Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Giúp học sinh nhận dạng các loại bài viết và cách viết các dạng bài viết đó trong giờ học viết ở Tiếng anh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.43 KB, 43 trang )

Giúp học sinh nhận dạng các loại bài
viết và cách viết các dạng bài viết đó
trong giờ học viết ở Tiếng anh 9

MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................................5
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu....................................................................................5
5. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................6
6.1. Phương pháp quan sát..................................................................................................6
6.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.............................................................................6
6.3. Phương pháp đàm thoại...............................................................................................6
6.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.................................................................................6
6.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.............................................................................6
6.6. Phương pháp thực nghiệm...........................................................................................6
7. Cấu trúc của SKKN.............................................................................................................6
PHẦN II: NỘI DUNG..............................................................................................................7
1. Cơ sở lý luận......................................................................................................................7
2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................................7
3. Thực trạng dạy học Tiếng anh ở THCS:............................................................................8
4. Giải pháp.............................................................................................................................8
5. Nội dung vấn đề cần nghiên cứu.........................................................................................8
5.1. Vai trò của dạy viết Tiếng anh.....................................................................................8
5.2. Các bước cơ bản của một bài dạy viết tiếng Anh........................................................9
6. Cách nhận dạng bài viết...................................................................................................10
8. Bài dạy thực nghiệm.........................................................................................................34
9. Kết quả nghiên cứu :.........................................................................................................40
PHẦN III: KẾT LUẬN..........................................................................................................41


1. Ưu điểm:..........................................................................................................................41
1


2. Hạn chế:...........................................................................................................................41
3. Ý kiến đề nghị:.................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................43

2


CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
THCS

- Trung học cơ sở

SKKN

- Sáng kiến kinh nghiệm

GV

- Giáo viên

HS

- Học sinh

GD&ĐT


- Giáo dục và đào tạo

SGK

- Sách giáo khoa

3


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú ý đến
sự phát triển giáo dục ở nhiều cấp học, bậc học. Trong đó, bậc học phổ thông
được coi là một trong những bậc học quan trọng nhất. Việc nâng cao chất lượng
giảng dạy các bộ môn của bậc học này là hết sức cần thiết.
- Hiện nay ở hầu hết các trường phổ thông trên toàn quốc bộ môn Tiếng
anh đã được vào giảng dạy. Ở trường Bồ Sao - một trong những trường ở khu
vực nông thôn ở phía Bắc huyện Vĩnh Tường - việc giảng dạy và học tập môn
Tiếng anh đã có những tiến bộ rõ rệt, song vẫn còn nhiều hạn chế. Một trong
những hạn chế đó là khả năng viết tiếng anh của các em học sinh.
- Trong những năm công tác tôi thấy có hạn chế là, mỗi khi học sinh học
đến phần viết, các em rất khó xác định loại bài viết để viết, nên các em ngại viết
thậm chí còn sợ viết.
- Là một giáo viên dạy tiếng anh tôi mong muốn góp phần khắc phục
những hạn chế đã nêu ở trên để việc dạy và học tiếng Anh tại địa phương đạt
hiệu quả cao hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ tình hình thực tế giảng dạy Tiếng anh trong trường THCS, giáo viên
có thể thấy rất nhiều hạn chế trong việc dạy viết cho học sinh, từ khâu lĩnh hội
từ mới, ngữ liệu mới cho đến việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại

ngữ mới mà các em học. Để giúp các em dễ dàng tiếp cận các dạng bài viết dể
dễ dàng cho học sinh có theerr bắt tay viết một cách dễ dàng trong giờ học viết,
từ đó tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “ Giúp học sinh nhận dạng các loại bài viết và
cách viết các dạng bài viết đó trong giờ học viết tiếng Anh 9”.Đây là sự kết hợp
các phương pháp quan sát, nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu tài liệu, tổng kết
kinh nghiệm để xác định và đề xuất những biện pháp, thủ thuật nhằm nâng cao
chất lượng day Tiếng anh cho học sinh THCS, đặc biệt là học sinh khối 9 ở
trường THCS Bồ Sao. Trên cơ sở những biện pháp đề xuất, lựa chọn những biện
pháp cơ bản mấu chốt, tối ưu mà khả năng và điều kiện cho phép, tiến hành thực
nghiệm, vận dụng phương pháp phù hợp cho từng bài, từng đối tượng học sinh
để đi đến khẳng định tính đúng đắn của những biện pháp đó.

4


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ngoại ngữ là một thứ tiếng mới do đó học Tiếng anh một cách bài bản các
em gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với ngôn ngữ này, đó là sự khác nhau về
chữ viết, cách đọc, ngữ pháp và cả về phong tục tập quán, cùng một lúc các em
phải học và tìm hiểu cả 4 vấn đề đó. Ngoài ra các em là những đứa trẻ sống ở
vùng nông thôn, các em còn nhút nhát ít va chạm và môi trường giao tiếp, thực
hành hạn chế.
“Giúp học sinh nhận dạng các loại bài viết và cách viết các dạng bài viết đó
trong giờ học viết Tiếng anh 9 ” được sử dụng trong các tiết dạy viết giúp cho
việc truyền thụ kiến thức của giáo viên thuận lợi hơn, dễ dàng hơn và việc tiếp
thu kiến thức của học sinh nhanh hơn, thực tế hơn và tự nhiên hơn.
Muốn vậy giáo viên cần nghiên cứu nội dung từng bài học trong sách giáo
khoa, nghiên cứu đối tượng học sinh, bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân,
quan sát, trao đổi với bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài trường để lựa chọn và
tổ chức cho học sinh hoạt động theo căp, nhóm qua các trò chơi phù hợp với bài

học, với khả năng nhận thức của các em, thu hút sự chú ý của các em, tạo cho
không khí tiết học sinh động hơn, bớt căng thẳng “học mà chơi, chơi mà học”
nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến
thức.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là học sinh lớp 9
- Thời gian: Từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2015 - 2016.
- Địa điểm: Tại trường THCS Bồ Sao
5. Phạm vi nghiên cứu
“Giúp học sinh nhận dạng các loại bài viết và cách viết các dạng bài viết đó
trong giờ học viết tiếng Anh 9” là sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu trong phạm
vi đưa ra các tình huống và một số bài tập phù hợp với hoạt động theo cặp (pair
work), hoặc theo nhóm (group work). Đồng thời là một số cách tổ chức cặp,
nhóm và hướng dẫn điều khiển theo cặp, nhóm.
Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo những yếu tố sau:
+ Thầy phải luôn luôn thay đổi các hình thức, áp dụng linh hoạt, phải thực
sự có ý thức và luôn trăn trở trong việc vận dụng các phương pháp và phải là
người chủ động điều khiển tạo cho học sinh hứng thú làm việc, không có cảm
giác nhàm chán.
+ Trò phải hứng thú với các hoạt động, luôn có nhu cầu giao tiếp, biết vận dụng
và hợp tác với bạn bè.
Ngoài ra một phần không thể thiếu được đó là thiết bị dạy học và đồ dùng
dạy học như sách giáo khoa, tranh ảnh, bảng phụ.....
5


