Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP ICD Tân Cảng – Long Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.09 KB, 84 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay với xu thế hội nhập, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều
nguy cơ và thách thức. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải
không ngừng hoàn thiện và nâng cao giá trị khác biệt của mình so với các đối thủ
cạnh tranh trong lĩnh vực cùng ngành. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận, các nhà quản lý còn phải
quan tâm đến vấn đề kiểm soát trong doanh nghiệp. Việc kiểm soát này được thực
hiện chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị.
Công ty CP ICD Tân Cảng – Long Bình được thành lập vào năm 2007 với hệ
thống kho mới, hiện đại, đạt tiêu chuẩn Quốc tế, hiện nay, 08 kho với diện tích mỗi
kho 18.000m2, 05 kho với diện tích mỗi kho 15.300m2, 01 kho hàng quản chấp với
diện tích 30.000 m2, 01 phòng trưng bày – Showroom với diện tích 1.000 m2, 01
kho chứa hàng nguy hiểm với diện tích 1.600 m2, khu nhà kiểm hóa, khu máy soi
container và bãi container với diện tích hơn 23.000 m2 đã được đưa vào sử dụng đạt
hiệu quả khai thác phủ kín 100% diện tích. Hệ thống quản lý khai thác kho WMS
(Warehouse Management System) tiên tiến tích hợp với hệ thống khai thác
container CMS (Container Management System) hiệu quả, ICD Tân Cảng Long
Bình cung cấp đa dạng và chuyên nghiệp các dịch vụ logistics và quản lý chuỗi
cung ứng chất lượng cao với giá thành rất cạnh tranh, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu
khắt khe của khách hàng.
Trong chiến lược phát triển kinh doanh, ICD Tân Cảng Long Bình sẽ tận
dụng sức mạnh tiềm năng trong khai thác cảng và nguồn vốn của Tổng công ty Tân
Cảng Sài Gòn để tạo ra một chuỗi cung ứng dịch vụ hoàn hảo, khai thác tối đa các
giá trị gia tăng và mở rộng nhiều loại hình dịch vụ, trở thành một trung tâm logistics
kiểu mẫu, hiện đại và lớn nhất Việt Nam trong đó có đầy đủ các dịch vụ kho hàng,
bãi container và các dịch vụ giá trị gia tăng cùng với sự cung ứng các giải pháp kinh
doanh toàn diện.
Để đạt được mục tiêu phát triển đó, việc quản lý các nguồn lực và công tác


kiểm soát hoạt động luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả quản lý, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao hiệu


2

quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty CP ICD Tân Cảng Long
Bình, tác giả quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại
Công ty CP ICD Tân Cảng – Long Bình” để thực hiện luận văn thạc sỹ nhằm
nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty và đưa ra những giải
pháp tối ưu nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty.
2. Các nghiên cứu có liên quan
- Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ tại Công ty TNHH Đồng Tâm, luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế TP
Hồ Chí Minh.
Đề tài đã đánh giá thực tế việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại
Công ty TNHH Đồng Tâm. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ tại Công ty.
- Tác giả Đinh Thụy Ngân Trang (2007), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
tại Công ty Nuplex Resins, luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí
Minh.
Đề tài xác định các nhân tố đe dọa đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
tại Công ty TNHH Nuplex Resins, tìm ra nguyên nhân các nhân tố đó. Sau đó tác
giả đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại Công ty.
- Tác giả Lê Thị Bảo Nhƣ (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công
ty TNHH URC Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, luận văn thạc sỹ.
Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Đề tài cung cấp cái nhìn khái quát, toàn diện về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công
ty TNHH URC Việt Nam. Sau đó tác giả đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động kiểm soát nội bộ tại Công ty.

- Tác giả Lê Vú Tƣờng Vy (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội theo
hướng kiểm soát rủi ro tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn, luận văn thạc sỹ.
Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.


3

Đề tài đã hệ thống hóa kiểm soát rủi ro theo ngành kinh doanh khai thác Cảng, đánh
giá thực trạng hệ thống kiểm soát rủi ro tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn và đưa ra
các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng kiểm soát rủi ro tại Công ty.
Ngành khai thác Cảng ICD (Inland Container Depot) là một ngành mới được
phát triển để giảm áp lực tác nghiệp hàng hóa cho cảng biển nên chưa có nhiều
nghiên cứu về xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh
nghiệp hoạt động trong ngành khai thác Cảng ICD. Vì vậy, tác giả quyết định chọn
đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP ICD Tân Cảng –
Long Bình” để thực hiện luận văn thạc sỹ nhằm nghiên cứu thực trạng hệ thống
kiểm soát nội bộ của Công ty và đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm góp phần hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nhận diện một số đặc thù của ngành khai thác Cảng ICD (ICD - Inland
Container Depot) chi phối đến hệ thống kiểm soát nội bộ.
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP
ICD Tân Cảng Long Bình – là công ty hoạt động trong ngành khai thác Cảng ICD
(ICD - Inland Container Depot).
Nhận diện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ,
nguyên nhân ảnh hưởng đến các yếu tố đó. Qua đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP ICD Tân Cảng Long Bình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hệ
thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 2013.

 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty CP ICD Tân
Cảng Long Bình.
 Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty CP ICD Tân
Cảng Long Bình từ tháng 2/2015 đến tháng 5/2015 .
5. Phƣơng pháp nghiên cứu


4

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp thống kê mô tả để giải quyết
các vấn đề như sau:
- Thu thập các quy định, quy trình, nội quy, văn hóa, chính sách liên quan đến
các yếu tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ như quy định về văn hóa ứng xử doanh
nghiệp, quy trình sản suất, chính sách tuyển dụng và khen thưởng, bảng mô tả công
việc của nhân viên và chức năng các phòng ban, các quy định khác lien quan đến hệ
thống kiểm soát nội bộ.
- Gửi bảng câu hỏi gồm 55 câu hỏi khảo sát đến 100 CB CNV công ty. Nội
dung bảng câu hỏi được xây dựng đựa trên tham khảo ý kiến của Giáo viên hướng
dẫn. Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên các thành phần cấu thành của hệ thống
kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 2013 nhằm thu thập thông tin về cách tổ chức
hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty, cụ thể
+ Môi trường kiểm soát: 22 câu hỏi
+ Đánh giá rủi ro: 10 câu hỏi
+ Hoạt động kiểm soát: 12 câu hỏi
+ Thông tin và truyền thông: 6 câu hỏi
+ Giám sát: 5 câu hỏi
- Phỏng vấn giám đốc công ty và một số trưởng bộ phận để tìm hiểu thông tin
- Dựa trên kết quả khảo sát, các tài liệu, thông tin thu thập được tác giả sử
dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ
tại Công ty CP ICD Tân Cảng Long Bình.

