Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Vi sao VN gia nhap TPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.74 KB, 7 trang )

1 Những lí do mà Việt Nam nên gia nhập TPP
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh – trưởng đoàn đàm phán Hiệp định TPP – cho biết
tuy là nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp, nhưng Việt Nam lại được chọn là một
trong những nước tham gia đàm phán và được các nước đánh giá cao vì một số lý do.
Thứ nhất, trong những năm Đổi Mới vừa qua, Việt Nam đã chứng tỏ là một quốc gia
năng động, nhất quán thi hành đường lối Đổi Mới; nghiêm túc trong việc thực thi cam
kết quốc tế; có môi trường chính trị ổn định và đang có vai trò ngày càng quan trọng
trong khu vực; là một đối tác quan trọng trong hiện tại và tương lai, có thể giúp tăng
ảnh hưởng của TPP.
Thứ hai, Việt Nam có quy mô dân số đáng kể, nền kinh tế phát triển năng động, hứa
hẹn trở thành thị trường có sức mua lớn, là điểm đến được doanh nghiệp các nước,
nhất là tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hết sức quan tâm.
Thứ ba, và cũng rất quan trọng, việc Việt Nam – một nước đang phát triển ở trình độ
thấp - có thể tham gia thành công vào TPP sẽ là bằng chứng thuyết phục về việc Hiệp
định TPP thực sự quan tâm đến các nước đang phát triển thông qua các biện pháp đa
dạng để hỗ trợ một nước đang phát triển thực thi các tiêu chuẩn cao của Hiệp định
này.
2 Lợi thế của Việt Nam khi gia nhập TPP
Theo ông Trần Du Lịch, hiệp định TPP vẫn chờ Quốc hội 12 nước phê chuẩn, cũng chưa
biết có hiệu lực vào lúc nào, tuỳ thuộc vào phê duyệt của các nước.
"Nhưng với lộ trình như hiện nay thì tôi cho rằng sẽ vào khoảng năm 2017", ông Lịch
nêu quan điểm.
Như vậy, theo ông Lịch, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thời gian để chuẩn bị, thí dụ như
có thời gian thay đổi về xuất xứ các nguyên liệu, ví dụ như hiện nay đang nhập nguyên
liệu từ các nước ở Ấn Độ, thì sẽ chuyển dần sang nhập ở các nước TPP.
Hay tăng tỷ lệ nội địa hoá lên. Ví dụ như: phát triển ngành May trong nước, phát triển
công nghiệp hỗ trợ...Phát triển công nghiệp hỗ trợ nên có đạo luật riêng để phát triển,
đây sẽ là lợi thế rất mạnh.


"Khi gia nhập WTO, chúng ta cũng đã thúc đẩy việc hoàn thành thể chế, lần này Việt


Nam gia nhập TPP cũng phải nhanh cải cách thể chế, tăng cường năng lực cạnh tranh.
Đây là những yếu tố góp phần làm nên lợi thế cho Việt Nam", ông Lịch nhấn mạnh.
Đồng quan điểm cho rằng hiệp định TPP sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam, chuyên gia kinh
tế Ngô Trí Long cũng rằng, những lợi thế của Việt Nam khi hiệp định TPP có hiệu lực
có thể nhìn thấy ngay như: Thị trường mở rộng ra hơn, thuế quan giảm, có những mặt
hàng thuế bằng 0, dễ dàng tìm kiếm những thị trường mới
3 Minh bạch và lợi ích quốc gia
Ngoài hai trụ cột nhà nước pháp quyền [thượng tôn pháp luật] và xã hội dân sự, để
phát triển xã hội công bằng thì Việt Nam cần có một nền kinh tế thị trường chuẩn
mực. Hiện nay, khi Đảng Cộng sản Việt Nam đặt nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước
làm chủ đạo và độc quyền kiểm soát cả ngành tòa án lẫn chính trị thì sự minh bạch và
công bằng rất khó tồn tại – nếu không muốn nói là không thể – để đảm bảo một nền
kinh tế bền vững, chuẩn mực và mang tính cạnh tranh cao.
Image captionKinh tế-thương mại có giúp chính trị và quốc phòng?
Bài học quá khứ WTO phần nào cho thấy thương mại không giúp Việt Nam cải thiện
môi trường lao động, chính trị và tình trạng nhân quyền. TPP có thể thúc đẩy thương
mại Việt Nam nhưng sẽ không mang lại nhiều cải cách chính trị cơ bản – điều mà
nhiều người dân Việt Nam đang mong đợi.
Việc Việt Nam gia nhập TPP và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu tất nhiên là
sự lựa chọn đúng đắn. TPP sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam giảm sự lệ thuộc quá nhiều
vào nước láng giềng phương Bắc, mang lại cơ hội to lớn về kinh tế .
Tuy nhiên, quá trình đàm phán và gia nhập cần phải có sự tham gia của toàn dân, và
giới lãnh đạo cộng sản cần đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
Hiện trạng một đảng độc quyền chính trị chỉ chiếm khoảng 5% dân số nhân danh toàn
dân để đàm phán những vấn đề hệ trọng của quốc gia rõ ràng là thiếu minh bạch và
không chính trực.
Hơn nữa, nếu nhu cầu về các quy định mới trong việc quản lý doanh nghiệp nhà nước,
các quyền lao động và cơ chế phổ quát bảo vệ công dân của mình đều bị giới lãnh đạo
cộng sản gạt sang một bên thì ai sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP?