Trong đề tài này tôi đã tập trung nghiên cứu các tài liệu về đổi mới
phương pháp dạy học, bộ SGK Tiếng anh từ lớp 6 đến lớp 9 theo chương trình
mới vận dụng vào thực tế giảng dạy.
6. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi thực hiện các phương pháp sau:
6.1. Phương pháp quan sát.
Quan sát các giờ học Tiếng anh, đặc biệt là tổ chức các hoạt động cặp,
nhóm cho học sinh trong các giờ dạy ngữ liệu mới và trong các giờ luyện kĩ
năng để xem các hoạt động đưa ra để các em luyện đã phù hợp chưa, có đạt hiệu
quả không đồng thời rút kinh nghiệm để đưa ra các hoạt động phù hợp hơn, hiệu
quả hơn đối với từng bài, từng phần cụ thể.
6.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Thông qua kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh,và khả năng vận dụng kiến
thức vào giao tiếp trong từng hoạt động cụ thể.
6.3. Phương pháp đàm thoại.
Thông qua trao đổi với giáo viên đồng môn, học sinh để tìm hiểu khả năng sử
dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh, qua đó để rút ra được những đóng
góp bổ ích.
6.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Tìm đọc các tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Bằng kinh nghiệm đúc kết từ bản thân trong quá trình dạy học của mình.
Đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp,nhóm
trong các giờ dạy viết và học bộ môn Tiếng anh của học sinh khối 9 THCS của
các giáo viên dạy môn Tiếng anh trong và ngoài trường.
6.6. Phương pháp thực nghiệm.
Thực nghiệm một số nội dung đã đề xuất phù hợp với khả năng và điều kiện
của mình.
7. Cấu trúc của SKKN
I. Phần đặt vấn đề:
1. Lý do chon đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.

5. Phạm vi nghiên cứu.
6


6. Phương pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc của SKKN
II.Phần nội dung:
1. Cơ sở lý luận.
2. Cơ sở thực tiễn.
3. Thực trạng dạy học tiếng anh ở THCS.
4. Giải pháp.
5. Nội dung vấn đề cần giải quyết.
6. Cách nhận dạng bài viết.
7. Các bước đã làm.
8. Bài dạy thực nghiệm.
9. Kết quả
III. Phần kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Ngay từ khi bắt đầu học tiếng Anh các em học sinh đã được tiếp xúc với
bốn kỹ năng cơ bản của ngôn ngữ, đó là: nghe, nói, đọc, và viết. Đây là những
kỹ năng quan trọng của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Trong đó viết là một kỹ năng khó cho người học, nó đòi hỏi người dạy phải nắm
được phương pháp giảng dạy hiệu quả và thực hiện tốt nguyên lý “Học đi đôi
với hành”.
2. Cơ sở thực tiễn
- Ở các trường THCS đều đã và đang sử dụng giáo trình Tiếng anh mới,

một giáo trình đòi hỏi học sinh phải phát triển đồng đều cả bốn kỹ năng. Trong
đó kỹ năng viết là một kỹ năng mà người học cần dành thời gian luyện tập để
khi giao tiếp được mạch lạc, rõ ràng.
- Để đảm bảo dạy và học đúng và đủ theo chương trình đồng thời mở rộng
tăng cường luyện tập bốn kỹ năng cơ bản, đặc biệt là kỹ năng viết cho học sinh,
giáo viên cần nghiên cứu, sưu tầm và sử dụng nhiều hình thức luyện tập cho
phong phú, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của từng trường để có thể nâng
cao trình độ tiếng Anh cho học sinh.
7


3. Thực trạng dạy học Tiếng anh ở THCS:
Hầu hết học sinh ở trường THCS chỉ mới biết vận dụng kiến thức rất sơ
đẳng so với chương trình ngoại ngữ - môn Tiếng anh. Học sinh chỉ được học 2
tiết/ tuần nên thời gian không có nhiều để cho các em thực hành một cách thoải
mái và thành thạo. Trong khi đó môn học này đòi hỏi phải có thời gian để thực
hành viết nhiều, vì thế mà các em luyện tập đã gặp không ít khó khăn trong giao
tiếp. Đối với học sinh THCS đòi hỏi các em phải thực hành nhiều để nhớ lâu,
viết nhiều để bạn cùng nhóm, hay cặp nhận ra lỗi của mình qua cách viết, cách
dùng của cấu trúc câu để từ đó có thể sửa lỗi cho nhau.
Trong điều kiên đồ dùng dạy học chưa phong phú thì việc giúp cho học
sinh luyện tập một cách thành thạo kiến thức đã học là một việc làm rất khó đối
với người giáo viên dạy ngoại ngữ. Giáo viên phải giúp các em luyện tập các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết thông qua các họat động và phương tiện dạy học.
4. Giải pháp
“Giúp học sinh nhận dạng các loại bài viết và cách viết các dạng bài viết
đó trong giờ học viết Tiếng anh 9 ” là sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu trong
phạm vi đưa ra các tình huống và một số dạng bài phù hợp với hoạt động theo
cặp (pair work), hoặc theo nhóm (group work). Đồng thời là một số cách tổ chức
cặp, nhóm và hướng dẫn điều khiển theo cặp, nhóm.

