Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Xây dựng phòng thực hành kế toán doanh nghiệp thương mại tại trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 99 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Đối với học sinh – sinh viên, phòng thực hành kế toán là nơi dành cho học sinh
– sinh viên rèn luyện kỹ năng làm nghề Kế toán. Ngoài ra, phòng thực hành kế toán
còn giúp cho học sinh – sinh viên có cái nhìn khái quát về công việc mà họ sẽ làm
tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Đối với giáo viên, phòng thực hành kế toán là phương tiện để giảng dạy cần
thiết và hiệu quả. Tại đây ngoài việc hướng dẫn cho học sinh – sinh viên rèn luyện
kỹ năng làm kế toán, giáo viên còn giúp cho học sinh – sinh viên rèn luyện các kỹ
năng như: ứng xử nơi công sở, sử dụng trang thiết bị văn phòng, sắp xếp và lưu trữ
chứng từ, tài liệu một cách khoa học …
Hiện tại, trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch là Trường
chuyên đào tạo các ngành nghề kỹ thuật và các ngành nghề kinh tế nhằm cung cấp
nguồn nhân lực cho khu công nghiệp Long Thành, khu công nghiệp Nhơn trạch,
khu công nghiệp Bình Sơn và các khu công nghiệp lân cận khác. Do đặc thù là
Trường dạy nghề nên chương trình đào tạo được xây dựng nghiên về giảng dạy thực
hành cho học sinh – sinh viên, giúp học sinh – sinh viên sau khi hoàn tất chương
trình có thể tiếp cận được ngay với từng lĩnh vực công việc của doanh nghiệp.
Với ngành kỹ thuật như: Điện, cơ khí, công nghệ thông tin, quản trị nhà hàng
khách sạn, may thiết kế thời trang ... đã được trang bị đầy đủ các xưởng thực hành
và máy móc thiết bị tương ứng với ngành nghề đào tạo nhưng riêng với ngành kinh
tế như: nghề kế toán thì hiện tại vẫn chưa có phòng thực hành riêng để phục vụ
giảng dạy.
Khoa Kinh tế - Kế toán là một đơn vị của Trường Cao đẳng nghề khu vực Long
Thành – Nhơn Trạch được Ban Giám hiệu phân công nhiệm vụ đào tạo hai ngành
nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, Kế toán doanh nghiệp. Mục tiêu nhà
trường nói chung, khoa Kinh tế - Kế toán nói riêng là: Học sinh – sinh viên sau khi
tốt nghiệp có khả năng thực hiện công việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản
xuất, doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Nhưng thực tế qua khảo sát, cập nhật thông


tin từ phía doanh nghiệp, học sinh – sinh viên hiện đang làm việc tại các đơn vị,
thông qua phiếu khảo sát chất lượng đào tạo. Khoa đã nhận được nhiều ý kiến đóng
gớp quý báo về phương pháp giảng dạy cổ điển theo hướng thuyết trình, người học


2

chỉ lắng nghe và làm theo chưa tạo được tính, động tích cực cho người học. Chương
trình đào tạo hàn lâm chưa sát với công việc thực tế và cơ sở vật chất phục vụ giảng
dạy chưa được đầu tư đầy đủ, phù hợp với chuyên ngành kế toán. Quan trọng nhất
là ý kiến từ phía doanh nghiệp về kỹ năng thực hành kế toán và các kỹ năng xử lý
công việc còn hạn chế.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế ngày càng cao tại các doanh nghiệp, Khoa
Kinh tế - Kế toán tự nhận thấy cần phải hoàn thiện chương trình đào tạo, thay đổi
phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường tính chủ động, tích cực học sinh – sinh
viên, điều chỉnh nâng cấp trang thiết bị phục vụ giảng dạy với mục tiêu đào tạo sinh
viên có đủ năng lực thực hiện công việc và có kỹ năng giao tiếp, phối hợp, xử lý
công việc theo nhu cầu của doanh nghiệp hiện nay.
Để gớp phần giúp khoa Kinh tế - Kế toán trong việc hoàn thiện và đổi mới công
tác đào tạo, từng bước phát triển gắn kết nhiều hơn với doanh nghiệp, người nghiên
cứu nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Xây dựng phòng thực hành kế toán doanh
nghiệp thƣơng mại tại trƣờng Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn
Trạch” là hết sức cần thiết cho chuyên ngành kế toán trong các trường đào tạo
nghề.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Xây dựng phòng thực hành kế toán doanh nghiệp thương mại nhằm hệ thống
hoá về cơ sở lý thuyết phòng thực hành kế toán, thực trạng công tác kế toán tại
trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch.
Phòng thực hành kế toán giúp cho giáo viên giới thiệu đến học sinh – sinh viên
một cách tổng quát về hoạt động của doanh nghiệp thương mại như: Cách thức tổ

chức bộ máy kế toán, các bước thực hiện công việc của từng kế toán viên.
Phòng thực hành kế toán giúp cho học sinh – sinh viên chuyên ngành kế toán
được tiếp cận và thực hiện những công việc kế toán thực tế tại các doanh nghiệp
thương mại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng: Mô hình phòng thực hành kế toán doanh nghiệp thương mại
- Phạm vi nghiên cứu:
Trong đề tài này người nghiên cứu tập trung cho phần thực hành kế toán trong
doanh nghiệp thương mại.


3

Xây dựng phòng thực hành kế toán doanh nghiệp thương mại tại trường cao
đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu. Cụ thể
thực hiện:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu (phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa) các văn bản,
tài liệu thể hiện quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy
định chuẩn mực kế toán, biểu mẫu sổ sách, mô hình kế toán, phần mềm kế toán, tin
học.
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Để khảo sát về sự cần thiết và tính hiệu quả của việc xây dựng phòng thực
hành kế toán doanh nghiệp thương mại nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo nghề.
Phương pháp chuyên gia
Tiến hành trò chuyện, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có uy tín và có
kinh nghiệm nhằm thu thập thêm thông tin cho việc nghiên cứu; Trao đổi, tham

khảo ý kiến, về tính khả thi và hợp lý của việc xây dựng phòng thực hành kế toán
doanh nghiệp thương mại để giảng dạy tại trường Cao đẳng nghề.
Phương pháp thống kê
Xử lý và phân tích các số liệu, kết quả khảo sát.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài nghiên cứu:
- Hiện nay trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch có nhu
cầu Xây dựng phòng thực hành kế toán doanh nghiệp thương mại.
- Nếu xây dựng phòng thực hành kế toán doanh nghiệp thương mại đưa vào
giảng dạy tại trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch sẽ nâng cao
chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực thực tiễn cho doanh nghiệp.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần danh mục chữ viết tắt, danh mục các sơ đồ bẳng biểu, tài liệu
tham khảo, phụ lục luận văn bao gồm ba phần:
Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận được trình bày trên 103 trang với
02 sơ đồ, 20 bảng, 25 biểu đồ, 21 lưu đồ và 14 hình.


