Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ôn thi THPT quốc gia ngữ văn nên bắt đầu từ đâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.72 KB, 4 trang )

Ôn thi THPT Qu ốc gia Ng ữv ăn Nên b ắt
đầu t ừđâ u?
Nhiều bạn hỏi cô :Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn nên bắt đầu từ đâu? Đây là băn khoăn của
không ít bạn khi bước vào mùa ôn thi năm nay, kể cả những em học khá giỏi. Năm nay Bộ Giáo dục
sáp nhập hai kì thi : Tốt nghiệp và Đại học nên đề thi sẽ có sự phân hóa cao. Vậy chúng ta sẽ bắt đầu
như thế nào?
A. Trước hết, các em cần tham khảo đề thi mẫu của Bộ. Đây là định hướng ôn tập tốt nhất dành cho
các em. Từ việc hiểu cấu trúc đề mẫu đó, chúng ta sẽ biết mình phải học những gì.
Nếu các em chưa đọc đề mẫu của Bộ thì bấm vào đây:
Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2015 của Bộ GD ĐT (đề mẫu)
Đề thi Ngữ văn theo hướng đổi mới sẽ có 2 phần rõ rệt: Đọc hiểu và làm văn
Phần đọc hiểu
Đề thi sẽ trích 1 bài thơ, đoạn văn, bài báo, hay văn bản bất kì, sau đó hỏi những vấn đề liên quan đến
nội dung và nghệ thuật, thông điệp rút ra từ văn bản đó. Trình bày quan điểm, suy nghĩ của em về vấn
đề đặt ra trong văn bản đó.Văn bản được trích có thể nằm trong SGK hoặc ngoài SGK. Thông thường,
các kì thi quy mô nhỏ thì lấy ngay trong SGK. Nhưng kì thi THPT Quốc Gia , nhiều khả năng sẽ lấy
văn bản ngoài SGK. Câu hỏi phần đọc hiểu rất rộng, xoay quanh nhiều vấn đề
Phần làm văn:
Phần này chiếm khoảng 6-7 điểm. có 2 dạng : Nghị luận văn học và nghị luận xã hội
I> Nghị luận văn học
Phần nghị luận văn học, chủ yếu ở chương trình lớp 12. Để đạt điểm khá môn văn,trước tiên phải nắm
vững kiến thức cơ bản về các tác phẩm trong SKG. Cụ thể :
Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân;
Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường;
Vợ chồng Aphủ ( Trích ) – Tô Hoài;
Vợ nhặt ( Trích ) – Kim Lân;
Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành;
Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi;
Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
Tây Tiến – Quang Dũng;



Việt Bắc 9 Trích ) – Tố Hữu;
Đất Nước ( Trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm;
Sóng – Xuân Quỳnh;
Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh;
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng;
Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 – Cô-Phi-An-Nan;
nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu
Thuốc – Lỗ Tấn;
Số phận con người – Sôlôkhốp;
Ông già và biển cả – Hêminhuê
Kịch Hồn TRương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ.
II> Nghị luận xã hội
Phần nghị luận xã hội, thí sinh tập trung những nội dung về tư tưởng đạo lý kết hợp hiện tượng xã hội,
vì các câu hỏi thường khơi gợi trình bày ý kiến về các sự kiện của đất nước, dân tộc, những trào lưu
xấu hoặc khuynh hướng tốt đẹp. Cần tăng khả năng đọc báo, xem tin tức, chọn lọc thông tin, kiến thức
về thời sự, thực tế.
Dạng 1 : Nghị luận về tư tưởng đạo lí
Dạng 2 : Nghị luận về hiện tượng xã hội
Dạng 3 ( khó ) : Nghị luận xã hội về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Các em cần ôn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội. Tuyệt đối không nên học tủ đề nào, bởi vì nếu ” lệch
tủ” các em sẽ thất bại . Chỉ cần nắm vững cách làm, các bước làm bài, thì khi gặp đề nào chúng ta cũng
“xử lí” được.
B. Trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết
Cần trang bị những kiến thức và kĩ năng gì?
1. Để làm tốt phần đọc hiểu trong môn ngữ văn,chúng ta phải huy động nhiều kiến thức . Các em
đọc bài viết này của cô nhé:
Để làm tốt phần đọc hiểu trong môn ngữ văn
Lưu ý : Đề bài có thể trích 2 hoặc 3 văn bản có liên quan với nhau