Với phạm vi nghiên cứu này có thể được ứng dụng trong việc phát triển
tất cả các kỹ năng nghe – nói - đọc – viết mà chủ yếu là các hoạt động giao tiếp.
Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo những yếu tố sau:
+ Thầy phải luôn luôn thay đổi các hình thức, áp dụng linh hoạt, phải thực
sự có ý thức và luôn trăn trở trong việc vận dụng các phương pháp và phải là
người chủ động điều khiển tạo cho học sinh hứng thú làm việc, không có cảm
giác nhàm chán.
+ Trò phải hứng thú với các hoạt động, luôn có nhu cầu giao tiếp, biết vận
dụng và hợp tác với bạn bè.
Ngoài ra một phần không thể thiếu được đó là thiết bị dạy học và đồ dùng
dạy học như sách giáo khoa, tranh ảnh, bảng phụ.....
Trong đề tài này tôi đã tập trung nghiên cứu các tài liệu về đổi mới
phương pháp dạy học, bộ SGK Tiếng anh lớp 9 theo chương trình mới vận dụng
vào thực tế giảng dạy.
5. Nội dung vấn đề cần nghiên cứu
5.1. Vai trò của dạy viết Tiếng anh
Trong chương trình phổ thông hiện nay, dạy viết chủ yếu là nhằm phối
hợp với các kỹ năng khác để làm phong phú thêm các hình thức luyện tập trên
lớp, củng cố những kiến thức đã học, đồng thời giúp học sinh bước đầu làm
8


quen văn phong, cấu trúc chặt chẽ của văn viết và học cách sử dụng hoạt động
viết vào một số mục đích giao tiếp cụ thể.
5.2. Các bước cơ bản của một bài dạy viết tiếng Anh
Bước 1: Chuẩn bị viết (Pre-writing)
a) Nghiên cứu bài mẫu về ba vấn đề: chủ đề - nội dung - dữ liệu (nếu sách
học có nội dung này).
b) Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chủ điểm sắp viết. Thu thập tài liệu
trong đó có những ngữ liệu liên quan và sát thực với chủ điểm sắp viết để có mặt

bằng chung về kiến thức cho tất cả học sinh.
c) Xây dựng một khung mẫu cho bài viết:
- Tìm các ý;
- Tìm các ngữ liệu: cấu trúc, từ, cụm từ, ... Phần này yêu cầu học sinh phát
huy sự đóng góp xây dựng bài, giào viên hướng dẫn và thống nhất chung.
d) Sắp xếp các ngữ liệu thể hiện các chú ý của chủ điểm viết theo khung
mẫu đã xây dựng.
Phần này yêu cầu học sinh viết cá nhân hoặc theo tổ, nhóm, cặp nhằm
khuyến khích các em có khả năng xây dựng một dàn bài chi tiết để phục vụ cho
việc viết bài.
Bước 2: Tiến hành viết (While-writing)
a) Viết cá nhân: Dựa trên dàn bài đã có HS tiến hành viết nháp. Lúc này
học sinh chủ động viết bằng các ngữ liệu có sẵn, bằng kinh nghiệm đã được tích
luỹ, phát triển văn phong riêng của mình.
b) Có thể cho học sinh viết theo nhóm, nhóm phân công mỗi người viết
một đoạn hoặc một ý, sau đó cử một người viết tập hợp lại cả bài. Trong lúc học
sinh viết bài giáo viên đi xung quanh các nhóm để giúp những HS yếu hoàn
thành bài viết của mình hoặc giúp đỡ những HS khác nếu cần thiết.
Bước 3: Chữa bài (Post-writing)
Chữa bài là bước rất quan trọng. Ở bước này, bài viết của HS phải được
sửa sang để không những đạt được độ chính xác về nội dung ngôn ngữ mà còn
phải đạt được một văn phong trong sáng, mạch lạc và có tính thuyết phục.
Đây cũng là bước hoàn thiện về bài dạyviết nên GV cần chú ý và không
được bỏ qua để giúp HS hoàn thiện và tự hoàn thiện kiến thức.
Việc chữa bài viết của HS là cần thiết. GV có thể chữa theo những cách
sau:
Tự chữa:
GV hướng dẫn cho HS sau mỗi bài tập viết có thói quen tự rà soát, kiểm
tra lại bài. GV có thể đưa ra một số câu hỏi gợi ý để HS soát lại như:
9



a. Did you use a capital letter?
b. Did you use a full stop or a question mark?
HS trao đổi bài và chữa bài cho nhau dưới sự hướng dẫn của GV.
GV gạch chân hoặc đánh dấu lỗi; HS tự chữa lỗi của mình; GV kiểm tra
lại.
Giáo viên chữa lỗi viết cho HS:Tìm bài đúng dạng viết chưa,loại câu( câu
đơn (simple sentence), câu ghép (Compound), câu phức (Compound
-Complex..). Chính tả, ngữ pháp, tính mạch lạc trong bài viết (Unity and
coherence), có câu ngắt quãng không (sentence fragment), câu quá ngắn
(Choppy sentence)ect
Các vấn đề cần chú ý khi chữa bài:
- Bài viết đúng yêu cầu đề bài
- Nội dung: Đủ, thiếu hay thừa?
- Từ, cụm từ, câu đã sử dụng đúng hay sai, phù hợp chưa, lỗi?
- Cách diễn đạt: Rõ ràng? Bố cục?
Các hình thức chữa bài viết của học sinh:
Sau khi GV đưa ra các tiêu chí về các mặt của bài viết, có thể tiến hành
chữa bài theo các hình thức sau:
- Chữa bài tập thể: GV chọn một bài bất kỳ để cả lớp cùng nhận xét,
chữa và đánh giá.
- HS chữa chéo cho nhau.
- HS chữa theo nhóm.
Cuối cùng GV nhận xét và nêu những lỗi cơ bản mà HS đã mắc phải khi
viết.
6. Cách nhận dạng bài viết
Unit 1:Write a personal letter (Viết thư cá nhân)
Topic: Write a personal letter to tell others about one of your memorable trips
(Chủ đề: Viết một bức thư cá nhân để kể về một trong những chuyến đi đáng

nhớ bạn)
• Phân tích bức thư cá nhân.
1. Thế nào là thư cá nhân
Thư cá nhân được viết để gửi cho người quen biết, chẳng hạn như bạn bè hay
thành viên trong gia đình. Thư cá nhân thường được dùng để chia sẻ những tin
tức, sự kiện của cá nhân người gửi, chẳng hạn:
- Những sự kiện đặc biệt như sinh nhật, lễ tốt nghiệp hay đám cưới
- Tin tức về trường học, công việc hay gia đình
10


