Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 31 trang )

Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Câu hỏi: Sử dụng sinh vật chỉ thị trong nghiên cứu,
đánh giá và xử lý môi trường.

1.
2.

3.
4.
5.
6.

Khái niệm sinh vật chỉ thị môi trường.
Cơ sở của việc sử dụng sinh vật làm sinh vật chỉ thị môi
trường.
Phân loại sinh vật chị thị môi trường.
Tính chất sinh vật chỉ thị môi trường.
Tiêu chẩn của sinh vật chỉ thị môi trường.
Thực tế sử dụng sinh vật chỉ thị trong nghiên cứu đánh giá
và xử lý môi trường đất, nước và không khí.

1


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363


Mục lục
Trang
Đặt vấn đề ..………………………………………………………………… 3-8
Nội dung:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Khái niệm sinh vật chỉ thị môi trường……………………………….. 8-14
Cơ sở của việc sử dụng sinh vật làm sinh vật chỉ thị môi trường……. 14-19
Phân loại sinh vật chị thị môi trường………………………………… 19-21
Tính chất sinh vật chỉ thị môi trường………………………………… 21-22
Tiêu chẩn của sinh vật chỉ thị môi trường……………………………. 22-23
Sử dụng sinh vật chỉ thị trong nghiên cứu đánh giá và xử lý môi trường đất,
nước và không khí ………….………………………………………... 23-30

Kết luận……………………………………………………………………...

30

Kiến nghị…………………………………………………………………….

30

Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..

30


2


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Đặt vấn đề:
Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối của toàn thế giới và đặc
biệt nghiêm trọng tại Việt Nam, với tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất
ngày càng nghiêm trọng. Việt Nam hiện là nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng
nhanh chịu ro cao từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nhất lừ lũ lụt và bão tố.
Giai đoạn 2001-2010, thiên tai, kể cả lũ lụt, lở đất và hạn hán đã khiến GDP giảm
1,5%, theo website của chính phủ.
Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt dễ tổn thương trước hiện tượng nước biển
tăng. Chính phủ dự báo nếu mực nước biển tăng 1 m, thì hơn 20% diện tích thành
phố Hồ Chí Minh sẽ bị lụt, 10-12% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và
cả nước sẽ thiệt hại 10% GDP.

Ô nhiễm môi trường không khí
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi,
có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và
nguồn nhân tạo.
a. Nguồn tự nhiên:
Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua,
mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được
phun lên rất cao.

Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do
sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan
truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió
thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang
theo bụi muối lan truyền vào không khí.
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều
chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua,
nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
3


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

b. Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.
Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà
máy vào không khí.
Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường
ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra
ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật
liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí
nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên
cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ

không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến
đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật.

Ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông.

4


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều
bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và
các cánh đồng.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí thải như: CO 2
-khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng
nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH 4 là
13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%...
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong
vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5m dẫn đến nhấn chìm một
diện tích lớn các vùng đất ven biển, và Việt Nam là một trong số các nước chịu ảnh
hưởng nặng nề. Có nhiều khả năng lượng CO 2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ
sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng.
Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C, và mỗi thập kỷ sẽ tăng
0,30 °C.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất
tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí
hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ
tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc

phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn.CFC là
"kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn.Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số
loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng. Tầng ôzôn sẽ không
còn khả năng ngăn các tia bức xạ có hại từ vũ trụ chiếu tới mặt đất. Điều này rất
nguy hại tới sinh vật và con người.
Ô nhiễm môi trường nước
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp,
nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào
môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của
chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới
dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào
môi trường nước.
5


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô
nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác
nhân vật lý.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất.

Hiện tượng phú dưỡng: Tảo độc phát triển mạnh trên vùng ô nhiễm

Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và
các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các
chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng
hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc
tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên
nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ
các loại nước,chất thải công thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao
hồ, nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm
trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực công nghiệp
được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức, các loại phân bón
hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ, nước thải
sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh
hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực
6


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các chất ô nhiễm, ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa
học độc hại do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản,
sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,…
hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm.
Ô nhiễm môi trường đất có những tác hại cực kỳ nguy hiểm, làm cho diện tích đất
canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất
bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên
đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng và đang rất cần những biện pháp bảo vệ

môi trường kịp thời, đúng đắn.
Với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn, chúng ta càng cần
phải có những giải pháp, những biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu. Và một
trong những vấn đề quan trọng đó là hãy chung tay bảo vệ môi trường và nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường…

Đất bị ô nhiễm do rác thải

7


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền
móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm
cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp
và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu
hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.
Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và
nghiêm trọng.
Hiện nay các nhà khoa học và các cơ quan chức năng đang phải vào cuộc để có thể
góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.Để có thể cải tạo
một môi trường nào đó chúng ta cần phải xác định xem môi trường đó bị ô nhiễm
chất gì, mức độ ô nhiễm như thế nào để có phương pháp xử lý.Để làm được điều
đó chúng ta cần phải lấy mẫu phân tích để xác định, phương pháp này rất dễ gây
nhầm lẫn và tốn kém công sức tiền bạc. Qua quá trình tìm hiểu về các loài sinh vật

và thực vật khác nhau trên thế giới và quá trình quan trắc điều kiện các môi trường
khác nhau, thì các nhà khoa học đã tìm ra những loài sinh vật, thực vật có khả năng
cho biết sự ô nhiễm của các chất có trong môi trường. Hình thành hình thành lên
một ngành khoa học mới phục vụ cho quan trắc và cải tạo môi trường.

