyễn nên những gia đình,
dòng họ có nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng tổ chức khai hoang, canh tác tốt đều
có thể trở thành địa chủ. Địa chủ ĐBSCL giai đoạn này chỉ thuần tuý là người chiếm
hữu, khai thác được nhiều ruộng đất, sử dụng nhiều lao động làm thuê hoặc đầy tớ chứ
không nhất thiết phải đi kèm hoặc xuất phát với vị trí xã hội cao như địa chủ truyền
thống.
Ngược lại, chính sự xuất hiện tầng lớp địa chủ, hoặc đại địa chủ lại là cơ sở hạt


13
nhân quy tụ người làm thuê, người giúp việc, người khai hoang đến sau để hình thành
nên các thiết chế hành chính dân cư trên vùng đất mới. Tuy không thuộc hàng quan lại,
không có phẩm trật theo thang bậc xã hội phân phong, nhưng địa chủ ĐBSCL lại là

những người có tiếng nói quyết định trong việc thiết lập trật tự và cấu trúc xã hội trong
khu vực do chính họ và gia đình, dòng họ kiến tạo nên. Vì uy tín, vai trò của họ đối với
một cộng đồng dân cư (nông nghiệp) nhất định, họ được chính quyền hoặc chính các
chúa Nguyễn thu nhận và phong cho những chức vị quan trọng, vừa để sử dụng năng
lực tổ chức lãnh đạo, vừa để lợi dụng uy tín sẵn có của các địa chủ này vào việc công.
2.3.2. Quản lý tư liệu sản xuất và tổ chức sản xuất hàng hóa mang yếu tố tiền
tư bản
Ở ĐBSCL giai đoạn khẩn hoang, hình thức quảng canh đã được áp dụng. Người
nông dân nhận ruộng và ăn chia với chủ đất theo tỷ lệ trên kết quả thu được. Các yếu tố
thuận lợi hay rủi ro trong quá trình sản xuất đều được chia đều, dẫn đến quan hệ giữa
địa chủ và người làm thuê ít nhiều vẫn mang màu sắc cộng sinh và hợp tác. Lúa gạo,
hoa màu của ĐBSCL sản xuất ra quá thặng dư so với nhu cầu nên nhanh chóng được
xem là hàng hóa, nhằm gia tăng lợi nhuận, trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Điều này không chỉ làm thay đổi quan hệ sản xuất phong kiến mà còn làm thay đổi cả
cơ cấu quyền lực xã hội truyền thống.
Với các yếu tố đã nêu, gồm: cộng tác, cộng sinh trong sản xuất, sản xuất hàng hóa,
đồng sở hữu tư liệu sản xuất…, rõ ràng trong quan hệ sản xuất và hình thức sở hữu tư
liệu sản xuất của tầng lớp địa chủ ĐBSCL thế kỷ XVII - XVIII đã manh nha xuất hiện
các yếu tố tiền tư bản chủ nghĩa.
2.3.3. Những đặc điểm khu biệt giữa địa chủ vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL
Vì là vùng đất của những người đi tiên phong nên chủ yếu, di dân đặt chân đến
miền Đông sinh cơ lập nghiệp trong tư thế đơn độc hoặc theo những nhóm nhỏ. Thiếu
nhân lực, vật lực, tài lực, khả năng tổ chức thấp, hoạt động sản xuất chỉ dựa chủ yếu
vào kinh nghiệm cá nhân nên thành quả đạt được tất nhiên cũng không cao. Do đó, về
căn bản, địa chủ miền Đông (giai đoạn đầu) chỉ là những tiểu địa chủ, quy mô sở hữu
đất đai không lớn, quy mô sản xuất manh mún, sản phẩm chưa thật sự mang tính hàng
hóa.
Ngược lại, việc khai phá ĐBSCL diễn ra ồ ạt sau khi các chúa Nguyễn đã có chính
sách khuyến khích di dân khẩn hoang lập ấp. Ngoài các thành phân dân cư khác, chúa
Nguyễn tạo hậu thuẫn cho những gia đình, dòng họ giàu có từ miền Trung chuyển cư

vào Nam. Năng lực tổ chức khai phá, sản xuất cao, nhân lực, vật lực dồi dào hơn hẳn


