Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tìm hiểu quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.06 KB, 55 trang )

Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HOA TOÀN
CẦU
I.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Vào những năm cuối thế kỷ 20, sau hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế nước ta
ngày càng phát triển.Nhu cầu về giao nhận càng trở nêncần thiết, vì vậy công tác
giao nhận được tách ra thành một bộ phận riêng biệt. Nắm bắt được nhu cầu đó của
nền kinh tế, năm 1995 Công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải và Thương Mại Việt
Hoađược thành lập theo giấy phép kinh doanh số 410200086 do Sở Kế Hoạch và
Đầu Tư cấp.
 Tên giao dịch quốc tế: Viet Hoa Transport Service and Trading
Co.,Ltd
 Văn phòng chính đặt tại: 284 Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4,
Tp.Hồ Chí Minh.
 Điện thoại:(848)9402520 – 9408932
 Fax: (848)9402610 – 9408933
 Website: www.viethoagroup.com
 Email:
Ngày 14/3/2002 Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu dưới hình thức là văn
phòng thứ hai và thức hiện chế đọ hạch toán hoàn toàn độc lập về mặt tài chính, sử
dụng con dấu riêng để giao dịch theo mẫu nhà nước quy định.
 Tên giao dịch quốc tế:Global Joint Stock Company
 Vốn điều lệ: 1000000000 VNĐ
 Văn phòng đặt tại: 15/7 Đoàn Như Hài, Quận 4, Tp.ZHồ Chí Minh
 Điện thoại:(848)8268533
 Fax: (848)8268536
 Email:
Cũng trong năm 2002 để mở rộng hơn nữa phạm vi hoật động của mình, chi
nhánh của công ty tại Hà Nội và Hải Phòng được thành lập nhăm phục vụ vho công
tác giao nhận ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh phía Bắc.


Trang 1
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
• Chi nhánh Công ty tại Hà Nội
Số 44B Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội
ĐT: (844)9722770/1/2
Fax: (844)9722773
Email:
• Chi nhánh côn ty tại Hải Phòng
Số 25 Điện Biên Phủ, TP. Hải Phòng
ĐT: (8431) 855 846 / 846 319
Fax: (8431) 9402 / 9408 933
Với những bước khởi đầu vững chắc Việt Hoa đã có sự thành công và uy tín
trên thương trường và cả trong nước và quốc tế.
II.Cơ sở vật chất
Hiện tại công ty có 4 văn phòng đặt tại những trung tâm trọng điểm của cả
nước trong đó có 2 văn phòng lớn nhất đặt tại Tp.Hồ Chí minh, với hệ thống kho
bãi đặt tại Quận 9 vơi phương tiện vận tải khá đầy đủ:
Xe kéo cont: 24 chiếc
Xe tải nhẹ: 5 chiếc
Romooc container 20’: 27 chiếc
Romooc container 40’: 47 chiếc
Không những thế công ty còn trở thành thành viên của Hiệp Hội Giao Nhận
Vận Tải Quốc Tế (FIATA) và Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam
(VIFFAS).Công ty cũng đã thành lập được hai mạng lưới hợp tác đại lý vận tỉa biển
trên toàn cầu là MTG (Multimodal Transportation Group) và GFG (Global Freight
Trang 2
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
Group), đây là hai trong những hệ thống nổi tiếng và có uy tín.Đặc biệt vao

09/06/2005, Công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 90001- 2000. Sau đây là một số
chức năng và nhiệm vụ quan trọng của công ty.
1.Chức năng:
Nhận xuất nhập khẩu ủy thác các mặt hàng theo chức năng và quyền hạn của
công ty cho các công ty và các tổ chức kinh tế.
Quản lý và tổ chức các trạm tiếp nhận và phát hàng lẻ, các loại hàng mậu
dịch và phi mậu dịch.
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến giao nhận vận tải.
Tổ chức dịch vụ đại lý đường biển, đường hàng không, môi giới thuê
phương tiện vận tải.
2.Nhiệm vụ
Chấp hành nghiêm túc các chế độ, chính sách, luật pháp của Nhà nước và tập
quán Quốc tế về các lĩnh vực có liên quan đến công tác giao nhận vận tải, các quy
định về tài chính, tìa sản cố định và tài sản lưu động.
Công ty phải tiến hành lập kế hoạch kinh doanh trình lên cấp trên và tổ chức
thực hiện những chỉ tiêu được giao.
Tổ chức hoạt động kinh doanh trong toàn công ty nhăm đạt được mục tiêu
của công ty đặt ra.
Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, phan phối công bằng các
khoản thu nhập và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn.
III.Cơ cấu nhân sự
1.Cơ cấu tổ chức
Trang 3
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
2.Chức năng các phòng ban:
 Ban Giám Đốc: Cơ quan đầu não của công ty thực hiện chức năng quản trị,
chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty theo quy định của pháp luật.
 Bộ phận nhân sự: Thực hiên công tác về nhân sự, hợp đồng lao động, thức
hiện nội quy, quy định của công ty.

 Bộ phận Sale và Marketing: có nhiẹm vụ tìm kiém khách hàng, tiếp thị
dịch vụ chăm sóc khách hàng. Cụ thể là việc chào bán cước tàu.
 Bộ phận xuất nhập khẩu: Mỗi nhân viên của phòng được phân công thức
hiện các hợp đồng giao nhận (hàng lẻ, hang nguyên container), chuyên lo
thủ tục hải quan, kiểm hóa, giao nhận hàng cho một số khách nhất định.
 Bộ phận kế toán: thực hiện nhiẹm vụ hoạch toán, quản lý và thực hiện
công tác tổ chức kế toán trong toàn công ty.
3.Nhận xét về cơ cấu tổ chức của công ty:
Đây là cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.Công việc quản trị
được tiến hành theo tuyến, giám đóc là người trực tiếp điều hành công ty, mọi
phòng ban làm việc dưới sự chỉ đạo của giám đốc, do đó yêu cầu giám phải là
người có kiến thức tổng hợp và am hiểu cao.
Trang 4
Q.Lý Sea
Q.Lý Air
Giao nhận
Đội vận chuyển Nước ngoài
Trong nước
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
P. Kế toán P. Nhân sựP. XNK
P.Sale và Marketing
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
IV.Tình hình hoạt động kinh doanh
1.Cơ cấu dịch vụ:
Bảng 1:Cơ cấu dịch vụ của công ty
2005 2006 2007
Trị giá
Tỷ

