Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo thực tập công ty CP phát triển phần mềm sinh viên học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.35 KB, 27 trang )

TRÍCH YẾU
Trong thời gian thực tập nhận thức vừa qua từ ngày 9/1 đến ngày 18/3 tại công ty Cổ
Phần Phát Triển Phần Mềm Sinh Viên trong học kì 11.1B. Với mục đích tìm hiểu môi
trường làm việc thực tế, áp dụng những kiến thức cơ bản từ nhà trường vào môi
trường doanh nghiệp và định hướng công việc cho tương lai sau khi ra trường cùng
với trách nhiệm của bản than.
Sau tám tuần thực tập, môi trường doanh nghiệp này đã cho giúp tôi phần nào hiểu rõ
hơn về những nghiệp vụ, những công cụ mới- công cụ thiết kế winform (WPF), những
kĩ năng cần thiết và đặc biệt là tôi đã rút ra được kinh nghiệm thực tế cho riêng tôi sau
này. Tôi đã trưởng thành hơn, có cái nhìn bao quát hơn đối vơi một công ty phần mềm
và các giai đoạn của nó qua một đồ án tôi tham gia xây dựng Quản lý Học Sinh.
Qua đó, tôi đã thấy được những khiếm khuyết của tôi, những kĩ năng tôi cần phải sửa
chữa.

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Phát Triển Phần Mềm Sinh
Viên (PMSV), tôi đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc hoà nhập, thích ứng
với môi trường hoạt động thực tế tại doanh nghiệp này.
Tôi gởi lời cảm ơn tới ông Huỳnh Thanh Mãi- người đã tận tình giúp đỡ chúng
tôi khi gặp khó khan trong suốt thời gian vừa qua.

2


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày...........tháng.............năm............

3


MỤC LỤC
TRÍCH YẾU..........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................2
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN.........................................................3
MỤC LỤC.............................................................................................................4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH...................................................5
NHẬP ĐỀ..............................................................................................................6
GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP................................................................7
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC..............................................................................................11
TỔNG QUAN......................................................................................................12
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG HAY NGHIÊN CỨU.........................................14
CÁC KẾT QUẢ..................................................................................................19
1.Các công việc được giao:..................................................................................19
2.Thuận lợi và khó khăn:....................................................................................23
KẾT LUẬN.........................................................................................................25
PHỤ LỤC............................................................................................................26

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty phát triển Phần Mềm Sinh Viên.....................11
Hình 2: Các thành phần của Report Designer..................................................15
Hình 3: Các thành phần của Report Designer..................................................17
Hình 4: Activity diagram “Tìm kiếm”..............................................................20
Hình 5: Sequence diagram “Tìm kiếm”............................................................21
Hình 6: Giao diện form “Thống kê kết quả học kì theo môn”........................22
Hình 7: code form “Thống kê kết quả Khảo sát đầu năm”.............................23

5


NHẬP ĐỀ
Trong thời gian từ ngày 09/01 đến ngày 18/03/2012, tôi đã tham gia thực tập

nhận thức tại công ty Cổ Phần Phát Triển Phần Mềm Sinh Viên (PMSV). Với
mục tiêu hình thành nhận thức nghề nghiệp tương lai cho sinh viên, trường Đại
Học Hoa Sen đã tao điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp cận môi trường làm
việc thực tế tai doanh nghiệp ngay từ đầu.
Mục tiêu mà nhà trường muốn sinh viện đạt được là:
• Hội nhập môi trường doanh nghiệp
• Vận dụng những kiến thức đã học vào công việc
• Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc, biết ứng xử trong các
mối quan hệ tại cơ quan.
Song song đó, tôi cũng đặt ra mục đích cho riêng tôi khi tham gia đợt thực tập
này như sau:
• Biết được quy trình của một mô hình gia công phần mềm. Cách
tổ chức sao cho logic giữa các bộ phận.
• Tiếp thu những kết quả, những kinh nghiệm từ doanh nghiệp.
• Áp dụng và học hỏi những kỉ năng mềm, tạo mối quan hệ tốt đẹp
vơi các anh chị đồng nghiệp tại công ty.