Nội dung :
Khái niệm sinh vật chỉ thị môi trường
Khái niệm sinh vật chỉ thị môi trường:
1.

Những đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái liên quan đến
nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, khả năng chống chịu một hàm lượng nhất
định các yếu tố độc hại trong môi trường sống. Do đó, sự hiện diện hay không của
chúng biểu thị một tình trạng điều kiện sinh thái của môi trường sống, nằm trong
hay vượt quá giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của đối tượng sinh vật đó.
Đối tượng sinh vật là sinh vật chỉ thị môi trường, có thể là các loài sinh vật hoặc
các tập hợp loài.
Các kiểu sinh thái chủ yếu là các yếu tố vô sinh: Hàm lượng các chất dinh dưỡng,
nhu cầu oxy chất độc và các chất gây ô nhiễm khác.
Mỗi loài sinh vật chỉ thị cho một môi trường nào đó đất, nước, không khí.
8


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Ví dụ sinh vật chỉ thị đất phèn:

Đất phèn không thể sản xuất


Đất phèn là do trong đất có chứa vật liệu sinh phèn gồm lưu huỳnh kết hợp với sắt
tạo thành dạng sunfua sắt (FeS2). Đây là dạng phèn tiềm tàng nằm dưới tầng đất
mặt và chưa gây độc cho cây trồng trong điều kiện đất luôn ngập nước. Chỉ khi
tiếp xúc với không khí thì chúng mới tạo thành phèn hoạt động và gây độc cho cây
trồng. Theo độ sâu của tầng phèn trong đất thì đất phèn được chia thành 3 loại: Đất
phèn nặng sẽ có tầng phèn hoạt động nằm ở cách mặt đất khoảng 50cm, đất phèn
trung bình thì tầng phèn nằm cách mặt đất từ 50 – 100cm, đất phèn nhẹ khi có tầng
phèn nằm cách mặt đất 100 – 150cm.

9


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Thực vật chỉ thị: Các quá trình phèn hóa trong đất khi gặp nước phèn sẽ loang ra
làm ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước trở nên giàu các chất độc dang ion Al 3+,
Fe3+, SO42- và pH thấp, mà hầu hết các sinh vật trong môi trường đó đều bị ngộ độc
khi pH<4.
Ví dụ: Cá có thể bị nổ mắt khi pH<3,8: rễ cây lúa có thể bị thối khi nồng độ
Al3+>600-800ppm. Đất phèn được hình thành ở những vùng trũng, phần đất dưới là
ngập mặn, chứa nhiều phù sa biển và lưu huỳnh. Có khi chúng được hình thành ở
những vùng đất đầm lầy của hạ lưu sông lớn,ở sâu vào trong nội địa và ít bị ảnh
hưởng của nước mặn. Đặc điểm của môi trường này là pH thấp, có thể ngập nước
quanh năm hay ngập một thời gian, có thể hóa phèn nhanh chóng khi khô nước và
có oxy xâm nhập vào. Thực vật trên đất phèn thay đổi theo tính chất đất, chúng
biến đổi tùy theo mức độ hàm lượng phèn chứa trong đất. Các loài thực vật chỉ thị
cho vùng đất phèn theo các mức độ khác nhau:

Thực vật chỉ thị vùng phèn tiềm tàng: Vùng phèn tiềm tàng nằm giữa đất mặn và
đất phèn gồm các loài:
• Chà là( Phoenis Roxb): Mọc ở vùng đất cao, có độ ngập thủy triều cao nhất
là 10-20 cm; đặc điểmcây cao 3-5m, đường kính bụi 3-5m, đường kính thân
510cm. Rễ ăn dần theo sự phát triển của bụi, nhiều gai.
• Ráng dại( Arro stichum aureum L): mọc ở vùng tháp hơn,độ ngập thủy triều
lúc cao nhất là 25-30cm, có khi mọc xen với chà là và các cây lùm bụi khác.
• Lác biển(Secripus Lf): mọc ở vùng đất thấp,ngập nước thường xuyên.
Thân to,cứng, dòn 3 cạnh, vót nhọn. Nhiều chỗ mọc xen với cóc kèn.