trọng
Trị giá
Tỷ
trọng
Trị giá
Tỷ
trọng
Xuất
nhập
khẩu
và giao
nhận
688,405.04 26.11 826,086.05 24.49 1,073,911.87 26.13
Đại lý
cước
tàu
476,588.11 18.07 619,564.54 18.37 743,477.45 18.09
Khai
bóa
hàng
hóa
(kinh
doanh)
625,822.77 23.73 688,405.04 20.41 929,346.81 22.61
Kinh
doanh
khobãi
và vận
chuyển
hàng

846,086.09 32.09 1,239,429.08 36.74 1,363,041.98 33.17
Tổng 2,636,902.00 100 3,373,484.71 100 4,109,778.10 100
Nguồn: Phòng kế toán ĐVT:100 VNĐ
Trang 5
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DỊCH VỤ NĂM 2007
CƠ CẤU DỊCH VỤ NĂM 2005
32%
26%
24%
18%
Kinh doanh kho bãi và vận chuyển hàng
Xuất nhập khẩu và giao nhận
Khai thác hàng hóa (kinh doanh)
Đại lý cước tàu
CƠ CẤU DICH VỤ NĂM 2006
38%
24%
20%
18%
Kinh doanh kho bãi và vận chuyển hàng
Xuất nhập khẩu và giao nhận
Khai thác hàng hóa (kinh doanh)
Đại lý cước tàu
CƠ CẤU DỊCH VỤ NĂM 2007
33%
26%
23%
18%

Kinh doanh kho bãi và vận chuyển hàng
Xuất nhập khẩu và giao nhận
Khai thác hàng hóa (kinh doanh)
Đại lý cước tàu
Trang 6
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
NHẬN XÉT:
Qua bảng phân tích, ta thấy tổng doanh thu đạt được từ cơ cấu dịch vụ năm
2005 đạt:2,636,902 VNĐ. Trong đó “dịch vụ kinh doanh kho bãi và vận tải hàng
hóa” chiếm 30.09% tổng doanh thu và đây là dịch vụ có doanh thu cao nhất trong
năm. Xếp thứ hai là dịch vụ “xuất nhập khẩu và giao nhận hàng hóa” đạt
688,405.04 VNĐ chiếm 26,11% tổng doanh thu. Thứ ba là dịch vụ “khác thác hàng
hóa kinh doanh” đạt 625,822.77 VNĐ chiém 23.73% tổng doanh thu. Cuối cùng là
dịch vụ “đại lý cước tàu” đạt 476,588.11 VNĐ chiếm 18.07% tổng doanh thu. Vơi
kết quả đạt được năm 2005, Công ty có cơ sở để đề ra kế hoạch cho năm 2006 và
những năm tiếp theo.
Trong năm 2006, tổng doanh thu từ cơ cấudịch vụ của công ty đạt
3,373,484.71 VNĐ tăng 736582.71 VNĐ so với năm 2005, với tỷ lệ 27%.1114
Trong đó dịch vụ “kinh doanh kho bãi và vận tải hàng hóa” đạt 1,239,429.08 VNĐ
chiếm 36.74% tổng doanh thu trong năm và tăng 393,342.99 VNĐ so với năm
2005. Doanh thu từ dịch vụ “xuất nhập khẩu và giao nhận hàng hóa” đạt 826,086.05
VNĐ chiếm 24.49% tổng doanh thu trong năm, tăng 137,681.01 VNĐ so với năm
2005 nhưng tỷ trọng lại giảm 6.1% so vơi năm 2005. Tuy nhiên mức giảm không
đáng kể, do đó không làm ảnh hưởng đến mức tăng của tổng doanh thu. Bên cạnh
đó dịch vụ “khai thác hàng hóa kinh doanh” cùng tăng: 62,582.27 VNĐ so với năm
2005 nhưng tỷ trọng lại giảm 3.32% so với năm 2005. Trong khi đó dịch vụ “đại lý
cước tàu” lại có chiều hướng tăng lên cả về tỷ giá lẫn tỷ trọng, đây là chiều hướng
tốt. Mặc dù có chịu ảnh hưởng của việc Việt Nam gia nhập 000WTO mang lại
nhiều sự cạnh tranh song công ty vẫn khẳng định vị thế của mình, bằng chứng là

doanh thu qua các vẫn không ngừng tăng. Đặc biệt là năm 2007 là năm phát triển
mạnh của dịch vụ “xuất nhập khẩu và giao nhận hàng hóa”, “đại lý cước tàu”, “khai
thác hàng hóa kinh doanh” làm cho doanh thu từ các dịch vụ này đạt 4,109,778.10
VNĐ tăng 736,293.39 VNĐ chiếm 22% so với năm 2006. Trong đó dịch vụ “kho
bãi và vận tải hàng hóa” vẫn giữ vị trí đầu bảng mặc dù tỷ trọng có giảm 3.57% so
với năm 2006 song trị giá dịch vụ vẫn tăng, cụ thể là trị giá năm 2007 đạt:
1,363,041.98 VNĐ tăng 123,612.9 VNĐ so vơi năm 2006. Ba dịch vụ còn lại đều
tăng ở mức tương đối. Như vậy với mức tăng tương đối của cơ cấu dịch vụ qua các
năm là xu hướng tốt của công ty phát huy hơn nữa để củng cố và khẳng định vị thế
của mình ở thị trường nội địa và cả quốc tế.
Trang 7
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
a.Thị trường xuất khẩu:
Bảng2:Các thị trường xuất khẩu theo cơ cấu thị trường cung cấp
2005 2006 2007
Kim
ngạch
Tỷ
trọng
Kim
ngạch
Tỷ
trọng
Kim
ngạch
Tỷ
trọng
Nhật Bản 365.00 50.55 620.00 41.91 1,080.00 47.77
Đài Loan 29.50 4.09 385.40 26.05 581.20 25.71