6


GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
1. Sơ Lược Công Ty
Tên công ty: Công ty CP Phát Triển Phần Mềm Sinh Viên Học Sinh.(Student
Software Development Group - SSDG).
Địa chỉ: 575/47/41, Cách Mạng Tháng Tám, P.15, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh.
Website: www.phanmemsinhvien.com.
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phần Mềm Sinh Viên Học Sinh (PMSV) được
thành lập dựa trên Nhóm Phát Triển Phần Mềm Sinh Viên Học Sinh hoạt động
từ năm 2001 đến nay là một sân chơi bổ ích của các bạn trẻ yêu thích công
nghệ thông tin.

Ngay từ khi thành lập với phương châm luôn coi các bé, em học sinh, sinh
viên là tương lai của đất nước và “giáo dục” là con đường, là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của công ty, đến nay sau hơn 10 năm phát triển Công ty Cổ
phần Phát triển Phần mềm Sinh viên học sinh (PMSV) đã và đang mang lại
những thành tích đáng ghi nhận với rất nhiều giải thưởng giá trị.
Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Với đội ngũ thiết kế đồ họa, kỹ
sư CNTT trẻ đầy sáng tạo, nhiệt huyết, PMSV đã mang đến cho các em những
sản phẩm phần mềm giáo dục, sách mầm non, DVD chất lượng cao với giá
thành phù hợp.
Với hơn 45 sản phẩm sách dành cho các bé mầm non, 5 DVD và hơn 152 sản
phẩm phần mềm trong lĩnh vực: Giáo dục đào tạo và kiến thức văn hóa xã hội,
giải trí.
Hiện nay, Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phần Mềm Sinh Viên Học Sinh đã tạo
dựng được uy tín và có một số lượng khách hàng đông đảo với sức tiêu thụ sản
phẩm ngày càng tăng nhờ mạng lưới phân phối tại hầu hết các đại lý bán đĩa
phần mềm, đĩa DVD và các nhà sách lớn ở 64 tỉnh thành trên toàn quốc.

7


2. Lịch sử phát triển
o Năm 2001: thành lập Nhóm Phát Triển Phần Mềm Sinh Viên Học Sinh.
o Năm 2002: là một sân chơi bổ ích và cho các bạn yêu thích công nghệ
thông tin.
o Năm 2003: cho ra đời các sản phẩm phần mềm học tin học được rất
nhiều người sử dụng quan tâm và ủng hộ.
o Năm 2004: đạt nhiều giải thưởng phần mềm về công nghệ thông tin.
o Năm 2008: thành lập Công ty cổ phần Phát Triển Phần Mềm Sinh Viên
Học Sinh.
o Năm 2009: phát triển mảng sách mầm non chất lượng tốt với giá thành

phù hợp phục vụ cho các em thiếu nhi.
o Năm 2010: phát triển mảng phim hoạt hình cổ tích Việt Nam, giáo dục
nhân cách cho các em thiếu nhi.
o Năm 2011: phát triển các công cụ hỗ trợ giáo viên giảng dạy trong
trường học.
3. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phần Mềm Sinh Viên Học Sinh (PMSV) tiên
phong trong lĩnh vực phần mềm giáo dục và các chức năng khác như:
• Gia công chương trình học theo yêu cầu.
• Gia công sản xuất phim hoạt hình cho thiếu nhi.
• Thiết kế và phân phối sách mầm non dành cho các bé từ 3 đến 6 tuổi.
• Thực hiện và cung cấp phần mềm dạy và học: mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở và phổ thông, ngoại ngữ, giáo trình tin học, tin học, kiến thức
văn hóa, xã hội, du lịch và giải trí.

8


4. Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn:

“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về các

sản phẩm phần mềm giáo dục.”
Sứ mệnh:

“PMSV cam kết mang đến cho khách hàng các sản phẩm

giáo dục chất lượng tốt có bản quyền với giá cả phù hợp.”
Trung bình mỗi năm, Công ty sẽ tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm

tại khoảng 12 đợt hội chợ, triển lãm và hội thảo đa phần chuyên về lĩnh vực
Công nghệ Thông tin như:
-

Triển lãm Công nghệ thông tin Expo.
Tuần lễ tin học Việt Nam.
Hội thảo Công nghệ thông tin Quốc gia.
Tuần lễ Khoa Học Giáo Dục.
Triển lãm Quốc tế ở Cần Thơ.
ICT Đà Nẵng hàng năm.
Chợ sản phẩm và giải pháp phần mềm – SoftMart.
Ngày hội hướng nghiệp. Nhiều phần mềm của Công Ty Cổ Phần