6. Dự kiến kết quả đạt đƣợc của đề tài.
- Về mặt lý thuyết: Đề tài góp phần hệ thống lại một số lý thuyết cơ bản về hệ
thống kiểm soát nội bộ
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu phân tích và đánh thực trạng hệ thống kiểm
soát nội bộ tại Công ty CP ICD Tân Cảng Long Bình.Từ đó, tác giả đưa ra những
giải pháp và định hướng tốt hơn trong việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại
Công ty. Trên cơ sở này, doanh nghiệp sẽ từng bước phát triển ổn định và bền vững.
7. Thời gian thực hiện đề tài
Dự kiến thời gian thực hiện từ tháng 02/2015 đến hết 05/2015.


5

-

Trong tháng 02/2015 thực hiện nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ tại
Công ty và viết chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ.

-

Trong tháng 03 và 04/2015 thực hiện viết chương 2 tìm hiểu về thực Thực
trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP ICD Tân Cảng Long Bình.
Trong quá trình thực hiện sẽ nhờ GVHD giúp đỡ hoàn thiện chương 1 và
chương 2.

-

Trong tháng 05/2014 thực hiện nghiên cứu và viết chương 3 về Giải pháp
hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP ICD Tân Cảng Long
Bình


-

Thời gian còn lại sẽ nhờ GVHD giúp đỡ hoàn thiện bài luận văn.

8. Kết cấu của đề tài:
- Phần mở đầu
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ
- Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP ICD Tân
Cảng Long Bình
- Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP
ICD Tân Cảng Long Bình
- Kết luận
- Phụ lục


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1.1 Giai đoạn sơ khai
Hình thức ban đầu của kiểm soát nội bộ là kiểm soát tiền và bắt đầu từ cuộc
cách mạng công nghiệp. Để có thể phát triển, các công ty cần có vốn và từ đó đưa
đến nhu cầu tăng cường quản lý vốn và kiểm tra thông tin về sử dụng vốn. Thuật
ngữ kiểm soát nội bộ bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này.
Đến năm 1905, Robert Mongomery, đồng thời cũng là sáng lập viên của
công ty kiểm toán Lybrand, Ross Bros & Mongomery, đã đưa ra ý kiến về một số
vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ trong tác phẩm “Lý thuyết và thực hành kiểm
toán”. Dù ý kiến này không phải là nguyên tắc chi phối cuộc kiểm toán nhưng đó
vẫn là cơ sở về các thủ tục mà kiểm toán viên cần thực hiện.

Đến năm 1929, thuật ngữ kiểm soát nội bộ được đề cập chính thức trong một
công bố của cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin), thông qua đó,
kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác
đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động, và đây là một cơ sở để phục vụ
cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm toán viên.
Năm 1936, trong một công bố, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
(AICPA – American Institute of Certified Public Accountants) đã định nghĩa kiểm
soát nội bộ “... là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện
trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác
trong ghi chép của sổ sách”.
1.1.2 Giai đoạn hình thành
Năm 1949, AICPA công bố công trình nghiên cứu đầu tiên về kiểm soát nội
bộ với nhan đề: “ Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với
việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”. Trong báo cáo này,
AICPA đã định nghĩa kiểm soát nội bộ là”... cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách
thức liên quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản,


7

kiểm tra sự chính xác và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có
hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý”.
1.1.3 Giai đoạn phát triển
Trong hơn 40 năm sau đó, AICPI đã soạn thảo và ban hành nhiều chuẩn mực
đề cập đến những khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB:
Vào năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP – Committee on Auditing
Procedure) trực thuộc AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 (SAP –
Statement on Auditing Procedure) về: “ Phạm vi xem xét kiểm soát nội bộ của kiểm
toán viên độc lập”, trong đó lần đầu tiên phân biệt kiểm soát nội bộ về quản lý và
kiểm soát nội bộ về kế toán, và đã đưa ra định nghĩa sau:

Kiểm soát nội bộ, nếu xét theo nghĩa rộng, bao gồm các thủ tục kiểm soát
liên quan đến kế toán hoặc quản lý, cụ thể là:
Kiểm soát nội bộ về kế toán bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và
thủ tục liên hệ trực tiếp đến việc bảo vệ tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế
toán.
Kiểm soát nội bộ về quản lý bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và
thủ tục liên quan chủ yếu đến tính hữu hiệu trong hoạt động và sự tuân thủ chính
sách quản trị.
Đến năm 1962, CAP tiếp tục ban hành SAP 33 (1962), đã làm rỗ hơn về vấn
đề này như sau: Kiểm toán viên độc lập trước hết sẽ quan tâm đến kiểm soát nội bộ
về kế toán vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thông tin tài chính và do vậy kiểm toán
viên cần đánh giá kiểm soát nội bộ đối vấn đề này. Kiểm soát nội bộ về quản lý
thường chỉ liên quan gián tiếp đến thông tin tài chính, do vậy kiểm toán viên sẽ
không bị buộc phải đánh giá chung. Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên độc lập tin rằng
một số thủ tục kiểm soát hành chính có thể ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của
thông tin tài chính, kiểm toán viên sẽ phải nghiên cứu để đánh giá kiểm soát nội bộ
về quản lý. Chẳng hạn các số liệu thống kê về sản lượng, các số liệu kỹ thuật...đòi
hỏi phải có sự đánh giá riêng.


