Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam của công ty TNHH Thép Sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.85 KB, 24 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ VẬN TẢI BẢO HIỂM NGOẠI THƯƠNG

QUY TRÌNH TỔ CHỨC GIAO NHẬN
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH
THÉP SÀI GÒN
Giảng viên hướng dẫn : Ths.

Hà Ngọc Minh

Nhóm sinh viên thực hiện:Nhóm 16

TP HCM,THÁNG 11 NĂM 2015
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..

2


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, không chỉ ở khu vực mà còn rộng khắp thế giới. Cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc về thương mại và

kinh tế giữa các quốc gia đang ngày càng sâu sắc
Việt Nam đang ngày càng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước
để có thể đưa nền kinh tế đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới .Tuy
nhiên nước ta còn nhiều hạn chế về trình độ khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa
thật sự đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, chúng ta phải nhanh
chóng tiếp cận và học tập những công nghệ kĩ thuật tiên tiến nước ngoài, phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng. Để thực hiện được điều này hoạt động nhập khẩu đóng vai trò rất
quan trọng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đang đổi mới phát triển cơ sở hạ tầng,
phát triển sản xuất nên nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung trong đó nhu cầu về
thép trong xây dựng và phục vụ trong các ngành sản xuất khác nói riêng là rất lớn.
Trong khi ngành sản xuất thép của nước ta chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng trong nước. Do vậy nhập khẩu thép nhằm phục vu nhu cầu sản xuất và tiêu dùng
trong nước hiện nay đóng vai trò rất quan trọng đối với các ngành có sử dụng nguyên
liệu thép nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Và đó cũng là lí do nhóm chúng em
chọn đề tài :” QUY TRÌNH TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TỪ
NHẬT BẢN VỀ VIỆT NAM CỦA CÔNG TY TNHH THÉP SÀI GÒN “

3


CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO NHẬN VẬN TẢI.
1.1Khái quát chung thị trường vận từ Việt Nam – Nhật Bản
1.1.1 Tình hình nhâp khẩu của Nhật Bản vào Việt Nam

Nhật Bản là quốc gia thuộc Đông Á, diện tích: 377.835 km2, dân số 127,74 triệu
người, chủ yếu là người Nhật Bản (trên 99%), người Việt Nam ở đây khoảng 1,7 vạn .
Tỷ trọng các ngành kinh tế chính: Nông nghiệp: 2,1%; Công nghiệp: 26,8%; Giao
thông vận tải: 6,3%; Xây dựng: 10,3%; Lưu thông: 12,5%; Các ngành khác: 37,9%.
GDP năm 2009 đạt hơn 5 tỷ USD và là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai trên thế giới
sau Mỹ, đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn, nhất là với các nước đang phát triển.

Trong nhiều năm qua Nhật Bản luôn là thị trường thương mại quan trọng của Việt
Nam, Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản trong tháng 12/2014 đạt trị giá 1,24 tỷ USD, tăng 9,9% so với tháng 11/2014. Tính
chung cho cả năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt trên 14,70
tỷ USD, tăng 7,7% so với năm 2013.chiếm tỷ trọng lên đến 10% trong tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các thị trường trên thế giới. Tính đến hết tháng
11/2013, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản xếp thứ 4 trong tất cả
các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; trong đó, xếp thứ 2 về
xuất khẩu và xếp thứ 3 về nhập khẩu.6 tháng đầu năm 2015 kim ngạch nhập khẩu từ thị
trường này đã đạt trên 7,27 tỷ USD, tăng 26,68% so với cùng kỳ năm 2014.
Hai nhóm hàng nhập khẩu trên tỷ USD từ Nhật Bản đó là máy móc, thiết bị, phụ tùng
và máy vi tính, sản phẩm điện tử; trong đó nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng đạt
2,52 tỷ USD, chiếm 34,69% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nhật, tăng
tới 45,42% so với cùng kỳ; nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử cũng đạt trên 1,1
tỷ USD, chiếm 15,18%, tăng mạnh 58,96%.
Ngoài ra, nhập khẩu sắt thép từ Nhật Bản cũng đạt kim ngạch lớn 638,64 triệu USD,
chiếm 8,78%, sụt giảm 10,55% so với cùng kỳ.
Hàng hóa chủ yếu đưoưc vận chuyển chủ yếu bằng đường biển . Nước ta cú nhiều hệ
thống cảng biển lớn nhỏ, phân bố ở dọc bờ biển từ Bắc xuống Nam như cảng Cái Lái,
cảng Nội Bài, cảng Cái Mép,cảng Nghi Sơn, cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng …Việc
gửi hàng từ Việt Nam qua Nhật Bản và ngược lại rất đơn giản. Với hệ thống cảng biển