Phát Triển
Phần Mềm Sinh Viên Học Sinh đã đạt nhiều giải thưởng bằng khen như:
- Giải ba hội thi “Sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 7” năm
-

2003 - 2004 của Liên hiệp Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam
Bằng khen “Sáng tạo trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2006” của Trung

-

ương Đoàn
Bằng khen “Tập thể sáng tạo” của Thành đoàn thành phố Hồ Chí

-

Minh năm 2007
Kỷ niệm chương “Doanh nghiệp Công nghệ thông tin phát triển bền


-

vững năm 2007” tại Hội chợ phần mềm năm 2007 (Soft Mart 2007).
Hai giải thưởng hội thi “Sáng tạo khoa học kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh” năm 2007 của Liên hiệp Hội Khoa Học Kỹ Thuật Thành

-

phố Hồ Chí Minh.
Bốn giải thưởng hội thi “Sáng tạo khoa học kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh” năm 2008 của Liên hiệp Hội Khoa Học Kỹ Thuật Thành
phố Hồ Chí Minh.

9


-

Giải thưởng hội thi “Sáng tạo khoa học kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh” năm 2009 của Liên hiệp Hội Khoa Học Kỹ Thuật Thành phố

-

Hồ Chí Minh.
Giải thưởng hội thi “Sáng tạo thanh thiếu nhi” năm 2010 của Thành

-

Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Giải thưởng hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Dương” năm 2011

của Liên Hiệp Hội Khoa Học Kỹ Thuật Tỉnh Bình Dương.
Và nhiều bằng khen, chứng nhận khác trong các kỳ triển lãm, hội thảo và
hội chợ tại nhiều thành phố tỉnh thành trong cả nước …

10


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty phát triển Phần Mềm Sinh Viên

11


TỔNG QUAN
Với triết lý kinh doanh “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, Công Ty Cổ
Phần Phát Triển Phần Mềm Sinh Viên Học Sinh (PMSV) luôn coi các bé, em
học sinh, sinh viên là tương lai của đất nước. Công ty PMSV tin rằng “giáo
dục” là con đường, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty theo
phương châm :
- Sản xuất các sản phẩm giáo dục chất lượng cao phục vụ cộng đồng.
- Giữ vững và phát triển thị phần, doanh số, giá trị thương hiệu.
- Nâng cao thế mạnh sản xuất, phân phối, thiết kế phần mềm, sách,
-

DVD nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Chú trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng, coi khách hàng là “trung
tâm” của sự phát triển.


Để không phụ lòng mong mỏi của khách hàng, PMSV ngày càng sáng tạo ra
nhiều phần mềm học tập độc đáo, đó là sự mới mẻ, phong phú về nội dung
cũng như sự đa tính năng của hình thức. Trong số ấy, phải kể đến các phần
mềm hỗ trợ cho các môn học trong bậc Tiểu học (chủ yếu phần mềm Toán,
Tiếng Việt).
Những phần mềm này hỗ trợ các em học sinh tự tìm hiểu bài học ở nhà thông
qua những bài giảng vui nhộn, sinh động và dễ hiểu. Ngoài ra, phần mềm còn
có những bài tập nâng cao dùng cho học sinh khá giỏi nâng cao kiến thức.
Công ty cổ phần phát triền phần mềm học sinh sinh viên có thể nói đã nhận
thức rõ được rằng để đứng vững và phát triển thì ngay khi mới thành lập, vấn
đề chất lượng và hiệu quả sản phẩm luôn được Công ty đưa lên hàng đầu. Với
tiêu chí đó, Công ty đã từng bước chinh phục được lòng tin của người tiêu
dùng. Chính vì thế, trong suốt 8 tuần làm việc tại Công ty, tôi có dịp tìm hiểu
về các hoạt động của Công ty và đặc biệt được tiếp cận được với môi trường
làm việc chuyên nghiệp ở đây
Trong quá trình làm việc, để áp dụng vào việc xây dựng ứng dụng Quản lý học
sinh, tôi đã có dịp tiếp cận ngôn ngữ WPF(Windows Presentation Foundation)

12


– công nghê xây dựng giao diện mới của Microsoft, công cụ xây dựng giao
diện người dùng hiện đại.
Với việc xây dựng chương trình theo cấu trúc và mô hình của doanh nghiệp đã
giúp tôi hình dung được môi trường và công việc cũng như kiến thức còn thiếu
sau này.

