Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại thức ăn Deheus và Vilico tới khả năng sinh trưởng của gà broiler tại xóm Lam Sơn, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.74 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRẦN VĂN NGỌC

Tên đề tài
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HAI LOẠI THỨC ĂN DEHUES
VÀ VILICO TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ BROILER
NUÔI TẠI XÓM LAM SƠN, XÃ TÂN CƯƠNG,
TP. THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Quyên

Thái Nguyên, năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và thời gian thực tập tại Xã Tân Cương – TP Thái Nguyên –
Tỉnh Thái Nguyên em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể,
cá nhân trong và ngoài trường.
Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
đến Ban giám hiệu nhà trường, cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa chăn nuôi
thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.


Em xin đặc biệt cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thu Quyên, cô đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo động viên, giúp đỡ em về mọi mặt trong suốt quá trình
tiến hành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn: Ban lãnh đạo UBND Xã Tân Cương cùng
anh Trần Quyết Nghị - chủ trại gà, nơi cơ sở em thực tập đã tạo điều kiện và
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin được cám ơn sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của các
thầy cô, gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ em hoàn thành tốt việc học
tập, nghiên cứu của mình trong suốt quá trinh học tập vừa qua.
Em xin chân thành cám ơn !
Thái nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Trần Văn Ngọc


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 17
Bảng 3.2. Quy trình phòng bệnh cho đàn gà thí nghiệm ................................ 18
Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm............................................ 19
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 25
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%). ............. 27
Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con) .............................. 29
Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) ................... 30
Bảng 4.5. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) ................................ 32
Bảng 4.6. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm ................................. 33
Bảng 4.7. Kết quả tiêu tốn thức ăn / kg tăng khối lượng (Kg) ....................... 34
Bảng 4.8. Tiêu tốn năng lượng trao đổi và tiêu tốn
protêin thô/kg tăng khối lượng ........................................................................ 35
Bảng 4.9. Chỉ số kinh tế và chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm....................... 37

Bảng 4.10. Sơ bộ hạch toán thu chi.................................................................39


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ..........................................30
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí ...................................................31


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................2
1.3.1.Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại gà....................................................................................3
2.1.2. Bản chất di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm ....................................4
2.1.3. Sức sống và khả năng chống đỡ bệnh của gia cầm ...........................................6
2.1.4. Khái niệm sinh trưởng và các phương pháp đánh giá sinh trưởng ...................7
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng ...............................................................8
2.1.6. Khả năng chuyển hoá và sử dụng thức ăn.......................................................12
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................12
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................12
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................13
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................17

3.2. Địa điểm thời gian tiến hành nghiên cứu ...........................................................17
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................17
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................17
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................17
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ...............................................19
3.4.3. Khả năng chuyển hoá thức ăn .........................................................................21
3.4.5. Chi phí trực tiếp/ kg gà thịt ............................................................................21
3.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................21


PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................22
4.1. Công tác phục vụ sản xuất .................................................................................22
4.1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ..................................................................23

4.1.2. Kết luận về công tác phục vụ sản xuất..................................................26
4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................27
4.2.1. Ảnh hưởng của hai loại thức ăn đến tỉ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ..........27
4.2.2. Ảnh hưởng của hai loại thức ăn tới sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm...28
4.2.3. Ảnh hưởng của hai loại thức ăn đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ....... 30
4.2.4. Ảnh hưởng của hai loại thức ăn khác nhau đến sinh trưởng tương đối của gà
thí nghiệm..................................................................................................................31
4.2.5. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm ........................32
4.2.6. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) .....................................................36
4.2.7. Sơ bộ hạch toán thu chi ...................................................................................37
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................39
5.1. Kết luận ..............................................................................................................39
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................40



