Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS lê độ, quận sơn trà, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.45 KB, 14 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn để nâng cao chất
lượng dạy - học ở trường THCS Lê Độ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Tác giả: Lê Quốc Hùng
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều 16 trong điều lệ trường trung học do Bộ giáo dục đào tạo ban hành ngày 02
tháng 04 năm 2007, ghi rõ: "Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; hướng dẫn xây dựng và quản lý kế
hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình, môn
học của Bộ Giáo dục - đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia, đánh giá, xếp loại các
thành viên của tổ theo các qui định của Bộ GD - ĐT.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên".
Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc
triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định hoạt
động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường
trung học đã qui định sẽ góp phần tích cực, khá quyết định đến việc nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi
mới giáo dục.
Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp cơ sở có đầy đủ thẩm quyền để thực
hiện các nhiệm vụ giáo dục. Mà trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung
học, nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Do vậy chất lượng hoạt động của tổ
chuyên môn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự lãnh
đạo của Ban giám hiệu. Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở
giáo dục đào tạo, của Phòng GD - ĐT năm nào cũng chỉ đạo cho các đơn vị, trường
học làm tốt công việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm
chuyên môn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao
chất lượng dạy - học, thực hiện đổi mới giáo dục.


Trong các năm trước hoạt động của một số tổ chuyên môn chưa đi vào thực chất để


nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về giải quyết sự
vụ, thi đua ... Họp nhóm chuyên môn chưa đều, còn hình thức ....
Trước tình hình thực tế của trường, trước các đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn
nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình đổi
mới, và thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ GD - ĐT: “Nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Là những người làm công
tác quản lý của trường THCS, tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của trường
không ngừng tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên
môn góp phần khá lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy - học.
Trong bài viết, chúng tôi xin trình bày: Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động các tổ
chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường trung học cơ sở Lê Độ,
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Để chỉ đạo tốt hoạt động dạy - học phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ
chuyên môn trong trường THCS, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
1/ Biện pháp thứ nhất:
a) Nhà trường phải lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và cỏc
qui chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản
này đến cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời
- Đối với các văn bản về qui chế chuyên môn do hiệu phó chuyên môn triển khai
cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung toàn trường.
- Đối với các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể, do tổ trưởng
chuyên môn triển khai thực hiện.
- Ngoài ra trong phòng họp của giáo viên, có một số chỗ khá thuận lợi để niêm yết
các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên môn mới để
cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện.



b) Hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn
chung toàn trường trong từng tháng, học kỳ và cả năm học, dành thời gian hợp lý
cho các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn sinh hoạt:
Đây là công việc rất quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn mà
Sở giáo dục đào tạo, Phòng GD - ĐT và Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học
đề ra. Ngoài công việc thông thường mà người cán bộ quản lý phải làm là: lập kế
hoạch cho phần việc được phụ trách trong cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, thì
một phần việc rất quan trọng là lập được kế hoạch cụ thể trong việc xử dụng thời
gian của mỗi ngày thứ 5 trong tuần. ở trường chúng tôi , trong 6 năm gần đây đã bố
trí thời gian trong ngày thứ 5 hàng tuần như sau:
+ Sáng thứ 5 dành cho các hoạt động: kiểm tra 1 tiết tập trung, họp chung toàn
trường, thao giảng và họp tổ chuyên môn.
+ Chiều thứ 5 dành cho việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu,
dạy tự chọn.
Do vậy các tổ, nhóm chuyên môn luôn có quĩ thời gian cố định, chủ động trong
việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu.
Đối với nội dung công việc trong sáng thứ 5, hiệu phó chuyên môn có trách nhiệm
lên kế hoạch cụ thể từng buổi ngay từ đầu mỗi học kỳ; chúng tôi tạm gọi đây là:
"Kế hoạch họp và kiểm tra chung toàn khối" trong từng học kỳ của năm học.
Trong kế hoạch này ghi rõ từng buổi sáng thứ 5 làm những việc gì: Tiết 1, 2 đa
phần dành cho kiểm tra 1 tiết tập trung theo khối. Từ tiết 3 đến tiết 5 dành cho việc
thao giảng, họp toàn trường,, họp tổ chuyên môn.
(Nếu trong kế hoạch ghi là họp: nghĩa là bao gồm họp toàn Hội đồng sư phạm,
trong đó có thời gian họp dành cho họp các đoàn thể, và triển khai công tác chuyên
môn toàn trường).
Chúng tôi thực hiện nề nếp kiểm tra chung và họp như đã trình bày từ năm học
1998 - 1999 đến nay. Tuy nhiên tuỳ theo nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng
năm học mà kế hoạch này có sự thay đổi cho phù hợp.
Ở phần phụ lục 1: tôi xin minh họa kế hoạch họp và kiểm tra chung toàn khối của
học kỳ II năm học 2006 – 2007 và học kỳ I năm học 2007 - 2008.



Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ động
trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các
chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên thao giảng minh hoạ chuyên đề, ... Do
có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết quả khá
tốt.

2/ Biện pháp thứ hai: Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh..

a) Tổ chức kiểm tra 1 tiết chung toàn khối:

Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng của người
thầy, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo chuyên môn
trong nhà trường. Giáo viên và các tổ chuyên môn phải làm tốt công tác này, việc
tổ chức kiểm tra 1 tiết phải đạt được các mục đích và yêu cầu sau:
- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện hành.
- Đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung
bình, yếu. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, cẩn mật.
- Chấm bài phải chính xác, đúng theo đáp án, biểu điểm. Chống hiện tượng chấm
bài cảm tính, qua loa hay quá khắt khe.
- Trả bài kịp thời, để học sinh thấy được kiến thức thực tế của mình. Giáo viên, tổ
chuyên môn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượng học tập của học sinh.
Từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời, thích hợp nâng cao chất lượng dạy - học.
- Tổ chức kiểm tra phải đảm bảo qui chế chuyên môn, nhưng phù hợp với tâm lý
của học sinh, tránh căng thẳng, nặng nề.
Có như vậy kết quả kiểm tra mới phản ánh đúng trình độ thực tế của học sinh theo
đúng yêu cầu, mục đích giáo dục.
Để thực hiện được mục đích yêu cầu về kiểm tra đánh giá như đã trình bày ở trên,
chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết thống nhất chung toàn khối.



Một số công việc thực hiện được tóm tắt theo các bước cơ bản sau:

+ Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức kiểm tra với quĩ thời gian là 2 tiết của mỗi sáng
thứ 5 hàng tuần, với số lượng phòng học hiện có của trường (Năm 2006 - 2007 có
thể sắp xếp được tối đa 21 phòng đảm bảo đủ yêu cầu cho mỗi xuất kiểm tra); đồng
thời theo trọng tâm của công tác dạy - học từng năm. Hiệu phó chuyên môn lập kế
hoạch kiểm tra 1 tiết chung và được niêm yết thông báo ngay từ đầu mỗi học kỳ để
giáo viên và các tổ chuyên môn chủ động trong công việc thực hiện chương trình
và chuẩn bị cho công việc kiểm tra 1 tiết.
Trong ví dụ của biện pháp thứ nhất tôi đã trình bày về kế hoạch kiểm tra 1 tiết tập
trung của trường tôi của năm học 2006 - 2007. Việc lập kế hoạch và tổ chức kiểm
tra 1 tiết tập trung trường chúng tôi đã thực hiện từ năm học 1998 - 1999 đến nay,
và ngày càng được bổ sung rút kinh nghiệm hoàn thiện hơn.
+ Bước 2: Sinh hoạt nhóm chuyên môn và ra đề kiểm tra:
Giáo viên bộ môn có vai trò và trách nhiệm lớn trong việc chuẩn bị và tổ chức
kiểm tra
- Do đó trước khi kiểm tra ít nhất là một tuần: nhóm chuyên môn phải thống nhất
được mục đích yêu cầu; các đơn vị kiến thức cơ bản cần được kiểm tra đánh giá và
thông báo nội dung này đến tất cả học sinh trong lớp để học sinh chủ động ôn tập.
- Sau khi họp nhóm chuyên môn, mỗi giáo viên dạy ra một đề tham khảo (có thể ra
2 đề A - B) với đáp án và biểu điểm đầy đủ nạp lại cho tổ trưởng chuyên môn trên
cơ sở đó một đồng chí trong ban giám hiệu hoặc tổ trưởng chuyên môn, có chuyên
môn đào tạo đúng với môn kiểm tra, chịu trách nhiệm ra đề kiểm tra chính thức.
Tất cả các đề kiểm tra 1 tiết chung đều ra 2 đề A, B với mức độ kiến thức tương
đồng nhau.
+ Bước 3: Tổ chức kiểm tra.
- Hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra 1 tiết chung và niêm yết kế hoạch
này từ đầu mỗi học kỳ (như ví dụ đã nêu trong biện pháp thứ nhất).