4


rộng lớn và đội ngũ chuyên chở chuyên nghiệp qua các cang Kobe, Osaka…có thể gửi
hàng lẻ LCL hoặc nguyên container FCL…
1.1.2 Tổng quan thị trương vận tải biển Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác
liên quan đến biển

Dọc bờ biển nước ta có khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng được cảng biển. Từ các
cảng Việt Nam có thể thông qua eo biển Malắcca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung
Đông, châu Âu, châu Phi; qua eo biển Ba-si có thể đi vào Thái Bình Dương đến các
cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philippin,
Indonesia, Singapore đến Australia và New Zealand…. Theo dự đoán của các chuyên
gia sẽ có 2/3 số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới phải đi qua vùng biển
Đông trong 5-10 năm tới. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá đóng container trong khu vực
châu Á có thể tăng lên đáng kể
Hiện nay, Việt Nam có tổng cộng 114 cảng biển. Các cảng lớn tập trung ở Sài Gòn,
Hải Phòng và Quảng Ninh. Các cảng này đảm nhiệm trên 60% tổng lượng hàng
hóa vận tảibằng đường biển cả nước. Ngành vận tải hàng hóa bằng đường biển Việt
Nam liên tục tăng trong hơn một thập niên qua. Thành tích này vẫn chưa tương xứng
với tiềm năng của ngành vận tải biển của nước ta. Việt Nam vẫn chưa là nước có ngành
vận tải biển phát triển cao trong khu vực. Trong 5 năm 2001-2005, đội tàu biển Việt
Nam đã tăng thêm 366 tàu với trọng tải 1.269.001T, tăng 50,97% về số lượng và
68,72% về trọng tải. Đến năm 2010 tổng trọng tải đội tàu biển Việt Nam là 3.040.374
DWT và đến năm 2020 sẽ là 4.711.180 DWT
Một số cảng biển lớn và chính ở Việt Nam :
Cảng Hồ Chí Minh : ICD Cát Lái, ICD Tân Cảng, ICD Bến Nghé, ICD Khánh Hội,
ICD Hiệp Phước, ICD Tân Thuận, ICD Phước Long, ICD Hiệp Phước, ICD
Transimex….
Cảng Cái Mép (TCIT- Vũng Tàu ), Cảng Hải Phòng, Cảng Đà Nẵng, Cảng Quy Nhơn..
Hệ thống cảng hàng không quốc tế : Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP.HCM)

5


1.2. Giới thiệu công ty xuất nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu
1.2.1. Bên xuất khẩu
Công ty Marubeni- Itochu Steel Vietnam

Địa chỉ: Phòng 302, Tầng 3 tòa nhà Sun city 13 Hai Bà Trưng, Hoàn kiếm, Hà Nội
Điện thoại : 84-4- 39369 735
Mã số thuế :0105652002
Đại diện pháp lý : : KAZUHIRO ISHIHARA

Chức vụ : Director

Được chính thức thành lập năm 2001, công ty Marubeni- Itochu Steel (MISI) hoạt
động với tư cách là liên doanh giữa hai tập đoàn Nhật Bản lớn, Marubeni và Itochu.
MISI chuyên về gia công, xuất, nhập khẩu sản phẩm thép và cung cấp dịch vụ kinh
doanh liên quan đến thép. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng về thép trên
phương diện toàn cầu, MISI đã lập ra mạng lưới toàn cầu. Là một chi nhánh nước
ngoài của MISI, Marubeni- Itochu Steel Việt Nam (MISV) được thành lập với trụ sở và
văn phòng đại diện lần lượt đặt tại hai thành phố lớn của Việt Nam, Hà Nội và Hồ Chí
Minh. Theo đuổi triết lí công ty mẹ, qua việc phân phối thép, MISV cam kết đóng góp
vào sự tiến bộ xã hội.
1.2.2. Bên nhập khẩu
Công ty TNHH Thép Sài Gòn
Trụ sở: 685/13H Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 26, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
VPGD: 860/42/1 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 25, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
Kho hàng: 624 QL 1A, KP4, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, Tp.HCM
Điện thoại: (84-8) 6285 3616 -