14
nên quá trình khai phá và tập trung đất đai ở ĐBSCL cũng diễn ra nhanh, mạnh hơn
hẳn so với miền Đông. Sự dồi dào thặng dư nông nghiệp đã kích thích mạnh mẽ nền
mậu dịch tự do, khiến phương thức sản xuất hàng hóa và gắn sản xuất nông nghiệp với
thương mại ở miền Tây diễn ra nhanh, mạnh hơn, thúc đẩy quá trình tư hữu và tích lũy
ruộng đất.
2.3 Vai trò của tầng lớp địa chủ trong công cuộc khai phá ĐBSCL thế kỷ XVII XVIII
2.3.1. Tiên phong trong công cuộc mở cõi, phát triển kinh tế - xã hội vùng
ĐBSCL
* Vai trò của tầng lớp địa chủ trong công cuộc mở cõi
Quá trình khai phá đất đai, một mặt biến những người nông dân thiếu đất ở Đàng
Trong thành những địa chủ ở ĐBSCL, mặt khác cũng giúp tạo dựng cơ sở hạ tầng, biến
những vùng đất hoang hóa thành xóm làng, thôn ấp, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn
từng bước thiết lập các đơn vị hành chính lên vùng Gia Định. Chúa Nguyễn đã có
những quy định khá thoáng về thủ tục đăng ký đất khai hoang, đánh thuế nhằm mục
đích khuyến khích khai hoang, trên thực tế là tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của
đại địa chủ ở ĐBSCL. Địa chủ cũng được tùy ý mua bán điền nô để bổ sung lực lượng
khai hoang bên cạnh tá điền và dân chiêu mộ.
* Phát triển kinh tế - xã hội
Với điều kiện đất đai rộng thoáng, đa dạng, sông rạch chằng chịt, giao thông
đường thủy là chủ yếu, nên tầng lớp địa chủ đã đa dạng hóa cây trồng vừa tận dụng đất
đai vừa phục vụ cuộc sống, hình thành “Kinh tế miệt vườn”, góp phần thay đổi tính chất
của nền sản xuất. Với việc sở hữu tư nhân về ruộng đất đã sớm hình thành và giữ vị trí
chủ đạo ở vùng ĐBSCL và quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất vào tay các địa chủ đã
giúp cho bộ phận này nắm được một khối lượng nông sản to lớn. Lượng nông sản đó
được đưa ra thị trường và trở thành hàng hoá trao đổi, hình thành tương đối sớm nền
kinh tế hàng hóa ở đây. Đã xuất hiện nhiều thị tứ, nhiều điểm buôn bán sầm uất, trong

đó một số đã trở thành những trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế.
Quá trình khai phá ĐBSCL diễn ra song song với quá trình thiết lập hệ thống làng
xã ở khu vực này. Trong lập làng, ta thấy có nhiều thôn ấp, làng xã được lập ra do các
địa chủ, đại địa chủ ở ĐBSCL chủ trì. Họ quy tụ nhân lực, tiến hành khẩn hoang và sau
đó thiết lập làng xã. Với những công lao đã đóng góp trong việc khai phá, lập làng, một
số địa chủ được làng xã đặt tên cho các địa danh trong vùng, một số sau khi mất đi,
được tưởng nhớ như những tiên công, tiên hiền có công khai hoang lập làng.


15
2.3.2. Đóng góp cho công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia ở phía Nam
Trong tiến trình khẩn hoang, mở cõi ở ĐBSCL, các chúa Nguyễn đã liên tục bị gây
hấn, tấn công từ bên ngoài và khởi loạn từ bên trong. Tầng lớp địa chủ người Việt đã
hợp tác chặt chẽ và tích cực với Nguyễn Hữu Cảnh trong việc thống kê lại diện tích đất
đai, dân số để làm cơ sở thiết lập phủ Gia Định, cung cấp nhân lực cho Nguyễn Hữu
Cảnh khai hào, đào và khơi thông các kênh rạch sau này là kênh ông Chưởng, sông
Mân Thít để lấy đường cho thuyền lớn của đại quân vượt sông Tiền qua sông Hậu tiến
lên vùng Châu Đốc để đón đánh Nặc Thu khi Nặc Thu đưa quân quấy phá vùng An
Giang. Tháng 1 năm 1785, nhờ có sự chỉ dẫn, đưa đường, phân tích luồng lạch sông
ngòi của một bộ phận địa chủ và những người khẩn hoang vùng quanh sông Mân Thít,
vùng Rạch Gầm - Xoài Mút (Mỹ Tho, Tiền Giang), Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm.
Hành động cầu viện, rước ngoại bang về xâm chiếm ĐBSCL của Nguyễn Ánh đã
khiến một bộ phận địa chủ có tinh thần dân tộc tạm gác khuynh hướng tình cảm riêng
sang một bên, đặt quyền lợi đất nước trên tình cảm cá nhân.
2.3.3. Là chỗ dựa vững chắc cho chúa Nguyễn củng cố quyền lực trên vùng
đất ĐBSCL
Những chính sách ủng hộ, hậu thuẫn của các đời chúa Nguyễn trước đó với phong
trào di dân khẩn hoang Gia Định, đa số các địa chủ lớn của miền Nam đều có cảm tình
và giúp đỡ Nguyễn Ánh trên đường trốn chạy sự truy đuổi của quân Tây Sơn. Nhiều
địa chủ và đại địa chủ ở ĐBSCL trợ giúp lúa gạo, tiền bạc cho Nguyễn Ánh như