Nhiều người cho rằng chủ đề nhân quyền mà phía Hoa Kỳ đặt ra nghiêng nặng về nghi
thức ngoại giao, nhưng nếu giới lãnh đạo cộng sản quan tâm và đặt nặng lợi ích quốc
gia và quyền của người dân Việt Nam thì chủ đề này ngay từ đầu đã không cần mang
ra bàn đàm phán.
Thiết lập nền tảng hệ thống chính trị minh bạch để có một chính quyền đại diện cho
người dân một cách chính danh và đặt nặng lợi ích quốc gia mới có thể tạo dựng một
nền kinh tế khả tin và bền vững.
Đó cuối cùng cũng là các tiêu chuẩn mà TPP đang hướng đến trong cách tiếp cận
thương mại, phát triển và đầu tư trong nền kinh tế toàn cầu.
4 Phân tích những lợi ích Việt Nam có thể thu được từ TPP
(i) Nhóm các lợi ích khai thác từ thị trường nước ngoài (các nước đối tác TPP)
Lợi ích ở thị trường các nước đối tác TPP mà Việt Nam có thể tận dụng từ TPP thể
hiện ở 2 hình thức chủ yếu:
- Lợi ích thuế quan (đối với thương mại hàng hóa):
Lợi ích này được suy đoán là sẽ có được khi hàng hóa Việt Nam được tiếp cận các thị
trường này với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0. Như vậy lợi ích này chỉ thực tế nếu
hàng hóa Việt Nam đang phải chịu mức thuế quan cao ở các thị trường này và thuế
quan là vấn đề duy nhất cản trở sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên các thị
trường này.
Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, việc chúng ta có thể tiếp cận các thị trường
lớn như Hoa Kỳ với mức thuế suất bằng 0 hoặc thấp như vậy sẽ mang lại một lợi thế
cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng hết sức sáng sủa cho nhiều ngành hàng của
chúng ta, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động hoạt động trong
các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu. Lợi ích này không chỉ dừng lại ở những nhóm mặt
hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu (ví dụ như dệt may, giầy dép…), nó
còn là động lực để nhiều nhóm mặt hàng khác hiện chưa có kim ngạch đáng kể có điều
kiện để gia tăng sức cạnh tranh. Nói một cách khác, lợi thế này không chỉ nhìn từ góc
độ hiện tại mà còn được nhìn thấy ở cả tiềm năng trong tương lai.
Tuy nhiên, lợi ích này cần được đánh giá một cách chừng mực hơn, đặc biệt khi quyết

định đánh đổi quyền tiếp cận thị trường Việt Nam của hàng hóa nước ngoài để có
được những lợi ích này. Cụ thể:
+ Thực tế, cơ hội tăng mạnh xuất khẩu không phải cho tất cả khi mà ví dụ đối với Hoa
Kỳ, hàng thủy sản chưa chế biến hay đồ gỗ (hai lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của Việt
Nam sang thị trường này) thực tế đã đang được hưởng mức thuế suất gần bằng 0, vì
vậy có TPP hay không cũng không quan trọng. Cũng như vậy, dù rằng tương lai không
hẳn chắc chắn nhưng một số mặt hàng có thể được Hoa Kỳ xem xét cho hưởng GSP
“miễn phí” nếu chúng ta có nỗ lực vận động tốt mà không cần TPP với những cái giá
phải trả có thể lớn (bằng việc mở cửa thị trường nội địa cũng như những ràng buộc