10


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Chà là( Phoenis Roxb)

11


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Ráng dại( Arro stichum aureum L)

Lác biển(Secripus Lf)
Những loài cây này được coi như một loài sinh vật chỉ thị môi trường vì nó thích

hợp với điều kiện đất phèn.Nó có thể sinh trưởng phát trát triển tốt trong điều kiện
này, trong khi các loài cây khác không thể thích nghi được với điều kiện môi
trường đó. (Đây chính là điều kiện để những loài cây này có thể trở thành một loài
sinh vật chỉ thị môi trường )
Khái niệm mở rộng về sinh vật chỉ thị môi trường:
Sinh vật cảm ứng:
Tuỳ thuộc vào khả năng thích ứng, sinh vật chỉ thị có thể tiếp tục tồn tại trong môi
trường ô nhiễm dù có thể biến đổi do tác động của chất ô nhiễm.
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi
trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Động vật đơn bào phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút của
chất nguyên sinh.
.
Ở động vật có tổ chức hệ thần kinh, các hình thức cảm ứng là các phản xạ.Động
vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ
12


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

thể.Động vật cây hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có hệ thống hạch thần kinh nằm
dọc theo chiều dài cơ thể, mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên
phản ứng chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng
lưới.Cảm ứng ở thực vật có những đặc điểm riêng so với cảm ứng ở động vật.
Khản năng của thực vật phản ứng với các kích thích gọi là tính cảm ứng, kích thích
có thể là một tác nhân vật lý, hoá học hay sinh học.
Ở đây ta chỉ đề cập tới một tác nhân hoá học đối với sinh vật sinh vật. Khi môi
trường thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, sinh vật có thể thích nghi với điều kiện

môi trường đó bằng cách thay đổi để thích nghi với điều kiện môi trường.
Sinh vật tích tụ
Sinh vật chỉ thị không bị biến đổi trong môi trường bị ô nhiễm do, có khả năng đặc
biệt trong việc tích tụ những loại chất gây ô nhiễm nhất định trong mô với hàm
lương cao hơn nhiều so với môi trường. Vì vậy sinh vật chỉ thị không chỉ có khả
năng chỉ thị cho môi trường nhất định mà còn dễ bị phát hiện hơn qua những phân
tích hoá học. Trong số các sinh vật loại này, rêu thường được sử dụng rộng rãi
nhất, tảo, thực vật lớn cũng thường được sử dụng, cá và động vật không xương
sống cũng có thể sử dụng.
Mỗi sinh vật trong qua trình sinh trưởng và phát, triển đều không ngùng tích lũ
những chất hoá học khó phân giải. Dẫn đến việc tăng cao hàm lượng chất đó trong
cơ thể, người ta nói đó là sinh vật tích tụ. Tuy nhiên khả năng tích luỹ này tuỳ
thuộc vào từng thời kì, từng giai đoạn phát triển của loài thực vật.Mỗi loài có mức
tích tụ khác nhau với từng nguyên tố của môi trường.
Sinh vật tích tụ có khả năng khếch đại sinh học, nên các chất ô nhiễm trong môi
trường dù rất nhỏ những lại có một hàm lượng rất lớn trong cơ thể sinh vật.Vì thế
chúngta có thể xác định chất ô nhiễm nào đó có trong môi trường hay không bằng
cách phân tích thành phần cấu tạo của sinh vật, để xác định chất ô nhiễm đó có
trong môi trường hay không. Để có thể làm được điều này chúng ta cần phải xác
định, loài sinh vật nào có khả năng tích tự chất chúng ta cần phân tích để có thể
phân tích xác định. Dựa vào khả năng tích tụ này của sinh vật, mà người ta còn có
thể sử dụng sinh vật tích tụ như một công cụ cải thiện môi trường ô nhiễm.
Sinh vật thăm dò và cảnh báo.
Là loài sinh vật bản địa đơn lẻ, có khả năng thể hiện phản ứng có thể đo được với
môi trường ô nhiễm.
13


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường


593363

Sinh vật thăm dò cảnh báo được sử dụng như một chỉ thị cảnh báo sớm về sự có
mặt của các chất ô nhiễm trong môi trường.
Loài bản địa hay giống địa phương là một thuật ngữ trong địa lý sinh vật chỉ về
một loài được định nghĩa là có nguồn gốc (hoặc gốc gác địa phương) trong một
khu vực nhất định hoặc hệ sinh thái nếu có sự hiện diện của chúng trong khu vực,
là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên và không có sự can thiệp của con người.
Mọi sinh vật tự nhiên (trái ngược với một sinh vật được thuần hóa) có phạm vi tự
nhiên riêng của mình, trong lãnh địa đó, nó được coi là bản địa. Bên ngoài phạm vi
bản địa này, một loài có thể được du nhập bởi hoạt động của con người nó sau đó
được gọi là một loài du nhập trong các khu vực mà nó được đưa vào.
Cây bản địa là là những loài cây có phân bố tự nhiên tại địa phương, nó còn là
những loài cây được quy hóa trong nội bộ một quốc gia. Thậm chí có lúc còn được
hiểu bao gồm cả những loài cây nhập nội nhưng đã sống lâu đời, đã thích nghi và
hòa nhập vào các hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn tại chỗ. Một loài cây bản địa
không nhất thiết phải là loài đặc hữu. Trong sinh học và sinh thái học, phương tiện
đặc hữu độc quyền nguồn gốc từ các sinh vật của một địa điểm cụ thể. Một loài
cây bản địa có thể xảy ra trong các khu vực khác hơn. Thuật ngữ loài đặc hữu và
loài bản địa không có nghĩa là một sinh vật nhất thiết phải có nguồn gốc hoặc phát
triển ở nơi nó được tìm thấy.
Về mặt tự nhiên, sự phân bố của các loài sinh vật (động vật, thực vật) phụ thuộc
vào phân bố địa lý của nhiều loài và được giới hạn bởi các hàng rào tự nhiên do
chính các yếu tố môi trường và khí hậu. Các đại dương, sa mạc, đỉnh núi, và những
dòng sông đều là những hàng rào ngăn cản sự di chuyển phát tán của các loài. Do
sự cách ly địa lý, quá trình tiến hóa được phân ly theo nhiều hướng khác nhau tại
các vùng của trái đất. Các hòn đảo, những nơi cư trú biệt lập cách ly hoàn toàn có
xu hướng phát triển các loài đặc hữu.
Sinh vật bản địa được coi như một sinh vật chỉ thị môi trường vì khi điều kiện sống
của môi trường đó bị thay đổi, sẽ ảnh hưởng tới sinh vật đó một cách dõ rệt rất dễ

