Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại 1 hà TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.57 KB, 71 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của chuyên đề
Nêu ra ba yếu tố của lao động đó là lao động của con người, đối tượng lao
động, công cụ lao động thiếu một trong ba yếu tố quá trình sản xuất sẽ không
diễn ra. Nếu xét về mức độ quan trọng thì lao động của con người dóng vai
tròng quyết định nhất, không có sự tác động của con người vào tư liệu sản xuất
thì tư liệu sản xuất không phát thể phát huy tác dụng.
Đối với người lao động, sức lao động họ bỏ ra là để đạt được lợi ích cụ thể,
đó là lương mà người sử dụng lao động của họ sẽ trả. vì vậy, việc nghiên cứu
quá trình phân tích hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương (bảo
hiểm xã hội, bỏ hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) rất được
người lao động qun tâm. Trước hết là họ muốn lương chính thức được hưởng là
bao nhiêu, họ được hưởng bao nhiêu cho BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và họ
có trách nhiệm như thế nào với các quỹ đó. Sau đó là việc hiểu biết về lương và
các khoản trích theo lương sẽ giúp họ đối chiếu với chính sách của nhà nước
quy dịnh về các khoản này. Qua đó biết được người sử dụng người lao động đã
trích đúng đủ cho họ quyền lợi hay chưa. Cách tính lương của doanh nghiệp
cũng giúp cán bộ công nhân viên thấy được quyền lợi của mình tăng năng suất
lao động, từ đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng lao động của doanh nghiệp.
Còn đối với doanh nghiệp việc nghiên cứu tìm hieur về quá trình hoạch
toán tiền lương của doanh nghiệp giúp cán bộ quản lý hoàn thiện lại cho đúng,
đủ, phù hợp với chính sách của nhà nước, đồng thời qua đó cán bộ công nhân
viên của doanh nghiệp được quan tâm về quyền lợi sẽ yên tâm hăng hái hơn
trong lao động sản xuất. Hoàn thiện hoạch toán tiền lương còn giúp doanh
nghiệp phân bổ chính xác chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm, tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm nhờ giá cả hợp lí. Mối quan hệ giữa chất lượng lao
động(lương) và kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện chính xác trong


hoạch toán cũng giúp rất nhiều cho bộ máy quản lí doanh nghiệp trong việc đưa
ra các quyết định chiến lược để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

1

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

Từ nhửng nhận thức trên với thực tế, đề tài “KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI 1 HÀ TĨNH” làm chuyên đề thực tập của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài ngiên cứu tại Công ty cổ phần thương mại 1, nội dung nghiên cứu
của đề tài là tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty, cụ thể là công
tác hạch toán kế toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tại công
ty.
•Số liệu sử dụng cho quá trình nghien cứu là: Bảng chấm công, bảng tổng
hợp thanh toán tiền lương, bảng tính lương và bảng thanh toán tiền lương và
khối lượng công việc hoàn thành từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012.
•Trích dẫn nghiệp vụ và chứng từ của tháng 6 năm 2012.
3. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê: Điều tra thu thập số liệu liên quan, tiến hành phân
tích tình hình qua các sổ sách, qua các báo cáo qua các báo cáo định kì và cuối
kì ở các cơ sở.

+ Phương pháp phân tích: Trên cơ sở những số liệu thu thập được để tiến
hành phan tích những mặt tích cực, tiêu cực của các nhân tố liên quan đến đề
tài.Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung mà chúng ta cần
nghiên cứu.
+ Phương pháp chỉ số: Phương pháp nghiên cứu sự biến động của tiền
lương năm nay so với năm trước đồng thời phân tích vai trò và ảnh hưởng của
các nhân tố đến tiền lương của các cơ sở.
Ngoài ra còn tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài, ý kiến của giáo viên
hướng dẫn cô Trương Thị Phương Thảo và các anh chị trong Công Ty Cổ Phần
Thương Mại 1.
Với những kiến thức còn non nớt của một sinh viên thực tập sẽ không
tránh khỏi những sai sót , em rất mong được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh
đạo công ty cùng các anh chị trong phòng kế toán.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

2

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

4. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3
chương:
Chương 1: Lý luận chung về hoạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo

lương tại công ty cổ phần Thương Mại 1.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty cổ phần Thương Mại 1.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1.Bản chất và chức năng của tiền lương
•Khái niệm về tiền lương
Tiền lương và biểu hiện bằng tiền, phần sản phẩm mà doanh nghiệp trả cho
người lao động, tương ứng với thời gian, sản phẩm, chất lượng và kết quả lao
động mà họ bỏ ra trong từng tháng.
•Bản chất của tiền lương
Là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá của yếu tố sức lao
động, tiền lương tuân theo nguyên tắc cung cầu giá của thị trường và pháp luật

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

3

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

hiện hành của Nhà nước, tiền lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao
động, là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao động.