Nguyễn Văn Nhơn (quan lớn Sen), Nguyễn Văn Mậu (Bỏ Hậu), Nguyễn Thị Dương,...
thậm chí có người được Nguyễn Ánh nhận làm cha nuôi (Nguyễn Văn Mậu). Có người
sẵn sàng bỏ xứ sang tận Vọng Các (Thái Lan) sống kiếp lưu vong với Nguyễn Ánh như
Nguyễn Văn Bế, Nguyễn Văn Định,... Một số địa chủ còn tham gia vào đội quân của
chúa Nguyễn như: Hoàng Bửu Phước, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn
Văn Trọng,... Nhiều đại địa chủ ở ĐBSCL có công giúp chúa Nguyễn trong cuộc chiến
với anh em nhà Tây Sơn sau này đều được bổ nhiệm quan chức, được ban cấp thêm
ruộng đất, thậm chí còn trở thành thông gia với vua Nguyễn như trường hợp Nguyễn
Văn Nhơn hay Phạm Đăng Hưng,...
Tiểu kết
Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1698, tầng lớp địa chủ ĐBSCL đã ra
đời nhưng chưa mang dấu ấn phân hóa mà vẫn đang lẫn lộn trong quan hệ giữa địa chủ
với nông dân tự canh. Chính sách cho phép và khuyến khích việc khai khẩn đất hoang
dưới dạng tư điền của các chúa Nguyễn trên vùng đất ĐBSCL trong thế kỷ XVIII đã


16
tạo điều kiện cho bộ phận ruộng đất tư hữu phát triển nhanh chóng và chiếm tỷ lệ áp
đảo trong toàn bộ diện tích khai khẩn được. Nhờ đó sản xuất nông nghiệp sớm đi vào
sản xuất lớn, đưa tới hình thành một nền kinh tế hàng hóa phát triển với thị trường
nông sản hàng hóa dồi dào. Sự phát triển của thương nghiệp đã đẩy nhanh sự phát triển
của quan hệ tiền tệ, góp phần làm chuyển đổi cơ bản tính chất của nền kinh tế trong
vùng ĐBSCL. Tầng lớp địa chủ đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng
nên bộ mặt văn hóa xã hội, thiết chế hành chính, chính trị xã hội mang dấu ấn riêng rõ
nét, phong phú, đa dạng của vùng đất phương Nam.
CHƯƠNG 3
TẦNG LỚP ĐỊA CHỦ VỚI QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ
VÀ PHÁT TRIỂN ĐBSCL NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
3.1. Khái quát về tình hình Đồng bằng sông Cửu Long nửa đầu XIX
Sau khi lên ngôi, các vua triều Nguyễn đã từng bước xây dựng thiết chế quản lý