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển mạnh
mẽ đặc biệt là chăn nuôi gia cầm đang giữ một vai trò quan trọng trong việc cung
cấp các sản phẩm có giá trị như: thịt, trứng…cho nhu cầu của người dân. Ngày nay
cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu về
thực phẩm đòi hỏi lớn hơn, ngon hơn. Do đó, đã thúc đẩy chăn nuôi nói chung và
ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng phát triển với tốc độ nhanh. Xu hướng phát triển
chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
Vì vậy chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp hiện nay ở nước ta phát triển mạnh
mẽ, với năng suất cao, sản lượng lớn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm tiêu dùng. Với những
giống gà có khả năng sản xuất thịt cao đưa vào chăn nuôi theo hướng công nghiệp như:
Ross 208, Ross 308, AA…Đem lại hiệu quả kinh tế cao và là nguồn thu lớn cho nhiều
chủ trang trại chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp.
Gà Ross là giống gà công nghiệp siêu thịt của Scotland (Vương quốc Anh)
được nhập vào Việt Nam từ hơn chục năm nay, gà Ross gồm nhiều dòng để tạo tổ
hợp lai như: Ross 208, Ross 308, Ross 508…Đặc điểm của gà Ross tốc độ sinh
trưởng nhanh, năng suất thịt cao, chất lượng thịt tốt, ít mỡ khả năng thích nghi tôt,
phù hợp với điều kiện nước ta cả về phương tiền sản xuất và tiêu thụ. Để đạt hiệu
quả cao, nâng cao năng suất cho thịt đồng thời tiết kiệm được chi phí sản xuất cần
phải có quy trình và phương pháp chăn nuôi hợp lý
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa
Chăn nuôi Thú y- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự giúp đỡ
của cô giáo TS. Nguyên Thu Quyên và cơ sở nơi thực tập, chúng tôi thực hiện
chuyên đề: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại thức ăn Deheus và Vilico tới
khả năng sinh trưởng của gà broiler tại xóm Lam Sơn, xã Tân Cương, TP Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” để có thêm cơ sở khoa học cho việc đánh giá khả

năng sinh trưởng phát triển của gà thịt broiler ross 308.


2

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và một số bệnh thường
gặp của gà broiler khi nuôi bằng hai loại thúc ăn khác nhau.
- Từ kết quả thu được của thí nghiệm, có cơ sở khuyến cáo cho người
chăn nuôi sử dụng loại thức ăn cho khả năng sinh trưởng tốt đối với gà
broiler.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Sau khi kết thúc thí nghiệm phải đánh giá được ảnh hưởng của 2 loại
thức ăn khác nhau đến khẩ năng sinh trưởng của gà broiler.
- Khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng loại thức ăn đã lựa chọn
được qua thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để áp dụng vào thực tiễn chăn
nuôi, sử dụng thức ăn dùng cho gà broiler có hiệu quả cao về sinh trưởng.
- Kết quả của đề tài khuyến cáo bổ ích cho các tập thể, hộ gia đình, các
cá nhân chăn nuôi gà broiler trong chuồng kín theo hướng công nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về ảnh hưởng của thức ăn
đến khả năng sinh trưởng của gà broiler nuôi tại trại gà xã Tân Cương, thành phố
Thái Nguyên.


3


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại gà
* Nguồn gốc
Người đầu tiên nghiên cứu về nguồn gốc, phân loại gia cầm là Darwin.
Theo ông gà nhà có nguồn gốc từ gà rừng Gallus banquiva. Trong đó có bốn
chủng loại khác nhau:
- Gallus sonnerati: Màu lông xám bạc, có nhiều ở miền Tây và Nam Ấn Độ.
- Gallus lafayetti: Sống ở đảo Srilanca.
- Gallus varius: Sống ở đảo Java.
- Gallus banquiva: Màu lông đỏ có nhiều ở Ấn Độ, bán đảo Đông
Dương, Philippin.
Cách đây 5000 năm gà được thuần hóa ở Ấn Độ, tại Trung Quốc gà
cũng được thuần hóa cách đây hơn 3000 nghìn năm, sau đó xuất hiện ở Ba
Tư rồi đến Mesopotami. Ở Tây Âu gà nhà xuất hiện cách đây khoảng gần
2500 năm. Những di tích văn hóa của Hy Lạp đã mô tả con gà trong đời
sống từ hơn 700 năm trước công nguyên.
Ngày nay gà rừng Gallus banquiva vẫn còn sống ở vùng núi Ấn Độ,
Java (Indonesia), Đông Dương. Màu lông của chúng có khác nhau nhưng chủ
yếu là màu hơi vàng lẫn với những vạch đen, có cánh ngắn nên bay kém.
Đến nay các tài liệu đều chứng minh rằng gà được thuần hóa đầu tiên ở
Đông Nam Á và từ đây phân hóa đi khắp thế giới.
Ở nước ta cho đến nay các công trình nghiên cứu về nguồn gốc gia cầm
chưa thật đầy đủ song sơ bộ có thể nói: Nước ta là một trong những cái nôi
thuần hóa gà đầu tiên của Đông Nam Á.


