SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH LỚP 5A3VIẾT ĐOẠN
VĂN,BÀI VĂN MIÊU TẢ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các phân môn của môn Tiếng việt, Tập làm văn là phân môn khó vì
nó tích hợp các kĩ năng dùng từ, đặt câu, diễn đat,viết đúng chính tả,trình
bày.Học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp Tiểu học rất cần các em có kĩ năng viết văn
hay, có hình ảnh,cảm xúc để người đọc cảm nhận được và thấy thích thú.Đó
cũng là hành trang để các em vào học bậc Trung học cơ sở.Trường Tiểu học
Ngan Dừa là trường đạt rất nhiều thành tích trong tỉnh Bạc Liêu và cũng là
trường đầu tiên của tỉnh Đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.Nhưng không phải em
nào cũng viết văn hay.Như lớp 5A3 tôi chủ nhiệm năm học 2014-2015 các em
viết đoạn văn,bài văn cũng còn nhiều hạn chế.
Làm gì để giúp học sinh viết được một đoạn văn, bài văn đúng yêu
cầu,đúng bố cục và hay? Câu hỏi trên là nỗi trăn trở tìm tòi ,nghiên cứu của bản
thân tôi để giúp học sinh của mình học tốt phân môn này. Với kinh nghiệm 16
năm dạy lớp 5,tôi nhận thấy rằng mình phải có trách nhiệm trong việc giúp học
sinh khắc phục được những sai sót để bài viết ngày càng tiến bộ hơn giúp các
em tự tinh vững bước khi vào học lớp 6.Như trong luật giáo dục cũng đã nêu
rõ:Thực hiện mục tiêu giáo dục của đất nước ta trong giai đoạn mới là “Giáo
dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và kỹ năng cơ bản để học
sinh tiếp tục lên bậc Trung học cơ sở”.
Trích : Điều 23 luật giáo dục.
Để viết hay hay ngoài năng khiếu của bản thân cũng không thể phủ nhận
công lao của thầy giáo,cô giáo trực tiếp giảng dạy các em.
Theo tôi, nếu học sinh được rèn cách viết văn thật kĩ ngay từ nhỏ đặc biệt
là lứa tuổi Tiểu học thì lớn lên các em sẽ là những người giỏi chữ nghĩa,viết văn
hay.
Bản thân tôi là cô giáo tiểu học được Ban giám hiệu trường tin tưởng
phân công chủ nhiệm lớp 5A3 nên tôi thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình là
giúp các em có nền tản kiến thức về Tập làm văn để các em học tốt hơn ở cấp
trên.Đó lí do tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học sinh lớp 5A3 viết
đoạn văn,bài văn miêu tả” nhằm chia sẻ với đồng nghiệp dạy lớp cuối cấp như
tôi có thêm kinh nghiệm để dạy học sinh viết văn tốt hơn.
B NỘI DUNG
*Thực trạng
1.Thuận lợi
Về phía nhà trường
- Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên tự chủ về thời gian trong giảng dạy.
- Chuyên môn trường các tổ cũng có mở chuyên đề,thao giảng phân môn này.
Về phía giáo viên
- Bản thân tôi hồi học lớp 5 (Trường cấp I thị trấn Phước Long) cũng đạt giải
Nhất thi học sinh giỏi văn vòng huyện.Từng được thầy giáo,cô giáo có nhiều
1
kinh nghiệm dạy ôn thi từ cấp trường,cấp huyện,cấp tỉnh nên tôi nhớ những gì
thầy cô đã dạy mình để dạy lại các em.Với kinh nghiệm dạy lớp 5 đã 16 năm
dạy,đọc và chấm rất nhiều bài văn nên cũng tích lũy được kinh nghiệm để giúp
cho các em viết văn tốt hơn.Bản thân đã tham gia dạy học sinh lớp dân tộc,học
sinh đại trà,dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn văn vòng trường,vòng
huyện và đọc nhiều sách tham khảo,tài liệu và học hỏi đồng nghiệp nên cũng có
nhiều kinh nghiệm trong dạy học phân môn này.
Về phía học sinh
- Đa số học sinh đều yêu thích phân môn Tập làm văn , các em biết tự làm bài,
biết chú ý rút kinh nghiệm ở tiết trả bài .
Cơ sở vật chất
- Trường lớp khang trang.Cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng cho việc dạy
hai buổi trên ngày. Giáo viên có thêm thời gian để rèn học sinh buổi chiều trong
vở thực hành.
2. Khó khăn:
Về phía giáo viên
- Không có nhiều thời gian để rèn các em thêm ngoài những giờ chính khóa
và có thêm một tiết buổi chiều.
Về phía học sinh
Các em còn mắc lỗi khi viết đoạn văn,bài văn như:
- Viết đoạn văn giống như một đoạn liệt kê.
- Đoạn văn viết không có câu mở đoạn,câu kết đoạn.
- Đoạn văn,bài văn viết ngắn.
- Bài viết sai chính tả nhiều .
- Bài văn viết trình bày bố cục chưa đúng.
- Một số em còn lười viết văn.
- Có em viết đúng bố cục nhưng cả bài chỉ có 3 dấu chấm ở 3 phần.
- Một số học sinh dùng từ ngữ chưa chọn lọc, diễn đạt chưa hay.
- Nhiều em viết câu có trạng ngữ ở đầu câu,dầu đoạn nhưng không sử dụng
dấu phẩy.Ví dụ: Năm nay bà nội em vừa tròn 70 tuổi. Từ xa em thấy cánh đồng
như một tấm thảm khổng lồ.
- Học sinh khi viết văn miêu tả dùng từ lặp lại rất nhiều lần.
- Một số em các câu văn ngắn,có em thì viết quá dài mới đặt một dấu chấm.
- Lớp có 5 em Thạnh,Châu Khánh Duy,My,Nguyễn Khánh Duy,Danh Toàn
đầu năm không biết trình bày ba phần theo bố cục của bài văn. (Mở bài thân bài
các em viết không tách bạch rõ ràng )
- Một số học sinh viết văn thiếu hình ảnh.
- Một số em khi viết xưng hô chưa thống nhất xưng lúc em lúc thì tôi, tả ba
lúc gọi là ba,lúc gọi là cha như em Nghi,Thứ (các em này viết văn khá hay
mà vẫn bị lỗi như thế).
- Có một số học sinh tả hình dáng,công dụng của đồ vật rồi lại quay lại tả
hình dáng.Tả người cũng vậy. (em Bảo,My,Khoa,Quỳnh).
- Một vài em chưa có ý thức cố gắng, mặc dù được bạn bè,cô giáo nhận
xét,góp ý nhưng em vẫn không sửa sai,không khắc phục hạn chế của mình (như
em Băng,Danh Toàn, Khoa)
2
- Một số ít học sinh viết văn trình bày chưa sạch sẽ,chữ viết ẩu không đẹp như
Nguyên,Nguyễn Khánh Duy,Thái Tuấn,My,Thịnh,Khoa,Danh Toàn.
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên là do:
- Học sinh không nắm được cách viết một đoạn văn,bài văn vì học không chú
ý,thầy cô hướng dẫn không nghe.
- Do học sinh viết ẩu dẫn đến sai chính tả ( vì các em đọc tốt mà viết lại sai. )
Ví dụ :
- Tả mưa : rơi suống , con gà nép vào bụi chuối chú mưa , máy nhà…
- Tả người : khoản 40 tuổi , ăn mặt , khuông mặt,da ngâm ngâm,mặt trái
son,trái xon…
+ Tả ca sĩ : kháng giả , vổ tay , cuối đầu , vơ qua vơ lại , dọng ca,…
- Tả cây cối : cây bàn , chổ bông , mộc , ghễ cây,chái cây,...