nông thôn cụ thể là quản lý các làng xã, thôn ấp mà nội hàm của nó là quản lý con
người, quản lý ruộng đất và cộng đồng làng xã. Triều Nguyễn khuyến khích phát triển
kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tốc độ khai hoang, mở mang phát triển các dinh điền, đồn
điền, xây dựng các công trình thuỷ lợi, phát triển giao thông thuỷ bộ. Mục tiêu chính
hướng đến lúc này là: mở mang đất đai canh tác để phát triển sản xuất lương thực, đồng
thời tăng thêm nguồn thu tô thuế, song song đó là để bảo đảm an ninh quốc phòng nhất
là vùng biên giới phía Tây.
3.2. Sự phát triển của tầng lớp địa chủ ĐBSCL nửa đầu thế kỷ XIX
Các vua triều Nguyễn ban hành nhiều chính sách ưu đãi về thuế và khuyến khích
sở hữu tư nhân, đồng thời ban chức tước tiền bạc cho người khai hoang. Chủ trương
này góp phần quan trọng trong việc khuyến khích những người có "tài lực, vật lực" đẩy
mạnh các hoạt động khai hoang, bao chiếm ruộng đất với số lượng lớn. Bộ phận sở hữu
của địa chủ đã chiếm vị trí áp đảo trong loại hình sở ruộng đất tư hữu nói chung ở
ĐBSCL, ruộng đất tập trung trong tay của địa chủ vừa và nhỏ, bên cạnh đó là tầng lớp
đại địa chủ tuy chiếm số lượng ít hơn nhưng sở hữu ruộng đất với diện tích cao hơn.
Trước thực trạng đó, triều Nguyễn có nhiều biện pháp như cho phép thôn xuất
công quỹ mua ruộng đất của tư nhân; chuyển quan điền, quan thổ sản xuất kém hiệu
quả thành công điền, công thổ; chuyển đồn điền thành công điền; kêu gọi tư nhân hiến
điền, nhưng không hiệu quả.


17
3.3. Đặc điểm của tầng lớp địa chủ nửa đầu thế kỷ XIX
3.3.1. Tầng lớp địa chủ phát triển nhanh về số lượng, mạnh về thực lực, tham
gia tích cực vào bộ máy quản lý các cấp ở địa phương
Sự khuyến khích và ưu đãi của các vua đầu triều Nguyễn đối với tầng lớp địa chủ
trở thành nhân tố quan trọng trong việc gia tăng diện tích khai phá, phát triển kinh tế,
tăng nguồn thu thuế và bảo vệ an ninh quốc phòng. Bằng kinh nghiệm và tiềm lực tài
chính được tích lũy qua nhiều giai đoạn, lại được sự hậu thuẫn của triều đình, địa chủ ở
ĐBSCL đã thuê mướn nhân công, tổ chức khai hoang với quy mô lớn, nhanh chóng trở

thành những đại địa chủ giàu có sở hữu nhiều ruộng đất. Bên cạnh việc tăng cường
khẩn hoang, tầng lớp đại địa chủ mua lại hoặc xiết nợ ruộng đất của nông dân bị phá
sản, mua lại ruộng đất của địa chủ vừa và nhỏ do tình trạng phá sản vì nhiều lý do. Chế
độ phát canh thu tô đã giúp tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL thu được nguồn lúa gạo lớn,
những khoản địa tô cắt cổ và lợi dụng những năm mất mùa, đói kém để chiếm đoạt
ruộng đất của tá điền thông qua hình thức cho vay nặng lãi.
Ở ĐBSCL, trong hàng ngũ quan lại và tổng lý ở các địa phương luôn có sự hiện
diện của tầng lớp địa chủ. Về sau, để lôi kéo tầng lớp địa chủ làm chỗ dựa cho chính
quyền trên vùng đất ĐBSCL, triều Nguyễn đã ban cho tầng lớp địa chủ những phẩm
hàm bá hộ, thiên hộ, vạn hộ,… Đây cũng là lúc mà sự bắt tay giữa tầng lớp địa chủ
cùng tầng lớp quan lại trong chính quyền triều Nguyễn diễn ra mạnh mẽ hơn, tạo thế và
lực cho địa chủ trong quá trình kiêm tính ruộng đất, gia tăng diện tích khai phá nhanh
hơn so với trước đó.
3.3.2. Hoạt động kinh tế của tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL đã bước đầu mang
tính chất kinh tế hàng hóa
Thành quả của quá trình khẩn hoang ĐBSCL là lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta
đã có thêm một vựa lúa không những có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực cho
toàn xứ Đàng Trong mà còn có thể xuất khẩu ra các nước lân cận. Việc nông sản của
ĐBSCL trở thành hàng hóa được đem đi trao đổi không chỉ trong vùng mà còn ngoài
vùng, thậm chí là xuất khẩu ra nước ngoài khiến kinh tế thương nghiệp của ĐBSCL
manh nha hình thành nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Điều này góp phần phá vỡ vòng
lẩn quẩn của kinh tế tự cấp tự túc để bước đầu vươn lên nền kinh tế mang tính chất
hàng hóa.
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế nông nghiệp ĐBSCL thế kỷ XVII - XIX đã kéo
theo thương mại phát triển. Điều này đã kích thích sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp và thủ công nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, tạo điều kiện cho nông sản