nhận biết. Sinh vật bản địa thường chỉ sống, phát triển trong một điều kiện sinh
thái nhất định. Vì thế chúng ta có thể nhận biết một môi trường nào đó dựa vào sự
có mặt của một loài sinh vật bản địa nào đó. Nếu ta thấy suất hiện một sinh vật bản
địa nào đó tại một nơi mà trước đây nó chưa từng suất hiện, thì ta có thể kết luận
môi trường đó đã bị thay đổi theo hướng chở thành môi trường giống như môi
trường sống của loài cây bản địa đó đã có.

14


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

2.

593363

Cơ sở của việc sử dụng sinh vật làm sinh vật chỉ thị môi trường.

Thành phần loài của một quần xã sinh vật được xác định bởi các yếu tố môi
trường.
Vùng biển Việt Nam có tính đa dạng sinh cảnh cao với hơn 20 kiểu hệ sinh thái
điển hình như hệ sinh thái vùng triều, rừng ngập mặn và hệ sinh thái rặng san hô,
hệ sinh thái cửa sông ven biển... Trong các kiểu hệ sinh thái đó, tính đa dạng thành
phần loài rất phong phú, có nhiều nhóm ghi nhận trên 1.000 loài như 1969 loài
động vật thân mềm trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, 1.258 loài cá rạn san hô
trong hệ sinh thái rạn san hô.
Tuy nhiên, sự đa dạng sinh học vùng biển của Việt Nam đang bị suy giảm
mạnh.Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều loài sinh vật biển
giảm mạnh về số lượng, có loài đã tuyệt chủng cục bộ. Có đến 236 loài thủy sinh
quý hiếm bị đe dọa ở cấp độ khác nhau, trong đó có hơn 70 loài sinh vật biển đã bị

liệt kê trong sách đỏ Việt Nam.

Tại đảo Cát Bà,
nhiều loài hải sản
quý hiếm như bào
ngư, ốc đụn cái đã
bị tuyệt chủng

15


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Ở nhiều vùng biển đặc trưng, sự suy giảm nguồn tài nguyên, Đa dạng sinh học đã
thấy rõ. Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) là một trong những khu dự trữ sinh quyển
thế giới do UNESCO công nhận năm 2004. Đây không chỉ là khu dự trữ sinh
quyển mà còn có tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo thống
kê, tại Cát Bà có 196 loài cá biển, 132 loài san hô, 532 loài động vật đáy… sự đa
dạng sinh học và nguồn lợi ven biển đóng góp lớn cho sự phát triển của Cát Bà.
Tuy nhiên, khoảng gần 10 năm gần đây, một số nguồn lợi quan trọng tại đây đang
ở tình trạng suy giảm nghiêm trọng.
Tương tự, đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), nơi vốn được ghi nhận là có tài nguyên
phong phú và đa dạng sinh học lớn, rạn san hô ở đây thuộc loại tốt nhất miền Bắc,
với trữ lượng lớn, chỉ riêng khu vực đông bắc đảo - một khu vực nhỏ mà đã có đến
hơn 80 loài được ghi nhận. Tuy nhiên, những năm gần đây, trữ lượng san hô cũng
bị suy giảm mạnh, độ phủ của rạn ở nhiều nơi trước đây đạt đến 90%, nhưng đến
nay những điểm tốt nhất chỉ còn 30 - 50%.
Sự suy giảm về thành phần loại của các hệ sinh thái nêu trên có sự tác động trực