- Sở thích, môn học ưa thích ở trường
- Những thông tin về chuyến du lịch, một bộ phim mới xem gần đây hoặc một
trò chơi điện tử
- Lời chúc mừng tới người nhận thư khi người đó được nhận giải thưởng hoặc
đạt được thành công v.v..
2. Cấu trúc của một bức thư cá nhân
Phần 1: Heading (Tiêu đề) Heading
John Smith
Fifth Avenue, New York, USA
21st January 2003
Phần tiêu đề bao gồm tên của người gửi, địa chỉ của người gửi và ngày
tháng gửi thư. Phần này được trình bày ở trên cùng góc bên phải của bức thư.
Sau phần tiêu đề cần phải cách một dòng.
Phần 2: Salutations or Greetings (Chào hỏi)
GreetingDear Laura,
Lời chào ở đầu thư thường bắt đầu với Dear, theo sau bởi tên của người
nhận và kết thúc bằng dấu phẩy (Dear Laura,) hoặc từ chỉ mối quan hệ và kết
thúc bằng dấu phẩy (Dear Mom,).
Sau phần chào hỏi cần phải cách một dòng trước nội dung chính của bức

thư.
Phần 3: Body (Nội dung bức thư)
BodyMy wife and I have been all over the world, and our best vacation
was to Kenya by flight. We visited the country last June, ...
Phần này nêu thông tin mà người gửi muốn truyền đạt tới người nhận. Sau
nội dung chính cần phải cách một dòng trước phần Complimentary
Closing (phần kết thúc hay tán tụng).
Phần 4: Complimentary Closing (Phần kết thúc hay tán tụng)
Best regards,
Phần kết thúc là những diễn đạt rất ngắn gọn và được kết thúc bằng dấu phẩy.
Ví dụ:
Best regards,
Best wishes,
Love,
Lots of love,
Phần 5: Signature (Chữ ký)
John
11


Người viết thư ký tên hoặc đánh máy tên của mình ngay dưới phần kết thúc.
Phần 6: Postscript (Tái bút)
P/S: I’m bringing you back some photos!
Một bức thư không bắt buộc phải có phần này. Nếu như người viết có
điều gì quên chưa nhắc tới trong nội dung thư thì sẽ cách một dòng từ phần chữ
ký và viết nội dung bị bỏ quên ở phần tái bút.
3. Ngôn ngữ trong thư cá nhân
Trong thư cá nhân, người viết và người nhận có mối quan hệ thân thiết với nhau,
do đó ngôn ngữ có thể mang sắc thái thân mật, suồng sã. Đại từ ngôi thứ nhất (I,
we) và ngôi thứ hai (you), hay các hình thức viết tắt được sử dụng thường xuyên

trong thư cá nhân. Ví dụ:
I'm writing to thank you for your lovely flowers and presents.
We took a flight to Lake Victoria at an altitude of about 500 feet where we
observed herds of elephants and giraffes on the run.
It doesn't compare to the plains of Kenya where you can see about 30 miles in
every direction.
Unit 2: Cothing
Write an argumentative paragraph (Viết đoạn văn nghị luận)
Topic: Write a paragraph for/against the opinion that schools should start later in
the morning.
(Chủ đề: Viết đoạn văn ủng hộ/phản đối lớp học bắt đầu muộn hơn vào buổi
sáng.)
* Phân tích đoạn văn nghị luận.
1. Thế nào là một đoạn văn nghị luận?
Văn nghị luận được dùng để:
- Ủng hộ một điều gì đó mà bản thân người viết cho rằng có giá trị.
- Thuyết phục ai đó rằng thực hiện (hoặc không thực hiện) điều gì đó là có lợi
hoặc có hại
- Thuyết phục ai đó rằng việc gì là đúng hoặc sai.
- Đưa ra lý do để thay đổi suy nghĩ hoặc hành động của ai đó v.v.
2. Cấu trúc của đoạn văn nghị luận (một phía)
Phần 1: Topic Sentence (Câu chủ đề)
I agree with the opinion that students should wear uniforms in school for three
main reasons.
12


Câu chủ đề (topic sentence) cho người đọc biết chủ đề của đoạn và quan điểm
của người viết về chủ đề đó, đồng thời giới thiệu bố cục trình bày của đoạn văn.
Chẳng hạn, đối với câu chủ đề trên, tác giả tán thành với quan điểm "Học sinh

nên mặc đồng phục đến trường" và trình bày chủ đề này qua ba lý do.
Phần 2: Supporting Ideas (Các luận điểm)
Trong phần này, các luận điểm được trình bày để củng cố quan điểm đưa ra ở
câu chủ đề. Các luận cứ và dẫn chứng có thể được đưa vào để chứng minh cho
luận điểm. Chẳng hạn:
Luận điểm 1
Argument
Firstly, wearing uniforms fosters community spirit as it eliminates economic
inequalities among students from high income families and low income ones.
Explanation
Some students are very judicial, ...
Evidence
... and so if they were allowed to wear their own clothes, they would judge each
other and make friends on the basis of what clothes they wear.
Phần 3: Concluding Sentence (Kết luận)ncluding Sentence
To conclude, there is likelihood that wearing uniforms helps erase the gap
between the rich and the poor, keep students focused on their study and save
parents' money on clothes.
Câu kết khẳng định lại quan điểm của tác giả và tóm tắt nội dung bài viết.
3. Ngôn ngữ trong văn nghị luận
Khi đưa ra quan điểm, người viết nên sử dụng các lối diễn đạt:
In my opinion/ From my point of view, ... (Theo tôi/ theo quan điểm của tôi ...)
I believe that ... (Tôi tin rằng...)
I (dis)agree with the opinion that ... (Tôi (không) đồng ý với quan điểm ...)
Liệt kê các luận điểm bằng các từ/ cụm từ nối sau:
First/ Firstly/ First and foremost/ To begin with, ... (Thứ nhất ...)
Second/ Secondly, ... (Thứ hai ...)
Third/ Thirdly, ... (Thứ ba ...)
Next/ Then, ... (Tiếp theo là ...)
Finally/ Lastly/ Last but not least, ... (Cuối cùng là ...)