18
ĐBSCL tham gia vào luồng thương mại quốc tế. Ở nhiều địa phương, các địa chủ đã

đứng ra lập chợ, thị tứ để trao đổi mua bán hàng hóa. Hàng loạt thương cảng như Bãi
Xàu, Hà Tiên,… đã sớm được thiết lập, trở thành những nơi xuất khẩu lúa gạo và các
loại nông sản nổi tiếng.
3.3.3. Kinh tế của tầng lớp địa chủ góp phần chi phối cơ cấu thành phần kinh
tế ĐBSCL
Trong quá trình mở đất phương Nam, lập vườn là công việc lao động đầy sáng tạo
của những lưu dân mở đất. Tầng lớp địa chủ sở hữu nhiều ruộng đất đã biết tận dụng
phát triển nông nghiệp trồng lúa nước song song với các hoạt động kinh tế vườn, đặc
biệt là trồng cây ăn quả. Cau trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị thời chúa Nguyễn
và triều Nguyễn bên cạnh các loại cây ăn trái và các loại nông sản khác của ĐBSCL.
Giá trị thặng dư cao mang lại cho tầng lớp địa chủ ĐBSCL nguồn lợi lớn, làm gia tăng
lợi nhuận và tạo ra điều kiện cho tầng lớp địa chủ mở rộng thêm diện tích đất canh tác
của mình. Ngoài ra, tận dụng nguồn lợi của tự nhiên, nhiều “canh trì” đã xuất hiện, đặc
biệt ở vùng Tiền Giang và Đồng Tháp ngày nay, nhiều người đã trở thành địa chủ
“đìa”.
Dù sang đầu thế kỷ XIX, thương nghiệp bị kìm hãm phát triển, nhưng tại ĐBSCL
có thể thấy tầng lớp địa chủ cùng tầng lớp thương nhân đã vượt qua sự kìm hãm này để
thương mại hóa nông sản của ĐBSCL trở thành những mặt hàng chủ lực cho việc xuất
khẩu ra bên ngoài, góp phần quan trọng trong việc tạo nên một cơ cấu kinh tế mới tại
vùng ĐBSCL với sự đa dạng về các ngành nghề.
3.4. Vai trò của tầng lớp địa chủ trong công cuộc khai phá và phát triển vùng
ĐBSCL nửa đầu thế kỷ XIX
3.4.1. Góp phần phát triển kinh tế vùng ĐBSCL
* Mở rộng diện tích khai phá
So với thế kỷ XVIII, địa bàn khẩn hoang đã mở rộng, trải dài khắp các khu vực
trong toàn bộ ĐBSCL. Không chỉ khai phá ở khu vực sông Tiền, khu vực sông Hậu và
các nơi biên giới giáp ranh với quốc gia láng giềng Chân Lạp tiếp tục được khai hoang.
Chính việc khai phá được mở rộng dẫn đến việc hình thành thêm nhiều thôn ấp. Vì có
tiềm lực về nhân lực, vật lực, địa chủ ĐBSCL có thể tiến hành khai hoang với số lượng
lớn, bên cạnh đó là ra sức kiêm tính ruộng đất của nông dân cũng như của những địa

chủ vừa và nhỏ bị phá sản. Thông qua đó, họ đứng ra để lập các làng mới, mà với tiềm
lực của mình việc lập làng này khá dễ dàng. được nhân dân ở đây tôn xưng như những
tiên công, tiên hiền của làng.


