Tải bản đầy đủ (.ppt) (122 trang)

Bài giảng pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.46 KB, 122 trang )

Bài 1
Một số vấn đề cơ bản
về Nhà nước


I. BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG
CỦA NHÀ NƯỚC


1.Bản chất Nhà nước
Nhà nước là công cụ đảm bảo
quyền lực của giai cấp thống trị và
là sản phẩm của cuộc cách mạng
xã hội


Nhà nước thể hiện ở tính hai mặt:
- Tính giai cấp:
Nhà nước là do giai cấp thống trị tổ chức ra
và sử dụng để thống trị xã hội trên nhiều
phương diện: kinh tế, chính trị, tư tưởng….
- Tính xã hội:
 Nhà nước tổ chức và quản lý các lĩnh vực của
đời sống xã hội
 Nhà nước xây dựng và phát triển các công trình
công cộng, cơ sở hạ tầng, thủy lợi…
 Nhà nước duy trì và bảo vệ an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội…
 Nhà nước thực hiện các chức năng khác như
phòng chống thiên tai, dịch bệnh…



2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà
nước
- Nhà nước là một tổ chức quyền lực công

cộng đặc biệt, thể hiện:
+ Nhà nước có bộ máy chuyên thực hiện cưỡng
chế bao gồm các thiết chế mang tính bạo lực như
quân đội, công an, tòa án, nhà tù…
+ Nhà nước quản lý những công việc chung của
xã hội.


- Nhà nước có lãnh thổ, phân chia và
quản lý dân cư theo đơn vị hành chính
- Nhà nước là một tổ chức quyền lực có
chủ quyền quốc gia, có Quốc hiệu - Quốc
ca- Quốc huy – Quốc kỳ
- Nhà nước ban hành pháp luật và thực
hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công
dân, tổ chức, cá nhân trong xã hội
- Nhà nước quy định và thực hiện việc thu
các loại thuế dưới hình thức bắt buộc


II. Chức năng, nguyên tắc tổ
chức hoạt động của Nhà
nước



1. Chức năng của Nhà nước
Chức năng của Nhà nước là
phương diện hoạt động cơ bản của
Nhà nước, thể hiện bản chất giai
cấp, ý nghĩa xã hội nhằm thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà
nước trong từng giai đoạn phát triển
cụ thể


+ Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động
 Chức năng Lập pháp: ban hành luật
pháp, các văn bản pháp lý hướng dẫn
hoạt động của Nhà nước và điều chỉnh
các quan hệ xã hội.
 Chức năng Hành pháp: thực hiện các
nhiệm vụ tổ chức hoạt động, quản lý và
điều hành các công việc của Nhà nước,
thực hiện pháp luật
 Chức năng Tư pháp: là chức năng xét
xử và bảo vệ pháp luật


Căn cứ vào phạm vi hoạt động
Chức năng đối nội :
- Tổ chức và quản lý kinh tế
- Quản lý xã hội
Chức năng đối ngoại:
- Bảo vệ tổ quốc: hoàn thiện hệ thống quân
đội, vũ khí, sẵn sàng chống giặc ngoại xâm

- Thiết lập củng cố quan hệ hợp tác vói các
nước trong khu vực Asean và trên thế giới
- Ủng hộ và tham gia vào các phong trào vì
hòa bình, dân chủ, và tiến bộ xã hội


2. Hình thức Nhà nước
Hình thức nhà nước là cách tổ
chức quyền lực nhà nước và
những phương pháp để thực hiện
quyền lực nhà nước.


Các thành phần của hình thức nhà nước:

– Hình thức chính thể nhà nước: cách
thức tổ chức quyền lực nhà nước
– Hình thức cấu trúc nhà nước: cách thức
tổ chức quyền lực nhà nước theo cơ cấu
lãnh thổ
– Chế độ chính trị: phương thức thực
hiện quyền lực nhà nước


a. Hình thức chính thể
Là cách thức tổ chức và trình tự để lập
ra các cơ quan tối cao của nhà nước ở
trung ương, xác lập mối quan hệ cơ
bản giữa các cơ quan này và sự tham
gia của nhân dân.