- Chúng tôi xác định công việc tổ chức kiểm tra 1 tiết chung là nhiệm vụ của toàn
Hội đồng sư phạm. Do vậy việc coi kiểm tra chung không phải chỉ là nhiệm vụ của
giáo viên bộ môn mà còn là nhiệm vụ của các giáo viên thuộc các tổ chuyên môn
khác. Kế hoạch phân công giáo viên coi kiểm tra từng tuần được hiệu phó chuyên
môn thông báo trong kế hoạch tuần. Việc tổ chức coi kiểm tra được thực hiện chặt
chẽ, nghiêm túc, ngoài giáo viên coi kiểm tra mỗi buổi đều phân công từ 1 đến 2
giáo viên làm thư ký cho buổi thi. Với nhiệm vụ: kiểm đề, kiểm bài, ghi chép tình
hình giáo viên coi thi và học sinh làm bài thi.
- Chúng tôi lập và in sẵn tập "Biên bản kiểm tra tập trung", dùng cho việc ghi biên
bản kiểm tra 1 tiết tập trung và kiểm tra học kỳ. Sau đây là nội dung 1 biên bản
trong tập biên bản này.
Trong phần phụ lục thứ hai tôi xin minh họa nội dung của một biên bản kiểm tra
tập trung.
Với cách tổ chức và quản lý như trên tạo nên không khí nghiêm túc trong kiểm tra.
Thuận tiện theo dõi chỉ đạo của ban giám hiệu và tổ chuyên môn.
+ Bước 4: Giai đoạn chấm, trả bài:
- Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên chấm bài theo phương thức: phân
công chấm chéo đối với các bài kiểm tra 1 tiết; phân công chấm theo phòng thi đối
với các bài kiểm tra học kỳ (vì khi kiểm tra học kỳ học sinh được xếp theo vần
A,B,C của toàn khối)
- Ngày thứ 5 của tuần kề ngay sau ngày kiểm tra, giáo viên chấm giao bài cho giáo
viên bộ môn.
- Giáo viên chấm đúng biểu điểm đã thống nhất, mỗi bài chấm đều ghi điểm con
từng phần, rồi ghi điểm trên bài bằng số, bằng chữ.
- Giáo viên bộ môn xem lại bài làm của học sinh lớp mình dạy để nắm bắt được
chất lượng của học sinh mình, đồng thời kiểm tra lại tính chính xác trong việc
chấm bài của đồng nghiệp. Nếu phát hiện chấm sai, chấm sót theo biểu điểm thì
giáo viên bộ môn chấm lại theo đúng biểu điểm, đồng thời lập danh sách các học

sinh được chấm lại và nộp cho ban giám hiệu.
- Giáo viên bộ môn trả bài cho học sinh theo qui định của phân phối chương trình
(nếu có), hoặc trả bài cho học sinh chậm nhất sau 2 tuần kiểm tra.
- Sau khi trả bài giáo viên bộ môn nhập ngay điểm vào sổ điểm chính và vào máy
tính.
+ Bước 5: Giai đoạn rút kinh nghiệm