Đưa ra dẫn chứng:
To illustrate/ For example/ For instance, ... (Ví dụ ...)
13


Tổng kết lại nội dung:
In conclusion/ In short/ To sum up/ In summary, ... (Kết luận là ...)
For the reasons above, ... (Từ những lý do nêu trên ...)
Lưu ý: Cách viết một bài văn nghị luận
Từ những kiến thức vừa tìm hiểu về đoạn văn nghị luận, các em hoàn toàn có
thể viết bài văn nghị luận sau khi nắm được một số lưu ý sau đây. Chức năng
của văn nghị luận, ngôn ngữ cũng như việc triển khai chủ đề bằng các luận
điểm, luận cứ và ví dụ ở trong bài văn nghị luận giống với đoạn văn nghị luận.
Tuy nhiên, bố cục của bài văn nghị luận được tách ra thành ba
phần: Introduction (Mở bài), Body (Thân bài) và Conclusion (Kết luận).
Introduction
Phần này thường bao gồm:
- Câu dẫn nhập vào chủ đề (Wearing uniforms has been widely applied in many
schools around the world.)
- Câu nêu lên chủ đề ở đề bài (Though wearing uniforms has become a normal
school rule, there has been much debate on whether wearing uniforms should
be made compulsory or not.)
- Câu nêu lên quan điểm cá nhân (From my viewpoint, wearing the same set of
clothes at school has three advantages)
Body
Trong phần này, các luận điểm cũng được trình bày và được giải thích bằng luận
cứ, minh họa bằng ví dụ giống như trong đoạn văn nghị luận. Tuy nhiên, mỗi
luận điểm nên được trình bày trong một đoạn văn.
Conclusion
Phần tóm tắt thường bao gồm:

- Câu tóm tắt lại chủ đề ở đề bài, thường được diễn đạt bằng ngôn ngữ khác để
tránh hiện tượng lặp (To conclude, schools ought to make wearing uniforms
mandatory.)
- Câu tóm tắt lại các luận điểm được nêu ở thân bài (It helps erase the gap
between the rich and the poor, keep students focused on their study and save
parents' money on clothes.)
- Câu nêu lên giải pháp hoặc gợi ý về vấn đề được nêu trong bài (Therefore,
children should be made aware of those benefits so that they are willing to wear
uniforms at schools.)
Unit 3: A Tripp To The Countryside
Write a narrative paragraph (Viết đoạn văn trần thuật)
14


Topic: Write a narrative paragraph about one of your memorable experience.
(Chủ đề: Viết đoạn văn trần thuật về một trong những kỷ niệm đáng nhớ của
bạn.)
Phân tích đoạn văn trần thuật
1. Thế nào là một đoạn văn trần thuật?
Trong đoạn văn trần thuật người viết thường kể một câu chuyện, một sự kiện
hay một chuỗi các sự kiện mà người viết đã trải qua. Ví dụ:
- một chuyến đi đáng nhớ
- một sự kiện làm thay đổi cuộc đời bạn
- ngày đầu tiên/ cuối cùng ở trường cấp III hoặc đại học v.v.
2. Cấu trúc của đoạn văn trần thuật
Topic Sentence (Câu chủ đề)
Last summer, my family had an amazing picnic in an eco-park.
Câu chủ đề giới thiệu về sự kiện được trần thuật và thu hút sự chú ý của người
đọc. Câu trên giới thiệu về chủ đề của đoạn văn trần thuật là một chuyến đi dã
ngoại đến công viên môi trường. Tính từ amazingđược dùng để miêu tả về

chuyến đi và thu hút sự chú ý của người đọc.
Supporting Sentences (Các câu bổ trợ)
We got up early to prepare for the trip. My younger sister and I helped our
mother pack up some delicious food and fruit while my father checked the car.
At 6 a.m. we departed, and 2 hours later we reached our destination which is 50
km away from Hanoi. After choosing an ideal place in deep shadow, we put
down blankets to rest. Lying on my back, I enjoyed delightful scenery, pure air
and beautiful sounds of country birds. Surprisingly, while we were eating our
picnic lunch, some lovely little birds swooped down. After meal, we sang aloud,
laughed happily and took some photos. Early in the afternoon, we went fishing
in a small river nearby. I was extremely excited as that was the first time I have
tried fishing. Three hours of fishing passed by, and we were all happy with our
total catch of eight fish. At nearly 5 p.m. we hurriedly gathered things to come
back home.
Các câu bổ trợ đưa ra thông tin để làm rõ hơn nội dung được đưa ra ở câu chủ
đề. Các câu trong phần này cần làm rõ thông tin cho các câu hỏi về địa điểm,
thời gian, nhân vật, sự kiện, v.v. Chẳng hạn, đoạn văn trên trả lời cho một số câu
hỏi sau đây:
What is the destination? (eco-park, 50 kilometers away from Hanoi)
When did you depart? (6 a.m.)
When did you arrive? (after two hours)
15


How did you prepare for the trip? (pack up some delicious food and fruit, check
the car)
What did you do? (put down blankets to rest, enjoy scenery and air, eat picnic
lunch, etc)
When did you return? (5 p.m.)
Concluding Sentence (Câu kết luận)

Concluding Sentence
For the whole family, the outing was great fun.
Câu kết diễn tả lại câu chủ đề (thường dùng cách diễn đạt khác, chẳng
hạn picnic - outing) và đưa ra nhận xét (great fun).
3. Các bước viết đoạn văn trần thuật
Bước 1: Đọc kỹ đề bài.
Bước 2: Lập dàn ý.
- Xác định nội dung cần viết. Chẳng hạn, nếu đề bài yêu cầu kể lại một chuyến
đi đáng nhớ thì trong câu chủ đề cần nêu rõ tên của chuyến đi đó.
- Liệt kê các sự kiện và hoạt động theo trình tự thời gian.
Bước 3: Viết một đoạn văn hoàn chỉnh.
Bước 4: Đọc lại đoạn văn và chỉnh sửa.
4. Ngôn ngữ trong văn trần thuật
Để đoạn văn trần thuật được mạch lạc, người viết thường sử dụng các từ nối chỉ
mối quan hệ về thời gian, ví dụ when, while, after, before, now, finally, etc.
Ví dụ:
My younger sister and I helped our mother pack up some delicious good and
fruit while my father checked the car.
After choosing an ideal place in deep shadow, we put down blankets to rest.
Trong đoạn văn trần thuật, người viết thường dùng thì quá khứ để kể lại câu
chuyện/ sự kiện đã xảy ra.
Ví dụ:
Last summer, my family had an amazing picnic in an eco-park.
Unit 4:Learning a foreign Language
Write a Letter of Inquiry (Viết bức thư hỏi thông tin)
Topic: Write a letter of inquiry to Vietnam Museum of Ethnology.
(Chủ đề: Viết một bức thư hỏi thông tin tới Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.)
Phân tích bức thư hỏi thông tin.
1. Thế nào là một bức thư hỏi thông tin
16