4

Phần mở đầu
Phần nội dung: gồm 3 chương


Chương 1: Tổng quan về phòng thực hành kế toán trong doanh nghiệp
thương mại tại các trường Đại học, Cao đẳng



Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo ngành kế toán tại trường Cao
đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch




Chương 3: Xây dựng phòng thực hành kế toán doanh nghiệp thương mại
tại trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch

Kết luận
Tài liệu tham khảo và phụ lục:


5

Chƣơng 1:
TỔNG QUAN VỀ PHÒNG THỰC HÀNH KẾ TOÁN TRONG
DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI TẠI CÁC TRƢỜNG
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
1.1.

Tổng quan về kế toán trong doanh nghiệp thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp thƣơng mại:
Theo Luật Doanh nghiệp (2005) “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên

riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Và,
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. (Khoản 1 và 2, Điều 4)
Dự thảo Luật doanh nghiệp lần 3 chỉ điều chỉnh một chút “Doanh nghiệp là
tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký

thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh”.(Khoản 1, Điều 4).
Trong Luật Thương mại (2005), “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Như vậy, Doanh nghiệp thương mại hay Công ty thương mại có thể hiểu là
một tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật để thực hiện hoạt động
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác.
Trong luận văn, tác giả xin nghiên cứu khái niệm thương mại với hoạt động
mua - bán hàng hóa, tức là nghiên cứu ở các doanh nghiệp phân phối, mà cụ thể
là hoạt động bán buôn và bán lẻ, bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên,
cùng hoạt động bán buôn và bán lẻ nhưng ở các quy mô kinh doanh khác nhau các
doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm khác nhau, do đó tác giả lựa chọn nghiên cứu ở
các doanh nghiệp thương mại.


6

1.1.2. Đặc điểm công tác kế toán công ty thƣơng mại:
Kế toán trong doanh nghiệp thương mại và Kế toán trong doanh nghiệp sản
xuất có những đặc điểm giống và khác nhau như:
- Giống nhau về cách thực hiện chứng từ kế toán, sổ kế toán và Báo cáo tài
chính theo các hình thức kế toán.
- Điểm khác nhau là: Kế toán trong doanh nghiệp thương mại do không sản
xuất sản phẩm nên không sử dụng tài khoản phản ánh chi phí: Nguyên vật liệu trực
tiếp (621); Chi phí nhân công trực tiếp (622) và chi phí sản xuất chung (627). Tất cả
chứng từ, sổ kế toán và Báo cáo tài chính không thể hiện 03 loại tài khoản này.
- Đặc điểm của các doanh thương mại:
Thương mại là khâu trung gian nối liền sản xuất với tiêu dùng. Hoạt động

thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương
nhân với các bên có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
thượng mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc
thực hiện chính sách kinh tế xã hội.
- Đặc điểm quy trình mua, bán hàng hoá:
+ Đặc điểm quy trình mua hàng hóa:
Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là tổ chức lưu thông hàng
hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua mua và bán. Mua
hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, là quan hệ trao đổi
giữa người mua và người bán về giá trị hàng hoá thông qua quan hệ thanh toán tiền
hàng, là quá trình vốn được chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá doanh nghiệp nắm quyền sở hữu về hàng hoá, mất quyền sở hữu vê tiền hoặc có
trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp.
Hàng mua trong doanh nghiệp thương mại là những hàng hoá mà doanh
nghiệp mua vào với mục đích tồn trữ để bán ra nhằm mục đích thu lợi nhuận.
+ Đặc điểm quy trình bán hàng hóa:
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của DN thương mại. Thực hiện nghiệp vụ này, vốn của doanh nghiệp thương mại
được chuyển từ hình thái hiện vật là hàng hoá sang hình thái tiền tệ.


7

Đối tượng phục vụ của doanh nghiệp thương mại là người tiêu dùng cá nhân,
các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác và cơ quan tổ chức xã hội.
- Đặc điểm công tác kế toán công ty thương mại:
Hoạt động kinh tế chủ yếu của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại là
lưu chuyển hàng hóa, do đó công tác kế toán ở các doanh nghiệp thương mại bao
gồm các thành phần cơ bản:
+ Hạch toán quy trình mua hàng: Trong phần hành này kế toán của các doanh

nghiệp thương mại phải phản ánh được quá trình hình thành vốn hàng hóa.
+ Hạch toán quá trình dự trữ hàng hóa: Trong phần hành này kế toán của các doanh
nghiệp thương mại phải theo dõi dược tình hình tồn kho của từng loại hàng hóa.
+ Hạch toán quá trình bán hàng: Trong phần hành này kế toán của các doanh nghiệp
thương mại phản ánh được quá trình tiêu thụ hàng hóa, xác định kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp thương mại.
+ Đặc điểm về tính giá hàng hóa trong kinh doanh thương mại
Biện pháp thích hợp trong việc quản lý quá trình thu mua tiêu thụ hàng hóa
đem lại lợi nhuận cao nhất thì khi hạch toán hàng hóa cần phải tính chính xác giá trị
hàng hóa luân chuyển
Nguyên tắc cơ bản của kế toán lưu chuyển hàng hóa là hạch toán theo giá
thực tế, tức là giá trị của hàng hóa phản ánh trên các sổ kế toán tổng hợp, trên bản
cân đối tài sản và báo cáo tài chính khác phải là giá được tính dựa vào các căn cứ có
tính khách quan
Tính giá thực tế của hàng hóa nhập kho: Giá thực tế hàng hóa nhập kho được
xác định theo từng nguồn nhập:
+ Đối với hàng hóa mua ngoài nhập kho thì giá thực tế của hàng nhập bao gồm: Giá
hóa đơn: giá mua ghi trên hóa đơn (chưa có thuế giá trị gia tăng). Thuế giá trị gia
tăng đối với các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
Thuế nhập khẩu (nếu có). Các khoản giảm giá được người bán hàng hóa chấp nhận,
ghi giảm giá thực tế của hàng nhập kho. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình
mua hàng ở doanh nghiệp thương mại như chi phí vận chuyển, bốc dở, tiền hoa
hồng cho đại lý mua.. thì không tính vào giá thực tế hàng hóa nhập kho mà được tập
hợp riêng và phân bố thẳng vào giá vốn hàng hóa