Hàn Quốc 210.00 29.09 290.00 19.06 270.00 11.94
Indonesia 56.50 7.83 95.80 6.48 174.00 7.70
Malaysia 0.00 0.00 40.60 2.74 61.20 2.71
Thị trường
khác
61.00 8.45 47.70 3.22 94.40 4.18
Tổng cộng 722.00 100.00 1,479.50 100.00 2,260.80 100.00
Nguồn: Phòng kế toán ĐVT: Triệu VNĐ
Trang 8
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NĂM 2007
THI TRƯỜNG XUẤT KHẨU NĂM
2007
47%
26%
12%
8%
3%
4%
Nhật Bản Đài Loan Hàn Quốc
Indonesia Malaysia Thị trường khác
NHẬN XÉT
Qua bảng phân tích tổng kim nghạch XK theo cơ cấu thị trường của công ty
đều có chiều hướng tăng dần qua các năm. Trong đó thị trường Châu Á chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tất cả các năm. Cụ thể là thị trường Nhật Bản năm 2005 chiếm
50.6%, năm 2006 chiếm 42%, năm 2007 chiếm 47.8%. Tiếp đến là thị trường Đài
Loan và Hàn Quốc cũng là hai thị trường lớn đem lại lợi nhuận lớn cho công ty, đặc
biệt trong năm 2007 tỷ trọng của thị trường Hàn Quốc chiếm 12% và Đài Loan
chiếm 25.7%. Còn các thị trường còn lại chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 4.2%. Công ty

cần mở rộng hơn nữa hoạt động XK của mình sang các châu lục lớn như Châu Mỹ,
Châu Âu… Đồng thời tăng cường hơn nữa các hoạt động ngoại giao để tiếp tục
phát triển và mở rộng thị trường.
Trang 9
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
b.Cơ cấu thị trường nhập khẩu:
2005 2006 2007
Kim
ngạch
Tỷ
trọng
Kim
ngạch
Tỷ
trọng
Kim
ngạch
Tỷ
trọng
Nga 525.70 37.13 636.20 31.57 575.20 25.44
Mỹ 168.20 11.88 512.60 25.44 725.60 32.09
Hồng
Kông
326.70 23.07 360.80 17.91 390.06 17.26
Đài Loan 200.00 14.12 285.20 14.15 300.06 13.30
Thị trường
khác
195.40 13.08 220.20 10.93 269.20 11.91
Tổng cộng 1,416.00 100.00 2,015.00 100.00 2,260.80 100.00

Nguồn: Phòng kế toán ĐVT: Triệu VNĐ
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NĂM 2007
THI TRƯỜNG NHẬP KHẨU NĂM 2007
25%
33%
17%
13%
12%
Nga Mỹ Hồng Kông Đài Loan Thị trường khác
Trang 10
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
NHẬN XÉT
Qua bảng phân tích, ta có thể thấy kim nghạch NK của công ty qua các thị
trường tăng đều qua các năm. Đăc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cánh
cửa quan hệ thương mại rộng hơn cùng với nhu cầu trong nước ngày càng cao,
không những tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng làm cho kim nghạch NK
ngày càng tăng cao và thị nào cung cấp hàng hóa tốt, giá cả tốt thì thị trường đó sẽ
được coi là thị trường trọng tâm. Trong bảng số liệu kim nghạch NK ở trên thị
trường Mỹ chiếm thị trường lớn (năm 2007: 33%). Sau đó là thị trường Nga
(25.44%), Hồng Kông (17.26%), Đài Loan (13.30%) cũng là những thị trường lớn
cùng với thị trường Mỹ góp phần đẩy mạnh hoạt động NK ủy thác của công ty.
2.Kết quả hoạt động kinh doanh:
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng doanh thu hoạt
động kinh doanh
605,784,609 826,086,050 1,107,650,804
Lợi nhuận trước thuế 53,092,601 174,024,117 367,357,306
Lợi nhuận sau thuế 39,819,451 130,518,088 275,652,980
Nguồn: Phòng kế toán ĐVT: VNĐ

Trang 11
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
BIỂU ĐỒ: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2005 -2007
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH 205 -2007
605,784,609
826,086,050
1,107,650,80
4
39,819,451
53,092,601
367,357,306
174,024,117
275,652,980
130,518,088
0
200,000,000
400,000,000
600,000,000
800,000,000
1,000,000,000
1,200,000,000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm
VNĐ
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
NHẬN XÉT:

Qua ba năm hoạt động, doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng. Doanh
thu năm sau luôn tăng so với năm trước, cụ thể: năm 2006 tăng:2020,301,441 VNĐ
so với năm 2005. Doanh thu năm 2007 tăng: 281,564,751 VNĐ so với năm 2006.
Đồng thời lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cũng luôn tăng mức cao, cụ
thể: đối với lợi nhuận trước thuế năm 2005: 53,092,602 VNĐ, năm 2006:
174,024,117 VNĐ tăng 120,931,561 VNĐ so với năm 2006, năm 2007:
Trang 12
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
367,357,306 VNĐ tăng 193,333,189 VNĐ so với năm 2006, tuy nhiên phần lợi
nhuận sau thuế lại giảm hơn so với lợi nhuận trước thuế do công ty phân bổ phần
lợi nhuận để thay mới các trang thiết bị văn phòng, tu sửa phòng ốc và quan tâm
hơn đến đời sống công nhân viên. Trong thời gian tới công ty cần nâng cao hơn nữa
mức lợi nhuận.
CHƯƠNG II NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HOA TOÀN
CẦU
SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP
Trang 13
ĐÀM PHÁN VÀ KÝ HỢP
ĐỒNG DỊCH VỤ
NHẬN CHỨNG TỪ NHẬP
KHẨU
CHUẨN BỊ BỘ CHỨNG TỪ
KHAI HẢI QUAN
ĐĂNG KÝ TỜ KHAI HẢI
QUAN
KIỂM HÓA
THANH LÝ TỜ KHAI
TIẾN HÀNH NHẬN HÀNG

