Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế Thành phố Biên Hòa: luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.69 KB, 90 trang )

LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn cô PGS. TS. MAI THỊ HOÀNG MINH
đã tận tình hướng dẫn và góp ý chỉnh sửa bản thảo luận văn của tôi trong suốt quá trình
thực hiện.
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Chi cục thuế Biên Hòa cùng
các anh chị cán bộ nhân viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông
tin số liệu.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các Thầy cô khoa Sau đại học Trường Đại
học Lạc Hồng đã đóng góp ý kiến và tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành
chương trình học trong suốt thời gian tôi theo học tại trường. Tôi cám ơn các Thầy
Cô giảng dạy tại Trường Đại học Lạc Hồng đã truyền dạy những kinh nghiệm quý
báu làm nền tảng cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin cảm ơn gia đình tôi đã động viên, khích lệ tinh thần và hỗ trợ tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn!
Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu “ Hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế TP.Biên
Hòa” của tôi với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh. Tất
cả các nguồn tài liệu tham khảo được công bố đầy đủ trong luận văn. Nội dung luận
văn là trung thực.
Tác giả

Nguyễn Hoàng Hà


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đối tượng nghiên cứu và khảo sát của đề tài là hệ thống kiểm soát nội bộ mục


đích là đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế TP. Biên Hòa. Để đạt
được các mục tiêu trong quá trình nghiên cứu tác giả lần lượt đưa ra các vấn đề và
giải quyết như sau:
a/ Hệ thống kiểm soát nôi bộ theo Báo cáo COSO năm 1992
 Định nghĩa hệ thống kiểm soát nội bộ theo Báo Cáo Coso
 Các bộ phận hợp thành của hệ thống kiểm soát nội bộ
b/ Kiểm soát nội bộ trong các tổ chức tài chính công theo định nghĩa của
INTOSAI
 Thế nào là KSNB trong các tổ chức tài chính công
 Vai trò, ý nghĩa của kiểm soát nội bộ trong tổ chức công
 Đánh giá đặc điểm của kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế thông qua
việc đánh giá rủi ro trong hoạt động thu thuế.
c/ Thực trạng xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức hành chính
sự nghiệp tại Việt Nam nói chung và tại Chi cục thuế TP.Biên Hoà nói riêng:
 Quy định về tổ chức bộ máy quản lý trong tổ chức hành chính tại Việt Nam
 Xây dựng bộ máy kiểm soát nội bộ theo quy định chung
 Xây dựng bộ máy kiểm soát nội bộ tại Chi cục thuế TP.Biên Hoà.
 Khảo sát và thống kê bằng phiếu câu hỏi về tình trạng thực tế về công tác thu
thuế tại Chi cục thuế TP.Biên Hoà.
d/ Đề xuất giải pháp nhằm áp dụng mô hình kiểm soát nội bộ trong các tổ chức
hành chính công của INTOSAI để xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu
hiệu và hiệu quả hơn trong công tác phòng chống thất thu thuế tại Chi cục thuế
TP.Biên Hoà.
 Những vấn đề còn bất cập trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ còn
tồn tại.
 Định hướng xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm kết hợp những ưu
điểm của kiểm soát nội bộ của tổ chức INTOSAI vào thực tiễn công tác thu thuế tại
Việt Nam.



MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Tóm tắt luận văn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài: ...............................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài: ...................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .....................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................3
5. Các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã công bố: ....................4
6. Đóng góp mới của đề tài: ....................................................................................6
7. Cấu trúc của luận văn: ........................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT ........................7
N I

TRONG ĐƠN VỊ HO T Đ NG C NG.................................................7

1.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ: .........................................................7
1.1.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO : ....................................................7
1.1.2.

nghĩa hệ thống kiểm soát nội bộ: ............................................................9


1.1.3. Lợi ích và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ: ..................................10
1.1.3.1. Lợi ích của hệ thống kiểm soát nội bộ: .............................................10
1.1.3.2. Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ: ............................................10
1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị hoạt động công: ..............................11
1.2.1. Lược sử ra đời KSNB trong hoạt động công:...........................................11
1.2.2. Vai trò kiểm soát nội bộ trong đơn vị hoạt động công: ............................12
1.2.3. Các yếu tố cấu tạo nên hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị hoạt động
công: ..................................................................................................................12
1.3. Kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế TNCN: ..........................................19
1.3.1. Giới thiệu về thuế TNCN: ........................................................................19


1.3.2. Kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế TNCN : ...................................21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................22
CHƢƠNG : ĐÁNH GIÁ THỰC TR NG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT N I
TRONG C NG TÁC THU THUẾ TNCN T I CHI CỤC THUẾ I N HOÀ23
2.1. Giới thiệu tổng quát về Chi cục thuế Biên Hòa: .............................................23
2.1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển về chi cục thuế Biên Hòa ................23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng của Chi cục thuế TP Biên Hòa: ....................24
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các đội thuế tại CCT.TB: .................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................29
2.2.1. Thu thập dữ liệu :......................................................................................29
2.2.2. Phương Pháp xử lý: ..................................................................................31
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu: .........................................................................31
2.3 Đánh giá tổng quan về tình hình thu thuế TNCN 2011 – 2014:......................32
2.3.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ và thu thuế trong ngành thuế
Việt Nam: ...........................................................................................................32
2.3.2. Thực trạng về thu thuế TNCN tại Chi cục thuế Thành phố Biên Hòa: ..........34
2.4. Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế TNCN
tại chi cục thuế Biên Hoà: ......................................................................................37

2.4.1. Môi trường kiểm soát: ..............................................................................40
2.4.2. Đánh giá rủi ro: .........................................................................................45
2.4.3. Các hoạt động kiểm soát: .........................................................................51
2.4.4. Thông tin và truyền thông: .......................................................................55
2.4.5. Giám sát: ...................................................................................................57
2.5. Những mặt chưa làm được và nguyên nhân tồn tại của hệ thống KSNB tại Chi
cục thuế Thành phố Biên Hoà: ..............................................................................61
2.5.1. Môi trường kiểm soát: ..............................................................................61
2.5.2. Đánh giá rủi ro: .........................................................................................61
2.5.3. Hoạt động kiểm soát: ................................................................................62
2.5.4. Thông tin và truyền thông: .......................................................................62
2.5.5. Giám sát: ...................................................................................................63
KẾT LUẬN CHƢƠNG ........................................................................................64
CHƢƠNG : GI I PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSN TRONG .........65
C NG TÁC THU THUẾ TNCN T I CHI CỤC THUẾ I N HOÀ ..............65