Đối với chủ doanh nghiệp tiền lương là một yếu tố đầu vào của chi phí sản
xuất còn đối với người cung ứng sức lao động tiền lương là nguồn thu nhập chủ
yếu của họ nói cách khác tiền lương là động lực chủ yếu của cuộc sống.
Một vấn đề mà các doanh nghiệp không thể quan tâm đó là mức lương tối
thiểu. Mức lương tối thiểu đo lường giá trị sức lao động thông thường trong điều
kiện làm việc bình thường, yêu cầu một kỹ năng đơn giản với một khung giá các
tư liệu sinh hoạt hợp lý.
Đây là cái “ngưỡng” cuối cùng cho sự trả lương của tất cả các ngành
trong doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn có lao động để hoạt động kinh doanh, ít
nhất phải mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy
định.
Đồng thời doanh nghiệp phải tính toán giữa chi phí và doanhh thu trong
đó tiền lương là một chi phí rất quan trọng ảnh hưởng tới mức lao động sẽ thuê
làm và sau đó để tạo được mức lợi nhuận cao nhất.
•Chức năng của tiền lương.
Mỗi người trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình đều có thể gặp tai
nạn rủi ro. Nên việc trích lập các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, để bù đắp
cho người lao động những tổn thất trên là cần thiết.
- Qũy BHXH: Được lập nhằm tạo ra nguồn tài trợ cho người lao động
trong trường hợp tai nạn ốm đau, thai sẩn, tai nạn mất sức nghỉ hưu.
- Qũy BHYT: Nhằm chi trả các khoản tiền chữa bệnh, tiền viện phí mua
thuốc vho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ.
- KPCĐ: Được lập để chi tiêu cho hoạt động công đoàn nhằm bảo vệ
quuyền lợi người lao động.
1.1.2 Vai trò ý nghĩa của tiền lương
•Vai trò của tiền lương

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

4


Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

Tiền lương là phạm trù kinh tế về mặt phân phối cuả quan hệ sản xuất trong
xã hội. Do đó chế độ tiền lương hược lại hợp lý góp phần làm quan hệ sản xuất
hợp lý với tính chất và trình độ phát triển của sản xuất. Ngược lại chế độ tiền
lương không hợp lý sẽ tiêu diệt động lục của nèn sản xuất xã hội. Vì vậy tiền
lương giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý đời sống xã hội. Nó thể hiện
qua 3 vai trò cơ bản:
Phải đảm bảo vai trò khuyến khích vật chất đối với người lao động. Mục
tiêu cơ bản của người lao động khi tham gia thị trường lao động thì tiền lương
tăng để đảm bảo thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của bản thân. Tiền lương có
vai trò như bản chất của nền kinh tế thúc đẩy lao động ngày càng cống hiến
nhiều hơn trong doanh nghiệp cả vè số lượng và chất lượng của người lao động.
Tiền lương có vai trò quan trong quản lý lao động, doanh nghiệp trả lương
cho người lao động không chỉ bù đắp sức lao động, hao phí mà thông qua tiền
lương để kiểm tra, giám sát người lao động làm việc theo ý đồ của mình đảm
bảo hiệu quả công việc. Trong nền kinh tế thị trường bất cứ một doanh nghiệp
nào đều quan tâm đến lợi nhuận ngày càng lớn. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh
gắn chặt vơi việc trả lương cho người lao động làm thêu. Để đạt được mục đích
đó doanh nghiệp phải quản lý lao động để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản
phẩm chi phí nhân công.
Tiền lương đảm bảo vai trò điều phối lao động, tiền lương đóng vai trò
quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Vì vậy với mức tiền luowng
thỏa đáng lao động sẽ nhận được công việc phù hợp bất cứ ở đâu, làm gì. Khi

tiền lương được trả một cách hợp lý sẽ thu hút được người lao động sắp xếp điều
phối các ngành, các cấp, các vùng, các khâu trong quá trình sản xuất một cách
có hợp lý, hiệu quả.
•Ý nghĩa của tiền lương.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