GIAO HÀNG VÀ HỒ SƠ
CHO KHÁCH HÀNG
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
Công ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu là một công ty giao nhận hoạt động
chủ yếu với hình thức đại lý và ủy thác. Với lô hàng mực in nhập khẩu của Doanh
Nghiệp Tư Nhân Bình Phú là công ty được Bình Phú ủy thác để tiến hành nhập
khẩu lô hàng. Doanh nghiệp Bình Phú là khách hàng quen của Việt Hoa, do tác
phong làm việc tốt được thể hiện trong việc thực hiện giao nhận thành công nhiều
lô hàng xuất nhập khẩu của Bình Phú. Chính vì vậy Bình Phú đã giao trách nhiệm
nhập khẩu lô hàng này cho Việt Hoa. Theo đó, DN Bình Phú là công ty đi thuê dịch
vụ, công ty Việt Hoa đảm nhận thực hiện dịch vụ này để được hưởng phí dịch vụ.
Sự hợp tác này được thể hiện trên cơ sở hợp đồng ngoại thương giữa DN Bình Phú
và công ty TOYOINK PTE.,LTD SINGAPORE.
 Người nhập khẩu: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN BÌNH PHÚ
146 CHỢ LỚN, P.11,Q.6
TP.HỒ CHÍ MINH
 Người xuất khẩu:TOYOINK PTE;LTD
63JOO KOON CIRCLE
SINGAPORE 629076
 Hợp đồng nhập khẩu: NO.02 ngày 27/02/2008
 Lô hàng có nội dung như sau:
• Tên hàng:Mực in các loại
• Số lượng: 16 kiện
• Trọng lượng: 9,350.00 Kgs (GW), (1*20’)
• Hóa đơn thương mại số:TI /08/2229 NGÀY 13/03/2008
• Vận tải đơn số: 4748608 ngày 20/03/2008
• Tên tàu:VINASHIN NAVIGATOR V.029N cập cảng ngày
25/03/2008
• Cảng xếp hàng:SINGAPORE

• Cảng dỡ hàng:ICD PHƯỚC LONG I,TP.HỒ CHÍ MINH
Trang 14
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
Lô hàng được nhập khẩu theo giá CIF cảng TP.Hồ Chí Minh. Do vậy, trách
nhiệm thuê tàu và trả cước phí cho lô hàng này là công ty TOYOINK PTE.,LTD.
Người đứng tên trên chứng từ nhận hàng là DN Tư Nhân Bình Phú nhưng
Bình Phú đã ủy thác cho Việt Hoa nên nhân viên giao nhận của Việt Hoa có trách
nhiệm lên tờ khai và lấy các chứng từ cần thiết để nhập khẩu lô hàng. Sau đó các
chưnga từ này sẽ được Giam Đốc DN Bình Phú xem xét ký tên và đóng dấu.
Trình tự giao nhận lô hàng mực in của DN Bình Phú được thực hiện như
sau:
I.Chuẩn bị chứng từ:
Sau khi Bình Phú và TOYO ký hợp đồng thương mại số N02 ngày
27/02/2008.TOYO có nghĩa vụ chuẩn bị hàng thuê tàu và trả cước phí vận tải để
chở hàng đến TP.Hồ Chí Minh,Việt Nam. Sau khi9 hoàn thành việc giao hàng lên
tàu, công ty TOYO có nghĩa vụ gửi trực tiếp hoặc chuyển fax nhanh cho DN Bình
Phú các chứng từ gồm: vận tải đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói trên đó có
ghi chú rõ danh mục hàng hóa, số lượng hàng hóa, số vận tải đơn, số cont, số seal,
số kiện, ngày dự kiến tàu rời cảng bốc, ngày dự kiến tàu đến cảng bốc…
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ và tính phù hợp của các chứng từ này so với hợp
đồng mà hai bên đã ký kết, DN Bình Phú sẽ giao cho nhân viên giao nhận cho Việt
Hoa các chứng từ cần thiết sau đây, làm cơ sở cho nhân viên giao nhận có thể lên tờ
khai một cách chính xác và rõ ràng:
• 2 giấy giới thiệu của doanh nghiệp có chữ ký, đóng dấu của Giám
Đốc (1 giấy giới thiệu để nhân viên giao nhận đến hãng tàu lấy D/
O, 1 giấy giới thiệu để nhân viên giao nhận tiến hành khai thủ tục
hải quan).
• 1 giấy thông báo hàng đến của hãng tàu.
• 1 bản chính và 2 bản sao hợp đồng nhập khẩu.

• 2 bản chính và 2 bản sao phiếu đóng gói.
• 1 bản chính và 2 bản sao hóa đơn thương mại.
• 1 bản chính và 1 bản sao vận tải đơn.
• Mã số thuế của công ty, mã số xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, giấy ủy quyền cho nhân viên giao nhận thực
hiện lô hàng.
Trang 15
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
• 1 công văn xin ân hạn thuế
CHÚ Ý
Điều kiện được ân hạn thuế đối với mỗi công ty và doanh nghiệp là: “các
công ty và doanh nghiệp có quá trình hoạt động trên một năm, hoàn thành nghĩa vụ
của mình đối với nước và không có bất cứ một sai phạm nào thì được hưởng mức
ân hạn thuế khi nhập khẩu hàng hóa và thời gian ân hạn là không quá 30 ngày kể từ
ngày mở tờ khai”.Nếu công ty hoặc doanh nghiệp không có thẻ ưu tiên thì phải làm
công văn xin ân hạn trình Hải Quan nơi tiến hành mở tài khoản để xem xét. Thông
tư số 59/2007/TT – BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính quy định thời hạn nộp
thuế nhập khẩu đối vố các trường hợp đước ân hạn thuế và bảo lãnh thuế như sau:
 Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với trường hợp người nộp thuế chấp hành
tốt pháp luật thuế:
• Hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng
hóa xuất khẩu (bao gồm cả hàng hóa đồng thời là hàng tiêu dùng
trong danh mục hàng hóa do Bộ Thương Mại công bố) thì thời hạn
nộp thuế là 275 ngày kể từ ngày đăng ký tài khai. Điệu kiện để được
áp dụng thời hạn nộp thuế là 275 ngày, ngoài hồ sơ khai báo, người
nộp thuế phải nộp thêm cho cơ quan Hải Quan bản đăng ký vật tư,
nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
• Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tam nhập,tái xuất
hoặc tạm xuất, tái xuất thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết

thời hạn tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập (áp dụng cho cả trường
hợp được phép gia hạn).
• Đối với các trường hợp hàng hóa nhập khẩu khác (bao gồm cả hàng
hóa đồng thời là hàng tiêu dùng trong danh mục hàng hóa do Bộ
Thương Mại công bố như là vật tư, nguyên liệu nhâp khẩu để trực
tiếp dùng cho sản xuất), ngoài hai trường hợp nêu trên thì thời hạn
nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải Quan.
 Bảo lãnh thuế:
• Trường hợp người nộp thuế được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác
hoạt động theo quy định của luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số
tiền phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng tối đa
không quá thì hạn nộp thuế đối cới từng hợp nếu tren phân ân hạn
Trang 16
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
thuế và phải nộp cho cơ quan Hải Quan văn bản bảo lãnh của tổ chức
đó.
• Văn bản bảo lãnh là bản chính bao gồm các nội dung sau: tên, mã số
thuế, địa chỉ, số điện thoại, số fax, của người nộp thuế được bảo lãnh
và của tổ chức thực hiện bảo lãnh; mục đích bảo lãnh; tờ khai Hải
Quan được bảo lãnh hoặc số hợp đồng, hóa đơn, vận tải đơn đối với
trường hợp bảo lãnh tr[cs khi lam thủ tục Hải Quan; ngày phát hành
bảo lãnh;số tiền bỏa lãnh; cam kết của tổ chức bảo lãnh nêu rõ có
trách nhiệm đến cùng về việc nộp thuế và phạt chậm nộp thuế thay
cho người nộp thuế trong từng trường hợp hết thời hạn nộp thuế
nhưng người nộp thuế chưa nộp xong thuế.
• Hết thời hạn bảo lãnh trong tường hợp thời hạn bảo lãnh ngắn hơn
thời hạn nộp thuế hoặc hết thời hạn nộp thuế trong từng trường hợp
bảo lãnh bằng hoặc dài hơn thợi hạn nộp thuế nhưng người nộp thuế
chưa nộp xong thuế thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp số

tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) thay cho người nộp
thuế. Thời hạn chậm nộp thuế được tính từ ngày hết thời hạn bảo lãnh
hoặc hết thời hạn nộp thuế như đã nêu trên.
• 1 bản sao lệnh chuyển từ phía ngân hàng nơi Bình Phú thực hiện việc
thanh toán cho TOYO (thanh toán theo phương thức TT Against
Document)
Sau khi nhận toàn bộ các chứng từ một lần nữa nhân viên giao nhận phỉa
kiểm tra và đối chiếu tất cả các số liệu và thông tin trên các chứng từ xem có trùng
khớp với nhau không? Nếu có nhân viên giao nhận phải thông báo ngay cho Bình
Phú để kịp thời điều chỉnh. Tất cả các chứng từ trên nếu là bản sao phải có dấu sao
y và đóng dấu ký tên của Giám Đốc DN bình Phú thì chứng từ mới được xem là
hợp lệ. Bước tiếp theo mà nhân viên giao nhận phải làm trong bước chuẩn bị chứng
từ làm:
1.Lấy lệnh giao hàng:
Sau khi nhận được giấy thông báo hàng đến từ DN Bình Phú (do đại lý hãng
tàu gửi đến cho Bình Phú), nhân viên giao nhận sẽ mang giấy giới thiệu của Bình
Phú + vận đơn gốc+ giấy thông báo hàng đến đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng.
Do công ty TOYO book tàu qua đại lý EVERLINE CO., LTD, hãng tàu sẽ là
người trình Manifest cho cảng, do đại lý hãng tàu sẽ cấp một bộ gồm 3 lệnh giao
Trang 17
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
hàng cho đại lý hãng tàu là công ty EVERLINE CO.,LTD,nhân viên giao nhận sẽ
đến đây để lấy lệnh. Tại đây nhân viên giao nhận sẽ nhận được 2 bộ lệnh: 1 bộ lệnh
của hãng tàu cấp đề nghị Hải Quan giao hàng cho đại lý, 1 bộ lệnh của đại lý đề
nghị Hải Quan giao hàng cho DN Bình Phú để lấy được lệnh giao hàng Bình Phú
phải thanh toán cho đại lý hãng tàu các chi phí sau:
 Phí chứng từ: 307,540 VNĐ.
 Phí giao nhận: 219,740 VNĐ.
 Phí vệ sinh cont: 27,270 VNĐ.