8

Đến năm 1972, CAP tiếp tục ban hành SAP 54 (1972) “Tìm hiểu về đánh giá
kiểm soát nội bộ” trong đó đưa ra bốn thủ tục kiểm soát kế toán, đó là đảm bảo
nghiệp vụ chỉ được thực hiện khi đã được phê chuẩn, ghi nhận đúng đắn mọi nghiệp
vụ để lập báo cáo, hạn chế sự tiếp cận tài sản và kiểm kê.
Sau đó năm 1973, SAS 1(1973), duyệt xét lại SAP 54 và đưa ra định nghĩa
về kiểm soát quản lý và kiểm soát kế toán như sau:
Kiêm soát quản lý, không chỉ hạn chế ở kế hoạch tổ chức và các thủ tục, mà
còn bao gồm quá trình ra quyết định cho phép cho thực hiện nghiệp vụ của nhà

quản lý . Kiểm soát kế toán bao gồm các thủ tục và cách thức tổ chức ghi nhận vào
sổ sách để bảo vệ tài sản, tính đáng tin cậy của số liệu và do vậy, nó được thiết lập
để cung cấp sự đảm bảo hợp lý trên các phương diện sau đây:
Các nghiệp vụ thực hiện phù hợp với sự ủy quyền và xét duyệt của các nhà
quản lý. Các nghiệp vụ được ghi nhận khi phát sinh để:
-

Lập báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán hay các quy định có
liên quan

-

Thực hiện trách nhiệm báo cáo về tình hình tài sản: Việc tiếp cận tài sản chỉ
được thực hiện khi có sự cho phép của nhà quản lý. Định kỳ các báo cáo về
tài sản phải được so sánh với tài sản hiện hữu trong thực tế và có biện pháp
xử lý thích hợp đối với các chênh lệch.
Các định nghĩa trên đã khảng định sự quan tâm của nghề nghiệp kiểm toán

đối với các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ và đó chính là đối tượng nghiên cứu
của các chuẩn mực kiểm toán.
Như vậy, trong suốt thời kỳ trên, khái niệm kiểm soát nội bộ đã không ngừng
được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán
Vào thập niên 1970 - 1980, nền kinh tế Hoa kỳ cũng như nhiều quốc gia
khác đã phát triển mạnh mẽ. Năm 1977, sau vụ bê bối Watergate, quốc hội Hoa Kỳ
đã ban hành luật chống hối lộ ở nước ngoài. Điều luật này nhấn mạnh đến vai trò


9

của KSNB trong việc ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp và dẫn đến

nhu cầu ghi chép đầy đủ trong mọi hoạt động.
Năm 1985, với sự sụp đổ của các công ty cổ phần có niêm yết làm cho các
ban hành luật càng quan tâm đến hoạt động KSNB của các cơ quan chức năng Hoa
Kỳ được ban hành trong giai đoạn này như: Uỷ Ban chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ
năm 1998, Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ năm 1998, Tổ chức nghiên cứu kiểm toán
nội bộ năm 1991.
Trước tình hình này, Ủy Ban COSO đã được thành lập. Đây là một Ủy ban
thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài
chính(thường gọi tắt là ủy ban Treedway), thành lập vào năm 1985 dưới sự bảo trợ
của 5 tổ chức: Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA); Hội kế toán Mỹ
(American Accounting Association); Hiệp hội quản trị viên tài chính (The Financial
Executive Institute – FEI); Hiệp hội kế toán viên quản trị (Instute of Management
Accountants – IMA); Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (The Instute of Internal
Auditors –IIA).
Quá trình tìm hiểu về gian lận đã cho thấy KSNB của các công ty có ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng xảy ra gian lận, vì vậy việc nghiên cứu và đưa ra một
khuôn khổ chung đã được đưa ra, Trước tiên, COSO đã sử dụng chính thức từ
KSNB thay vì từ kiểm soát nội bộ về kế toán. Đến năm 1992, ủy ban COSO đã
chính thức ban hành Báo cáo 1992.
Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới đưa ra khuôn mẫu lý
thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Báo cáo này có tầm nhìn rộng và
mang tính quản trị, trong đó KSNB không chỉ dừng lại ở vấn đề liên quan đến báo
cáo tài chính mà được mở rộng ra phương diện hoạt động của doanh nghiệp và tuân
thủ các chính sách.
1.1.4 Giai đoạn hiện đại
Báo cáo COSO 1992 tuy chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng đã tạo lập được cơ
sở lý thuyết rất cơ bản về kiểm soát nội bộ. Sau đó, hàng loạt nghiên cứu phát triển
về kiểm soát nội bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã ra đời. COSO phát triển về



10

quản trị, về doanh nghiệp nhỏ (2006), về công nghệ thông tin, kiểm toán độc lập,
chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể và giám sát, cụ thể như sau:
Phát triển về phía quản trị
Năm 2001, COSO triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh
nghiệp (ERM – Enterprise Risk Management Framework) trên cơ sở báo cáo Báo
cáo COSO 1992. Dự thảo đã hình thành và công bố vào tháng 7/2003, theo đó ERM
được đĩnh nghĩa gồm 8 bộ phận: môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự
kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông
và giám sát. Đến năm 2004, ERM đã được chính thức ban hành, theo đó ERM
không thay thế cho báo cáo COSO 1992 mà chỉ được xem là cánh tay nối dài của
báo cáo này.
Phát triển theo hƣớng công nghệ thông tin
Năm 1996, Ban tiêu chuẩn có tên “ Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ
thông tin và các lĩnh vực có liên quan” (CoBIT - Control Objectives for Information
and Related Techonology) do Hiệp hội về kiểm toán hệ thống thông tin (ISACAInformation System Audit and Control Association) ban hành. CoBIT nhấn mạnh
đến kiểm soát trong môi trường tin học (CIS – Computer Informatinon System), bao
gồm những lĩnh vực hoạch định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ,
giám sát.
Phát triển theo hƣớng kiểm toán độc lập
Các chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ cũng chuyển sang sử dụng báo cáo
COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm:
SAS 78 (1995): Xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính
(điều chỉnh SAS 55). Các định nghĩa, nhân tố của kiểm soát nội bộ trong báo cáo
COSO (1992) đã được đưa vào chuẩn mực này.
SAS 94 (2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét kiểm
soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính.



