Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu lựa chọn cây Trám đen ưu việt phục vụ cho công tác nhân giống và cải tạo vườn tạp bằng cây ghép tại xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.52 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

LÂM VĂN SÁNG

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÂY TRÁM ĐEN ƯU VIỆT PHỤC VỤ
CHO CÔNG TÁC NHÂN GIỐNG vÀ CẢI TẠO VƯỜN TẠP BẰNG CÂY
GHÉP TẠI XÃ HÀ CHÂU, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa

: 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

LÂM VĂN SÁNG
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÂY TRÁM ĐEN ƯU VIỆT PHỤC VỤ
CHO CÔNG TÁC NHÂN GIỐNG

vÀ CẢI TẠO VƯỜN TẠP BẰNG CÂY

GHÉP TẠI XÃ HÀ CHÂU, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý tài nguyên rừng
Khoa
: Lâm nghiệp
Lớp
: K43 - QLTNR N02
Khóa
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm
ơ

Thái Nguyên - 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

LÂM VĂN SÁNG
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÂY TRÁM ĐEN ƯU VIỆT PHỤC VỤ
CHO CÔNG TÁC NHÂN GIỐNG

vÀ CẢI TẠO VƯỜN TẠP BẰNG CÂY

GHÉP TẠI XÃ HÀ CHÂU, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý tài nguyên rừng
Khoa
: Lâm nghiệp
Lớp
: K43 - QLTNR N02
Khóa
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm
ơ

Thái Nguyên - 2015



ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi sinh viên sau khi thực
hiện một khóa học. Đây là thời gian để sinh viên làm quen cọ xát với những
công việc thực tế mà sau này mình ra trường sẽ tiếp xúc, đồng thời giúp cho
sinh viên hệ thống lại những kiến thức đã học để áp dụng vào quá trình
nghiên cứu lám đề tài, giúp nâng cao phát huy khả năng tri thức sáng tạo của
bản thân nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường
và khao Lâm Nghiệp, em được về xã Hà Châu - Phú Bình - Thái Nguyên để
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn cây Trám đen ưu việt phục vụ cho
công tác nhân giống và cải tạo vườn tạp bằng cây ghép tại xã Hà Châu,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
Qua thời gian tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực tế em đã hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp. Để đạt được kết quả này em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn, cùng toàn thể
các thầy cô giáo trong khoa, sự giúp đỡ của chính quyền xã Hà Châu và các
hộ nông dân trên địa bàn xã đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp trong thời gian nhà trường quy định.
Do thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên
đề kho tránh khỏi những thiếu sót. Em nhận được những ý kiến đóng góp bổ
sung quý báu của các thầy cô đề tài của em được hoàn thiện hơn và đầy đủ
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Lâm Văn Sáng



iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.

Kế hoạch sử dụng đất theo từng năm (theo quy hoạch) ............ 20

Bảng 4.1.

Nguồn gốc giống và kỹ thuật trồng Trám tại xã Hà Châu ......... 30

Bảng 4.2.

Kết quả điều tra về thời gian ra hoa và chất lượng quả.............. 32

Bảng 4.3.

Mô tả kết quả đánh giá chỉ tiêu chất lượng quả (quả đạt tiêu
chuẩn thu hoạch)......................................................................... 33

Bảng 4.4.

Thực trạng phát triển cây Trám đen trong cơ cấu cây trồng ở xã.......34

Bảng 4.5.

Điều tra sinh cây Trám đen tại tai hộ gia đình xã Hà Châu và
các vùng lân cận ......................................................................... 36

Bảng 4.6.


Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và nhu cầu phát triển ............. 39

Bảng 4.7.

Kết quả theo dõi và đánh giá 1 số chỉ tiêu tăng trưởng cây bổ
sung ............................................................................................. 40

Bảng 4.8.

Kết quả theo dõi đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng cây Trám ghép
tại gốc ......................................................................................... 42


iv
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 5
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................... 9
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 12
2.4. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhân lực .................................................. 18
2.4.1. Đặc điểm tự nhiên: ................................................................................ 18
2.4.2. Diện tích tự nhiên .................................................................................. 19
2.4.3. Đặc điểm địa hình khí hậu. ................................................................... 19
2.5. Tài nguyên ............................................................................................... 19
2.5.1. Đất đai ................................................................................................... 19

2.5.2. Mặt nước ............................................................................................... 20
2.5.3. Khoáng sản ............................................................................................ 21
2.5.4. Đánh giá sơ bộ về tiềm năng phái triển tài nguyên đất, nước với sản
xuât nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ dân sinh. ..................................... 21
2.5.5. Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên
của xã............................................................................................................... 21
2.6. Nhân lực ................................................................................................... 22
2.7. Về kinh tế - xã hội .................................................................................... 22
2.7.1. Giao thông ............................................................................................. 22
2.7.2. Thủy lợi ................................................................................................. 23
2.7.3 Điện ........................................................................................................ 24
2.7.4 Trường học ............................................................................................. 24
2.7.5 Chợ nông thôn ........................................................................................ 24
2.8. Về văn hóa – xã hội – môi trường............................................................ 25


v
2.8.1. Giáo dục ................................................................................................ 25
2.8.2. Y tế ........................................................................................................ 25
2.8.3. Văn hóa ................................................................................................. 25
2.9. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội ............................................................. 25
2.10. An ninh, trật tự xã hội ........................................................................... 26
2.11. Đánh giá chung ...................................................................................... 26
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................ 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 27
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 27
3.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 27
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu ................................................................. 27