4


* Phân loại gà
Theo Nguyễn Văn Thiện (1996) [13] thì vị trí sắp xếp của gà trong giới
động vật như sau:
+ Giới (Kingdom): Animal;
+ Ngành (Phylum): Chordata;
+ Lớp (Class): Aves;
+ Bộ (Order): Galliformes;
+ Họ (Family): phasianidae;
+ Chủng (Genus): Banquiva Gallus;
+ Loài (Species): Gallus gallus.
2.1.2. Bản chất di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm
Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm, các nhà khoa học
không những nghiên cứu về đặc điểm di truyền mà còn nghiên cứu đến các
yếu tố ngoại cảnh tác động lên tính trạng đó.
Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về năng suất của
gia cầm như: Sinh trưởng, sinh sản, cho lông, cho trứng, cho thịt... đều là
những tính trạng số lượng (Quantitative Character) và do các gen nằm trên
cùng nhiễm sắc thể (NST) quy định. Tính trạng số lượng là những tính trạng
mà ở đó sự sai khác nhau về mức độ giữa các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác
về chủng loại. Sự sai khác nhau này chính là nguồn vật liệu cho chọn lọc tự
nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo. Các tính trạng số lượng được quy định bởi
nhiều gen, các gen điều khiển tính trạng số lượng phải có môi trường phù hợp
mới được biểu hiện hoàn toàn.
Theo Nguyễn Văn Thiện, 1995 [14] thì giá trị đo lường của tính trạng
số lượng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (Phenotypic value) của cá
thể đó. Các giá trị có liên quan tới kiểu gen là giá trị kiểu gen (Genotypic
value) và giá trị có liên hệ với môi trường là sai lệch môi trường



5

(Environmental deviation). Như vậy kiểu gen quy định một giá trị nào đó của
kiểu hình và môi trường gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng
này hoặc hướng khác. Quan hệ đó được biểu thị như sau:
P=G+E
Trong đó:
P: Là giá trị kiểu hình
G: Là giá trị kiểu gen
E: Là sai lệch môi trường
Tuy nhiên khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng
số lượng do nhiều gen nhỏ (Minorgene) cấu tạo thành. Đó là hiệu ứng riêng
biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ
rệt đến tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen
(Polygene) gồm các thành phần: Cộng gộp, trội và tương tác gen, nên được
biểu thị theo công thức sau:
G=A+D+I
Trong đó:
G: Là giá trị kiểu gen
A: Là giá trị cộng gộp (Additive value)
D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance deviation)
I : Là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation)
Trong đó giá trị cộng gộp (A) là do giá trị giống quy định, là thành phần
quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền
lại cho thế hệ sau, có ý nghĩa trong chọn dòng thuần, là cơ sở cho việc chọn
giống.
Hai thành phần sai lệch trội (D) và tương tác gen (I) cùng có vai trò
quan trọng, là giá trị giống đặc biệt chỉ có thể xác định được thông qua con
đường thực nghiệm. D và I không di truyền được và phụ thuộc vào vị trí và sự
tương tác giữa các gen. Chúng là cơ sở của việc lai giống.



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 17
Bảng 3.2. Quy trình phòng bệnh cho đàn gà thí nghiệm ................................ 18
Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm............................................ 19
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 25
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%). ............. 27
Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con) .............................. 29
Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) ................... 30
Bảng 4.5. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) ................................ 32
Bảng 4.6. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm ................................. 33
Bảng 4.7. Kết quả tiêu tốn thức ăn / kg tăng khối lượng (Kg) ....................... 34
Bảng 4.8. Tiêu tốn năng lượng trao đổi và tiêu tốn
protêin thô/kg tăng khối lượng ........................................................................ 35
Bảng 4.9. Chỉ số kinh tế và chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm....................... 37
Bảng 4.10. Sơ bộ hạch toán thu chi.................................................................39