- Tả con vật : long mượt , bắt chuộc , thích ăn sương cá , ngoe ngẩy cái đuôi .
Các em dùng từ ngữ địa phương .
Ví dụ : bận đồ, mần cá, cá tủ cao huốt đầu em,...
Dùng từ sai
- Các em dùng từ như: độc giả vỗ tay hoan hô vang dội (tả ca sĩ đang biểu
diễn ), vị rất thơm ( tả trái mít ), lông màu mướp ( tả con mèo ) ,tay chân anh
cứng đơ (tả anh trai); sông là phương tiện của người dân quê em (tả cảnh đẹp
dòng sông)
- Tả chiều cao chưa chính xác ( tả người ),tả cái tủ cái ti vi cũng chưa đúng
kích thước.
- Viết câu sai là do các em lười chấm câu, có em không biết chấm chỗ nào
mới đúng nên không chấm câu.Do kĩ năng về đặt câu,nắm quy tắc chính tả chưa
tốt.
- Những em viết văn ngắn do học sinh đã hết ý rồi không biết tả thêm gì.
- Học sinh tả chưa có hình ảnh,cảm xúc do các em “nghèo” vốn từ.
Kết quả khảo sát đầu năm học 2014-2015 đạt như sau :
Tổng số học sinh: 34 em.
TT Môn
1
TLV
Viết văn hay
Viết văn khá
Viết văn đạt Viết chưa đạt
SL
SL
SL
2
%
5,9
%
12
35,3
Nội dung văn miêu tả lớp 5 gồm:
- Tả cảnh
- Tả người
- Tả cảnh sinh hoạt (Học ở HKII)
Các dạng đề bài cho văn miêu tả ở lớp 5 là:
Tả cảnh
+ Tả cơn mưa
+ Tả ngôi trường.
+ Tả cảnh sông nước.
+ Tả cảnh đẹp ở địa phương
3
14
%
41,2
SL
6
%
17,6
Tả người:
+ Tả một người thân trong gia đình em.
+ Tả bạn
+ Tả thầy giáo,cô giáo.
+ Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
+ Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
+ Tả một người nơi em sinh sống.
+ Tả em bé.
+ Tả một người đang lao động.
+ Tả một người em mới gặp lần đầu nhưng để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
Tả cảnh sinh hoạt (Học ở HKII)
+ Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.
+ Tả một đêm trăng đẹp.
+ Tả trường xem trước buổi học.
+ Tả một khu vui chơi giải trí mà em thích.
+ Tả giờ ra chơi
+ Tả quang cảnh trường
Ôn lại các dạng bài văn miêu tả ở lớp 4 như tả đồ vật,tả cây cối…
Xác định thực trạng, nguyên nhân trên tại lớp tôi tôi có phương pháp
dạy như sau:
Phương pháp dạy
- Dạy theo mô hình Trường tiểu học mới gọi tắt là (Mô hình VNEN).
+ Giáo viên luôn gần gũi học sinh, đến từng nhóm,từng học sinh tận tình
hướng dẫn,quan sát các em làm bài nhất là học sinh còn hạn chế về viết văn.
+ Khen, động viên và giúp đỡ kịp thời là những phương pháp chính tôi
thường sử dụng trong giảng dạy.
+ Học sinh ngồi theo nhóm.
+ Các bài tập các em làm cá nhân,hoạt động cặp đôi,hoạt động trong nhóm,
hoạt động chung cả lớp.
+ Các em làm xong rồi báo cáo trong nhóm,báo báo với cô hoặc trước
lớp,sau đó các em nhận xét bài làm của bạn,giáo viên nhận xét,đánh giá bằng
lời với cá nhân, nhóm.Thu bài lên nhận xét vào vở học sinh.Thu bài về nhận
xét.
*Hướng dẫn học sinh lập dàn bài chi tiết.
Luyện tập
- Học sinh thực hành làm bài.
- Học sinh đọc bài của mình, cho cả nhóm, lớp nghe nhận xét,
- Giáo viên nhận xét, sửa bài cho học sinh.
- Giáo viên kết luận bài viết cho học sinh.
- Đọc cho HS nghe đoạn viết,bài văn hay,văn mẫu để học tập.
- Nhắc nhở học sinh về nhà làm bài lại cho tốt.
Những biện pháp dạy học sinh viết đoạn văn,bài văn miêu tả của tôi
là:
Khi dạy, các em học sinh viết đoạn văn,bài văn,tôi thực hiện như sau:
Dạy học sinh viết đoạn văn
4
Giúp học sinh hiểu:
* Đoạn văn là một bộ phận của bài văn. Một bài văn hoàn chỉnh phải có ít
nhất 3 đoạn : Mở bài (MB), thân bài (TB) và kết bài (KB). Phần MB và KB
người ta thường trình bày thành 1 đoạn. Riêng phần TB, ta có thể tách thành 2
hay 3 đoạn, tuỳ theo từng yêu cầu của đề.
* Đoạn văn gồm nhiều câu văn được liên kết chặt chẽ cả về nội dung và
hình thức (ý và lời). Vì vậy, khi viết đoạn, chúng ta cần đảm bảo được sự liên
kết chặt chẽ đó. Sự liên kết về ý thể hiện ở chỗ nội dung của mỗi câu cùng
hướng về, nói về một đối tượng.Sự liên kết về lời thể hiện ở các phép liên kết
câu (phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng, ...). Đoạn nào không bảo
đảm được sự liên kết đó thì đoạn văn sẽ trở lên lộn xộn, thiếu mạch lạc.
* Các đoạn văn trong một bài văn lại liên kết với nhau thành một bài văn
hoàn chỉnh. Liên kết đoạn văn là làm cho nội dung bài văn (văn bản) chặt chẽ và
liền mạch. Cách liên kết đoạn cũng tương tự như liên kết câu. Ta có thể dùng từ
ngữ có tác dụng nối, dùng câu nối, ...và có thể liên kết theo không gian hoặc thời
gian.
Ví dụ về liên kết theo thời gian :
- Đầu hè năm ngoái, ....Sáng nào, ....Ít hôm sau, .....Chẳng bao lâu, .....(Liên kết
theo thời gian - Áng chừng)
- Xuân về, ....Hè tới, .....Thu sang, .....Khi trời chuyển mình sang đông, .....(Liên
kết theo thời gian - Mùa).
- Mới sáng tinh mơ, ...Khi mặt trời lên, .....Đến giữa trưa, .....Tới chiều tà,
.....Khi hoàng hôn buông xuống, .....(Liên kết theo thời gian trong ngày).
VD về liên kết theo không gian :
- Nhìn từ xa, ....Lại gần, ....Trên cành, ......Dưới tán lá, ....(Liên kết theo không
gian : từ xa đến gần).
- Hiện ngay trước mắt tôi là....Dưới mặt đất, ....Trên cao , ....Phóng tầm mắt
ra, .... xa, ...(Liên kết theo không gian : từ gần đến xa).
* Đoạn văn tiêu biểu thường có mở đoạn bằng một câu khái quát, câu chủ
đề, nêu ý chính của cả đoạn, tiếp theo là những câu diễn giải nhằm làm sáng tỏ
lời nhận định của câu mở đoạn.
* Lưu ý :
Cái hay của một đoạn văn thể hiện rõ nét nhất ở ý. Ý càng mới mẻ, càng
sâu sắc, độc đáo thì đoạn văn càng có sức thuyết phục. Ý phải diễn đạt thành lời.
Ý hay mà không biết cách diễn đạt thì lời văn trở nên sáo rỗng. Lời văn hay là
lời văn chân thành, trong sáng, giản dị, có hình ảnh, có âm thanh, có nhạc
điệu, ...và có cách sắp xếp (bố cục) chặt chẽ.
Ví dụ : Viết một đoạn văn từ 5- 8 câu tả cảnh đẹp của quê em.