5

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

Tiền lương là khoản thu nhập của nguời lao động để giúp họ duy trì cuộc
sống của bản thân và gia đình, người lao động được hưởng một mức lương hậu
thuẫn.
Đối với doanh nghiệp tiền lương trả cho người lao động là một bộ phận chi
phí sản xuất kinh doanh, tiết kiệm một đồng chi phí tiền lương cũng có nghĩa
làm tăng lên một đồng tương ứng.
Để giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp và người lao động
trong việc trả lương, các doanh nghiệp có các biện pháp quản lý chặt chẽ về số
lượng thời gian lao động, đảm bảo các yếu tố để thực hiện quá trinh sản xuất, có
những hình thức trả lương, trả thưởng phug hợp có những chích sách khen
thưởng, xử phạt một cách hợp lý và khoa học, thường xuyên bồi dưỡng đào tạo
tay nghề cho người lao động. Qua đó giúp cho người lao động rèn luyện tay
nghề, phát huy sáng kiến tay nghề, cải tiến kỷ thuật, họp lý hóa quá trình sản
xuất, góp phần nâng cao chất lượng. Khi năng suất chế tạo sản phẩm được tăng

nhanh thì tiền lương của người lao động được tăng theo, các chi phí của giá
thành sản phẩm sẽ hạ xuống, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
• Ý nghĩa của các khoản trích theo lương.
Một người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình đều có
thể gặp ốm đau, tai nạn, rủi ro. Nên trích lập các loại quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ
để bù đắp cho những tổn thất trên là rất cần thiết.
Quỹ BHXH: Được lập nhằm tài trợ tạo nguốn vốn lao động cho những
trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức, nghỉ hưu.
Quỹ BHYT: Nhằm chi trả các khoản tiền khám chữa bệnh, tiền viện phí,
tiền mua thuốc cho người ốm đau, sinh đẻ.
KPCĐ: Được lập để chi tiêu cho hoạt động công đoàn nhằm chăm lo, bảo
vệ quyền lợi của người lao động.
•Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

6

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

Tất cả mọi lao động đều muốn mình có được mức thu nhập từ tiền lương
ổn định và khá nhưng thực tế có rất nhiều nhân tố chủ quan cũng như khách
quan ảnh hưởng đến tiền lương của họ như một số nhân tố sau:
+ Do một số hạn chế về trình độ cũng như năng lực
+ Tuổi tác và giới tình không phù hợp, làm việc trong điều kiện thiếu trang

thiết bị.
+ Vật tư, vật liệu bị thiếu và kém chất lượng.
+ Sức khỏe của người lao động không đảm bảo.
+ Làm việc trong điều kiện địa hình, thời tiết không thuận lợi.
Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng từng ngày
nếu không tự trau dồi kiến thức và học hỏi kiến thức mới để theo kịp những
công nghệ mới thì chất lượng cũng như số lượng sản không đảm bảo, điều đó
ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập củ người lao động. Vấn đề tuổi tác với giới
tính cũng được các doanh nghiệp quan tâm nhất đối với các doanh nghiệp sửa
dụng lao động làm việc chủ yếu bằng chân tay như các hầm mỏ, công trường
xây dựng, hoạt động sản xuất. Nếu nó không được đảm bảo thì thu nhập củ
người lao động không được đảm bảo. Ngoài các nhân tố trên thì vật tư, trang
thiết bị, điều kiện địa hình và thời tiết cũng ảnh hưởng tới thu nhập của người
lao động.
1.2. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian
Tiền lương theo thời gian: Là hình thức trả lương cho người lao động theo
thời gian làm việc thực tế và hệ số lương.
Công thức tính
Tiền lương theo thời gian = Thời gian làm việc x đơn giá tiền lương thời
gian

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

7

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: Trương Thị Phương Thảo

Đơn giá tiền lương cao hay thấp phụ thuộc vào hệ số lương, mỗi ngành
nghề làm việc khác nhau, trình độ tay nghề khác nhau thì có hệ số lương khác
nhau. Đơn giá tiền lương được tính là tiền lương tháng, tiền lương ngày, tiền
lương giờ.
Tiền lương tháng = Hệ số lương x mức lương tối thiểu
Tiền lương tháng
Tiền lương ngày =
Số ngày làm việc theo chế độ
Tiền lương tháng
Tiền lương ngày =
Số ngày làm việc theo chế độ
Tiền lương ngày và tiền lương giờ còn làm căn cứ để trả lương cho người
lao động trong những ngày nghỉ hưởng chế độ , hưởng BHXH hoặc giờ làm
việc không hưởng lương sản phẩm.
Tiền lương theo giờ được chia làm hai loại:
Tiền lương theo thời gia đơn giản: Là tiền lương tính theo đơn giá tiền
lương thời gian cố định (không có tiền thưởng).
Tiền lương tính theo thời gian có thưởng: Là loại tiền lương theo thời gian
giản đơn và tiền thưởng (thưởng đảm bảo ngày công, giờ công) nhằm động viên
khuyến khích người lao động làm việc.
* Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: Đơn giản dễ tính toán.
+