7

Sức sống của vật nuôi được xác định thông qua khả năng chống đỡ
bệnh, khả năng thích nghi với điều kiện môi trường. Người ta thông qua tỷ lệ
nuôi sống để đánh giá sức sống của vật nuôi trong giai đoạn khảo nghiệm.
Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm non trong điều kiện bình thường đạt khoảng
90% nhưng cũng có những dòng gà tỷ lệ nuôi sống có thể lên tới 98 - 99 %. Theo
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cs (2001) [2]. Cho biết tỷ lệ nuôi
sống từ 0 - 140 ngày tuổi của gà Lương Phượng lai gà Ri từ 97% đến 99%.
2.1.4. Khái niệm sinh trưởng và các phương pháp đánh giá sinh trưởng
* Khái niệm sinh trưởng

Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [11] đã khái quát:
“Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất,
là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan,
bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước”.
Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và sinh trưởng của gà nói riêng chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, dinh dưỡng và
các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác.
* Phương pháp đánh giá sinh trưởng
Để đánh giá khả năng sinh trưởng các nhà chọn giống vật nuôi đã có
khuynh hướng sử dụng các phương thức đơn giản và thực tế, đó là khả năng
sinh trưởng theo 3 phương hướng là: Chiều cao, thể tích và khối lượng.
Khối lượng cơ thể: Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá
trình tổng hợp, tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Do vậy có thể
lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
của gia súc, gia cầm. Khối lượng của gia súc, gia cầm là một trong những
tính trạng di truyền số lượng. Tính trạng này có hệ số di truyền khá cao phụ
thuộc vào đặc điểm của từng giống, loài.


8

Sinh trưởng theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [11] là
cường độ tăng các chiều của cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong chăn nuôi gia cầm để đánh giá sinh trưởng người ta sử dụng 2 chỉ số đó
là: Sinh trưởng tuyệt đối và Sinh trưởng tương đối.
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ thể
trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N 2 - 39 - 77) [18].
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích
thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N 2 - 40 - 77) [19].
Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [11] cho biết có mối

quan hệ ở cơ thể gia cầm giữa sinh trưởng và một số tính trạng liên quan. Mối
liên quan giữa sinh trưởng và tốc độ mọc lông đã được xác định, cũng có mối
liên quan giữa sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
* Ảnh hưởng của giống
Mỗi giống có một khả năng sinh trưởng nhất định, sự khác nhau về sinh
trưởng đó là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống và
ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là cùng một kiểu gen nhưng ở
các môi trường khác nhau thì có sinh trưởng khác nhau. Cho nên việc cần thiết
là phải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa tiềm năng
di truyền của giống. Jaap và Moris, (1937) [20] đã phát hiện ra những sai khác
trong cùng một giống về cường độ sinh trưởng.
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [4] cho biết, gà con ở 40
ngày tuổi khối lượng tăng gấp 10 lần so với lúc 01 ngày tuổi, trong khi đó vịt con
chỉ cần có 20 ngày để tăng gấp 10 lần khối lượng so với lúc 01 ngày tuổi.
Khảo sát khả năng sinh trưởng của 3 dòng gà Plymouth Rock thì dòng
TĐ9 có khả năng sinh trưởng tốt nhất. Đến tuần tuổi thứ 8, dòng TĐ9 có khối
lượng sống vượt dòng TĐ8 12,90% và vượt dòng TĐ3 17,40%, (Lê Hồng Mận
và cs, 1996 [10]).


9

Sự khác nhau về sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn chịu ảnh hưởng
của tính biệt, thông thường con trống sinh trưởng nhanh hơn con mái: Ở gà
hướng thịt giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi con trống nặng hơn con mái 180 - 250g,
(Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, 1998 [4]).
Nhiều nhà nghiên cứu trước đây cho biết một số gen ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng, có khoảng 15 cặp gen quy định sinh trưởng. Như vậy, các
nhà nghiên cứu đã chứng minh sự khác biệt về sinh trưởng là do di truyền, mà