Câu mở đoạn có thể là:
Dòng sông quê em rất thơ mộng.
Cánh đồng quê em rất đẹp.
5
Tiếp theo là những câu diễn giải nhằm làm sáng tỏ lời nhận định của câu mở
đoạn.
Nhắc các em quan sát thật kĩ trước khi viết văn miêu tả để viết được
một đoạn văn chân thật,bằng lời lẽ,cảm nhận của mình.
Giáo viên cũng cần chuẩn bị đoạn văn mẫu cho đọc cho học sinh
nghe (nếu các em viết chưa hay).Đoạn văn mẫu giáo viên có thể sưu tầm từ sách
tham khảo,sách giáo viên,sách bài soạn (cũ),đoạn văn giáo viên tự viết,đoạn viết
hay của học sinh các năm trước mục đích chỉ để học sinh nghe học tập. Thông
thường tôi chỉ chọn bài viết của học sinh trong lớp vì bao giờ lớp cũng có một số
em viết hay.
Cánh đồng lúa quê em rất đẹp.Từ xa, cánh đồng như một dải lụa màu
xanh biếc. Những làn gió nhẹ thổi qua làm sóng lúa dập dờn.Thấp thoáng bóng
nón lá trắng nhấp nhô của cô bác nông dân đang lom khom làm đồng.Trên bầu
trời cao và xanh thẳm từng đàn cò trắng vỗ cánh bay qua.Trông cánh đồng như
như một bức tranh vẽ vậy.
Đoạn văn tả em bé
Bé Bi nhà em thật đáng yêu. Thân hình bé mập mạp,chắc nịch.Khuôn mặt
bé bầu bĩnh,làn da trắng hồng.Hai má lúc nào cũng hây hây như táo chín khiến
ái cũng muốn hôn.Mái tóc bé lưa thưa nhưng rất đen và mượt.Bà ngoại buộc
cho bé hai cái nơ hồng thật là xinh.
- Tôi thường xuyên nhận xét miệng,nhận xét vở đoạn văn mà học sinh viết cho
cả lớp để thấy được các em còn sai sót cái gì cô sẽ nhận xét ngay để khi viết một
bài văn các em sẽ khắc phục được không còn sai nữa.
- Nhận xét bằng lời vào vở học sinh rồi nhận xét trước lớp những lỗi sai phổ
biến,nhắc nhở từng em cụ thể.
Dạy học sinh viết một bài văn
Viết thành một bài văn hoàn chỉnh :
Hướng dẫn các em biết:
Đây là bước quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất.Trên cơ sở dàn bài
vừa lập, em viết thành một bài văn hoàn chỉnh gồm 3 phần (Mở bài, thân bài, kết
bài), 3 phần này nối tiếp nhau tạo nên một văn bản thống nhất từ đầu đến cuối
để giải quyết vấn đề nêu ra ở đề bài. Khi viết, phải viết từng câu, nghĩ 2-3 câu
liền rồi mới viết để các câu đứng cạnh nhau không bị khập khiễng về cách diễn
đạt ý. Khi đặt lời văn để diễn đạt các ý (đã trình bày ở dàn bài chi tiết), các em
lưu ý cách diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm và sinh động bằng cách sử dụng các
biện pháp tu từ, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các từ tượng thanh, tượng hình, ...Ý
hay là nhờ ở lời văn rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy, chúng ta cần đặt câu đúng ngữ
pháp, tránh viét câu quá dài, tạo nên những câu văn có nhiều ý, ý luẩn quẩn, lộn
xộn hoặc không rõ ràng. Đặc biệt, trong khi trình bày, cần đặt các dấu câu đúng
chỗ, thể hiện đúng nội dung đang trình bày. Sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ
cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho bài văn của chúng ta trở nên rõ ràng,
rành mạch, quyết định tới 40% thành công của một bài văn. Khi trình bày lưu ý
không viết tắt, không viết chữ số, trừ những số về đo lường và ngày, tháng, năm.
Đọc lại bài làm :
6
Sau khi viết xong, cần đọc lướt lại bài văn để sửa các lỗi (nếu có thể viết thêm
các nét được) về chính tả, dấu câu, ...
* Lưu ý : Khi soát lại bài trên giấy kiểm tra, tuyệt đối không tẩy xoá, sửa chữa
hoặc chèn thêm từ hoặc câu vào, vì như thế bài viết trở nên lem nhem, không
đẹp. Do vậy, ở khâu viết bài, các em cần trình bày bài cẩn thận, tránh viết cẩu
thả (viết ngoáy), tránh bỏ từ, bỏ tiếng khi viết (lỗi này hay xảy ra với những học
sinh hay viết ngoáy, viết vội vàng)
Dạy học sinh phân biệt hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp.
Tả cảnh
Giới thiệu bài theo hai cách:
Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay cảnh sẽ tả.
Ví dụ: Tả cảnh đẹp.
Trong các địa điểm du lịch của Việt Nam tôi thích nhất là đảoPhú Quốc.
MB gián tiếp : Giới thiệu hoàn cảnh rồi sau đó mới giới thiệu cảnh sẽ tả.
Cứ mỗi dịp nghỉ hè,tôi sẽ được ba mẹ cho đi tham quan.Tôi đã từng được
đi nhiều nơi như Đà Lạt - xứ sở sương mù với phong cảnh nên thơ, mát mẽ.Sa
Pa với sự hiện diện của tiết trời bốn lần thay đổi.Nhưng có lẽ ấn tượng với tôi
hơn cả chính là Phú Quốc - đảo ngọc của Việt Nam.
Tả người
Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đối tượng sẽ tả.
Ví dụ : Trong các thầy giáo,cô giáo dạy em từ lớp một đến lớp 5,em thích nhất
là cô Phượng – dạy em năm lớp một.
MB gián tiếp : Giới thiệu hoàn cảnh rồi sau đó mới giới thiệu cảnh hoặc người
sẽ tả.
Ví dụ: Tả cô giáo cũ
Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo chính xác nhất tình
cảm của con người. Bây giờ, tuy tôi đã học lớp cuối của bậc tiểu học, sắp sửa từ
biệt mái trường thân yêu để bước tiếp vào bậc trung học cơ sở nhưng tôi vẫn
không bao giờ quên cô Phượng đã dạy tôi năm lớp một.
Tả cơn mưa
Đám mây xám xịt từ đâu kéo về phủ kín cả bầu trời. Gió cuồn cuộn
thổi. Bụi bay mù mịt. Rồi, những hạt mưa mát lạnh từ trên trời bất ngờ lao
xuống.
Tả bạn học
Thoắt cái, năm năm học sắp trôi qua. Tôi bây giờ đã là một học sinh cuối
cấp. Mỗi khi nhìn lại những năm tháng ngọt ngào dưới mái trường Tiểu học
Ngan Dừa thân yêu, trong tôi lại dâng lên một cảm giác khó tả. Vui có, buồn có,
ân hận cũng có... Đó là cái cảm giác của tôi mỗi khi nghĩ về Thịnh, một người
bạn cùng lớp.
7
* Nếu như phần mở bài giống như một lời mời chào thân ái thì phần kết bài
giống như một cuộc tiễn đưa người khách vừa đến thăm “vườn văn” của
mình. Để tạo cho khách sự quyến luyến không muốn rời xa, cuộc tiễn đưa ấy
phải thật tình cảm và chân thành. Muốn vậy, khi viết phần kết bài, các em phải
viết thật cô đọng, ngắn gọn và súc tích, tránh kết thúc một cách đơn điệu, tẻ nhạt
và cộc lốc. Kết bài chính là kết lại, khép lại nội dung vừa trình bày ở phần thân
bài. Vì vậy cần khép bài một cách khéo léo để nó đọng lại và mở ra trong lòng
người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà chúng ta đã miêu
tả, đã kể trong bài văn của mình.