13



PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG HAY NGHIÊN CỨU
Trong đợt thực tập này ngôn ngữ chính mà tôi sử dụng để thực hiện đồ án là
C# với công cụ phát triển Visual Studio 2010. Trong phần này tôi đã nghiên
cứu tool report trong Visual. Và tôi muốn giới thiệu những gì tôi nghiên cứu để
có thể thực hiện được một report trong Visual.
1. Tổng quan về Crystal Reports .NET
1.1 Crystal Reports là gì?
Crystal Reports là công cụ thiết kế báo cáo cho phép bạn tạo ra những báo
cáo bằng cách tìm và định dạng dữ liệu từ một nguồn dữ liệu hay từ những
nguồn dữ liệu khác nhau. Bên cạnh đó, Crystal Reports có một ngôn ngữ
riêng để tính toán và một số tính năng khác để biến những dữ liệu thô thành
những báo cáo đầy tính chuyên nghiệp.Bạn có thể tạo những báo cáo đi từ
những danh sách đơn giản chỉ gồm vài cột cho đến những báo cáo phức tạp
có kém biểu đồ ,bảng và chỉ số Key Performance Indicator (KPI). Ngoài
ra , Crystal Reports có một số hàm API cũng như công cụ đặc biệt được
thiết kế dành cho các nhà phát triển phần mềm cho phép hội nhập các báo
cáo này vào trong ứng dụng riêng của họ.
1.2 Đặc điểm của Crystal Reports
• Bạn không cần mở một ứng dụng riêng rẽ để thiết kế báo cáo khi dùng
Crystal Reports
• Đối với Windows Form , Crystal Reports cho phép xem báo cáo và cung
cấp tất cả các chức năng cho người sử dụng bao gồm xoáy sâu vào chi
tiết ,truy xuất ,xuất khẩu…Đối với ASP.NET ,cung cấp phần lớn các
chức năng trong Windows Form Viewer trong môi trường DHTML
“zero client ” (Nghĩa là không client nào được nạp xuống hay cài đặt).
• Crystal Reports giúp việc truy cập dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.
• Crystal Reports cho phép truy cập những dữ liệu nguồn khác nhau.
• Crystal Reports cho phép chia sẻ sử dụng các bảng báo cáo cũng như tạo
những ứng dụng được phân phối sử dụng cho nhiều người dùng.

14


2. Thiết kế một báo cáo sử dụng Report Design Environment
2.1 Các thành phần Report Designer
Trên Crystal Reports.NET cung cấp cho bạn các cửa sổ và các thanh công
cụ giúp bạn thuận tiện hơn trong khi thiết kế báo cáo như trong hình dưới
đây.

Crystal Reports –
Insert

Crystal Reports
– Main

Crystal Reports
– toolbox

Hình 2: Các thành phần của Report Designer

Thanh công cụ Crystal Reports – Main chứa các control định dạng như
Font, Size...
Thanh công cụ Crystal Reports – Insert cho phép bạn chèn vào Summary,
Group, Subreport, Chart và Picture. Hộp công cụ Crystal Reports cho phép
bạn thêm vào các đối tượng Text, Line và Box.
Muốn thêm một Field vào báo cáo, thì có cửa sổ Field Explorer. Bạn chỉ
cần bung các nhánh tương ứng trên cửa sổ này và kéo thả Field nào bạn cần
lên bản báo cáo.
Cuối cùng là cửa sổ Report Designer, đây chính là nơi bạn thiết kế bản
báo cáo, nó bao gồm các section, trên mỗi section sẽ chứa các field, các đối

tượng báo cáo.
15


2.2 Các vấn đề cơ bản khi thiết kế báo cáo
2.2.1 Các section của một báo cáo
Mô tả
Report Header: Xuất hiện trên trang đầu tiên của bản báo cáo
và thường bị

huỷ theo mặc nhiên .Có thể được dùng cho biết

bắt đầu của một bản báo cáo mới hay dùng làm trang bìa
Report Footer: Xuất hiện vào cuối trang chót của bảng báo
cáo,theo mặc