cơ sở di truyền là do gen, có ít nhất một gen về sinh trưởng liên kết với giới
tính cho nên con trống thường lớn hơn con mái. Điều này chứng tỏ di truyền
có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của gia cầm.
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau
gây nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô
này với mô khác. Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng
mà còn làm biến động di truyền về sinh trưởng.
Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán, (1993) [9] cho biết
nhu cầu protein thích hợp cho gà Broiler cho năng suất cao đã được xác định.
Để phát huy được khả năng sinh trưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lượng.
Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành trong chăn nuôi gà Broiler, nên bất
cứ yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều đưa lại hiệu quả kinh tế
cao cho ngành chăn nuôi gà Broiler. Do vậy, để có năng suất cao trong chăn nuôi
gia cầm, đặc biệt để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì vấn đề cơ bản là phải
lập ra những khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối, trên cơ sở tính toán nhu cầu
của gia cầm trong từng giai đoạn nuôi.
* Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc
Bên cạnh các yếu tố nêu trên thì sinh trưởng của gà còn chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố môi trường như chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ
thông thoáng, mật độ nuôi...


10

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi:
Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, (1993) [8] thì nhiệt độ chuồng nuôi
gà sau 28 ngày thích hợp là 18 - 200 C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu
năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà Broiler, do vậy tiêu thụ

thức ăn của gà chịu sự chi phối của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt
độ khác nhau thì mức tiêu tốn thức ăn của gà cũng khác nhau.
Theo Cerniglia và Cs, (1983) [21] thì nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi
10C tiêu thụ năng lượng của gà biến đổi tương đương 2 Kcal, mà nhu cầu về
năng lượng và các vật chất dinh dưỡng khác nhau cũng bị thay đổi theo
nhiệt độ môi trường.
Wash Burn, K.Wetal, (1992) [22] cho biết nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng
chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn nuôi gà Broiler
công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. I.Nir, (1992) [23] qua nghiên cứu đã chỉ ra
rằng với nhiệt độ môi trường 350C ẩm độ tương đối 66% đã làm giảm quá trình
tăng khối lượng cơ thể 30 - 35% ở gà trống, 20 - 30% ở gà mái so với điều kiện
về khí hậu thích hợp.
Thông thường khi nhiệt độ cao khả năng ăn của gia cầm giảm. Để khắc
phục điều này đảm bảo khả năng sinh trưởng của gà người ta đã sử dụng thức ăn
cao năng lượng tất nhiên trên cơ sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng như axit
amin/ME và tỷ lệ khoáng, vitamin trong thức ăn cũng cần phải cao hơn để đảm
bảo dinh dưỡng mà gà tiếp nhận được không thấp hơn nhu cầu của chúng.
Do đó, trong điều kiện khí hậu ở nước ta, tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào
nhiệt độ của từng giai đoạn mà điều chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP cho phù
hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và
chăn nuôi gà thịt nói riêng.
+ Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng:


11

Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia cầm.
Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc làm
ảnh hưởng xấu tới gà. Đặc biệt là NH3 do vi khuẩn phân huỷ axit uric trong
phân và chất độn chuồng làm tổn thương đến hệ hô hấp của gà, tăng khả năng

nhiễm bệnh Cầu trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả năng sinh
trưởng của gà.
Độ thông thoáng trong chuồng có vai trò quan trọng trong việc giúp gà
có đủ O2, thải CO2 và các chất độc khác. Sự thông thoáng làm giảm ẩm độ,
điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ đó hạn chế bệnh tật.
Tốc độ gió lùa và nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới sự tăng khối
lượng của gà, gà con nhạy cảm hơn gà trưởng thành. Đối với gà lớn cần tốc độ
lưu thông không khí lớn hơn gà nhỏ.
+ Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng:
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, 1998 [4] với gà Broiler giết
thịt sớm 38 - 42 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu chiếu sáng
24/24 giờ, cường độ chiếu sáng 20 lux/m2, ngày thứ tư đến khi kết thúc thời
gian chiếu sáng giảm xuống còn 23/24 giờ, cường độ chiếu sáng còn 5 lux/m2.
Khi cường độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều do đó làm giảm khả
năng tăng khối lượng. Với chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần
phải che ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng nhưng vẫn đảm bảo thông
thoáng, ánh sáng được phân bố đều trong chuồng và sử dụng bóng đèn có cùng
công suất để tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn.
+ Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt:
Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi gà đạt hiệu
quả cao. Mật độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2,
H2S cao và quần thể vi sinh vật phát triển ảnh hưởng tới khả năng tăng khối
lượng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm bệnh tật, tỷ lệ đồng đều


12

thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi. Ngược lại
mật độ nuôi nhốt thấp thì chi phí chuồng trại cao. Do vậy tuỳ theo mùa vụ, tuổi
gà và mục đích sử dụng cần có mật độ chăn nuôi thích hợp.