Fax: (84-8) 6285 3611

Email: ; Website: www.thepsaigon.vn
Mã số thuế : 0310458216
Đại diện pháp lý : ông Đậu Ngọc Hưng Chức vụ : Director

6



Công ty Thép Sài Gòn được thành lập tại Tp.HCM năm 2010, hiện tại Công ty đang
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại nội địa và xuất nhập khẩu các sản
phẩm nguyên liệu xây dựng và công nghiệp nặng, nông lâm sản và một số lĩnh vực
khác
Công ty Thép sài gòn xây dựng và phát triển Công ty song song với việc đóng góp cho
sự phồn thịnh của xã hội. Mọi hoạt động của công ty nhằm nâng cao chất lượng và gía
trị của sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng, người lao động và cộng đồng xã hội.
Thế mạnh:
Cung cấp các sản phẩm thép với nhiều tiêu chuẩn sản xuất cho các dự án thuộc các
ngành khai khoáng, xây dựng, đóng tàu.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ cung ứng.
1.2.3 Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Một số sản phẩm thép chủ yếu :
Thép tấm cán nóng

Thép lá cuộn cán

Thép tấm chống trượt

Thép hình

Thép đóng tàu

Thép xây dựng

Thép chống mài mòn

Thép ống


7


1.3 Một số hãng tàu vận tải hàng hoá từ Nhật Bản về Việt Nam
1.3.1 Công ty TNHH MOL Logistics Việt Nam
Tên giao dịch: MOL LOGISTICS (VIETNAM) INC
Địa chỉ : 364 Cộng Hoà Cao ốc E.Town, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ
Chí Minh
Đại diện pháp luật: Mr. Hirano Yoshitomi
Giấy phép số: 411022000353
Ngày cấp giấy phép: 24/10/2008
Ngày hoạt động: 01/11/2005 (Đã hoạt động 10 năm)
Điện thoại: 8121349 / 8121363
MOLS logficstics có hệ thống chi nhánh mở rộng ở 22 quốc gia và 115 thành phố trên
khắp thế giới. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ vận chuyển theo đường hàng không và
vận tải biển, nhà kho, cảng biển. MOL logicstics mang đến cho bạn lợi thế lớn về giá,
giá phải chăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng là trên hết. Tập đoàn MOL bao gồm các
công ty như MOL logistic và lien doanh Utoc
1.3.2 Hãng tàu APL
Địa chỉ: 22 Phạm Ngọc Thạch , Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08-38221199

fax: 08-38227880

Hãng tàu APL, ( American President Lines Ltd), đứng ở vị trí thứ 5 trong số các hãng
tàu lớn nhất trên thế giới.Hãng tàu này cung cấp dịch vụ trên 140 quốc gia với một
mạng lưới hoạt động rộng khắp, bao gồm cả vận tải đa phương thức, được hỗ trợ bởi
công nghệ thông thin và thương mại điện tử.
APL hiện là công ty con của NOL (Neptune Orient Lines), tập đoàn vận tải và logistics

toàn cầu có trụ sở tại Singapore.
APL có lịch sử bắt nguồn từ công ty Pacific Mail Steamship Company do William
Henry Aspinwall thành lập năm 1848 tại Hoa Kỳ. Sau lịch sử phát triển 160 năm, công

8


ty này đã phát triển thành một hãng tàu hàng đầu trong lĩnh vực vận tải container, và là
hãng tàu có lịch sử lâu đời nhất Hoa Kỳ.
1.3.3 Công ty TNHH MITSUI O.S.K. LINES (Việt Nam)
Địa chỉ : Phòng 1103, Lầu 11, Tòa nhà Sunwah Tower, 115 Nguyễn Huệ, Q. 1,Tp. Hồ
Chí Minh (TPHCM)
Điện thoại: (08) 38219219