Hình thức
chính thể

Chính thể quân chủ

Chính thể cộng hòa


Chính thể quân chủ: quyền lực Nhà nước hình
thành theo nguyên tắc thừa kế và vua là người
đứng đầu nhà nước
- Quân chủ tuyệt đối: Vua là người đứng đầu
nhà nước nắm giữ tất cả quyền lực cơ bản của
nhà nước
- Quân chủ tương đối: Nhà vua chỉ nắm một
phần quyền lực tối cao và bị hạn chế quyền lực
bởi Nghị viện
- Quân chủ đại nghị: nhà vua không có
quyền hạn lập pháp và quyền hành pháp bị hạn
chế. Vua đóng vai trò tượng trưng cho dân tộc.
- Quân chủ lập hiến: quyền lực nhà vua bị
hạn chế bởi hiến pháp


Chính thể cộng hòa: quyền lực của
nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu
trong thời gian nhất định
Cộng hòa quí tộc: các

cơ quan đại diện là do
tầng lớp quý tộc bầu
ra

Cộng hòa dân chủ: các
cơ quan đại diện là do
nhân dân bầu ra
- Cộng hòa tổng thống
- Cộng hòa đại nghị
- Cộng hòa hỗn hợp


b. Hình thức cấu trúc
Hình thức cấu trúc là sự cấu tạo Nhà
nước thành các đơn vị hành chính lãnh
thổ và xác lập những mối quan hệ qua lại
giữa chúng với nhau, giữa trung ương với
địa phương.
- Đặc điểm
+ Là việc tổ chức quyền lực theo lãnh
thổ
+ Biểu hiện nguyên tắc phân quyền và
tản quyền


Phân loại hình thức cấu trúc
Nhà nước đơn nhất
- Lãnh thổ duy nhất và
chia thành các đơn vị
hành chính trực thuộc

- Hệ thống pháp luật
thống nhất
- Chủ quyền thống nhất

Nhà nước liên bang
- Hợp thành từ hai hay
nhiều Nhà nước
thành viên
- Hệ thống pháp luật
chung và hệ thống
pháp luật của từng
quốc qia thành viên


c. Chế độ chính trị
Là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn
mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực
hiện quyền lực Nhà nước.
Dựa vào cách thức thực
Dựa trên thiết chế quyền lực
 Chế độ một đảng
hiện quyền lực nhà nước:
 Dân chủ: chế độ đảm bảo  Chế độ đa đảng
người dân trực tiếp thực
hiện quyền lực nhà nước
 Chế độ chuyên chế độc
tài


III. Bộ máy Nhà nước Xã hội


chủ nghĩa Việt Nam


1.Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân
 Mục đích của Nhà nước là phát huy dân chủ,
thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội
công bằng văn minh
 Phương thức thực hiện quyền lực Nhà nước
của nhân dân thông qua Quốc Hội và Hội đồng
nhân dân các cấp – các cơ quan đại diện cho ý
chí và nguyện vọng của nhân dân


2.Nguyên tắc hoạt động của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
 Nguyên tắc tập trung dân chủ
 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
 Nguyên tắc bình đẳng dân tộc


3. Hệ thống các cơ quan NN trong Bộ
máy Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam


 Các cơ quan quyền lực: Quốc hội, Hội đồng
Nhân dân các cấp
 Các cơ quan hành chính: Chính phủ, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ,
Ủy ban Nhân dân các cấp
 Hệ thống cơ quan tư pháp:Tòa án nhân dân tối
cao và Toà án nhân dân địa phương; Viện kiểm
sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân
địa phương.
 Hệ thống cơ quan quốc phòng an ninh


QUỐC HỘI
UBTVQH

CHÍNH PHỦ
Thủ tướng Chính phủ

UBND Cấp tỉnh

HĐND cấp tỉnh

UBND Cấp huyện

HĐND
cấp huyện

UBND Cấp xã


HĐND cấp xã

Chủ tịch nước

TANDTC

VKSNDTC

TAND cấp tỉnh

VKSND
Cấp tỉnh

TAND
cấp huyện

Nhân dân

VKSND
Cấp huyện


Bài 2: Một số vấn đề cơ
bản về Pháp luật


×