8

+ Đối với hàng gia công xong nhập kho thì giá thực tế nhập kho là trị giá thực tế
xuất kho và chi phí phát sinh trong quá trình gia công như chi phí vận chuyển bốc

dở, tiền thuê gia công, chi phí nhân viên.
+ Đối với hàng hóa gửi bán, hoặc đã bị khách hàng trả lại nhập kho thì giá thực tế
nhập kho là giá trị thực tế đã xác định tại thời điểm bán hoặc gửi bán
Tính giá hàng hóa xuất kho: Nguyên tắc khi hạch toán giữ thực tế của hàng
hóa xuất kho phải tính trên cơ sở giá thực tế hàng hóa nhập kho. Tuy nhiên, căn cứ
vào đặc điểm hàng hóa luân chuyển của từng doanh nghiệp mà lựa chọn, phương
pháp tính giá thích hợp, các phương pháp thường sử dụng:
+ Nhập trước – xuất trước (FIFO)
+ Nhập sau – xuất trước (LIFO)
+ Bình quân cả kỳ dự trữ: Bình quân liên hoàn, hệ số giá ...
1.1.3. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp thƣơng mại:
Kế toán trong doanh nghiệp thương mại gồm các nội dung cơ bản sau:
- Kế toán tiền tệ (kế toán vốn bằng tiền)
- Kế toán hàng tồn kho
- Kế toán tài sản cố định
- Kế toán lao động tiền lương
- Kế toán mua hàng và nợ phải trả
- Kế toán bán hàng và nợ phải thu
- Kế toán thuế
- Lập báo cáo tài chính
1.2. Tổng quan về phòng thực hành kế toán trong doanh nghiệp thƣơng mại
tại trƣờng Đại học, Cao đẳng
1.2.1. Khái niệm về phòng thực hành kế toán:
Phòng thực hành kế toán là việc mô phỏng các nghiệp vụ, công việc trình tự
thực hiện công việc của phòng kế toán tại một doanh nghiệp và từ đó sinh viên có
thể thực hành các phần hành, công việc kế toán trên phòng thực hành kế toán này.
Công việc thực hành này giống như việc họ làm kế toán thực tại phòng kế toán của
doanh nghiệp.
Mỗi phần hành kế toán trong phòng thực hành kế toán sẽ tóm tắt những mục
tiêu cần nắm rõ, giúp sinh viên tập trung để hiểu bài toán kinh kế đặt ra.



9

Sau khi sinh viên thực hành trên phòng thực hành kế toán, sinh viên sẽ hình
dung được toàn bộ công việc kế toán tại một doanh nghiệp. Từ hệ thống chứng từ
kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp,
các quy định về thủ tục hành chính, chế độ báo cáo, thời điểm và nơi nộp báo cáo.
1.2.2. Nghiên cứu một số mô hình xây dựng phòng thực hành kế toán
giảng dạy tại các trƣờng Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam.
Tác giả đã nghiên cứu một số mô hình xây dựng phòng thực hành kế toán
giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học như trường Đại học Lạc Hồng, Đại học
Bình Dương ... cụ thể như sau:
Trường Đại học Lạc Hồng có kế hoạch xây dựng Phòng thực hành kế toán
vào tháng 8 năm 2011 và đưa vào thực hiện vào tháng 10 năm 2011. Sinh viên
chuyên ngành kế toán khóa 2008 của Trường là khóa đầu tiên tiếp cận với phương
thức đào tạo mới.
 Mục tiêu của Phòng thực hành kế toán .
- Gíúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quát về hoạt động của Phòng kế toán trước khi
đi thực tập tốt nghiệp.
- Giúp cho sinh viên tiếp cận với công tác kế toán thực tế trong quá trình đào tạo tại
Trường .
- Giúp cho sinh viên kỹ năng thực hành, có kinh nghiệm thực tế từ đó tự tin hơn
trong quá trình tuyển dụng để xin việc làm.
 Nội dung thực hành .
- Sinh viên thực hành toàn bộ công việc kế toán , từng phần hành kế toán cụ thể tại
doanh nghiệp sản xuất , doanh nghiệp thương mại , đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Sinh viên thực hành ghi chép chứng từ , sổ sách và báo cáo kế toán bằng thủ công
và bằng máy tính .
 Tổ chức thực hiện.

- Phòng thực hành kế toán tại Trường Đại học Lạc Hồng do Phòng thực hành và
chuyển giao công nghệ và Khoa Kế toán – Kiểm toán phối hợp thực hiện.
- Phòng thực hành và chuyển giao công nghệ chuẩn bị và chụi trách nhiệm cơ sở vật
chất và nhân viên quản lý phòng thực hành . Cụ thể là thiết kế phòng thực hành kế
toán như là phòng kế toán doanh nghiệp trong thực tế với đầy đủ trang thiết bị phục
vụ cho công tác kế toán , theo dõi và quản lý tình hình dạy thực hành tại phòng.