3.1. Quan điểm xây dựng nhằm hoàn thiện HTKSNB trong công tác thu thuế
TNCN tại Chi cục thuế Biên Hoà: .........................................................................65
3.1.1. Quan điểm kế th a có chọn lọc: ...............................................................65
3.1.2. Cập nhật trình độ quản lý thế giới phù hợp theo trình độ quản lý đơn vị 65
3.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kiểm soát: ..........................67
3.2. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại chi cục thuế Biên Hoà: ................68
3.2.1. Về Môi trường kiểm soát: ........................................................................68
3.2.2. Về Đánh giá rủi ro: ...................................................................................69
3.2.3. Về Hoạt động kiểm soát: ..........................................................................71
3.2.4. Về thông tin và truyền thông: ...................................................................72
3.2.5. Về công tác giám sát : ..............................................................................73
3.3. Các kiến nghị hỗ trợ nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ: ................74
3.2.6. Đối với nhà nước: .....................................................................................74

3.2.7. Đối với ngành thuế: ..................................................................................74
3.2.8. Đối với cục thuế tỉnh Đồng Nai: ..............................................................75
KẾT LUẬN CHƢƠNG ........................................................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KH O
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng việt
AICPA

Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ

BCTC

Báo cáo tài chính

CB-CNV

Cán bộ - Công nhân viên

CCHC

Cải cách hành chánh

CCT.BH

Chi cục thuế thành phố Biên Hòa


CCVC

Cán bộ viên chức

ERM

Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Rick
Management)

GAO

Cơ quan Giải tỏa Trách nhiệm Chính phủ (GAO) – cơ quan
KTTC của Mỹ

TNCN

Thuế thu nhập cá nhân

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

INTOSAI

Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (The International
Organisation of Supreme Audit Institutions)

KSNB

Kiểm soát nội bộ


KTV

Kiểm toán viên

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

TN-QLHS

Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

TP.Biên Hòa

Thành phố Biên Hòa

VSA

Chuẩn mực kiểm toán

XHCN


Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC B NG
Số thứ tự


Nội dung

Trang

ảng biểu

Bảng 2.1:

Thành phần đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.2:

Bảng số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành
Phố Biên Hòa do Chi cục quản lý qua các năm 2011-2014

Bảng 2.3:

Bảng số lượng các hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn Thành
Phố Biên Hòa do Chi cục quản lý qua các năm 2011-2014

Bảng 2.4:


Bảng kết quả thu ngân sách của CCT.BH giai đoạn 2011-2014

Bảng 2.5:

Kết quả kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ thuế giai đoạn
năm 2011-2014 tại CCT.BH

30
34

34
35
36

Bảng 2.6:

Thông kê mô tả thông tinh chung về thu thuế TNCN

38

Bảng 2.7:

Kết quả thống kê nhân tố Môi trường kiểm soát

41

Bảng 2.8:

Kết quả thống kê nhân tố Đánh giá rủi ro


46

Bảng 2.9:

Kết quả thống kê nhân tố Hoạt động kiểm soát

52

Bảng 2.10:

Kết quả thống kê nhân tố Thông tin truyền thông

55

Bảng 2.11:

Kết quả thống kê nhân tố Giám sát

58


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thuế đã tồn tại t lâu trong lịch sử loài người và được nhiều nước trên thế
giới bắt buộc dân cư, các ngành nghề đóng góp, để chi cho các hoạt động của bộ
máy nhà nước, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và các công trình phục vụ
công cộng. Có thể nói cách khác: Thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt
buộc của các thể nhân và pháp nhân được nhà nước quy định thông qua hệ thống

pháp luật. Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước ta cũng như ở bất kỳ
quốc gia nào trên thế giới và được xem là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu
cho ngân sách nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều hoà thu nhập trong xã
hội góp phần thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội.
Có thể nói, Bộ máy Nhà nước của một quốc gia không thể tồn tại nếu không
có ngành thuế và thuế là nguồn thu lớn nhất cho Ngân sách Nhà nước. Các luật
thuế cũng luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh
tế xã hội của đất nước. Thuế luôn là vấn đề được Nhà nước, các nhà kinh doanh,
nhà đầu tư và người dân quan tâm. Việc sử dụng công cụ quản lý thuế là chức
năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, trong đó các quy định cải cách hành
chính về thuế và xây dựng quy trình quản lý hữu hiệu được xem là những công cụ
tốt nhất.
Luật Quản lý thuế (của Quốc Hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10; số78/2006/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2006), Nghị định số 83/2013/ND-CP ngày 22/7/2013 Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật quản lý thuế đã ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng
trong công cuộc cải cách hành chánh thuế (CCHC) thuế. Xác định hoàn toàn trách
nhiệm cho các đối tượng nộp thuế phải tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào Ngân sách
nhà nước và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chính vì vậy đòi hỏi các đối
tượng nộp thuế phải có sự hiểu biết đầy đủ các các quy định về thuế, trên cơ sở đó
tự giác tuân thủ các nghĩa vụ thuế. Để đáp ứng những yêu cầu đó cơ quan thuế đã
và đang t ng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ về thuế (Tuyên truyền hỗ trợ
về thuế; Đăng ký thuế; Khai thuế; Hoàn thuế; miễn giảm thuế; Kiểm tra thuế;
Giải quyết khiếu nại tố cáo...), đổi mới tất cả các quy trình quản lý thuế theo cơ
chế “tự tính – tự khai – tự nộp thuế”, áp dụng công nghệ quản lý thuế tiên tiến,


2
khoa học và hiện đại vào tất cả các khâu quản lý, nâng cao kỹ năng quản lý thuế
hiện đại, tính chuyên sâu, chuyên nghiệp cho toàn bộ đội ngũ cán bộ ngành thuế.

Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập trong những quy định về
thuế, công chức thuế bắt tay với doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp trốn thuế cũng
như cung cách phục vụ của công chức thuế còn nhũng nhiễu gây phiền hà cho
các doanh nghiệp … làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu thuế của nhà nước.
Tỉnh Đồng Nai được xem là trung tâm kinh tế của cả nước và là tỉnh thành
có số lượng doanh nghiệp và khu công nghiệp tập trung nhiều, chính vì vậy Cục
thuế tỉnh Đồng Nai cũng là đơn vị có số thu cao nhất chiếm khoảng một phần ba
số thu ngân sách của cả nước. Cùng với xu hướng sự phát triển và hội nhập với
nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng,
năng động và nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước Cục thuế tỉnh cũng cần
phải có giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thuế. Khẩu hiệu năm 2010 của Cục
thuế tỉnh Đồng Nai: “Chung tay cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng
quản lý thuế; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; đổi mới phương pháp làm việc; củng
cố nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thuế”, năm 2011 “ tiếp tục cải cách,
hiện đại hóa, nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý thuế”, khẩu hiệu năm 2012
“Tiếp tục cải cách hành chính thuế, nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý thuế”,
khẩu hiệu năm 2013 “ inh ạch – Chuy n nghiệp – i m chínhhiệu năm 2014 “ inh ạch – Chuy n nghiệp – i m chính-

ổi mới”, khẩu

ổi mới”, khẩu hiệu

năm 2015 “ inh ạch – Chuy n nghiệp – i m chính- ổi mới”,
Qua đó cho thấy sự quyết tâm và là nhiệm vụ trọng tâm của các chi cục thuế
nói riêng và Cục thuế tỉnh Đồng Nai nói chung trong việc thực hiện CCHC, chất
lượng quản lý thuế nhằm đạt được nhiệm vụ thu ngân sách. Như vậy việc thực
hiện đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế TNCN
tại chi cục thuế thành phố Biên H

” là góp phần rất cần thiết nhằm nâng cao


chất lượng quản lý thuế, thông qua việc đưa một trong 11 Chi cục thuế thuộc Cục
thuế tỉnh Đồng Nai làm nơi tiến hành khảo sát đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
(HTKSNB) và công tác phòng chống thất thu thuế.
2. Mục tiêu đề tài:
+ Đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB trong công tác thu Thuế thu nhập cá
nhân (TNCN) tại chi cục thuế Thành phố Biên Hòa.


3
+ Hoàn thiện hệ thống KSNB trong công tác thu thuế TNCN tại chi cục thuế
TP. Biên Hòa nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thu thuế TNCN, chống thất
thu thuế TNCN trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
* ối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu này tập trung vào phân tích sự ảnh
hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến việc thu thuế TNCN và chống thất thu
thuế TNCN.
* Phạm vi nghiên cứu: tại chi cục thuế Thành Phố Biên Hoà. Cụ thể hơn
trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung làm rõ khả năng ngăn chặn việc thất thu
thông qua việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, và dữ liệu được khai thác chủ
yếu trong nội bộ cơ quan thuế.
Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện nghiên cứu các dữ liệu sơ cấp t
tháng 12/2014 đến 07/2015, số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian
tháng 3 và tháng 4/2015 vì đây là khoảng thời gian các doanh nghiệp v a thực
hiện xong quyết toán, các cán bộ thuế sẽ dễ dàng nhận ra hệ thống quản lý tại chi
cục có hoạt động hữu hiệu hay không khi công việc quyết toán cuối năm phải thực
hiện rất nhiều, những điểm còn thiếu sót cần bổ sung.
Số liệu thứ cấp được thu thập t năm 2011-2014
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
* Nghi n cứu định tính: Nghiên cứu sơ bộ các thông tin về cơ quan thuế và

tham khảo ý kiến các vị lãnh đạo trong chi cục thuế để tìm ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ để tăng cường kiểm soát tình hình thu thuế
trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, t đó xây dựng bản câu hỏi khảo sát sơ bộ, tiến
hành khảo sát thử và xây dựng bản câu hỏi chính thức.
* Nghi n cứu định lượng: Sử dụng bảng câu hỏi chính thức nhằm thu nhập dữ
liệu khảo sát, nhập liệu và phân tích. Do tính chất của cuộc nghiên cứu và đối tượng
nghiên cứu có nhiều sự hạn chế, để đảm bảo cỡ mẫu đủ lớn và mức ý nghĩa của đề
tài, 100 bảng câu hỏi khảo sát đã được gửi đi.
* Phân tích dữ liệu thu thập: Dữ liệu thu thập được đưa vào phân tích sau khi
đã tiến hành làm sạch. Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2010 phân tích dữ
liệu theo phương pháp thống kê mô tả.


4
5. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc đã công bố:
 Những nghiên cứu trong nƣớc:
Theo các nghiên cứu trong nước chúng ta thấy được tại Việt Nam, hệ thống
kiểm soát nội bộ chỉ được chính thức đề cập đến trong chuẩn mực kiểm toán
(VSA) số 400 Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ có hiệu lực t tháng 1/2002 và
thông tư 44/2011/TT-NHNN được ban hành bởi ngân hàng nhà nước Việt Nam
ngày 29/12/2011 Quy định về Hệ thống KSNB và KTNB của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ còn khá
mờ nhạt và chỉ được xây dựng trong một số doanh nghiệp lớn và các tổ chức bắt
buộc phải có hệ thống này, một phần cũng là do hệ thống văn bản hướng dẫn quy
trình xây dựng còn khá sơ sài, ngoài ra cũng là do các Doanh nghiệp tổ chức
trong nước chưa ý thức được hết tầm quan trọng và vai trò của hệ thống KSNB
trong việc giúp tổ chức đạt được mục tiêu hoạt động đề ra. Bên cạnh các chuẩn
mực thông tư hướng dẫn cũng đã có một số công trình nghiên cứu mà người viết
tham khảo được đề cập dưới đây:
Nguyễn Đình Tùng (2006), “ ột số vấn đề cần chú ý trong quá trình khảo

sát thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội ộ đối với kiểm toán ngân sách
địa phương”, Tạp chí Kiểm toán, (8), tr. 37 – 38: cho thấy việc nghiên cứu, đánh
giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một vấn đề quan trọng nhằm xác định phương
pháp, phạm vi, nội dung kiểm toán để nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán.
Các mục tiêu đặt ra khi xem xét tính hữu hiệu và hiệu quả khi đánh giá một hệ
thống KSNB gồm:
-