tiếp của các yếu tố môi trường. Đặc biệt là môi trường nước, môi trường nước của
các hệ sinh thái này bị suy thoái bởi các chất gây ô nhiễm do con người gây ra. Tác
động tiêu cực tới hệ sinh thái biển, làm suy giảm thành phần loài của các hệ sinh
thái, dẫn đến sự suy giảm về đa dang sinh học của các hệ sinh thái biển tại đây.
Đa dạng sinh học có ý nghĩa lớn không chỉ với việc phát triển kinh tế mà còn có
vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu, bảo vệ môi trường.
Từ ví dụ trên cho thấy sự suy giảm trầm trọng về thành phần loài,của các hệ sinh
thái nói chung và của một quần xã nói riêng được xác định bởi các yếu tố môi
trường. Khi môi trường ổn định thành phần loài trong quần xã cũng sẽ được duy trì
ở mức ổn định. Còn khi môi trường bị suy thoái, sẽ bị mất đi những loài không phù
hợp với điều kiên môi trường đó.
Tất cả các cơ thể sống đều chịu tác động của các yếu tố môi trường sống, môi
trường sống này cũng có thể bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh đặc biệt bị
tác động mạnh bởi các điều kiện vật lý và hóa học.
Tất cả các loài sinh vật khác nhau đều chịu sự tác động khác nhau của các yếu tố
môi trường, các tác nhân khác nhau sẽ được thể hiện khác nhau. Dựa vào sự biểu
hiện đó mà ta có thể nhận biết được những tác mhân nào đang tác động trực tiếp
lên sinh vật. Từ đó có thể xác định môi trường đó đang bị ô nhiễm chất gì.
16


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Ví dụ: Môi trường không khí bị ô nhiễm ozon.
Ozon (O3) là một dạng thù hình của oxy, trong phân tử của nó chứa ba nguyên
tử oxy thay vì hai như thông thường.
Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn ozon là một chất khí có màu xanh
nhạt. Ozon hóa lỏng màu xanh thẫm ở -112 °C, và hóa rắn có màu xanh thẫm ở

-193 °C. Ozon có tính oxy hóa mạnh hơn oxy, do nó không bền, dễ dàng bị phân
hủy thành ôxy phân tử và oxy nguyên tử. Ozon là một chất độc có khả năng ăn
mòn và là một chất gây ô nhiễm chung. Nó có mùi hăng mạnh. Nó tồn tại với một
tỷ lệ nhỏ trong bầu khí quyển Trái Đất. Nó có thể được tạo thành từ O 2 do phóng
tĩnh điện, tia cực tím, ví dụ như trong các tia chớp, cũng như bởi tác động của bức
xạ điện từ trường cao năng lượng. Trong thực thế ozon còn là một chất gây ô
nhiễm làm cho lá cây bị tổn thương, tuỳ thuộc vào loài thực vật và hàm lượng ozon
có trong không khí mà mức độ tổn thương trên lá cây được biểu hiện khác nhau.
Ozon làm lá cây bị lốm đốm màu nâu kim loại dần chuyển sang màu nâu sáng.
Những dấu hiệu trên thường sất hiện trên lá bánh tẻ và lá già, dễ thấy ở các lá tiếp
giáp với tầng lá trên, với những màu đỏ tím đen. Ozon tác động lâu dài hay nồng
độ cao có thể gây hại cho cây trồng. Ozon tầng mặt đất có tác động mạnh đến hệ
sinh thái rừng, có thể sử dụng những tổn thương của ozon để phát hiện và giám sát
những tác động mạnh đối với hệ sinh thái rừng. Ozon tác động tương hỗ cùng sâu
hại, trực tiếp gây nên tổn thương lá cho cây, làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và
phát triển của cây.

17


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Từ những biểu hiện khác nhau của các tác nhân gây ô nhiễm khác nhau lên sinh
vật, mà người ta có thể sử dụng sinh vật như một sinh vật chỉ thị ô nhiễm môi
trường không khí. Hay một môi trường nào đó.
Yếu tố tác động vào môi trường có thể có hay không gây hại cho sinh vật nào đó,
thì sinh vật này sẽ bị hay không bị loại trừ ra khỏi quần thể, làm nó trở thành sinh
vật chỉ thị cho môi trường.

Các yếu tố tác động vào môi trường có thể có hại cho sinh vật này, nhưng không
gây hại cho sinh vật khác. Có thể các yếu tố tác động vào môi trường làm tổn hại
đến một sinh vật vào đó trong quần thể, lại chính là tác nhân có lợi cho một sinh
vật khác tồn tại trong quần thể đó.

18


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Ví dụ: Nếu một cánh đồng lúa nước có mọc sen kẽ một số cây sú, khi ta lấy nước
cho lúa làm cây lúa bị chết hang loạt. Nhưng cây sú vẫn có thể phát triển bình
thường.Trong trường hợp này ta có thể kết luận cánh đồng đã bị ô nhiễm mặm và
cây sú đã chở thành một sinh vật chỉ thị.