10

- Khoa Kế toán – Kiểm toán chuẩn bị và chịu trách nhiệm về nội dung thực hành ,
tài liệu dạy thực hành , giáo viên dạy thực hành. Cụ thể là :
+ Khoa Kế toán – Kiểm toán điều chỉnh chương trình đào tạo , bổ sung vào
chương trình đào tạo môn học Thực hành chứng từ , sở sách và khai báo thuế.
+ Xây dựng đề cương và viết tài liệu môn học Thực hành chứng từ , sở sách
và khai báo thuế.
+ Xây dựng bộ số liệu và 3 bộ chứng từ của các doanh nghiệp sản xuất và
doanh nghiệp thương mại và đơn vị hành chính sự nghiệp.
+ Xây dựng các qui trình kế toán , bộ chứng từ , sổ sách , báo cáo kế toán để
trưng bày và phục vụ giảng dạy tại Phòng thực hành kế toán.
+ Sắp xếp thời khóa biểu học thực hành và thực hiện việc phân nhóm sinh
viên học thực hành tại Phòng thực hành kế toán (mỗi nhóm 15 người).
 Cách thức giảng dạy thực hành.
Dựa trên tài liệu , cở sở vật chất chuẩn bị , cách thức giảng dạy thực hành được
thực hiện như sau:.
- Trước hết giáo viên hệ thống hóa lý thuyết về chứng từ , sổ sách và báo cáo kế
toán.
- Trên cơ sở bộ số liệu của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh , giáo viên hướng dẫn
cho sinh viên ghi chứng từ , vào sổ sách và lập báo cáo kế toán bằng thủ công.
- Sau đó giáo viên hướng dẫn cho sinh viên sử dụng phần mềm kế toán ghi chứng từ

, vào sổ sách và lập báo cáo kế toán bằng máy tính.
- Cuối cùng giáo viên hướng giới thiệu cho sinh viên tổ chức bộ máy kế toán, các
phần hành kế toán trong doanh nghiệp.
Trường Đại học Bình Dương đã xây dựng và sử dụng phòng Kế toán mô
phỏng. TS. Cao Việt Hiếu – Trưởng phòng Đào tạo của trường Đại học Bình Dương
đã trao đổi về mô hình phòng kế toán mô phỏng đang được sử dụng cho sinh viên
ngành Kế toán của trường cụ thể như sau:
 Nguyên nhân ra đời của phòng thực hành kế toán mô phỏng
- Do việc huấn luyện và đào tạo Kế toán phải dược tiến hành theo một trình tự, mà
trình tự này phải sắp xếp một cách phù hợp với diễn biến khách quan cũng như chủ
quan của nghề. Tuy vậy nhưng hiện nay sinh viên ngành kế toán khi ra trường


11

thường khó có cái nhình cụ thể về công việc vì khi học chỉ học nhiều về lý thuyết và
đi thực tập cuối khoá rất ít được donh nghiệp tin tưởng giao việc để làm. Điều này
ảnh hưởng rất lớn đến sinh viên mới ra trường, họ chưa có đủ kỹ năng làm việc. Sau
khi nghiên cứu những hạn chế trên, nhà trường Xây dựng phòng thực hành kế toán
mô phỏng nhằm nối liền những kiến thức trong sách vở với hoạt động thực tế của
doanh nghiệp, giúp cho sinh viên thực tập làm quen và hiểu rõ những công việc của
phòng kế toán, có thể làm việc ngay sau khi ra trường.
- Phòng Kế toán mô phỏng cùa trường Đại học Bình Dương hạch toán cho những
loại hình doanh nghiệp: Công ty xây dựng; Dịch vụ; Doanh nghiệp sản xuất; Công
ty xuất nhập khẩu … Nhà trường được doanh nghiệp hổ trợ như: Cung cấp chứng từ
của kỳ kế toán thực tế; Xây dựng quy trình thực hiện nghiệp vụ kế toán.
 Lợi ích mà sinh viên có được từ khi học tại phòng thực hành kế toán mô
phỏng
- Phòng kế toán mô phỏng là môi trường thực tế cho sinh viên học tập và nghiên
cứu. Học tại phòng thực hành giúp cho người học thấy như mình là một nhân viên

thực thụ, tạo được tâm lý tốt cuốn hút vào công việc kế toán. Phòng thực hành kế
toán mô phỏng giúp cho sinh viên được làm việc trực tiếp với chứng từ sống và các
phương tiện trợ giúp như nghe nhìn như: máy Fax, máy photo, Scan, Internet, kỹ
thuật nghe gọi điện thoại, gửi mail, những kỹ năng mềm trong phòng thực hành kế
toán… từ đó sinh viên tự tin hoà nhập ngay vào công việc kế toán của doanh nghiệp
tuyển dụng khi mới ra trường; Rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng mềm hữu
ích: Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng lập kế hoạch,
kỹ năng vận dụng chính sách thuế …
- Phòng thực hành kế toán mô phỏng được trang bị phần mềm kế toán hổ trợ cho
việc thực hiện kỹ năng thực hành trên máy vi tính. Nhà trường được sự tài trợ của
công ty cổ phần Fast cung cấp phần mềm kế toán để sử dụng giảng dạy. Thông qua
phần mềm này người học có thể thấy như thật hình ảnh hoạt động của các phân hệ
kế toán trong một doanh nghiệp.
 Lợi ích của nhà trường từ khi xây dựng phòng thực hành kế toán mô phỏng
Nhà trường đã đưa vào vận hành phòng thực hành kế toán mô phỏng từ năm
2011, các doanh nghiệp sau khi đến khảo sát đánh giá và đặt hàng tuyển dụng. Điều
này đã khẳng định được hướng đi đúng đắn trong việc xây dựng phỏng thực hành


12

kế toán mô phỏng của trường Đại học Bình Dương. Hơn thế nữa, hiện nay một số
trường Đại học đã đến thương thảo và mua lại quyền sử dụng của mô hình này như:
Trường Đại học Sài Gòn, Đại học Trà Vinh.
Qua nghiên cứu mô hình phòng thực hành kế toán của trường Đại học Lạc
Hồng, trường Đại học Bình Dương và một số trường Đại học khác cho thấy:
Ƣu điểm:
- Học sinh - sinh viên tích cực hơn trong học tập. Học tại phòng thực hành kế
toán học sinh – sinh viên tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng tốt hơn.
- Phòng thực hành kế toán gồm có các trang thiết bị, dụng cụ học tập như một