3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 27
3.4.3. Phương pháp điều tra thực địa .............................................................. 28
3.4.4. Thử nghiệm cải tạo Trám hạt tại hộ gia đình ....................................... 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 29
4.1 Đánh giá thực trạng công tác trồng Trám tại xã Hà Châu ........................ 29
4.2. Khảo sát lựa chọn cây Trám đen tốt nhất tại xã Hà Châu........................ 30
4.3 Điều tra sinh trưởng cây Trám đen tại khu vực nghiên cứu. .................... 35
4.4 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và nhu cầu phát triển .............................. 38
4.5 Cải tạo vườn tạp và ghép tại gốc Trám hạt tại vườn hộ ............................ 39
4.6. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật trồng chăm sóc, cách phòng trừ sâu
bệnh và thu hoạch chế biến cho cây Trám đen ............................................... 43
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng vốn được xem là "lá phổi" của trái đất, có vai trò rất quan trọng
trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh
chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một
một yêu cầu, nhiệm vụ không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi
cá nhân, tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức
được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác phục hồi và phát triển rừng.
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo

trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng là hơi thở
của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ một vai trò
rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Rừng
còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung
cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng, các loại động, thực vật có giá trị trong
nước và xuất khẩu, ngoài ra nó còn mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan
thiên nhiên và an ninh quốc phòng. Rừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu, bồi
dưỡng tiềm năng cho đất.
Trong các sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân Phú Bình thì
Trám đen một trong những đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Hà Châu. Trám
đen là cây thân mộc, có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng hai,
chín quả vào tháng bẩy, quả trám hình thoi, khi chín có màu đen, cùi trám
màu vàng, hạt trám nhọn hai đầu, nhân Trám trắng ngần. Theo người dân xã
Hà Châu, cây Trám đen được trồng bằng hạt tại Hà Châu từ hàng trăm năm
nay. Trung bình từ 7-8 năm cây Trám mới cho quả, tỷ lệ cây cái chỉ chiếm
khoảng 30%. Trên đồng đất Hà Châu, ở những diện tích đất đồi, đất soi bãi,


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết
quả trong khóa luận tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng
để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông
tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2015

Xác nhận của GVHD


Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học

Lâm Văn Sáng

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký và ghi rõ họ tên)


3

Bên cạnh những thuận lợi và lợi ích kinh tế từ cây Trám, đem lại
người dân tại địa phương còn gặp không ít khó khăn về nhiều mặt như, tiếp
thu những tiến bộ khoa học còn hạn chế vào khâu kỹ thuật trồng Trám, không
có nguồn vốn, giống tốt, kỹ thuật cải tạo vườn Trám của họ.
Chính từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của ban giám hiệu của
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này để góp phần nào giải quyết các khó khăn “Nghiên cứu lựa
chọn cây Trám đen ưu việt phục vụ công tác nhân giống và cải tạo vườn tạp
bằng cây ghép tại xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Lựa chọn được một số cây Trám đen ưu việt, phục vụ cho công tác
nhân giống.
- Cải tạo vườn tạp hộ gia đình bằng cây ghép.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra đánh giá và xác định tọa độ và nơi phân bố cây Trám đen có

tính ưu việt phục vụ cho công tác nhân giống.
- Cải tạo vườn tạp quy mô hộ gia đình bằng cách trồng bổ sung cây
ghép và ghép tại gốc một số cây Trám hạt sẵn có.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong lựa chọn cây mẹ và cải
tạo vườn tạp bằng cây ghép cấp hộ gia đình.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Sự thành công của đề tài này là làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học gắn liền với giữa lý thuyết và thực hành. Đồng thời sẽ đánh giá
được mức độ thành công trong việc lựa chon cây mẹ lấy cành và kỹ thuật cải
tạo bằng cây ghép. Mặt khác đề tài là tư liệu để tiếp tục theo dõi, nghiên cứu,
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây


4

Trám ghép. Từ đó làm cơ sở khoa học đưa ra quy trình kỹ thuật chọn cây mẹ
và cải tạo vườn tạp.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Nghiên cứu đánh giá thực tế tình hình sinh trưởng của cây Trám ghép,
từ đó áp dụng những tiến bộ kỹ thuật để làm tài liệu cũng như truyền đạt
thông tin đến cho người dân.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan cây Trám đen
2.1.1. Tổng quan đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là cây Trám đen ghép

thuộc chi Trám

(Canarium), họ Trám (Bureraceae), bộ Cam (rutales). Tên chi Canarium có
nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á.
Trám đen được giám định tên khoa học Pimela nigra Lour. từ năm
1790 (Loureiro); sau đó được chuyển tên khoa học là Canarium nigrum
(Lour.) Engl. (năm 1900) và C. pimela Leench (năm 1805). Năm 1985, hai
nhà thực vật Trần Định Đại và Yakolev đã giám định lại tên hợp pháp của
loài trám đen là C. tramdenum.
Cây Trám còn có một số tên gọi khác như: Ở Anh, Pháp... gọi là Ô
liu, ở Thái Lan gọi là Sam chim và có tên thương mại là Ô liu Trung Quốc. Ở
Việt Nam đa số các tỉnh gọi là Cây Trám trắng, Trám đen, ở Nam Bộ gọi
Trám là Càna, người Khơ me gọi Trám là Khana. Tiếng tày là Bùi, tiếng
Nùng là Co mác bây [6].
2.1.2. Đặc điểm phân bố
Cây Trám mọc tự nhiên trên thế giới phân bố chủ yếu ở Châu Á từ
18 - 270 vĩ độ Bắc ở các nước như: Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Mianma,
Malayxia, Nhật Bản, Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải
Nam, Đài Loan...).
Phân bố trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở hầu hết các tỉnh miền
Bắc, nhiều nhất ở Quảng Bình, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bắc Thái…. ở độ cao từ
500m trở xuống. Thường mọc rải rác trong rừng, hỗn giao với các loài: Lim
xanh, Xoan đào, Lim xẹt, Ngát, Cồng sữa, Bứa, Gội, Vên vên…. nhưng cũng
có khi mọc thành loại hình Trám chiếm ưu thế rõ rệt, hoặc Trám + Vên vên
hay Trám + Lim xanh.