19
* Góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế vùng ĐBSCL
Sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất tư đã đưa đến sản xuất nông nghiệp phát
triển với nhiều sản phẩm nông nghiệp dư thừa có thể đem trao đổi với khối lượng rất
lớn. Sự phát triển của nông nghiệp đã kéo theo một số ngành nghề khác như nghề chế
biến lương thực thực phẩm bắt đầu xuất hiện ở ĐBSCL.
Về thương nghiệp, tầng lớp địa chủ đã góp phần biến nông sản thành hàng hóa,
hình thành tầng lớp thương nhân thu mua nông sản trao đổi đi các nơi. Nhờ đó, những
thị tứ, điểm buôn bán đã xuất hiện ở thế kỷ trước, thời kỳ này tiếp tục phát triển.
3.4.2. Góp phần phát triển xã hội, đóng góp trong quá trình thiết lập làng xã ở
ĐBSCL
Về xã hội, một thực tế không thể phủ nhận là những thành tựu đạt được về mặt
khẩn hoang và phát triển kinh tế ở ĐBSCL trong nửa đầu thế kỷ XIX có sự đóng góp
rất lớn của tầng lớp địa chủ. Tuy nhiên, chính sự mở rộng công cuộc khẩn hoang và sản
xuất nông nghiệp, thương mại trong các thế kỷ XVIII, đặc biệt là nửa đầu thế kỷ XIX
đã làm hiện tượng phân hóa xã hội gay gắt sớm diễn ra trên vùng đất ĐBSCL có căn
nguyên từ chính sách dung dưỡng tầng lớp địa chủ, đại địa chủ và chính sách thuế khóa
của chính quyền triều Nguyễn trên vùng đất ĐBSCL.
Quá trình thiết lập làng xã: triều Nguyễn cho phép người dân đi khai hoang được
thành lập các làng mới một cách dễ dàng. Làng mới được phép lập không yêu cầu phải
có số đông, diện tích khai phá cũng không cần nhiều, không cần thủ tục rườm rà, tạo
điều kiện cho tầng lớp địa chủ thông qua quá trình khẩn hoang thành lập nên nhiều làng
mới. Trong hàng ngũ quan lại và tổng lý ở các địa phương luôn có sự hiện diện của
tầng lớp địa chủ. Điều này cho thấy, chính sách ưu đãi và gắn kết tầng lớp địa chủ
ĐBSCL vào các chức quan của triều đình đã giúp triều Nguyễn có được chỗ dựa cho

chính quyền trên vùng đất phương Nam. Triều Nguyễn đã dùng chức tước để khen
thưởng, ràng buộc địa chủ trong công cuộc khai phá vùng đất ĐBSCL. Không khó để
thấy các thiên hộ, vạn hộ, bá hộ tồn tại trong các làng xã ĐBSCL như sự tưởng thưởng
cho những thành tích khẩn hoang xuất sắc mà thước đo của nó chính là số lượng ruộng
đất khai phá được. Nhiều địa chủ giàu có, trong quá trình khai phá đã thiết lập nên các
làng xã ở nông thôn ĐBSCL, sau khi mất đi họ được nhân dân làng ấy suy tôn như
những tiên công, tiên hiền của làng, lập nhà thờ để ghi công khai phá.
3.4.3. Góp phần cùng chính quyền phong kiến triều Nguyễn giữ vững an ninh,
chủ quyền lãnh thổ ở vùng ĐBSCL
Một trong những đóng góp của tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL trong việc khẳng định


20
và bảo vệ chủ quyền ở vùng đất ĐBSCL là quá trình khai hoang, lập làng và phát triển
cuộc sống ở các vùng dọc biên giới. Có thể thấy, dù còn nhiều khó khăn ở vùng biên
giới, nhưng số lượng chủ sở hữu ruộng đất tư ở đây cũng chiếm số lượng lớn, trong đó
tầng lớp đại địa chủ cũng xuất hiện ở đây. Số lượng sở hữu chủ từ 10 mẫu - 50 mẫu
chiếm ưu thế. Riêng ở Hà Tiên, là nơi đất rộng người thưa. Chỉ có 5 người sở hữu từ 10
đến 20 mẫu ruộng và 1 trường hợp đặc biệt có đến hơn 80 mẫu ruộng.
Một thực tế không thể phủ nhận, đó là những địa chủ giàu có ở các vùng khác, dù
được triều Nguyễn dành cho nhiều ưu đãi nhưng không mặn mà lắm với những vùng
đất xa xôi, còn nhiều khó khăn và bất ổn. Do vậy, dù rằng số lượng địa chủ ở các vùng
biên giới còn quá ít nhưng chính họ cùng với các tầng lớp dân cư khác ở vùng biên giới
này đã cùng nhau góp phần khẳng định chủ quyền của đất nước và tham gia bảo vệ chủ
quyền, chống lại những hành động xâm lấn từ ngoại bang.
Tiểu kết
Đầu thế kỷ XIX, tầng lớp địa chủ ĐBSCL tiếp tục nhận được những ưu đãi của
triều Nguyễn và trở thành chỗ dựa vững chắc cho thiết chế của triều Nguyễn trên vùng
đất phương Nam. Sự khai phá được mở rộng ra toàn vùng đã giúp kinh tế nông nghiệp
ĐBSCL đạt nhiều thành tựu nhất định. Từ đây, kinh tế vườn trở thành một thành phần