phòng kế toán tại doanh nghiệp, giúp học sinh – sinh viên có cái nhìn tổng quát về
phòng kế toán trước khi thực tập.
- Các trường Cao đẳng, Đại học có trang bị cơ sở vật chất, tài liệu đầy đủ để
phục vụ giảng dạy ngành kế toán thì chất lượng được cải thiện hơn. Học sinh - sinh
viên của họ khi tốt nghiệp ra trường tự tin hơn trong công việc.
- Doanh nghiệp đánh giá cao về việc xây dựng phòng thực hành kế toán giảng
dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học. Nguồn lao động mà họ tuyển dụng có thể làm
việc được ngay mà không cần phải hướng dẫn hay đào tạo lại.
Hạn chế:
Tất cả các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay điều mong muốn có đủ cơ sở vật
chất và trang thiết bị, mô hình giảng dạy nhằm thu hút học sinh – sinh viên và nâng
cao chất lượng đầu ra đáp ứng yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp, nhưng gặp
phải những hạn chế sau:
- Kinh phí đầu tư bổ sung phòng học, máy móc thiết bị cao.
- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được việc nâng cấp mở rộng.
Vì vậy có một số trường vẫn chưa thực hiện được việc xây dựng phòng thực
hành kế toán giảng dạy.
1.2.3. Mục đích và lợi ích của phòng thực hành kế toán
1.2.3.1. Mục đích của phòng thực hành kế toán doanh nghiệp thương
mại tại trường Đại học, cao đẳng:
Phòng thực hành kế toán với mục đích gắn giữa học với hành, gắn lý thuyết
với thực tiễn, cụ thể là việc vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết công
việc kế toán tại doanh nghiệp.


13

Phòng thực hành kế toán doanh nghiệp thương mại nhằm phục vụ cho việc
giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh – sinh viên tại trường Đại học, Cao
đẳng.

Phòng thực hành kế toán giúp cho giáo viên giới thiệu đến học sinh – sinh
viên một cách tổng quát về hoạt động kế toán của doanh nghiệp thương mại như:
Cách thức tổ chức bộ máy kế toán, các bước thực hiện công việc của từng kế toán
viên.
Phòng thực hành kế toán giúp cho học sinh – sinh viên chuyên ngành kế toán
được tiếp cận và thực hiện những công việc kế toán thực tế tại các doanh nghiệp
thương mại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề kế toán hiện nay.
1.2.3.2. Lợi ích của phòng thực hành kế toán trong doanh nghiệp
thương mại tại trường Đại học, Cao đẳng:
 Lợi ích đối với sinh viên
Sinh viên khi tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức về lý thuyết, thực
hành, thực tế công việc, yêu cầu của doanh nghiệp; Những quy định của pháp luật
về tài chính kế toán, thuế, công cụ phần mềm kế toán. Đảm bảo chất lượng đào tạo,
có được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Sự vững vàng về kiến thức là nền tảng
vững chắc cho sự nghiệp lâu dài.
-

Giúp sinh viên phát triển kỹ năng làm việc, chẳng hạn như làm việc theo

nhóm và giải quyết vấn đề, và tăng sự hiểu biết về những kỹ năng có được tại nơi
làm việc
-

Giúp sinh viên dể dàng hơn khi xin việc làm tại các doanh nghiệp; Tạo cơ

hội cho sinh viên tham gia vào các hoạt động liên quan đến công việc.
-

Cung cấp cho sinh viên với một phạm vi rộng hơn các cơ hội để có được và


thể hiện kỹ năng và khả năng thực hiện theo tiêu chuẩn cao.
-

Có nhiều cơ hội lựa chọn để phát triển các lĩnh vực chuyên môn hoá, sẵn

sàng đáp ứng công việc khi tốt nghiệp.
 Lợi ích đối với nhà trường
Sự đột phá trong đào tạo, gắn liền giữa đào tạo lý thuyết và thực hành, thực
tế đảm bảo được chất lượng đào tạo theo tuyên bố chuẩn đầu ra của ngành Kế toán
doanh nghiệp sẽ khẳng định được uy tín, thương hiệu của nhà trường.


14

-

Xây dựng và duy trì được các chương trình đào tạo có chất lượng và phù hợp

với yêu cầu thực tiễn; doanh nghiệp sẽ cung cấp chính xác và cập nhật kiến thức
chuyên môn và kỹ năng nghề cho học viên.
-

Xác định những thay đổi và nguồn lực cần có tốt hơn, từ đó lập kế hoạch –

chiến lược một cách hiệu qủa hơn, đưa ra những quyết định xác đáng hơn;
-

Tạo ra nhiều cơ hội được nhận các tài trợ về thiết bị và các nguồn lực cho

đào tạo, tăng tiềm năng tạo thu nhập;

-

Thúc đẩy phát triển theo kịp tốc độ của ngành và cộng đồng, tạo điều kiện

chuyển đổi giáo dục - đào tạo sang kiểu đào tạo hướng cầu;
-

Tạo cơ hội cho giáo viên giao tiếp với cộng đồng doanh nghiệp về các hoạt

động giáo dục nhằm thúc đẩy việc học tập và phát triển kỹ năng và sự hiểu biết
trong sinh viên.
-

Doanh nghiệp hỗ trợ các trường học để duy trì và nâng cao tiêu chuẩn trong

lĩnh vực chương trình giảng dạy chuyên ngành; hỗ trợ đa dạng các chương trình
giảng dạy nhằm đưa ra nhiều sự lựa chọn cho sinh viên.
 Lợi ích đối với doanh nghiệp
Từ việc thay đổi cách tiếp cận với thực tế công tác kế toán cho sinh viên này
giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nhân sự kế toán đáp
ứng nhu cầu quản lý doanh nghiệp mình. Đồng thời doanh nghiệp sẽ có những
chuyên gia cố vấn, kiểm soát tài chính giúp cho doanh nghiệp hoạt động thực hiện
theo đúng chiến lược đã hoạch định và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật Việt
Nam.
-

Các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được kinh phí và thời gian đào tạo lại lao

động do chất lượng sinh viên tốt nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu công việc của
doanh nghiệp;

-

Doanh nghiệp nhận được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, lực lượng lao

động có khả năng thích nghi cao với công nghệ và môi trường làm việc mới tăng
lên sẽ tạo ra các cơ hội tuyển dụng tốt hơn, giảm bớt sự thiếu hụt về kỹ năng cho
doanh nghiệp;
-

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu về tiêu chuẩn giáo dục và thực hành trong các

trường học và nâng cao nhận thức về học tập suốt đời.