6


Cây ưa sáng mọc nhanh, ưa đất sét pha, tầng đất dày, độ ẩm trung
bình, mọc nhiều ở những nơi độ dốc thấp, cá biệt có thể sống được cả trên đất
sỏi. Khả năng tái sinh hạt mạnh dưới tán rừng có tàn che 0,3-0,4. Ra hoa
tháng 4-5. Quả chín tháng 10-12 [6].
2.1.3. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính tới 90cm. Thân thẳng, phân cành
cao. Vỏ màu nâu nhạt khi đẽo ra có mủ màu đen. Toàn thân có mùi thơm hắc.
Gỗ nhẹ, mềm, màu xám trắng.
Lá kép lông chim 1 lần lẻ, không có lá kèm. Lá chét hình thuôn trái
xoan, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, phiến cứng, giòn, mặt trên bóng, mặt dưới sẫm
hơn, đầu và đuôi lá hơi lệch. Gân bên 8-10 đuôi. Cuống lá chét dài 0,5cm.
Hoa tự chùm hình viên thuỳ, thường dài hơn lá, hoàn toàn nhẵn. Hoa
màu trắng vàng nhạt, cuống lá bắc dạng vảy, cuống hoa dài 1,5-2cm.
Quả hạch hình trứng dài, dài 3,5-4,5cm, rộng 2-2,5cm, nhân 3 ô không
đều. Khi chín màu tím đen. Hình dáng lá cây con thay đổi nhiều, từ lá xẻ thuỳ
lên lá đơn, cuối cùng mới sinh lá kép như cây trưởng thành.
2.1.4. Đặc điểm sinh thái
Cây Trám phù hợp với hầu hết các loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác
nhau, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, mùn còn khá, tầng đất dầy
trên 50cm, thoát nước và còn tính chất đất rừng. Độ pH thích hợp 4-5. Trong
tự nhiên Trám thường xuất hiện ở những nơi ven sông suối.
Cây Trám phù hợp với nhiệt độ trung bình năm 21 - 250, lượng mưa
bình quân năm 1500-2000mm.
Cây Trám là loài cây mọc nhanh, ưa sáng, mọc tốt khi xen kẽ với các
loài cây (Hu đay, Đom đóm...). Trong rừng tự nhiên thường chiếm ở tầng trên
nhưng trong giai đoạn 2 năm đầu cần phải che bóng, sau đó hoàn toàn ưa
sáng, là loài cây chịu nhiệt kém, thoát hơi nước mạnh.
Cây trồng 5 - 6 năm bắt đầu ra hoa, nếu trồng bằng cây ghép thì sau 3
năm có thể sẽ ra hoa. Cây ra hoa vào tháng 2- 3, quả chín vào tháng 9-10.



7

2.1.5. Giá trị kinh tế
Quả Trám đen đã được dùng làm thực phẩm rất lâu đời ở Việt Nam.
Quả trám “ỏm” là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của các gia đình ở
miền Bắc trước kia. Từ quả trám có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon
như: trám kho cá, trám nhồi thịt... Quả trám còn được dùng để làm ô mai
mặn, ngọt được nhiều người ưa thích. Nhân hạt trám chứa nhiều dầu béo, có
vị bùi; có thể ăn sống, ép dầu hoặc làm nhân bánh. Sau 6 năm, nếu trồng trên
đất tốt sẽ cho thu hoạch. Cây thành thục có thể đạt 200-300kg quả/cây và cho
thu hoạch trong thời gian khoảng 50 năm.
Quả trám còn được dùng làm thuốc vì có tác dụng giải khát, sinh tân
dịch, thanh lọc, giải độc rượu. Lá có vị hơi đắng, hơi chát, tính mát, có tác
dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống. Vì vậy quả trám dùng giải
độc rượu, cá nóc hoặc chữa hóc xương cá. Dùng quả trám tươi giã nát, vắt lấy
nước uống hoặc sắc uống. Nếu dùng ngoài, dịch nước của quả chữa da nứt nẻ
do khô lạnh, lở ngứa, nhất là lở miệng không há mồm ra được, chữa sâu răng
bằng cách dùng quả và hạt trám đốt, tán nhỏ và bôi vào chân răng. Rễ cây
trám dùng chữa phong thấp, đau lưng, gối tê liệt cử động. Lá trị cảm mạo,
viêm đường hô hấp trên , viêm phổi, phù thũng, ghẻ lở. Ở Trung Quốc (tỉnh
Vân Nam) dùng rễ trám trị đau dạ dày, bỏng lửa; lá dùng trị xuất huyết tử
cung, ban độc; quả trị nội thương xuất huyết, ho; vỏ rễ dùng trị nội thương thổ
huyết.
Nhựa trám đen có thể dùng thắp sáng hoặc dùng trong công nghệ véc ni
sơn. Nhưng nhựa trám đen thường ít và chóng khô đặc hơn trám trắng, nên ít
khi khai thác nhựa từ cây trám đen. Gỗ trám đen nhẹ, mềm, màu xám trắng,
giác lõi không phân biệt, có thể dùng làm nhà, đóng đồ, làm gỗ dán lạng, bút
chì, diêm, bột giấy.