Thư hỏi thông tin thường là thư thương mại dùng để yêu cầu cung cấp và trao
đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, công ty, khách hàng và các tổ chức khác.
Thư hỏi thông tin có thể là thư hỏi hàng, thư hỏi thông tin khóa học, thư hỏi
thông tin về vị trí đang ứng tuyển, v.v.
2. Cấu trúc của một bức thư hỏi thông tin
Phần 1: Sender's Address (Địa chỉ người gửi)
Sender's Address
No. 46, Lac Long Quan street, Tay Ho district
Hanoi City, Vietnam
Địa chỉ của người gửi sẽ được viết ở góc trên cùng bên phải của bức thư. Dòng
đầu ghi tên phố/đường, phường/xã, quận/huyện còn dòng thứ hai ghi tên thành
phố và quốc gia.
Phần 2: Date (Ngày viết)Date
June 6th, 2014
Ngày viết thư được viết ở dạng đầy đủ, ví dụ June 6th, 2014, không dùng dạng
rút gọn 6/6/2014.
Phần 3: Recipient's Address (Địa chỉ người nhận)
Recipient's Address
Tieng Anh 123 International Language Center
No. 23, lane 259/9, Vong street, Hai Ba Trung district
Hanoi city, Vietnam
Phần này nằm sau dòng ngày tháng nhưng nằm ở lề bên trái. Trong trường hợp
không biết chính xác người nhận là ai thì chỉ ghi địa chỉ của nơi nhận thư.
Phần 4: Salutations or Greetings (Lời chào)
Salutations
Dear Sir or Madam,
Nếu chưa biết tên người nhận ta dùng:
Dear Sir, (nếu người nhận là nam giới)

Dear Madam, (nếu người nhận là nữ giới)
Dear Sir or Madam, (nếu không rõ người nhận là nam giới hay nữ giới)
Nếu đã biết tên của người nhận ta dùng:
Dear Mr + male last name, (Dear Mr. Brown,)
Dear Ms + female last name, (Dear Ms Kirby,)
Phần 5: Body (Nội dung chính của bức thư)
17


Trong nội dung chính của bức thư, người viết thư nên nói rõ nguồn tìm thấy
thông tin (Sách, báo, website, vô tuyến, v.v.), giải thích lý do cần thông tin và
nêu thông tin nào cần được giải thích/ giải đáp, lời cảm ơn hoặc mong muốn
nhận được thư hồi đáp.
Nguồn thông tin
I saw your advertisements on website tienganh123.com, in which there is a list
of English courses being opened in summer 2014.
Lý do cần thông tin
I am really interested in Interaction and Communication class at basic level as I
am not very good at speaking English. After seeing the advert on the page, I
have intention of attending this class to improve my communication skill for the
sake of finding a better job.
Thông tin cần hỏi
Could you please send me details of the course such as the time of the course,
whether it is in the daytime or in the evening? I would also appreciate it if I
could receive the syllabus of the course, fee as well discount information. If the
course is suitable for me, I would be glad to study at your center.
Lời cảm ơn/ mong muốn nhận được thư hồi đáp
I look forward to hearing from you.
Phần 6: Closing (Kết thúc bức thư)
Complimentary

Yours faithfully,
Khi viết câu kết thúc hay tán tụng với văn phong trang trọng, người viết nên
dùng Yours faithfully, (nếu tên người nhận không được đề cập và câu chào hỏi
là Dear Sir or Madam,) hoặc Yours sincerely, (nếu tên người nhận được đề cập
rõ ràng trong lời chào hỏi, chẳng hạn Dear Ms Brown,).
Signature
Giang
Ngan Giang
Kết thúc là chữ ký của người viết và tên đầy đủ.
3. Ngôn ngữ trong bức thư hỏi thông tin
Đây là thư mang tính chất trang trọng nên phải viết ở dạng đầy đủ, không viết
tắt.
Ví dụ:
I am really interested in Interaction and Communication class at basic level as
I am not very good at speaking English.
Ngoài ra, người viết thư nên dùng cấu trúc đề nghị
với would/could/please khi yêu cầu người nhận làm việc gì cho mình.

lịch

sự
18


Ví dụ:
Would you please send me some information about the teacher?
Could you also send me further details of the course?
Unit 5: The Meadia
Write an Opinion Paragraph (Viết một đoạn văn bày tỏ quan điểm)
Topic: Write an opinion paragraph about the disadvantages of using mobile

phones.
(Chủ đề: Viết đoạn văn bày tỏ quan điểm về bất lợi của việc sử dụng điện thoại
di động.)
Topic Sentence
In my opinion, the Internet has three major drawbacks.
Supporting
Idea 1
Firstly, when you surf the Internet, your personal information, such as name,
address and account can be accessed by hackers. For instance, if you use credit
cards to shop online, your card information can be stolen, and then money in
your account may be used up.
Supporting
Idea 2Secondly, pornography is another serious issue, especially for teenage
users. Due to the easy access to pornographic websites, teenagers may be incited
to act out sexually. According to Dr. Jennings Bryant, 31 percent of male and 18
percent of female high school students admitted imitating some acts in
pornography.
Supporting
Idea 3
Lastly, computers with Internet connection are likely to be infected with viruses
which disrupt their normal function. It is hard to prevent virus infection although
we use anti-virus programs.
Concluding
Sentence
To sum up, information leakage, negative influences of pornography on
teenagers and virus threat are three main disadvantages of using the Internet.
Phân tích đoạn văn bày tỏ quan điểm.
1. Thế nào là một đoạn văn bày tỏ quan điểm?

