Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.94 KB, 120 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này
là trung thực và chưa hề được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Sinh viên

Nguyễn Văn Khiêm

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Khoa kinh tế & Phát triển nông thôn Trường Đại học
Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình học
tập, nghiên cứu để hồn thành khố luận.
Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Phịng Nơng Nghiệp
huyện Lục Ngạn. Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cỏc xó Thanh
Hải, Quý Sơn - huyện Lục Ngạn đã tạo mọi điệu kiện cho tơi trong q trình thu
thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Minh
Hiền đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành khố luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả bè bạn và gia đình đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tơi, đồng thời có những ý kiến
đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Khiêm


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................3
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu:.....................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................5
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................5
2.1.1. Lý luận về sản xuất và sản xuất nông nghiệp..............................................5
2.1.1.1. Lý luận về sản xuất...................................................................................5
2.1.1.2. Các yếu tố của sản xuất............................................................................5
2.1.1.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất......................................................6
2.1.1.4. Chi phí sản xuất........................................................................................8
2.1.1.5. Kết quả sản xuất.......................................................................................9
2.1.2. Hiệu quả kinh tế.........................................................................................11
2.1.2.1. Nội dung.................................................................................................11
2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế ................................................................13
2.1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.........13
2.1.2.4.Xác định các chỉ tiêu kết quả và chi phí đầu tư.......................................16
2.1.2.6. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh..................................................17
2.1.3. Vài nét về vải thiều Lục Ngạn...................................................................19
2.1.3.1. Đặc điểm kỹ thuật của vải thiều lục ngạn...............................................19

2.1.3.2. Lịch sử phát triển của cây vải trên đất Lục Ngạn...................................21
2.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất vải quả.........................................22
2.1.3.4.. Vai trò của cây vải đối với kinh tế-xã hội của huyện............................24
2.1.2. cơ sở lý luận về VietGAP..........................................................................28
2.1.2.1. Thế nào là Thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (GAP).........................28
2.1.2.2.Quy trình thực hành nơng nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất vải quả:......29
2.3.2.6. Điều khiển sinh trưởng cây trồng...........................................................34
2.1.3. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại các nước ASEAN (ASEAN GAP)
.............................................................................................................................37
2.1.4. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam (Viet GAP)................37
2.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................39
2.2.1. Tình hình sản xuất vải trên thế giới...........................................................39

iii


2.2.2. Thực tế sản xuất vải tại Việt Nam............................................................41
PHẦN III: ĐẶC ĐIấM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ......................................44
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................44
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................44
3.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................44
3.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai.........................................................................44
3.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thuỷ văn........................................................47
3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................47
3.1.4..2. Hệ thống cơ sở hạ tầng..........................................................................47
2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................49
3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu nghiên cứu.................................................49
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................51
3.2.3. Phương pháp phân tích..............................................................................51
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.....................................................................53

1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tượng....................................53
3.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất................53
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................56
4.1. Thực trạng sản xuất vải thiều của Lục Ngạn trong những năm gần đây......56
4.1.1. Các hình thức tổ chức sản xuất, canh tác của người dân...........................56
4.1.2. Cơ cấu diện tích và sản lượng loại vải trong thời gian qua.......................56
4.1.3. Tình hình tiêu thụ vải ở Lục Ngạn............................................................57
4.1.4. Mô phỏng kênh tiêu thụ vải ở huyện Lục Ngạn ......................................58
4.2. Một số đặc điểm về nhóm hộ điều tra 2012.................................................59
4.2.1. Điều kiện sản xuất của cỏc nhúm hộ điều tra............................................59
4.3. Đánh giá kết quả sản xuất vải thiều sạch theo quy trình sản xuất VietGAP,
so sánh với hộ sản xuất vải khơng theo quy trình VietGAP................................64
4.2.1. Về công tác triển khai................................................................................64
4.3.1. Đánh giá kết quả một số điều kiện sản xuất theo quy trình VietGAP tại địa
bàn điều tra..........................................................................................................66
4.3.2. Chi phí chăm sóc trên 1 ha vải theo tình hình kinh tế của hộ ở điểm điều
tra năm 2012........................................................................................................72
4.3.3. Kết quả vả hiệu quả kinh tế sản xuất vải theo tình hình kinh tế của hộ ở
điểm điều tra năm 2012.......................................................................................74
4.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện quy trình sản xuất nơng nghiệp
tốt VietGAP trong sản xuất vải thiều..................................................................76
4.4. Phân tích nhu cầu nhân rộng mơ hình ra của các hộ nơng dân trồng vải.....79
4.3.3 Về kết quả thực hiện...................................................................................79
Sau khi được tuyên truyền cũng như tham gia lớp tập huấn về sản xuất nơng
nghiệp tốt (VietGAP) thì hầu hết các hộ nông dân đang sản xuất rau ở địa
phương đều mong muốn được học tập thêm và áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
Điều này được thể hiện rõ qua bảng đánh giá tỷ lệ hộ muốn áp dụng quy trình