ôi trường kiểm soát chung: Phản ánh đặc thù về quản lý thể hiện quan

điểm, phong cách điều hành và phương pháp kiểm soát ban lãnh đạo đơn vị. Cơ
cấu tổ chức được xác định mối quan hệ trách nhiệm và quyền hạn đang tồn tại t
nơi ra quyết định quản lý đến bộ phận truyền đạt thông tin và triển khai các quyết
định đó.
- Hệ thống kế toán: Phải thỏa mãn các mục tiêu của kiểm soát nội bộ t
việc tập hợp tài liệu, chứng t kế toán, phân loại, phân tích, ghi sổ kế toán đến
việc tổng hợp lập báo cáo kế toán.
- Các thể thức kiểm soát: Là những chế độ, thể thức và quy trình hạch toán
kế toán được ban lãnh đạo xây dựng để thỏa mãn các mục tiêu quản lý của họ.


5
Mỗi đơn vị có rất nhiều thể thức và chế độ, trong đó sự cách ly thích hợp về trách
nhiệm để ngăn ng a sai phạm cố ý cũng như vô ý, các sổ chi tiết có quan hệ chặt
chẽ với tài khoản kế toán và việc kiểm soát vật chất với tài sản và sổ kế toán.
Theo Tạp chí kiểm toán: “Vai trò của kiểm soát nội ộ”: nêu ra các khía
cạnh cần xem xét của tổ chức KSNB trong doanh nghiệp theo các chuẩn mực quốc
tế về KSNB và vấn đề triển khai ba hợp phần cơ bản trong việc xây dựng một bộ
máy KSNB hiệu quả.
Luận văn thạc sĩ Võ Năm- khoa Kế toán trường Đại học kinh tế Đà Nẵng

(2010) “ Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình

ịnh ” :

nghiên cứu việc ứng dụng các cơ sở lý luận KSNB áp dụng vào đơn vị sự nghiệp
công trong hệ thống các cơ sở pháp lý của Nhà nước.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ trong các
đơn vị sự nghiệp công, một vấn đề ít được đề cập đến trong hoạt động quản lý tại
Việt Nam. T đó rút ra những yêu cầu của công tác KSNB đối với hoạt động thu
tại cơ quan BHXH tỉnh Bình Định.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát thu tại BHXH tỉnh
Bình Định
Qua nghiên cứu thực tiễn cũng như t những cơ sở lý luận về KSNB để đề
xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nguồn
thu tại cơ quan BHXH tỉnh Bình Định.
Bùi Thanh Huyền (2010)“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội ộ tại kho ạc
nhà nước Quận 10 TPHC ” luận văn thạc sĩ kinh tế: cung cấp mô hình về hệ
thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc, đánh giá và đưa ra những mặt hạn chế trong
kiểm soát tại hệ thống kho bạc quận 10 TPHCM.
Nguyễn Việt Tường (2013)“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội ộ trong công
tác chống thất thu thuế tại Chi cục thuế Quận Tân Bình” luận văn thạc sĩ kinh tế.
Luận văn đề cập đến thực trạng hệ thống KSNB tại chi cục thuế Quận Tân Bình,
t đó đưa ra nhiều giải pháp chống thất thu thuế tại chi cục thuế Quận Tân Bình.
Trần Văn Khương (2014)“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công
tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bình

ịnh“ - Luận

văn đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Cục thuế tỉnh Bình Định, tìm hiểu các



6
nguyên nhân tồn tại trong quản lý thuế TNDN tại cục thuế, t đó đưa ra các giải
pháp hoàn thiện hệ thống KSNB hiệu hiệu hơn.
 Nghiên cứu ngoài nƣớc:
Với tầm quan trọng và vai trò của mình, hệ thống KSNB đã đem đến những
lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp, nhà quản lý cũng như các cơ quan sự
nghiệp nhà nước. Chính vì thế việc xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu là vấn đề
mà hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới đều quan tâm đến.
Trong phạm vi đề tài này, người viết tham khảo nghiên cứu Coso năm 1992
của Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận Báo cáo tài chính (BCTC) hay
còn gọi là Ủy ban Treadway, và kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB cho các
doanh nghiệp có qui mô v a và nhỏ ở Estonia, được Lembi Noorvee đúc kết t
việc khảo sát hệ thống KSNB của 3 doanh nghiệp trong quá trình thực hiện luận
văn thạc sĩ kinh tế “ ánh giá sự hữu hiệu của KSNB đối với áo cáo tài chính”
6. Đóng góp mới của đề tài:
- Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục thuế TP.Biên Hoà.
- Luận văn làm rõ ý nghĩa quan trọng của việc tăng cường kiểm soát
nguồn thu thuế TNCN trên địa bàn, qua đánh giá thực trạng của hệ thống kiểm
soát nội bộ để đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hệ thống kiểm soát
nội bộ tại Chi cục thuế thành phố Biên Hoà.
7. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận văn gồm 3 chương.
 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị
hoạt động công.
 Chƣơng : Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB trong công tác thu
thuế TNCN tại Chi cục thuế Biên Hòa.
 Chƣơng : Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trong công tác thu
thuế TNCN tại chi cục thuế Biên Hòa.