* Ta có thể dùng 2 cách kết bài : Kết bài tự nhiên (Cho biết kết thúc, không có
lời bình luận thêm) và kết bài mở rộng (nói lên tình cảm, cảm xúc của mình, liên
tưởng và có thêm lời bình luận).
Tả cảnh
+Kết bài không mở rộng: Cho biết kết thúc của bài tả cảnh.
Em rất thích sông quê em.
+Kết bài mở rộng:Nói lên tình cảm,cảm xúc của mình và có lời bình luận thêm.
VD cho đoạn kết :
Em rất thích con sông quê em.Em sẽ khuyên mọi người quê em không xả
nước thải bẩn, không đổ rác xuống sông để giữ cho con sông quê luôn trong
sạch.
Em rất yêu con sông quê em.Em sẽ cố gắng học giỏi.Mai này lớn lên em
làm kĩ sư xây dựng và thiết kế xây một cây cầu thật đẹp để bắt qua sông giúp
cho bà con quê em đi lại dễ dàng hơn.
Tả người
+ Kết bài không mở rộng:Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của
mình với người được tả.
Ví dụ:
Ba em thật tuyệt vời.
Em rất tự hào vì được làm con của ba.
Em rất kính yêu ba của em.
+ Kết bài mở rộng:Từ hình ảnh ,hoạt động của người được tả ,suy rộng ra
các vấn đề khác.
Nhìn ba vất vả với việc đồng áng em cảm thấy thương ba vô cùng.Em tự
hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này em đi làm kiếm tiền lo cho ba,mẹ để ba
không còn vất vả nữa.
Phần thân bài chính là phần trọng tâm của một bài văn. Một bài văn có
phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn nhưng phần thân bài sáo rỗng, hời hợt, không
giải quyết được đầy đủ các yêu cầu các yêu cầu được đặt ra ở phần đề bài thì
chưa phải là một bài văn hay. Để khắc phục khuyết điểm này, khi lập dàn ý của
bài văn, chúng ta cần tách phần thân bài thành các ý lớn cho đầy đủ, rồi từ các ý
đó, viết thành các đoạn văn hoàn chỉnh.
8
Tuỳ vào yêu cầu của đề, các em có thể trình bày phần thân bài thành một
hay 2-3 đoạn (dài, ngắn khác nhau). Mỗi đoạn có thể trình bày khoảng từ 3 - 12
câu, tuỳ theo nội dung của từng ý. Ý nào trọng tâm thì nên nói kĩ, nói dài hơn.
Trong dạy học sinh viết văn cần gợi ý các em,khuyến khích HS dùng hình ảnh
so sánh,nhân hóa cho bài viết thêm sinh động.
Dạy học sinh dùng hình ảnh so sánh:
• Ông mặt trời đỏ như quả cầu lửa đang từ từ nhô lên ở đằng đông.
• Dòng sông mềm như một dải lụa vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa.
•
Đất nước mình đẹp như một bức tranh.
• Đám mây mỏng như một dải lụa đang bay qua bầu trời.
•
Ánh nắng vàng như mật ong đang trải khắp cánh đồng.
•
Cây bàng như một chiếc ô khổng lồ toả bóng mát rượi.
• Bác nông dân khoẻ như một đô vật, nước da như màu đồng hun.
• Mắt em bé long lanh như thủy tinh.
• Dáng đi của chị như người mẫu.
Dùng biện pháp nhân hoá ví dụ như:
• Ánh trăng vạch kẽ lá nhìn xuống.
• Vườn trường khoác một chiếc áo xanh um dệt bằng lá phượng.
• Ánh nắng dang rộng vòng tay ôm ấp ngôi nhà.
•
Mặt trời vừa thức dậy ở đằng đông.
•
Những bông hoa đang tươi cười trong nắng sớm.
•
Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên cành cây.
•
Những cơn gió rón rén bước trên mặt hồ.
•
Mặt trời đang chuẩn bị chìm vào giấc ngủ dài.
•
Xuân về, những chồi non choàng tỉnh giấc, ngỡ ngàng nhìn khung trời
mới lạ.
•
Đến cuối thu, bàng cởi bỏ chiếc áo choàng, hiên ngang vươn cao những
cánh tay gầy guộc , đón chào cái lạnh đầu đông.
• Chị gió thổi qua cánh đồng.
• Chú chim chào mào đang hót véo von.
• Dòng sông buồn khi vắng ghe,xuồng qua lại.
Dạy học sinh biết cách viết một bài văn hay.
Làm thế nào để viết được một bài văn hay ?
Một bài văn hay phải đạt được 3 yêu cầu : Nội dung, hình thức và cách trình
bày.
a) Nội dung :
9
- Ý tưởng phải ăn khớp với đề bài.
- Ý tưởng phải đúng, mới và đặc biệt.
- Ý tưởng phải súc tích (chứa nhiều ý trong một hình thức diễn đạt ngắn
gọn).
- Ý tưởng phải xếp đặt có thứ tự và mạch lạc.
- Ý tưởng cuối cùng (ở phần kết bài) phải khái quát được các ý đã nêu
ra.
b) Hình thức :
- Viết đúng từ.
- Viết đúng nội dung (đặt câu đúng ngữ pháp, có đủ CN, VN).
- Viết đúng dấu câu (sử dụng đúng các dấu câu đã được học).
c) Trình bày :
Chữ viết phải rõ ràng, ngay ngắn, đẹp; viết hoa đúng chỗ, các đoạn văn
được phân bố hợp lí (không nên quá dài hoặc quá ngắn).
Để viết được một bài văn hay, các em cần lưu ý một số điểm sau :
a) Về cách dùng từ :
- Phải dùng từ cho chính xác, lựa chọn từ ngữ nào hay nhất để làm cho câu văn
có hồn.
* Một yêu cầu cuối cùng khi viết văn đối với học sinh viết văn hay là phải hết
sức tránh sự cẩu thả về chữ viết, về cách trình bày, tránh các sai sót về chính tả.
Muốn thế, trong khi viết, chúng ta phải hết sức chú ý suy nghĩ và vận dụng cho
đúng, trình bày cho sáng sủa. Đặc biệt, khi viết xong bài, phải dành thời gian
đọc lại để sửa lại những sai sót (nếu có thể).
Nội dung và phương pháp làm bài :
Thể loại miêu tả :
* Nội dung – Yêu cầu :
Miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra trước mắt người đọc bức
tranh cụ thể về một cảnh, một người, một vật đã làm ta chú ý và cảm xúc sâu
sắc. Người tả phải nắm vững cảnh, vật mình định tả có những nét gì nổi bật, đặc
sắc và diễn tả lại bằng từ ngữ giàu sức gợi cảm, cho thấy rõ hình khối, kích
thước, màu sắc, âm thanh, hương vị, ...và những cảm giác vui, buồn, ngạc nhiên,
thích thú, ...khi nhìn cảnh, vật. Cầm trên tay chiếc bút máy, ta có thể tháo rời để
xem nó có những bộ phận gì : nắp bút, thân bút, ngòi bút ; Riêng nắp bút lại
gồm : nắp nhựa, đai sắt, ghim cài, ốc chốt. Nếu chỉ mới nêu tên thế thôi thì đó là
kể. Tả là phải nói cụ thể hơn, làm cho người đọc, người nghe như trông thấy
trước mắt từng bộ phận của nó : Vuông, tròn, to, nhỏ, dài, ngắn ra sao, có màu
sắc gì ?...lại thấy cả tình cảm gắn bó giữa người với bút. Nhìn cảnh, vật ta nhìn
bằng mắt và cả bằng tấm lòng yêu ghét của mình. Bài tả phải vừa gợi hình, vừa
gợi cảm, phải đạt được những yêu cầu sau :
- Tả giống với thực tế.
