Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và c ở trường trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN
TAI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC

ĐÀO NGỌC HÙNG-ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI


NỘI DUNG
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
1. Giáo dục ứng phó với biển đổi khí hậu
1.1. Các khái niệm về biến đổi khí hậu
1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
1.3. Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
1.4. Mối quan hệ giữa ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng
chống thiên tai
2. Giáo dục phòng, chống thiên tai
2.1. Một số loại hình thiên tai thường xảy ra ở nước ta, điều kiện
hình thành và thiệt hại có thể xảy ra
2.2. Hành động phòng, chống thiên tai


Giáo dục ứng phó
với biển đổi khí hậu


Các khái niệm về biến đổi khí hậu




Nguyên nhân của biến đổi khí hậu



Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu


Một số khái niệm
về biến đổi khí hậu
• Thời tiết
• Khí hậu
• Biến đổi khí hậu
– Thuật ngữ “Biến đổi khí hậu” được dùng để chỉ
những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái
trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời
gian dài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn, do
các yếu tố tự nhiên và/hoặc do các hoạt động của
con người trong việc sử dụng đất và làm thay đổi
thành phần của khí quyển.

• Biểu hiện của BĐKH
• Kịch bản biến đổi khí hậu


Một số khái niệm
về biến đổi khí hậu
• Biểu hiện của BĐKH
– Nhiệt độ trung bình tăng lên
– Mực nước biển dâng

– Thiên tai và các hiện tượng thời tiết/ khí hậu cực
đoan


Chuẩn sai nhiệt độ Trái Đất trong các giai đoạn từ 1880-2012
và xu thế nhiệt độ không khí trung bình năm trong mỗi thời kỳ


Biến động của mực nước biển trung bình toàn cầu


Một số khái niệm
về biến đổi khí hậu
• Kịch bản biến đổi khí hậu
– Nhiệt độ: Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến
cuối thế kỉ 21, nhiệt độ trung bình tăng 2 - 3oC trên
phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh
đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh
hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ thấp nhất trung
bình tăng từ 2,2 - 3,0oC, nhiệt độ cao nhất trung bình
tăng từ 2,0 - 3,2oC. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên
35oC tăng 10 - 20 ngày trên phần lớn diện tích cả
nước.


• Về lượng mưa: Theo kịch bản phát thải trung
bình: Đến cuối thế kỉ 21, lượng mưa trong một
năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ. Mức tăng phổ
biến từ 2 - 7%, riêng Tây Nguyên, Nam Trung
Bộ tăng ít hơn, dưới 3%. Xu thế chung là lượng

mưa mùa khô giảm và lượng mưa mùa mưa
tăng. Lượng mưa ngày lớn nhất tăng thêm so
với thời kỳ 1980 - 1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Tuy nhiên ở các khu vực khác nhau lại có thể
xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng mưa
gấp đôi so với kỉ lục hiện nay.


• Về nước biển dâng: Theo kịch bản phát
thải trung bình: Vào cuối thế kỉ 21, nước
biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau
đến Kiên Giang (trong khoảng từ 62 - 82
cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái (trong
khoảng từ 49 - 64 cm). Trung bình toàn Việt
Nam, mực nước biển dâng trong khoảng
từ 57 - 73 cm.


Nguyên nhân
của biến đổi khí hậu
• Nguyên nhân tự nhiên
• Nguyên nhân do hoạt động của con người
– Khai thác và sử dụng không hợp lý tài nguyên hóa
thạch, tài nguyên đất, tài nguyên rừng
– Sự gia tăng dân số và các hoạt động sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sử dụng
năng lượng…



Sơ đồ hiệu ứng nhà kính


Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu và hàm
lượng CO₂ toàn cầu giai đoạn 1850-2010


Hành động ứng phó
với biến đổi khí hậu
• Tác động của BĐKH
– Tác động của BĐKH trên thế giới
Tới môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức
khỏe con người
– BĐKH tác động tới Việt Nam
• Diện tích ngập do nước biển dâng làm ảnh hưởng tới 25%
dân số và 25% GDP
• Tác động tới các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học
• Tác động đến tài nguyên nước
• Tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực
• Tác động đối với năng lượn, các ngành kinh tế và dịch vụ
• Tác động đến sức khỏe cộng đồng


• Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
– Chiến lược ứng phó với BĐKH
• Giảm nhẹ BĐKH là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thông qua
việc giảm phát thải khí nhà kính.
• Thích ứng với BĐKH bao gồm tất cả những hoạt động, những
điều chỉnh trong hoạt động của con người để thích nghi và
tăng cường khả năng chống chịu của con người trước tác

động của BĐKH và khai thác những mặt thuận lợi của nó.


• Các biện pháp giảm nhẹ
– Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
– Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới và
năng lượng tái tạo
– Bảo vệ và tăng cường các bể chứa và hấp thụ khí nhà
kính
– Tăng cường thu hồi khí nhà kính từ các mỏ khai thác
than, dầu khí, bãi rác thải…


• Các biện pháp thích ứng





Biện pháp công nghệ
Biện pháp công trình
Biện pháp về thể chế và chính sách
Biện pháp truyền thông, giáo dục


Các nỗ lực của quốc tế và
Việt Nam ứng phó với BĐKH
• Thế giới:
– Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (UNFCCC). Hiện
đã có 189 nước trên thế giới tham gia phê chuẩn công ước.