7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
N IB

TRONG ĐƠN VỊ HO T Đ NG CÔNG

1.1. Tổng quan về hệ thống iểm soát nội bộ:
1.1.1. Hệ thống iểm soát nội bộ theo COSO :
 Lịch sử ra đời KSNB:
Khái niệm KSNB được sử dụng t cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 trong các
tài liệu về kiểm toán. T thập niên 1940, các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội
bộ Hoa Kỳ đã xuất bản một loạt các báo cáo, hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu
KSNB trong các cuộc kiểm toán.
Đến thập niên 1970, KSNB được quan tâm đặc biệt trong các lĩnh vực thiết kế
hệ thống và kiểm toán, chủ yếu hướng vào cách thức cải tiến hệ thống KSNB và
vận dụng nó vào các cuộc kiểm toán. Vào năm 1977, Luật về chống hối lộ nước
ngoài (Foreign Corrrupt Practices act) ra đời, các báo cáo của Cohen Commission
và Financial Executive Institute (FEI) đều đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống kế
toán và KSNB. Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) cũng đưa ra các điều luật bắt
buộc các nhà quản trị phải báo cáo về hệ thống KSNB của tổ chức. Năm 1979, Hiệp
hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã thành lập một ủy ban tư vấn đặc
biệt về kiểm toán nội bộ nhằm đưa ra các hướng dẫn về việc thiết lập và đánh giá hệ
thống KSNB.
Giai đoạn t năm 1980 đến năm 1985, AICPA đã tiến hành sang lọc, ban hành
và sửa đổi các chuẩn mực về sự đánh giá của kiểm toán viên (KTV) độc lập về
KSNB và báo cáo về KSNB. Hiệp hội kế toán nội bộ (IIA) cũng ban hành chuẩn
mực và hướng dẫn KTV nội bộ về bản chất của kiểm soát và vai trò của các bên liên
quan trong việc thiết lập, duy trì và đánh giá hệ thống KSNB.

T năm 1985, sự quan tâm về KSNB ngày càng mạnh mẽ hơn, Hội đồng quốc
gia chống gian lận về báo cáo tài chính (Treadway Commision- TC) được thành lập.
Hoạt động này nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường kiểm soát, các quy tắt về
đạo đức, các Ủy ban kiểm toán và chức năng của kiểm toán nội bộ. Vì thế Ủy ban tổ
chức đồng bảo trợ (COSO) của Hội đồng quốc gia chống gian lận về báo cáo tài
chính đã được thành lập nhằm nghiên cứu KSNB:


8
- Thống nhất định nghĩa về KSNB để phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng
khác nhau;
-

Cung cấp đầy đủ một hệ thống tiêu chuẩn để giúp các đơn vị có thể đánh

giá hệ thống KSNB để tìm giải pháp hoàn thiện;
Báo cáo COSO năm 1992 đã tạo lập một nền tảng cơ sở lý luận cơ bản về
KSNB. Trên cơ sở đó, hàng loạt các nghiên cứu về KSNB các lĩnh vực ra đời như:
- Phát triển theo hướng quản trị: năm 2001, dựa trên báo cáo COSO 1992,
COSO triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM). Dự thảo
hình thành và công bố vào tháng 7/2003, nhưng đến năm 2004 ERM chính thức ban
hành.
 Định nghĩa KSN theo Coso:
Báo cáo COSO 1 9 9 2 định nghĩa “KSNB là một quá trình do người quản
lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung
cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây:
- Hoạt động hữu hiệu và có hiệu quả;
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy;
- Các luật lệ và quy định được tuân thủ.
Trong định nghĩa trên, bốn nội dung cơ bản là quá trình, con người, đảm

bảo hợp lý và mục tiêu. Chúng được hiểu như sau:
 KSNB là một quá trình:
KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong
đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. KSNB là một quá trình
nên sẽ không bao giờ chấm dứt, nó sẽ luôn luôn tồn tại và phát triển cùng với tổ
chức; khi tổ chức lớn mạnh, KSNB cũng phải được thay đổi, bổ sung để đáp ứng
cho nhu cầu quản lý.
 KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người:
KSNB không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu,… mà
phải bao gồm cả những con người trong tổ chức như Hội đồng quản trị, Ban
Giám đốc, các nhân viên khác… Chính con người định ra mục tiêu, thiết lập cơ
chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng. Vì vậy nó sẽ chịu ảnh hưởng của
những vấn đề mang tính chất của con người như trình độ, nhận thức, môi trường
hoạt động…


9
 KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý:
Chứ không phải đảm bảo tuyệt đối, là các mục tiêu sẽ được thực hiện. Vì
khi vận hành hệ thống kiểm soát, những yếu kém có thể xảy ra do các sai lầm của
con người dẫn đến không thực hiện được các mục tiêu. KSNB có thể ngăn chặn và
phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy
ra. Hơn nũa, một nguyên tắc cơ bản trong việc đưa ra quyết định quản lý và chi
phí cho quá trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích được mong đợi t quá
trình kiểm soát đó. Do đó người quản lý có thể nhận thức đầy đủ về các rủi ro,
thế nhưng nếu chi phí cho quá trình kiểm soát quá cao thì họ vẫn không áp dụng
các thủ tục để kiểm soát rủi ro.
 Các mục tiêu của kiểm soát nội bộ:
- Đối với báo cáo tài chính: KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và đáng
tin cậy, bởi chính vì người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập báo cáo tài

chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ kiểm toán hiện hành.
- Đối với tính tuân thủ: KSNB trước hết phải bảo đảm hợp lý việc chấp
hành luật pháp và các quy định. Điều này xuất phát t trách nhiệm của người
quản lý đối với những hành vi không tuân thủ trong đơn vị. Bên cạnh đó, KSNB
còn phải hướng mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy
định nội bộ của đơn vị, qua đó bảo đảm đạt được những mục tiêu của đơn vị.
- Đối với mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động: KSNB giúp đơn
vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín,
mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh của đơn vị.
Như vậy, các mục tiêu của hệ thống KSNB rất rộng, chúng bao trùm lên
mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với với sự tồn tại và phát triển
của đơn vị.
1.1.2. Ý nghĩa hệ thống iểm soát nội bộ:
Hệ thống kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ tìm hiểu hệ thống quản lý của đơn vị,
bao gồm cả những hoạt động chính thức hoặc không chính thức, nhằm đưa ra quy
định, hướng dẫn về các nhân tố có thể tác động đến hoạt động kinh doanh. Theo
nghĩa rộng, kiểm soát nội bộ bao gồm thủ tục quản lý trang thiết bị hoặc những
công cụ kiểm soát sản xuất, kinh doanh và phân phối. Thông tin của người chịu
trách nhiệm kiểm soát nội bộ thường được thu thập và tổng hợp t nhiều nguồn