Nhược điểm: Chưa gắn chặt tiền lương với kết quả, chất lượng lao động
cuối cùng cũng như chưa khuyến khích người lao động làm việc.
1.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm

Tiền lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo khối lượng sản

phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Đơn giá tiền lương
Tổng tiền lương phải trả =
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

8

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo
Sản phẩm

• Theo sản phẩm trực tiếp
Tiền lương được
lĩnh trong tháng

Số lượng (khối lượng) SP
công việc hoàn thành

Đơn giá
tiền lương

Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng CNV hay cho một
nhóm CNV thuộc bộ phận trực tiếp kinh doanh.
• Theo sản phẩm gián tiếp

Tiền lương được

Tiền lương được lĩnh

Tỷ lệ lương

lĩnh trong tháng

của bộ phận trực tiếp

gián tiếp

Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp cúng được tính cho từng CNV hay
cho một nhóm thuộc bộ phận gián tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh hưởng
lương phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp kinh doanh.
Theo cách tính này, tiền lương được căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm
của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ lương của bộ phận gián tiếp phục vụ sản
xuất quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế
của bản thân họ.
• Theo khối lượng công việc
Hình thức tiền lương theo công việc là tiền lương trả cho người làm
khoán theo sự thỏa thuận của người giao khoán và người nhận khoán (được áp
dụng đối với công việc như khoán sửa chữa nhà cửa, bốc dỡ nguyên vật liệu…)
1.2.3 Hình thức tiền lương hỗn hợp.
Theo hinh thức này, ngoài tiền lương thei sản phẩm trực tiếp, người lao
động còn được thưởng trong sản xuất như thưởng về chất lượng, sản phẩm tốt,
thưởng về năng suất lao động tiết kiệm vật tư. Trong trường hợp này người lao
động làm ra sản phẩm không đúng tiêu chuẩn, lãng phí vật tư trên mức quy định
hoặc không đảm bảo đủ ngày công quy định thì có thể phải chụi tiền phạt trừ
vào thu nhập của họ.


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

9

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

1.2.4 Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương.
* Chế độ thưởng:
Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán
triệt hơn nguyên tắc phân phí lao động và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với
người lao động trong quá trình làm việc. Qua đó nâng cao năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc.
+ Đối tượng xét thưởng: động có thời gian làm việc từ một năm trở lên có
đóng góp vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Mức thưởng: Một năm không thấp hơn một tháng lương
Theo nguyên tắc sau:
Căn cứ vào kết quả đóng góp của người lao động đối với doanh nghiệp
thể hiện qua năng suất lao động, chất lượng công việc.
+ Các loại tiền thưởng: Tiền thưởng bao gồm tiền thưởng thi đua và tiền
thưởng trong sản xuất kinh doanh.
Tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh (thường xuyên): Hình thức này có
tính chất lượng, đây thực chất là một phần của quỹ lương được tách ra cho

người lao động dưới hình thức tiền thưởng cho một tiêu chí nhất định.
Tiền thưởng về chất ượng sản phẩm: Khoản tiền này được tính trên cơ sở
tỷ lệ quy định chung (không quá 40%) và sự chêch lệch giữa giá sản phẩm cấp
cao và sản phẩm cấp thấp.
Tiền thưởng thi đua (không thường xuyên): Loại tiền thưởng này không
thuộc quỹ lương mà được trích từ quỹ khen thưởng, khoản tiền naỳ được trả
dưới hình thức phân loại trong một kỳ (quý, nữa năm, năm).
* Chế độ phụ cấp:
Phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản
xuất hoặc làm công việc chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tác
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

10

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm việc
đòi hỏi trách nhiệm cao chư được chính xác trong mức lương. đối với doanh
nghiệp, phụ cấp này được tính vào đơn giá tiền lương và tính vào chi phí lưu
thông.
Phụ cấp khác: Là các khoản phụ cấp thêm cho người lao động.
Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm việc tại
những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và các đảo xa có điều kiện sinh hoạt đặc
biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh
thần của người lao động.

1.3 QUỸ TIỀN LƯƠNG, VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.3.1 Qũy tiền lương.
a. Khái niệm:
Qũy tiền lương là toàn bộ tiền lương tính theo só công nhân viên của
doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và chi trả lương
b. Nội dung:
Qũy lương trong doanh nghiệp bao gồm:
+ Tiền lương tính theo thời gian
+ Tiền lương tính theo sản phẩm
+ Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi
chế độ quy định và tiền lương trong thời gian ngừng sản xuất do khách
quan.
+ Tiền lương trong thời gian đi công tác, đi phép, đi học,…
+ Các phụ cấp làm đêm thêm giờ…
+ Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên…
+ Tiền ăn ca của công nhân.
Ngoài ra trong quỹ tiền lương còn được tính cả khoản chi trợ cấ BHXH
cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạ lao động (BHXH trả

