LIÊN MINH HTX VIỆT NAM
BÁO CÁO TỔNG QUAN
Đề tài:
Nhân rộng mô hình hợp tác xã điển hình
tiên tiến, góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây
dựng nông thôn mới, thí điểm tại Phú Thọ.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Vĩnh Điển
Thư ký đề tài: ThS. Đỗ Bích Hường
Năm 2014
2
MỤC LỤC
Nội dung
Mục lục
Danh mục các Sơ đồ,bảng, biểu số liệu
Danh mục các chữ viết tắt
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả hoạt động của các
hợp tác xã, HTX nông nghiệp điển hình tiên tiến, góp phần xóa
đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
1.1. Lý luận cơ bản của các học thuyết về kinh tế, HTX và HTX
nông nghiệp.
1.2. Một số khái niệm, nguyên tắc và đặc điểm cơ bản về HTX và
HTX nông nghiệp.
1.3. Xây dựng mô hình HTX điển hình tiên tiến, HTX tham gia
xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
1.4. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của các HTX nông nghiệp.
Trang
2
5
7
8
13
13
18
30
32
1.5. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về phát triển HTX
nông nghiệp.
1.6. Kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu HTX nông nghiệp của
một số nước trên thế giới.
Chương 2 : Thực trạng hiệu quả hoạt động và công tác tham
gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của các HTX
nông nghiệp điển hình tiên tiến ở tỉnh Phú Thọ.
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến
sự phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
2.2. Tình hình về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh
Phú Thọ
2.3. Thực trạng chung về kinh tế tập thể và các HTX của tỉnh
Phú thọ
2.4. Phân tích hiệu quả cụ thể về hoạt động của các HTX nông
nghiệp tỉnh Phú Thọ.
3
37
45
47
47
49
54
57
2.5. Thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển
HTX của tỉnh Phú Thọ
2.6. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo
của tỉnh Phú Thọ đối với các HTX
2.7. HTX hưởng ứng công tác thi đua, khen thưởng và xóa đói,
giảm nghèo
2.8. Những khó khăn trong quá trình phát triển của HTX nông
nghiệp tỉnh Phú Thọ
2.9. Một số HTX nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ
2.10. Kết quả rút ra từ thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ của các HTX nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp
nhân rộng mô hình HTX nông nghiệp điển hình tiên tiến góp
phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới của tỉnh
Phú Thọ
3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng nâng cao hiệu quả của
sản xuất nông nghiệp và xây dựng HTX nông nghiệp điển hình
tiên tiến của tỉnh Phú Thọ
3.2. Đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển các HTX điển
hình tiên tiến
3.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
3.4. Khuyến nghị mô hình HTX nông nghiệp điển hình tiên tiến
3.5. Biện pháp trong công tác tham gia xóa đói, giảm nghèo của
các HTX
3.6. Biện pháp tham gia tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn
mới của HTX
3.5. Đề nghị đối với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Liên minh HTX
Việt Nam và các HTX
Kết luận
Tài liệu tham khảo
4
63
65
66
69
76
76
79
80
82
91
93
102
103
106
110
113
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Danh mục các sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1
Mô hình tổ chức của HTX nông nghiệp điển hình
tiên tiến
96
Sơ đồ 2
Mô hình nhiệm vụ dịch vụ, sản xuất, kinh doanh của
HTX nông nghiệp điển hình tiên tiến
100
Sơ đồ 3
Mô hình của các HTX nông nghiệp điển hình tiên tiến
chuyên canh, chuyên ngành hiện nay.
101
Sơ đồ 4
Mô hình Liên hiệp Hợp tác xã nông nghiệp điển hình
tiên tiến
102
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SỐ LIỆU
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5
Bảng 6
Bảng 7
Bảng 8
Tên bảng biểu
Trình độ của thành viên và người lao động trong các
HTX của tỉnh Phú Thọ
Trình độ của cán bộ quản lý HTX tỉnh Phú Thọ
Tổng hợp chung về nguồn vốn của các Hợp tác xã tỉnh
Phú Thọ
Tổng hợp kết quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của 100
HTX của tỉnh Phú Thọ trong 5 năm (2009 – 2013)
So sánh, tỷ lệ các dịch vụ của HTX tỉnh Phú Thọ và
tỉnh Nam Định
Hỗ trợ của các cấp chính quyền đối với HTX nông
nghiệp của tỉnh Phú Thọ và Nam Định
Hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh Phú Thọ và Nam Định
đối với các HTX nông nghiệp
Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục và đào tạo
của tỉnh Phú Thọ đối với các HTX
5
Trang
56
58
59
62
63
64
64
65
Bảng 9
Công tác thi đua khen thưởng, tham gia xóa đói, giảm
nghèo và xây dựng nông thôn mới
Bảng 10 Những đóng góp của HTX nông nghiệp đối vơi các địa
phương của tỉnh Phú Thọ và Nam Định
Bảng 11 Những khó khăn trong quá trình phát triển HTX của
tỉnh Phú Thọ và Nam Định
Bảng 12 Những kiến nghị của HTX nông nghiệp tỉnh Phú Thọ và
Nam Định
Bảng 13 Cơ sở vật chất, trụ sở, nhà kho, nhà xưởng của HTX của
HTX điển hình tiên tiến
Bảng 14 Dự toán nguồn thu của HTX dịch vụ nông nghiệp trong
1 năm (của 5 năm giai đoạn I).
Bảng 15 Dự toán nguồn chi của HTX dịch vụ nông nghiệp trong
1 năm (của 5 năm giai đoạn I).
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTX
Hợp tác xã
HĐQT
Hội đồng quản trị
BKS
Ban kiểm soát
GĐ
Giám đốc
PGĐ
Phó giám đốc
KTT
Kế toán trưởng
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CNTB
Chủ nghĩa tư bản
6
67
68
69
87
95
98
99
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HTX DVNN
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
KTTT
Kinh tế tập thể
LMHTXVN
Liên minh hợp tác xã Việt Nam
UBND
Uỷ ban nhân dân
UBTƯMTTQVN
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
NN
Nông nghiệp
ND
Nông dân
NT
Nông thôn
NQ
Nghị quyết
NTM
Nông thôn mới
XĐGN
Xóa đói, giảm nghèo
CTMTQG
Chương trình mục tiêu quốc gia
XDNTM
Xây dựng nông thôn mới
BHYT
Bảo hiểm y tế
TGXH
Trợ giúp xã hội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước tình hình khủng hoảng, khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và
suy giảm kinh tế trong nước những năm vừa qua. Nền kinh tế nước ta tuy có dấu
hiệu phục hồi, song vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là, trong tháng 5/2014
vừa qua Trung Quốc đưa dàn khoan 981 vào đóng trong phạm vi thềm lục đia
của Việt Nam và liên tục có những hành động quấy rối đối với ngư dân, tầu
cảnh sát biển, làm ảnh hưởng tới tình hình an ninh, chính trị, kinh tế của Việt
Nam; sức mua trên thị trường thế giới, trong nước suy giảm, ảnh hướng không
nhỏ đến sản xuất, thu nhập và đời sống của người dân trong cả nước, trong đó có
các thành viên của các HTX; nhất là, các thành viên trong các HTX Nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Cả nước còn tới gần 20% hộ dân trong diện
7
nghèo; cơ sở hạ tầng, đời sống văn hóa của nông thôn và nông dân nước ta
nhìn chung còn nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém...