19



Đoạn văn bày tỏ quan điểm là đoạn văn trong đó người viết bày tỏ quan điểm về
một vấn đề nào đó và đưa ra lí lẽ thuyết phục để chứng minh quan điểm của
mình là đúng đắn.
2. Cấu trúc của đoạn văn bày tỏ quan điểm
Phần 1: Topic Sentence (Câu chủ đề)pic Sentence
In my opinion, the Internet has three major drawbacks.
Câu chủ đề (Topic sentence) cho người đọc biết chủ đề của đoạn và quan điểm
của người viết về chủ đề đó, đồng thời giới thiệu bố cục trình bày của đoạn văn.
Chẳng hạn, đối với câu chủ đề trên, tác giả tán thành với quan điểm "Mạng
Internet có những mặt hạn chế" và trình bày chủ đề này bằng ba mặt hạn chế của
mạng Internet.
Phần 2: Supporting Ideas (Các luận điểm)
Trong phần này, các luận điểm được trình bày để củng cố quan điểm đưa ra ở
câu chủ đề. Các luận cứ và dẫn chứng có thể được đưa vào để chứng minh cho
luận điểm. Chẳng hạn:
Luận điểm 2
Argument
Secondly, pornography is another serious issue, especially for teenage users.
Explanation
Due to the easy access to pornographic websites, teenagers may be incited to act
out sexually.
Evidence
According to Dr. Jennings Bryant, 31 percent of male and 18 percent of female
high school students admitted imitating some acts in pornography.
Phần 3: Concluding Sentence (Câu kết luận)
Concluding Sentence
To sum up, information leakage, negative influences of pornography on
teenagers and virus threat are three main disadvantages of using the Internet.

Câu kết khẳng định lại quan điểm của tác giả và tóm tắt nội dung bài viết.
3. Ngôn ngữ trong văn nghị luận
Khi đưa ra quan điểm, người viết nên sử dụng các lối diễn đạt:
In my opinion/ From my point of view, ... (Theo tôi/ theo quan điểm của tôi ...)
I believe that/ I think that ... (Tôi tin rằng...)
I (dis)agree with the opinion that ... (Tôi (không) đồng ý với quan điểm ...)
Liệt kê các luận điểm bằng các từ/ cụm từ nối sau:
First/ Firstly/ First of all/First and foremost/ To begin with, ... (Thứ nhất ...)
20


Second/ Secondly, ... (Thứ hai ...)
Third/ Thirdly, ... (Thứ ba ...)
Next/ Then, ... (Tiếp theo là ...)
Finally/ Lastly/ Last but not least, ... (Cuối cùng là ...)
Đưa ra dẫn chứng:
To illustrate/ For example/ For instance, ... (Ví dụ ...)
Tổng kết lại nội dung:
In conclusion/ In short/ To sum up/ In summary, ... (Kết luận là ...)
For the reasons above, ... (Từ những lý do nêu trên ...)
Lưu ý: Cách viết một bài văn bày tỏ quan điểm
Từ những kiến thức vừa tìm hiểu về đoạn văn bày tỏ quan điểm, các em hoàn
toàn có thể viết bài văn bày tỏ quan điểm sau khi nắm được một số lưu ý sau
đây. Chức năng của bài văn bày tỏ quan điểm, ngôn ngữ cũng như việc triển
khai chủ đề bằng các luận điểm, luận cứ và ví dụ ở trong bài văn bày tỏ quan
điểm giống với đoạn văn bày tỏ quan điểm. Tuy nhiên, bài văn bày tỏ quan điểm
và đoạn văn bày tỏ quan điểm có một số điểm khác biệt sau:
Điểm
khác


Bố cục

Đoạn văn bày tỏ quan điểm

Bài văn bày tỏ quan điểm

Gồm 3 phần: Introduction
Gồm 3 phần: Topic Sentence (Câu chủ
(Mở bài), Body (Thân bài) và
đề), Supporting Ideas (Các luận điểm)
Conclusion
(Kết
bài).
và Concluding Sentence (Câu kết).
Các phần viết tách (xuống
Các phần viết liền (không xuống
dòng) tạo thành từng đoạn
dòng) để tạo thành một đoạn văn.
văn nhỏ.

Giới
hạn số Khoảng 100-150 từ
từ

Khoảng 250 từ

Introduction
Phần này thường bao gồm:
- Câu dẫn nhập vào chủ đề (The Internet plays an important role in our life.)
- Câu nêu lên quan điểm cá nhân (However, I think that the Internet also has a

number of disadvantages.)
Body

21


Trong phần này, các luận điểm cũng được trình bày và được giải thích bằng luận
cứ, minh họa bằng ví dụ giống như trong đoạn văn nghị luận. Tuy nhiên, mỗi
luận điểm nên được trình bày trong một đoạn văn.
Conclusion
Phần tóm tắt thường bao gồm:
- Câu tóm tắt lại các luận điểm được nêu ở thân bài (In conclusion, personal
information leakage, negative influences of pornography on teenagers, and
virus
threat
are
three
major
drawbacks
of
the
Internet.)
- Câu nêu lên giải pháp hoặc gợi ý về vấn đề được nêu trong bài (To be safer,
we should be more careful whenever we access the Internet.)
Unit 6: The Envirornment
Write a Letter of Complaint (Viết một bức thư phàn nàn)
Topic: Write a letter of complaint to a restaurant/hotel manager to complain
about poor service or food.
(Chủ đề: Viết bức thư gửi đến quản lí nhà hàng/khách sạn để phàn nàn về chất
lượng tồi của dịch vụ hoặc đồ ăn.)

Phân tích bức thư phàn nàn.
1. Thế nào là thư phàn nàn?
Thư phàn nàn là bức thư dùng khi người viết muốn phàn nàn về vấn đề
nào đó và góp ý hướng giải quyết cho vấn đề này, chẳng hạn:
Thư phàn nàn khách hàng gửi đến nhà sản xuất/ nhà cung cấp dịch vụ để
phản ánh về chất lượng không tốt của sản phẩm/dịch vụ mà họ đã sử dụng và
gợi ý cách giải quyết.
2. Cấu trúc của một bức thư phàn nàn
Phần 1: Sender's Address (Địa chỉ người gửi)Sender's Address
No. 16, Giang Van Minh Street, Ba Dinh District
Hanoi City, Vietnam
Địa chỉ của người gửi sẽ được viết ở góc trên cùng bên phải của bức thư. Dòng
đầu ghi tên phố/đường, phường/xã, quận/huyện còn dòng thứ hai ghi tên thành
phố và quốc gia.
Phần 2: Date (Ngày viết)Date
July 11, 2014
Ngày viết thư được viết ở dạng đầy đủ, ví dụ July 11, 2014, không dùng dạng
rút gọn 11/7/2014 hoặc7/11/2014.
22