- Để phục vụ cho việc theo dõi, lưu trữ, rút kinh nghiệm về chất lượng dạy - học
sau mỗi lần kiểm tra chúng tôi in bảng thống kê kết quả từng bài kiểm tra 15 phút,
45 phút và kiểm tra học kỳ theo từng khối lớp. Sau đó giao các bảng thống kê này
cho tổ và nhóm chuyên môn lưu trữ, phục vụ cho việc sinh hoạt tổ nhóm.
- Chúng tôi chỉ đạo: trong họp tổ, nhóm chuyên môn phải rút kinh nghiệm qua
từng bài kiểm tra: từ khâu ra đề kiểm tra, coi và chấm bài, kết quả bài làm của học
sinh. Từ đó các giáo viên trong tổ, nhóm cùng nhau trao đổi thống nhất: nội dung,
phương pháp, yêu cầu trong việc dạy các bài tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy - học.
b) Đối với các bài không kiểm tra 1 tiết tập trung:
Tất cả các bài kiểm tra từ 15 phút trở lên mà không có trong kế hoạc kiểm tra
chung thì giáo viên bộ môn chủ động tổ chức kiểm tra theo đúng kế hoạch kiểm tra
của tổ chuyên môn; đề kiểm tra do giáo viên bộ môn ra, sau khi kiểm tra xong thì
lưu đề và đáp án tại hồ sơ của tổ, nhóm chuyên môn.
Với cách làm như thế này, dù không được kiểm tra chung, nhưng việc tổ chức
kiểm tra viết từ 15 phút trở lên của tất cả các bộ môn đều được chỉ đạo thống nhất
về thời gian, nội dung và yêu cầu kiểm tra. Các đề và biểu điểm đáp án của các bài
kiểm tra được lưu tại hồ sơ tổ, nhóm, chính là các tư liệu chuyên môn khá quan
trọng để giáo viên trong nhóm trao đổi học tập.
(Ở phần phụ lục thứ ba tôi xin minh họa:
- Bảng thống kê bài kiểm tra 15 phút, 45 phút và học kỳ của môn Toán khối 6 năm
học 2007 – 2008

- Kế hoạch tổ chức kiểm tra tập trung của môn Anh Văn Trong học kỳ II năm học
2007 - 2008. )
Với các biện pháp trong chuỗi biện pháp thứ hai như tôi vừa trình bày đã đạt được
những kết quả rất tích cực:
+ Thực hiện được mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. Kết
quả đánh giá thể hiện chính xác trình độ và năng lực học tập của từng học sinh.
Các tồn tại, hạn chế khi còn kiểm tra riêng hầu như được chấm dứt hẳn.
+ Đã thúc đẩy được các tổ, nhóm chuyên môn sinh hoạt với nhiều nội dung thiết
thực, phục vụ cho nâng cao chất lượng dạy - học.
3/ Biện pháp thứ ba: Tổ chức học tập chuyên đề dạy - học, hội giảng, hội học.
Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ, nhóm chuyên môn, điều này càng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: thực hiện đổi mới nội dung,
chương trình, và phương pháp dạy - học; theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
- Về phía nhà trường: phân công, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt công
tác học tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học.


- Nhà trường lập kế hoạch và dành thời gian họp để tổ, nhóm chuyên môn triển
khai học tập chuyên đề. Sau đó có thao giảng minh họa. Kế hoạch học tập chuyên
đề, thao giảng được hiệu phó chuyên môn thể hiện rõ ngay từ đầu học kỳ trong :
"Kế hoạch họp và kiểm tra chung toàn khối sáng thứ 5 hàng tuần". Song song với
việc tổ chức thao giảng tập trung, chúng tôi luôn yêu cầu các tổ chuyên môn thực
hiện tốt kế hoạch "Dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên môn". Hàng tuần tổ trưởng
chuyên môn lên kế hoạch và phân công nhóm giáo viên dự giờ đồng nghiệp theo
thời khoá biểu chính khoá, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng
dạy, đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng. Chúng tôi chỉ đạo mỗi
môn/ khối lớp ít nhất 1 tuần phải thực hiện 1 tiết dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên
môn.
Để tiện việc chỉ đạo theo dõi hoạt động này chúng tôi đã soạn và in sẵn, phát cho
mỗi tổ chuyên môn 1 tập: "Sổ phân công Thao giảng - Dự giờ"