Fax: (08) 38219317


Với trụ sở chính đặt ở Nhật Bản, Mitsui OSK Line (MOL) là một công ty chuyên về
hậu cần.Được thành lập vào năm 1884, đến nay công ty đã phát triển trở thành một
trong những hang tàu vận chuyển tốt nhất trên thế giới. Trụ sợ chính đặt ở Tokyo ,
Nhật Bản vận chuyển đờng biển dặc biệt là cái mặng hành công nghệm sắp thép
nguyên nhiên vật liệu, gỗ , dầu, gas…
1.3.4 NYK Line
Điạ chỉ : 2A-4A Tôn Đức Thắng P.Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại :08 3235 616

Fax 083235 615

Tập đoàn Nippon Yusen Kaisha, hoặc còn mang tên hãng tàu NYK Line, là một trong

những tập đoàn tàu biển lớn nhất trên thế giới. Một công ty của tập đoàn hãng tàu NYK
Group, có trụ sở chính ở Nhật Bản và văn phòng hoạt động trên toàn cầu. Công ty này
chính là công ty Mitsubishi nguyên gốc. Hãng tàu NYK Line chuyên cung cấp những
dịch vụ logistics toàn cầu dựa vào vận tải hàng hải quốc tế, vận tải hàng đi và đến các
bến tàu và hải cảng, gồm cả những dịch vụ và những chuyến hải hành liên quan đến
vận tải hàng hóa. Những mảng kinh doanh không liên quan đến vận tải dần chiếm
phần áp đảo trong danh mục kinh doanh đầu tư của tập đoàn NYK Group. Thông qua
các công ty con của hãng, công ty Yusen Logistics, trước đây là công ty NYK
Logistics và công ty Yusen Air & Sea, hãng tàu NYK cung cấp dịch vụ vận chuyển
giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không, hàng hải, vận tải đường bộ và nhận thầu
các dịch vụ logistics trọn gói.
Hãng tàu NYK Line dự báo doanh thu của năm tài khóa 2012 sẽ đạt được khoảng
1.807,8 tỉ Yên.

9


CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO NHẬN CHO HỢP
ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG.
2.1. Phương án 1: đường biển – container,điều kiện CFR ( theo hợp đồng ngoại
thương )
2.1.1. Giới thiệu
Theo hợp đồng ngoại thương, điều kiện là CFR(Cost and Freight): Tiền hàng và cước
phí thế nên:
Trách nhiệm người bán
 Kí kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước để chuyển hàng đến cảng







đích
Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu
Giao hàng lên tàu
Cung cấp cho bên mua hoá đơn và vận đơn đường biển hoàn hảo
Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu
Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này được tính vào cước.

Trách nhiệm người mua
 Nhận hàng khi hoá đơn và vận đơn được giao cho mình
 Trả tiền chi phí dỡ nếu chi phí chưa nằm trong cước
 Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng qua hẳn lan can tàu ở cảng

bốc.
2.1.2. Quy trình đầy đủ để nhập khẩu hàng hóa
Theo như hơp đồng thì Công ty TNHH Thép Sài Gòn sẽ nhận 1.075,445 tấn thép từ
Marubeni- Itochu Steel
Nắm thông tin về lô hàng và tàu:
Hàng hóa: Thép tấm đúc ABS Grade A/ A36 (COMMODITY:HOT ROLLED PLATE
ABS GRADE A/ 36)
Khối lượng: 1,075.445 MT (QUANTITY: 1,075.445 MT)
Chất lượng: hàng hóa có phẩm chất tốt theo tiêu chuẩn (QUALITY: EXPORT
STANDARD PRIME CARGO)

10


Nguồn gốc: NHẬT BẢN (ORIGIN: JAPAN )
Đặc điểm của hợp đồng: mã số MISV/HCM -15217 ngày 05/06/2015 ( CONTRACT