khác). Đối với các ngành thuộc nhóm này, lợi ích thuế quan là không đáng kể (hoặc
không có). Tình trạng tương tự với một số thị trường khác (ví dụ Úc, New Zealand,
Peru hiện đã áp dụng mức thuế 0% cho các sản phẩm thủy sản như cá, tôm, cua… của
Việt Nam);
+ Đối với những mặt hàng khác, trong khi cơ hội tăng xuất khẩu với giá cạnh tranh là
có thật và rất lớn (ví dụ dệt may, da giầy), những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật,
vệ sinh dịch tễ hay kiện phòng vệ thương mại với quy chế nền kinh tế phi thị trường
mà Hoa Kỳ thực hiện rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan. Cũng như
vậy những điều kiện ngặt nghèo về lao động, về xuất xứ nguyên liệu cũng có thể khiến
hàng hóa Việt Nam không tận dụng được lợi ích từ việc giảm thuế trong TPP.
Nói một cách khác, những lợi ích về thuế quan trên thị trường nước đối tác TPP (đặc
biệt là Hoa Kỳ) chỉ thực sự đầy đủ khi xem xét tất cả các yếu tố. Và nếu bất kỳ yếu tố
nào trong số những rào cản đối với hàng xuất khẩu không được cải thiện thì lợi ích
thuế quan từ TPP sẽ bị giảm sút, thậm chí nếu những rào cản này bị lạm dụng, lợi ích
từ thuế quan có thể bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Phương án đàm phán về thuế quan vì
vậy cần phải lưu ý đến tất cả những yếu tố này.
- Lợi ích tiếp cận thị trường (đối với thương mại dịch vụ và đầu tư)
Về lý thuyết Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận
lợi hơn, với ít các rào cản và điều kiện hơn. Tuy vậy trên thực tế dịch vụ của Việt Nam

hầu như chưa có đầu tư đáng kể ở nước ngoài do năng lực cung cấp dịch vụ của các
doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Trong tương lai, tình hình này có thể thay đổi đôi
chút (với những nỗ lực trong việc xuất khẩu phần mềm, đầu tư viễn thông hay một số
lĩnh vực dịch vụ khác) tuy nhiên khả năng này tương đối nhỏ.
Ngoài ra, với hiện trạng mở cửa tương đối rộng về dịch vụ của các đối tác quan trọng
trong TPP như hiện nay, lợi ích này có thể không có ý nghĩa (bởi có hay không có TPP
thì thị trường dịch vụ của họ cũng đã mở sẵn rồi). Đây cũng chính là lý do nhiều ý kiến
cho rằng các nước phát triển sẽ được lợi về dịch vụ trong TPP trong khi những nước
như Việt Nam hầu như không hưởng lợi gì từ việc này.
(ii) Nhóm các lợi ích khai thác được tại thị trường nội địa (Việt Nam)
Trong thực thi các FTA, thị trường nội địa thường được hiểu là nơi chịu thiệt hại. Tuy
nhiên, đối với trường hợp của Việt Nam, nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng chúng ta
có thể “có lời” từ TPP ngay cả ở thị trường nội địa, nơi vốn được xem là “chỉ chịu thiệt”
từ
các
FTA
nói
chung.
“Khoản lời” này nằm ở những khía cạnh sau đây:
- Lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP: Người tiêu dùng và
các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước này làm nguyên liệu
đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt
và sản xuất, từ đó có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này;
- Lợi ích từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối tác
TPP: Đó là một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, mang lại dịch vụ giá rẻ hơn


chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng, những công nghệ và phương thức quản lý
mới cho đối tác Việt Nam và một sức ép để cải tổ và để tiến bộ hơn cho các đơn vị dịch
vụ nội địa;