Nền kinh tế của nước ta trong những năm vừa qua có nhiều tiến bộ; nhiều
mặt hàng nông sản xuất khẩu đang đứng ở vị trí cao thế giới về sản lượng như:
may mặc, giầy da, lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, cá ba sa, tôm... Tuy nhiên, giá
bán các loại hàng hóa, nông sản của Việt Nam còn thấp so với các nước trong
khu vực, trong khi đó giá cả đầu vào như nguyên liệu, vật tư, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc tăng cao; vì vậy, công nhân, nông dân là những
người trực tiếp sản xuất ra các loại hàng hóa, nông sản xuất khẩu nhưng ít được
hưởng lợi, năng xuất lao động và chất lượng hàng hóa, nông sản nhìn chung
còn thấp. Kể từ sau khi Luật hợp tác xã (HTX) năm 1996, Luật HTX năm 2003
và Luật HTX được sửa đổi năm 2012 có hiệu lực thi hành, các HTX của nước
ta; nhất là, các HTX nông nghiệp được đánh giá là đã được chuyển đổi, nâng
cao hiệu quả hoạt động của HTX. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều HTX hiệu quả
hoạt động còn thấp, việc làm, đời sống của thµnh viªn vµ người lao động còn
nhiều khó khăn.
Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương,
đường lối, chính sách thúc đẩy sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói
riêng; nhất là, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao hiệu quả của sản
xuất nông nghiệp và đời sống của người nông dân như:
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và XI của Đảng.
- Kết Luận số 56–KL/TW, ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX (Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày
18/3/2002) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
- Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp
hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
- Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị “Về việc tiếp tục
đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết
và nhân điển hình tiên tiến”.
- Ngày 21/5/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược toàn
diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo”. Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết
phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên hiệp quốc công
bố;
- Căn cứ vào Quyết định số 2406/QĐ-TTg, ngày 18/12/2011 của Thủ
tướng Chính phủ: “Ban hành Danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai
đoạn 2012 – 2015”. Trong phần 2. Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo
bền vững: có “Dự án 4: Nhân rộng mô hình xóa đói, giảm nghèo”; Nghị quyết
8
số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ: Định hướng giảm
nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ:
“Phê duyệt Chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2020” và Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới...
Để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong xóa
đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; đồng thời nâng cao hiệu quả của nền
kinh tế, sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân, rất cần thiết phải
nghiên cứu để nhân rộng mô hình các hợp tác xã điển hình tiến tiến, góp phần
xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu của đề tài
- Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước trong xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng
và nhân rộng mô hình HTX điển hình, tiên tiến;
- Đánh giá thực trạng mô hình các HTX điển hình tiên tiến; chủ yếu là các
HTX nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ về tình hình tổ chức, dịch vụ sản xuất, đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các thành viên và địa phương;
- Xây dựng mô hình nhân và rộng các HTX điển hình tiên tiến (chủ yếu là
các HTX nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ);
- Đề xuất một số giải pháp nhân rộng mô hình HTX nông nghiệp điển
hình tiên tiến, góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới thí
điểm ở tỉnh Phú Thọ.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về mô
hình HTX điển hình tiên tiến, góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo và xây
dựng nông thôn mới trong HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng tại
Việt Nam. Một số đề tài tiêu biểu đã được triển khai trong thời gian qua về HTX
nội dung chủ yếu liên quan tới hoạt động tài chính và huy động vốn góp thành
viên đã được thực hiện như:
- Đề tài “Đánh giá thực trạng các lọai hình HTX tỉnh Bình Định giai đoạn
2001-2005 và đề xuất định hướng 5 năm đến 2010”, do KS. Hoàng Đức Lân Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định làm chủ nhiệm đã làm rõ vai
trò của vốn góp thành viên và cũng chỉ ra việc huy động vốn góp của các HTX
nông nghiệp thấp, từ 50.000 - 100.000đ và mức góp vốn của xã viên như nhau,
ở mức tối thiểu đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của HTX và mức lợi
nhuận HTX nông nghiệp luôn ở mức thấp nên đã hạn chế khả năng thu hút
thành viên góp vốn và sử dụng dịch vụ của HTX.
9
- Năm 2006, Liên Minh HTX Việt Nam nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện
công tác tổ chức kế toán HTX nông nghiệp”, trong đó đề tài tập trung vào việc
giải quyết nội dung về công tác tổ chức hoạt động kế toán và phân tích các
nguồn vốn của HTX.
- Năm 2010, Liên minh HTX Việt Nam đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu
cơ sở lý luận, thực tiễn việc chuyển đổi, tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả
hoạt động của HTX nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ” với mục tiêu chính là
phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động chuyển đổi của các HTX nông
nghiệp tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của HTX nông nghiệp chuyển đổi.
- Một đề tài nghiên cứu khác do Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW
– Liên minh HTX Việt Nam thực hiện năm 2012, đó là: “Rủi ro trong HTX
nông nghiệp: thực trạng và giải pháp”, đã đề cập tới vai trò quan trọng của vốn
góp trong việc kiểm soát và hạn chế các rủi ro tài chính trong HTX. Tuy nhiên,
đề tài chưa đi sâu vào nghiên cứu cơ chế hoạt động và đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, góp phần xóa đói, giảm nghèo và
xây dựng nông thôn mới.
- Một nghiên cứu của Thạc sỹ Dương Tuấn Cương, năm 2013 về “Nghiên
cứu, đề xuất giải pháp huy động vốn góp của xã viên trong các HTX nông
nghiệp chuyển đổi tại khu vực phía Bắc”...
Ngoài ra, một số đề tài nghiên cứu khác liên quan tới hoạt động kinh
doanh, dịch vụ, an ninh lương thực hay về tài chính của HTX nông nghiệp,
nhưng thường chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về hoạt động huy động vốn từ
nguồn vốn bên ngoài HTX (cá nhân, các tổ chức tín dụng…), quỹ tín dụng nội
bộ HTX hay đưa ra được giải pháp phát triển HTX thông qua việc tăng cường
khả năng huy động vốn thành viên của HTX mà ít đề cập tới những giải pháp
nhân rộng mô hình các HTX điển hình tiến tiến, góp phần xóa đói, giảm nghèo
và xây dựng nông thôn mới.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp điều tra xã hội học;
- Phương pháp thảo luận nhóm;
- Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia;
- Phương pháp chuyên gia.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
10
Đề tài tập trung nghiên cứu hình thức tổ chức, cơ chế quản lý, hiệu quả
hoạt động của các HTX nông nghiệp điển hình tiên tiến, góp phần xóa đói, giảm
nghèo và xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả hoạt động mô hình HTX nông nghiệp
điển hình tiến tiến tại tỉnh Phú Thọ; phân tích, so sánh với một số HTX trung
bình và yếu kém. Bên cạnh đó, đề tài thực hiện một số nghiên cứu đối với một
số HTX nông nghiệp ở một tỉnh khác, là những điển hình hoạt động có hiệu quả,
có nhiều đóng góp trong công tác xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn
mới để làm luận cứ so sánh.
- Thông tin phục vụ đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh,
dịch vụ của HTX nông nghiệp chuyển đổi được thu thập từ năm 2009 cho đến
nay.