nhiên là cho thấy và có thể dùng tổng kết báo

cáo(ghi số mẫu tin ,ngày in báo cáo ,tên tập tin,…)
Page Header: Xuất hiện trên đầu mỗi trang (khi sang trang) và
có thể dùng ghi tựa đề báo cáo,tiêu đề các cột ,số trang…
Page Footer: Xuất hiện vào cuối mỗi trang và có thể dùng in số
trang ngày in báo cáo,…
Group Header: hiện trên đầu mỗi nhóm (khi có ngắt cấp bậc)
và thường ghi tên nhóm mới
Footer: Xuất hiện vào cuối một nhóm mẫu tin , và thường được
dùng để in ra tên nhóm cũ ,tổng cộng của nhóm hay tổng kết
Details: hiện đối với mỗi mẫu tin thường được dùng in thông
tin của cột và có thể được bung thành section các vùng mục tin
lớn hơn hoặc để tạo biểu mẫu


16


2.2.2 Các đối tượng trong Field Explorer:

Hình 3: Các thành phần của Report Designer
Database Fields: Chứa tất cả các field mà bạn đưa vào bản báo cáo, các
field này có thể được lấy từ Table, View hay Stored Procedures. Các
field được đưa vào bản báo cáo thì một dấu check sẽ hiện lên bên cạnh,
cho biết field này đang được sử dụng.
Formula Fields: dùng để đưa các tính toán phức tạp vào báo cáo.Có 2
cú pháp phải chọn là Crystal syntax , Basic syntax.
Parameter Fields: dùng để nhắc nhở người dùng nhập vào các thông tin
cần thiết đối với báo cáo đang chạy. Khi bạn tạo một parameter field và
đưa vào báo cáo,thì Crystal Reports .NET sẽ hiển thị một khung đối
thoại mặc nhiên nhắc nhở người dùng nhập vào chi tiết mà bạn vừa nhập
vào ,khi nào bản báo cáo của bạn được xem trước.
Total Field: dùng để tính toán dựa trên giá trị các mẫu tin của một field
khác.
Group Name Fields: Thể hiện các nhóm đang được sử dụng trong báo
cáo.
SQL Experssion Fields: để đảm bảo việc tính toán của bạn được hiện
trên server và bạn có thể thâm nhập vào tất cả các hàm của SQL.

17


Special Fields: thể hiện các vùng mục tin đặc biệt. Bảng 2-02 sau đây
liệt kê các field đặc biệt.


18


CÁC KẾT QUẢ
Trước đây tôi đã có sử dụng qua ngôn ngữ C#. Nhưng bản thân vẫn còn yếu về
lập trình C#. Vào thực hiện đồ án viết phần mêm “Quản lý học sinh này” chúng
tôi chủ yếu thực hiện trên công cụ Visual Studio 2010 trên ngôn ngữ C#. Công
việc chính của tôi là thiết kế giao diện cho form thống kê và tạo bản báo cáo
trên công cụ này.
1. Các công việc được giao:
Tìm hiểu các chương trình quản lí học sinh trên mạng
Cách thực hiện:
1. Tìm kiếm các web site và phần mềm quản lí học sinh khác
2. Đưa ra những chức năng cần thiết
3. Thiết kế giao diện tổng quan
4. Tìm hiểu các vấn đề nghiệp vụ thong qua internet
Nhận xét:
Có rất nhiều tài liệu nói về đồ án quản lý học sinh nhưng đa phần tài liệu
ít hoặc không lien quan đến đồ án. Gặp khó khan trong việc rút chích tài liệu.
Kết quả:
Mất nhiều thời gian trong quá trình tìm kiêm tài liệu tham khảo.

19


Vẽ sơ đồ Usecase, Activity diagram, State diagram, System sequence
diagram
Cách thực hiện:
1. Cài chương trình StarUML

2. Dựa vào bản đặc tả để vẽ Usecase các chức năng của chương trình
3. Tìm hiểu thêm về các cách vẽ Activity diagram, State diagram,
System sequence diagram cho chức năng thống kê kết quả đầu năm
theo lớp, mô hình usecase tìm kiếm
Nhận xét:
Gặp khó khăn trong việc thiết kế vì đã lâu không sử dụng chương trình.
Kết quả:
Mất nhiều thời gian để tìm hiểu lại và vẽ mô hình. Nhưng cuối cùng vẫn
thiết kế xong.
Giáo Viên