11

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA – International Standard on
Auditing) cũng sử dụng báo cáo của COSO khi yêu cầu xem xét hệ thống kiểm soát
nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính, cụ thể là IAS 315 “Hiểu biết về tình hình
kinh doanh, môi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu”
đã yêu cầu kiểm toán viên cần có hiểu biết đầy đủ về kiểm soát nội bộ và đã định
nghĩa: Hệ thống kiểm soát nội bộ là một quá trình do bộ máy quản lý, Ban giám đốc
và các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo
hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu: báo cáo tài chính đáng tin cậy, pháp luật và các
quy định được tuân thủ, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ
được thiết kế và thực hiện nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh doanh có khả năng đe
dọa đến việc đạt được những mục tiêu trên”. Như vậy, định nghĩa về kiểm soát nội
bộ theo IAS đã dựa trên định nghĩa về kiểm soát nội bộ của báo cáo COSO 1992.
Ngoài ra các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ được IAS 315 đưa ra cũng dựa
trên báo cáo COSO 1992.
IAS 265 “Thông báo về những khiếm khuyết của kiểm soát nội bộ”: yêu cầu
kiểm toán viên độc lập thông báo về các khiếm khuyết của kiểm soát nội bộ do
kiểm toán viên phát hiện được cho những người có trách nhiệm trong đơn vị.
Phát triển theo hƣớng kiểm toán nội bộ
Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) định nghĩa các mục tiêu của kiểm soát
nội bộ bao gồm:
-

Độ tin cậy và tính trung thực của thông tin.

-

Tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định.


-

Bảo vệ tài sản

-

Sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực.

-

Hoàn thành các mục đích và mục tiêu cho các hoạt động hoặc chương trình.
Các chuẩn mực của IIA không đi sâu vào nghiên cứu các thành phần của

kiểm soát nội bộ, vì IIA là một thành viên của COSO nên về nguyên tắc không có
sự khác biệt giữa định nghĩa của IIA và COSO.


12

Phát triển theo hƣớng kiểm toán vào ngành nghề cụ thể
Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực đã có những nghiên cứu khá đầy đủ và chi
tiết về kiểm soát nội bộ trong ngành nghề của mình. Báo cáo Basel (1998) của Ủy
ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS – Basel Committee on Banking
Suprvirsion) đã đưa ra công bố về khuôn khổ kiểm soát nội bộ trong ngân hàng
(Framework for Internal control System in Banking Organisations).
Báo cáo trên đã định nghĩa kiểm soát nội bộ: “Kiểm soát nội bộ là một quá
trình bị chi phối bởi hội đồng quản trị, các nhà quản lý cao cấp có trách nhiệm thiết
lập một nền văn hóa thích hợp để trợ giúp cho quá trình kiểm soát nội bộ cũng như
liên tục giám sát sự hữu hiệu của nó, tuy nhiên mỗi cá nhân trong tổ chức phải tham
gia quá trình này. Các mục tiêu chính của kiểm soát nội bộ được phân loại như sau:

-

Sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động.

-

Sự tin cậy, đầy đủ và kịp thời của thông tin tài chính và quản trị.

-

Sự tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.

Theo công bố này, kiểm soát nội bộ gồm các bộ phận sau:
-

Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát.

-

Ghi nhận và đánh giá rủi ro.

-

Các hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiêm.

-

Thông tin và truyền thông.

-


Giám sát và điều chỉnh sai sót.

Báo cáo Basel (1998) không đưa ra những lý luận mới mà chỉ vận dụng các lý luận
cơ bản của COSO vào lĩnh vực ngân hàng.
Hƣớng dẫn về giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ
COSO cũng đưa ra Dự thảo hướng dẫn về giám sát hệ thống kiểm soát nội
bộ (Exposure Draft, COSO 2008) dựa trên khuôn mẫu COSO 1992 nhằm giúp các


13

tổ chức tự giám sát chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hướng dẫn này
(COSO Guidance 2008) gồm 3 phần: Hướng dẫn, ứng dụng và thí dụ. Năm 2009,
phần 1 – Hướng dẫn đã chính thức được ban hành. Theo đó, COSO Guidance 2008
này không nhằm thay thế COSO Guidance 2006 mà bổ sung thêm và tập trung cho
việc nâng cao hiệu quả giám sát đối với kiểm soát nội bộ trong đơn vị.
Báo cáo COSO 2013
Trước yêu cầu phát triển của xã hội và môi trường hoạt động kinh doanh,
ngày 14/05/2013, Ủy ban COSO đã giới thiệu báo cáo COSO 2013 nhằm giúp cho
việc áp dụng khuôn khổ của hệ thống kiểm soát nội bộ một cách rộng rãi và linh
hoạt hơn. Ngoài việc cập nhật 3 mục tiêu: Mục tiêu về hiệu quả quản lý, mục tiêu về
báo cáo tài chính và mục tiêu về tính tuân thủ, COSO 2013 còn giới thiệu 17
nguyên tắc được trình bày một cách khoa học để có thể từng bước tiếp cận, xác
đinh, nhận dạng và đánh giá các rủi ro của các tổ chức, qua đó góp phần giúp tổ
chức đạt được các mục tiêu.
1.2 Khái niệm và mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
1.2.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ
Có rất nhiều định nghĩa về KSNB, vì nó ảnh hưởng khác nhau đến các bên
liên quan trong tổ chức theo những cách khác nhau với những mức độ khác nhau.

Theo COSO 2013, “Kiểm soát nội bộ là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi
hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của đơn vị, được thiết lập
để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: Báo cáo tài chính
đáng tin cậy; đảm bảo hoạt động hữu hiệu và hiệu quả; đảm bảo luật lệ và quy định
phải được tuân thủ“
Theo liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC): Hệ thống KSNB là hệ thống các
chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: Bảo vệ tài sản của
doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy của thông tin; đảm bảo tuân thủ luật pháp, đảm
bảo hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý.