iv



VietGAP và nhận định về những khó khăn khi áp dụng của cỏc nhúm hộ. Đối
với nhóm hộ khơng sản xuất theo quy trình VietGAP thì tỷ lệ muốn được tập
huấn cũng khá cao. .............................................................................................79
4.3.5. Hiệu quả xã hội của quy trình VietGAP...................................................83
4.3.6. Hiệu quả về mơi trường sinh thái..............................................................83
4.3.7. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ( SWOT) trong sản
xuất vải VietGAP tại địa phương........................................................................84
4.4. Một số giải pháp nhân rộng mơ hình sản xuất ra toàn huyện.......................86
3.2.1.2. Giải pháp về kỹ thuật.............................................................................86
4.4.2. Giải pháp về vốn........................................................................................91
44.3. Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại.............................................91
4.4.4. Mở rộng phát triển sản xuất vải theo mô hình trang trại...........................93
4.4.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng .......................................................................93
Phần V: KẾT LUẬN VA KIẾN NGHỊ...............................................................95
5.1. Kết luận........................................................................................................95
5.2. Một số kiến nghị...........................................................................................97
5.2.1 Đối với nhà nước........................................................................................97
5.2.2 Đối với huyện.............................................................................................97
5.2.3 Đối với các hộ nông dân.............................................................................98
Tài liệu tham khảo...............................................................................................99
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN......................................................................100

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Gớa trị sản xuẩt ngành trồng trọt huyện trong giai đoạn 2009-2011..25
Bảng 2.2: Thống kê diện tích sản lượng một số cây ăn quả chính của huyện.....27
Bảng 2.3: Thống kê sản lượng một số loại cây ăn quả chính của Huyện............28

Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới...................40
Bảng 2.5: Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam..............42
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2005-2010.............46
Bảng 4.2: Đặc điểm của chủ hộ điều tra..............................................................61
Bảng 4.3 Đặc điểm của hộ điều tra.....................................................................61
Bảng 4.4: Một số tư liệu chủ yếu sử dụng cho sản xuất vải của cỏc nhúm hộ....63
Bảng4.5: tỷ lệ hộ điều tra hiểu biết về VietGAP.................................................65
Bảng 4.6: So sỏnh các tiêu chí về điều kiện sản xuất rau ở địa bàn với quy trình
VietGAP..............................................................................................................68
Bảng 4.7: Nguồn cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV và đánh giá của các
hộ sản xuất...........................................................................................................70
Bảng 4.8: Kết quả khảo sát về tình hình thực hiện các quy định trong thu hoạch
và tiêu thụ vải tại điểm điều tra...........................................................................71
Bảng 4.10: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải theo tình hình kinh tế của hộ
ở điểm điều tra năm 2012 (tính bình qn cho 1 ha)...........................................74
Bảng 4.10: Tỷ lệ hộ muốn áp dụng VietGAP và đánh giá khó khăn khi ..........81
áp dụng ...............................................................................................................81
Bảng 4.11: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ( SWOT) trong
sản xuất vải đại bàn huyện).................................................................................85
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN......................................................................100

vi


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất nông nghiệp của nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình hội
nhập. Cơ hội và cả những thách thức đang chờ kinh tế Việt Nam nói chung và
Nơng nghiệp nói riêng. Trong giai đoạn hội nhập hàng hố nơng sản Việt Nam
có cơ hội hơn trong việc vươn ra thị trường thế giới một cách thuận lợi hơn, tìm

được nhiều bạn hàng hơn với sản lượng xuất khẩu nhiều hơn. Tuy nhiên đi cùng
xu hướng đú thỡ cũng là muôn vàn thách thức với nông sản Việt khi mà bà con
nơng dân quen với hình thức sản xuất manh mún nhỏ lẻ và tự phát không theo
quy trình kỹ thuật, làm cho nơng sản của chúng ta thường không đảm bảo chất
lượng để tham gia trên thị trường nơng sản quốc tế. Cùng với đó là mục tiêu làm
sao sản xuất nông nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh tế mà vẫn kết hợp được bảo vệ
môi trường - xã hội và quan trọng là tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch
nhằm đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng của các cơ quan nhà nước. Đây là một
vấn đề khá nổi cộm trong thời gian gần đây khi mà các vụ ngộ độc thực phẩm
đang ngày càng tăng và các điều tra nghiên cứu cho thấy môi trường sản xuất
nông nghiệp đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do ảnh hưởng của cơng nghiệp hố,
do bà con sử dụng thuốc trừ sâu và phõn hoỏ học bừa bói khơng theo quy định.
Đứng trước tình hình đã có rất nhiều chương trình quy định về tiêu chuẩn kỹ
thuật chất lượng của Chính phủ được đưa ra ban hành nhằm hạn chế và phịng
ngừa những tác động do ơ nhiễm môi trường gây ra đối với sản xuất nông
nghiệp và giúp cho người dân có kiến thức về sản xuất nông nghiệp sạch và đảm
bảo môi trường sống và môi trường sản xuất đồng thời sử dụng khai thác có hiệu
quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một trong số đó là chương trình thực
hành nơng nghiệp tốt (VietGAP).
Quy trình thực hiện nông nghiệp tốt cho rau quả tươi tại Việt Nam (Vietnamese
Good Agricultural Practices; gọi tắt là VietGAP) là những nguyên tắc, trình tự,
1


thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất thu hoạch sơ chế bảo đảm an toàn,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản
xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Đây là quy trình được Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn ban hành theo
quyết định số 37/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/1/2008 nhằm đẩy mạnh sản xuất rau
quả sạch tiêu dùng trong nước và tăng cường số lượng, đảm bảo chất lượng cho

xuất khẩu. Qua 4 năm thực hiện thì hiện nay VietGap đang được đánh giá là quy
trình sản xuất khơng hề gây tốn kém mà còn mang lại chất lượng sản phẩm cao
hơn nhiều so với cách sản xuất truyền thống.
Hiện nay chương trình VietGAP đang được triển khai rộng rãi trên cả nước trên
rất nhiều chủng loại rau quả. Vải thiều Lục Ngạn cũng là một trong những sản
phẩm đầu tiên được áp dụng quy trình sản xuất VietGAP. Sau khi triển khai tại
một số địa điểm như thôn Hiệp Tõn, xó Hồng Giang, huyện Lục Ngạn đã cho
thấy những hiệu quả bước đầu của mơ hình. Hiện nay mơ hình sản xuất vải sạch
theo chương trình VietGap đang được nhân rộng ra một số địa phương khác như
xã Quý Sơn, xó Trù Hựu...nhưng một số vấn đề đang được đặt ra như: Làm sao
đề người dân sản xuất vải hiểu được hết hiệu quả của mơ hình để từ đó khuyến
khích người dân tham gia sản xuất theo mơ hình...? Người dân và cán bộ tập
hn tham gia mơ hình có những thuận lợi khó khăn gì? Một số người sản xuất
cũn chưa tham gia mơ hình VietGAP vậy ngun nhân là do đâu? Và cần có
những hướng giải pháp nào để hỗ trợ người dân và cán bộ tập huấn từ đó mơ
hình được nhân rộng ra tồn huyện? Đây đang là những câu hỏi đặt ra cho các
cơ quan ban ngành huyện Lục Ngạn cũng như cấp trên nhằm tạo tiền đề cho việc
hướng dẫn người dân quen với hình thức sản xuất nơng nghiệp hàng hố chất
lượng cho giá trị cao trong thời kỳ hội nhập với kinh tế thế giới.
Nhăm góp phần trả lời câu hỏi trên và là con em người dân Lục Ngạn em xin
chọn đề tài nghiên cứu: "Một số giải pháp phát triển nhân rộng mơ hình sản xuất

2


vải thiều theo quy trình thực hành nơng nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện Lục
Ngạn-Bắc Giang"
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất của mơ hình và tình hình

triển khai mơ hình mà từ đó tìm ra một số hướng giải pháp nhằm thúc đẩy việc
nhân rộng mơ hình ra tồn huyện trong thời gian sắp tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chương trình VietGAP và tình hình
sản xuất cũng như kết quả trong mơ hình.
Đánh giá hiệu quả của mơ hình khi triển khai tại địa bàn huyện
Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất và khả năng
nhân rộng mơ hình.
Tìm ra những khó khăn trở ngại của cán bộ tập huấn và người dân khi tham gia
mơ hình.
Đề xuất ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nhân rộng mơ hình ra tồn huyện
trong thời gian gần nhất.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt VietGAP là gì?
Tác động của quy trình sản xuất này tới các sản phẩm nơng sản hiện nay là gì?
Thực trạng sản xuất vải của huyện Lục Ngạn trong thời gian qua?
Mơ hình này có cho hiệu quả kinh tế đối với người trồng vải tại Lục Ngạn?
Những khó khăn, thuận lợi của người dân khi tham gia mơ hình?
Những biện pháp chính nhằm nhân rộng mơ hình là gì?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

3


Đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài là các hộ tham gia và không tham gia
sản xuất theo mô hình VietGAP
Các cơ quan, tổ chức tại địa phương có liên quan tới mơ hình VietGAP như:
Phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn, Hội Nông dân cỏc
xó, cỏc hiệp hội làm vườn...

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Huyện
Lục Ngạn. Tập trung chủ yếu vào một số hộ tại địa bàn xã Hồng Giang nơi đi
đầu trong việc thực hiện sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP.
- Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập tổng hợp từ năm 2007 tới năm 2011.
Số liệu điều tra năm 2012. Đề xuất giải pháp tới năm 2012.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất và kết quả
thực hiện mơ hình từ khi triển khai tới nay. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và
các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phát triển nhân rộng mơ hình.