 Phí xếp dỡ cont (THC): 920,530 VNĐ
 Tổng cộng các chi phí: 1,576,562 VNĐ
Nhân viên giao nhận sau khi nhận đầy đủ 6 lệnh giao hàng cần kiểm tra
chính xác đó có phải là lệnh gốc hay không, trên lệnh có thể hiện đúng tên hàng, tên
tàu, số vận đơn, tên cảng dỡ, số cont, số seal, số kiện … hay không, nếu có sai xót
yêu cầu hãng tàu chỉnh lại cho phù hợp với vận đơn để tránh trường hợp chứng từ
không phù hợp sẽ không nhận được hàng. Trên lệnh giao hàng bắt buộc phải có
đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN” hoặc chữ “PAID”. Vận dơn gốc hãng tàu sẽ giữ lại, vận
đơn Surrender thì không. Mỗi hãng tàu có một mức phí khác nhau và mức phí này
do mỗi hãng tùa đưa ra.
Trong một số trường hợp người xuất khẩu chưa kiợ thời gửi vận đơn gốc
cho người nhập khẩu thì người nhập khẩu phải yêu cầu người xuất khẩu yêu cầu
hãng tùa chấn nhập vận đơn Surrender thì khi đó nhân viên giao nhận chỉ cần giấy
giới thiệu + giấy thông báo hàng đến để lấy lệnh giao hàng. Đặc biệt phải chú ý đến
thời hạn hiệu lực của lệnh để tránh khoản phí gia hạn lệnh và tốn kém thời gian.
Nếu lệnh đã hết hạn, phải đề nghị hãng tàu gia hạn và đóng dấu gia hạn lên trên
lệnh.
2.Nhân viên giao nhận lên tờ khai:
Đây có thể được coi là bước quan trọng nhất trong quá trình giao nhận hàng
hóa vì nếu tờ khai không phù hợp thì các bước tiếp theo trong quy trình giao nhận
sẽ không được thực hiện.
Để lên được tờ khai đầy đủ và chính xác nhan viên giao nhận cần có sự kết
hợp linh động giữa các chứng từ: vận tỉa đơ, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói
và hợp đồng nhập khẩu.
Trang 18
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
Việc lên tờ khai được tiến hành như sau: mẫu tờ khai là do HQThành Phố
cung cấp, doanh nghiệp tự mình đến mua và kê khai những nội dung theo yêu cầu
của các tiêu thức trong tờ khai HQ, theo mẫu tờ khai quy định_màu xanh,

HQ/2002_NK.
Về hình thức khai báo: có thể khai viết hoăc khai điện tử và yêu cầu không
được chỉnh sửa. Mỗi tờ khai chỉ khai theo một giấy phép (đối với hàng quản lý
bằng giấy phép) hoặc theo một hợp đồng.
Về nội dung khai báo phải đầy đủ, chính xác những nội dung khai trên tờ
khai Hải Quan hiện hành theo uêu cầu của cơ quan Hải Quan.
Tờ khai nhập khẩu gồm hai mặt: mặt trước gồm 3 ô đầu tiên:
Tại ô tổng cục Hỉa Quan.
Cục Hải Quan: Hồ Chí Minh.
Chi cục Hải Quan: KV IV – ICD Phước Long I (theo thông báo hàng đến thì
lô hàng này hạ tại ICD Phước Long I).
Phần A dành cho người khai Hải Quan kê khai và tính thuế:
Tiêu thức 1: Nười nhập khẩu: căn vào tên và địa chỉ nhà nhập khẩu trên hợp
đồng thương mại để ghi đầy đủ các thông tin của nàh nhập khẩu trên tờ khai: tên,
địa chỉ, số điện thoại, fax, mã số thuế.Theo lô hàng này ở tiêu thức 1 trên tờ khai thể
hiện như sau:
• Mã số thuế:0302384828
• Tên: Doanh Nhgiệp Tư Nhân Bình Phú.
• Địa chỉ: 146 Chợ Lớn, P.11,Q.6, Tp.HCM.
• Tel/Fax: 08 – 8268533
Tiêu thức 2: Người xuất khẩu: nhân viên giao nhận cũng căn cứ trên hợp
đồng thương mại ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại của nhà xuất khẩu. Theo lô
hàng này tiêu thức 2 thể hiện như sau:
• Mã số thuế: Để trống
Trang 19
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
• Tên: TOYO INK LTD
• Địa chỉ: 63 Joo Circle, Singapore 629076
Tiêu thức 3: Người ủy thác:

Tiêu thức 4: Đại lý làm thủ tục Hải Quan
Ở tiêu thức 3 và tiêu thức 4, nếu hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng ủy thác
hoặc đại lý thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của pháp nhân làm dịch vụ này. Nếu
không ô này để trống. Đối với lô hàng này, 2 tiêu thức này được để trống.
Tiêu thức 5: Loại hình nhập khẩu: tùy theo loại hình mà công ty nhập khẩu
về với mục đích sử dụng như thế nào. Riêng trong trường hợp này Bình Phú nhập
về với mục đích kinh doanh, do đó công ty sẽ đánh dấu chéo vào ô kinh doanh. Tùy
theo mặt hàng nhập khẩu để kinh doanh (KD), đầu tư (ĐT), sản xuất (SX), gia
công (GC), sản xuất xuất khẩu (SXXK), nhập tái xuất (NTX), tái nhập (TN) mà
nhân viên lên chứng từ sẽ đánh dấu vào ô đó. Riêng ô cuối cùng thì để trống, sẽ
đánh chéo vào khi đăng ký tờ khai theo loại hình khác với những loại hình trên.
Tiêu thức 6: Giấy phép (nếu có). Tiêu thức này khai báo giấy phép, ngỳa
cấp, nagỳ hết hạn của giấy phép do Bộ Công Thương và các Bộ, cơ quan chuyên
ngành cấp dành cho những mặt hàng buộc phải có giấy phép mới được nhập khẩu.
Đối với lô hàng này không cần giấy phép.
Tiêu thức 7: căn cứ vào số hợp đồng và ngày ký hợp đồng tren hợp đồng
ngoại thương được ký kết giữa Bình Phú, lấy số hợp đồng và ngày ký kết đó để
điền vàotờ khai.Đối với lô hàng này tiêu thức 7 được thể hiện như sau:
• Số: 02
• Ngày: 27/02/2008
• Ngày hết hạn:
Tiêu thức 8: Hóa đơn thương mại: căn cứ vào hóa đơn thương mại được lập
dựa trên hợp đồng ngoại thương ghi rõ số hóa đơn ,ngày lập hoa đơn.
• Số: TI/08/2229
• Ngày: 13/03/2008
Trang 20
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
Tiêu thức 9: Phương tiện vận tải: nham viên giao nhận sẽ dựa vào thông báo
hàng đến hoặc vận tải đơn để ghi tên phương tiện và ngày tàu đến.