10
khác nhau như trao đổi với nhân viên cơ sở, điều tra thông qua bảng câu hỏi, bằng
thực tế… Sau đó họ ghi lại những thông tin sơ bộ dưới dạng biểu đồ hình cột mô tả,
tường thuật hoặc kết hợp cả hai hình thức trên nhằm đưa ra được một hình ảnh cụ
thể để phục vụ cho công tác kiểm soát.
1.1.3. Lợi ch và hạn chế của hệ thống iểm soát nội bộ:
1.1.3.1. Lợi ch của hệ thống iểm soát nội bộ:
- Hệ thống KSNB thực chất là sự tích hợp một hoạt động, biện pháp, kế
hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để

đảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ giúp các nhà lãnh đạo của một đơn vị quản lý
được vấn đề của tổ chức, đảm bảo trong hoạt động và tổ chức cần xây dựng.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ giúp tổ chức giảm bớt các loại rủi ro như rủi ro
không đáng trong một đơn vị.
- Tạo môi trường kiểm soát trong sạch lành mạnh, giúp cho các nhà quản lý
và nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ góp phần điều hòa hoạt dộng của đơn vị hợp lý
theo ý muốn của các nhà quản lý. Tối ưu các nguồn lực mà tổ chức đang có.
1.1.3.2. Hạn chế của hệ thống iểm soát nội bộ:
- Hệ thống kiểm soát nội bộ do các nhà quản lý thiết kế nhằm duy trì trạng
thái hoạt động tốt nhất cho đơn vị vì vậy nó có hạn chế là được thiết kế theo quan
điểm chủ quan của nhà quản lý không tránh khỏi hệ thống kiểm soát nội bộ quá
cứng nhắc, không tuân theo quy định chuẩn nào.
- HTKSNB được thiết kế nhưng không phù hợp với tình hình hoạt động của
đơn vị, gây lãng phí thất thoát.
- HTKSNB được tạo ra hoạt động nhưng các nhân viên lại không thực hiện
một cách tuân thủ, hay do môi trường kiểm soát của một tổ chức không lành mạnh.
Các thủ tục kiểm soát không được duy trì một cách đều đặn.
- HTKSNB thiết kế nhưng không bao quát hết được rủi ro của đơn vị. Đặc
biệt là sai sót của nhân viên.


11
1.2. Hệ thống iểm soát nội bộ trong đơn vị hoạt động công:
1.2.1. Lƣợc sử ra đời KSNB trong hoạt động công:
Năm 1992, Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ (thường được gọi là COSO) của
Hội đồng quốc gia chống gian lận báo cáo tài chính Hoa Kỳ (thường gọi là Ủy ban
Treadway) đã công bố Báo cáo COSO 1992, đưa ra một khuôn mẫu về KSNB. Báo
cáo này thông qua việc cung cấp cái nhìn toàn diện về KSNB, đã đặt nền tảng cho

các lý thuyết về KSNB hiện nay.
Các nghiên cứu về KSNB sau đó được phát triển mạnh, chuyên sâu vào các
loại tổ chức hoặc các loại hình hoạt động khác nhau. Trong khu vực công, KSNB
cũng rất được quan tâm. Hướng dẫn về KSNB của Tổ chức quốc tế các cơ quan
kiểm toán tối cao (INTOSAI) đã được ban hành năm 1992 và cập nhật năm 2001,
đưa ra các quan điểm và hướng dẫn về KSNB trong các đơn vị thuộc khu vực công.
Tại Hoa Kỳ, Chuẩn mực về KSNB trong chính quyền liên bang được Cơ quan
Kiểm toán Nhà nước (GAO) ban hành năm 1999. Nhìn chung, các chuẩn mực về
KSNB trong khu vực công hiện nay đặt trên nền tảng của Báo cáo COSO 1992 với
những điểm chính sau:
Xác định KSNB là một bộ phận/quy trình không thể thiếu trong tổ chức
nhằm đạt được các mục tiêu về:
-

Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động, bao gồm cả việc bảo vệ các nguồn

lực không bị thất thoát, hư hỏng hoặc sử dụng sai mục đích.
-

Báo cáo tài chính đáng tin cậy

-

Tuân thủ luật pháp và các quy định

Xác định các chuẩn mực về KSNB trong năm yếu tố:
-

Môi trường kiểm soát;


-

Đánh giá rủi ro;

-

Các hoạt động kiểm soát;

-

Thông tin và truyền thông;

-

Giám sát.

Đến năm 2004, căn cứ theo COSO 2004 vận dụng hình thành INTOSAI 2004
chuyên về kiểm soát rủi ro. Đến nay đã có một quốc gia vận dụng COSO 2013 nâng
cao hiệu quả kiểm soát rủi ro trong môi trường ứng dụng nguồn lực máy vi tính
ERP.


12
1.2.2. Vai trò iểm soát nội bộ trong đơn vị hoạt động công:
Đối với một tổ chức hành chính công thì theo Hướng dẫn về KSNB của Tổ
chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) sẽ thấy rõ được tầm quan
trọng của tổ chức KSNB như:
-

Tạo lập một cơ cấu kỷ cương trong toàn bộ quy trình hoạt động của đơn vị.

Giúp nhận biết, phân tích và lựa chọn được phương pháp tối ưu đối phó với

các sự kiện bất lợi trong việc thực hiện mục tiêu
-

Tạo lập được một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong

toàn tổ chức phục vụ cho việc thực hiện tất cả các mục tiêu KSNB
-

Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ giữa các bộ phận với nhau

hoặc cấp trên với cấp dưới giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm do
thiếu sót hoặc cố tình gây ra, động thời cũng giúp đánh giá và hoàn thiện hơn những
bất cập cần bổ sung của HTKSNB…
KSNB giúp người quản lý có cái nhìn toàn diện về vấn đề kiểm soát trong tổ
chức theo hướng xác định mục tiêu, đánh giá rủi ro và thiết lập các hoạt động kiểm
soát; đồng thời tạo lập một môi trường kiểm soát tốt đi đôi với một hệ thống thông
tin hữu hiệu. Do đó, khái niệm và các chuẩn mực KSNB cần được đưa vào chương
trình đào tạo cán bộ quản lý các đơn vị khu vực công.
1.2.3. Các yếu tố cấu tạo nên hệ thống iểm soát nội bộ trong đơn vị hoạt
động công:
 Môi trƣờng kiểm soát:
-

Môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh

hưởng đến ý thức kiểm soát của các nhân viên. Môi trường kiểm soát là nền tảng
cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập một nề nếp kỷ cương, đạo đức và cơ
cấu tổ chức. Các yếu tố cấu tạo nên hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm:



Sự liêm chính và giá trị đạo đức cá nhân, chuyên môn củ nhà lãnh đạo

và củ đội ngũ nhân viên:
Sự liêm chính và tôn trọng giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân
viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ. Tinh thần tôn trọng
đạo đức thể hiện qua tất cả các cá nhân, mọi cá nhân phải tuân thủ các điều lệ, quy
định và đạo đức về cách ứng xử của cán bộ công chức nhà nước.