4


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận về sản xuất và sản xuất nông nghiệp
2.1.1.1. Lý luận về sản xuất
Trong tài khoản quốc gia, Liên hợp quốc đưa ra khái niệm sản xuất khi xây
dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia như sau: "Sản xuất là mọi hoạt
động của con người với tư cách là cá nhân hay tổ chức bằng năng lực quản lý
của mình, cùng với các yếu tố tài nguyên, đất đai và vốn (tư bản), sản xuất ra
những sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích có hiệu quả nhằm thoả mãn nhu cầu
sử dụng cho sản xuất, sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của đời sống
sinh hoạt hộ gia đình dân cư, nhà nước, tích luỹ tài sản để mở rộng sản xuất và
nâng cao đời sống xã hội, xuất khẩu ra nước ngồi".
Cịn theo Bách khoa tồn thư wikipedia thì khái niệm sản xuất được hiểu là: "
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động
kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để
trao đổi trong thương mại".
Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất

như thế nào?,sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa
việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Vậy tóm lại, sản xuất là quá trình hoạt động của con người tác động vào tự nhiên
nhằm biến đổi các yếu tố đó tạo ra sản phẩm hữu ích phục vụ cho đời sống con
người, cộng đồng và toàn xã hội.
2.1.1.2. Các yếu tố của sản xuất
Có ba yếu tố cơ bản của q trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao động
và tư liệu lao động
Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong
quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao động

5


là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện. Đây là yếu tố quan trọng nhất và
không thể thay thế trong quá trình sản xuất.
Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác
động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động có hai
loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khống sản, đất, đá, thủy sản...
Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác.
Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đó cú sự tác động của lao động trước đó, ví
dụ như thộp phụi, sợi dệt, bông... Loại này là đối tượng lao động của các ngành
công nghiệp chế biến.
Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động
của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ phận trực
tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức là cơng
cụ lao động, như các máy móc để sản xuất), và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp
cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao
thông. Trong tư liệu lao động, cơng cụ lao động giữ vai trị quyết định đến năng

suất lao động và chất lượng sản phẩm.
2.1.1.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất
Trong quá trình sản xuất có rất nhiều yếu tố tham gia sản xuất, tuy nhiên ta có
thể xem các yếu tố này dưới hai dạng đó là yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra.
- Các yếu tố đầu vào bao gồm: Lao động, đất đai, vốn, các loại phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV)...Cỏc yếu tố này có tác động qua lại lẫn nhau.
- Các yếu tố đầu ra là sản phẩm của sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào thơng
qua q trình sản xuất để phục vụ cho đời sống của con người. Các sản phẩm
đầu ra có thể được tiêu dùng trực tiếp hay sẽ làm ngun liệu cho một q trình
sản xuất khác.
Ví dụ: Quả vải tươi là sản phẩm của quá trình sản xuất vải và được tiêu dùng
trực tiếp, nhưng với mủ cao su thì để có thể sử dụng được những giá trị của nó

6


thỡ chỳng phải làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác tạo ra những
sản phẩm từ mủ cao su như sản xuất săm lốp xe hay sản xuất đệm...
Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất được thể hiện như sau:
- Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra: Quan hệ giữa 2 yếu tố
này được thể hiện qua hàm sản xuất ( là hàm số biểu hiện về mặt kỹ thuật giữa
các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra.)
Hàm sản xuất có dạng tổng quát:

Q= F(X1 _X2, X3... Xn)

Trong đó: Q là sản lượng sản phẩm đầu ra
X1 _X2, X3... Xn là các yếu tố đầu vào
Ngoài ra trong kinh tế học thì hàm sản xuất thường được thể hiện dưới dạng như
sau: Y = ALαKβ Hàm sản xuất Cobb Douglas - là một hàm sản xuất giả định

rằng các nhập lượng có thể thay thế phần nào cho nhau.
Trong đó:
Y = sản lượng
L = số lượng lao động input
K = lượng vốn
A = năng suất toàn bộ nhân tố
α và β là các hệ số co dãn theo sản lượng lần lượt của lao động và vốn; chúng cố
định và do công nghệ quyết định.
Các yếu tố đầu vào bị chi phối bởi quy luật năng suất cận biên giảm dần (Năng
suất cận biên của bất kỳ một yếu tố đầu vào nào cũng sec bị giảm tại một thời
điểm khi mà ngày càng nhiều các yếu tố được đầu tư trong quá trình sản xuất).
Điều này được thể hiện khi mà ta tăng cường bón quá nhiều đạm cho một loại
cây trồng nào đó. Ban đầu năng suất sẽ tăng lên nhưng tới một thời điểm nào đó
hiệu quả của việc bón đạm sẽ khơng cịn và thậm chí cịn làm giảm năng suất đi
do cây trồng quá tốt lá. Vì vậy trong quá trình sản xuất thì việc tổ chức, sử dụng