14

Từ các khái niệm trên, có thể thấy hệ thống KSNB có những đặc điểm sau:
KSNB là một quá trình: KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát
được xây dựng và vận hành ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau
thành một thể thống nhất.
KSNB đƣợc thiết kế và vận hành bởi con ngƣời: KSNB được thực hiện
bởi con người trong tổ chức bởi suy nghĩ và hành động của họ, con người vừa là
chủ thể vừa là khách thể của quá trình kiểm soát. Chính con người đặt ra mục tiêu,
thiết lập cơ chế và vận hành KSNB ở mọi bộ phận
KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: KSNB chỉ có thể cung cấp sự
đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức
chứ không đảm bảo tuyệt đối.
1.2.2 Các mục tiêu của kiểm soát nội bộ
Mục tiêu thứ nhất liên quan đến việc thiết lập và thực hiện các mục tiêu hoạt
động cơ bản của hầu hết các doanh nghiệp là lợi nhuân, bảo vệ và sử dụng hiệu quả
các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các
chiến lược kinh doanh của đơn vị.
Mục tiêu thứ hai liên quan đến việc xây dựng các phương pháp, chính sách

kế toán để lập các báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực và có độ tin cậy cao,
bởi vì chính người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập báo cáo tài chính phù hợp
với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Mục tiêu thứ ba đề cập đến việc tuân thủ các quy định, luật lệ được áp dụng
cho doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ trách nhiệm của người quản lý đối với
những hành vi không tuân thủ trong đơn vị. Bên cạnh đó, KSNB còn phải hướng
mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách quy định nội bộ của
đơn vị, qua đó đảm bảo đạt được những mục tiêu đề ra.
1.3 Sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội ộ
Hệ thống KSNB đóng vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Nó sẽ giúp
cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp phát triển và đi đúng


15

hướng kinh doanh, giảm thiểu những sai sót và rủi ro trong quản lý cũng như trong
hoạt động kinh doanh.
Hệ thống KSNB phát hiện được những thiệt hại, sai sót và hành vi vi phạm
trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp đề ra được những
biện pháp để bảo vệ tàn sản hữu hiệu và sử dụng hợp lý hơn nguồn tài sản của
doanh nghiệp. Thông tin tài chính là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống
thông tin trong doanh nghiệp. Nếu hệ thống thông tin sai lệch so với thực tế sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản lý không nắm
bắt được hoạt động của công ty mình, dẫn đến đề ra những phương hướng hoạt
động sai lầm. Hệ thống KSNB trong doanh nghiệp duy trì và kiểm tra việc tuân thủ
các chính sách có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, ngăn chặn và phát
hiện kịp thời những gian lận và sai sót trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ thống KSNB sẽ phát hiện ra những thông tin không chính xác, những
thông tin không đáng tin cậy, trên cơ sở đó nhà quản lý doanh nghiệp sẽ xác định
được tình hình của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược phát triển công ty hợp lý

hơn.
Hệ thống KSNB cũng giúp cho nhà quản lý xem xét được hiệu quả hoạt
động và năng lực quản lý của doanh nghiệp, tìm ra được điểm yếu trong năng lực
quản lý làm cho doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Dựa trên những thông tin
có được nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan, đầy đủ về thực trạng
tồn tại của doanh nghiệp mình để đưa ra những biện pháp cải thiện.
Sự hiệu quả của hệ thống KSNB được đánh giá dựa trên 5 bộ phận của hệ
thống kiểm soát nội bộ. Việc xác định tổng quan hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu
quả hay không là kết quả của việc đánh giá liệu mỗi bộ phận của hệ thống kiểm soát
nội bộ có hiện hữu và các bộ phận có hoạt động đồng bộ hay không.
Khi hệ thống kiểm soát nội bộ được xác định là hiệu quả trên mỗi mục tiêu
(hoạt động, báo cáo, và tuân thủ), do ban quản lý và ban giám đốc có sự đảm bảo
hợp lý liên quan đến việc áp dụng trong cấu trúc công ty:


16

-

Đạt được sự hiểu biết đến một mức độ mà hoạt động của tổ chức được quản
lý hữu hiệu và hiệu quả.

-

Lập được các báo cáo đáng tin cậy.

-

Tuân thủ các quy định và luật lệ hiện hành


1.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo COSO 2013, hệ thống KSNB gồm có 5 yếu tố cấu thành, đồng thời đưa
thêm 17 nguyên tắc diễn giải cho những khái niệm cơ bản liên quan đến mỗi yếu tố
cấu thành đó. Tất cả 17 nguyên tắc áp dụng cho mỗi phạm trù mục tiêu và cho cả
những mục tiêu riêng rẽ bên trong mỗi một phạm trù bởi vì 17 nguyên tắc được trực
tiếp lấy ra từ những yếu tố cấu thành.
Hệ thống KSNB được cấu thành từ năm thành phần cơ bản sau và chúng có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau:
1.4.1 Môi trƣờng kiểm soát
Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến
ý thức của mọi người trong đơn vị, là nền tảng cho các bộ phận khác trong hệ thống
KSNB. Môi trường kiểm soát chịu ảnh hưởng trên phương diện văn hóa lịch sử của
doanh nghiệp và ngược lại nó ảnh hưởng đến ý thức của nhân viên trong doanh
nghiệp. Ngoài ra môi trường kiểm soát cũng ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh
của một doanh nghiệp, đến các mục tiêu được thiết lập, đến các bộ phận còn lại của
hệ thống KSNB.
Môi trường kiểm soát bao gồm sự trung thực và giá trị đạo đức, các cam kết
năng lực và chính sách nhân sự, hội đồng quản trị và ban kiểm soát của công ty, cơ
cấu tổ chức và phân chia quyền hạn trách nhiệm. Các nhân tố chính thuộc về môi
trường kiểm soát:
Tính chính trực và các giá trị đạo đức
Sự hữu hiệu của hệ thống quản trị rủi ro phụ thuộc vào tính trung thực và
việc tôn trọng các giá trị đạo đức của các nhà quản lý và các thành viên liên quan


17

trong đơn vị. Muốn vậy, nhà quản lý cần phải tạo nên những chuẩn mực về pháp lý
và đạo đức, quy định các hình thức xử phạt đối với các hành vi gian lận giúp hạn
chế các hành vi không đúng, góp phàn tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh trong