13
Thái độ và cách điều hành của người quản lý, quyết định giọng điệu (tone) của
toàn bộ tổ chức trong việc thiết lập các chính sách về kế toán, tài chính của đơn vị;
ví dụ như: công khai tài sản, quy chế chi tiêu nội bộ,.. mang tính công bằng, khách
quan, vô tư, không thiên vị,…Đồng thời, phải cho công chúng thấy được tinh thần
này trong sứ mệnh và trong tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức thông qua các văn bản
chính thức; chẳng hạn như xây dựng giá trị đạo đức trong đơn vị mang tính công
bằng, dung hòa các lợi ích, giảm thiểu các yếu tố cơ hội có thể phát sinh các gian
lận, tham nhũng.


Năng lực nhân viên:

Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và kỷ năng làm việc cần thiết
để đảm bảo cho việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu qủa và hữu
hiệu, cũng như có một sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc
thiết lập hệ thống KSNB.
Lãnh đạo và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ để hiểu được việc xây
dựng thực hiện, duy trì của KSNB, vai trò của KSNB và trách nhiệm của họ trong

việc thực hiện sứ mệnh chung của tổ chức. Mỗi cá nhân trong tổ chức đều giữ một
vai trò trong hệ thống KSNB, bởi đó là trách nhiệm của họ.
Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có những kỹ năng cần thiết để đánh giá các
rủi ro. Việc đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của họ trong tổ chức.
Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thanh viên
trong tổ chức, đó là hướng dẫn về mục tiêu KSNB, phương pháp giải quyết những
tình huống khó xử trong công việc.


Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo:

Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ
của nhà lãnh đạo khi điều hành. Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng KSNB là quan
trọng thì những thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ
theo đó mà tận tâm xây dựng hệ thống KSNB. Tinh thần này biểu hiện ra thành
những quy định đạo đức ứng xử trong cơ quan. Thí dụ như việc xây dựng kiểm
toán nội bộ trong KSNB thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến KSNB.
Ngược lại nếu các thành viên trong tổ chức cho rằng KSNB không quan trọng
có nghĩa là lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến KSNB. Kết quả là KSNB chỉ


14
còn là hình thức chứ không có ý nghĩa thực sự, dẫn đến mục tiêu, nhiệm vụ của đơn
vị không còn đạt được như mong muốn.


Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức bao gồm:
- Sự phân chia quyền và trách nhiệm báo cáo. Mỗi cấp quản lý ý thức được

quyền hạn của mình tới đâu.
- Hệ thống báo cáo phù hợp với đơn vị, thiết lập quy trình báo cáo kịp thời,
kết quả thực hiện để đạt mục tiêu đề ra.
Trong cơ cấu tổ chức cũng bao gồm bộ phận kiểm toán nội bộ, được tổ chức
độc lập đối với các đối tượng kiểm toán và báo cáo trực tiếp đến lãnh đạo cao nhất
trong cơ quan.


Chính sách nhân sự:

Chính sách nhân sự bao gồm sự tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá,
bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, kèm cặp nhân viên.
Mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong KSNB. Khả năng, sự tin cậy của
nhân viên rất cần thiết để kiểm soát được hữu hiệu. Vì vậy, cách thức tuyển dụng,
huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật là một phần
quan trọng trong môi trường kiểm soát. Việc ra quyết định tuyển dụng nhân viên
phải đảm bảo được về tư cách đạo đức cũng như kinh nghiệm để thực hiện công
việc được giao.
Nhà lãnh đạo cần thiết lập các chương trình động viên khuyến khích bằng các
hình thức khen thưởng và nâng cao mức khuyến khích cho các hoạt động cụ thể.
Đồng thời, các hình thức kỷ luật nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm cũng cần
được các nhà lãnh đạo quan tâm.
 Đánh giá rủi ro:
KSNB phục vụ để đạt mục tiêu tổ chức, việc đánh giá rủi ro là rất quan trọng
vì nó ghi nhận các sự kiện quan trọng đe dọa đến mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị.
Phân tích đánh giá rủi ro này để thu hẹp những rủi ro chủ yếu mà thôi. Việc
nhận dạng rủi ro chủ yếu hết sức quan trọng, không chỉ vì nó liên quan đến những
đe dọa của rủi ro mà còn liên quan đến sự phân chia trách nhiệm và nguồn lực đối
phó rủi ro.



15
Đánh giá rủi ro bao gồm quá trình nhận dạng và phân tích các rủi ro một cách
thích hợp để đạt được mục tiêu của tổ chức và xác định biện pháp xử lý phù hợp.


Nhận dạng rủi ro:

Nhận dạng rủi ro bao gồm rủi ro t bên ngoài và bên trong, rủi ro ở cấp toàn
đơn vị và t ng hoạt động, rủi ro được xem xét liên tục trong suốt quá trình hoạt
động của đơn vị.
Liên quan đến khu vực công, các cơ quan Nhà nước phải quản trị rủi ro ảnh
hưởng đến mục tiêu giao phó, bao gồm cả các chỉ tiêu được giao trong kế hoạch của
đơn vị.


Đánh giá rủi ro:

Để kiểm soát được rủi ro, vấn đề quan trọng không chỉ là nhận ra các rủi ro
tồn tại, mà còn là đánh giá tầm quan trọng, tác hại mà rủi ro gây ra và khả năng xảy
ra rủi ro.
Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro tùy theo mỗi loại rủi ro, tuy nhiên phải
đánh giá rủi ro một cách có hệ thống. Thí dụ, phải xây dựng các tiêu chí đánh giá
rủi ro, sau đó sắp xếp thứ tự các rủi ro, dựa vào đó nhà lãnh đạo sẽ phân bổ nguồn
lực đối phó rủi ro.