- Giải pháp nhân rộng mô hình HTX điển hình tiến tiến, góp phần xóa đói
giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới thí điểm ở Phú Thọ đến năm 2020 và
tần nhìn đến năm 2030;
- Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu các mô hình HTX phi nông nghiệp;
vì HTX phi nông nghiệp có rất nhiều loại mô hình khác nhau, phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện tự nhiên, xã hội, khả năng đầu tư rất khác nhau và rất phức
tạp... Trong phạm vi hạn chế về thời gian, nguồn lực của đề tài không thể nghiên
cứu rộng hơn.
6. Những đóng góp về khoa học của đề tài
6.1. Về lý luận
- Góp phần tổng kết và làm rõ thêm những vấn đề lý luận và kinh nghiệm
về mô hình HTX điển hình tiên tiến, góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo và
xây dựng nông thôn mới trong HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng
tại Việt Nam.
6.2. Về thực tiễn
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và hoạt động
xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của các HTX nông nghiệp điển
hình tiến tiến ở tỉnh Phú Thọ từ năm 2009 cho đến nay.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhân rộng mô hình HTX nông
nghiệp điển hình tiến tiến, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn
mới thí điểm ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và tầm nhiền đến năm 2030.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu thành 3 chương, 9 tiết:
11
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả hoạt động của các HTX,
HTX nông nghiệp điển hình tiên tiến, góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng
nông thôn mới.
Chương 2: Thực trạng hiÖu qu¶ ho¹t ®éng vµ c«ng t¸c tham gia xóa đói
giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của các HTX nông nghiệp điển hình tiến
tiến ở Phú Thọ.
Chương 3: Quan ®iÓm môc tiªu, ph¬ng hướng, giải pháp nhân rộng mô
hình HTX nông nghiệp điển hình tiến tiến, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây
dựng nông thôn mới thí điểm ở Phú Thọ.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, VÀ THỰC TIỄN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
HTX, HTX NÔNG NGHIỆP ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, GÓP PHẦN XÓA
ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1 Lý luận cơ bản của các học thuyết về kinh tế, hợp tác xã và HTX
nông nghiệp
1.1.1. Một số học thuyết về kinh tế, hợp tác xã trên thế giới
Lịch sử phát triển của các học thuyết kinh tế trên thế giới đã trải qua nhiều
giai đoạn và các học thuyết kinh tế khác nhau. Trong đó, có chủ nghĩa trọng
thương và chủ nghĩa trọng nông hay trường phái trọng nông là một trong những
12
trường phái kinh tế tiêu biểu. Từ năm 1492 với những cuộc thám hiểm như
của Christopher Columbus, những cơ hội thương mại mới mở ra với Tân thế
giới và Châu Á. Những nhà quân chủ hùng mạnh muốn tập trung quyền lực và
củng cố sự thống nhất nhà nước để tăng cường quyền lãnh đạo của họ. Chủ
nghĩa trọng thương trở thành một phong trào chính trị và một học thuyết kinh tế
ủng hộ việc sử dụng sức mạnh quân sự của nhà nước để giành giật các thị
trường và bảo vệ những nguồn tài nguyên cướp bóc được. Những người trọng
thương tin rằng thương mại quốc tế là những giao dịch có tổng bằng không. Vì
tiền bạc và vàng là những nguồn duy nhất cho sự giàu có và số lượng tài nguyên
có thể chia sẻ giữa các quốc gia là giới hạn. Cho nên, các loại thuế được sử dụng
để khuyến khích xuất khẩu (có nghĩa là mang về nhiều tiền bạc hơn cho đất
nước) và hạn chế nhập khẩu (tức là chi tiêu ra nước ngoài). Karl Marx đưa ra
những phê bình trọng yếu với kinh tế học cổ điển dựa trên học thuyết giá trị lao
động. Giống như cụm từ "chủ nghĩa trọng thương" chỉ trở nên nổi tiếng bởi
những người chỉ trích nó, như Adam Smith, cụm từ "chủ nghĩa tư bản" được sử
dụng bởi những người chỉ trích, đáng kể nhất là Karl Marx. Karl Marx (1818–
1883) đó là, và trên nhiều phương diện vẫn đang là nhà kinh tế học trụ cột của
kinh tế học xã hội chủ nghĩa. Sự kết hợp học thuyết chính trị của ông, được trình
bày trong Tuyên ngôn Cộng sản và chủ nghĩa duy vật biện chứng được tạo cảm
hứng từ Friedrich Hegel mang tới những phê bình mang tính cách mạng với chủ
nghĩa tư bản theo đánh giá của Marx trong thế kỷ 19. Phong trào xã hội chủ
nghĩa mà ông tham gia xuất hiện như lời đáp lại tình trạng cùng khổ của người
công nhân trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa và kinh tế học cổ điển đi kèm
với cuộc cách mạng công nghiệp đó. Marx viết kiệt tác Tư bản luận tại thư viện
của Bảo tàng quốc gia Anh. cùng với Marx, Friedrich Engels là đồng tác giả
Tuyên ngôn cộng sản và tập hai của Tư bản luận.
Chủ nghĩa trọng nông thì cho rằng: nguồn gốc thuần túy của sự giầu có
của mỗi quốc gia là từ sản xuất nông nghiệp hay các dạng phát triển đất đai
khác. Các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa trọng nông sử dụng thuật ngữ tiếng
Pháp laissez faire với nghĩa: chỉ có giá trị nông nghiệp là dạng hợp pháp của thu
nhập quốc dân. Học thuyết này được hình thành ở Đức, Ba Lan, Thụy sĩ và
nhiều nước khác; tuy nhiên, chỉ có ở Pháp là phát triển và trở thành một trường
phái hoàn chỉnh nhất trong nửa sau của thế kỷ XVIII. Người mở đầu cho học
thuyết này là Francois Quesnay (1694 - 1774) 1, và những đại biểu có ảnh hưởng
lớn trong trường phái này là Victor de Mirabau (1715 - 1789), Pierre Samuel du
Pont de Nemours (1739 - 1817), Anne-Robert-Jacques Turgot (1727 - 1781).
Đây là một trong những tư tưởng kinh tế tiền thân của trường phái kinh tế học
1
http:vi.wikipedia.org.
13
hiện đại đầu tiên, trường phái kinh tế học cổ điển, ra đời với tác phẩm The
Wealth of Nations (Sự giầu có của các quốc gia) của Adam Smith năm 1776.
Đóng góp đáng kể nhất của những nhà kinh tế học theo trường phái trọng nông là
tạo nên một hệ tư tưởng về sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khác với trường phái ra đời
sớm hơn, trường phái trọng thương cho rằng: sự giầu có gắn liền với tích lũy vàng
hay kết quả khả quan của cán cân thương mại, trường phái trọng nông chuyển đối
tượng nghiên cứu từ lĩnh vực giao thương sang lĩnh vực sản xuất, đặt nền móng
cho phân tích khoa học về vấn đề tái sản xuất và phân phối xã hội. Điểm yếu cơ
bản của chủ nghĩa trọng nông, theo quan điểm của kinh tế học hiện đại là chỉ coi
lao động nông nghiệp là có giá trị. Các nhà kinh tế học trọng nông nhìn nhận sản
xuất hàng hóa và dịch vụ như là sự tiêu thụ các giá trị thặng dư trong nông
nghiệp, trong khi các nhà kinh tế học hiện đại coi chúng là hoạt động sản xuất
tăng thêm giá trị thu nhập quốc gia.