– Nghị định thư Kyoto (KP). Mục tiêu: Cơ chế cùng thực hiện, cơ
chế phát triển sạch, buôn bán phát thải quốc tế.

• Việt Nam:

– Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH: đánh giá
được mức độ tác động, xây dựng được kế hoạch hành động có
tính khả thi để ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Chiến lược quốc gia về BĐKH: phát huy năng lực của toàn đất
nước, tiến hành đồng thời các giải pháp ứng phó biến đổi khí
hậu, tang cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cùng
cộng đồng quốc tế và bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất.


Hành động của chúng ta
• Thay đổi thói quen hàng ngày trong cuộc
sống theo hướng tiết kiệm năng lượng.
• Nhận thức đầy đủ hơn về nguyên nhân và
hậu quả của sự BĐKH để vận dụng trong
những hoàn cảnh cụ thể.
• Nghiên cứu khoa học và ứng dụng những
thành tựu mới vào trong hiện thực cuộc
sống.
• Mỗi người là một tuyên truyền viên có
trách nhiệm.


Mối quan hệ của ứng phó biến đổi
khí hậu và phòng, chống thiên tai







BĐKH có liên quan chặt chẽ với thiên tai bởi vì nguyên nhân chính
gây nên BĐKH là sự gia tăng của các chất khí nhà kính làm thay
đổi thành phần hóa học của các chất khí trong khí quyển.
BĐKH được biểu hiện và những tác động rõ nét nhất là sự xuất
hiện của các hiện tượng thời tiết cực đoan với tần suất xảy ra lớn
hơn, cường độ mạnh hơn và có những diễn biến trái với quy luật
thông thường tạo nên những thiên tai gây ra những thiệt hại to lớn
cho con người.
Việc ứng phó với BĐKH vì thế có liên quan chặt chẽ với việc PCTT.
Việc ứng phó với BĐKH có hiệu quả thực chất cũng là thiết thực
phòng, cống thiên tai, giảm nhẹ những thiệt hại của chúng gây ra.
Việc phòng chống thiên tai là những việc làm cụ thể trong những
thời điểm nhất định. Tuy vậy các thiên tai có liên quan đến khí hậu
ở nước ta thường xuyên xảy ra hàng năm cho nên việc PCTT đồi
hỏi phải giải quyết những vấn đề có tính chất chiến lược, cơ bản,
lâu dài. Điều này rất phù hợp với việc ứng phó với BĐKH phải có
tầm nhìn chiến lược, lâu dài, phù hợp với đặc điểm tình hình của
cả nước, tình hình cụ thể ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền khác
nhau trên đất nước.


Giáo dục
phòng, chống thiên tai



Một số loại hình thiên tai thường xảy ra ở nước ta, điều kiện hình thành và thiệt hại có thể xảy ra



Hành động phòng, chống thiên tai


Theo Luật Phòng chống thiên tai (2013):
•Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có
thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường,
điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội
(KT-XH), bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,
sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do
mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ
hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn,
nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương
muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai
khác.


• Các loại thiên tai
– Các thiên tai có nguồn gốc khí hậu, thủy văn:
bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, mưa đá,
hạn hán, hoang mạc hóa, lốc, nóng, lạnh dị
thường, lũ lụt, lũ quét, nước dâng, triều
cường.
– Các thiên tai có nguồn gốc địa chất, địa mạo:
động đất; sóng thần; trượt lở đất, nứt đất, sạt
lở bờ sông, sạt lở bờ biển.
– Các thiên tai có nguồn gốc sinh vật: dịch

bệnh đối với thực vật và động vật; thủy triều
đỏ; sinh vật gây hại.


Đặc điểm chung thiên tai
ở Việt Nam


Thống kê trung bình trong vòng 20 năm qua, mỗi năm thiên tai đã làm khoảng 750 người chết và
dẫn tới hàng năm thiệt hại về kinh tế tương đương 1,5% GDP.



Phần lớn dân số của Việt Nam hiện đang sinh sống tại các vùng đất thấp trên các lưu vực sông
và vùng ven biển, hơn 70% dân số được ước tính là đang hứng chịu các rủi ro do nhiều loại
hiểm họa thiên tai.


Các loại thiên tai theo vùng
Vùng

Các loại thiên tai

Vùng núi phía Bắc

Lũ quét, sạt lở đất

Vùng đồng bằng sông
Hồng


Lũ lụt, bão, sạt lở đất, hạn hán

Các tỉnh miền Trung

Bão, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét, hạn
hán, xâm nhập mặn

Vùng Tây Nguyên

Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cháy
rừng, lốc

Vùng đồng bằng sông
Cửu Long

Lũ lụt, bão, lốc, sạt lở, cháy rừng,
xâm nhập mặn


×