7


các yếu tố đầu vào phải được cân đối với nhau và được hạch tốn để tối thiểu
hố chi phí nhằm tăng lợi nhuận cho các hộ nơng dân. Vì vậy chúng ta cần quan
tâm tới giá trị của đầu vào và đánh giá chi phí trong sản xuất.
+ Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào: Để tạo ra một loại sản phẩm thì phải có
sự kết hợp của nhiều yếu tố đầu vào khác nhau và chỳng cú mối quan hệ với
nhau. Trong đó có 2 mối quan hệ chính là quan hệ bổ trợ và quan hệ thay thế.
Mối quan hệ bổ trợ giữa các yếu tố đầu vào được thể hiện đó là khi tăng sủ dụng
yếu tố đầu vào này thì kéo theo việc sử dụng yếu tố đầu vào kia. Trong sản xuất
rau được thể hiện đó là khi tăng mức sử dụng phân đạm thì cũng phải đồng
nghĩa với việc tăng mức sử dụng phân lân hoặc kali hoặc cả 2 để cung cấp được
đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây (trong điều kiện rau cần cả 3 loại

dinh dưỡng trên).
Quan hệ thay thế giữa các đầu vào thể hiện ở chỗ tăng mức sử dụng đầu vào này
có thể làm giảm mức sử dụng đầu vào kia. Ví dụ tăng mức sử dụng thuốc trừ cỏ
sẽ làm giảm cơng trừ cỏ, chăm sóc. Khi quyết định thay thế sử dụng đầu vào này
bằng đầu vào khác người ta thường chú ý đến tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên
(MRTS X1,X2 ) để giảm chi phí đầu vào khi sản xuất cùng một lượng sản
phẩm.
+ Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra : Các loại sản phẩm có mối quan hệ với
nhau theo chiều hướng bổ trợ, cùng tồn tại và cạnh tranh trên phương diện sử
dụng nguồn lực. Các quan hệ này do bản chất kinh tế, kỹ thuật, sinh học của các
sản phẩm quy định.
2.1.1.4. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để
mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho q trình sản xuất hàng hóa nhằm mục
đích thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế hàng hóa, bất cứ một doanh nghiệp nào
cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất. Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa
với việc tăng lợi nhuận.

8


Tuy nhiên, chi phí sản xuất chỉ là một phần của chi phí sản phẩm. Khi cấu thành
giá của một sản phẩm, phải xem xét tồn bộ chi phí, khơng thể chỉ nhìn thấy chi
phí sản xuất.
Đối với người sản xuất vải chúng ta có thể hiểu đơn giản là chi phí sản xuất ra
sản phẩm quả vải là tồn bộ giá trị những đầu vào nhằm thực hiện quá trình sản
xuất bao gồm: Giống, phân bón, cơng lao động hay hao mòn tài sản cố định...
Một số khái niệm liên quan tới chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất xã hội: tồn bộ chi phí trung bình mà xã hội phải bỏ ra để sản
xuất ra một loại hàng hố.

Chi phí sản xuất cá biệt: là chi phí của từng doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất
ra một loại hàng hố.
Chi phí trực tiếp: là những chi phí có thể dễ dàng nhận ra và hạch tốn một cách
trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hay cung cấp dịch vụ. Chi phí trực
tiếp là chi phí bắt buộc phải ghi nhận.
Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến q trình sản xuất, cung cấp
dịch vụ. Các chi phí gián tiếp có thể phân bổ tùy mức độ nhận thức và cách
hoạch định của mỗi doanh nghiệp.
2.1.1.5. Kết quả sản xuất
* Khái niệm
Kết quả sản xuất là thành quả hoạt động liên tục của con người kết hợp với tư
liệu sản xuất tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
Kết quả sản xuất phụ thuộc vào nhiều điều kiện (yếu tố) trong đó có quy trình
cơng nghệ sản xuất. Quy trình cơng nghệ là tổng thể các phương pháp sản xuất,
chế biến, thay đổi trạng thái, thuộc tính, hình thức ngun liệu, vật tư hay bán
thành phẩm có liên hệ với nhau trong quá trình sản xuất. Quy trình cơng nghệ là
yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm và là chỉ tiêu kinh tế của đơn vị sản
xuất. Ngược lại, chất lượng sản phẩm phản ánh một cách tổng hợp trình độ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ của một nước, là tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật rất quan

9


trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và có ý nghĩa kinh tế to lớn. Mỗi loại sản
phẩm thỡ cú những tiêu chuẩn về chất lượng và hình thái riêng, tuỳ thuộc vào
mục đích sản xuất và cơng nghệ sản xuất.
Đối với sản xuất rau an tồn thì phải đảm bảo 3 tiêu chuẩn là : đảm bảo an tồn
thực phẩm, an sinh xã hội và mơi trường. Mỗi tiêu chuẩn có một cách đo lường
và đánh giá riêng, chẳng hạn như tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được xác định
bằng các thông số như : hàm lượng các chất độc hại, hàm lượng NO3-, hàm

lượng các lim loại nặng, các loại sinh vật ký sinh trên rau.
* Các chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất
Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) các chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất
gồm :
Khối lượng sản phẩm : Là khối lượng từng loại sản phẩm được tạo ra trong một
chu kỳ sản xuất hoặc một thời kỳ thường là 1 năm.
Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động
tạo ra cho một thời kỳ nhất định, thường tính là một năm.
n

GO =

∑Qi * Pi
i =1

Trong đó: Pi là đơn giá BQ của sản phẩm i
Qi là sản lượng của sản phẩm i
Trong sản xuất vải, giá trị sản xuất của hộ được tính bằng sản lượng từng loại
vải nhân với giá bán.
Giá trị tăng thêm (VA): là toàn bộ giá trị mới tăng thêm do lao động nông
nghiệp tạo ra trong từng thời kỳ nhất định.
Giá trị tăng thêm được tính theo cơng thức:
VA = GO - IC
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị tăng thêm sau khi trừ đi thuế
sản xuất và khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ).