Các em có thể tham khảo các đề đọc hiểu tại đây :
Đề đọc hiểu ngữ văn
2. Để làm tốt phần nghị luận văn học, các em cần ôn lại nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm trong
SGK Ngữ văn 12 ( Chà ! dài lắm đây,nếu các em không xét tuyển vào ĐH thì chỉ ôn kiến thức cơ
bản thôi nhé !)
3. Để làm tốt phần nghị luận xã hội, các em đọc bài viết hướng dẫn dưới đây của cô nhé, mỗi dạng cô
đã viết riêng 1 bài
Dạng 1 : Nghị luận về tư tưởng đạo lí
Dạng 2 : Nghị luận về hiện tượng đời sống
Dạng 3 ( khó ) : Nghị luận xã hội về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Lưu ý : Hiện nay, có một số chủ đề đang “Hót” , thường xuất hiện trong các đề thi, đó là : Chủ quyền
Biển đảo, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, bạo lực học đường, lí tưởng sống của thanh
niên., hiện tượng FA, Nghiện Facebook..

Các em có thể tham khảo mấy bài viết này của cô nhé
1.Từ những hiểu biết về mạng xã hội facebook, anh/chị viết một đoạn văn bàn về: Văn hóa của
người dùng facebook hiện nay.
2.Anh (chị) hãy viết một bài luận về vấn đề sau: Facebook trong đời sống của giới trẻ.
3.Nghị luận xã hội về hội chứng FA của giới trẻ
4.Là một học sinh giỏi xuất sắc ,anh, chị được vinh dự một lần ra thăm quần đảo Trường Sa. Anh, chị
sẽ mang bức thông điệp gì từ đất liền ra đảo?
5.Nghị luận xã hội về Trường Sa
6.Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường
7. Nghị luận xã hội về Môi trường
8.Nghị luận xã hội về “Không phải dạng vừa đâu”Sơn Tùng
9.Nghị luận xã hội về vấn đề chủ quyền dân tộc



Nếu muốn tham khảo thêm, các em bấm vào Tag : Nghị luận xã hội
Tóm lại : Các em cần ôn tập nội dung nghệ thuật của các tác phẩm trong SGK 12 và kĩ năng làm phần
đọc hiểu, kĩ năng làm đề nghị luận xã hội, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
C.Lên kế hoạch ôn tập cho từng phần
Các em nên lập kế hoạch ôn tập cho từng phần cụ thể, tránh tình trạng ôn dàn trải, không đúng trọng
tâm, không nên học tủ đề nào.
Dặn dò :
+Khi viết bài, cần xây dựng bố cục chặt chẽ, thậm chí có thể phát thảo dàn ý trước khi làm để tránh
lạc đề. Cách trình bày bài văn cũng quan trọng, không nên gạch xóa nhiều trong bài gây mất thiện cảm
với người chấm. Cố gắng viết chữ đẹp nếu có thể, còn không thì chữ viết cũng phải sạch sẽ dễ đọc,
tuyệt đối không viết tắt. Môn văn chấm cả điểm trình bày.
+Đối với văn xuôi phải thuộc dẫn chứng, nội dung bài; thơ thì phải thuộc bài, nét nghệ thuật đặc sắc
từng bài thơ…
+ Trong quá trình ôn tập, nếu có thắc mắc gì thì để lại comment dưới bài viết này , cô sẽ trợ giúp nhé!
Chúc tất cả các em học sinh ôn thi đạt kết quả cao.
Thân ái!



×