Trám là cây đa mục đích được chọn làm cây trồng trong các vườn rừng,
trại rừng và các khu rừng phòng hộ đầu nguồn. Là cây trồng bóng mát, vườn
rừng, nông lâm kết hợp, làm giàu rừng và phục hồi rừng tự nhiên. Nếu Trám


8

trồng làm giàu rừng trong các loại hình phục hồi rừng hoặc trong các vườn
rừng với số lượng 50 cây/ha sau 8-10 năm có thể thu hoạch 20-25kg
quả/cây/năm và 10- 15kg nhựa/cây/năm. Với thời giá hiện nay có thể cho
tổng thu nhập là 5 - 6,75 triệu đồng/ha/năm.
2.2. Cơ sở khoa học về cây ghép
Ngày nay nhân giống vô tính đang rất phát triển và được áp dụng nhiều
trong công tác nhân giống cây trồng nông lâm nghiệp. Ghép là một phương
pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng sự kết hợp của một bộ phận của
của cây này với một bộ phận của cây khác, để tạo thành một tổ hợp ghép cùng
sinh trưởng và phát triển như một cây thống nhất. Khi ghép, một bộ phận của
cây giống (mắt ghép, cành ghép) được gắn vào gốc của cây khác (gốc ghép)
để tạo nên một cây mới mà vẫn giữ được đặc tính của cây lấy cành ghép ban
đầu. Do sự tiếp xúc chặt chẽ giữa tượng tầng của gốc ghép và cành ghép,
đồng thời có sự hoạt động và tái sinh của mô phân sinh tượng tầng làm cho
gốc ghép và cành ghép gắn liền với nhau. Cây ghép sẽ phát triển thành một
thể thống nhất.
* Cây ghép thường có những ưu điểm sau:
- Khả năng duy trì giống tốt: Những cây ăn quả được trồng từ hạt
thường không giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ. Vì những cây trồng từ hạt
là những cây được nhân giống hữu tính, khi nở hoa, thụ phấn hay bị lai tạp.
Hạt của những quả bị lai tạp khi đem trồng sẽ mọc thành cây con với những
đặc tính khác xa dần cây mẹ, thậm trí có những cây bị thái hoá giống thì còn
cho năng xuất và chất lượng giảm. Ngược lại, cây ghép là kết quả của quá

trình nhân giống vô tính nên giữ được hầu hết các đặc tính của cây mẹ. Mặc
dù sau khi ghép cây gốc ghép có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển
của cành ghép, tuy nhiên sự ảnh hưởng này là không lớn nên cành ghép vẫn
duy trì được đặc tính di truyền ổn định. Do vậy cây ghép cũng như cây được
tạo ra từ các phương pháp nhân giống vô tính khác, có thể duy trì được đặc


9

tính di truyền, tiếp tục giữ được phẩm chất và tính trạng ưu tú của cây mẹ.
Cây ghép có khả năng khống chế lượng hoa đực.
- Cây ghép có sức chống chịu tốt: Đây là một ưu điểm vượt trội của cây
ghép và làm cho phương pháp nhân giống bằng ghép cành ngày càng phổ
biến. Vì cây ghép tận dụng được bộ rễ cọc của gốc ghép mà các phương pháp
nhân giống vô tính khác không có được. Do rễ cọc có ưu điểm là ăn sâu và
bám trắc. Mà tác dụng của cây lâm nghiệp không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh
tế mà còn có ý nghĩa về phòng hộ. Vì vậy, những cây có rễ cọc sẽ chống chịu
tốt hơn trước gió bão.
- Cây ghép cho tỷ lệ cây ra quả cao: Ở Trám có hiện tượng cây đực (cây
không có quả). Nhưng với cây Trám ghép sẽ không còn hiện tượng này, vì
cành ghép được chọn từ những cây mẹ đã ra quả được 3 vụ ổn định trở lên.
- Cây ghép mau ra quả với sản lượng cao: So với cây nhân giống bằng
các phương pháp khác thì cây ghép ra quả nhanh hơn, vì cây ghép có thời kỳ
kiến thiết cơ bản nhanh hơn (đây là thời kỳ tạo tán và định hình của cây).
Đồng thời tại nơi ghép có tích luỹ khá nhiều Cacbon (tỷ lệ C/N cao), tạo điều
kiện thúc đẩy sự ra hoa quả nhanh hơn.
- Hệ số nhân giống cao: Từ một cây mẹ giống tốt có thể lấy được nhiều
cành ghép để tạo ra nhiều cây ghép. Trong khi chiết không cho phép lấy nhiều
cành trên một cây, và một số loài cây không có khả năng ra rễ khi tiến hành
chiết. Còn so với giâm cành thì ghép cành cũng có ưu điểm hơn, do một số

loại cây không có khả năng hoặc khó ra rễ khi giâm cành.
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ lâu trên thế giới, việc áp dụng các phương pháp nhân giống vô tính
cây trồng nói chung và cây lâm nghiệp nói riêng đã và đang được áp dụng
rộng rãi, đặc biệt là nhân giống cho các loài cây ăn quả. Đã có nhiều nhà khoa
học đi sâu vào nghiên cứu các phương pháp ghép cũng như thời vụ ghép, vị
trí lấy cành ghép thích hợp cho nhiều loài cây khác nhau. Điều đó đã góp