2.1.6. Khả năng chuyển hoá và sử dụng thức ăn
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, việc tạo ra
giống mới có năng suất cao thì chưa đủ mà còn phải tạo ra nguồn thức ăn giàu
dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh lý, phù hợp với mục đích sản xuất của
từng giống, dòng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi.
Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
quan trọng. Chi phí cho thức ăn thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Do
đó giải quyết tốt vấn đề thức ăn không chỉ là yêu cầu kỹ thuật đơn thuần mà
còn đảm bảo yêu cầu về hiệu quả kinh tế.
Theo Phùng Đức Tiến (1996) [16], hệ số tương quan di truyền giữa khối
lượng cơ thể và tăng khối lượng với tiêu tốn thức ăn được Chambers (1984)
xác định là 0,5 - 0,9 và tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là
tương quan âm (0,2 - 0,8). Người ta cũng xác định được tiêu tốn thức ăn trên
một đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào tính biệt, môi trường và chế độ chăm sóc
nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khoẻ của gia cầm.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Những năm gần đây, tại các nước có nền kinh tế phát triển như Pháp,
Israel, Trung Quốc…ngoài việc tạo ra các giống gà công nghiệp cao sản hướng
thịt, hướng trứng người ta còn chú ý đến việc nghiên cứu để tạo ra những
giống gà lông màu có chất lượng thịt thơm ngon,
Ở Israel, Công ty Kabir đã tạo ra giống gà Kabir từ con lai của giống gà
địa phương Sinai có sức chịu nóng cao với gà Whiter Leghorn, Plymouth.
Hiện nay, công ty Kabir đã tạo ra 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ..........................................30
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí ...................................................31



14

Các giống gà địa phương phổ biến ở Việt Nam gồm gà Ri, gà Mía, gà
Đông Cảo, gà Hồ…chúng có đặc điểm chung là chống chịu tốt với khí hậu địa
phương, thịt thơm ngon… nhưng nhược điểm là tầm vóc nhỏ, năng suất thịt
kém, khả năng sinh sản thấp.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Long và cs (1994) [7], gà Ri sinh
trưởng chậm, nuôi từ 1 - 42 ngày tuổi khối lượng bình quân đạt 327,60g khả
tiêu tốn thức ăn là 2,985 kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nuôi sống hai tuần đầu chỉ
đạt 73,80%.
Từ năm 1994 đến nay, ở nước ta có một số giống gà nhập nội mới đang
được đưa vào sản xuất đó là các giống Sasso, Kabir, Tam Hoàng, Lương
Phượng:
Gà Kabir được nhập nội từ năm 1997, gà có đặc điểm ngoại hình dòng
trống lông màu vàng nâu, vàng hoặc hoa mơ... da, chân, mỏ màu vàng, thịt
mịn, chắc, thơm ngon. Đặc biệt gà thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm, dễ nuôi, ít bệnh tật (Nguyễn Thị Hải, 1999) [3]).
Theo kết quả thí nghiệm nuôi gà sạch tại Thái Nguyên phục vụ chế biến
xuất khẩu đợt I, tác giả Nguyễn Khánh Quắc (1998) [12], cho biết giống gà
Kabir nuôi tại Thái Nguyên như sau: Khả năng sinh trưởng của gà Kabir cao,
lúc 63 ngày tuổi đạt 1783,00g và lúc 91 ngày tuổi đạt 2515,20g. Tỷ lệ thịt xẻ
con trống là 78,03%, con mái đạt 77,52%. Tỷ lệ thịt đùi + ngực là 37,67%, tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 3,09 kg, tỷ lệ nuôi sống đến 91 ngày
tuổi đạt 99%.
Theo Nguyễn Văn Đại và cs, (2001) [1] đã đưa ra kết luận về ảnh hưởng
của phương thức nuôi nhốt và bán nuôi nhốt đến khả năng sản xuất của gà lai
F1 (♂ Mía x ♀ Kabir) (MK):
- Gà lai F1 - MK có màu lông phong phú, chân, da, mỏ vàng, gà rắn
chắc, ham chạy nhảy.Gà lai có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất ở giai