NUMBER: MISV/HCM -15217 DATED 05/06/2015
Cảng đi: Cảng FUKUYAMA, Nhật Bản (Port of loading: FUKUYAMA, JAPAN)
Cảng đến: Cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (Port of destination: HO CHI
MINH CITY PORT, HoChiMinh City, Vietnam)
Số hiệu tàu:WHITE IBANA (Ocean vessel/Voy No:10)
Ngày tàu đến 09/09/2015
Điều kiện giao hàng :Giao hàng từng phần

b) Quy trình chi tiết
1. Xin giấy phép
Muốn nhập khẩu hàng hóa thì trước tiên phải có giấy phép kinh doanh nhập khẩu mặt
hàng đó.nhập khẩu . Doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu thép của Bộ Công
Thương

2. Mua bảo hiểm hàng hóa
11


Công ty TNHH Thép Sài Gòn chịu trách nhiệm mua bảo hiểm
Bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận chuyển hàng trên biển ( Điều kiện A )
Giá trị hàng hoá: 110% giá trị trên hoá đơn 492.154.25 USD
Phí Bảo hiểm =0.6 % giá trị hợp đồng : 295.29 USD
3.Làm thủ tục hải quan
Ngay sau khi nhận thông báo tàu đến, nhân viên Công ty thực hiện công việc:
Tiến hành lập tờ khai và truyền tờ khai điện tử đến Hải quan khu vực 1, cảng Tân
Thuận
Chuẩn bị bộ hồ sơ giấy để Hải quan kiểm tra. Hồ sơ gồm có:
Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu và phụ lục tờ khai (mỗi thứ 2 bản chính)
Giấy chứng nhận nguồn gốc (1 bản chính và 1 sao y)
Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ pháp lí có giá trị tương đương hợp đồng (01 bản

sao)
Hóa đơn thương mại (02 bản chính
Bản kê chi tiết (02 bản chính hoặc bản có giá trị tương đương như điện báo, bản fax,
telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật)
Vận đơn đường biển (01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận đơn
đường biển có ghi chữ copy (bản sao).
Ngoài ra còn nộp thêm các chứng từ sau:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Original): theo Form AK vì đây là hàng hóa được
sản xuất tại Công ty MARUBENI ITOCHU (Origin:Japan, Manufacturer:
MARUBENI- ITOCHU CO.,LTD) Mức thuế nhập khẩu 0%
4.Nhận hàng và kiểm tra hàng:
Khi tàu gần đến cảng Tân Thuận :

12


Đại lí tàu biển TOKO LINE sẽ thông báo tàu đến cho cảng Tân Thuận và cho Công ty
Sau đó đại lí tàu chuyển B/L kí hậu cho ngân hàng Sacombank khi tàu cập cảng. Ngân
hàng Sacombank sẽ chuyển B/L kí hậu cho Công ty TNHH THÉP SÀI GÒN .
Nhân viên Công ty cần kiểm tra chứng từ, nếu thấy có sai sót hoặc không phù hợp với
hợp đồng thì phải báo lại cho bên xuất khẩu để có phương án sửa đổi bổ sung hoặc cam
kết cho những sai sót đó để được nhận hàng.
Khi tàu cập cảng Tân Thuận :
Nhân viên nhập khẩu của Công ty mời đại diện của cơ quan bảo hiểm, vận tải, đại diện
người bán(nếu có), hải quan kiểm tra tính toàn vẹn của container, niêm phong và kẹp
chì (seal) trước khi dỡ khỏi phương tiện vận tải. Nếu hàng bị thiếu hụt hay mất mát thì
phải lập “biên bản kết toán nhận hàng với tàu”, nếu bị đổ vỡ thì phải lập “biên bản
hàng đổ vỡ hư hỏng”
Sau đó, Nhân viên Công ty đem B/L gốc có ký hậu này và giấy giới thiệu của Công ty
đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng (D/O). Hãng tàu sẽ trao 3 bản D/O cho người nhận