10

phần đáng kể vào việc tăng năng suất giống cây trồng, tạo ra nguồn giống có
chất lượng và độ tuổi đồng đều.
Có nhiều dẫn liệu cho thấy người Trung Quốc đã biết ghép cây từ hàng
ngàn năm trước công nguyên Aristote (384 - 322 TCN) đã nói về ghép trong
tác phẩm của mình. Thời kỳ phục hưng (1350 - 1600) người ta chú ý đến ứng
dụng thực tiễn của ghép. Nhiều loại cây được đưa vào Châu Âu và duy trì
bằng phương pháp ghép. Vào thế kỷ thứ XVI - XVII ghép được áp dụng rộng
rãi ở nước Anh trong nghề làm vườn và đã nhận thấy vai trò của lớp tượng
tầng tuy chưa rõ bản chất của nó. Đầu thế kỷ XVIII, Stephen Hales trong tác
phẩm nghiên cứu về “Tuần hoàn của nhựa” trong cây đã nhận thấy sự tồn tại
của phần giữa cây và vai trò của nó trong vận chuyển các chất từ rễ lên trên.
Cũng trong khoảng thời gian này, Duhamel đã nghiên cứu sự hình thành tổ
hợp ghép, sự vận chuyển của nhựa qua chỗ ghép. Năm 1821, Thourin đã mô
tả 119 phương pháp ghép và những biến đổi do ghép cây gây ra [dẫn theo 19].
Vào năm 1840 một người Pháp tên là Marier de Boissdyver ở vùng
rừng Phôngtennơblô đã ghép trên 10.000 cây Thông đen xuất xứ Korzica
(Pinus nigra sp. Lariciot) lên gốc ghép Thông đen non trẻ nhằm nhân rộng
xuất xứ số giá trị và để sản xuất hạt giống phục vụ trồng rừng.

Ở Hà Lan nhờ có giống mới và nhân giống bằng phương pháp ghép với
các loại gốc ghép lùn và nửa lùn mà đã tăng được mật độ trồng trọt (4000 10000 cây/ha). Cây ghép có ưu điểm là cây sớm ra hoa kết quả, tán nhỏ thuận
tiện cho việc chăm sóc và thu hái, sản lượng trên một đơn vị diện tích tăng lên
đến 45%.. (dẫn theo Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận, 2000) [19].
Nghề trồng cam ở Brazin và các nước Nam Mỹ một thời bị điêu đứng
vì sự tàn phá có tính hủy diệt của bệnh vius Tristeza. Sau đó những công trình
nghiên cứu về gốc ghép chống bệnh và các tổ hợp mắt ghép, gốc ghép sạch
bệnh virus đã phục hồi lại được vườn cam trong thời gian ngắn (dẫn theo Trần
Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận, 2000) [19].


11

Năm 1968, Bittez đã nghiên cứu và đã đưa ra kết luận: Gốc ghép có ảnh
hưởng đến sự ra hoa, kết quả của cây ghép: Cam Valencia ghép trên gốc ghép
C. limon và C. auran tifolia cho quả sớm hơn ghép trên gốc ghép là Quýt
Cleopatre. Kết quả này đã mở ra một hướng mới trong việc rút ngắn thời gian
cho thu hoạch quả Cam (dẫn theo Trần Như Ý và CS, 2000) [20].
Các nghiên cứu của giáo sư G. V. Trusevic đã chỉ ra rằng: Các gốc
ghép có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng và tuổi thọ của cành ghép,
các cấu hình của tán cây, thời gian ra hoa của giống (nhanh hay chậm)... (dẫn
theo Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận, 2000) [19].
Năm 1973, Burgess cho biết ở Coffs Harbou, Oxtraylia; ghép cho cây
bạch đàn E. grandis đã đạt được những thành công ban đầu (Dẫn theo Nguyễn
Hoàng Nghĩa, 2001) [14].
Ghép đã trở thành phương pháp chuẩn đối với cây Tếch (Tectona
Geandis) (Muniswani, 1977): Thông thường có hai mùa ghép trong năm, đó
là mùa Xuân (tháng 3 - 5) và mùa Thu (9 -10), nhưng ở cây Tếch tỷ lệ sống
của cây ghép vào mùa Xuân cao hơn so với mùa Thu và chồi ghép cũng sinh
trưởng tốt hơn. Các nước như Ấn Độ, Thái Lan... ghép Tếch đạt tỷ lệ thành

công tới 98% (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001) [14].
Những nghiên cứu khác ở nhiều nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn
Độ, Mỹ... đều cho thấy khi dùng giống Xoài địa phương làm gốc ghép cho
giống Xoài mới tuyển chọn và nhập nội từ nơi khác đến, bao giờ cũng có hiệu
quả hơn (Trần Như Ý và cs, 2000) [20].
Gốc ghép có ảnh hưởng đến khả năng chống chịu hạn, chịu úng, chịu
rét và chịu bệnh của cây ghép. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cam Halim ghép
trên gốc Cam sần có khả năng chịu hạn cao hơn nhiều so với khi ghép trên
gốc cây Cam Ngọt. Cây Na Xiêm ghép trên gốc Bình Bát có khả năng chịu
úng tốt (Trần Như Ý và CS, 2000) [11].
Phương pháp ghép khác nhau cho tỷ lệ sống khác nhau, Banik (1991)
đã nghiên cứu về ghép cây Tếch ở Băng La Đét cho thấy: Ghép áp cành: Tỷ lệ


ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi sinh viên sau khi thực
hiện một khóa học. Đây là thời gian để sinh viên làm quen cọ xát với những
công việc thực tế mà sau này mình ra trường sẽ tiếp xúc, đồng thời giúp cho
sinh viên hệ thống lại những kiến thức đã học để áp dụng vào quá trình
nghiên cứu lám đề tài, giúp nâng cao phát huy khả năng tri thức sáng tạo của
bản thân nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường
và khao Lâm Nghiệp, em được về xã Hà Châu - Phú Bình - Thái Nguyên để
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn cây Trám đen ưu việt phục vụ cho
công tác nhân giống và cải tạo vườn tạp bằng cây ghép tại xã Hà Châu,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
Qua thời gian tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực tế em đã hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp. Để đạt được kết quả này em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn, cùng toàn thể

các thầy cô giáo trong khoa, sự giúp đỡ của chính quyền xã Hà Châu và các
hộ nông dân trên địa bàn xã đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp trong thời gian nhà trường quy định.
Do thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên
đề kho tránh khỏi những thiếu sót. Em nhận được những ý kiến đóng góp bổ
sung quý báu của các thầy cô đề tài của em được hoàn thiện hơn và đầy đủ
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Lâm Văn Sáng


13

tích ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và các vùng khác trong cả nước. Tiếp theo là
sự xuất hiện các giống Táo mới H12, táo Má Hồng, táo Đào Tiên do Viện cây
lương thực và thực phẩm tuyển chọn. Điều này đã tạo ra được một sự thay đổi
lớn lao không những trong nghề trồng táo, mà còn góp phần quan trọng vào
việc cung cấp quả tươi cho nhân dân, nguyên liệu tại chỗ cho ngành chế biến
công nghiệp thực phẩm (Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận, 2000) [19].
Đối với cây Mỡ (Manglietia glauca) ghép đã được ứng dụng để nhân
giống các loại cây trội phục vụ xây dựng vườn giống dòng vô tính (Lê Đình
Khả, 1989). Từ mùa Thu năm 1984, các tác giả đã cho thấy ghép cành và
ghép mắt là hai phương pháp dễ thao tác và cho tỷ lệ sống cao, trong đó ghép
cành cho tỷ lệ sống đạt 69,3% sau 8 tháng, còn ghép mắt cho tỷ lệ sống đạt
54,5%. Kết quả ghép vụ Thu năm 1988 khớp với kết quả ghép vụ Thu năm
1984, song ghép mắt vụ xuân đạt tỷ lệ sống 66,6% cao hơn ghép cành 60,3%
(Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001) [14]. Đối với cây thông Nhựa (Pinus merkusii),

thông Ba lá (Pinus kesiya), thông Đuôi Ngựa (Pinus massoniana), ghép là một
biện pháp chủ yếu để tạo cây ghép có chất lượng cao xây dựng vườn giống
dòng vô tính như đã áp dụng ở viện Khoa học Lâm nghiệp, Công ty Lâm
nghiệp Trung ương và một số đơn vị khác, kỹ thuật ghép đã được hoàn chỉnh
trong nhiều năm nên tỷ lệ sống đạt khá cao, khoảng 70% cho thông Nhựa
(dẫn theo Lê Đình Khả, 1990) [12].
Tỷ lệ sống của mắt ghép, sinh trưởng của cây sau khi ghép phụ thuộc
vào điều kiện thời tiết và khí hậu của địa phương, đặc tính sinh lý của giống
loài cũng như đặc tính sinh lý, tình hình sinh trưởng của gốc ghép và cành
ghép. Khi nghiên cứu về thời vụ ghép, các nhà khoa học ở Viện Cây ăn quả
đã đưa ra kết luận: Ở các tỉnh phía Bắc có hai thời vụ ghép chính: Vụ Thu
Đông: Có thể bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12. Vụ Xuân: Từ tháng 2 đến
tháng 4. Riêng đối với cây Hồng, Táo, Mơ, Mận có thể ghép từ tháng 7 (Trần
Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận, 2000) [19].


14

Cây Điều (Anacardium occidentale) là loài cây lấy quả có giá trị, vì
nhân Điều là mặt hàng xuất khẩu mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Để phục vụ cho việc xây dựng vườn giống và đưa cây giống vào gây trồng.
Các tác giả đã áp dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật ghép khác nhau. Người
ta đã thử nghiệm lấy cành ghép của 174 cây mẹ để ghép cho 12.778 cây
(Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001) [14].
Bác Nguyễn Trần Cảnh (ở thôn La Khê, xã Văn Khê, TX Hà Đông,
tỉnh Hà Tây) đã dùng phương pháp ghép để tao ra hàng loạt cây Khế mini
nhưng đầy quả và ra vào dịp tết (Theo báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày
30/06/2006) [3]. Tại xí nghiệp Giống cây lâm nghiệp vùng Đông Bắc (ở 246
Trần Quang Khải, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đã ghép thành công cây Sấu.
Cây ghép chỉ sau 2 - 3 năm đã cho quả (Theo báo Nông nghiệp Việt Nam số

ra ngày 30/06/2006) [3]. Từ năm 2002, sau hơn 4 năm nghiên cứu, Nguyễn
Bảo Toàn và cộng sự Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu thành công
ghép chồi của Bưởi, Cam, Quýt có chất lượng cao lên gốc cây bản địa để tạo
ra giống cây có trái ngon, có khả năng chịu hạn và chịu phèn tốt (Theo Báo
Tiền Phong số ra ngày 20/3/2007) [4].
Với công tác nghiên cứu về ghép cây của các tác giả cho nhiều loài
khác nhau từ nhóm các loài cây ăn quả, cây lâm nghiệp… là cơ sở mở rộng
cho các nghiên cứu nhân giống cây trồng nông lâm nghiệp bằng phương pháp
ghép, trong đó Trám là loài cây lâu cho ra quả nên đến nay đối với Trám nhân
giống bằng phương pháp ghép là rất quan trọng.
1.3.2.2. Nghiên cứu về Trám ghép và mô hình trồng Trám ghép
Có nhiều nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật ghép Trám và trồng Trám
bằng cây ghép, các nghiên cứu này là cơ sở quan trọng cho các hoạt động sản
xuất thực tiễn, có thể liệt kê một số trình nghiên cứu của tác giả sau:
Đỗ Duy Khôi đã nghiên cứu ghép cây Cây Trám ở vụ Đông và vụ Xuân và
đã thu được kết quả như sau: Cây Trám ghép vào vụ Xuân cho tỷ lệ sống là
86,67% cao vụ Đông có tỷ lệ sống đạt 53,33% (Đỗ Duy Khôi, 2005) [13].