Trình tự và nội dung chính của sổ được minh họa ở phần phụ lục thứ tư
4/ Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn
- Nhà trường lên lịch họp tổ chuyên môn ngay từ đầu học kỳ (Kế hoạch này nằm
trong kế hoạch họp và kiểm tra chung mà tôi đã trình bày) đảm bảo đúng yêu cầu:
bình quân 1 tháng tổ chuyên môn họp 2 lần trong buổi sáng thứ 5.
- Về nhóm chuyên môn: trong một vài năm gần đây và hiện nay, ngành giáo dục
đang thực hiện việc đổi mới sách giáo khoa và chương trình nhằm nâng cao chất
lượng dạy - học. Do đó cần phải tăng cường hơn nữa việc họp nhóm chuyên môn.
Được sự nhất trí chung của tập thể giáo viên, trong nghị quyết Hội nghị cán bộ
công chức đầu năm trường chúng tôi đã thống nhất : mỗi nhóm chuyên môn mỗi
tuần họp 1 lần với thời gian 1 giờ 30 phút. Lich họp của từng nhóm chuyên môn
trong tuần do nhóm chuyên môn thống nhất và báo cáo với tổ chuyên môn và nhà
trường.
+ Nội dung họp tổ chuyên môn bao gồm: Nội dung mang tính chất hành chính như
thi đua, kỷ luật, nề nếp ... chỉ được chiếm không quá 1/2 thời gian họp tổ.
1/2 thời gian họp tổ là đi sâu vào các nội dung: liên quan trực tiếp đến dạy - học,
như thao giảng, học tập chuyên đề, rút kinh nghiệm, bàn các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy - học; chuẩn bị cho việc đánh giá kiểm tra ...
+ Nội dung sinh hoạt nhóm chuyên môn bao gồm: xem xét việc thực hiện chương
trình, thống nhất từng tiết dạy của tuần tiếp theo về nội dung, phương pháp, đồ
dùng dạy học... yêu cầu tất cả các bài dạy đều được thống nhất trao đổi trong sinh
hoạt nhóm. Rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kỳ. Từ
đó có phương pháp dạy - học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. Thống
nhất kiến thức trọng tâm của từng chương, phần, chuẩn bị cho kiểm tra sắp tới (nếu
có). Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu…


Hiện nay sổ ghi biên bản họp tổ, nhóm chuyên môn do công ty sách thiết bị của Sở
giáo dục đào tạo phát hành có một số nội dung chưa thích hợp với tình hình thực tế
của nhà trường, do vậy, chúng tôi soạn, in sẵn phát cho mỗi nhóm chuyên môn 1

quyển: "Sổ sinh hoạt chuyên môn", trong đó phần quan trọng là ghi nội dung sinh
hoạt chuyên môn của nhóm cho từ 33 đến 35 lần họp trong 1 năm.
Trình tự và nội dung chính của "Sổ sinh hoạt nhóm chuyên môn" tôi xin minh họa
ở phần phụ lục thứ 5.
- Về phía nhà trường luôn tạo điều kiện để mỗi tổ chuyên môn đều có chỗ riêng
lưu giữ các loại hồ sơ tổ, nhóm hay sử dụng: Sổ kế hoạch hoạt động của tổ, sổ
phân công thao giảng - dự giờ, sổ sinh hoạt nhóm chuyên môn…
5. Biện pháp thứ năm: Tin học hóa việc cộng điểm, xếp loại, thống kê kết quả
học tập của học sinh. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các kết quả đó cho tổ và
nhóm chuyên môn.
Từ năm học 2005 – 2006, chúng tôi đã hợp đồng với công ty ứng dụng kỹ thuật
công nghệ Thành Tiến (322 – Hoàng Diệu , Đà Nẵng) để sử dụng phần mềm quản
lý chất lượng học tập của học sinh. Cho đến nay sau gần 3 năm sử dụng, phần mềm
quản lý này đã ngày càng được hoàn thiện và phục vụ rất hữu ích cho công tác
quản lý, chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Nội dung của phần mềm này rất
phong phú, trong bài viết này tôi chỉ nêu một số nội dung cơ bản phục vụ cho hoạt
động của tổ, nhóm chuyên môn, cụ thể là:
- Nhập điểm, cộng điểm trung bình môn của học kỳ, cả năm. Xếp loại học lực của
học sinh; kết quả lên lớp, thi lại, ở lại; chương trình in giấy khen.
- Thống kê kết quả kịp thời ngay khi giáo viên nhập điểm các bài kiểm tra từ 15
phút trở lên. Nội dung thống kê theo từng giáo viên, từng khối lớp và toàn trường.
Chúng tôi cung cấp các bản thống kê này cho tổ và nhóm chuyên môn để phục vụ
cho việc sinh họct tổ, nhóm.
Ơ phần phụ lục thứ sáu, tôi xin minh họa một số biểu mẫu thống kê.
6. Biện pháp thứ sáu: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm
một cách khoa học kịp thời.
Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người cán bộ quản lý phải luôn chú
ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể. Vì có thể nói: người dạy
học là giáo viên – người đánh giá học sinh cũng là giáo viên. Do đó trong quá trình
chỉ đạo hoạt động dạy và học, cán bộ quản lý giáo dục phải luôn chú ý lắng nghe ý