- Tả cụ thể và có thứ tự.
- Tả gắn với tình người.
10
* Phương pháp chung :
Nhằm đạt được những yêu cầu trên, cần làm tốt mấy việc dưới đây :
- Quan sát trực tiếp và tỉ mỉ cảnh, vật, người định tả : Sự tiếp xúc hàng ngày chỉ
cho ta những nhận biết hời hợt, chung chung, chưa toàn diện. Có quan sát kĩ,
nhiều mặt, nhiều lượt, bằng nhiều giác quan (nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm) thì mới
có những hiểu biết đầy đủ, phong phú và chính xác. Quan sát trực tiếp còn cho
ta những cảm xúc "nóng hổi" để đưa vào bài viết, tránh được tẻ nhạt.
- Quan sát tìm ý đi đôi với tìm từ ngữ để diễn tả đúng và sinh động điều đã quan
sát được.
- Cân nhắc để chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mình coi là
thích hợp hơn cả. Thông thường, ta trình bày theo thứ tự không gian (từ bao quát
toàn thể đến các bộ phận chi tiết, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trên
xuống dưới, ...). Ta cũng có thể trình bày theo thứ tự thời gian (điều gì thấy
trước, diễn ra trước thì tả trước) ; hoặc theo thứ tự tâm lí (nét gì mình chú ý
nhiều nhất hoặc cho là quan trọng nhất thì tả trước).
Đó là phần thân bài. Một bài văn miêu tả hoàn chỉnh phải gồm đủ 3 phần : Mở
bài,thân bài,kết bài.
Tả người :
a- Phương pháp làm bài :
Tả người là ghi lại những riêng về hình dáng và tính tình của một người mà em
đã nhìn thấy.
Để làm tốt dạng văn tả người, em cần phải :
- Xác định rõ người sẽ tả là ai.
- Quan sát kĩ người sẽ tả để tìm ra những nét riêng biệt của người đó. Mỗi lứa
tuổi, con người có những đặc điểm về hình dáng và tính tình khác nhau (người
già thì tóc bạc, da nhăn ; người trẻ thì mái tóc mượt mà, làn da căng tràn sức
sống, ...). Mỗi người một hoàn cảnh sống, một trình độ văn hoá khác nhau. Tất
cả những thứ ấy đều có ảnh hưởng đến sinh hoạt toàn diện của họ.
- Lựa chọn những từ ngữ thích hợp (nhất là các động từ, tính từ để vừa nêu được
những nét riêng biệt, nổi bật nhất của người được tả, vừa bộc lộ được thái độ,
tình cảm của mình đối với người đó.
Tôi cung cấp cho các em một số từ ngữ dùng để tả người:
MỘT SỐ TỪ NGỮ DÙNG ĐỂ TẢ NGƯỜI
– Để tả HÌNH DÁNG, THÂN HÌNH có thể dùng:
Cao – lùn – gầy gò – ốm yếu – nhỏ nhỏ – tầm thước – xương xương –
choai choai – mảnh khảnh – dong dỏng – thon – roi – béo phệ – mập mạp – lực
lưỡng – vạm vỡ – cục mịch – rắn rỏi – trẻ măng – cường tráng – cân đối – gọn
gàng – mập phù – gầy guộc – vàng võ – bệnh hoạn.
Em bé: sổ sữa, bụ bẫm, mập ú, tròn trĩnh, trắng như cục bột, …
Phụ nữ: mảnh mai (dẻ), yểu điệu, uốn éo, dịu dàng, bệ phệ
Người già, người lao động khổ sở: cằn cỗi, tiều tụy, bơ phờ, uể oải.
11
– Để tả DIỆN MẠO, KHUÔN MẶT có thể dùng:
Tròn trĩnh (trịa) – vuông vắn – bầu bĩnh – thon thon – dài – trái xoan – đầy đặn
– gân guốc – sáng sủa – khôi ngô – đầy vết sẹo – xấu xí – rỗ như tổ ong – rỗ hoa
– hồng hào – trắng trẻo – đen sạm – rám nắng – xanh xao – tái mét – tươi tỉnh –
niềm nở – hớn hở – ủ rủ – cau có – nhăn nheo – hốc hác – bơ phờ – hung tợn –
hiền hậu – dễ thương – nghiêm trang – đạo mạo – thơ ngây – thản nhiên – thông
minh – đần độn – khờ khạo – lầm lì – là lạ – quen thuộc – khả ái…
– Để tả DA có thể dùng:
Nhăn nheo (nhíu) – căn phồng – mỏng tăng – chai cứng – nứt nẻ – đầy ghẻ lở –
nhiều vết sẹo – hồng hào – đỏ thắm – mốc thích – đen sạm – bánh mật – ngăm
ngăm – ngăm đen – sần sùi – tái mét – xanh xao – xanh lét – xanh như tàu lá –
bạc lãng – trắng ngà – trắng nõn – nõn nà – mịn màng…
– Để tả MỒ HÔI có thể dùng:
Rướm – toát – đổ lốm đốm – lấm tấm – nhễ nhại – nhỏ giọt – ướt sũng – lăn
từng dòng – chảy ròng ròng – nhầy nhụa,…
– Để tả ĐẦU có thể dùng:
Tròn – giẹp – vồ – to – nhỏ – sói – hói – có sẹo,…
– Để tả TRÁN có thể dùng:
Rộng – hẹp – gồ – cao – thấp – vuông – nhăn nheo, …
– Để tả TÓC, RÂU, LÔNG MÀY, LÔNG MI có thể dùng:
Cứng – mềm – mướt – rậm sưa – lưa thưa – lơ thơ – ngắn – dài – lượt thượt –
lún phún – lởm chởm – đen mướt – suôn đuột – quăn – vàng hoe – xờm xoàm –
Tóc: chải chuốt – gọn gàng – bù xù – bay phờ phạc – xõa tới bờ vai – dài tới
gáy – hớt ngắn sát da đầu – rối như bùi nhùi – bạc phơ – lốm đốm bạc – bạc hoa
râm,…
– Để tả MẮT có thể dùng:
Tròn vo – xếch – bồ câu – có quầng – lồi – híp – trao tráo – đen huyền – đen láy
– trong vắt – long lanh – u buồn – trắng đục – đỏ ngầu (lom, boc, gay) – chột, …
– Để tả MŨI có thể dùng:
To – nhỏ – tẹt – xẹp – dọc dừa – thấp – cao – hẹp – vểnh – nhô – hỉnh – hếch –
gồ – thon – đỏ hồng.
– Để tả MÁ có thể dùng:
Cao – cóp – hóp – tóp – bầu – phúng phính – lúm đồng tiền – nhô xương xẩu –
hồng – ửng hồng.
- Để tả MIỆNG có thể dùng:
Móm – rộng – nhỏ – nho nhỏ.