• Tên, số hiệu: VINSHIN NSVIGA TOR V.029N
• Ngày : 25/03/2008
Tiêu thức 10: Vận đơn: tương tự như tiêu thức 9, nhân viên giao nhận sẽ dựa
vào thông báo hàng đến hoặc vận tải đơn để lên tờ khai ở tiêu thức 10 này.
• Vận tải đơn số: 4748608
• Ngày : 20/03/2008
Nhân viên giao nhận cẩn thận hơn số liệu ở tiêu thức này. Vì nếu số liệu trên
vận đơn không giống với số trên vận đơn gốc thì khi đối chiếu Manifest Hải Quan
sẽ không chấp nhận và không đóng dấu xác nhận lên lênh giao hàng và doanh
nghiệp sẽ không lấy được hàng.
Mở rộng: Trong trường hợp vận đơn gốc và Manifesrt không htống nhất, ví
dụ: “nếu số cont trên vận đơn gốc và Manifest không trùng khớp với nhau” thì nhân
viên giao nhận phải cầm vận tải đơn đến ngay hãng tàu nơi phát hành vận tải đơn và
yêu cầu kiểm tra lại ngay số cont sau đó nếu phát hiện sai sót cần tu chỉnh ngay trên
vận tải đơn và các lệnh giao hàng sau đó hãng tàu ký tên và đóng dấu chỉnh sửa lên
từng chứng từ. Sau đó nhân viên giao nhận cầm vận tải đơn cùng lệnh giao hàng có
đóng dấu chỉnh sửa của hãng tàu đến gặp Hải Quan đối chiếu Manifest, Hải Quan
đối chiếu xem xét lại một lần nữa số cont trên vận tải đơn, trên vận tải đơn xem có
trùng khớp với thông tin trên máy tính của cảng hay không. Nếu thông tin chính xác
Hải Quan đối chiếu sẽ đóng dấu đối chiếu chính xác lên lênh giao hàng khi đó nhân
viên giao nhận mới có thể lập phiếu EIR cho hàng hóa”. Tuy nhiên nếu những sai
biệt nhỏ như “ sai lỗi chính tả, sai số điện thoại” thì Hải Quan xem xét và có thể
chấp nhận được mà không cần tu chỉnh.
Tiêu thức 11: Nước xuất khẩu: căn cứ vào hợp đồng thương mại, hóa đơn
thương mại hoặc vận tải đơn ghi tên đầy đủ nước xuất khẩu. Lô hàng này nước xuất
khẩu là Singapore.
Tiêu thức 12: Cảng, địa điểm dỡ hàng: căn cứ vào vận tải đơn ghi đầy đủ tên
cảng, địa điểm dỡ hàng. Và với lô hàng này, địa điểm quy định là Singapore.
Trang 21
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập

khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
Tiêu thức 13: Cảng, địa điểm xếp hàng: ICD Phước Long I. Thông tin này
nhân viên giao nhận căn cứ trên vận tải đơn để điền vào tiêu thức.
Tiêu thức 14: Điều kiện giao hàng: ghi theo điều kiện giao hàng đã thỏa
thuận trong hợp đồng ngoại thương (thường áp dụng các điều kiện thương mại quốc
tế Incomterms để thuận tiện cho việc phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa các bên).
Theo lô hàng này điều kiện giao hàng được áp dụng là giá CIF/TP.HCM.
Tiêu thức 15: Đồng tiền thanh toán là đồng USD, với tỷ giá tính thuế là
15,960 (hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều bị đánh thuế trừ các trường hợp được
miễn thuế quy định trong biểu thuế năm 2008). Ở đây tỷ giá tính thuế được lấy là tỷ
giá liên ngân hàng vào thời điểm mà nhận viên giao nhận đi đăng ký tờ khai. Để
biết được tỷ giá một cách nhanh nhất và chính xác nhất, nhân viên giao nhận có thể
truy cập trên trang Web: dncustom.gov.vn hoặc hợp thư tỷ giá:8011108.
Tiêu thức 16: Phương thức thanh toán:ghi rõ phương thức được quy định
trong hợp đồng (TTR, D/E, D/P, CAD, L/C). Phương thức thanh toán cho lô hàng
này là T/T (TT Against Document).
Tiêu thức 17: Tên hàng quy cách, phẩm chất.
Tên hàng và các đặc điểm đặc trửng của hàng hóa được thể hiện trên điều
khoản tên hàng, quy cách phẩm chất trong hợp đồng ngoại thương. Việc thể hiện
tên hàng và các đặc điểm đặc trưng của hàng hóa giúp Hải Quan dễ dàng trong việc
kiểm tra. Trong trường hợp lô hàng chỉ có từ 1 – 3 mặt hàng thì tên hàng và quy
cách phẩm chất sẽ được thể hiện chi tiết trên tờ khai. Còn nếu lô hàng có từ 4 mặt
hàng trở lên thì tiêu thức này chỉ thể hiện tên chung của các mặt hàng còn chi tiết
thì được thể hiện trên phục lục tờ khai. Đối với lô hàng mực in này có tất cả 16 loại
nên ở phương thức 17 ta chỉ nêu tên chung của các mặt hàng, tổng số kiện, số Kg.
Cụ thể như sau:
Mực in các loại (chi thiết theo phục lục đính kèm ).
Hàng mới 100%, xuất xứ Singapore.
Trang 22
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập

khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
Bên cạnh đó,để việc nhập dữ liệu của lô hàng khi khai báo Hải Quan thực sự
nhanh chóng và tiện lợi, nhận viên giao nhận cần lập thêm phục lục đĩa ta còn gọi là
đĩa GATT (đĩa GATT là một đĩa mềm chứa dữ liệu chi tiết về tên hàng và quy cách
phẩm chất của các mặt hàng ) và phục lục tờ khai trị giá tính thuế.
Điều kiện áp dụng tờ khai trị giá tính thuế:
Hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp, các bên hợp doanh thuộc đối
tượng điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hàng hóa có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khối liên minh quốc gia mà
Việt Nam đã ký kết thực hiện xá định tỷ giá tính thuế theo nguyên tắc thực hiện
Điều 17 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT và các hàng hóa
nhập khẩu khác theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ.
Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại có xuất xứ từ các nước và
các tổ chức quốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện trị giá tính thuế theo GATT, là
đối tượng áp dụng trị giá tính thuế.
Hàng nhập khẩu theo danh mục hàng hóa của Việt Nam để thực hiện Hiệp
định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực của các nước ASEAN được áp dụng trị giá
tính thuế theo Nghị định số 155/2005/ND –CP ngày 15/12/2005.
Khi lập đĩa GATT ta sử dụng bản tính Excel nhập dữ liệu phụ lục tờ khai.
Phụ lục đĩa gồm các cột sau đây:
STT
Mặt
hàng
Trị giá
giao hàng
Các
khoản
phải
cộng
Các khoản