1.1.2. Chủ nghĩa Mác - Lê nin bàn về nông nghiệp và hợp tác xã
Khi bàn về vai trò của sản xuất của cải vật chất là cơ sở của sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người, Ph.Ănghen đã khẳng định: “Trước hết con
người phải cần có ăn, uống, ở, mặc, trước khi lo đến chuyện làm chính trị, khoa
học, nghệ thuật và tôn giáo...)2. Đúng vậy, xã hội ngày càng phát triển thì nhu
cầu của con người về sản phẩm thiết yếu được sản xuất ra từ nông nghiệp ngày
càng đa dạng, phong phú. Vì vậy, phải đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất
nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
HTX xuất hiện trong đời sống nhân loại cách đây hàng trăn năm. Tuy đã
trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng vẫn là một loại hình kinh tế ngày càng
có vị trí quan trọng và có tính chất quốc tế. HTX là sản phẩm của lịch sử, nó có
trước khi chủ nghĩa Mác ra đời. Từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XIX, khi chú ý
đến thực tiễn lịch sử về sự hình thành các “HTX công nhân” sau cách mạng tư
sản dân chủ ở châu Âu (1848 - 1849), Mác và Ăngghen đã thấy được triển vọng
của chế độ HTX trong tương lai. Mác và Ăngghen xuất phát từ những tiền đề
kinh tế nảy sinh trong lòng xã hội tư bản đó là các HTX mang tính chất của Chủ
nghĩa xã hội. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, để có thể đứng vững, những
người sản xuất nhỏ cần phải hợp sức, hợp vốn với nhau dưới hình thức tổ chức
HTX. Theo lý luận của C. Mác: Người ta không thể sản xuất được nếu không
kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt
động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có mối quan hệ nhất định với
nhau và quan hệ của họ với giới hạn tự nhiên, tức là với việc sản xuất chỉ diễn ra
trong khuôn khổ và những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó...3
2
3
C. Mác và Ph, Ăngghen (1984), Tuyển tập, tập VI, NXB Sự thật Hà Nội (tr.34; 552)
14
Sau cách mạng tháng Mười Nga 1917, trong nông thôn Xô Viết với khẩu
hiệu “người cầy có ruộng” và sắc lệnh ruộng đất do V.L. Lê Nin ký; nông dân
vui mừng vì được chia và làm chủ ruộng đất nên kiên quyết ủng hộ và bảo vệ
chính quyền cách mạng... Khi bàn về chế độ HTX dưới chế độ XHCN Lê Nin
cho rằng: Kế hoạch Error! Bookmark not defined.xã hội chủ nghĩa đối với
nền kinh tế tiểu nông cá thể bằng cách hợp tác hoá tự nguyện; một bộ phận của
kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lê nin V.I (V. I. Lenin), được đề ra
trong các tác phẩm "Bàn về chế độ hợp tác", "Bàn về thuế lương thực" v.v... dựa
trên những luận điểm quan trọng nhất của C. Mác Error! Bookmark not
defined.(K. Marx) và P. Enghen (F. Engels) là không được tước đoạt kinh tế
tiểu nông, vì làm như thế có hại, mà cần phải thuyết phục và dẫn dắt tiểu nông đi
lên con đường xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch hợp tác hoá xuất phát từ yêu cầu cần
thiết và ý nghĩa quan trọng của khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai
cấp nông dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. HTX là con đường
hợp lí và dễ hiểu nhất để đưa đông đảo quần chúng nông dân đi lên chủ nghĩa xã
hội. Tự nguyện là nguyên tắc quan trọng nhất để thực hiện hợp tác hoá. Thuyết
phục và dùng thực tế chỉ ra chỗ lợi của lao động tập thể, là phương pháp đúng
đắn để thu hút nông dân lao động tự nguyện tham gia xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Kế hoạch hợp tác hoá quy định phát triển tất cả các loại hình hợp tác xã: từ
hình thức giản đơn nhất như các loại hình tổ hợp tác, đến các loại hình hợp tác
xã từ thấp đến cao; từ các hợp tác xã trong lĩnh vực lưu thông và hợp tác xã mua
bán, đến các hình thức hợp tác xã sản xuất. Quá trình kinh tế nông dân đi vào
con đường hợp tác hoá không diễn ra một cách tự phát. Nhà nước xã hội chủ
nghĩa phải có chính sách và những biện pháp chỉ đạo thích hợp và phải có sự
giúp đỡ toàn diện, kể cả giúp đỡ về tài chính, để phát triển nông nghiệp tập thể.
Những luận điểm của Lênin trong kế hoạch hợp tác hoá có ý nghĩa quốc tế to
lớn nhưng không đưa ra một loại hình cứng nhắc. Tuỳ theo điều kiện và đặc
điểm của mỗi nước, các nước xã hội chủ nghĩa đã có chính sách và biện pháp cụ
thể vận dụng những luận điểm đó trong quá trình thực hiện việc cải tạo kinh tế
nông dân theo chủ nghĩa xã hội4.
1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp và hợp tác xã
Ngay sau khi cách mạng Tháng 8 thành công trên cương vị đứng đầu nhà
nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu chương trình hành động đầu tiên của Chính
phủ là cứu đói và tăng gia sản xuất; tấm bằng khen đầu tiên được giành cho thành
tích giữ đê chống lụt, những sắc lệnh đầu tiên là bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế
đò; những văn bản đầu tiên phục vụ cho sự nghiệp kiến quốc là: “Sẵn sàng gửi 50
thanh niên Việt Nam ưu tú sang học hỏi kỹ nghệ canh nông ở Hoa Kỳ...”. Về mối
4
Nguồn:
15
quan hệ và vai trò của phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với các ngành kinh
tế khác của nền kinh tế quốc dân đã được chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Phải
lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải chú ý các mặt công
nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo
dục, y tế... các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm” 5. Điều
này đòi hỏi mọi chủ trương, đường lối, phương châm, kế hoạch, mục tiêu phát
triển của công nghiệp và các ngành kinh tế khác phải lấy nông nghiệp, nông thôn
làm đối tượng phục vụ, phải có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với nông nghiệp,
nông thôn. Người nói: “Nông thôn tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm thì ngày
càng giầu có. Nông thôn giầu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất
ra. Đồng thời sẽ cung cấp đầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và
thành thị. Như thế là nông thôn giầu có giúp cho công nghiệp phát triển. Công
nghiệp phát triển lại thúc đẩy cho nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa. Công
nghiệp, nông nghiệp phát triển thì dân giầu, nước mạnh”. Như vậy, Người không
chỉ nhấn mạnh mối quan hệ hữu cơ giữa ngành công nghiệp với nông nghiệp mà
còn chỉ rõ vấn đề có tính quy luật trong quá trình điều hành của Nhà nước, thể
hiện ý chí của Đảng, nguyện vọng của nhân dân, là cơ sở để đoàn kết khối liên
minh công nông.