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

11

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo


lương). Về phương diện thanh toán tiền lương cho nhân công trong doanh
nghiệp được chia làm hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.
+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho nhân viên trong thời gian làm
nhiệm vụ chính, bao gồm; Tiền lương trả cho cấp bậc và các khoản phụ cấp
kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thêm giờ).
+ Tiền lương phụ; Tiền lương trả cho công nhân viên trong thơi gian công
nhân viên được hưởng lương theo chế độ (nghỉ phép, nghỉ lễ, đi họp, đi học,
ngừng sản xuất, tiền lương trả sản phẩm hỏng do chế độ quy định…).
1.3.2 Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)
*Mục đích:
Tạo nguồn vốn tài trợ cho công nhân viên trong trường hợp ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, mất sức nghỉ hưu… Tùy theo cơ chế tài chính quy định cụ
thể mà quản lý mà việc quản lý quỹ BHXH có thể ở tại doanh nghiệp ở tại cơ
quan chuyên trách chuyên môn.
*Nguồn hình thành:
Được hình thành do việc trích lập tính chi phí sản xuất của doanh nghiệp
và khẩu trừ tiền lương của người lao động theo chế độ quy định. Theo quy định
hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích lập quỹ BHXH định tỷ lệ quy định
(24%) trên tổng tiền lương, đóng bảo hiểm cho công nhân viên trong tháng,
trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (17%) khấu trừ vào tiền lương
vào trong tháng (7%) của công nhân viên.
1.3.3 Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
*Mục đích:
Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao
động thông qua mạng lưới y tế, những người có tham gia nộp BHYT khi ốm
đau bệnh tật đi khám chữa bệnh họ sẽ được thanh toán thông qua chế độ BHYT
mà họ đã nộp.
*Nguồn hình thành:

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân


12

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

Các doanh nghiệp thực hiện quỹ BHYT như sau: 4,5% trên tổng số thu
nhập tạm tính của người lao động, trong đó: 1,5% do người lao động trực tiếp
nộp (trừ vào thu nhập của họ), 3% do doanh nghiệp chịu (tính vào chi phí sản
xuất - kinh doanh).
1.3.4 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Là một phần trong chính sách trợ giúp cho người lao động khi bị thất
nghiệp. BHTN là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong thị trường lao
động. Bên cạnh hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho
người lao động trong thời gian mất việc thì mục đích chính của BHTN là thông
qua các hoạt động tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm sớm đưa vào những lao
động thất nghiệp tìm được việc làm thích hợp và ổn định.
Theo nghị định số 127/2008 NĐ/CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn một số điều cảu luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp
thi doanh nghiệp sẽ chiụ mức phí là 1% còn người lao động sẽ chịu 1%.
1.3.5 Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
* Khái niệm:
Là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các chế độ hiện hành.
* Mục đích:
50% KPCĐ thu được nộp lên công đoàn cấp trên, còn lại 50% để lại chi
tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị.

Hoạch toán lao động và thời gian lao động.
Mục đích của hạch toán lao động và thời gian lao động trong doanh
nghiệp, ngoài việc giúp cho công yacs quản lý lao động còn đảm bảo tính lương
chính xác cho từng người lao động.
*Nguồn hình thành:
2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động, và doanh
nghiệp phải chịu toàn bộ (tính vào chi phí sản xuât – kinh doanh).

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

13

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

1.4 YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ HOẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
*Yêu cầu:
Tiền lương là giá trị của sức lao động là một yếu tố của chi phí sản xuất.
do đó muốn tiết kiệm được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm các
doanh nghiệp phải sử dụng tiền lương của mình có kế hoạch thông qua các
phương pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ lương.
Việc trả lương cho các công nhân trong doanh nghiệp phải theo từng
tháng. Muốn làm tốt tất cả các vấn đề trên các doanh nghiệp phải lập kế hoạch
quản lý nguồn vốn tạm thời này. Nếu thực hiện tốt sẽ tạo ra khả năng sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn, nâng ca hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị

mình.
Trong điều kiện kinh tế thị trường quá trình sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp luôn chịu tác động của các quy luât cạnh tranh, quy luật giá trị Cơ
chế thị trường khắc nghiệt sẵn sàng đaò thải những doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ không có hiệu quả. Trong điều kiện đó chất lượng sản phẩm và giá cả là
những nhân tố quan trọng giúp cho sự đứng vững và phát triển của mỗi doanh
nghiệp.
Để công nhân gắn bó với doanh nghiệp, phát huy hết khả năng sáng tạo,
tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, luôn tìm cách cải tiến mẫu mã, chất lượng
sản phẩm, tiết kiệm nguyên lieuj và hạ giá thành. các doanh nghiệp phải có
phương pháp quản lý co hiệu quả tiền lương nói riêng và quỹ tiền lương nói
chung.
*Nhiệm vụ:
Để phục vụ sự điều hành và quản lý lao động, kế toán lao động tiền lương
trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời đầy đủ số lượng, chất
lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng và thanh toán kịp thời, đầy đủ

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

14

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp.

Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động việc chấp hành chính sách chế
độ về lao động, tiền lương, tình hình sử dụng quỹ lương.
Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng
chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, mở sổ thẻ kế toán và hoạch
toán lao động về tiền lương đúng chế độ đúng phương pháp.
Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương, các khoản
theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị sử dụng lao
động.
Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền
lương, đề xuất bịện pháp khai thác hiệu quả tiềm năng lao động của doanh
nghiệp.

1.5 HOẠCH TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG.
1.5.1 Các chứng từ hoạch toán ban đầu tiền lương, BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ.
Các chứng từ ban đầu hoạch toán tiền lương thuộc chỉ tiêu lao động tiền
lương gồm các biểu mẫu sau:
Mẫu số 01 LĐ-TL

Bảng chấm công

Mẫu số 02 LĐ-TL

Bảng thanh toán tiền lương

Mẫu số 03 LĐ-TL

Phiếu nghỉ ốm hưởng bao hiểm xã hội


Mẫu số 04 LĐ-TL

Danh sách người lao động hưởng BHXH

Mẫu số 05 LĐ-TL

Bảng thanh toán tiền thưởng

Mẫu số 06 LĐ-TL

Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành

Mẫu số 07 LĐ-TL

Phiếu báo làm thêm giờ

Mẫu số 08 LĐ-TL

Hợp đồng giao khoán

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

15

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mẫu số 09 LĐ-TL


GVHD: Trương Thị Phương Thảo

Biển bản điều tra lao động

1.5.2 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
1.5.2.1. Tài khoản sử dụng.
Kế toán sử dụng TK 334 – Phải trả công nhân viên, và TK 338 – Phải trả,
phải nộp khác.
TK 334 phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh
toán các khoản đó (gồm tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản thu nhập
của công nhân viên)
Kết cấu của TK 334 – Phải trả công nhân viên
Bên Nợ:
Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác đã trả đã
ứng trước cho công nhân viên.
Các khoản khấu trừ vào tiền công tiền lương công nhân viên.
Bên Có:
Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác đã trả đã
ứng trước cho công nhân viên.
Dư Có:
Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác phải trả
cho công nhân viên.
Dư Nợ (cá biệt): Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phả trả.
TK 338- Phải trả phải nộp khác: Dùng để phản ánh các khỏn phải trả phải
nộp cho cơ quan quản lý, tổ chức đoàn thể xã hôị:
Kết cấu TK 338- Phải trả phải nộp khác
Bên Nợ:
Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên quan.
BHXH phải trả công nhân viên chức.
Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị.

Két chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

16

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

Các khoản đã trả đã nộp khác.
Bên Có:
Gía trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định rõ nguyên nhân).
Gía trị tài sản thừa phaie trả cho cá nhân và tập thể trong và ngoài đơn vị.
Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
BHXH, BHYT trừ vào lương của công nhân viên.
BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù
Các khoản phải trả phải nộp khác.
Dư Có:
Số tiền phải trả phải nộp khác.
Gía trị tài sản thừa còn chờ giải quyết.
Dư Nợ: (nếu có) số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả phải nộp.
TK 338 Có 6 tài khoản cấp 2.
3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết
3382 – Kinh phí công đoàn
3383 – Bảo hiểm xã hội
3384 – Bảo hiểm y tế

3389 – Bảo hiểm thất nghiệp
3387 – Doanh thu nhận trước
3388 – Phải trả, phải nộp khác
1.5.2.2 phương pháp hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương.
a. Phương pháp hoạch toán tiền lương và tình hình thanh toán với
người lao động
* Hàng tháng tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính
chất tiền lương phải trả cho công nhân viên (bao gồm tiền lương, tiền công, phụ
cấp khu vực, chức vụ, đắt đỏ, tiền ăn giữa ca, tiền thưởng trong sản xuất…) và
phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi:

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

17

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng) Phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất,
chế tạo ra sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK 627 (6271): Phải trả nhân viên phân xưởng
Nợ TK 641 (6411): Phải trả nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm
Nợ 642 (6421): Phải trả cho bộ phận công nhân quản lý doanh nghiệp.
Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả.
* Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên.