hàng, Công ty sẽ đóng các lệ phí như: phí nâng hạ, phí đại lý, phí lệnh giao hàng, phí
cược container, phí lưu bãi (nếu có) và lấy biên bản.
Mang D/O đến Hải quan làm thủ tục, nộp thuế nhập khẩu theo quy định và đăng ký
kiểm hóa. Sau khi tiến hành kiểm hóa, Công ty tiến hành nộp thuế nhập khẩu: thuế
suất Nhập khẩu 5%, thuế GTGT 10% trước khi công chức Hải quan đóng dấu trên tờ
khai để thông quan.
Hoàn tất việc đóng lệ phí Công ty sẽ mang biên lai nộp phí, cùng với các bộ chứng từ
nhận hàng gồm D/O, PACKING LIST, COMMERCIAL INVOICE đến Văn phòng
quản lí tại Cảng Tân Thuận để xác nhận D/O.
Đồng thời mang một bản D/O đến hải quan giám sát cảng để đối chiếu với bản lược
khai hàng hóa (Manifest) xác nhận đây là chủ sỡ hữu của lô hàng và tìm vị trí hàng (tại
đây lưu 1 bản D/O).
Cán bộ giao nhận đến bãi tìm vị trí container, nhân viên Công ty mang 2 bản D/O còn
lại đã có xác nhận của hãng tàu trên đó ghi rõ là giao hàng nguyên container đến bộ
phận giao nhận làm 2 phiếu xuất kho giao cho Công ty.

13


Làm thủ tục mượn contianer tại hãng tàu: đóng tiền, ký quỹ xếp dỡ tiền vận chuyển.
Đem theo bộ chứng từ gồm D/O (3 bản có chữ kí hải quan khâu đăng kí thủ tục và
đóng dấu “đã tiếp nhận tờ khai”), biên lai thu phí xếp dỡ và phí vận chuyển của hãng,
biên lai thu tiền phí lưu giữ container, đơn xin mượn container đã được chấp nhận đến
văn phòng đại lí hãng tàu để làm giấy phép xuất container khỏi bãi.
Tại bãi container nhân viên sẽ kiểm tra tính toàn vẹn của container và seal. Nhận 2 bản
“lệnh vận chuyển” của nhân viên kho bãi. Mang toàn bộ hồ sơ đến hải quan kho bãi để
nhân viên kiểm tra, xử lí số container và số seal, tờ khai và lệnh vận chuyển , nộp 1
lệnh vận chuyển cho hải quan cảng, 1 cho bảo vệ cảng rồi đưa container về kho riêng.
Sau khi rút hàng khỏi container, sẽ trả vỏ rỗng container về bãi theo quy định của hãng
tàu.

5. Làm thủ tục thanh toán
Sau khi nhận hàng xong thì cần tiến hành thanh toán các loại chi phí cho cảng như tiền
thưởng phạt xếp dỡ, tiền phạt lưu container, tiền lưu kho bãi…
Thanh toán tiền hàng nhập khẩu

Thép Sài Gòn và Marubeni-Itochu Steel là đối tác lâu năm và uy tín nên lựa chọn hình
thức thanh toán TT-in advanced . thời hạn thanh toán là trong vòng 60 ngày kể từ khi
nhận được bộ chứng từ
Các bước chuyển tiền trả sau
B1: Marubeni-Itochu Steel giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho Thép Sài Gòn .
B2: Thép Sài Gòn đề nghị Shinhanbank chuyển tiền để trả.
B3: Shinhanbank gửi giấy báo nợ cho Mizuho Bank Limited.
14


B4: Shinhan Bank chuyển tiền trả cho Mizuho Bank Limited
B5: Shinhan Bank gửi giấy báo có cho Thép Sài Gòn .
6. Khiếu nại và xử ly khiếu nại ( nếu có )
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập
khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt mất mát cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ
thời gian khiếu nại
Đối tượng khiếu nại là người xuất khẩu, hãng vận tải công ty bảo hiểm, đơn khiếu nại
phải kèm theo bằng chứng về việc tổn thất hàng hoá, vận đơn đường biển, đơn bảo
hiểm
2.2. Phương án 2 : Sử dụng điều kiện FOB
2.2.1. Điểm khác nhau với Phương án 1.
Thay vì sử dụng theo điều kiện CFR thì sẽ chuyển qua điều kiện nhập FOB Intercom
2010
Điểm khác cơ bản : Người mua chịu trách nhiệm thuê tàu,
1. Thuê tàu