15

-

Thông qua các dự án tư vấn hay nghiên cứu với các trường, doanh nghiệp sẽ

nhận được các giải pháp khả thi cho các vấn đề kinh doanh sản xuất và phát triển
của mình.
-

Cung cấp nguồn lao động tốt, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng là

trách nhiệm của nhà trường và từ đó xây dựng hình ảnh và quan hệ cung cầu giữa
nhà trường với doanh nghiệp.
-


Các cán bộ kế toán của doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển năng lực quản lý

và họ sẽ giúp nhà trường đào tạo thế hệ tiếp theo như tham gia vào việc tư vấn và
hướng dẫn học sinh thực tập.
1.3. Những điều kiện để xây dựng phòng thực hành kế toán trong doanh
nghiệp thƣơng mại
Để xây dựng hoàn chỉnh phòng thực hành kế toán đưa vào giảng dạy tại các
trường Đại học, Cao đẳng cần có những điều kiện sau:
Về phía nhà trường: Tạo điều kiện cho khoa Kinh tế xây dựng phòng thực hành
Kế toán doanh nghiệp thương mại như: Bổ sung cơ sở vật chất, phòng thực hành,
bàn ghế, máy vi tính, tủ đựng hồ sơ sổ sách, phần mềm kế toán ...
Về phía khoa Kinh tế: Ngoài người thực hiện đòi hỏi tập thể giáo viên phải
tham gia xây dựng và điều chỉnh phương pháp giảng dạy tại phòng thực hành kế
toán. Điều kiện cần thiết để thực hiện như:
- Tổ chức công tác kế toán cho phòng thực hành kế toán: Xây dựng hệ thống các
tài khoản kế toán; Xây dựng hệ thống chứng từ kế toán; Xây dựng hệ thống sổ kế
toán; Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống Báo cáo tài chính.
- Tổ chức các hệ thống văn bản điều chỉnh công tác kế toán: Luật kế toán Việt
Nam; Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam; Hệ thống các văn bản điều chỉnh
công tác kế toán.
- Xây dựng yêu cầu đối với sinh viên thực hành
- Xây dựng thời gian chi tiết cho sinh viên thực hành tại phòng thực hành.
- Tập huấn cho đội ngũ giáo viên chuyên ngành Kế toán


16

Kết luận chương 1:
Trong chương 1 tác giả đã nghiên cứu tổng quan về kế toán doanh nghiệp
thương mại và các mô hình phòng thực hành kế toán được xây dựng và áp dụng

giảng dạy tại các trường đại học, Cao đẳng. Bên cạnh tác giả cũng xác định mục
đích, lợi ích của phòng thực hành kế toán, việc tổ chức tại phòng thực hành kế toán
và điều kiện để xây dựng phòng thực hành kế toán doanh nghiệp thương mại.
Phòng thực hành Kế toán là phương tiện giảng dạy cần thiết tại các trường Đại
học, Cao đẳng. Nhưng thực tế hiện nay có rất ít trường xây dựng phòng thực hành
kế toán để đưa vào giảng dạy, vì rất nhiều lý do như: Không đáp ứng được một
trong các điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, kinh phí đầu tư xây dựng,
nguồn lực ... Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong công tác đào tạo đó là đầu ra
của nhà trường phải đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp hiện nay, thì đòi hỏi các trường
phải thay đổi phương pháp giảng dạy, đầu tư cho các mô hình thực hành, nhằm rèn
luyện kỹ năng giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tiếp cận ngay với công việc mà
không phải hướng dẫn hay đào tạo lại.
Để thực hiện thành công việc xây dựng phòng thực hành kế toán, tác giả tiếp
tục nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo ngành kế toán và nhu cầu xây dựng
phòng thực hành kế toán tại trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn
Trạch.


17

Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN VÀ NHU
CẦU XÂY DỰNG PHÒNG THỰC HÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ KHU VỰC LONG THÀNH – NHƠN TRẠCH
2.1. Tình hình tổ chức quản lý tại trƣờng Cao đẳng nghề khu vực Long Thành
– Nhơn Trạch:
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của trƣờng Cao đẳng nghề khu
vực Long Thành – Nhơn Trạch:
2.1.1.1. Thông tin chung


(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính của trường Cao đẳng nghề khu vực
Long Thành – Nhơn Trạch)
Hình 2.1: Trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch
 Tên trường: Trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch
 Tên tiếng Anh: Long Thành – Nhơn Trạch city vocational training college
 Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
 Địa chỉ trường: 47 Tôn Đức Thắng, Thị trấn Long Thành – Huyện Long
Thành – Tỉnh Đồng Nai
 Số điện thoại

: (0613) 844237 - (0613) 845352


18

 Số Fax

: (0613) 844237

 Email

:

 Website

:

 Năm thành lập trường:
- Năm thành lập đầu tiên : 1993 – Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thành
trung tâm xúc tiến việc làm huyện Long Thành

- Năm thành lập trường Cao đẳng nghề: 2012 - Trường Cao đẳng nghề khu vực
Long Thành – Nhơn Trạch.
 Loại hình trường: Công lập:

X

; Tư thục:

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của trường Cao đẳng nghề khu
vực Long Thành – Nhơn Trạch:
Nhằm cung ứng lao động có chuyên môn tay nghề trên địa bàn Long Thành –
Nhơn Trạch, ngày 08/2/1993 Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Long Thành ra quyết
định số 53/QĐ.UBH “về việc thành lập trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm
huyện Long Thành”
Đến ngày 28/6/1993 Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Long Thành ra quyết
định số 252/QĐ.UBH “về việc đổi tên Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm
thành trung tâm xúc tiến việc làm huyện Long Thành”;
Đến ngày 31/5/1999 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra quyết định số
2026/1999/QĐ.CT.UBT “về việc thành lập Trung tâm dịch vụ việc làm khu vực
Long Thành – Nhơn Trạch”, với chức năng giới thiệu việc làm và đào tạo nghề
cung ứng cho các Doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng từ đây đơn vị trực thuộc
Sở Lao động Thương binh và xã hội;
Ngày 25/3/2002, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra quyết định số
707/QĐ.CT.UBT, “về việc đổi tên Trung tâm dịch vụ việc làm khu vực Long Thành
– Nhơn Trạch thành Trung tâm dạy nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch”;
Đến ngày 15/01/2008, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra quyết định
thành lập Trường Trung cấp nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch trên cơ sở
Trung tâm dạy nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch;
Với sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo các cấp và sự nổ lực cao của đội ngũ
Cán bộ, Giáo viên, đồng thời nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh

vực nghề nghiệp tại Đồng Nai, ngày 27 tháng 02 năm 2012 Bộ trưởng Bộ Lao


19

động Thương binh và Xã hội đã ký quyết định số 225/QĐ-LĐTBXH nâng cấp
Trường Trung cấp nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch thành Trường Cao
đẳng nghề vực Long Thành – Nhơn Trạch.
Từ khi được thành lập đến nay, Trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành
– Nhơn Trạch không ngừng phát triển về cơ sở vật chất, quy mô đào tạo, ngành
nghề đào tạo và chất lượng đào tạo. Những năm đầu công tác đào tạo nghề gặp
nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu, đội ngũ cán bộ, công nhân viên chỉ hơn 06
người. Đến nay cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy nghề đảm bảo đủ cho 25 nghề mà
trường đang đào tạo, trình độ đào tạo từ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề, mở
rộng liên kết với các trường đại học, các tổ chức giới chủ như NHO (NaUy), Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Thành phố HCM, các
doanh nghiệp trên địa bàn hợp tác với Trường… Đội ngũ giáo viên – cán bộ công
nhân viên hiện nay đã tăng lên 97 người, số có trình độ sau đại học và đang học cao
học chiếm trên 15%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và chất lượng của đội ngũ giáo
viên và chương trình đào tạo là ba yếu tố chính để trường phát triển và đảm bảo chất
lượng dạy nghề.
Đảng bộ cơ sở đã lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, đạt được
những thành tích trên các mặt giảng dạy học tập, chăm lo đời sống cán bộ giáo viên,
công nhân viên, sinh viên, học sinh..... hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Đảng bộ cơ
sở đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh nhiều năm liền
Tổ chức Công Đoàn hoạt động có hiệu quả cao, phát huy vai trò làm chủ tập
thể của người lao động, tham gia tích cực vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở, tổ chức hoạt động phong trào nhằm thúc đẩy công tác dạy và học góp phần hoàn
thành nhiệm vụ chính trị tại đơn vị. Công Đoàn thực hiện phong trào thi đua sôi nổi
có hiệu quả. Đời sống cán bộ viên chức ổn định; đặc biệt quan tâm đến số giáo viên

mới.
Điểm nổi bật của công tác Đoàn Thanh niên là đã tập hợp được đông đảo học
sinh – sinh viên tham gia các hoạt động khơi dậy tính sáng tạo. Đoàn trường cũng là
lực lượng nòng cốt cùng với công đoàn tham gia các hoạt động ngoại khoá cho học
sinh – sinh viên như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…. Công tác tập hợp thanh
niên, giáo dục truyền thống có những chuyển biến tốt, tích cực trong những năm qua.


20

Trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch qua 20 năm
hoạt động và phát triển đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và đạt được
nhiều kết quả nhất định, dưới đây là những kết quả nổi bật nhất của trường:
- Được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc trong phong trào thi
đua yêu nước năm 2012 tại Quyết định số: 480/QĐ-UBND, ngày 04/3/2011.
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ số: 155/QĐ-TTg, ngày 15/01/2013 đã
có thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm hoc 2009-2010 đến năm
học 2011-2012, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc.
- Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai số: 1523/QĐ-UBND, ngày
22/5/2013 “Đã có thành tích trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 đến năm 2013”.
- Bằng khen của Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội số 237/QĐLĐTBXH, ngày 03/3/2011
- Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai số: 801/QĐ-UBND, ngày
27/3/2014 “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2013”
- Được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
năm 2009 và năm 2010, 2011, tại Quyết định số: 409/QĐ-UBND, ngày 04/02/2010;
số 408/QĐ-UBND, ngày 08/3/2011; số 708/QĐ-UBND, ngày 15/3/2012.
- Tổng cục Dạy nghề tặng giấy khen tham dự và có thí sinh đạt giải Nhì tại
cuộc thi “ Học nghề - Tương lai và sự lựa chọn của bạn trẻ” số: 153/QĐ-TCDN,

ngày 06/3/2013.
- Giấy khen của Ban chấp hành đảng bộ huyện Long Thành “Hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ kết nạp đảng viên” số: 320/QĐKT, ngày 22/01/2013.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trƣờng Cao đẳng nghề khu vực Long
Thành – Nhơn Trạch:


Chức năng của trƣờng Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn
Trạch:
Trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành-Nhơn Trạch có chức năng đào

tạo nhân lực có đủ kiến thức, thành thạo kỹ năng, thái độ làm việc chuyên cần và
khả năng sử dụng ngoại ngữ giao tiếp vì lợi ích của người lao động, doanh nghiệp,
nhà nước và nhà trường.


21



Nhiệm vụ của trƣờng Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn
Trạch:
Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ theo 03 cấp

trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người
học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức
lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ
có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn,
đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu

dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.
Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.
Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp
bằng, chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số
lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp
luật.
Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định
của pháp luật.
Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm cho người học nghề.
Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.
Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề
trong hoạt động dạy nghề.
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã
hội.
2.1.3. Quy mô của trƣờng Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn
Trạch:
 Các nghề đào tạo và quy mô tuyển sinh của trường theo Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động dạy nghề đã được cấp


22

Bảng 2.1. Danh sách nghề đào tạo và quy mô tuyển sinh
Nghề đào tạo

STT


Mã nghề

Quy mô
đào tạo

I

Cao đẳng nghề

1

Điện công nghiệp

50510302

116

2

Quản trị mạng máy tính

50480206

57

3

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

50340402


67

4

Kế toán doanh nghiệp

50340301

185

II

Cao đẳng nghề liên thông từ Trung cấp nghề

1

Điện công nghiệp

50510302

122

2

Quản trị mạng máy tính

50480206

64


3

Kế toán doanh nghiệp

50340301

146

425

332

III

Trung cấp nghề

1

Điện công nghiệp

40510302

202

2

Quản trị mạng máy tính

40480206


108

3

Công nghệ Ô tô

40510222

92

4

Quản trị khách sạn

40810207

34

5

Kỹ thuật chế biến món ăn

40810204

0

6

Lập trình máy tính


40480204

11

7

May thời trang

40540403

34

8

Nguội sửa chữa máy công cụ

40510206

51

9

Tin học văn phòng

40480201

23

10


Kế toán doanh nghiệp
Tổng cộng

40340301

270
1582

825

(Nguồn: Phòng Đào tạo của trường Cao đẳng nghề khu vực
Long Thành – Nhơn Trạch)