kiến đóng góp xây dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp thời gian một cách
khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác đã làm được trong từng
học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học
trong học kỳ tiếp theo. Sau đó mỗi tổ chuyên môn họp sơ kết học kỳ và đề ra kế
hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, của tổ


chuyên môn, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và các biện pháp chính nhằm nâng
cao chất lượng dạy học cho học kỳ tiếp theo. Đối với học kỳ I công việc này
thường hoàn thành trong tuần 18 b và nửa đầu của tuần 19. Với cách làm này
chúng tôi không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng vẫn phát huy tốt phong
trào thi đua dạy và học đi vào thực chất, không chạy theo hình thức.
Trong phần phụ lục thứ bảy tôi xin minh họa biểu mẫu: Bản tự đánh giá công tác
học kỳ I và kế hoạc nâng cao chất lượng dạy học ở học kỳ II năm học 2007 – 2008
của từng giáo viên.
C. HIỆU QUẢ
Từ khi thực hiện các biện pháp như vừa trình bày ở trên, hoạt động của tổ, nhóm
chuyên môn, và kết quả dạy học có nhiều sự chuyển biến tích cực, cụ thể như sau:
- Hoạt động của tổ nhóm chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang
tính chất giải quyết sự vụ, công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu
vào đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy - học.
- Nội dung công việc của tổ, nhóm chuyên môn nhiều, xong nhờ có các loại sổ
sách , biểu mẫu (như đã trình bày) in sẵn, phát cho từng tổ, nhóm do đó, khá thuận
tiện, đơn giản trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn quan trọng liên quan
đến dạy học, giúp cho lãnh đạo nhà trường dễ theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng
dạy- học, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp.
- Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn tạo
được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ, nhóm chuyên
môn phù hợp với đặc trưng của bộ môn.
- Chất lượng dạy học của trường ngày càng được nâng cao và củng cố vững chắc.

Xin nêu một vài số liệu của trường chúng tôi trong các năm gần đây.
+ Về phía giáo viên:
Năm học
Giáo viên giỏi và Giáo viên đạt lao
Giáo viên có
chiến sĩ thi đua cơ
động tiên tiến
chuyên môn yếu
sở
2004 - 2005
19
53
0
2005 - 2006
17
57
0
2006 - 2007
14
56
0
+ Về phía tổ chuyên môn:
Năm học
2004 - 2005

Tổng số tổ chuyên
môn
7

Số tổ đạt lao động

xuất sắc
5

Số tổ đạt lao động
giỏi
2


2005 - 2006
7
2006 - 2007
7
+ Về phía học sinh:
Năm học
2004 - 2005
2005 - 2006
2006 - 2007
Kỳ I: 07-08

4
5

3
2

Số giỏi cấp quận Học sinh giỏi Học sinh tien tiến Lên lớp thẳng
và thành phố
47
26,1 %
27,7 %

92,5 %
51
27,5 %
31,2 %
91,3 %
56
28,6 %
26,96 %
88,01 %
Chưa
23,6 %
26,7 %
Chưa
Xem tiếp Sáng kiến kinh nghiệm (phần 3)