15

Ong Thế Quảng đã nghiên cứu ảnh hưởng cuả vị trí lấy cành ghép đến
sinh trưởng của cây Trám ghép đã rút ra kết luận: Cây Trám ghép bằng cành
ngọn có tỷ lệ sống đạt 84% cao hơn so với ghép cành sát ngọn chỉ đạt 80%
(Ong Thế Quảng, 2006) [16].
Lâm trường Hữu Lũng I - Lạng Sơn đã đi tiến hành nghiên cứu ghép
cây Cây Trám ở các thời vụ khá nhau, kết quả bước đầu cho thấy đối với Cây
Trám thì ghép vào vụ Xuân sẽ cho tỷ lệ sống cao và sức sinh trưởng tốt hơn.
Trong thời gian này tỉnh Lạng Sơn đang phát triển dự án trồng cây
Trám ghép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bước đầu đã được

người dân chấp nhận. Ngoài ra các dự án trồng rừng của nước ngoài đang
thực hiện tại Việt Nam cũng chọn cây Trám làm đối tượng trồng chủ yếu,
điển hình là dự án trồng rừng của Đức hiện đang được thực hiện tại Thanh
Hóa và Nghệ An [4].
Kết quả thí nghiệm ghép Trám của Phạm Đình Tam và cs [17] cho thấy
Phương pháp ghép nêm và ghép áp đều cho kết quả khả quan, tỷ lệ sống ở
thời vụ thuận lợi có thể đạt trên 70%, trong đó phương pháp ghép áp cho kết
quả tốt nhất; về thời vụ ghép chỉ nên ghép vào vụ xuân (tháng 3) và vụ thu
(tháng 10), ghép vào thời kỳ này tỷ lệ sống có thể đạt tới 65-70%.
Theo Phạm Đình Tam [18], khi xây dựng mô hình trồng rừng lấy gỗ
trong 3 mô hình tại 3 địa điểm khác nhau thì Trám trắng ở Kỳ Sơn và Tân
Lạc, Hoà Bình tốt hơn ở Đại Lải- Vĩnh Phúc. Điều này một lần nữa khẳng
định Trám trắng không nên trồng ở nơi đất xấu, tầng đất mỏng, các chỉ tiêu
hoá tính đất ở mức dưới trung bình (Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 24-2001).
Phương thức trồng có cây cốt khí và keo phù trợ và trồng trong rạch đều cho
thấy sinh trưởng của Trám trắng khá tốt, trong đó công thức dùng cốt khí phù
trợ vẫn tốt nhất. Xây dựng mô hình trồng cây lấy quả: để tạo được rừng trám
lấy quả thì phương pháp trồng bằng cây ghép là phù hợp ở nơi đất tốt, điều
kiện chăm sóc đầy đủ cây trám ghép trồng sau 3 năm đã bắt đầu có quả.


16

Kết quả nghiên cứu trồng rừng trám trắng (Canarium album Raeusch)
làm nguyên liệu gỗ dán của Phạm Đình Tam (2004)[17], đã xác định được cơ
sở khoa học để đề xuất các giải pháp lâm sinh phù hợp gây trồng và phát triển
cây trám trắng. Đề xuất biện pháp kỹ thuật để trồng rừng trám trắng phục vụ
mục tiêu cung cấp gỗ cho công nghiệp gỗ dán. Xây dựng cơ sở khoa học cho
việc xây dựng quy trình, quy phạm trồng rừng trám trắng.
Kết quả nghiên cứu của Trần Đức Mạnh (2004-2007)[15] đã lựa chọn

được mười cây mẹ có năng suất quả vượt trội hơn cây trung bình từ 120%200% ở các xuất xứ khác nhau như Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Thái
Nguyên và Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy trám đen là cây rừng có
thể nhân giống bằng phương pháp ghép. Tỷ lệ thành công đạt trung bình 50%,
phương pháp ghép áp bên thân và phương pháp ghép nêm là hai phương pháp
đạt kết quả cao nhất. Thời vụ ghép tốt nhất là vụ xuân (tháng 3,4) và vụ Thu
(tháng 9,10). Kết quả nghiên cứu cho thấy phương thức trồng rừng bằng cây
con gieo từ hạt và trồng toàn diện có cây phù trợ giai đoạn đầu tỏ ra phù hợp
với sinh trưởng quần thể của cây trám đen đáp ứng mục tiêu trồng rừng lấy
gỗ. Trong giai đoạn rừng 1-4 tuổi trám đen cần có cây che phủ hỗ trợ cho cây
sinh trưởng và phát triển. Cây che phủ hỗ trợ phù hợp là cây Cốt khí và cây
Keo. Phương thức trồng rừng dùng cây phù trợ cần có biện pháp kỹ thuật tác
động như tỉa cành hoặc tỉa thưa keo từ năm thứ 3 trở đi, điều chỉnh độ tàn che
của cây phù trợ đối với cây tràm. Còn đối với phương thức trồng rừng bằng
cây ghép và trồng theo phương thức nông lâm kết hợp thì sẽ đáp ứng được
mục tiêu trồng rừng lấy quả. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã thực xây dựng
được 8,5ha mô hình rừng trồng trám đen phục vụ mục tiêu lấy gỗ và lấy quả.
Các mô hình sau khi trồng năm đầu tiên đều đạt trên 90%, sau đó 3 năm tỷ lệ
tồn tại trong các mô hình thí nghiệm còn tương đối cao 82% và 86% ở Nghệ
An và 90% ở Hòa Bình. Điều này cho thấy môi trường ở đây phù hợp cho cây
trám ghép phát triển. Đường kính và chiều cao của 2 mô hình ở Tân Lạc Hòa Bình và Yên Thành-Nghệ An sinh trưởng tương đối đồng đều. Công