Thép Sài Gòn đề xuất thuê hãng tàu MOL Logistics vận chuyển lô hàng từ cảng
FUKUYAMA về CÁT LÁI
1. Biểu phí MOL Logistics chào giá

Charges
Ocean Freight:
HCM- FUKUYAMA
FUKUYAMA Local
Charges:
+ BILL
+ THC
+ ENC
+ SEAL
+ TELEX

Unit
1x40’RF

BILL
1x40’RF
SET
1x40’RF
BILL

Unit Price (USD)
$425

$30
$155

$30
$8
$30

Remarks
ETD: FRI, SUN

+VAT

15


2. Lịch tàu

2.2.2. Quy Trình :
Sơ đồ :
Nhà xuất khẩu

(3)

MARUBENI- ITOCHU VIỆT NAM

(5)

CÔNG TY TNHH THÉP SÀI GÒN

(4)
Người vận chuyển
MOL LOGISTICS (Tại Nhật Bản)


Nhà nhập khẩu

(1)
(6)
(2)

(7)

Người vận chuyển
MOL LOGISTICS ( Tại Việt Nam)

Sơ đồ :Mối quan hệ giữa câc bên liên quan đến quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng
nhập khẩu số MSIV/HCM -15217

Quá trình cụ thể :

16


(1) Nhà nhập khẩu ( Thép Sài Gòn) liên hệ hãng tàu MOL Logistics ở Việt Nam

(2)
(3)

(4)
(5)
(6)
(7)

yêu cầu vận chuyển 1 lô hàng từ cảng FUKUJAMA, Japan về Cảng Cát Lái, TP

Hồ Chí Minh
Hãng tàu MOL LOGISTICS Việt Nam liên hệ với MOL LOGISTICS Nhật Bản
để vận chuyển lô hàng Thép Sài Gòn
Nhà nhâp khẩu ( THÉP SÀI GÒN) liên hệ với nhà xuất khẩu ( MARUBENIITOCHU VIỆT NAM) để cung cấp thông tin về việc liên hệ hãng tàu MOL
LOGISTICS để yêu cầu vận chuyển lô hàng từ Nhật Bản về Việt Nam
Nhà xuất khẩu (MARUBENI- ITOCHU VIỆT NAM) liên hệ hãng tàu để đặt
chỗ tàu và nhận Booking Note từ hãng tàu
Nhà xuất khẩu MARUBENI ITOCHU VN chuyển hàng từ kho tới nơi giao
nhận đã thoả thuân với MOL LOGISTICS
MOL LOGISTICS vận chuyển lô hàng từ cảng FUKUJAMA về cảng CÁT
LÁI, TP Hồ Chí Minh
Người chuyên chở cấp D/O cho THÉP SÀI GÒN để THÉP SÀI GÒN làm thủ
thục thông quan và nhận hàng

17


CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VÀ TRÌNH BÀY KÈM VỚI BỘ
CHỨNG TỪ LIÊN QUAN
3.1. Ưu nhược điểm của các phương án
3.1.1 Ưu , nhược điểm phương án 1
a) Ưu điểm
Quy trình hàng hoá đơn giản, tránh được rủi ro trong thuê tàu…..
Giải quyết được tình trạng khan hiếm vốn, vốn hoá thấp của doanh nghiệp
Chủ động trong việc mua bảo hiểm
b) Nhược điểm
Thiếu chủ động trong thời gian nhận hàng ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh.
3.1.2 Ưu nhược điểm phương án 2
a) ưu điểm
Giành quyền vận tải, tiết kiệm chi phí khi thương lượng vận tải, giá bảo hiểm rẻ hơn

Tránh được rủi ro trong vận chuyển , không chủ động được trong việc di chuyển rủi ro
và các chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa cho người mua
Nhược điểm:
Biến đông của giá cước vận tải ,
Thiếu kinh nghiệm trong thuê tàu
3.2 Lựa chọn phương án
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp thường ưa chuồng nhập khẩu theo giá CIF hoặc CFR
hơn, còn FOB lại dùng khi xuất khẩu bởi vì các doanh nghiệp luôn muốn tránh việc đi
thuê tàu, và những thủ tục rườm rà mà chỉ muốn ngồi không nhận hàng đến và giao
hàng đi. Tuy nhiên nhập theo điều kiện FOB sẽ có nhiều lợi ích cả trên bình diện quốc
gia và cho doanh nghiệp nhập khẩu. Trên bình diện quốc gia, nhập khẩu theo điều kiện
này thì các nhà nhập khẩu Việt Nam đã góp phần làm giảm chi tiêu ngoại tệ (giá mua
18