ố lượng ọc sinh inh viên
Bảng 2.2. Bảng thống kê số lƣợng học sinh – sinh viên hàng năm

Trình độ đào tạo

2010-2011

Năm học
2011-2012 2012-2013

2013-2014

Cao đẳng nghề

117


425

Cao đẳng nghề liên thông

197

332

Trung cấp nghề

940

1006

1091

825

Tổng cộng

940

1006

1405

1582

(Nguồn: Phòng Đào tạo của trƣờng Cao đẳng nghề

khu vực Long Thành – Nhơn Trạch)


23

 Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp cơ sở vật chất, thƣ viện, tài chính trƣờng Cao đẳng
nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch
Nội dung
1. Diện tích hạng mục công trình (diện

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

3.243 m2

15.591 m2

15.591 m2

500 m2

500 m2

500 m2

- Phòng học lý thuyết


1.518 m2

4.008 m2

4.008 m2

- Phòng học thực hành

1.145 m2

7.357 m2

7.357 m2

80 m2

3.726 m2

3.726 m2

+ Thư viện

-

160 m2

160 m2

+ Ký túc xá


-

3.070 m2

3.070 m2

80 m2

456 m2

456 m2

+ Trạm y tế (Phòng)

-

40 m2

40 m2

+ Khu thể thao

-

-

-

3. Tổng số máy tính của trường


120 máy

225 máy

229 máy

- Dùng cho văn phòng

100 máy

205 máy

205 máy

20 máy

20 máy

24 máy

12.083.213.728đ

14.222.273.319đ

20.889.414.369đ

1.045.629.000đ

1.580.250.000đ


2.303.900.000đ

11.453.967.187đ

12.683.406.195đ

19.804.991.673đ

2

tích đang sử dụng-m )
- Khu hiệu bộ

- Khu phục vụ

+ Nhà ăn

2. Tổng số sách của trường
Trong đó, đầu sách chuyên ngành:

- Dùng cho học sinh học tập
4. Tổng nguồn kinh phí của trường
5. Tổng thu học phí
6. Tổng kinh phí quyết toán

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính của trƣờng Cao đẳng nghề
khu vực Long Thành – Nhơn Trạch)
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý trƣờng Cao đẳng nghề khu vực Long
Thành – Nhơn Trạch:

-

Tên Trường: Trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch

-

Địa chỉ trụ sở chính: Khu Phước Hải – Thị trấn Long Thành – Huyện Long
Thành.


24

+ Điện thoại: 0613.845352 Fax: 0613.844237
+ Website :
-

Quyết định thành lập: số 225/QĐ-BLĐTBXH; Ngày tháng năm cấp:
27/2/2012 Cơ quan cấp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

(Thành lập lần đầu năm 1993 với tên gọi là Trung tâm Giới thiệu việc làm Long
Thành)
 Sơ đồ tổ chức
Hội đồng Trƣờng
Chi bộ Đảng
Hiệu trƣởng
Phó Hiệu trƣởng

Phòng Tổ chức Hành
chính


Khoa
Hóa và
Môi
trƣờng

Khoa

khí-Ô


Khoa
ĐiệnĐiện tửĐiện
lạnh

Phòng Kế toán
Tài chính

Khoa
Công
nghệ
thông tin

Phòng Đào
tạo

Khoa
Kinh tếKế toán

Trung
tâm Đào

tạo lái xe
Ô tô

Phòng Công tác
Học sinh-Sinh viên

Khoa
Chế biến
thực
phẩm và
Nhà hàng

Khoa nữ
công và
Dịch vụ
gia đình

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính của trường Cao đẳng nghề khu vực
Long Thành – Nhơn Trạch)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành - Nhơn Trạch


Đội ngũ giáo viên

1.

Giáo viên giảng dạy các môn chung: 7 giáo viên

2.


Khoa CNTT: 10 giáo viên

3.

Khoa Điện – điện tử - điện lạnh: 12 giáo viên

4.

Khoa Kinh tế - kế toán: 15 giáo viên

5.

Khoa Cơ khí – Ô tô: 8 giáo viên

6.

Khoa Chế biến thực phẩm và Nhà hàng: 06 giáo viên

7.

Khoa Nữ công và dịch vụ gia đình: 6 giáo viên

8.

Khoa Hóa và Môi trường : 2 giáo viên


25

2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán trƣờng Cao đẳng nghề khu vực Long

Thành – Nhơn Trạch:
Sơ đồ bộ máy
Kế toán trƣởng

Kế toán
tài sản cố
định

Kế toán
ngân
sách

Kế toán
sự
nghiệp

Thủ quỹ

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính của trường Cao đẳng nghề khu vực
Long Thành – Nhơn Trạch)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán trường Cao đẳng nghề khu vực
Long Thành – Nhơn Trạch
Kế toán trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch là đơn vị kế
toán hành chính sự nghiệp, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật
kế toán. Cung cấp thông tin và mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong việc chấp hành
ngân sách Nhà nước cấp. Tham mưu cho hiệu trưởng xây dựng quy chế chi tiêu nội
bộ, quy chế quản lý tài sản, quy định mua sắm sửa chữa trang thiết bị của trường
theo quy định hiện hành của nhà nước. Tham mưu cho hiệu trưởng trong xây dựng
định mức vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho học tập của học sinh – sinh viên.
2.1.6. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả hoạt động của

trƣờng Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch:
Tình hình hoạt động và kết quả đạt được trong năm học 2013-2014 tại trường
Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch như sau:
- Tổng số học sinh – sinh viên bình quân trong năm: 1.352 HSSV/năm
Trong đó:
+ Hệ Cao đẳng nghề và cao đẳng nghề liên thông: 488 SV
+ Hệ Trung cấp nghề: 722 HS
+ Hệ sơ cấp nghề: 142 HV
- Tổng tài sản của trường: Trị giá 36.459.615.216đ gồm: tiền, tài sản cố định ...
- Tổng thu – chi tại trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch
+ Tổng thu: 18.495.514.369 đ
+ Tổng chi: 17.917.917.884 đ
+ Chênh lệch thu - chi: 577.596.485 đ


×