17

trình nghiên cứu còn đưa ra hướng dẫn kỹ thuật ghép cây trám đen với 2 kỹ
thuật ghép là ghép áp và ghép nêm. Sau khi ghép thành công, cây ghép được
nuôi trong vườn từ 6-9 tháng sau đó đem trồng. Đoạn cành ghép ≥ 25cm, đã
có nhiều lá, khi lá ở dạng bánh tẻ mới đem đi trồng.
Ngoài ra, cũng đã có nhiều các nghiên cứu tiến hành trồng thử
nghiệm cây Trám ghép lấy quả như: Dự án khoa học công nghệ “ Trồng thử

cây Trám ghép lấy quả ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thanh Hoá”
(Phạm Đình Tam, Trần Đức Mạnh, Phạm Đình Sâm - TT ứng dụng KHKT
lâm nghiệp). Dự án do chính phủ Hà Lan tài trợ và được thực hiện trong thời
gian 5 năm (2002 - 2007) tại 5 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị. Dự án đã chọn đối tượng là cây Trám ghép và cây Ba kích
làm cây trồng xóa đói giảm nghèo cho người dân. Sau hơn hai năm triển khai
dự án đã thu được những kết quả ban đầu [22][23].
Trong những năm gần đây một số huyện của tỉnh Thái Nguyên như:
Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ... đã và đang tiến hành trồng cây Trám ghép.
Hiện cây đang sinh trưởng tốt và một số hộ, cây bắt đầu cho thu hoạch quả
với năng suất cao hơn Trám trồng hạt, bước đầu đáp ứng được yêu cầu trồng
rừng.

Huyện Lục Nam đã trồng được trên 20 ha Trám ghép tại hai xã

Trường Sơn và Lục Sơn và đang được trồng mở rộng trên diện tích rừng kinh
tế, dần thay thế những cây trồng kém hiệu quả (Bản tin, nông thôn đổi
mới)[24].
Ngoài ra, các nghiên cứu của Lương Thị Anh (2008) (2010) đã có các
nghiên cứu khá chi tiết phương pháp ghép và xây dựng quy trình ghép Trám
trắng tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Nghiên

cứu

của

Nguyễn

Thị


Thu

Hoàn

(2005)

(2006)

(2007)[9][10][11] đã có một số nghiên cứu về thời vụ ghép Trám trắng, vị trí
lấy cành ghép và thử nghiệm xây dựng mô hình Trồng Trám phân tán theo
quy mô hộ gia đình.


18

Tại Hà Châu, huyện Phú Bình (2005-2010)[21] đã có các đánh giá tiềm
năng và năng suất cây Trám đen phục vụ đề án xây dựng phát triển cây Trám
đen đạt hiệu quả kinh tế cao tại xã Hà Châu; đề án đã sử dụng phương pháp
điều tra thực tế về diện tích, phân bố cây Trám đen và kinh nghiệm bản địa
trong cách nhân giống, phân biệt cây cái và kỹ thuật sơ chế, bảo quản. Nội
dung nghiên cứu tập trung theo hướng nhân giống Trám bằng 2 cách gieo hạt
và ghép và thử nghiệm sơ chế một số sản phẩm hàng hóa từ Trám, tuy nhiên
nghiên cứu giai đoạn đó không thành công.
Qua đó ta thấy: Trước đây và hiện nay việc nghiên cứu và áp dụng
các phương pháp ghép đã được áp dụng từ lâu nhưng chủ yếu là đối với đối
tượng cây ăn quả, cây công nghiệp, đối tượng cây lâm nghiệp cũng đã và
đang được áp dụng nhưng chưa nhiều. Đối với cây lâm nghiệp thì phương
pháp nhân giống bằng hom, bằng hạt... đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau,
song nghiên cứu về Trám còn hạn chế, các nghiên cứu đã tập chung nhiều hơn

vào đối tượng cây Trám trắng, cây Trám đen nói chung và Trám đen tại xã Hà
Châu, huyện Phú Bình nói riêng các nghiên cứu còn ít ỏi và tản mạn, do vậy
chưa phát huy được thế mạnh của loài cây này tại khu vực nghiên cứu, vì vậy
đề tài được đề xuất thực hiện.
2.4. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhân lực
2.4.1. Đặc điểm tự nhiên:
- Vị trí địa lý.
Xã Hà Châu là 1 trong 21 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn huyện phú
Bình, là một xã nhỏ nằm sát con sông Cầu thuộc vùng trung du Bắc bộ ở phía
tây nam của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía đông giáp Đông Tân Huyện Hiệp Hòa của tỉnh Bắc Giang.
- Phía tây, phía Nam giáp xã Tiền Phong huyện Phổ Yên.
- Phía bắc giáp xã Nga My huyện Phú Bình.


×