Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Báo cáo thực tập kỹ thuật xây dựng Cầu Bông TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 32 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------

XÁC NHẬN THỰC TẬP KỸ THUẬT
Họ và tên sinh viên: NGÔ NGUYỄN VĂN TUYÊN
Lớp: KTXD2 – K52
II

Trường Đại Học :GIAO THÔNG VẬN TẢI-CƠ SỞ

Ngày tháng năm sinh : 14/09/1993

Mã số sinh viên: 5254011174

Đã có thời gian thực tập kỹ thuật tại : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG GIAO THÔNG SÀI GÒN
Từ ngày : 31/03/2014 đến ngày: 20/04/2014.

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tp. HCM, Ngày 20 tháng 04 năm 2014
2014
Người nhận xét

Tp. HCM, Ngày 20 tháng 04 năm
Xác nhận của đơn vị thực

tập

1


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

2


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
TP. HCM, ngày…. Tháng 04 năm 2014
Người nhận xét

3


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

KẾT CẤU BÀI BÁO CÁO
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
2.1. Kết cấu công trình
2.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực dự án
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG MỐ 1 (PHÍA Q.1)
3.1. Thi công cọc khoan nhồi
3.2. Thí nghiệm cọc khoan nhồi
3.3. Thi công mố


4


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập kĩ thuật là một đợt giúp sinh viên thâm nhập thực tế ở các đơn vị, giúp
sinh viên làm quen với các công việc thực tế sản xuất, tiếp cận với những vấn đề chuyên
môn, kĩ thuật trong lĩnh vực xây dựng Cầu Đường. Mặt khác, đây cũng là giai đoạn hết
sức ý nghĩa, hữu ích đối với sinh viên, giúp sinh viên củng cố và làm sáng tỏ những lý
thuyết đã được học, học hỏi thêm từ thực tế, làm quen và tham gia vào một số công việc
có liên quan đến thiết kế, đến kỹ thuật xây dựng các công trình cầu và đường.
Đối với bản thân chúng em – sinh viên ngành Kinh tế xây dựng công trình giao
thông, mục tiêu đặt ra trong khoảng thời gian ba tuần thực tập trước tiên là để thực
chứng, bổ sung kiến thức, học hỏi thêm từ kinh nghiệm của những người đi trước, đồng
thời tiếp xúc trực tiếp với những vấn đề, công việc liên quan đến chuyên ngành mình
đang theo học.
Với những lý do trên, em đã quyết định chọn đơn vị thực tập là Công ty Cổ phần
Đầu tư Xây dựng Giao thông Sài Gòn. Công ty đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em thực
hiện được những mục tiêu ban đầu đặt ra.
Trong thời gian nghiên cứu và làm báo cáo thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy giáo, và các cán bộ của công ty, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập. Em
xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Giao thông Sài Gòn và các
thầy giáo thuộc bộ môn Kinh Tế Xây Dựng. Vì còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm
nên không tránh khỏi thiếu sót, em mong các thầy góp ý để báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.

SV: Ngô Nguyễn Văn Tuyên


5


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
GIAO THÔNG SÀI GÒN (Tên viết tắt: Saigon Traffic Jsc)
THÔNG TIN CHUNG:
Tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Nguyễn Phạm, được thành lập tháng
10 năm 2010, sau đó đổi tên thành CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
GIAO THÔNG SÀI GÒN (Tên viết tắt: Saigon Traffic Jsc)
1.1. Thông tin:
 Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Giao Thông Sài Gòn
 Địa chỉ: 460 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9
 Điện thoại: 08 3730 7487
 Vốn điều lệ: 6.000.000.000 vnđ
 Mã Số thuế: 0310194820
 Số tài khoản: 6300201016217 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn –

Chi nhánh Quận 9
1.2. Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Chức danh: Tổng giám đốc
 Họ và tên: Nguyễn Anh Tuấn
 Sinh ngày: 20/11/1976
 Số CMND: 024624929


Ngày cấp: 28/09/2006

Nơi cấp: CA. Tp.HCM

1.3. Các ngành, nghề kinh doanh chính:
− Kiểm tra và phân tích kỹ thuật các công trình xây dựng về giao thông vận tải và các

ngành nghề có liên quan/
− Công nhận hợp chuẩn phòng thí nghiệm: Las – XD 1248 ( quyết định số 397/QĐ-BXD

ngày 08 tháng 10 năm 2012)/
− Theo quyết định hồ sơ pháp lý (đính kèm), công ty hoạt động trong các lĩnh vực sau/
6


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG



Kiểm tra và phân tích kỹ thuật/



Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan/



Phá dỡ/




Xây dựng công trình sắt và đường bộ/



Xây dựng công trình công ích/



Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác/



Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước/



Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác/



Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác/



Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi
thuê/




Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng/



Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật/



Tư vấn công nghệ. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực
giao thông vận tải, vật liệu xây dựng công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng và
thủy lợi/



Cho thuê xe có động cơ/



Chuẩn bị mặt bằng/



Xây dựng nhà các loại/



Hoàn thiện công trình xây dựng.