- Lợi ích đến từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng những đòi hỏi
chung của TPP: TPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết về những vấn đề xuyên
suốt như sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, vấn đề hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển… Đây là những lợi
ích lâu dài và xuyên suốt các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt có ý
nghĩa đối với nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (doanh nghiệp nhỏ và vừa)
và do đó là rất đáng kể;
- Lợi ích đến từ việc mở cửa thị trường mua sắm công: Mặc dù mức độ mở cửa
đối với thị trường mua sắm công trong khuôn khổ TPP chưa được xác định cụ thể
nhưng nhiều khả năng các nội dung trong Hiệp định về mua sắm công trong WTO sẽ
được áp dụng cho TPP, và nếu điều này là thực tế thì lợi ích mà Việt Nam có được từ
điều này sẽ là triển vọng minh bạch hóa thị trường quan trọng này – TPP vì thế có thể
là một động lực tốt để giải quyết những bất cập trong các hợp đồng mua sắm công và
hoạt động đấu thầu xuất phát từ tình trạng thiếu minh bạch hiện nay;
- Lợi ích đến từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi trường: Mặc dù về
cơ bản những yêu cầu cao về vấn đề này có thể gây khó khăn cho Việt Nam (đặc biệt là
chi phí tổ chức thực hiện của Nhà nước và chi phí tuân thủ của doanh nghiệp) nhưng
xét một cách kỹ lưỡng một số tiêu chuẩn trong đó (ví dụ về môi trường) sẽ là cơ hội tốt
để Việt Nam làm tốt hơn vấn đề bảo vệ môi trường (đặc biệt trong đầu tư từ các nước
đối tác TPP) và bảo vệ người lao động nội địa
Những lợi ích và một số điều chỉnh đối với Việt Nam
Trong khi tất cả các nước thành viên khác đều có lợi từ TPP, Việt Nam hẳn là quốc gia
hưởng lợi nhiều nhất. Theo kết quả nghiên cứu năm 2012, Viện Peterson ước tính
rằng nếu so với thời điểm chưa có TPP, thu nhập của Việt Nam trong năm 2025 khi ký
kết TPP sẽ cao hơn 13% và xuất khẩu sẽ tăng hơn 37%. Phần lớn những nguồn thu
này trước mắt đến từ việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng quần áo và giày dép,
vốn là những mặt hàng đang tăng trưởng của Việt Nam, do việc xóa bỏ mức thuế cao
của các nước TPP, đặc biệt là Mỹ.Nhưng một TPP tiêu chuẩn cao cùng với hiệp định
thương mại mới của Việt Nam với EU sẽ đòi hỏi Việt Nam tiến hành cải tổ cơ chế bao
gồm những bước đi quan quan trọng nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu lực pháp

luật, thực hiện những chuẩn mực lao động và môi trường mới, thúc đẩy thương mại
số, điều chỉnh bản thông tin cạnh tranh cho các công ty nhà nước, và những thay đổi
quan trọng khác.
Trong hơn hai thập kỷ qua, các đối tác thương mại với Mỹ và chính Mỹ cũng đã tiến
hành những cải cách triệt để theo các hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao
(FTAs). Việc thực hiện những thay đổi này là một thách thức. Nhưng các nước thành
viên cũng nhận ra lợi ích của việc gia nhập các hiệp định thương mại tự do toàn diện
là rất lớn và vượt xa những ích lợi hiển nhiên của việc xóa bỏ thuế quan đối với các


mặt hàng chủ lực của nước mình. Những điều chỉnh theo yêu cầu của FTAs tiêu chuẩn
cao cũng có thể thúc đẩy đầu tư nước ngoài, cải tiến và đổi mới công nghệ, mở rộng
tham gia vào thương mại và những lĩnh vực phát triển chủ lực khác mà cùng với
những cải cách bổ sung khác có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh hơn và rộng
rãi hơn. Khi Việt Nam chuyển dịch sang một hệ thống các hiệp định thương mại mới
với tiêu chuẩn cao hơn, Việt Nam đã có những lợi ích rõ rang từ đó. Chúng tôi nhấn
mạnh dưới đây năm đóng góp quan trọng mà các hiệp định FTA tiêu chuẩn cao có thể
mang lại cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế của một quốc gia : thu hút đầu tư, thăng
bậc giá trị, thúc đẩy thương mại của các công ty vừa và nhỏ, thỏa thuận thêm các FTA
khác, giúp mở rộng hơn về lợi ích kinh tế.
Thu hút đầu tư
Các hiệp định FTAs có thể đóng một vai trò sống còn trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài (FDI). Để chọn đúng nơi đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm những
quốc gia có môi trường đầu tư ổn định và những qui định chặt chẽ để đảm bảo tính
minh bạch, thương mại tự do hơn, và những thị trường tài chính mở - Việt Nam sẽ
chứng kiến mức gia tăng về FDI khi gia nhập TPP. Lịch sử cho thấy một hiệp định mới
cùng với sự cam kết một môi trường đầu tư thuận lợi có thể đảm bảo tăng trưởng của
đầu tư liên tục.
Thăng bậc giá trị
FTAs có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các nước “thăng bậc giá trị"