15

đoạn 8 - 9 tuần tuổi, đạt 33,92 g/con/ngày ở phương thức nuôi bán chăn thả và
đạt 35,49 g/con/ngày ở phương thức nuôi nhốt.
- Sinh trưởng tương đối cao nhất ở tuần 0 - 1 đạt 67,35% ở phương thức
nuôi bán chăn thả và 67,02% ở phương thức nuôi nhốt, thấp nhất là ở 11 - 12 tuần
tuổi đạt 6,74% ở phương thức bán chăn thả và 6,41% ở phương thức nuôi nhốt.
- Trong phương thức bán chăn thả, tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ ngực, tỷ lệ thịt
đùi, và tỷ lệ mỡ bụng đạt 76,51%; 17,73%; 18,52% và 1,84%. Trong phương
thức nuôi nhốt tương ứng là 75,51%; 18,86%; 17,53% và 2,38%.
- Tiêu tốn thức ăn, năng lượng trao đổi và protein thô cho 1 kg tăng khối
lượng gà trong phương thức nuôi bán chăn thả lần lượt là 2,99 kg; 9269 Kcal;
538,2g CP và nuôi nhốt là 2,82 kg; 8742 Kcal; 507,6g CP.
Theo Đào Văn Khanh (2000) [6], khi nghiên cứu năng suất thịt của gà
broiler giống Tam Hoàng ở các mùa vụ khác nhau có kết luận như sau:
- Tỷ lệ nuôi sống của gà Tam Hoàng đến 84 ngày tuổi ở các mùa vụ đạt
từ 93,91% đến 97,11%.Tỷ lệ nuôi sống cao nhất là ở mùa thu 97,11%; tiếp sau
đó là mùa đông 95% và thấp nhất là mùa hè đạt 93,91%.
- Sinh trưởng của gà broiler Tam Hoàng cả trống và mái vào mùa thu là
tốt nhất, tiếp sau đó là mùa đông, thấp nhất ở mùa hè. Khối lượng cơ thể của
gà mái và gà trống đều đạt cao nhất vào mùa Thu, thấp nhất ở mùa Hè. Sự
chênh lệch về khối lượng cơ thể nuôi ở các mùa đối với gà trống rõ hơn gà
mái. Ở 84 ngày tuổi chênh lệch về khối lượng giữa mùa thu so với mùa hè: gà
trống là 296,72g, gà mái là 261,76g; chênh lệch mùa đông so với mùa hè: gà
trống là 233,16g, gà mái là 9,31g; chênh lệch giữa mùa thu so với mùa đông:
gà trống là 63,58g, gà mái là 252,45g.
Gà Lương Phượng được đưa vào nuôi ở Việt Nam từ năm 1996, gà có
màu sắc lông đa dạng, gà mái có màu lông vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa,



16

gà trống có màu lông nâu đỏ, cườm cổ vàng ánh kim, có con điểm lông đen ở
vai, lông đuôi dài xanh đen, ốp sát thân, chân cao trung bình, màu vàng.
Năng suất của gà Broiler dòng X431L (nuôi nhốt) theo Nguyễn Duy
Hoan và cộng sự, 1999 [5]):
- Khối lượng cơ thể lúc 35 ngày tuổi là 955g và tiêu tốn thức ăn/ 1kg
tăng khối lượng là 1,75 kg.
- Khối lượng cơ thể ở 56 ngày tuổi là 1940g và tiêu tốn thức ăn/ 1kg
tăng khối lượng là 2,20 kg.
- Khối lượng cơ thể ở 63 ngày tuổi là 2280g và tiêu tốn thức ăn/ 1kg
tăng khối lượng là 2,35 kg.