– Để tả MÔI có thể dùng:
Dày – mỏng dính – nứt nẻ – đỏ thắm – đỏ như son – hồng tươi – nhợt nhạt –
thâm đen – xám ngắt, …
- Để tả RĂNG có thể dùng:
Hô – sùn – lòi xỉ – đều đặn – nhỏ nhắn – san sát – trắng nõn (bóng) – trắng như
tráng men sứ – vàng khè – lung lay – xiệu xạo, …
- Để tả CẰM có thể dùng:
Chìa ra – nhô ra trước mặt – nhọn – vuông – lồi – lún phún râu – lòng thòng một
chòm râu – lơ phơ mấy sợi râu, …
12
- Để tả CỔ có thể dùng:
Lùn – cao – no tròn – đầy ngắn – tong teo, …
- Để tả VAI có thể dùng:
Ngang – xệ – hõm vào – nở nang – hẹp – co ro…
- Để tả NGỰC có thể dùng:
Lép xẹp – hõm vào – nở nang – lòi xương sườn …
- Để tả BỤNG có thể dùng:
Thon - phệ – bình rỉnh đầy những mỡ – thóp vào…
- Để tả LƯNG có thể dùng:
Còng – gù – khom – thẳng – dài…
- Để tả TAY CHÂN có thể dùng:
Xinh xắn – mềm mại – dịu dàng – mũm mỉm – bụ mẫm – no tròn – tròn trĩnh –
phốp phác – vạm vỡ – lực lưỡng – dẻo dai – rắn chắc – thô kệch – cục mịch –
nhỏ nhắn – bé bỏng – khẳng khiu – tong teo – mảnh khảnh – gân – guốc – ngắn
ngủi – yếu ớt – què quặt – tàn tật – trắng trẻo (nõn, hồng, muốt…) – đen ngủi
(sạm, ngăm) – mốc thích…
Bàn tay: búp măng – chai cứng – nứt nẻ – nổi đầy gân…
Ngón tay: Ngòi viết – đùi đục – thon thon – lù lù…
- Để tả CÁCH ĂN MẶC, QUẦN ÁO (Y PHỤC) có thể dùng:
Chỉnh tề – tươm tất – kín đáo – hở hang – gọn gàng – tha thướt - sạch sẽ – lành
lặn – diêm dúa – loè loẹt – ngộ nghĩnh – dơ dáy – xốc xếch – lụng thụng – luộm
thuộm – rách rưới – bò sát mình – giản dị – đơn sơ – kiểu cách…
- Để tả ĐIỆU BỘ có thể dùng:
Đường hoàng – chững chạc – chậm rãi (chạp) – khoan thai – hấp tấp – nhanh
nhẹn – láu táu – nghiêm trang (nghỉ) – lý lắc – hí hửng – tháo vát – uể oải – mệt
nhọc – thờ thẫn – hăng hái (say) – bẽn lẽn – ngượng nghịu – lúng lúng – bỡ ngỡ
– lính quính – bình thản – tự nhiên – duyên dáng – hùng dũng…
- Để tả TIẾNG NÓI, KÊU, LA có thể dùng:
Ồ ề – the thẻ – chát chúa – êm dịu – khàn khàn – lè nhè – trong trẻo – éo éo –
oang oang – ồn ào – khao khao – lào xào – ngân nga – rổn rảng – lanh lảnh –
sang sảng – rối rít – nheo nhẻo – ầm ỉ…
- Để tả CỬ CHỈ, HÀNH VI có thể dùng
NHÌN: dăm dăm – chăm chú – chòng chọc – dáo dác – ngơ ngác – lừ đừ – trìu
mến – hằn học – đắm đuối – lim dim – mơ màng – tình tứ…
NÓI: Thì thầm (thào) – xì xào – rì rầm – lẩm bẩm – bập bẹ – ấm cúng – luyên
thuyên – huyên hoang – lảm nhảm – lải nhải – cằn rằn – càu nhàu – chững chạc
– liến thoắng – hài hước – pha trò – tía lia – hằn học – khẩn khoản – vồn vã –
niền nở – ngọt ngào – cộc lốc – khiêm tốn – lễ độ – thô bỉ – bông đùa – chọc
ghẹo – ngân dài – gằn từng tiếng …
CƯỜI: ngất – mỉm – rộ – xoà – khanh khách – ha hả – khúc khích – hề hề – hi
hí – sằng sặc – nôn ruột – giòn giã – chúm chím – tủm tỉm – toe toét – duyên
dáng.
KHÓC: oà – mếu máo – sướt mướt – nghẹn ngào – nức nở – rưng rức – sụt sùi –
hu hu – thút thít – nước mắt đầm đìa …
NẰM: sóng soài (sượt) – co ro – chễm chệ …
13
ĐỨNG: tần ngần – im như pho tượng – sững – khoai thai …
NGỒI: chễm chệ – co ro – ủ rủ – bó gối – khoan thai – xếp bằng tròn – thừ lừ …
ĐI: chững chạc – khoan thai – hấp tấp – lảo đảo – loang choang – chập chững –
rầm rập – rảo bước – lang thang …
CHẠY: cuống cuồng – tung tăng – loạn xạ – tán loạn – lon ton – quanh quẩn –
tất tưởi (tả) – vùn vụt – ào ào …
LÀM VIỆC: hí hoáy – hì hục – loay hoay – cặm cụi – say sưa – mải miết – xoay
xở – hăng say – hăm hở – thong thả – hấp tấp – thành thạo – vụn về – tất cả …
(1) - Để tả TÍNH HÌNH có thể dùng:
Khoác lác – ba hoa – trầm tĩnh – láu táu – cau có – nghiêm nghị – đứng
đắn – chững chạc – dè dặt – thật thà – bạo dạn – khắt khe – lười nhác – xảo
nguyệt – tham lam – siêng năng – hiền hậu – ôn hoà – vui vẻ – vị tha – ít nói –
thận trọng – cẩu thả – hời hợt – nhút nhát – lỗ mảng – thô bỉ …
- Mỗi học sinh cần có một sổ tay từ ngữ. Rèn thói quen ghi chép những từ,
câu văn hay vào sổ tay mà nhà trường đã quy định.
b- Dàn bài chung :
* Mở bài : Giới thiệu người sẽ tả : Em được gặp người ấy ở đâu ? Trong thời
gian nào ? Cảm xúc ban đầu của em về người đó như thế nào ?...
* Thân bài :
- Tả hình dáng :
+ Tả bao quát về tuổi tác (già hay trẻ), tầm vóc (cao lớn hay nhỏ nhắn), dáng
điệu (duyên dáng, nhanh nhẹn hay chậm chạp), nghề nghiệp (bác sĩ, công
nhân, ...), cách ăn mặc, ...
+ Tả chi tiết : Những nét nổi bật nhất (khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, cái miệng,
làn da, chân tay, ...)
- Tả tính tình- hoạt động :
+ Tính tình của người đó như thế nào ? (chất phác, vui nhộn hay dễ cáu gắt, ...).
Giọng nói ra sao ? (nhẹ nhàng hay sang sảng), cử chỉ, điệu bộ, ...Cách cư xử với
người khác (ân cần, chu đáo, ...), việc làm bộc lộ rõ rệt đạo đức, tình cảm và tính
nết của người được tả.
+ Hoạt động : Tả các việc làm cụ thể : Người ấy đang làm gì ? Cách làm như thế
nào ?
Kết bài
Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ.
+ Mẹ em lả một người phụ nữ tuyệt vời!
+ Em rất tự hào là con của mẹ. Em rất kính yêu mẹ của em.
Trong dạng văn tả người giáo viên cần cho học sinh tả hoạt động làm nổi
bật ngoại hình của người mình tả. Chú ý dùng các từ láy, biện pháp so
sánh,nhân hóa để tả.
Tả ca sĩ đang biểu diễn.
VD: Mỹ Tâm bước lên sân khấu với bộ váy màu trắng rất hợp với dáng người
thon thả của chị. Chị trang điểm rất khéo. Mái tóc và đôi mắt màu nâu kết hợp
14
cái mũi cao trông chị như một người ngoại quốc đến biểu diễn vậy. Khi tiếng
nhạc vang lên, chân chị nhún nhảy theo điệu nhạc. Giọng ca lúc trầm, lúc bổng
theo giai điệu của bài hát. Bàn tay búp măng trắng nõn nà của chị lúc đa sang
bên này, lúc đa sang bên nọ phụ hoạ thật hợp lí. Thỉnh thoảng chị lại nở nụ cời
thật tươi để lộ ra hàm răng trắng muốt, đều đặn.......
Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ,…
GV cũng chuẩn bị dàn bài mẫu để cuối tiết học đọc cho HS nghe để các em
có thêm những ý mà các em trong quá trình lập dàn ý còn thiếu.
Ví dụ về dàn bài mẫu:
Đề 5: Em hãy tả hình dáng và tính tình của một người thân mà em kính yêu.
Dàn bài chi tiết
I Mở bài: Giới thiệu mẹ của em.
- Nhắc đến hai đấng sinh thành em không thể nào quên được mẹ.
- Mẹ đã cho em hình hài và chăm sóc từ tấm bé đến bây giờ.
II Thân bài:
1.
Tả ngoại hình:
- Mẹ em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi.
- Tầm vóc mẹ không cao lắm, nhưng được cái vóc dáng khoẻ mạnh.
- Làn da của mẹ ngăm đen, bóng bẩy, mịn màng.
- Ở nhà cũng như đến cơ quan, mẹ luôn ăn mặc gọn gàng và giản dị.
- Mái tóc mẹ dài đen mượt luôn được búi lên cao sau gáy.
- Khuôn mặt mẹ đầy đặn, vừa sáng sủa vừa hiền hậu.
- Cái sóng mũi tuy không cao nhưng nhỏ nhắn và thanh tú.
- Đôi gò má nõn nà, đôi môi đỏ thắm hé nở để lộ hàm răng trắng ngà, vừa đều
vừa nhỏ.
- Giọng nói nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
- Tuy nhỏ người, nhưng mẹ rất nhanh nhẹn. Mẹ làm việc nhà khéo tay và gọn
gàng.
2.Tả tính tình:
- Mẹ rất hiền lành và cởi mở. Mẹ hết lòng yêu thương con cái và lo lắng cho
gia đình.
- Đối với hàng xóm, mẹ sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
- Mẹ rất thích nấu ăn cho cả nhà ngon miệng.
- Lúc rảnh, mẹ thường may vá và đan áo cho em.
- Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và là điểm tựa vững chắc cho các con
III.Kết bài
- Còn có mẹ là niềm hạnh phúc lớn nhất của em.
- Em luôn kính yêu và biết ơn mẹ.
15
Hoặc
VD : Mẹ yêu! Người mẹ đã tần tảo, hi sinh cả cuộc đời mình vì chúng con, công
lao trời bể của mẹ con chẳng bao giờ quên, con mong mẹ mãi là vầng dương
sáng chói soi sáng cuộc đời con để con mãi gọi hai tiếng “Mẹ yêu”
*Bài văn mẫu về tả người
Bài văn tả cô giáo
Bài làm
Trong những năm học tiểu học người mà để lại ấn tượng sâu sắc với em
nhất là cô Cầm dạy em năm lớp hai.
Cô có dáng người cao to, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói
nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với
dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng
không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo
hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào
cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng
đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em.
Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồm của cô là bạn ấy
hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng
say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông
mày vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.
Cô Cầm là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu
học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho
chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên
chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết
mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài
với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô
luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào
những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách
sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần
qua, các con đã rất cố gắng để được khen trước cờ. Cô mong tuần nào các con
cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào.
Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại goi
em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp hai, được cô
yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của em ở trường là cô
giáo mến thương...”.
Vâng! Đúng vậy em sẽ không bao giờ quên cô - người mẹ đã đưa em đón
những tia nắng đầu tiên của cuộc đời.
Tả cảnh sinh hoạt : (Là một dạng của kiểu bài tả cảnh)
- Nếu một bài văn tả cảnh thông thường thiên về tả cảnh vật thiên nhiên là chính
(ít chú ý đến hoạt động của người, vật), thì bài văn tả cảnh sinh hoạt quan tâm
nhiều hơn đến hoạt động của con người (và vật).
16
- Tả cảnh sinh hoạt là sự tổng hợp của cả thiên nhiên, cảnh vật, con người. Vì
vậy, việc lựa chọn và sắp xếp các chi tiết tiêu biểu, hợp lí là hết sức cần thiết.
Phải làm sao toát lên cho được trọng tâm và nội dung của cảnh cần miêu tả.
- Khi gặp một bài văn mang nội dung tả cảnh sinh hoạt, các em cần lưu ý một số
điểm sau :
+ Về từ ngữ : Cần lựa chọn các từ ngữ thích hợp (nhất là các từ tượng thanh,
tượng hình, động từ, tính từ) để dựng được một bức tranh sinh động bằng hình
ảnh, màu sắc và gợi ra cả những âm thanh do hoạt động của con người và vật tạo
ra.
+ Về trình tự tả : Cần lựa chọn một trình tự tả hợp lí về không gian, thời gian (từ
xa đến gần, từ trong ra ngoài (hoặc ngược lại) ; từ thời điểm trước đến thời
điểm sau, từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.
+ Về nội dung : Cần kết hợp tả hoạt động của người, vật xen kẽ với tả khung
cảnh thiên nhiên. Tránh tả tách bạch dẫn đến sự đơn điệu, tẻ nhạt.
Tả cảnh :
a- Phương pháp làm bài :
* Bước 1 : Xác định đối tượng miêu tả :
Xác định xem đối tượng miêu tả là cảnh gì ? Ở đâu ? Cảnh đó có từ bao giờ ?...
Phạm vi không gian và thời gian của cảnh được miêu tả và nội dung chủ yếu cần
làm toát lên từ cảnh đó.
+ Lưu ý : Trong các cảnh được miêu tả, có khi bao gồm cả người và vật, nhưng
cảnh vẫn là chính. Phần tả người và vật làm cho cảnh trở nên sinh động, tự
nhiên.
* Bước 2 : Quan sát đối tượng miêu tả.
Chọn vị trí quan sát thuận tiện nhất để nắm bắt được những chi tiết, đặc điểm cơ
bản quan trọng của cảnh. Người quan sát có thể là người trong cuộc (người trực
tiếp tham gia) hoặc là người trực tiếp chứng kiến.
Quam sát bằng mắt nhìn, tai nghe và kết hợp các giác quan khác. Lưu ý đén các
yếu tố : màu sắc, hình ảnh, âm thanh có hoà hợp với nhau không ?
* Bước 3 : Lập dàn ý.
* Bước 4 : Sắp xếp ý, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để xây dựng thành một bài văn
hoàn chỉnh.
b- Dàn bài chung :
* Mở bài :
- Giới thiệu cảnh định tả (ngôi nhà, trường học, vườn hoa, ...).
- Cảnh đó ở đâu ? Em tả nó vào thời điểm nào ? Em có tham gia chứng kiến
cảnh đó ?...
* Thân bài :
- Tả những nét chung nổi bật của toàn cảnh : Những nét bao quát khi thoạt nhìn
cảnh :
17
Quang cảnh chung, cảm tưởng chung về cảnh.
- Tả từng bộ phận của cảnh (theo trình tự hợp lí từ ngôài vào trong hoặc từ trên
xuống dưới, ...).
+ Chọn tả những nét tiêu biểu nhất, xác định trung tâm của cảnh cần miêu tả là
gì ?
+ Chú ý tả đường nét, màu sắc của cảnh vật. Sự liên quan giữa cảnh vật ấy với
cảnh vật xung quanh nó.
+ Tả người, vật gắn với cảnh (nếu có).
- Tình cảm, thái độ của người tả.
* Kết bài : Nêu cảm nghĩ của người viết trước cảnh được tả.
Các em còn mắc lỗi khi viết văn như tôi dùng biện pháp như sau:
- Tôi nhắc các em việc viết văn chính là sản phẩm của mình.Do đó,các em
hãy tự viết bài không nhìn bài bạn,không chép trong sách văn mẫu.