và có thể cạnh tranh trong những lĩnh vực kinh tế tiên tiến hơn và hỗ trợ việc làm chất
lượng cao hơn. Việt Nam đã là một đối thủ đáng kể trong các ngành kinh tế tiên tiến
như điện tử. Để gia tăng sự tinh xảo trong sản xuất ở Việt Nam dĩ nhiên phải cần đầu
tư thêm, phát triển những kỹ năng, và hàng loạt các cam kết khác.
Thúc đẩy thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những động lực chính cho sự tăng trưởng và việc làm
tốt tại các quốc gia trên khắp thế giới. Nhưng ở nhiều nước – kể cả Mỹ - chỉ có một tỉ
lệ nhỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện xuất khẩu. Nguyên nhân chính là các
rào cản thương mại như thuế cao, những qui định phức tạp và tình trạng quan liêu
thường tạo ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp nhỏ với kinh nghiệm và
nguồn lực còn hạn chế. Là một quốc gia với một môi trường kinh doanh năng động và
số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam và nhiều các doanh nghiệp nhỏ
có thể hưởng lợi đáng kể từ TPP. Và bởi vì thương mại điện tử là một công cụ hiệu quả
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các điều khoản TPP về thúc đẩy thương mại số có
thể hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu tham vọng của Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu
trực tiếp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt một phần tư tổng sản lượng xuất khẩu
của Việt Nam.
Thương thảo thêm nhiều hiệp định thương mại tự do khác
Việt Nam với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là TPP và hiệp định
mới ký kết với EU có thể nâng cao vị thế vốn đã mạnh của Việt Nam với vai trò là một


trung tâm đầu mối có khả năng cạnh tranh toàn cầu về thương mại, sản xuất và đầu
tư.
Giúp mở rộng nền kinh tế
Cuối cùng, các hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao có thể mang lại những ích
lợi kinh tế rộng lớn ngoài những lợi ích về thương mại hay đầu tư FDI.
Những nghiên cứu về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA cho thấy hiệp định
này đã giúp Mexico tiến đến gần hơn với mức tăng trưởng kinh tế của Canada và Mỹ,
giúp nâng sản lượng của các nhà máy sản xuấtcủa Mexico, hỗ trợ các nhà máy của

Mexico tiếp nhận đổi mới công nghệ của Mỹ nhanh hơn, và tạo tác động tích cực đến
số lượng và chất lượng công ăn việc làm ở Mexico.
Hướng đến tương lai
Với nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế, Việt Nam đã tập trung đáng kể vào việc mở
rộng thương mại quốc tế. Thương mại phát triển có thể là một công cụ hiệu quả cho
sự phát triển kinh tế như các nước láng giềng của Việt Nam, kể cả Nhật, Hàn Quốc và
Trung Quốc, đã từng minh chứng trong bảy thập kỷ qua.
Việt nam đã thực hiện một bước đi quan trọng qua việc tham gia đàm phán thương
mại với một số nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới và đóng một vai trò quan trọng trong
nỗ lực hoàn tất Hiệp định TPP tiêu chuẩn cao. Một TPP toàn diện sẽ mang lại lợi ích
cho tất cả các thành viên TPP và tạo cho Việt Nam một hướng tiếp cận mới đáng kể
vào những thị trường lớn như Nhật và Mỹ đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như
hàng may mặc. Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa, Việt Nam cần phải tiếp tục giữ vững
cam kết của mình với việc điều chỉnh cơ cấu chính theo TPP để có thể đạt mục tiêu
tăng trưởng đầu tư cũng như cải tiến công nghệ, mở rộng sự tham gia vào thương
mại, và thực hiện những thay đổi khác vốn có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh
hơn, sâu hơn và lâu dài hơn.
Với nỗ lực hướng đến sự phát triển kinh tế ở mức cao hơn, Việt Nam có thể học hỏi
nhiều kinh nghiệm của các nước thành viên dưới những hiệp định thương mại tự do
trước đây. Và, khi đã phát triển và thắt chặt hơn những cam kết của mình với TPP, Việt
Nam cũng có thể mang lại những bài học giá trị cho các đối tác của mình khi chia sẽ về
thành công



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×