7


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN

PHÒNG

KẾ
HOẠCH
KỸ
THUẬT

PHÒNG
THIẾT
KẾ GIÁM
SÁT

PHÒNG
THÍ
NGHIỆM
KIỂM
ĐỊNH

Chú thích : Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp :

8


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
- Dự án
: XÂY DỰNG CẦU BÔNG
- Địa điểm

: QUẬN 1, QUẬN BÌNH THẠNH – TP HCM
- Chủ đầu tư
: BAN QUẢN LÝ ĐT XD CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG – ĐÔ THỊ
- Đơn vị TVGS : CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT PHÍA NAM
- Đơn vị thi công : TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1- TNHH MTV
- Đơn vị TVTN
: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XDGT SÀI GÒN

2.1. KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
2.1.1. Giới thiệu chung:
• Cầu Bông bắc qua rạch Thị Nghè là 1 trong những cây cầu đầu tiên ở vùng
đất Sài Gòn - Gia Định, nay là TPHCM. Cây cầu này mang đậm dấu ấn của
vùng đất Sài Gòn, đã đi vào lịch sử và thơ ca như 1 địa danh nổi tiếng.
• Theo cố nhà văn Sơn Nam, cầu Bông được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18,
có sách ghi chính xác là xây dựng vào năm 1771. Trong sách “Thành phố
bất khuất” (NXB TPHCM in năm 1984), phần đầu tiên nói về khu Đất Hộ
(Đakao), tác giả Nguyên Thanh ghi lại: “Nối liền 2 vùng Đakao và Bà
Chiểu là cây cầu Bông nổi tiếng. Lúc mới xây cất năm 1771, cây cầu này
mang tên cầu Cao Miên, vì do một Phó vương Cao Miên lúc đó đang xin tá
túc tại Bến Nghé, cho bắc qua sông để tiện việc đi lại”.
• Về cái tên cầu Bông có nhiều giả thiết, nhưng giả thuyết được nhiều nhà
nghiên cứu vùng đất Sài Gòn nói đến nhất là sau khi Tả quân Lê Văn Duyệt
xây dựng 1 vườn hoa xinh đẹp gần cầu này thì dân gian bắt đầu gọi là cầu
Hoa. Sau này, người dân phải đọc trại thành cầu Huê vì kiêng tên bà Hồ Thị
Hoa là vợ vua Minh Mạng, mẹ vua Thiệu Trị (triều Nguyễn). Sau cùng,
người dân Sài Gòn đổi hẳn tên cây cầu này là cầu Bông (bông là hoa theo
cách gọi của người miền Nam) cho đến nay.
• Ban đầu cầu này được làm bằng gỗ, nhỏ và ngắn nhưng khá nổi tiếng của
đất Sài Gòn - Gia Định. Thế nên trong tập “Cổ Gia Định vịnh” có
câu: “Cây Da thằng mọi, coi bán đủ thuốc xiêm cau mứt/ Cái cầu Cao

Miên, thấy làm nguyên cột vắp ván trai”. Tác giả Vương Hồng Sển trong
tập sách Sài Gòn năm xưa cũng khẳng định vùng đất quanh cầu Bông xưa
có khá nhiều người Miên (Khơme) cư ngụ và người dân từng đào gặp đồ
đất nung đặc sắc của người Miên dùng tại đây.
• Kể từ khi giặc Pháp chiếm thành Gia Định, cầu Bông lại nhiều lần đi vào
lịch sử cùng với chiến tích đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ của người dân
9


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

vùng đất Đakao. Trong những ngày đầu Nam bộ kháng chiến, cầu Bông là
1 trong những chiến lũy vững chắc để bao vây quân Pháp trong nội đô Sài
Gòn, không cho mở rộng chúng chiếm lĩnh ra ngoại ô.