- HS viết đoạn văn giống như một đoạn liệt kê tôi dạy cho các em biết viết
câu có hình ảnh,có dùng từ gợi tả,viết câu ghép,gợi ý bằng lời cho từng em hoặc
nhóm,đọc cho các em nghe đoạn văn mẫu,văn hay.
- Bài viết sai chính tả nhiều tôi gạch dưới từng lỗi cho HS nhận ra rồi trao đổi
với bạn chữa,chữ nào không biết,không hiểu chữa thế nào cho đúng thì hỏi
cô,tôi nói chung cho cả lớp biết.
- Một số em còn lười viết văn,khi làm bài văn thường viết ngắn tôi sẽ động
viên các em nên chịu khó tả cho tỉ mỉ,tả từ đạt quy định trở lên.Có em viết ngắn
nộp tôi nhận rồi xem ngắn tôi trả lại cho em cho em thời gian để viết lại.
- Có em viết đúng bố cục nhưng cả bài chỉ có 3 dấu chấm ở 3 phần.Tôi gọi
em lên chỉ chỗ nào thì em phải chấm hết câu.Cứ hai, ba lần như vậy em tự viết
câu đúng.
- Số học sinh dùng từ ngữ chưa chọn lọc , diễn đạt chưa hay tôi gợi ý,cung cấp
cho các em các từ để tả cảnh,tả người...
- Trình bày bố cục chưa đúng tôi sẽ hướng dẫn các em rõ từng phần,cho em
xem cách trình bày bài văn đúng bố cục của bạn.
- Có em các câu văn viết giống như liệt kê ngắn ngủn,có em thì viết quá dài
mới đặt một dấu chấm.Tôi sẽ chỉ ngay trên bài viết của em ấy đến đâu thì có thể
kết thúc một câu.
- Đối với học sinh sai mà không chịu sửa lần sau cũng sai như lần trước tôi sẽ
chấm bài thường xuyên củ em ấy,kêu em đến chỉ cho thấy cái sai,nói với em lần
sau không được viết như thế.
- Phối hợp với thư viện mượn sách,truyện,báo thiếu niên,nhi đồng...cho học
sinh mượn đọc để giúp các em viết đúng chính tả,có thêm vốn từ,biết viết câu
văn.
- Sưu tầm nhiều bài văn hay để đọc cho các em nghe sau tiết nhận xét,đoạn,
hay cuối tiết trả bài viết.
- Bắt buộc mỗi em có một sổ tay,ghi những từ ngữ để miêu tả đúng,hay vào
cho nhớ để viết văn.
18
*Những em viết chưa tốt,chậm tiến bộ,tôi sẽ giao việc vừa sức.Như viết mở
bài kiểu trực tiếp,kết bài không mở rộng.Cho các em viết đoạn văn khoảng 5
câu. Viết bài văn khoảng 15 câu.
Kết quả đạt được
Tôi áp dụng cách dạy theo cách trên tôi thấy các em làm văn có tiến bộ.
- Các em đã tự viết bài không nhìn bài bạn,không chép trong sách văn mẫu.
- Một số em còn lười viết văn ,khi làm bài văn thường viết ngắn nay đã siêng
năng viết duy nhất chỉ còn một em Đăng Khoa là viết còn ngắn.
- Các em biết đọc kĩ và hiểu đúng yêu cầu của đề.
- Học sinh đã viết được một đoạn văn đạt yêu cầu.Có những em viết hay.
- Cả lớp 33 em đều viết đúng bố cục của một bài văn.
- Các em đều đã biết dùng từ đúng, nhiều em dùng rất chính xác.
- Lỗi về dùng từ lặp lại cũng được khắc phục nhiều.
- Đa số các em biết dùng từ gợi tả,gợi cảm,biết sử dụng hình ảnh so
sánh,nhân hóa khi miêu tả.
- Bài viết ít sai chính tả hơn.
- Học sinh đã viết được một đoạn văn, bài văn chân thực,nêu được cảm xúc
khi tả.
- Ở lớp,học sinh viết đoạn văn,bài văn hay và khá hay nhiều.
Thống kê cuối năm kết quả thi đạt như sau:
Tổng số học sinh: 33 em.
Viết văn hay
Viết văn khá
Viết văn đạt
Số lượng Tỉ lệ %
Số lượng Tỉ lệ %
Số lượng Tỉ lệ %
Không có học sinh nào viết chưa đạt.
Kết quả do tổ 5,Ban giám hiệu Trường Tiểu học Ngan Dừa và Trường
Trung học cơ sở Chu Văn An cùng tham gia chấm bài thi cuối năm học.
Bài học kinh nghiệm
- Để đạt kết quả trong dạy văn miêu tả đòi hỏi người giáo viên phải chịu khó
hướng dẫn thật kĩ trước khi học sinh viết,đọc hết tất cả bài viết của học
sinh,nhận xét bằng lời rõ ràng dễ hiểu các em sai cái gì, chỗ nào em viết chưa
hay,...tham khảo nhiều tài liệu để mở rộng hiểu biết về vốn từ ,cung cấp cho
học sinh từ ngữ hay,cách tả,sưu tầm những bài văn hay,văn mẫu để đọc cho
học sinh nghe nhất là học sinh còn chậm.
C Kết luận
Kết quả của ứng dụng
Qua áp dụng biện pháp dạy nêu trên,tôi đã dây thành công cho đối tượng
học sinh lớp mình hai năm liền.Năm học 2014-2015,lớp 5A3 các em viết văn đạt
yêu cầu trở lên.
Kết luận trong quá trình thực hiện
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy ngoài việc sử dụng những giải pháp trên thì
giáo viên nên khuyến khích các em tích cực đọc thêm sách ,báo để các em có
thêm vốn từ sẽ giúp các em học tốt hơn tập làm văn.
Hiện nay,việc nhận xét học sinh theo thông tư 30 của BGD-ĐT được áp
dụng từ năm học 2014-2015 đòi hỏi giáo viên dành nhiều thời gian cho việc
19
nhận xét.Do đó,người giáo viên phải nhiệt tình,có cái tâm với nghề thì mới làm
tốt được.
Kiến nghị,đề xuất.
* Đối với nhà trường:
- Thường xuyên thăm lớp dự giờ để rút kinh nghiệm cho giáo viên nâng
cao chất lượng dạy học.
- Tạo điều kiện phát huy những năng lực, sự sáng tạo trong giảng dạy của
từng cán bộ giáo viên. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
* Đối với thư viện trường:
- Cần cho các em mượn sách,truyện nhiều hơn,một hay hai tuần thay số
sách truyện một lần để học sinh thích thú học sách hơn giúp ích cho việc viết
văn.
* Đối với học sinh
- Cần có ý thức ham học Tiếng việt. Rèn thói quen tự giác trong học
tập,yêu thích tập làm văn.
- Hưởng ứng phong trào đọc sách nhất là những cuốn sách phục vụ cho
học tập như: từ điển, mẹo viết chính tả,phương phương pháp viết văn,những
sách tài liệu bồi dưỡng môn Tiếng Việt...
- Mỗi học sinh cần có một sổ tay từ ngữ. Rèn thói quen ghi chép những gì
quan sát được,những hình ảnh,câu văn và những ghi chép khác phục vụ cho việc
học tập làm văn.
Trên đây là một số biện pháp mà bản thân tôi sử dụng và đạt hiệu quả.
Tôi tin với lòng yêu nghề, sự nhiệt tình của giáo viên, vì tương lai của các em
chúng ta,giáo viên giảng dạy bằng cả tâm huyết của mình để học sinh lớp mình
đạt được thành tích cao hơn nữa góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục địa
phương mình.
Rất mong Hội đồng nghiên cứu khoa học kĩ thuật của trường nhận xét,góp
ý để tôi có thêm kinh nghiệm dạy học sinh viết văn miêu tả hay hơn.
Người viết sáng kiến
20