17

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Gà Broiler Ross 308 nuôi trong điều kiện nuôi nhốt chuồng kín từ 1
đến 42 ngày tuổi
3.2. Địa điểm thời gian tiến hành nghiên cứu
- Địa điểm: Trại gà ông Trần Quyết Nghị xóm Lam Sơn, xã Tân Cương,
TP Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên.
- Thời gian: Từ tháng 08/12/2015 đến 24/05/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của gà Broiler.
- Đánh giá ảnh hưởng của hai loại thức ăn khác nhau đến khả năng

sinh trương của gà broiler.
- Tham gia vào công tác phục vụ sản xuất tại cơ sở về công tác thú y,
công tác chăn nuôi và công tác khác.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Diễn giải
Giống gà nuôi TN
Tuối bắt đầu TN
Khối lượng TN
Thời gian
Số con
Số lần lặp lại
Phương thức nuôi
Thức ăn sử dụng

Đơn vị
Ngày tuổi
(g)
Ngày
Con
Lần

Lô 1

Lô 2
Ross 308
1
42,48
42


100
3

100
3
chuồng kín

Deheus

Vilico

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo độ
đồng đều về các yếu tố như giống, tuổi gà thí nghiệm, qui trình chăm sóc nuôi
dưỡng… chỉ khác nhau ở yếu tố thí nghiệm đó là thức ăn. Một lô sử dụng thức
ăn của công ty De Heus và một lô sử dụng thức ăn Vilico.


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................2
1.3.1.Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại gà....................................................................................3

2.1.2. Bản chất di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm ....................................4
2.1.3. Sức sống và khả năng chống đỡ bệnh của gia cầm ...........................................6
2.1.4. Khái niệm sinh trưởng và các phương pháp đánh giá sinh trưởng ...................7
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng ...............................................................8
2.1.6. Khả năng chuyển hoá và sử dụng thức ăn.......................................................12
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................12
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................12
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................13
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................17
3.2. Địa điểm thời gian tiến hành nghiên cứu ...........................................................17
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................17
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................17
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................17
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ...............................................19
3.4.3. Khả năng chuyển hoá thức ăn .........................................................................21
3.4.5. Chi phí trực tiếp/ kg gà thịt ............................................................................21
3.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................21


19

Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm
Loại cám
Thành phần
Độ ẩm tối đa (%)
Protein thô tối thiểu (%)
Xơ thô tối đa (%)
Canxi tối thiểu- tối đa
Photpho tối thiểu (%)

Muối tối thiểu- tối đa
Năng lượng trao đổi tối
thiểu- tối đa (Kcal/kg)

Độ ẩm tối đa (%)
Protein thô tối thiểu (%)
Xơ thô tối đa (%)
Canxi tối thiểu – tối đa
Phốt pho tối thiểu (%)
Muối tối thiểu – tối đa
Năng lượng trao đổi tối
thiểu – tối đa

De Heus
Giai đoạn 1 – 21 ngày
tuổi De Heus (6620)
14.0
21.0
4.0
0.5 – 0.8
1.2
0.25 – 0.4
3000

Vilico
Giai đoạn 1 – 14 ngày
tuổi Vilico (2014)
14
21
5.5

0.7 – 1.2
0,4 – 0.8
0.25 – 0.4

Giai đoạn 22 – 35
ngày tuổi
De Heus (6830)
14.0
19.0
5.0
0.6 – 1.0
0.8
0.25 – 0.4
3050

Giai đoạn 15 – 28
ngày tuổi
Vilico (2028)
14.0
19.0
5.5
0.7 – 1.2
0.4 – 0.8
0.25 – 0.4

Giai đoạn 36 – xuất bán
De Heus (6930)
Độ ẩm tối đa (%)
Protein thô tối thiểu (%)
Xơ thô tối đa (%)

Canxi tối thiểu- tối đa
Photpho tối thiểu (%)
Muối tối thiểu- tối đa
Năng lượng trao đổi tối
thiểu- tối đa (Kcal/kg)

2900 (min)

2900(min)
Giai đoạn 29 – 42 ngày
tuổi Vilico (2042)

14.0
18.0
5.0
0.4 – 1.0
0.8
0.25 – 0.4
3150

14
18
5.5
0.7 – 1.2
0.4 – 0.8
0.25 – 0.4
2900 (min)

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
3.4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống

Số gà cuối kỳ (con)
Tỷ lệ nuôi sống trong kỳ (%)

=

Số gà đầu kỳ (con)

x 100


×