Về sự cần thiết phải xây dựng và phát triển hợp tác hóa trong nông
nghiệp, nông thôn. Theo người, nước ta với điểm xuất phát là một nước nông
nghiệp lạc hậu, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) không qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa; vì vậy, “làm HTX sẽ có lợi như quy luật tất yếu là:
một cây làm chẳng nên non, nhiều cây chụm lại nên hòn núi cao, đồng bào nông
gia hăng hái cùng nhau làm việc đúng”6. Bởi HTX nông nghiệp, nông thôn là
chiếc cầu nối đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa (XHCN),
đưa nông dân từ chỗ làm ăn phân tán, manh mún lên chỗ làm ăn tập thể, tập
trung thống nhất. Phát triển HTX phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc: Tự
nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ, từ thấp lên cao và có sự giúp đỡ của Nhà
nước. HTX nông nghiệp là điều kiện cần thiết để phát triển và xã hội hóa nông
nghiệp và nông thôn trên con đường làm ăn lớn XHCN.
1.1.4. Chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà
nước ta về phát triển kinh tế tập thể:
Ngay từ khi Đảng ta ra đời ngày 03/02/1930 Đảng ta đã đề ra “Sách lược
vắn tắt của Đảng” trong đó đã quan tâm đến thợ thuyền và dân cày: “Đảng phải
làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới
5
6
/> />
16
quyền lực và quyền lực của bọn tư bản quốc gia” 7. Kể từ đó đến nay, nhất là sau
cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp thành công, Đảng, Nhà nước ta
luôn luôn quan tâm lãnh đạo và có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết chỉ đạo sản xuất
nông nghiệp và xây dựng HTX nông nghiệp... Đáng chú ý nhất từ Đại hội VI của
Đảng đã đề ra đường lối đổi mới; nền kinh tế nước ta có sự đổi mới quan trọng,
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN... Vì vậy, để củng cố và xây dựng HTX nông nghiệp hoạt động có
hiệu quả, Nhà nước ta đã xây dựng và thông qua Luật HTX ngày 20/3/1996 và có
hiệu lực kể từ ngày 01/1/1997. Sau đó Luật đã được sửa đổi vào năm 2003; sự ra
đời của Luật HTX đánh dấu sự phát triển và bước chuyển đổi quan trọng trong
công tác tổ chức và quản lý đối với các HTX, trong đó có các HTX nông nghiệp.
Năm 2012 Luật HTX mới ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/1013 thay thế cho
Luật HTX năm 2003; Luật này, quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ
phục vụ thành viên của HTX. Trong quá trình phát triển của nông nghiệp và HTX
của nước ta luôn có sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo cụ thể của đảng, nhà nước
bằng nhiều chủ trương, Nghị quyết, chính sách về phát triển nông nghiệp và
HTX; đặc biệt là ngày 18/3/2002 tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương
Đảng (khóa IX) đã ra Nghị quyết số 13 – NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Ngày 05/8/2008 tại Hội nghị lần thứ 7 Ban
chấp hành trung ương Đảng (khóa X) đã ra Nghị quyết số 26 – NQ/TƯ “Về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn”. Chính phủ có Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/06/2010 “Phê duyệt chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 - 2020”. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 13 – NQ/TW
“Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; đảng đã
chỉ đạo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết. Ngày 21/2/2013 Bộ
Chính trị ra Kết Luận số 56–KL/TW, về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung
ương 5 khóa IX (Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002) về tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Trong Kết luận nêu rõ sau
10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể có những
chuyển biến tích cực. Nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới được thành lập,
hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực. Các tổ chức kinh tế tập thể đó từng
bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn
định chính trị ở cơ sở và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên,
kinh tế tập thể vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài. Tốc độ tăng
trưởng của khu vực kinh tế tập thể chậm, thiếu ổn định, tỉ lệ đóng góp vào GDP
của cả nước giảm dần, không đạt được mục tiêu Nghị quyết đề ra. Nguyên nhân
7
Đảng cộng sản Việt Nam với phong trào HTX, NXB Chính trị Quốc gia, tập I ; Tr. 22.
17
chủ yếu dẫn đến những hạn chế, yếu kém trên là do nhận thức về phát triển kinh
tế tập thể của nhiều cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là
người đứng đầu chưa đầy đủ, chưa thống nhất; ý thức trách nhiệm còn thấp...
Đó là những chủ trương, Nghị quyết, Quyết định hết sức quan trọng để
phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và HTX nông nghiệp của Đảng, Nhà
nước và Chính phủ, giúp sản xuất nông nghiệp và HTX nông nghiệp có nền tảng
để phát triển một cách hiệu quả và bền vững trong thời kỳ đổi mới và sự nghiệp
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
1.2. Một số khái niệm, nguyên tắc và đặc điểm cơ bản về hợp tác xã
1.2.1. Khái niệm về hợp tác xã.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Đại hội liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA)
lần thứ 31 tổ chức tại Manchester – Vương quốc Anh đã định nghĩa về hợp tác
xã như sau: "Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết
với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung
về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng nhau làm chủ
chung và kiểm tra dân chủ".
Trong bản khuyến nghị phát triển hợp tác xã của Tổ chức lao động quốc
tế (ILO) được thông qua tại kỳ hợp thứ 90, diễn ra và tháng 6 năm 2002 tại
Geneve – Thụy Sỹ định nghĩa về hợp tác xã: “Hợp tác xã là một tổ chức tự chủ
của những người tình nguyện liên kết lại với nhau nhằm thỏa mãn những nhu
cầu và mong muốn về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việc thành lập một
doanh nghiệp sở hữu tập thể, góp vốn bình đẳng, chấp nhận việc chia sẻ lợi ích
và rủi ro, với sự tham gia tích cực của các thành viên trong điều hành và quản
lý dân chủ”.
Nhiều nước trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa hợp tác xã cho phù hợp
với điều kiện nước mình. Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội của đất nước Luật hợp tác xã năm 1996 định nghĩa về hợp tác xã như sau:
“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi
ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật
để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện
có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời
sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Luật hợp tác xã năm 2003 đã kế thừa quy định của Luật hợp tác xã năm
1996, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế hợp tác xã, là một tổ chức kinh tế
mang tính cộng đồng và xã hội sâu sắc. Việc thành lập hợp tác xã dựa trên nhu
cầu, lợi ích chung của các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể, cùng
giúp nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho
18
xã viên và góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Luật hợp tác xã năm
2003 quy định:
"Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể
của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các
hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vị vốn
điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật".
So với Luật hợp tác xã năm 1996, thì ở Luật hợp tác xã năm 2003 đã mở
rộng hơn về đối tượng tham gia hợp tác xã đó là cá nhân, hộ gia đình và pháp
nhân. Điều này cũng tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác xã phát triển về số lượng
và mở rộng thêm nguồn vốn đầu tư, tham gia vào hợp tác xã.
Luật Hợp tác xã 2012 quy định: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể,
đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành
lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo
việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã...”
Các HTX, dù là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hay
thương mại – dịch vụ, đều có chung một số đặc điểm sau:
Các thành viên liên kết với nhau vì ít nhất một lợi ích chung, luôn cố gắng
theo đuổi mục tiêu cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội của mình bằng cách phối
hợp, kết hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh. Các thành viên cùng sở hữu và
vận hành chung một HTX cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho họ. Khi gia nhập
HTX, thành viên phải góp vốn (thông thường mức góp vốn tối đa của mỗi thành
viên được quy định cụ thể trong điều lệ HTX); tài sản chung của HTX được
hình thành từ các nguồn vốn và công sức của thành viên, hỗ trợ của Nhà nước,
quà biếu tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nước. Mục đích của
HTX là nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực chung để phát triển sản xuất, kinh
doanh hoặc có đủ sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thành viên. HTX không phải
là tổ chức xã hội mà chỉ mang tính chất xã hội và càng không phải là tổ chức từ
thiện.