đơn vị
Chính sách nhân sự và đảm bảo về năng lực
Mỗi thành viên trong đơn vị đều phải có những kỹ năng và hiểu biết cần thiết
để thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn được giao. Do đó, ban lãnh đạo phải có
chính sách tuyển dụng hợp lý tuyển các nhân viên có trình độ và kinh nghiệm phù
hợp với nhiệm vụ được phân công.
Hội đồng quản trị và ban kiểm soát công ty
Hội đồng quản trị và ban kiểm soát là bộ phận quan trọng và ảnh hưởng quan
trọng đến việc lựa chọn chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh của đơn vị, lên
kế hoạch thực hiện và giám sát việc thực hiện các chiến lược, mục tiêu đó.
Hội đồng quản trị và ban kiểm soát hoạt động có hiệu quả, chính trực và đảm
bảo các giá trị đạo đức tỏng công việc sẽ ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát trong
đơn vị. Chính vì vậy, hội đồng quản trị và ủy ban kiểm soát cần có them các thành
viên bên ngoài để điều hành đảm bảo sự độc lập.
Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý
Triết lý quản lý là quan điểm, nhận thức và thái độ của nhà quản lý. Phong
cách điều hành được thể hình qua cá tính, tư cách và thái độ khi nhà quản lý điều
hành đơn vị. điều này tạo nên cách thức mà đơn vị tiếp cận với rủi ro trong tất cả
các hoạt động, từ phát triển chiến lược đến các hoạt động hàng ngày.
Cơ cấu tổ chức và phân định quyền hạn trách nhiệm
Cơ cấu tổ chức cung cấp khuôn khổ mà trong đó các hoạt động của doanh
nghiệp được lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát. Mỗi đơn vị có quy mô và hính thức
hoạt động riêng vì vậy không có khuôn mẫu cơ cấu tổ chức chung cho toàn bộ các
đơn vị


18

Phân định quyền hạn và trách nhiệm được xem là phần mở rộng của cơ cấu
tổ chức. Nó cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên và bộ phận

trong đơn vị, giúp cho mỗi thành viên hiểu rằng họ có nhiệm vụ cụ thể gì và từng
hoạt động của họ ảnh hưởng như thế nào đến các thành viên và bộ phận khác trong
việc hoàn thành mục tiêu.
Theo Coso 2013, môi trƣờng kiểm soát gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 01: Đơn vị phải chứng tỏ tính trung thực và giá trị đạo đức
Nguyên tắc 02: Hội đồng quản trị phải chứng tỏ sự độc lập với người quan lý và
thực hiên chức năng giám sat việc vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ
Nguyên tắc 03: Nhà quản lý dưới sự giám sát của hội đồng quản trị cần thiết lập cơ
cấu tổ chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được
mục tiêu của đơn vị
Nguyên tắc 04: Đơn vị chứng tỏ sự cam kết về việc thu hút, phát triển và giữ chân
người tài phù hợp với mục tiêu của đơn vị
Nguyên tắc 05: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách
nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
1.4.2 Đánh giá rủi ro
Mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro từ bên ngoài và bên trong
nội bộ. Rủi ro được định nghĩa là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và ảnh hưởng
xấu đến việc doanh nghiệp đạt được các mục tiêu. Đánh giá rủi ro liên quan đến một
quá trình không ngừng thay đổi, lặp đi lặp lại để xác định và Đánh giá rủi ro về việc
đạt được các mục tiêu. Rủi ro để đạt được các mục tiêu này từ khắp các thực thể
được coi là tương đối so với phương sai rủi ro được thiết lập. Vì vậy, Đánh giá rủi
ro là các hình thức cơ bản để xác định rủi ro này sẽ được quản lý như thế nào. Một
điều kiện tiên quyết để Đánh giá rủi ro là thiết lập các mục tiêu. Nhà quản lý quy
định cụ thể các mục tiêu trong các loại hoạt động, báo cáo và tuân thủ đầy đủ chính
xác để có thể xác định và Đánh giá rủi ro đối với những mục tiêu. Đánh giá rủi ro
cũng yêu cầu nhà quản lý xem xét các tác động của thay đổi có thể có trong môi


19


trường bên ngoài và bên trong mô hình kinh doanh riêng của mình mà có thể làm
cho KSNB hiệu quả
Để đánh giá rủi ro, trước hết nhà quản lý cần xác định mục tiêu, nhận dạng,
phân tích và đánh giá rủi ro
Xác định mục tiêu của đơn vị: Mục tiêu tuy không phải là một bộ phận của kiểm
soát nội bộ nhưng việc xác định nó là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro bởi vì
một sự kiện có thể trở thành rủi ro quan trọng tùy thuộc vào mức độ tác động của nó
đến mục tiêu của đơn vị. Việc xác định các mục tiêu có thể dược thực hiện qua việc
ban hành các văn bản hoặc đơn giãn hơn là qua nhận thức, qua phát biểu hàng ngày
của các nhà quản lý.
Nhận dạng rủi ro: Để nhận dạng rủi ro, nhà quản lý có thể sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau từ việc sử dụng các phương tiện dự báo, phân tích dữ liệu và rà soát
thường xuyên các hoạt động hoặc có thể thông qua các cuộc tiếp xúc thường xuyên
với khách hàng hoặc các cuộc họp giao ban nội bộ trong đơn vị.
Phân tích và đánh giá rủi ro: Sau khi đơn vị đã nhận dạng được rủi ro, cần tiến
hành phân tích rủi ro. Thông thường một quy trình phân tích và đánh giá rủi ro gồm
các bước sau: Đánh giá tầm quan trọng của rủi ro, đánh giá khả năng rủi ro có thể
xảy ra, xem xét phwuowng pháp quản trị rủi ro, đó là những hành động cần thiết để
giảm thiểu rủi ro. Các rủi ro có thể phát sinh từ bản chất hoạt động của đơn vị hoặc
từ sự yếu kém của chính hệ thống kiểm soát nội bộ.
Theo Coso 2013, Đánh giá rủi ro gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 06: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đánh giá các rủi ro liên
quan đến mục tiêu
Nguyên tắc 07: Đơn vị phải xác định rủi ro đơi với việc đạt được các mục tiêu trên
toàn đơn vị và phân tích rủi ro để làm cơ sở cho việc quản lý rủi ro
Nguyên tắc 08: Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro
trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị


20


Nguyên tắc 09: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi có thể ảnh hưởng
đáng kể đến hệ thống KSNB
1.4.3 Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và thủ tục kiểm soát để đảm bảo
cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Các hoạt động kiểm soát có thể diễn ra trong toàn bộ tổ chức ở mọi cấp độ và mọi
hoạt động trong doanh nghiệp bao gồm các hoạt động như sự phê duyệt, ủy quyền,
kiểm tra, đối chiếu, đánh giá hiệu quả, sự an toàn của tài sản và phân chia trách
nhiệm. Để nâng cao tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát, nhà quản lý cần phải
theo dõi kết quả thực hiện các hoạt động kiểm soát và có các biên pháp điều chỉnh
thích hợp.
Theo Coso 2013, Hoạt động kiểm soát gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn, thiết lập các hoạt động kiểm soát để giảm
thiểu rủi ro, đạt được mục tiêu của đơn vị ở mức độ có thể chấp nhận được
Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và cải thiện các hoạt động kiểm soát chung trong
môi trường công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu
Nguyên tắc 12: Đơn vị phải triển khai các hoạt động kiểm soát dựa trên các chính
sách đã được thiết lập và các thủ tục nhằm thực hiện các chính sách đó
1.4.4 Thông tin và truyền thông
Thông tin cần thiết cho doanh nghiệp để thực hiện trách nhiệm KSNB nhằm
hỗ trợ để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra. Nhà quản lý tạo ra và sử
dụng những thông tin có liên quan, thông tin có chất lượng từ cả hai nguồn nội bộ
và bên ngoài để hỗ trợ các hoạt động của các thành phần khác của KSNB.
Thông tin phải được truyền đạt, phổ biến trong toàn tổ chức, thông điệp từ
nhà quản lý phải được cung cấp kịp thời tới mọi nhân viên
Theo Coso 2013, Thông tin và truyền thông gồm các nguyên tắc sau:


21


Nguyên tắc 13: Đơn vị phải thu thập, tạo ra và sử dụng các thông tin thích hợp,
chất lượng nhằm hỗ trợ cho các bộ phận của hệ thống KSNB
Nguyên tắc 14: Việc thông tin truyền thông trong nội bộ đơn vị, bao gồm cả mục
tiêu và trách nhiệm kiểm soát nội bộ, là cần thiết để hỗ trợ cho các bộ phận của HT
KSNB
Nguyên tắc 15: Đơn vị phải truyền thông cho các bên liên quan về những vấn đề
ảnh hưởng hoạt động KSNB
1.4.5 Giám sát
Là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB trong việc thực hiện
liên tục, qua từng giai đoạn nhằm kiểm tra xem KSNB có vận hành theo đúng thiết
kế hay không, phát hiện kịp thời những khiếm khuyết để có biện pháp khắc phục
sớm, phù hợp với sự phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của công ty. Giám sát có
vai trò quan trọng trong KSNB vì nó giúp cho KSNB duy trì được sự hữu hiệu trong
các thời kỳ khách nhau. Trong đó, việc giám sát thường xuyên sẽ hiệu quả hơn so
với giám sát định kỳ.
Theo Coso 2013, Giám sát gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 16: đơn vị phải lựa chọn, cải thiện và thực hiện việc đánh giá liên tục
hoặc định kỳ nhằm bảo đảm rằng các bộ phận cấu thành của KSNB là hiện hữu và
vận hành đúng
Nguyên tắc 17: đơn vị phải đánh giá và thông báo những khiếm khuyết của kiểm
soát nội bộ kịp thời cho các bên chịu trách nhiệm để có những hoạt động khắc phục,
bao gồm cả những nhà quản lý cấp cao và hội đồng quản trị (COSO2013, Internal
Control – Intergrated Framewwork, trang 4-7)
Tóm lại kiểm soát nội bộ không phải là một chuỗi quá trình nối tiếp, mà mỗi
thành phần chỉ ảnh hưởng đến thành phần tiếp theo. Đó la một quá tình lặp đi lặp
lại, mà mỗi thành phần có thể tác động qua lại lẫn nhau. Các thành phần này có thể
áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức quy mô: lớn, vừa và nhỏ, lợi nhuận, phi lợi



22

nhuận và các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, mỗi tỏ chức có thể lựa chọn để thực
hiện kiểm soát nội bộ khác nhau.
1.6 Đặc điểm của dịch vụ Cảng cạn ICD (Inland Container Depot) chi phối đến
hệ thống kiểm soát nội bộ
Chức năng quan trọng nhất của cảng biển là thông quan nhanh chóng hàng hóa
chứ không phải chỉ là lưu giữ hàng hóa. Chính vì thế một khi lượng hàng hóa lưu
thông qua cảng biển tăng nhanh sẽ gia tăng áp lực tác nghiệp hàng hóa cho cảng
biển. Lúc này đây, phát triển Cảng ICD (Inland Container Depot) là một xu thế tất
yếu bởi tính ưu việt của nó trong việc giúp cho cảng biển giải phóng hàng nhanh,
tăng khả năng thông quan. Cảng ICD là một mắt xích quan trọng trong vận tải đa
phương thức, là điểm tập kết hàng container xuất để chuyển ra cảng (được lưu giữ
tại các bãi tập kết container chờ xếp lên tàu) và ngược lại nhận hàng container nhập
từ cảng về để rút hàng lẻ giao cho các chủ hàng.
Các ICD đóng vai trò rất to lớn trong việc giải phóng hàng nhanh, giảm áp lực
đóng rút container hàng hóa tại cảng biển, dành không gian tối đa trong cảng cho
việc tác nghiệp với tàu.Với tốc độ giao thương hàng hóa rất lớn như hiện nay nếu
tất cả các container đều tập trung đóng, rút hàng và làm thủ tục hải quan tại cảng
biển thì có lẻ các cảng biển hiện tại sẽ liên tục bị ách tắc. Có thể nói các ICD thực
chất là sự rộng mở của các cảng biển. Các hoạt động tại các ICD như xếp dỡ, phân
phối, lưu kho, bãi, thủ tục hải quan… cũng tương tự các hoạt động tại các cảng
biển. Cảng ICD có rất nhiều ưu việt là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, làm thế
nào, quy hoạch ra sao để các cảng ICD phát huy một cách tốt nhất tiềm năng vốn có
của mình. Phát triển thành công mô hình Cảng ICD phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
vì đây là loại hinh có tính chất dịch vụ hết sức phức tạp vì sản phẩm làm ra là sản
phẩm phi vật chất, là trung gian trong sản xuất hàng hoá. Ngành nghề có tính cạnh
tranh và rủi ro rất cao và có nhiều phụ thuộc:
Phụ thuộc chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước về phát triển ngoại thương,
xuất nhập khẩu và điều kiện phát triển Kinh tế - Xã hội trong khu vực và trên thế

giới.