Cây sú

Lúa chết do ngập mặm

Đất ở những vùng ven biển thường có nhiễm nước mặn. Quá trình nhiễm mặn làm
cho hàm lượng muối (Na2SO4, NaCl, MgSO4, MgCl2, NaHCO3...) trong đất cao
( 1,0 - 51,5% ), đất trở nên mặn. Trong đó các muối natri chiếm ưu thế. Trong
muối này ion Na + đóng vai trò quan trọng, quyết định tính chất của đất mặn.
Khi đất bị mặn thì các tính chất hóa học trở nên xấu. Đất mất tinh kết cấu, thường
nứt nẻ thành tảng, cục lớn, cứng như đá khô. Ngược lại bị dính bết lại, dẻo quánh,
hạt đất bị trương ra, che hết tất cả lỗ hổng chứa không khí trong đất, đất không
thấm được nước, và thiếu không khí cho cây. Tác hại của đất mặn là dung dịch đất
có áp suất thẩm thấu lớn, do chứa hàm lượng muối cao. Khi áp suất này của đất lên

10 - 12atmopher (atm) thì cây không sinh trưởng và phát triển được, vượt quá 40
atm cây bị chết.
Hơn nữa, đất mặn có nhiều ion hòa tan như Cl -, SO42-, CO32-, Na+, làm ngộ độc cho
cây. Nồng độ muối cao làm áp suất thẩm thấu cao, tạo nên áp lực dòng di chuyển
các chất dinh dưỡng từ trong tế bào rễ chảy ngược ra ngoài dung dịch đất, hoặc
kìm hãm sự thẩm thấu từ ngoài dung dịch đất vào tế bào rễ. Khi nồng độ muối quá
cao còn gây nên đông tụ keo nguyên sinh chất trong tế bào rễ, khi đó quá trình trao
đổi chất trong tế bào không thực hiện được làm cho cây chết.
Khi đất bị ô nhiễm nặm cây lúa không thể thích ứng được với môi trường mặm sẽ
bị chết, nhưng cây sú lại phát triển rất tốt với điều kiện nay. Dựa vào đặc tính thích
19


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

nghi vốn có của nó. Vì thế cây lúa bị loại trừ ra khỏi quần thể còn cây sú lại phát
triển bình thường.
Hiểu biết về tác động của các yếu tố môi trường lên cơ thể sống có thể xác định sự
có mặt và mức độ có của nhiều chất trong môi trường.
Các tác nhân từ môi trường gây hại cho sinh vật được thể hiện khác nhau với các
tác nhân khác nhau, các chất khác nhau và nồng độ khác nhau.
Ví dụ như biểu hiện ở thực vật khi môi trường không khí bị ô nhiễm ozon.Với
nồng độ thấp ozon gây ra các đốm màu nâu, những với nồng độ cao ozon gây cháy
lá làm thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp.

Cháy lá do ozon gây ra ở nồng độ cao

Đốm lá do ozon gây ra ở nồng độ thấp


Những tổn thương do ô nhiễm ozon gây ra rất dễ nhầm lẫn với tổn thương gây ra
do sâu bệnh hại cây trồng.
Như vậy cơ sở cho việc sử dụng sinh vật làm sinh vật chỉ thị môi trường dựa trên
hiểu biết về khả năng chống chịu của sinh vật với các yếu tố của điều kiện sinh thái
( yếu tố vô sinh ) với tác động tổng hợp của chúng.
Dựa vào những tổn thương do chất ô nhiễm gây ra mà chúng ta có thể xác định
được chất ô nhiêm và nồng độ của nó có trong môi trường.

3.

Phân loại sinh vật chị thị môi trường.
20


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

Các sinh vật chỉ thị môi trường có thể phân thành các nhóm theo tác dụng:
a)

Công cụ để giải đoán môi trường là các loài sinh vật chỉ thị mẫn cảm với điều
kiện môi trường không thích hợp, có thể sử dụng chúng làm công cụ để nhận
biết tình trạng môi trường.
Các loài sinh vật thường rất mẫm cảm với các điều kiện môi trường, khi môi
trường thay đổi làm cho các sinh vật bị theo để thích nghi với môi trường đó.
Nếu môi trường đó bị thay đổi bởi các chất hoá học gây ô nhiễm sẽ làm cho
sinh vật bị biến đổi, bị tổn thương các cơ quan trên cơ thể nếu nặng có thể
gây chết.Dựa vào sự thích nghi và tác động sấu của môi trường lên cơ thể

sinh vật mà chúng ta có thể nhận biết được các tác nhân gây hại đó đến từ
chất nào với nồng độ như thế nào.

b)

Công cụ thăm dò là những loài sinh vật chỉ thị thích nghi đối với môi trường
nhất định, sự xuất hiện của chúng có thể dùng để đo phản ứng và thích nghi
đối với sự thay đổi của môi trường.
Trong thực tế có nhiều loài sinh vật chỉ thích nghi với một điều kiện sinh thái
nhất định. Sự có mặt của sinh vật đó tại một môi trường khác không hề suất
hiện sinh vật đó trước đây, thể hiện môi trường đó đã bị thay đổi theo hướng
giống với môi trường mà nó đã tồn tại từ trước.

c)