Phần 3: Recipient's Information (Thông tin người nhận)
Recipient's Information
Customer Service Manager
ABC Hotel, Da Nang City, Vietnam
Thông tin về người nhận gồm tên/chức vụ của người nhận (dòng số 1), nơi công
tác (dòng số 2) và địa chỉ nơi công tác (dòng số 3). Phần này được trình bày sau
dòng ngày tháng nhưng nằm ở lề bên trái. Trong trường hợp không biết chính
xác người nhận là ai thì chỉ ghi địa chỉ của nơi nhận thư.
Phần 4: Salutations or Greetings (Lời chào)

Greeting
Dear Sir or Madam,
Nếu chưa biết tên người nhận ta dùng:
Dear Sir, (nếu người nhận là nam giới)
Dear Madam, (nếu người nhận là nữ giới)
Dear Sir or Madam, (nếu không rõ người nhận là nam giới hay nữ giới)
Nếu đã biết tên của người nhận ta dùng:
Dear Mr. + male last name, (Dear Mr. Jason,)
Dear Ms. + female last name, (Dear Ms. Kaute,)
Phần 5: Body (Nội dung bức thư)
Body
I am writing to complain of the poor service I received at your hotel on [...] I
look forward to hearing from you!
Phần này nêu thông tin mà người gửi muốn truyền đạt tới người nhận. Trong đó,
các ý chính nằm trong các đoạn nhỏ:
Situation (tình huống): Đưa ra mục đích viết bức thư.
Chẳng hạn:
I am writing to complain about …
I am writing to complain of …
I wish to express my dissatisfaction with …
I am writing to inform you of my dissatisfaction with …
v.v.
Complication (vấn đề): Đề cập vấn đề người viết gặp phải (nguyên nhân và hậu
quả của vấn đề).
Resolution (giải pháp): Gợi ý cách giải quyết vấn đề.
23


Chẳng hạn:
I would suggest that …

Action (hành động): Nêu lên các hành động sẽ thực hiện trong tương lai nếu tình
trạng vẫn còn tái diễn.
Chẳng hạn:
If you do not …, I will….
Phần nội dung chính của bức thư thường khép lại bằng sự mong đợi nhận được
hồi âm từ người nhận thư. Chẳng hạn:
I look forward to hearing from you shortly.
I look forward to receiving your explanation of these matters.
I look forward to receiving your reply.
I look forward to hearing from you and seeing good response from your hotel.
v.v.
Phần 6: Closing (Phần kết thúc)
Complimentary
Yours faithfully,
- Nếu phần lời chào bắt đầu bằng Dear Sir, hoặc Dear Madam, hoặc Dear Sir or
Madam, thì phần tán tụng sẽ là Yours faithfully,
- Nếu phần lời chào bắt đầu bằng Dear Ms. …, hoặc Dear Mr. …, thì phần tán
tụng sẽ là Yours sincerely,
Signature
Hang
Nguyen Minh Hang
Kết thúc là chữ ký của người viết và tên đầy đủ.
3. Ngôn ngữ trong thư phàn nàn
Đây là thư mang tính chất trang trọng nên phải viết ở dạng đầy đủ, không viết
tắt.
Ví dụ:
I am writing to complain of the poor service I received at your hotel on July 5,
2014.
Mặc dù người gửi không hài lòng với chất lượng dịch vụ/sản phẩm nhưng trong
bức thư phàn nàn gửi đến nhà cung cấp dịch vụ/sản xuất người gửi cần sử dụng

ngôn ngữ lịch sự, không thể hiện thái độ quá gay gắt.
Unit 7: Saving Energy
Prepare a Written Speech (Chuẩn bị một bài phát biểu dạng viết)
24


Topic: Prepare a speech on how to save energy
(Chủ đề: Chuẩn bị một bài phát biểu về cách tiết kiệm năng lượng)
Phân tích bài phát biểu dạng viết
1. Thế nào là một bài phát biểu dạng viết?
Một bài phát biểu dạng viết là một bài phát biểu được chuẩn bị kĩ lưỡng giúp
diễn giả tự tin hơn khi trình bày bài diễn thuyết trước đám đông.
2. Điểm giống và khác nhau giữa một bài phát biểu dạng viết và một bài luận:
- Giống nhau: Đều có bố cục ba phần (mở bài, thân bài và kết bài).
- Khác nhau: Bài phát biểu dạng viết được viết ra để chuẩn bị cho bài phát biểu
dạng nói nên nó thường được nghe hơn là được đọc. Do mang tính chất của một
bài diễn thuyết nên một bài phát biểu dạng viết cần:
+ Dùng ngôn ngữ sinh động, hài hước và pha chút kịch tính để thu hút sự chú ý
của người nghe.
+ Sử dụng các dẫn chứng minh họa cụ thể nhằm tăng thêm sức hấp dẫn và sức
thuyết phục.
3. Phân loại:
Có nhiều dạng bài phát biểu và mỗi dạng hướng đến mục đích khác nhau:
- Informative speech: Đưa thông tin về một vấn đề nào đó.
Ví dụ: Common Causes of Allergies (Các nguyên nhân gây dị ứng phổ biến)
- Instructional speech: Nêu các bước hoặc cách thức tiến hành một quá trình.
Ví dụ: How to make a cup of tea (Cách pha một tách trà)
- Persuasive speech: Thuyết phục người nghe tin/không tin vào một điều gì đó.
Ví dụ: Benefits of doing exercise (Lợi ích của tập thể dục)
- Entertaining speech: Giúp người nghe giải trí.

Ví dụ: Can Potato Peels Predict the Future? (Những lát khoai tây có thể dự
đoán tương lai không?)
- Special Occasion speech: có chức năng giải trí hoặc thông báo, thường xuất
hiện vào những dịp đặc biệt.
Ví dụ: Graduation speech (Bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp)
4. Các lưu ý trước khi chuẩn bị một bài phát biểu dạng viết:
- Xác định khán giả là ai? Họ quan tâm đến điều gì?
- Xác định mục đích của phát biểu là gì?
- Xác định xem bài phát biểu kéo dài trong bao lâu, thời gian và địa điểm diễn ra
bài phát biểu như thế nào?
25


×