23

Phụ thuộc vào chính sách pháp luật và sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà
nước trong quản lý hang hóa xuất nhập khẩu thong qua Cảng.
Phụ thuộc vào lộ trình quy hoạch phát triển hệ thống Cảng ICD của Nhà nước
vì xây dựng hệ thống Cảng ICD cần có quỹ đất lớn cho việc xây dựng kho bãi và có
vị trí thuận tiện cùng với việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường hàng không. Hệ thống cơ sở hạ tầng phải theo kịp với tốc độ tăng trưởng
hàng hóa.
Phụ thuộc điều kiện và các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thuỷ triều…
và cũng là hoạt động lao động nặng nhọc ở ngoài trời.
Phụ thuộc vào trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của Cán bộ
công nhân viên trong việc chăm sóc và đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng,
quy mô của Cảng, hệ thống sơ sở vật chất như hệ thống kho bãi đa năng, phương
tiện vận tải hiện đại, khả năng cung ứng nhu cầu cho thuê kho bãi, bảo quản tốt
hàng hóa, cung ứng đa dạng các dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics như kiểm hóa,
khai thuê hải quan, kiểm soát chất lượng hàng hóa và giao nhận tận cửa cho khách
hàng. Đối với khách hàng, thời gian giao nhận hàng tại cảng đối với họ hết sức quan
trọng bởi vì mức cung cầu hàng hóa trên thị trường có ảnh hưởng nhiều tới giá cả
tiêu thụ hàng hóa đó. Với những khách hàng này, họ yêu cầu xếp dỡ hàng nhanh
chóng, đòi hỏi thiết bị của cảng phải hiện đại, thủ tục hành chính nhanh chóng tiện
lợi. Còn đối với những nhà xuất nhập khẩu ủy thác, hàng hóa của họ nhận ủy thác
của các tổ chức hay cá nhân. Tuy cũng mang tính thời vụ nhưng những khách hàng
này ngoài việc quan tâm đến thời gian giao nhận họ còn chú trọng đến chi phí bởi vì
lợi nhuận của họ. Vì vậy họ thường chọn những cảng có chi phí thấp hơn mặc dù
thời gian có thể lâu hơi một chút. Đối với nhà sản xuất và dịch vụ thì thời gian giao

nhận đối với họ không phải là đặc biệt quan trọng. Nhưng điều họ quan tâm nhất là
độ an toàn của hàng hóa khi về tới kho. Vì vậy họ rất chú trọng tới điều kiện kỹ
thuật, công nghệ, chất lượng xếp dỡ và chất lượng bảo quản hàng của cảng, tránh tối
đa sự hư hỏng của hàng hóa. Với các hãng tàu, nhà đại lý vận tải, đây là những
khách hàng rất quan trọng của cảng. Việc phục vụ tốt nhằm gây ấn tượng tốt với các


24

đại lý vận tải của cảng, tạo điều kiện cho các nhà đại lý phát triển tốt cũng chính là
tạo điều kiện cảng mở rộng hoạt động. Điều này cho thấy mối quan hệ của cảng với
các nhà đại lý vận tải là mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau.
Tất cả các yếu tố trên nói lên tính chất dịch vụ phức tạp của ngành nghề. Một
sản phẩm dịch vụ trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn, tính cạnh tranh với các
Cảng khác trong khu vực rất cao và quan trọng nhất là tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Một
số đặc điểm Cảng ICD chi phối đến các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ
như:
-

Môi trƣờng kiểm soát: Đặc thù xây dựng cảng ICD là phải có một quỹ đất
lớn cùng với cơ sở vật chất hiện đại, nên hiện nay đa số các doanh nghiệp
khai thác cảng ICD lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước,
chính vì vậy, môi trường làm việc chưa thật sự chuyên nghiệp bởi những
chính sách sai trong công tác tuyển dụng, yếu kém trong công tác quản lý, bộ
máy hoạt động cồng kềnh, nhân viên chưa thật sự chủ động và nhiệt huyết
trong công việc...

-

Đánh giá rủi ro: Việc nhận dạng đánh giá rủi ro còn mang tính chủ quan, do

đó chưa thể đánh giá chính xác hết sự tác động của chúng đến việc thực hiện
mục tiêu của ngành.

-

Hoạt động kiểm soát: Mặc dù một số cảng ICD lớn đã đầu tư rất nhiều
trong việc xây dưng các quy trình kiểm soát các hoạt động tại Cảng, tuy
nhiên do tính chất dịch vụ phức tạp của ngành nghề cùng với hệ thống pháp
lý chưa thật sự ổn định tại Việt nam, chưa thể hoàn thiện hết các quy trình
kiểm soát trong ngành.

-

Thông tin và truyền thông: Một trong những yếu tố thành công trong
ngành dịch vụ khai thác Cảng ICD là phải luôn thấu hiểu và nắm bắt được
mọi thông tin về nhu cầu và sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch
vụ của ngành. Muốn đạt được điều đó doanh nghiệp phải không ngừng nâng
cao chất lượng quản lý, tuyên truyền, tháo gỡ các vướng mắc để nhân viên
đồng lòng vì mục tiêu đề ra.


25

-

Giám sát: Không ngừng kiểm tra giám sát đánh giá chất lượng của hệ thống
kiểm soát nội bộ là cơ sở để Ngành khai thác cảng ICD có sự phát triển vượt
bậc theo hướng hiện đại của cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin, sự
chuyên nghiệp trong các đáp ứng moi nhu cầu của khách hàng để ngày càng
thu hút các hãng tàu, các doanh nghiệp trên thế giới mở rộng các hoạt động

xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
Chính vì vậy để làm tốt hơn dịch vụ hậu cảng, nên chăng cần coi việc xây

dựng ICD như là một chuỗi phát triển cảng lâu dài, cần phải có sự quan tâm của
lãnh đạo trọng việc đầu tư, hạn chế rủi ro, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp
với đội ngũ Công nhân viên chuyên nghiệp và cống hiến để có thể đạt được các mục
tiêu đề ra.


×