1.2.2. Khái niệm và bản chất HTX nông nghiệp.
Từ khái niệm về HTX qui định tại Điều 1 Luật HTX năm 2003 có thể
hiểu HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể, do người nông dân, hộ nông
19
nghiệp và pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, hoặc
vừa góp vốn vừa góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức
mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các
hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của các xã viên và tổ chức các
hoạt động tín dụng nội bộ, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp. HTX nông nghiệp có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn Điều lệ, vốn tích luỹ và
các nguồn vốn khác của HTX theo qui định của pháp luật.
Từ cách hiểu trên, chúng ta thấy HTX nông nghiệp có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, thành viên HTX nông nghiệp gồm cả cá nhân, hộ gia đình và
pháp nhân (người lao động, cán bộ, công chức, các hộ sản xuất, kinh doanh,
trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế...), cả người có
ít vốn và người có nhiều vốn có nhu cầu tự nguyện cùng nhau góp vốn hoặc có
thể góp sức lập ra và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình theo qui
định của pháp luật về HTX. HTX không thủ tiêu tính tự chủ sản xuất, kinh
doanh của các thành viên, mà chỉ làm những gì mỗi thành viên riêng lẻ không
làm được hoặc làm không có hiệu quả để hỗ trợ cho các thành viên phát triển.
Thành viên tham gia HTX vẫn là những “đơn vị kinh tế tự chủ”.
Thứ hai, khác với HTX nông nghiệp kiểu cũ, sở hữu cá nhân của người
nông dân không được thừa nhận, sở hữu của các hộ gia đình bị xoá bỏ, chỉ thừa
nhận chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất; người nông dân vào HTX phải
góp ruộng đất, trâu bò, công cụ sản xuất chủ yếu. Trong HTX kiểu mới, sở hữu
tập thể và sở hữu cá nhân của thành viên được phân định rõ. Sở hữu tập thể (sở
hữu của HTX) bao gồm các nguồn vốn tích luỹ tái đầu tư, các tài sản do tập thể
mua sắm để dùng cho hoạt động của HTX, tài sản trước đây được giao lại cho
tập thể sử dụng và tài sản do nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước tài trợ làm tài sản không chia và các quỹ không chia. Thành viên khi tham
gia HTX nông nghiệp không phải góp ruộng đất và các công cụ sản xuất mà
điều kiện tiên quyết là phải góp vốn theo quy định của điều lệ HTX, có thể góp
sức khi HTX có nhu cầu; suất vốn góp không hạn chế, song được khống chế một
tỷ lệ nhất định so với tổng số vốn góp của các thành viên (vốn điều lệ của HTX)
nhằm bảo đảm tính chất của HTX (theo Luật HTX năm 2012 thì không quá
20%). Vốn góp của thành viên được chia lãi hàng năm và được rút khi thành
viên ra HTX. Sở hữu thuộc cá nhân thành viên được tôn trọng; thành viên có
toàn quyền sử dụng vốn, các phương tiện sản xuất thuộc sở hữu riêng để sản
xuất, kinh doanh. Những thành viên của HTX vẫn là những chủ thể độc lập, có
20
kinh tế riêng. Vị trí và vai trò, cũng như quyền tự chủ của kinh tế thành viên
không bị mất đi mà ngược lại được hỗ trợ thêm từ phía HTX để phát triển.
Thứ ba, quan hệ giữa HTX và thành viên là quan hệ bình đẳng, thoả
thuận, tự nguyện, cùng có lợi và cùng chịu rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX không bao trùm toàn bộ hoạt động sản
xuất, kinh doanh của thành viên như HTX kiểu cũ, mà chỉ diễn ra ở từng khâu
công việc, từng công đoạn, nhằm hỗ trợ phát huy thế mạnh của từng thành viên
và do đó cũng tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của thành viên. Ban quản
trị HTX không can thiệp trực tiếp vào quyền chủ động sản xuất, kinh doanh của
hộ xã viên, không điều hành, chỉ huy từng khâu, từng việc hàng ngày như trước.
Hộ xã viên được quyền tự quyết định bố trí sản xuất cây trồng, vật nuôi phù hợp
theo thế mạnh của từng hộ và theo định hướng chung của vùng, tiểu vùng sản
xuất, tự do mua vật tư để đầu tư vào sản xuất, thuê dịch vụ, bán sản phẩm làm ra
theo cơ chế thuận mua vừa bán. Quan hệ kinh tế giữa HTX và hộ xã viên là
quan hệ bình đẳng thông qua hợp đồng kinh tế giữa hai bên. Lợi ích của xã viên
được tôn trọng hơn nên họ rất phấn khởi, có trách nhiệm hơn với HTX.
Thứ tư, HTX đã thực sự là một tổ chức kinh tế độc lập, tự chủ có đầy đủ
tư cách pháp nhân trong cơ chế thị trường, bình đẳng trước pháp luật như các
doanh nghiệp, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế thuộc mọi
thành phần kinh tế khác, cũng như phân chia lỗ lãi, bảo đảm hoàn thành nghĩa
vụ đối với Nhà nước và trách nhiệm đối với thành viên.
Thứ năm, qui mô và phạm vi hoạt động của HTX không còn bị giới hạn
như trước. Mỗi HTX có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau,
không giới hạn địa giới hành chính. Mô hình HTX linh hoạt, đa dạng về hình
thức, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng ngành; với nhiều trình độ phát
triển, từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các thành viên, đến mở mang ngành nghề, vươn lên kinh
doanh tổng hợp và hình thành các doanh nghiệp trực thuộc dưới hình thức công ty
TNHH một thành viên; từ HTX phát triển thành các liên hiệp HTX.
1.2.3. Tính tất yếu khách quan phát triển HTX nông nghiệp.
Nền kinh tế nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ, lạc hậu
nửa thực dân, phong kiến, phụ thuộc vào thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện
ruộng đất, canh tác có hạn, lại bị chiến tranh tàn phá kéo dài nên tâm lý tư hữu
của người sản xuất nhỏ đã ăn sâu vào trong tâm tư, tình cảm của người nông
dân... Tính liên kết về tình cảm, cộng đồng, tình làng nghĩa xóm thì tốt (duy
tình), “một bồ cái lý không bằng một tí cái tình” hay “hàng xóm tắt lửa tối đèn
21
có nhau”... Nhưng trong làm ăn kinh tế thì ít có tư duy kinh tế của người làm ăn
lớn, đa số chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, ít có sự hợp tác làm ăn trong kinh tế.
Tâm lý và quan niệm của người nông dân phổ biến là muốn làm ăn riêng lẻ, tư
hữu, tư nhân. Đó là cơ sở cho kinh tế hộ nông dân phát triển hiện nay ở địa bàn
nông thôn. Nhưng kinh tế hộ gặp những trở ngại nhất định khi phải đối phó với
những diễn biến phức tạp của thiên nhiên, thời tiết; trong việc ứng dụng những
thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật và công nghệ; trong việc giải quyết một số
khâu của quá trình sản xuất và kinh doanh mà kinh tế hộ nông dân không làm
được hoặc làm không có hiệu quả bằng kinh tế hợp tác... Do đó, những người
lao động trong lĩnh vực kinh tế hộ nông dân hiện nay ở nước ta đang có nhu cầu
hợp tác để làm ăn tập thể. Nhu cầu ấy là một tất yếu, như là quy luật kinh tế
khách quan.
Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhu cầu khách quan. Đó là con
đường phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân. Bởi lẽ, do đặc điểm của sản
xuất nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi đều là những cơ thể sống, chịu ảnh hưởng
trực tiếp của ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu và các sinh vật khác. Cùng với các
điều kiện thuận lợi, sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn, trở ngại do tác
động của thời tiết, khí hậu và các yếu tố sâu bệnh, thú dữ phá hoại... Từ thời xa
xưa, các hộ nông dân đã có nhu cầu hợp tác với nhau để hỗ trợ, giúp nhau vượt
qua khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Khi nền sản xuất còn mang nặng tính tự cung, tự cấp thì quá trình hợp tác
mang tính chất hợp tác lao động theo mùa vụ, đổi công, cùng làm giúp nhau...
nhằm đáp ứng yêu cầu thời vụ, hoặc tăng thêm sức mạnh để giải quyết những
công việc mà từng hộ gia đình không có khả năng thực hiện, hoặc làm riêng rẽ
không có hiệu quả như phòng chống thiên tai, thú dữ, sâu bệnh, đào kênh dẫn
nước... Quá trình hợp tác này còn mang đặc điểm tình cảm, tâm lý truyền thống
cộng đồng đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn trong sản xuất và đời
sống. Đặc điểm cơ bản của hợp tác kiểu này là hợp tác theo vụ, việc, hợp tác ngẫu
nhiên, không thường xuyên, chưa tính đến giá trị ngày công. Đây là các hình thức
hợp tác xuất hiện từ trước chủ nghĩa tư bản.
Khi nền nông nghiệp hàng hoá phát triển, nhu cầu dịch vụ cho quá trình
tái sản xuất ngày càng tăng cả về qui mô và chất lượng dịch vụ, như dịch vụ về
giống, phòng trừ sâu bệnh, chế biến và tiêu thụ nông sản, thuỷ lợi... Trong điều
kiện này, từng hộ nông dân tự đảm nhiệm tất cả các khâu cho quá trình sản xuất
sẽ gặp khó khăn, hoặc không đủ khả năng đáp ứng, hoặc hiệu quả kinh tế thấp
kém hơn so với hợp tác. Từ đó nảy sinh nhu cầu hợp tác ở trình độ cao hơn, đó
là hợp tác thường xuyên, ổn định, có tính đến giá trị ngày công - giá trị dịch vụ,
22
dẫn đến hình thành HTX. Như vậy, sự ra đời của HTX trong nông nghiệp là nhu
cầu khách quan, gắn với quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, cùng với quá trình phân công
chuyên môn hoá sẽ nảy sinh các chuyên ngành, như sản xuất lương thực, hoa,
rau, quả, cây công nghiệp như chè, cà phê... Đồng thời, cũng xuất hiện nhiều
loại dịch vụ chuyên ngành phục vụ cho nông nghiệp như: cung ứng vật tư, vận
chuyển, chế biến tiêu thụ nông sản...
Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, không phân biệt chế độ
chính trị, xã hội, xuất phát từ mục tiêu kinh tế, nông dân đều có nhu cầu hợp tác
từ hình thức giản đơn đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành. Lực lượng sản
xuất càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày
càng sâu rộng, do đó tất yếu hình thành và ngày càng phát triển các hình thức
kinh tế hợp tác ở trình độ cao hơn.
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, sự hình thành và phát triển HTX của
các hộ, trang trại gia đình nông dân còn xuất phát từ nhu cầu liên kết để làm
tăng sức mạnh giúp đỡ lẫn nhau chống lại sự chèn ép, lũng đoạn của tư bản độc
quyền lớn nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ và trang trại gia
đình nông dân. Đây là tầng lớp người có khó khăn hơn và chịu nhiều thiệt thòi,
rủi ro hơn trong xã hội tư bản. Xét từ góc độ này, kinh tế hợp tác của nông dân
còn được coi là loại hình kinh tế mang bản chất xã hội - nhân đạo. Nó là hình
thức kinh tế cần thiết cho những người nghèo có tiềm lực kinh tế yếu hơn trong
xã hội nhằm chống lại xu hướng chèn ép, “cá lớn nuốt cá bé” trong nền kinh tế
thị trường cạnh tranh gay gắt.
Xuất phát từ nhu cầu khách quan và vai trò, vị trí của HTX trong lĩnh vực
nông nghiệp, ở nhiều nước trên thế giới, HTX nông nghiệp đã có lịch sử hình
thành và phát triển hơn 100 năm. Đồng thời, Chính phủ của các nước này đều đã
dành sự quan tâm giúp đỡ đáng kể cho khu vực kinh tế HTX. Nhiều nước trên thế
giới, Nhà nước đã ban hành rất sớm các Pháp lệnh, Luật về HTX. Có nước còn
qui định tính hợp hiến của HTX trong hiến pháp nhằm mục đích hướng dẫn, giúp
đỡ nông dân. Khi họ thực sự có nhu cầu thì tự nguyện liên kết với nhau thành
HTX để vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất.
Đến nay, ở hầu khắp các nước trên thế giới, nhiều loại hình HTX trong
nông nghiệp vẫn được duy trì, phát triển và có hiệu quả rõ rệt. Ở Hà Lan, HTX
nông nghiệp đã ra đời hơn 100 năm. Trên cơ sở các nông trại, các HTX ở Hà
Lan được hình thành phổ biến là các HTX chuyên ngành theo từng sản phẩm
nông nghiệp. Đa số hộ nông dân tham gia từ 2 - 4 HTX khác nhau. Ngày nay, hệ
thống các loại hình HTX ở Hà Lan vẫn phát triển và có vị trí quan trọng đối với
23
lĩnh vực cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho xã hội. Thí dụ, với sản phẩm bột
khoai tây, khu vực kinh tế HTX đã cung cấp 100% số lượng sản phẩm trên thị
trường. Tương tự, với sản phẩm bơ là 94%, pho mát 92%, thức ăn gia súc 90%,
sữa 87% v.v..
Tại Mỹ, hệ thống các HTX nông nghiệp đã hình thành trên 100 năm và
ngày nay đã trở thành một tổ chức kinh tế cần thiết đối với các chủ trang trại.
Ngay từ năm 1914, Nhà nước đã thành lập Cục HTX để hỗ trợ cho khu vực kinh
tế này, kể cả việc đảm nhận công tác đào tạo cán bộ quản lý HTX. Chính phủ
liên bang cũng như ở từng bang đều dành một khoản kinh phí nhất định cho hoạt
động của Cục HTX. Ngày nay, các Cục HTX do các chủ nông trại tự nguyện
thành lập và hoạt động hiệu quả có vai trò to lớn trong nền nông nghiệp hiện đại
của Mỹ.
Ở Nhật Bản, đại đa số nông trại đều tham gia HTX. Từ năm 1947, Chính
phủ Nhật bản đã ban hành Luật HTX nông nghiệp. Đến năm 1967, Nhật Bản
thông qua chính sách cơ bản về hợp tác hoá nhằm phát triển nông nghiệp. Nhờ
vậy, phong trào hợp tác hoá đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Hầu hết
nông dân Nhật Bản hiện đã tham gia HTX và tiêu thụ sản phẩm qua HTX: gạo
trên 95%; rau, hoa quả, sữa tươi, thịt bò gần 60%. Tỷ lệ nông dân mua phân bón
qua cửa hàng của HTX đạt 94,5%, hoá chất nông nghiệp - 70%, thức ăn gia súc
- 35,5%...