không thể thiếu trong sự phát triển của nông nghiệp ĐBSCL. Nhiều thị tứ, chợ cùng
thương cảng được vun đắp để phát triển. Giai đoạn này cũng ghi nhận nhiều làng xã
được thiết lập. Dù số lượng ít ỏi, nhưng tầng lớp địa chủ cũng góp phần cùng các thành
phần khác trong xã hội mở mang vùng đất biên giới, làm chỗ dựa vững chắc cho triều
Nguyễn chống giặc ngoại xâm.
KẾT LUẬN
1. Quá trình hình thành, phát triển của tầng lớp địa chủ gắn liền với công
cuộc khẩn hoang, phát triển vùng ĐBSCL trong các thế kỷ XVII - XIX
Trong thời kỳ đầu khai phá, hầu hết đất đai ở ĐBSCL còn hoang vu, dân thưa, đất
rộng. Người dân được tự do chiếm đất hoang, khai hoang trồng trọt, không bị hạn chế
và hầu như chưa có sự can thiệp (bằng chính sách) của chúa Nguyễn... Do đó, những
người khai hoang đã dần tập trung chiếm hữu được một số ruộng đất đáng kể. Về sau,
số ruộng đất tư hữu đã vượt quá khả năng tự sản xuất canh tác nên họ phải thuê mướn
thêm nhân công, ăn chia theo nhiều hình thức tuỳ giai đoạn, tuỳ vùng. Lúa gạo, hoa
màu sản xuất ra cũng ngày càng nhiều, không những phục vụ đủ nhu cầu lương thực
cho bản thân và gia đình theo kiểu tự cung, tự cấp mà dần dần số thặng dư ngày càng


21
nhiều, trở thành vật phẩm trao đổi, buôn bán. Tiền bạc thu được lại tiếp tục được họ
dùng vào việc mua thêm ruộng hoặc thuê người mới tiếp tục vỡ đất, phát quang rừng
rậm, khai hoang,... Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh tự phát, nhưng trong buổi đầu khai
phá, bộ phận chủ đất - những người sở hữu tư nhân ruộng đất khai phá được từ chính
sách khuyến khích của chúa Nguyễn, chưa phải đã phát triển thành một giai cấp xã hội.
Thực tế, họ chỉ là một bộ phận địa chủ nhỏ và vừa. Thậm chí, bộ phận này cũng lao
động cùng với tá điền.
Do yêu cầu mở mang và phát triển, nhất là khi nền hành chính được xác lập từ cuối
thế kỷ XVII (năm 1698) đến giữa thế kỷ XVIII (1757), bộ phận địa chủ nhanh chóng
phát triển cả về số lượng và thực lực đã thật sự trở thành một tầng lớp xã hội có vai trò
và vị trí quan trọng trong tiến trình khai khẩn và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở

ĐBSCL.
Kể từ khi vương triều Nguyễn xác lập (1802), để giải quyết hàng loạt nhu cầu đối
nội và đối ngoại đang đặt ra gay gắt, một trong những giải pháp tối thượng mà vương
triều Nguyễn lựa chọn là tập trung mở rộng khai phá những vùng đất còn hoang nhàn ở
ĐBSCL. Triều Nguyễn đặt nhiều hy vọng vào kết quả đẩy mạnh khẩn hoang ĐBSCL
sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn: kinh tế nông nghiệp đình đốn, nạn thiếu đói
lương thực trầm trọng, khởi nghĩa nông dân diễn ra trên quy mô cả nước, quan hệ với
các nước ngoài căng thẳng, nhất là ở các vùng biên cương,… Các chính sách đồn điền,
doanh điền, mộ dân khẩn hoang lập ấp, đào đắp các tuyến kênh mới,… được xúc tiến
mạnh mẽ trong những thập niên đầu của thế kỷ XIX là những nỗ lực to lớn của triều
Nguyễn nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên. Kết quả là, tầng lớp địa chủ ĐBSCL được
chính quyền dung dưỡng, tạo thêm nhiều điều kiện mới đã nhanh chóng lớn mạnh về
số lượng cũng như thực lực. Tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL giai đoạn thế kỷ XIX không
chỉ là chủ đất mà còn tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần
định hình những đặc điểm riêng của vùng ĐBSCL: năng động trong tư duy kinh tế, đa
dạng trong quan hệ xã hội, linh hoạt trong ứng xử văn hóa.
2. Tầng lớp địa chủ ĐBSCL vừa mang những đặc điểm chung của giai cấp địa
chủ vừa phản ánh đặc điểm riêng của vùng ĐBSCL
Việc khuyến khích tầng lớp “dân có vật lực” vào Nam khai phá đã mở ra con
đường cho tầng lớp địa chủ phát triển trên vùng đất ĐBSCL. Bằng vốn liếng, khả năng
khai thác, kinh nghiệm sản xuất và sử dụng điền nô, tầng lớp địa chủ tỏ rõ là thành
phần xã hội tích cực tham gia khẩn hoang với số lượng ruộng đất lớn, trở thành những
đại địa chủ trên vùng đất mới.