FOB rẻ hơn CIF/CFR). Trên bình diện doanh nghiệp, khi ký kết hợp đồng nhập khẩu
theo điều kiện FOB có nghĩa là họ đã giành quyền quyết định vận tải và bảo hiểm hàng
hóa về cho mình. Họ sẽ chủ động thương lượng hợp đồng vận tải, bảo hiểm, do đó mà
cũng có thể tiết kiệm chi phí khi họ thương lượng được giá cước vận tải tốt hơn, phí
bảo hiểm rẻ hơn.
Ngay cả khi người nhập có cùng giá cước và chi phí bảo hiểm như người bán, thì việc
họ giành quyền vận tải, bảo hiểm sẽ góp phần tạo lợi ích cho quốc gia và đồng thời sẽ
giảm rủi ro hơn khi chủ động chỉ định hãng vận tải. Đại lý của hãng vận tải tại cảng
xuất sẽ liên lạc với nhà xuất khẩu để kiểm tra tính sẵn sàng của hàng hóa, số lượng
hàng, khối lượng hàng … công việc này sau đó sẽ được đại lý hãng vận chuyển tại
cảng xuất báo cáo về người chỉ định (bên nhập khẩu). Công việc này sẽ giúp giảm
thiểu rủi ro khi người bán là công ty “ma” hay tình hình sản xuất, “sức khỏe” của
người bán có vấn đề.Nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB thì người nhập khẩu chủ động
chọn hãng vận tải, do vậy biết rõ lịch trình lô hàng và có những quyết định phù hợp.
Tuy nhiên, do trình độ và thiếu kinh nghiệm trong việc thuê tàu và bảo hiểm, án nhập

khẩu theo giá CFR là phương án tối ưu nhất, đảm bảo được quyền lợi và hạn chế thấp
nhất rủi ro cho người mua.

3.3 Trình bày bộ chứng từ liên quan

Hình 3.3.1 Lênh Giao Hàng

19


Hình 3.3.2 Bảo hiểm gốc

Hình 3.3.4 Hợp đồng ngoại thương

Hình 3.3.3 Vận đơn đường biển

Hình 3.3.5 Chứng nhận xuất xứ

20


Hình 3.3.6 Phiếu đóng gói

Hình 3.3.7 Tờ khai hải quan

21


KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, tham gia vào các hoạt động thương mại

quốc tế là một vấn đề không thể thiếu được đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng để
thực hiện tốt nó thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được bởi vì tính phức tạp
của nó và kiến thức cũng như kinh nghiệm trong hoạt động thương mại quốc tế của
chúng ta còn hạn hẹp.
Thực tế kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa
đem lại hiệu quả mong muốn, Có nhiều vướng mắc xuất phát từ doanh nghiệp và nhà
nước cần khắc phục. Hoàn thiện quy trình nhập khẩu là bắt buộc để các doanh nghiệp
hoạt động tốt hơn.
Chúng em xin cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ dạy của các thầy cô giáo đã giúp đỡ chúng em
trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận. Rất mong nhận được sự góp của thầy cô để
bài của chúng em được hoàn thiện hơn. Một lần chúng em xin chân thành cảm ơn.

22


PHỤ LỤC

Danh mục các từ viết tắt
B/L (Bill of loading): vận đơn đường biển
P/L (Packing list): phiếu đóng gói
L/C (Letter of Credit): thư tín dụng
CFR (Cost and Freight): Điều kiện thương mại “Tiền hàng và Cước phí”
FOB ( Free On Board)
C/O (Certificate of Origin): Giấy chứng nhận xuất xứ
Tài liệu tham khảo
, 13/11/2015
16/11/2015

23



24



×