Các kết quả, thành tích đạt được trong hoạt động dạy - học, góp phần khá lớn vào
thành tích chung của nhà trường: 8 năm liền (từ năm học 1999 - 2000 đến năm học
2006 - 2007) trường chúng tôi đều đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc của
thành phố, được Thủ tướng chính phủ cấp Bằng khen và được UBND thành phố
Đà Nẵng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thực tiễn công tác, chúng tôi rút ra các bài học kinh nghiệm sau trong công tác
chỉ đạo chuyên môn trong trường trung học cơ sở:
- Hiệu phó chuyên môn làm việc phải có kế hoạch, khoa học, kịp thời, sát với thực
tế, từ đó mới tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt
động một cách khả thi.
- Nhà trường cần bố trí thời gian một cách hợp lý, tương đối cố định để các tổ
chuyên môn hoạt động. Cần có chỉ đạo, định hướng để họp tổ, nhóm chuyên môn,
tránh sa đà vào giải quyết công việc mang tính chất hành chính, sự vụ mà chủ yếu
là các nội dung nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy- học là một trong công tác quan trọng nhất của
người làm công tác quản lý; do vậy cần tập trung xây dựng và có nhiều biện pháp
phù hợp để kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực chất. Từ đó mới có các giải pháp
đúng, khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Qua mỗi hoạt động, trong từng giai đoạn cần tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời, từ
đó điều chỉnh phương pháp, biện pháp cho phù hợp.
- Chỉ đạo và nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn để nâng cao chất
lượng dạy học là công tác quan trọng thường xuyên của người làm công tác quản
lý trường học.


- Nhà trường cần soạn thảo sẵn các loại hồ sơ, biểu mẫu một cách khoa học để
thuận lợi cho giáo viên và tổ nhóm chuyên môn sử dụng cũng như thuận lợi cho
việc kiểm tra đánh giá của lãnh đạo.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm bước đầu mà chúng tôi đã đúc rút, thực hiện
trong quá trình chỉ đạo hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn. Chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót và chưa đầy đủ, mong các đồng chí, đồng nghiệp cùng
tham khảo và góp ý.
Ngày 28 tháng 01năm 2008
Lê Quốc Hùng
Phụ lục 1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN TRÀ
TRƯỜNG THCS LÊ ĐỘ
KẾ HOẠCH HỌP VÀ KIỂM TRA CHUNG TOÀN KHỐI KỲ II
NĂM HỌC 2006-2007 (SÁNG THỨ 5 HÀNG TUẦN)
1. Thứ 5 tuần 19 (18/01/07): Họp
2. Thứ 5 tuần 20 (25/01/07): Họp - Học tập chuyên đề
Khối 6,7: học tự chọn
3. Thứ 5 tuần 21 (01/02/07): Họp - Học tập chuyên đề
Khối 6,7: học tự chọn

4. Thứ 5 tuần 22 (08/02/07):
- Tiết 1: Kiểm tra Đại số 6
- Tiết 2 - 5: Họp
5. Thứ 5 tuần 23a và 23b (15/02/07 và 22/02/07):
- Kiểm tra chung theo thời khóa biểu: đại số 9 (tiết 46) và Tiếng Việt 7 (tiết 89)
(Đầu tuần 23)
- Sáng thứ 5 (22/02/07): Họp HĐSP đầu năm.
6. Thứ 5 tuần 24 (01/03/07):
- Tiết 1: Hóa 8 ( tiết 46/ cuối tuần 23) - Hóa 9 (tiết 48/ cuối tuần 24)
Kiểm tra chung theo thời khóa biểu: Anh 6 (tiết 72/ cuối tuần 24)
- Tiết 2: Khối 8 và khối 9 học tự chọn theo TKB của chiều thứ 5 tuần 24 (01/3/07).
- Tiết 3: Tất cả các tổ chuyên môn thao giảng.
- Tiết 4, 5: Họp tổ chuyên môn.
(Buổi chiều 13 giờ 30: khối 6, 7: Học tự chọn theo TKB tuần 24)
7. Thứ 5 tuần 25 (08/3/07):
- Tiết1: Văn 6 ( tiết 97/ đầu tuần 25 )- Anh 9 (tiết 49/đầu tuần 25)
- Tiết 2: Anh 8 (tiết 73/đầu tuần 25) - Văn 7 (Tiết 98/giữa tuần 25)
- Tiết 3, 4, 5 : Họp.
8. Thứ 5 tuần 26 (Chiều 15/3//07):
- Tiết 1: Hình 7 ( tiết 46/cuối tuần 25 ) - Đại 8 (tiết 56)