Cầu Bông như 1 cố tích nổi tiếng của đất Sài Gòn









Trong kháng chiến chống Mỹ, cầu Bông là nơi diễn ra nhiều vụ biểu tình
phản chiến của nhân dân vùng Đakao. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều trận
đánh du kích ác liệt giữa ta và địch.

Trải qua hơn 200 năm lịch sử, mấy cuộc binh đao, cầu Bông nhiều lần bị
phá hủy, đánh sập nhưng nó vẫn được xây mới ngay tại vị trí này. Bởi đây
là cây cầu huyết mạch nối liền 2 vùng thị tứ của vùng đất Sài Gòn xưa kia.
Trước 1975, cầu Bông là cây cầu trọng yếu nhất nối liền vùng Đakao của
đô thành Sài Gòn với trung tâm tỉnh Gia Định (đóng tại khu vực chợ Bà
Chiểu ngày nay).
Đến nay, khi TPHCM phát triển mạnh mẽ, mở rộng ra tất cả các hướng thì
cầu Bông không còn là con đường thông thương trọng yếu nhất nữa nhưng
nó vẫn giữ một vai trò quan trọng nối liền trung tâm thành phố với các quận
ngoại thành như Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp…
Theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, cầu Bông hiện nay đã có tuổi thọ trên
50 năm, đang xuống cấp trầm trọng, các mố trụ có tình trạng nứt vỡ ảnh
hưởng đến kết cấu công trình cầu, tải trọng khai thác của cầu thấp hơn tải
trọng khai thác đường (không đồng bộ) nên ảnh hưởng đến việc khai thác
các tuyến đường. Do đó, thành phố đã chấp thuận cho xây mới cầu Bông
ngay tại vị trí cũ.
Từ ngày 26/10/2013, cầu Bông đã được đóng cửa, chờ tháo dỡ xây mới.
Theo ông Vương Hoàng Thanh, Phó giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng
công trình nâng cấp đô thị TPHCM (chủ đầu tư công trình xây mới cầu
Bông) thì tối thiểu sau 7 ngày đóng cầu, đơn vị thi công sẽ bắt đầu tháo dỡ
10


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

cầu cũ; tức là rơi vào khoảng ngày 2 – 3 tháng 11 năm 2013. Vậy là,cây cầu
lịch sử của thành phố sẽ được tháo dỡ để xây dựng 1 cây cầu mới hơn, cao
đẹp hơn.

Những hình ảnh cuối cùng của cầu Bông trước khi bị tháo dỡ:

Chỉ là 1 cây cầu ngắn, nhỏ nhưng cầu Bông lại là 1 địa danh nổi tiếng ở Sài Gòn

Cái tên cầu Bông bắc qua rạch Thị Nghè tồn tại trên tuyến đường huyết mạch này hơn 200 năm nay

11


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

Hình ảnh máy móc tháo dỡ cầu

Người dân TP lưu luyến cây cầu lịch sử.

12


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

Bản đồ vị trí công trình

Cầu Bông trong tương lai

13



BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

2.1.2. Quy mô công trình và tiêu chuẩn kỹ thuật
2.1.2.1. Quy mô công trình
o Cầu thiết kế vĩnh cửu BTCT, BTCT dự ứng lực
o Tĩnh không thông thuyền: 13m x 2,5m
2.1.2.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật
• Khổ cầu:
o Phần xe chạy:
2 x 8.00 = 16.00 (m)
o Lề bộ hành :
2 x 1.50 = 3.00 (m)
o Lan can:
2 x 0.25 = 0.50 (m)
o Phần trồng hoa:
2 x 0.75 = 1.50 (m)
• Tải trọng thiết kế: HL93.
• Người đi bộ: 3KPa
• Cấp động đất: cấp III
2.1.3. Phương án thiết kế - Giải pháp kỹ thuật:
Phương án kết cấu cầu:
• Sơ đồ và bố trí chung toàn cầu:
o Cầu gồm 3 nhịp dầm giản đơn,nhịp giữa dùng dầm T ngược có L
=33,00m, 2 nhịp biên dùng dầm bản rỗng có L =22,00m.
o Sơ đồ nhịp: 22,00m+33,00m+22,00m, chiều dài toàn cầu Lc=
83,30m (tính đến đuôi hai mố cầu)
o Toàn bộ cầu Bông được bố trí đầy đủ hệ thống chiếu sáng.