Công cụ khai thác là các loài sinh vật chỉ thị có thể chỉ thị rõ cho sự xáo trộn
hay ô nhiễm môi trường.
Có nhiều loài sinh vật có thể suất hiện sau khi môi trường bị thay đổi hay bị
sáo trộn. Ví dụ như khi suất hiện có địa y tại một nơi nào đó ta có thể nhận
biết môi trường đang bị ô nhiễm S02, tùy vào từng loài địa y mà ta có thể xác
định nông độ chất ô nhiễm ở đây là cao hay thấp.

d)

Công cụ tích lũy sinh học – các loài sinh vật chỉ thị có khả năng tích lũy các
hóa chất trong mô của chúng.
Có những loại chất ô nhiễm tồn tại trong môi trường với hàm lượng rất nhỏ,
rất khó xác định qua phân tích thông thường vì thế ta cần phải sử dụng thực
vật có khả năng tích lũy chất ô nhiễm trong mô tế bào để xác định chất ô
nhiễm có môi trường vì chất ô nhiễm được tích tụ trong mô tế bào sinh vật

21


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

với hàm lượng cao gấp nhiều lần từ 103 đến 106 lần hàm lượng chất ô nhiễm
có trong môi trường.
Trong thực tế có rất nhiều loài sinh vật có khả năng tích luỹ chất gây ô nhiễm
trong mô tế bào. Ví dụ như thuỷ trúc, bèo tây, lau sậy… Dựa vào đặc tính đó
người ta có thể dùng một số loài sinh vật như một công cụ cải thiển môi
trường, do nó có khả năng tách các chất ô nhiễm ra khỏi môi trường để tích
luỹ các chất gây ô nhiễm trong tế bào.

4. Tính chất sinh vật chỉ thị môi trường.
Khả năng chống chịu của các sinh vật với các yếu tố vô sinh của môi trường và tác
động tổng hợp của chúng ( là 1 đặc điểm – tính chất của sinh vật chỉ thị ).
Những sinh vật chỉ thị môi trường thường là những sinh vật có khả năng chịu đựng
hoặc mẫm cảm với một chất hay một tác nhân nào đó của môi trường.
Đặc điểm phản hồi lên tác động của nhân tố môi trường bằng 2 hình thức chạy trốn
hay thích nghi ( đặc điểm thứ 2 của sinh vật chỉ thị ).
Khi môi trường thay đổi theo chiều hướng bất lợi với sinh vật, sinh vật đó có thể
phản hồi lại với các tác nhân môi trường bằng cách chạy trốn đối với sinh vật có
thể di chuyển và thích nghi đối với cả sinh vật có thể di chuyển hoặc không thể di
chuyển.Khi môi trường thay đổi các sinh vật cũng có thể thay đổi sao cho phù hợp
với môi trường.Nhưng có những thay đổi của môi trường làm tổn thương đến sinh
vật có thể gây chết, những tác nhân này thường là các tác nhân hoá học.

Tính chỉ thị môi trường của sinh vật chỉ thị được thể hiện ở các bậc khác nhau.

+ Sinh vật chỉ thị - dấu hiệu về sinh lý, sinh hóa, tập tính, tổ chức tế bào của cá thể
sinh vật chỉ thị.
Khi môi trường thay đổi làm cho các hoạt động sinh lý, hóa sinh, tập tính của sinh
vật thay đổi, đôi khi làm thay đổi về số lượng cá thể để có thể thích nghi với môi
trường bị thay đổi. Có những thay đổi theo hướng tích cực thể hiện môi trường
đang thay đổi theo chiều hướng tích cực, thuận lợi cho sinh vật sinh trưởng phát
22


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

triển. Trong thực tế có những tác nhân có hại cho sinh vật này trong quần xã sinh
vật, nhưng lại là một tác nhân có lợi cho một loài sinh vật nào đó. Từ đó giúp ta có
thể nhận biết được môi trường đang thay đổi theo chiều hướng nào và bởi tác nhân
gì, để đưa ra các biện pháp khắc phục.
+ Quần thể sinh vật chỉ thị - cấu trúc quần thể các loài chỉ thị.
Khi một quần thể sinh vật đang ổn định, bị thay đổi mà không do yếu tố con người
thì chứng tỏ môi trường tại đây bị thay đổi. Quần thể sinh vật có thể biến đôit theo
chiều hướng ra tăng hay suy giảm. Trong thực tế người ta có thể đánh giá môi
trường bằng cách quan sát một quần thể sinh vật nào đó.
+ Quần xã sinh vật chỉ thị - một số nhóm sinh vật chỉ thị nào đó ( sinh vật nổi, sinh
vật đáy ).
Một số quần xã sinh vật sống nổi hay sống dưới bề mặt đáy cũng có thể là sinh vật
chỉ thị cho môi trường.Ví dụ như khi ta đánh giá môi trường nước có thể đánh giá
bằng thành phần loài có trong nước.
Nhờ tính chất của sinh vật chị thị có thể sử dụng khả năng tích tụ các chất ô nhiễm
trong cơ thể và giá trị biểu thị tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường thuận
lợi và hiệu quả hơn so với phương pháp lý hóa học.