Phát triển các biện pháp đối phó:

Có bốn biện pháp đối phó với rủi ro: Phân tán rủi ro, chấp nhận rủi ro, tránh né

rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro. Trong phần lớn các trường hợp rủi ro phải được xử lý
hạn chế và đơn vị duy trì KSNB để có biện pháp thích hợp. Các biện pháp xử lý hạn
chế rủi ro ở mức độ hợp lý vì mối liên hệ giữa lợi ích và chi phí nhưng nếu nhận
dạng được và đánh giá được rủi ro thì có sự chuẩn bị tốt hơn.
Khi môi trường thay đổi như các điều kiện về kinh tế, chế độ của Nhà nước,
công nghệ, luật pháp sẽ làm rủi ro thay đổi thì việc đánh giá rủi ro cũng nên thường
xuyên xem xét lại, điều chỉnh theo t ng thời kỳ
 Hoạt động kiểm soát:
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và những thủ tục đối phó rủi ro và
đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị.
Để đạt được hiệu quả, hoạt động kiểm soát phải phù hợp, nhất quán giữa các
thời kỳ, có hiệu quả, dễ hiểu được, đáng tin cậy và liên hệ trực tiếp đến mục tiêu
kiểm soát.


16
Hoạt động kiểm soát có mặt xuyên suốt trong tổ chức, ở các mức độ và các
chức năng. Hoạt động kiểm soát bao gồm các hoạt động kiểm soát phòng ng a và
phát hiện rủi ro.
Cân bằng giữa thủ tục kiểm soát phát hiện và phòng ng a thông thường là
phối hợp các hoạt động kiểm soát để hạn chế, bổ sung lẫn nhau giữa các thủ tục
kiểm soát.


Thủ tục phân quyền và xét duyệt:

Việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi người được ủy quyền
theo trách nhiệm và phạm vi của họ. Ủy quyền là một cách thức chủ yếu để đảm
bảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt đúng mong muốn của
người lãnh đạo. Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu hóa và công bố rõ ràng,

phải bao gồm những điều kiện cụ thể.
Tuân thủ những quy định chi tiết của sự ủy quyền nói trên, nhân viên thực
hành đúng theo hướng dẫn, trong giới hạn được quy định của người lãnh đạo và
luật pháp.


Phân chia trách nhiệm:

Để giảm rủi ro về việc sai sót, lãng phí, những hành động cố ý làm sai và rủi
ro không ngăn ng a được thì không một bộ phận hay cá nhân nào được giao một
công việc t lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trách nhiệm phải được giao một cách
có hệ thống cho t ng cá nhân để đảm bảo sự kiểm tra có hiệu quả. Năm trách nhiệm
chủ yếu bao gồm: ủy quyền, phê chuẩn, ghi chép, xử lý và đánh giá các nghiệp vụ.
Tuy nhiên, cần lưu ý sự thông đồng làm giảm hoặc phá hủy sự hữu hiệu của KSNB.
Trong một số trường hợp đơn vị có quy mô nhỏ, có quá ít nhân viên để thực
hiện việc phân chia phân nhiệm. Khi đó, nhà lãnh đạo phải nhận biết được rủi ro và
bù đắp bằng những biện pháp kiểm soát khác như sự luân chuyển nhân viên. Sự
luân chuyển nhân viên đảm bảo rằng một người không xử lý mọi mặt nghiệp vụ
trong một thời gian dài. Cũng như, việc khuyến khích và yêu cầu nhân viên thực
hiện những ngày nghỉ hàng năm cũng giúp giảm rủi ro bằng cách đem lại sự luân
chuyển nhân viên tạm thời.


Kiểm soát việc tiếp cận tài sản và sổ sách:

Việc tiếp cận tài sản và sổ sách phải được giới hạn trong những cá nhân mà họ
được giao trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tài sản. Trách nhiệm của người bảo


17

quản tài sản thể hiện qua chứng t , hàng tồn kho, ghi chép sổ sách. Hạn chế việc
tiếp cận tài sản làm giảm rủi ro lạm dụng hoặc làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
Mức độ giới hạn tùy thuộc vào rủi ro thất thoát tài sản. Mức độ giới hạn phải được
xem xét định kỳ.


Kiểm tra:

Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử lý. Thí dụ,
khi xác định số thu của t ng đối tượng thì căn cứ vào số tiền đã nộp đối chiếu trên
cơ sở các sổ theo dõi thu của cán bộ quản lý thu.


Đối chiếu:

Sổ sách được đối chiếu với các chứng t thích hợp một cách định kỳ. Thí dụ,
sổ sách ghi chép tiền gửi ngân hàng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng.


Rà soát việc thực hiện các hoạt động:

Việc thực hiện các hoạt động được rà soát dựa trên một loạt các chuẩn mực
nguyên tắc cơ bản, đánh gía hiệu quả và tính hữu hiệu. Nếu sự rà soát cho thấy rằng
các hoạt động thực hiện không phù hợp với mục tiêu của tổ chức hoặc các tiêu
chuẩn, thì quy trình thực hiện để đạt các mục tiêu cần phải rà soát lại để đưa ra cải
tiến cần thiết.


Rà soát sự điều hành, xử lý và hoạt động:


Việc điều hành, xử lý và hoạt động nên được rà soát định kỳ để đảm bảo tuân
thủ nguyên tắc, chính sách, thủ tục và những đòi hỏi hiện hành khác.


Giám sát nhân viên (giao việc, soát xét và chấp thuận, hướng dẫn và

huấn luyện):
Việc giám sát kỹ càng giúp việc đảm bảo rằng mục tiêu của việc tổ chức sẽ được
thực hiện. Sự giao việc, soát xét và chấp thuận công việc của nhân viên bao gồm:
- Sự thông báo rõ ràng, nghĩa vụ, trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm giao
cho mỗi thành viên.
- Đánh giá một cách hệ thống công việc của mỗi thành viên trong phạm vi
cần thiết.
- Chấp thuận công việc theo những tiêu chuẩn để đảm bảo công việc được
thực hiện theo đúng định hướng.


×