• Kết cấu phần trên:
o Kết cấu phần trên gồm 3 nhịp dầm giản đơn BTCT, dầm bản L =
22,00m bằng BTCT
o Trắc dọc cầu nằm trên đường cong lồi bán kính R = 1000m. Dốc
ngang mặt cầu 2% về hai phía.
o Bản mặt cầu được nối liên tục nhiệt tại vị trí đỉnh các trụ
o Mặt cầu được phun lớp phòng nước radcon formula #7 trước khi thi
công lớp bê tông nhựa hạt mịn bên trên.
o Bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép 30MPa, dày 12cm
o Lớp phủ mặt cầu gồm bê tông nhựa nóng dày trung bình 5cm
o Khe co giãn bằng thép bố trí tại hai đầu mố cầu.
o Hệ thống lan can trên cầu bằng thép mạ kẽm, gờ chân lan can bằng
bê tông xi măng.
• Kết cấu phần dưới:
o Hai mố: M1: quận 1 và M2: quận Bình Thạnh. Mố BTCT đổ tại chỗ,
móng cọc khoan nhồi :12 cọc (kí hiệu C1-C12) kích thước D =
1,0m, L=50m,.
14


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

o Trụ T1 (quận 1) và T2 (quận Bình Thạnh): bằng BTCT đổ tại chỗ,

móng gồm 4 cọc khoan nhồi D = 1,5m, L=60m.
o Tường chắn đường đầu cầu: có hai loại tường chắn là tường chắn
BTCT loại 1 và loại 2,chiều dài tương ứng mỗi loại là 4,59m và
10,33m về phía Q.1; và 11,65m và 28,32m về phía quận Bình Thạnh.

Tường chắn loại 1 được đổ trên nền cọc BTCT 25x25cm.

2.2.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG
2.2.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH:
Cầu Bông nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng
2.2.2. ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN:
Công trình xây dựng cầu Bông nằm trong vùng thủy văn khí tượng khu vực Nam
Bộ,có đặc điểm như sau:
o Nhiệt độ trung bình năm: 27,9- 28,60C
o Số giờ nắng trong năm : 1981-2074 giờ
o Lượng mưa trung bình năm: 1743-2340mm
o Độ ẩm không khí trung bình năm: 74-77% (theo Niên giám thống kê
2005-2010)
o Chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa.hướng gió chủ đạo là đông –
nam ,và tây – nam.
- Mùa khô hướng gió chủ đạo là đông – nam chiếm 30 -40 %
- Mùa mưa hướng gió chủ đạo là tây – nam chiếm 60 %
- Tốc độ gió trung bình 2-3 m/s và không vượt quá 36 m/s
2.2.3. KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH:
Căn cứ vào các kết quả khoan thăm dò, thí nghiệm hiện trường, thí nghiệm trong
phòng của các hố khoan HK1,HK2,HK3,HK4,địa tầng khu vực được chia thành
các lớp từ trên xuống như sau:
• Lớp B: Lớp bùn sét lẫn ít thực vật xám đen, xám xanh
o Lớp này gặp ở HK4, chiều dày thay đổi từ độ sâu 1,6m đến
4,0m, bề dày 2,4m.
o Đây là lớp đất có cường độ chịu tải thấp, mức độ nén mạnh;
lớp có tính năng địa kỹ thuật không thuận lợi.
• Lớp 1: Sét pha xám xanh, xám trắng trạng thái dẻo mềm
o Lớp này gặp ở HK1,HK2,HK3, phân bố ở độ sâu từ
0,0m(HK2,HK3) đến 8,6m(HK1), chiều dày lớp thay đổi từ

2,0m (HK2) đến 3,9m (HK1);
o Lớp có cường độ chịu tải trung bình, mức độ nén lún thấp.
• Lớp 2: Cát pha xám trắng, xám vàng trạng thái dẻo mềm – dẻo cứng
15