10


MI = VA - (Thuế + KHTSCĐ)

Lợi nhuận (Pr)
Pr = MI - Chi phí lao động gia đình (V)
2.1.2. Hiệu quả kinh tế
2.1.2.1. Nội dung
Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được hiểu như sau:
- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học, kỹ thuật,
quản lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn.
- Trong sản xuất kinh doanh ln ln có mối quan hệ giữa sử dụng yếu tố đầu
vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới biết được hao phí cho sản
xuất là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp nhận khơng?
Mối quan hệ này được xem xét ở từng sản phẩm, dịch vụ và cho cả doanh
nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất
kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể.
Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan hệ
mật thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện khối
lượng, qui mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ
thuộc vào từng trường hợp. Hiệu quả là đại lượng được dùng để đành giá kết
quả đó được tạo ra như thế nào? chi phí bao nhiêu? mức chi phí cho 1 đơn vị kết
quả có chấp nhận được khơng? Song, hiệu quả và kết quả phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của từng ngành
sản xuất, qui trình cơng nghệ, thị trường… Do đó, khi đánh giá hiệu quả cần
phải xem xét tới các yếu tố đó để có kết luận cho phù hợp.

11


- Tính tốn hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hoỏ cỏc yếu tố đầu vào (chi

phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) của từng sản phẩm, dịch vụ của từng công
nghệ trong điều kiện nhất định.
Các doanh nghiệp, người sản xuất với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa trên
cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra nhiều nhất với các chi phí tài
nguyên và lao động thấp nhất. Do vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến
các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Việc lượng hoá hết và cụ thể
các yếu tố này để tính tốn hiệu quả kinh tế thường gặp nhiều khó khăn (đặc biệt
đối với sản xuất nơng nghiệp). Chẳng hạn:
+ Đối với yếu tố đầu vào:
Trong sản xuất nói chung, sản xuất nơng nghiệp nói riêng, tài sản cố định
(TSCĐ) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không
đồng đều. Mặt khác, giá trị thanh lý và sửa chữa lớn khó xác định chính xác, nên
việc tính khấu hao TSCĐ và phân bố chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất
tương đối.
Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao
thông, trạm, trường…), chi phí thơng tin, khuyến cáo khoa học kỹ thuật cần thiết
phải hạch tốn vào chi phí, nhưng trên thực tế khơng tính tốn cụ thể và chính
xác được.
Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá ở trên thị trường gây khó khăn cho
việc xác định chính xác các loại chi phí sản xuất.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn cho sản xuất, nhưng
mức độ tác động là bao nhiêu, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xác định
chuẩn xác, nên cũng ảnh hưởng tới tín dụng, tính đủ các yếu tố đầu vào.
+ Đối với các yếu tố đầu ra:
Trên thực tế chỉ lượng hoá được kết quả thể hiện bằng vật chất, có kết quả thể
hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh tranh trên
thị trường, tái sản xuất mở rộng, bảo vệ môi trường… thường không thể lượng

12



hoá ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian dài. vậy thì việc xác
định đúng, đủ lượng kết quả này cũng gặp khó khăn.
2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
- Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội.
Quan điểm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng
năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động. Điều này thể hiện
được mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao
phí lao động xã hội. Đú chớnh là hiệu quả của lao động xã hội.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả cao nhất, với chi
phí thấp nhất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ mới.
Về khía cạnh này cũng thể hiện chất lượng của quá trình hoạt động sản xuất.
Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thỡ khụng dừng
lại ở việc đánh giá những hiệu quả đã đạt được, mà cịn phải thơng qua nó để tìm
giải pháp thúc đẩy sản xuất phát triển ở mức cao hơn. Do đó, hiệu quả sản xuất
kinh doanh là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng khơng phải
mục đích cuối cùng của sản xuất.
2.1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Cơng thức tính tốn hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường bằng chỉ tiêu số tương đối
cường độ, nghĩa là biểu thị quan hệ so sánh giữa lượng kết quả kinh tế thu được
(Q: đầu ra) và lượng chi phí đầu tư (C: đầu vào). Ngoài ra, hiệu quả kinh tế cũng
đo lường bằng số tuyệt đối, biểu thị sự chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu
được với toàn bộ chi phí đã bỏ ra. Mối quan hệ này được xác lập theo các công
thức sau:

13



- Xác định tồn phần
+ Dạng thuận:
Q
H =
C

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả kinh tế thu được
C là giá trị đầu tư (chi phí)
H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra nhiều đơn vị đầu ra. H còn
được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí
thường xuyên đến kết quả kinh tế.
Hay: H = Q – C
Trong cỏch tớnh này, H thể hiện phần lợi nhuận (thu nhập thực tế) mà
đơn vị sản xuất kinh doanh thu lại được sau khi đã trừ tồn bộ chi phí.
+ Dạng nghịch:
E =

C
Q

Trong đó:

E là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả kinh tế thu được

C là giá trị đầu tư (chi phí)
E cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào. E được dùng

làm cơ sở để xác định qui mơ tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực và chi phí thường
xuyên.
- Xác định theo nguyên lý cận biên
Theo nguyên lý cận biên, người ta chỉ quan tâm đến hiệu quả của phần mở rộng
sản xuất hay đầu tư tăng thêm trong từng thời kỳ. Bởi vậy, bên cạnh việc tính
tốn hiệu quả kinh tế tồn phần cũn tớnh theo ngun lý cận biên, có thể tính cả
dạng tuyệt đối và tương đối. Cụ thể:
+ Dạng tuyệt đối

14


Dạng thuận:

H

b

∆Q
∆C

=

Trong đó: ∆Q là lượng kết quả tăng (giảm) thêm
∆C là lượng đầu tư tăng (giảm) thêm
Hb cho biết khi tăng thêm một đơn vị đầu vào có thể nhận thêm được bao
nhiêu đơn vị đầu ra.
Hay H = ∆Q - ∆C
Trong cỏch tớnh này H thể hiện phần kết quả dôi ra mà đơn vị thu lại sau khi đã
trừ chi phí tăng thêm.

Dạng nghịch:

E

b

=

∆C
∆Q

Trong đó:

∆Q là lượng kết quả tăng (giảm)thờm
∆C là lượng đầu tư tăng (giảm) thêm

Eb cho biết để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu đơn vị đầu
vào.
+ Dạng tương đối
Dạng thuận:

H

b

=

%∆Q
%∆C


Trong đó:

%∆Q là % lượng kết quả tăng (giảm)thờm
%∆C là % lượng đầu tư tăng (giảm) thêm

Hb cho biết để tăng thêm một % đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu % đơn vị
đầu vào.
Các công thức tính tốn trên đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá
và phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Các cơng thức tính theo

15


nguyên lý cận biên là cơ sở để ra các quyết định đầu tư các yếu tố đầu vào như
thế nào có hiệu quả cao, nhất là đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật.
2.1.2.4.Xác định các chỉ tiêu kết quả và chi phí đầu tư
Theo quan điểm hệ thống, hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ đơn vị kinh
tế nào đều là một quá trình tái sản xuất thống nhất có đầu ra là kết quả kinh tế và
đầu vào là chi phí đầu tư (bao gồm cả chi phí cơ hội). Các chỉ tiêu hiệu quả sản
xuất kinh doanh được xác lập trên cơ sở so sánh giữa các yếu tố đầu ra với đầu
vào. Vì vậy, cần thiết phải xác định và lựa chọn những chỉ tiêu nào thể hiện kết
quả kinh tế và chi phí đầu tư. [ 35 ]
- Xỏc định các chỉ tiêu kết quả
Đối với doanh nghiệp sản xuất: Kết quả kinh tế thường biểu hiện bằng các chỉ
tiêu sau:
+ Khối lượng sản phẩm đã sản xuất, hoặc vận chuyển.
+ Giá trị sản xuất.
+ Giá trị tăng thêm.
Đối với doanh nghiệp thương mại:
+ Sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.

+ Doanh thu bán hàng.
+ Tổng lợi nhuận.
- Xác định chỉ tiêu chi phí
Chi phí kinh tế là tồn bộ chi phí đã chi ra để đạt được các chỉ tiêu kết quả kinh
tế nói trên. Nó được xem xét ở hai góc độ là chi phí sử dụng nguồn lực và chi
phí thường xuyên.
Chi phí sử dụng nguồn lực: Là tồn bộ các chi phí ban đầu làm điều kiện cần
thiết cho sản xuất kinh doanh, được gọi là nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp.
Nó được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
+ Vốn đầu tư.
+ Vốn sản xuất kinh doanh.

16


+ Giá trị TSCĐ bình quân.
+ Giá trị tài sản lưu động.
+ Diện tích đất kinh doanh.
+ Số lượng máy móc, thiết bị, phương tiện truyền dẫn và các tài sản chủ yếu
khác.
+ Số lao động bình qn.
Chi phí thường xun: Là tồn bộ những chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản
xuất kinh doanh, được gọi là chi phí sản xuất hàng năm. Nó thường biểu hiện
bằng các chỉ tiêu sau:
+ Tổng giá thành.
+ Chi phí trung gian.
+ Chi phí vật chất.
+ Các bộ phận chủ yếu của giá thành: Khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên nhân vật
liệu, chi phí phân, giống và thuốc trừ sâu, thuốc thú y, tiền lương và bảo hiểm xã
hội (BHXH).