Nợ TK 431 (4311)Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng
Có TK 334 Tổng số tiền thưởng phải trả.
* Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNV (ốm đau, thai sản, TNLĐ…)
Nợ TK 338 (3383)
Có TK 334
* Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV theo quy định, sau khi đóng
BHXH, BHYT, và thuế thu nhập cá nhân, tổng số các khoản khấu trừ không
vượt quá 30% số còn lại.
Nợ TK 334: Tổng số các khoản khấu trừ
Có TK 333 (3338) Thuế thu nhập phải nộp
Có TK 141: Số tạm ứng trừ vào lương.
Có TK 138: Các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại…
* Thanh toán thù lao (tiền công, tiền lương…) Bảo hiểm xã hội, tiền
thưởng cho công nhân viên chức.
+ Nếu thanh toán bằng tiền:
Nợ TK 334: Các khoản đã thanh toán
Có TK 111: Thanh toán bằng Tiền mặt
Có TK 112: Thanh toán bằng chuyển khoản
+ Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hoá
Nợ TK 632
Có TK liên quan (152, 153, 154, 155…)
Bút toán 2: Ghi nhận giá thanh toán

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

18

Lớp K2A – Kế toán



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

Nợ TK 334: Tổng giá thanh toán (cả thuế VAT)
Có TK 3331: Thuế VAT phải nộp.
* Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền lương công nhân viên đi vắng chưa lĩnh.
Nợ TK 334
Có TK 338 (3388)

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

19

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

Sơ đồ hạch toán các khoản thanh toán với CNVC
TK141

TK334

Các khoản khấu trừ vào
thu nhập của CNVC
(tạm ứng, bồi thường vật chất,
thuế thu nhập)

TK3383,3384

Phần đóng góp cho quỹ
BHYT, BHXH
TK111,112
Thanh toán lương, thưởng BHXH
và các khoản khác cho CNV

TK622
CNTT sản xuất

Tiền
lương,
tiền
thưởng,
BHXH
và các
khoản
khác
phải trả
CNVC

TK6271
Nhân viên PX

TK641,642
NV bán hàng
NV quản lý
TK431
Tiền thưởng

và phúc lợi
TK3383

TK 333
BHXH phải trả
trực tiếp

Thu hộ thuế
thu nhậpcá nhân cho NN
b. Phương pháp hạch các khoản trích theo lương

* Hàng tháng căn cứ vào quỹ lương cơ bản kế toán trích BHXH, BHYT,BHTN
kinh phí công đoàn theo qui định (32,5%).
Nợ các TK 622, 6271, 6411, 6421 phần tính vào chi phí kinh doanh (23%)
Nợ TK 334 phần trừ vào thu nhập của công nhân viên chức (9,5%).
Có TK 338 (3382, 3383, 3384) Tổng số kinh phí Công đoàn,
BHXH, BHYT phải trích.
* Theo định kỳ đơn vị nộp BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN lên cấp trên.
Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384,3389)
Có TK 111, 112
* Tính ra số BHXH trả tại đơn vị

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

20

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: Trương Thị Phương Thảo

Nợ TK 338 (3383)
Có TK 334
Khi trả cho công nhân viên chức ghi
Nợ TK 334
Có TK 111
* Chỉ tiêu kinh phí Công đoàn để lại doanh nghiệp
Nợ TK 338 (3382)
Có TK 111, 112
* Trường hợp số đã trả, đã nộp về kinh phí Công đoàn, BHXH (kể cả số
vượt chi) lớn hơn số phải trả, phải nộp được cấp bù ghi:
Nợ TK 111, 112 số tiền được cấp bù đã nhận
Có TK 338 số được cấp bù (3382, 3383)
Sơ đồ hạch toán thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ
TK334

TK338

TK622,627,641,642
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo
tỉ lệ quy định tính vào chi phí kinh
doanh (23%)

Số BHXH phải trả
trực tiếp cho CNVC

TK334
TK111,112…


Trích BHXH, BHYT theo tỷ lệ qui định
trừ vào thu nhập của CNVC (9,5%)

Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT cho cơ
quan quản lý

TK111,112…
Thu hồi BHXH, KPCĐ chi vượt
chi hộ được cấp

Chi tiêu KPCĐ tại cơ sở

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

21

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI I HÀ TĨNH
2.1 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI I
HÀ TĨNH
2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ

Phần Thương Mại I Hà Tĩnh.
Tên công ty: Công ty CP Thương mại I – Hà Tĩnh
Tên viết tắt: phú tài motor
Tên tiếng anh: hatinh trading joint – stak company No 1
Địa chỉ: 96 trần phú – hà tĩnh
Điện thoại: 0393.859696
Email:
Website: www.PhuTai.net
Giấy phép ĐKKD 2903000194 do sở kế hoạch đầu tư hà tĩnh cấp ngày 13
tháng 4 năm 2005, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 24 tháng 10 năm 2007
Số tài khoản: 102010000497408 tại ngân hàng công thương hà tĩnh
Mã số thuế: 3000353850
Vốn điều lệ: 5,1 tỷ
Công ty CP thương mại I – hà tĩnh hoạt động theo hình thức góp vốn cổ
phần với sự tham gia góp vốn của 3 thành viên sáng lập( thuộc hội đồng quản trị
của công ty)
1. Bà Nguyễn Ngọc Ngà

Giám đốc công ty

2. Ông Trần Ngọc Lam

Chủ tịch HĐQT – thành viên

3. Ông Nguyễn Ngọc Nhung

Trợ lý giám đốc – thành viên

Quá trình hình thành và phát triển:
Tháng 3 năm 2005 Công ty CP thương mại I – hà tĩnh bước đầu ra mắt thị

trường chỉ với một cơ sở kinh doanh tại 232 nguyễn công trứ - thị xã hà tĩnh đến

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

22

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

tháng 5 năm 2005 công ty đã trở thành nhà phân phối chính thức sản phẩm của
công ty Honda việt nam đồng thời cửa hàng bán xe và dịch vụ do hon da uỷ
nhiệm ra đời tại số 09 trần phú thị xã hà tĩnh – chính thức lấy thương hiệu
Honda phúc tài. Ngày 4 tháng 7 năm 2006 khai trương cửa hàng bán xe và dịch
vụ do Honda uỷ nhiệm tại khối 1 thị trấn hương khê. Ngày 10 tháng 2 năm 2008
thành lập Yes Yamaha việt nam tại khối 2 thị trấn kỳ anh chuyên kinh doanh xe
máy và phụ tùng mang nhãn hiệu Yamaha việt nam. Và cũng cùng ngày 10
tháng 2 năm 2008 thành lập phú tài motor tại địa chỉ 96 trần phú – thành phố hà
tĩnh chuyên kinh doanh xe máy Honda và Yamaha. Đến tháng 3 năm 2009 thành
lập trạm bảo hành, sửa chữa, cung cấp phụ tùng chính hãng tại địa chỉ 08 hàm
nghi – thành phố hà tĩnh mang tên wing service station. Ngày 08 tháng 09 năm
2009 thành lập chi nhánh cấp II phú tài can lộc tại thị trấn can lộc chuyên kinh
doanh xe máy, phụ tùng Honda và Yamaha. Ngày 28 tháng 11 năm 2009 nâng
cấp phú tài motor thành head Honda việt nam gọi là phú tài 3 tại địa chỉ 96 trần
phú – thành phố Hà Tĩnh. Và ngày 20 tháng 12 năm 2009 thành lập chi nhánh
cấp II – phú tài hương sơn tại địa chỉ thị trấn phố châu – hương sơn.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần

Thương Mại I Hà Tĩnh.
Sự góp mặt của công ty trên thị trường kinh doanh ôtô, các loại xe máy có
thương hiệu Honda và Yamaha, các thiết bị, phụ tùng xe máy đã làm tăng thêm
không khí sôi động của sự canh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng
mặt hang và giúp người tiêu dung có thêm sự lựa chọn chính xác
Công ty CP thương mại I – hà tĩnh có chức năng đáp ứng nhu cầu về các
loại xe gắn máy và phụ tùng thay thế trên địa bàn tĩnh hà tĩnh và các vùng lân
cận với nhiệm vụ chính:
- Tổ chức tiệp nhận các loại xe gắn máy và phụ tùng thay thế
- Tổ chức cung cấp các mặt hàng thuộc cùng đối tượng kinh doanh của
công ty cho các đối tượng có nhu cầu

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

23

Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

- Xây dựng cơ sở vật, kỹ thuật phát triển, cung cấp các dịch vụ sữa chữa cố
định và lưu động, các dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng chu đáo

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

24


Lớp K2A – Kế toán


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Phương Thảo

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy
CT HĐQT

GIÁM ĐỐC

P.KINH
DOANH

Wing
Service

HEAD/YES

BP
Bán
Hàng

BP
Dịch
Vụ

BP

Kế
Toán

P. KẾ TOÁN

P. NHÂN SỰ

BP
Dịch
Vụ

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

BP
Bán
Hàng

25

Centra
l

Part

BP
Kế
Toán

BP
Bán

Hàng

Thủ
Kho

BP
Bán
Hàng

Lớp K2A – Kế toán

White
Spa

BP
Kế
Toán

BP
Marketing

White
Hotel

BP
Dịch
Vụ

Factory


Kho
trung
chuyên

rung
chuyển

Đội
khai
thác


×