He Thong

Chon Chuc nang tim kiem hoc sinh

Nhap ten và yeu cau tim kiem

Hien thi form Tim kiem

Nhan Nut Tim

Kiem tra

Hien thi form chua danh sach hoc sinh
Thanh Cong
Loi
Thong bao Loi

Hình 4: Activity diagram “Tìm kiếm”


20


HeThong
: GiaoVien
1 : Yeu cau tim kiem mon hoc()

2 : Yeu cau nhap thong tin tim kiem()
3 : Nhap thong tin tim kiem()

4 : kiem tra thong tin()

5 : Hien thi thong tin tim kiem()

Hình 5: Sequence diagram “Tìm kiếm”

21


Thiết kế giao diện cho Form Thống kê
Cách thực hiện:
1. Dựa vào form đã phát thảo sơ những kì họp trước, tôi thiết kế giao
diện cho chương trình trên công cụ visual 2010.
2. Thiết kế file báo cáo (Crystal Reports.rpt)
3. Tạo database kết nối với Crystal reports để liên kết các dữ liệu với
nhau rùi load lên.
Nhận xét:
Trong lần đầu làm file báo cáo reports trong visual nên gặp rất nhiều
khó khan: tài liệu không đủ, thiết kế ban đâu còn sơ xài, dữ liệu chưa
đủ…

Kết quả:
Mất nhiều thời gian cho lần làm file báo cáo đầu tiên.

Hình 6: Giao diện form “Thống kê kết quả học kì theo môn”

22


Viết code kết nối file reports với form
Cách thực hiện:
1. Tạo các class load dữ liệu lên combobox
2. Code lấy dữ liệu từ combobox xuống form và load file báo cáo ra
màn hình
3. Code năm form khác nhau, cách load khác nhau
Nhận xét:
Trong phần viết code này thực sự rất khó khăn . Tuy đã tìm hiểu tài liệu
trên mạng nhưng việc viết code thật sự không dễ.
Những tài liệu trên mạng không phù hợp với chương trình
Kết luận:
Mất rất nhiều thời gian cho việc code để load dữ liệu nhưng chương
trình vẫn còn thiếu sót và nhiều hạn chế trong việc thực thi.

Hình 7: code form “Thống kê kết quả Khảo sát đầu năm”
2. Thuận lợi và khó khăn:
• Thuận lợi:

23


o Đã làm quen với ngôn ngữ C# và công cụ Visual Studio 2010

từ trước.
o Có sự hướng dẫn tận tình của ông Mãi (phụ trách nhóm) và sự
giúp đỡ của các thành viên trong nhóm
• Khó khăn:
o Tài liệu hạn chế.
o Khả năng code còn yếu kém.
o Mức độ đồ án khá rộng.
o Không đủ thời gian, năng lực.

24


KẾT LUẬN
Trong đợt thực tập vừa qua, tôi đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng. Tôi
đã đạt được các mục tiêu quan trong mà nhà trường đã đưa ra cho tôi. Tìm hiểu
môi trường doanh nghiệp, hoà nhập với công việc, môi trường, và con người
trong môi trường mới. Vận dụng những kiến thức kĩ năng hiện có và phát triển
những kĩ năng còn yếu. Song song đó, những mục tiêu mà tôi đặt ra tuy chưa
đạt hoàn toàn tốt nhưng với tôi nó đã giúp ích rất nhiều. Nó giúp tôi có cái nhìn
bao quát hơn về các quy trình, các công việc, về môi trường làm việc. Quan
trọng hơn hết tôi đã trau dồi thêm kĩ năng tạo quan hệ giao tiếp tốt với cơ quan
thực tập và con người ở đó.
Tôi đã nhận ra rằng việc học ở trường là khởi nguồn cho tôi khám phá ra mọi
thứ. Tôi biết học tìm hiểu cái mới, biết học cách giải quyết vấn đề. Và nhờ thế,
trong môi trường công việc hoàn toàn mới này tôi đã áp dụng được những kĩ
năng mà trường đã tạo cho tôi, qua đó trong quá trình thực tập tôi cũng đã nâng
cao kĩ năng cho mình.
với một vấn đề mới ta cần nghĩ một giải pháp mới và một môi trường mới cho
tao điều kiện để cho ta có một giải pháp phù hợp.


25


×