được trừ
TGTT
nguyên tệ
TTGT
bằng
đồng
VNĐ
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Trong đó :
(1) Là số thứ tự của từng mặt hàng.
(2) Là tên chi tiết của từng mặt hàng.
(3) Là đơn giá của từng mặt hàng (căn cứ vào đơn giá của từng mặt hàng
trên hóa đơn thương mại/ phiếu đóng gói).
Trang 23
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
(4) Các khoản phải cộng.
(5) Các khoản được trừ.
(6) TTGT nguyên tệ = trị giá giao hàng + các khoản phải cộng – các
khoản được trừ.
(7) TTGT bằng VNĐ = TTGT nguyên tệ * tỷ giá VNĐ.
Hải Quan quy định font chung cho tất cả các doanh nghiệp: Font: VNTIME,
kiểu gõ: TCVN3. Vì vậy doanh nghiệp cần tuân thủ theo quy định này thì khi nhập
dữ liệu vào máy tính Hải Quan mới được đọc.
Tờ khai trị giá hàng hóa nhập khẩu _ phụ lục GATT (tờ khai Hải Quan
HQ/2003- TGTT).
Đối với những tờ khai có từ 3 mặt hàng trở xuống
 Phần điều kiện áp dụng trị giá giao dịch
• Ô sô 2: đánh dấu vào ô có
• Ô số 3: đánh dấu vào không

• Ô sô 4: đánh dấu vào ô không
• Ô số 5: đánh dấu vào ô không
 Phần xác định trị giá tính thuế
• Ô số 7: (dựa vào hóa đơn thương mại hoặc tờ khai Hải Quan
hàng nhập khẩu để điền vào) điền trị giá ghi trên hóa đơn của
từng mặt hàng.
• Ô số 8: khai báo các khoản thanh toán gián tiếp quy định, nếu
như những khoản này chưa bao gồn giá mua ghi trên hóa đơn
thương mại của ô số 7 (căn cứ vào các chứng từ, biên lai, biên
nhận đã trả trước, ứng trước, đặt cọc để lên tờ khai) lô hàng
này không có nên ô này để trống
• Ô số 9: khai báo các khoản trả trước, ứng trước, đặt cọc liên
quan đến việc mua hàng hóa nhập khẩu nếu chúng chưa gồm
trong giá mua ghi trên hóa đơn thương mại (căn cứ vào các
chứng từ, biên lai, biên nhận đã trả trước, ứng trước, đặt cọc
để lên tờ khai) lô hàng này không có nên ô này để trống.
• Ô số 10 đến ô số 17: căn cứ vào các chi phí phát sinh chưa bao
gồm trong gía mua ghi trên hóa đơn dựa vào hóa đơn cụ thể để
khai. Riêng ô số 14 tại thời điểm khai báo không xác định
Trang 24
Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu
được tiền bản quyền, phí giấy phép thì ghi vào ô tương ứng
khi báo sau.
• Ô số 18 đến ô số 21 người khai Hải Quan đối chiếu với quy
định để khai báo, các khoản điều chỉnh trừ khi khai báo khi
chúng đã được tính vào trị giá giao dịch của ô số 7, ô số 8, ô số
9
• Ô số 22: ô này chỉ khai báo khai báo giảm giá khi những
khoanả này được thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện

vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hóa và được thành văn bản
nộp cùng với tờ khai Hải Quan hàng hóa nhập khẩu.
• Ô sô 23: (là tổng cộng ô số 7 đến ô số 17 trừ cho ô số 18,
19,20,21,22)
• Ô số 24: (dựa vào tờ khai Hải Quan hàng nhập khẩu để điền
vào) trị giá tính htuế bằng đồng Việt Nam (= ô số 23 * tỷ giá
của ngày lên tờ khai)
• Ô số 25: ngày, tháng, năm ký tên đóng dấu của doanh nghiệp
nhập khẩu.
• Ô số 26: ký tên của công chức Hải Quan tiếp nhận tờ khai và
ghi chú thêm (nếu cần thiết ).
• Ô số 27: ký tên của công chức Hải Quan kiểm tra, xác định trị
giá tính thuế và ghi chú thêm (nếu cần thiết).
Do lô hàng Mực In của Bình Phú được nhập theo giá CIF nên trị giá giao
dịch chỉ bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn không có khoản điều chỉnh (các khoản
phải cộng và các khoản được trừ) nên giá mua ghi trên hoấ đơn cũng chính là trị giá
nguyên tệ trên phụ lục đĩa.
Mở rộng: Nhưng nếu lô hàng này được nhập với giá FOB thì có nghĩa là
người mua là phải thuê tàu và trả cước phí vận tải (F). Như vậy tại cột các khoản
phải cộng sẽ có cột phân bổ cước cho từn mặt hàng. Ta có công thức phân bổ cước
cho từng mặt hàng như sau:
Cước của từng mặt hàng = Đơn giá nguyên tệ của từng mặt hàng * tổng
cước (F)/ tổng giá FOB
TGTT nguyên tệ = trị giá giao hàng + cước của từng mặt hàng
TGTT bằng VNĐ =TTGT nguyên tệ * tỷ giá
Trang 25

×