Phương pháp dùng sinh vật chỉ thị để đánh giá môi trường rất hiệu quả, tiết kiệm
công sức và tiền của hơn hẳn so với các cách đánh giá thông thường.

5.Tiêu chuẩn của sinh vật chỉ thị môi trường.
Sinh vật đã được định loại rõ ràng.
Sinh vật dùng làm sinh vật chỉ thị phải được định loại rõ ràng, để tiện trong việc
nghiên cứu và đánh giá, nghiên cứu về sinh vật này để có các sử dụng một cách
hiệu quả.
Dễ thu mẫu trong tự nhiên, kích thước vừa phải.
Sinh vật được chọn làm sinh vật chỉ thị phải là những loài sinh vật dễ được tìm
thấy trong tự nhiên, để có thể dễ ràng thu mẫu và nghiên cứu thực nghiệm. Sinh vật
23


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

chỉ thị phải có kích thước vừa phải để tiện trong quá trình nghiên cứu, kích thước
sinh vật chỉ thị phải không to quá và cũng không nhỏ quá. Trong quá trình nghiên
cứu đánh giá môi trường không thể dùng sinh vật có kích thước nhỏ như virus để
nghiên cứu đánh giá, vì rất khó có thể quan sát nghiên cứu đánh giá. Kích thước
vật cũng không thể quá lớn vì nếu kích thước quá lớn sẽ không thể nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm.
Có phân bố rộng phân bố toàn cầu.
Sinh vật dùng làm sinh vật chỉ thị phải có phân bố rộng để có thể dễ dàng so sánh,
vì trong thực tế sinh vật có thể có biểu hiện giống nhau trong hai điều kiện môi
trường khác nhau, trong cùng một môi trường cũng có thể có biểu hiện khác nhau.
Có giá trị kinh tế hoặc là nguồn gây bệnh.
Những loài sinh vật có giá trị kinh tế hay là nguồn gây bệnh thường được nghiên

cứu nhiều ở mức độ chuyên sâu. Nên rất thuận lợi trong việc lấy thông tin về
những loài này. Để có thể nghiên cứu trong điều kiện của ta cần nghiên cứu.
Dễ tích tụ các chất ô nhiễm.
Các chất ô nhiễm phải nhanh tróng được đưa vào cơ thể sinh vật làm cho cơ thể
sinh vật bị thay đổi trong một thời gian ngắn. Để có thể tiết kiệm thời gian nghiên
cứu đánh giá. Sinh vật càng nhanh tích tụ và thay đổi càng tốt.
Dễ nuôi trồng trong phòng thí nghiệm.
Sinh vật chỉ thị cần phải dễ nuôi trồng trong phòng thí nghiệm để có thể dễ ràng
nghiên cứu đánh giá. Ở quy mô nhỏ, để chứng minh sự đúng đắn khí đưa vào thực
tiễn tránh lãng phí khi nghiên cứu đánh giá ở quy mô lớn.
Ít biến dị.
Những biến dị ở sinh vật rất dễ bị nhầm lẫn với những ảnh hưởng của, các tác nhân
môi trường gây ra. Vì thế khi sử dụng sinh vật làm sinh vật chỉ thị cần sử dụng
sinh vật có ít biến dị để tránh nhầm nhẫn trong quá trình nghiên cứu đánh giá.

24


Tiểu luận chỉ thị sinh học môi trường

593363

6. Thực tế sử dụng sinh vật chỉ thị trong nghiên cứu đánh giá và xử lý môi
trường.
Trong thực tế người ta có thể sử dụng sinh vật chỉ thị trong nghiên cứu đánh giá và
xử lý môi trường đất, nước hay không khí.
Chỉ thị sinh học môi trường không khí
I.

Môi trường không khí.

1.

Khái niệm và thành phần khí quyển

Khí quyển là phần được giới hạn bởi bề mặt Trái Đất đến khoảng không giữa các
hành tinh. Trong khí quyển luôn luôn tồn tại rất nhiều cácquần thể sinh vật
sống.Thành phấn khí quyển thay đổi theo thời gian địa chất và hiện nay kháổn định
theo phương nằm ngang, phân dị theo phương thẳng đứng về mậtđộ, bao gồm chủ
yếu là Nitơ, Ôxy và một số loại khí trơ.
2.

Cấu trúc và đặc trưng của khí quyển

Theo sự biến thiên về nhiệt độ, khí quyển có cấu trúc phân tầng, từ dưới lên trên là
tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung quyển, tầng nhiệt quyển và tầng ngoại
quyển. Các sinh vật sống trong khí quyển chủ yếu tập trung ở tầng đối lưu, một số
ít có khả năng lên đến tầng bình lưu nhưng hầu như không vượt qua khỏi tầng
ozon. Ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất theo những góc độ khác nhau, nên
lượng nhiệt các khu vực hấp thụ được cũng khác nhau, gây ảnh hưởng đến sự phân
bố và đặc tính của các sinh vật sống.

25


×