- Tiết 2: Tất cả các tổ chuyên môn thao giảng.
Tổ Hóa - Sinh: tổ chức sinh hoạt toàn cụm môn Hóa
Tổ Ngoại ngữ: tổ chức sinh hoạt toàn cụm môn Anh
- Tiết 3,4,5 : Họp chuyên môn.
9. Thứ 5 tuần 27 (22/3/07):
- Tiết 1: Văn 9 ( tiết 129/cuối tuần 26 ) - Lý 6 (tiết 27)
- Tiết 2: Hóa 8 ( tiết 53/đầu tuần 27 ) - Lý 7 (tiết 27)
Môn Anh 7: Kiểm tra chung theo TKB.

- Tiết 3, 4, 5 : Họp
(Buổi chiều: 13 giờ 30: Khối 6,7 học tự chọn theo TKB tuần 26)
10. Thứ 5 tuần 28 (29/03/07):
- Tiết 1: Lý 8 (tiết 27) - Lý 9 (tiết 27)
- Tiết 2,3: Khối 8,9 học tự chọn theo TKB tuần 27.
- Tiết 4,5: Họp
(Buổi chiều: 13 giờ 30: Khối 6,7 học tự chọn theo TKB tuần 28)
11. Thứ 5 tuần 29( 05/4/07):
- Tiết 1 : Hóa 9 ( tiết 57/đầu tuần 29 ) - Hình 8 (tiết 54 /đầu tuần 29)
- Tiết 2: Văn 8 ( tiết 113/đầu tuần 29 ) - Hình 9 (tiết 57)
- Tiết 3 - 5 : Họp chuyên môn, nhóm CM thống nhất kế hoạch tôn tập HKII.
12. Thứ 5 tuần 30( 12/4/07 )
- Tiết 1: Đại 9 ( tiết 59/đầu tuần 30) - Đại số 6 ( tiết 93/giữa tuần 30 )
- Tiết 2: Tất cả các tổ chuyên môn thao giảng theo chuyên đề ôn tập.
- Tiết 3 - 5: Họp
13. Thứ 5 tuần 31( 19/4/07 )
- Tiết 1: Anh 6 (tiết 90/cuối tuần 30) - Anh 9 (tiết 62/tuần 31)
- Tiết 2: Anh 7 (tiết 91/ đầu tuần 31) - Anh 8 (tiết 91)
- Tiết 3,4,5: Thi học si nh giỏi cấp trường:
- Môn Toán, Văn, Anh của khối 6,7
- Môn Lý, Hóa của khối 8
14. Thứ 5 tuần 32( 26/4/07) :
- Tiết 1: KT Tiếng Việt 9 (tiết 157) - Hình 6 (tiết 28)
- Tiết 2 - 5: Họp chuẩn bị thi học kỳ II
15. Tuần 33 : KT học kỳ
16. Tuần 34 (10/5/07) và tuần 35 (17/5/07): Họp chuẩn bị tổng kết năm học.
Chú ý:
1. Tất cả các bài kiểm tra 45' theo PPCT nằm ở tuần 33, 34, 35 các tổ chuyên môn
điều chỉnh PPCT để kiểm tra trong tuần 32, sau đó tiếp tục dạy cho đủ chương
trình.



2. Các bài kiểm tra theo PPCT của tất cả các môn mà không có trong kế hoạch này
thì GVBM tự tổ chức kiểm tra theo PPCT, sau đó nộp lại đề, đáp án và biểu điểm
cho tổ trưởng chuyên môn (chậm nhất là 1 tuần sau khi kiểm tra).
3. Kết quả các bài kiểm tra 45' trở lên của tất cả các môn(kể cả các bài không kiểm
tra chung) đều được cập nhật vào sổ điểm chính và máy tính, chậm nhất sau 2 tuần
kể từ ngày kiểm tra.
4. Tổ trưởng chuyên môn nộp đề kiểm tra, đáp án biểu điểm (gồm đề của tổ trưởng
và đề của tất cả các giáo viên dạy trong khối của môn học đó) cho đồng chí HPCM
chậm nhất trong ngày thứ 7 của tuần kế trước tuần tổ chức kiểm tra.



×