+ Diện tích đất gieo trồng (tính cả năm, hoặc theo vụ gieo trồng),
+ Tổng số thời gian làm việc của máy móc thiết bị hay phương tiện vận tải (tính
theo ngày, ca hay giờ máy).
+ Tổng số thời gian làm việc của người lao động (tính theo ngày hay giờ làm
việc).
2.1.2.6. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Như đã trình bày ở trên, thực chất hiệu quả kinh tế của từng đơn vị sản xuất kinh
doanh là việc nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội.
Đõy chớnh là phần đóng góp thiết thực của các đơn vị cho xã hội. Vì vậy, khi
đánh giá hiệu quả kinh tế của từng đơn vị cần xác định những vấn đề sau:
Mốc so sánh để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh được đánh giá là có đạt hay khơng? Tăng
hay giảm? Thấp hay cao? Cần phải so sánh mức thực tế đạt được với một mốc

17


nào đó. Tuỳ theo mục đích đánh giá và điều kiện tài liệu cho phép người ta có
thể sử dụng một mốc hoặc kết hợp các mốc so sánh sau đây:
- Mức hiệu quả theo thiết kế hoặc tiềm năng. Mức tiềm năng của từng thời kỳ có
thể cao hoặc thấp hơn mức thiết kế ban đầu.
- Mức kế hoạch hay định mức.
- Mức kỳ trước, hay một kỳ nào đó đã thực hiện trước đây.
- Mức trung bình hay tiên tiến trong ngành.
- Mức thực tế của đơn vị khác, doanh nghiệp khác, ngành khác, địa phương khác
hay một quốc gia khác.
Các mốc so sánh trên đây là căn cứ thực tiễn để đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị hay sản phẩm. Việc so sánh hiệu quả kinh
tế theo các mốc so sánh này gọi là cách đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất
kinh doanh ở trạng thái động.

Tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh trong trạng thái
động, chúng ta cón đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh, nghĩa là không so sánh
với một mốc nào mà vẫn biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay
khơng hiệu quả. Trong trường hợp này rõ ràng cần dựa vào các tiêu chí cụ thể.
Tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh, yêu cầu quản lý và điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội của mỗi quốc gia mà các tiêu chí này có khác nhau. Ở nước ta, đối với
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra 6
tiêu chí để đánh giá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hay
khơng có hiệu quả.
Cụ thể là:
- Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, trích khấu hao TSCĐ theo đúng
quy định của chế độ hiện hành.
- Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thuê sử dụng vốn và lập đủ các quỹ doanh
nghiệp (dự phịng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư
phát triển, phúc lợi…).

18


- Nộp đủ tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định.
- Nộp đủ các loại thuế theo luật định.
- Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức bình quân của các
doanh nghiệp trên cùng địa bàn.
Đối với sản phẩm cụ thể, tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế có thể dựa vào
qui mơ sản xuất sản phẩm đó, cơng nghệ sản xuất hay qui trình kỹ thuật, mức
đầu tư thâm canh, loại hình sản xuất hay tổ chức sản xuất …
2.1.3. Vài nét về vải thiều Lục Ngạn
2.1.3.1. Đặc điểm kỹ thuật của vải thiều lục ngạn
Cây vải (Litchi Chinensis Sonn) thuộc họ Bồ hịn (Sapindaceac) có nguồn gốc
từ miền Nam Trung Quốc. Vải thiều là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng

cao, Quả nhỏ, vỏ sần, chín màu đỏ, hạt rất màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi
trắng dày ăn rất ngọt với hương vị thơm ngon nhiều chất bổ, được người tiêu
dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Hoa vải hàng năm là nguồn nguyên liệu,
là phấn hoa cho nghề ni ong. Cây vải là cây có khoang tán lớn, tỏn trũn tự
nhiên hình mâm xơi, cành lá xum xuê quanh năm. Do vậy cây vải không chỉ là
cây ăn quả mà cịn là cây bóng mát, cây chắn giú, cõy tạo cảnh quan, cây phủ
xanh đất trống đồi núi trọc, cây trống xói mịn rửa trụi… góp phần cải tạo môi
trường sinh thái.
Cây vải trồng chủ yếu để lấy quả. Quả vải ngồi ăn tươi cịn được chế biến như
sấy khô, làm đồ hộp, nước giải khát, được thị trường trong và ngoài nước ưa
chuộng. Quả vải khi chín có mùi thơm thanh khiết, do đó từ lâu nú đó được coi
là một trong những loại quả nhiệt đới ngon nhất. Nếu là giống tốt, phần ăn được
(cùi) chiếm 70 – 80%, vỏ từ 8-15%, hạt từ 4-18% khối lượng quả. Nước ép từ
cựi cú 11-14% đường, 0,4-0,9% a xớt, cú 34 mg % lân, 36 mg % vitamin C,
ngoài ra cũn cú can xi, sắt, vitamin B1, B2 và PP.

19


×