22
Với những chủ trương và biện pháp linh hoạt trong việc miễn thuế đất nông nghiệp
trong giai đoạn mới khai phá, cho phép được tự do chiếm hữu, sang nhượng, cầm cố,
mua bán và thừa kế đất đai,… các chúa Nguyễn và triều Nguyễn đã tạo động lực cho
tiến trình tích tụ và tập trung đất đai vào tay tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL diễn ra mạnh

mẽ. Tuy không thuộc hàng quan lại, không có phẩm trật theo thang bậc xã hội, nhưng
địa chủ ĐBSCL lại là tầng lớp có tiếng nói quyết định trong việc thiết lập trật tự và cấu
trúc xã hội trong khu vực do chính họ và gia đình, dòng họ kiến tạo nên. Chính các
chúa Nguyễn và triều Nguyễn cũng thu nhận và phong cho họ những chức vị quan
trọng, vừa để sử dụng năng lực tổ chức lãnh đạo, vừa để lợi dụng uy tín sẵn có của các
địa chủ này vào việc công.
Mặc dù vậy, tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL về cơ bản vẫn mang trong mình đặc điểm
của giai cấp địa chủ Việt Nam. Bản chất cố hữu của địa chủ ĐBSCL vẫn là kiêm tính,
chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột và cho vay nặng lãi đối với nông dân tá điền. Thêm vào
đó, do được chính quyền dung dưỡng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi về mọi mặt, nên
tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL có sự phát triển về số lượng và thực lực nhanh và mạnh hơn
hẳn so với địa chủ ở các vùng khác. Số lượng đại địa chủ áp đảo trên nền chung là sở
hữu tư nhân chiếm tuyệt đại bộ phận ruộng đất là đặc điểm nổi bật ở ĐBSCL. Đây
chính là nguyên nhân lý giải một cách rõ ràng nhất vì sao vùng đất ĐBSCL chỉ mới
được đẩy mạnh khai phá từ thế kỷ XVII, song quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất
vào tay địa chủ và đại địa chủ lại diễn ra rất nhanh và tình trạng phá sản của nông dân
cũng diễn ra với tốc độ và quy mô mau lẹ nhất so với cả nước.
3. Tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL giữ vai trò to lớn trong việc định hình diện mạo
vùng kinh tế nông nghiệp, cũng như tổ chức đời sống chính trị - xã hội và bảo vệ
chủ quyền trên vùng đất mới ở phía Nam của Tổ quốc.
Một là, làm gia tăng nhanh chóng diện tích khai phá, biến toàn bộ vùng châu thổ
ĐBSCL thành đồng bằng rộng lớn cho phát triển nông nghiệp.
Khởi nguồn từ một vùng đất hoang vu, hầu như chưa được khai phá, những lưu
dân Việt thế hệ đầu tiên bằng công sức, khả năng sáng tạo của mình đã nhanh chóng
khai hoang vùng đất ĐBSCL, góp phần thay đổi diện mạo của vùng đất phương Nam.
Nắm vai trò là người tổ chức sản xuất, với vốn liếng, công cụ, nhân lực, kinh nghiệm,
… tầng lớp địa chủ giữ vai trò nhất định trong quá trình khai hoang biến đất hoang,
rừng rậm, lau sậy trở thành những đồng ruộng bao la. Trong gần 3 thế kỷ, nhiều khu
vực rộng lớn ở ĐBSCL đã được khai hoang và mở rộng dọc theo sông Tiền hay vùng
giữa sông Tiền và sông Hậu. Thậm chí nhiều vùng đất nhiễm phèn, ngập mặn ở vùng



×