Ở một số nước trong khối ASEAN như Inđônêxia, Thái Lan, v.v.., HTX
cũng xuất hiện khá sớm. Chính phủ các nước này cũng đã có những chủ trương,
biện pháp cụ thể để khuyến khích việc thành lập HTX hay “hiệp hội” nông dân
để giúp đỡ nhau, phát triển sản xuất. Đồng thời, các Chính phủ đều dành sự
quan tâm hỗ trợ đáng kể cho khu vực kinh tế HTX và các nông trại. Thí dụ,
Chính phủ Thái Lan đã thành lập hệ thống “phát triển nông thôn quốc gia” từ
cấp trung ương đến cơ sở. Nhà nước Inđônêxia đã nêu rõ chủ trương nền kinh tế
quốc dân phải được xây dựng trên nguyên tắc tương trợ và hợp tác. Nhà nước đề
ra những chính sách ưu tiên đối với khu vực kinh tế HTX.
Thực tế lịch sử thế giới hơn 100 năm qua đã chứng minh tính đúng đắn
của quan điểm về sự cần thiết khách quan của kinh tế hợp tác trong quá trình
phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Trong điều kiện nước ta hiện nay với gần 70% số dân ở nông thôn lại đi
lên từ một nền sản xuất nhỏ thì việc xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác và
HTX trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, trước mắt là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
lại càng trở nên cấp thiết và bức xúc hơn.
24
Từ sau đổi mới, đất nước ta chuyển sang phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần định hướng XHCN. Trong chính sách phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, Đảng ta khẳng định các thành phần kinh tế kinh
doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, cùng
phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế Nhà nước
giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN vận động theo yêu cầu và các qui luật khách quan vốn có của nó.
Một mặt, kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo điều kiện phát huy mọi
nguồn lực, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Mặt khác, kinh tế thị trường
cũng có những mặt trái của nó như tạo nên sự phân hoá giàu - nghèo, cạnh tranh
gay gắt, chèn ép lẫn nhau, gây nên những hiện tượng tiêu cực xã hội khác. Kinh
tế hàng hoá, kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì cuộc cạnh tranh giữa các
chủ thể sản xuất trên thương trường sẽ ngày càng gay gắt, đặc biệt trong bối
cảnh nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế
hàng hoá ở nước ta nói chung và ở nông thôn nói riêng có bước phát triển quan
trọng. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta hiện nay vẫn là nền sản xuất nhỏ, nông
nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, gần 70% số dân sống ở nông thôn với hơn
12 triệu hộ nông dân, trong đó có tới 87,9% làm nông nghiệp. Về cơ bản, hộ
nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, nhưng vẫn là những hộ tiểu nông nhỏ bé,
nhiều nơi còn sản xuất tự cung, tự cấp, cơ sở vật chất - kỹ thuật nghèo nàn, lạc
hậu, lại thường bị thiên tai tàn phá, cơ sở hạ tầng lại rất khó khăn. Trong những
điều kiện đó, từng hộ nông dân riêng lẻ khó có thể khắc phục khó khăn để vươn
lên, mà phải hợp tác, liên kết lại với nhau nhằm tăng sức mạnh, tăng khả năng
cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy biến động. Xu
hướng chung là các hộ sản xuất nhỏ, các hộ nông nghiệp, người lao động riêng
lẻ liên kết nhau dưới các hình thức kinh tế hợp tác, HTX để sử dụng tốt hơn
nguồn vốn, lao động, máy móc, thiết bị và tài nguyên thiên nhiên, cũng như việc
cung ứng và tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Hiện nay, nhu cầu về
tổ chức và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, HTX ở nông thôn và trong
lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta đang đặt ra rất cần thiết. Nông thôn, nông dân
đang có nhu cầu rất lớn về các dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính, các dịch
vụ kỹ thuật như bảo vệ thực vật, nhân giống, cung cấp giống, dịch vụ điện
nước... Việc tiêu thụ nông sản cho nông dân hiện nay cũng rất khó khăn, nông
dân bị tư thương ép cấp, ép giá cả đầu vào lẫn đầu ra. Vì vậy, phát triển kinh tế
hợp tác, HTX để làm các dịch vụ này phục vụ cho sản xuất của các hộ tốt hơn,
25
bảo vệ lợi ích của nông dân để nông dân không bị thua thiệt là yêu cầu cấp bách
đối với nông dân.
Con đường phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những
năm tới phải dựa trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần cùng tham gia, cùng
liên kết và hỗ trợ nhau để không ngừng tạo ra sự tăng trưởng của từng thành
phần và tăng trưởng chung của toàn xã hội. Trong sự phát triển đó, kinh tế hợp
tác, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp là một bộ phận hợp thành và phát triển
như một tất yếu khách quan, được bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển
và gắn kết chặt chẽ với các thành phần khác, là một trong những điều kiện cần
thiết và có hiệu quả để giúp đỡ, hỗ trợ nông dân và những người lao động cá thể
tham gia vào sự phát triển và tăng trưởng chung của kinh tế nông nghiệp, nông
thôn nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung, vừa đóng góp vừa hưởng
lợi.
Nghị quyết số 13 Hội nghị trung ương 5 (Khoá IX) về kinh tế tập thể
khẳng định phát triển kinh tế tập thể, mà nòng cốt là HTX mang tính tất yếu
khách quan, để kinh tế tập thể cùng với kinh tế Nhà nước ngày càng trở thành
nền tảng của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Nghị quyết nhấn
mạnh, những năm tới, trong nông nghiệp, nông thôn, kinh tế hộ tự chủ tiếp tục
tồn tại lâu dài, phải có sự hợp tác lẫn nhau để nâng cao hiệu quả và khả năng
cạnh tranh, giúp hộ đứng vững được trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế tập
thể, nòng cốt là HTX kiểu mới là hình thức tổ chức kinh tế phù hợp để thực hiện
điều đó. Phát triển rộng rãi các hình thức kinh tế tập thể trong tất cả các ngành,
lĩnh vực và địa bàn là cần thiết, trong đó phát triển kinh tế tập thể trong nông
nghiệp, nông thôn phải được xem là một trọng tâm, cần tập trung chỉ đạo nhằm
tạo ra một thể chế kinh tế có thể đảm nhận vai trò hỗ trợ, nâng đỡ kinh tế hộ,
trang trại phát triển, làm cầu nối để tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước cho kinh tế
hộ, kinh tế trang trại. Kinh tế tập thể tuyệt nhiên không thay thế hoặc thủ tiêu
kinh tế hộ, trang trại; gắn phát triển kinh tế tập thể với quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy kinh tế tập
thể không ngừng phát triển sức sản xuất, vươn lên cạnh tranh trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
1.2.4. Vai trò của HTX nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội ở
nông thôn.
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá gồm nhiều thành phần, mỗi thành
phần đều có vai trò nhất định đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối
với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói riêng. Kinh tế tập thể, mà nòng cốt
là các HTX, có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá,
26