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

o Lớp này gặp ở HK1,HK2,HK3,HK4, phân bố từ độ sâu 2,0m

(HK2) đến 15,3m (HK1). Chiều dày lớp thay đổi từ 3,5m
(HK3) đến 6,7m (HK1);
o Lớp có cường độ chịu tải trung bình, mức độ nén lún thấp.
• Lớp 3: Cát hạt mịn đôi chỗ hạt trung màu nâu vàng,kết cấu chặt vừa
o Lớp này gặp ở HK1,HK2,HK3,HK4, phân bố từ độ sâu 6,5m
(HK3) đến 31,0m (HK1). Chiều dày lớp thay đổi từ 13,0m
(HK2) đến 17,0m (HK3).
o Lớp có cường độ chịu tải trung bình, mức độ nén lún thấp.
• Lớp 4: Cát pha nâu hồng,xám trắng, trạng thái dẻo
o Lớp này gặp ở HK1,HK2,HK3,HK4, phân bố từ độ sâu
21,5m (HK2) đến 37,5m (HK1). Chiều dày lớp thay đổi từ
3,3m (HK3) đến 6,5m (HK1);
o Lớp có cường độ chịu tải trung bình, mức độ nén lún thấp.
• Lớp 5: Sét nâu đỏ, nâu vàng,xám trắng, trạng thái cứng
o Lớp này gặp ở HK1,HK2,HK3, phân bố từ độ sâu 26,2m
(HK2) đến 51,0m ( HK1). Chiều dày thay đổi từ 13,5m
(HK1) đến 17,8m (HK2);
o Đây là lớp có cường độ chịu tải cao, mức độ nén lún thấp, lớp

có tính năng địa kỹ thuật thuận lợi, thích hợp với việc đặt
móng công trình.
• Lớp 6: Cát pha xám xanh, xám trắng, trạng thái cứng
o Lớp này gặp ở HK1,HK2,HK3, phân bố từ độ sâu 43,0m
(HK3) đến 57,5m (HK1). Chiều dày thay đổi từ 4,5m (HK2)
đến 10,5m (HK3);
o Đây là lớp có cường độ chịu tải cao, mức độ nén lún thấp, lớp
có tính năng địa kỹ thuật thuận lợi, thích hợp với việc đặt
móng công trình.
• Lớp 7: Cát hạt mịn xám xanh,xám trắng, kết cấu chặt
o Lớp này gặp ở HK1,HK2,HK3, phân bố từ độ sâu 48,5m
(HK2) đến đáy hố khoan (67,0m với HK2). Chiều dày chưa
xác định hết do các hố khoan chưa khoan hết lớp này.
o Đây là lớp có cường độ chịu tải cao, mức độ nén lún thấp, lớp
có tính năng địa kỹ thuật thuận lợi, thích hợp với việc đặt
móng công trình.
Ngoài ra khu vực khảo sát có xuất hiện các lớp kẹp:
o Lớp K1: Sét màu xám xanh, xám trắng, trang thái nửa cúng
phân bố cục bộ tại hố khoan HK1 ở độ sâu 25,0m đến 26,5m
với bề dày 1,5m;
o Lớp K2: Cát hạt mịn lẫn thực vật, xám đen, xám xanh, kết
cấu chặt phân bố cục bộ tai hố khoan HK2 ở độ sâu 59,0m
đến 60,5m với bề dày 1,5m.
16


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG


Đây là những lớp có bề dày phân bố nhỏ, xuất hiện cục bộ tại các hố khoan HK1,
HK4, không ảnh hưởng đến điều kiện địa chất của khu vực.

17


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC THI CÔNG MỐ M1 ( PHÍA Q.1)
3.1.THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI
 Trình tự thi công:


Bước 1: San tạo mặt bằng
• Chuẩn bị máy móc, vật tư thi công;
• Định vị vị trí mố;
• San ủi mặt bằng khu vực thi công đến cao độ thiết kế (+1,78m);
• Hàn lồng thép…

Hàn lồng thép
18


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT


GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG


Bước 2: Khoan tạo lỗ
• Chuẩn bị máy móc, vật tư thi công
• Định vị tim cọc
• Hạ ống vách thép
• Khoan tạo lỗ:
- Đưa máy khoan gầu xoay vào vị trí
- Cân chỉnh máy khoan, khi máy đã cân bằng, cần khoan đã thẳng đứng,
gàu khoan đúng tim, tiến hành khoan tạo lỗ Φ1100 đến độ sâu thiết kế.
- Trong khi khoan liên tục cấp Bentonite để đảm bảo độ ổn định thành vách
lỗ khoan.
- Thường xuyên kiểm tra sự cân bằng của máy, sự xê dịch tim khoan và độ
thẳng đứng của cần khoan.
- Vệ sinh lỗ khoan. Bơm cấp vữa sét tiêu chuẩn vào hố khoan, vữa sét chứa
mùn khoan được chảy ra hố lắng và xử lý bằng máy tách cát sau đó được
bơm cấp vào hố khoan. Quá trình lặp lại đến khi kiểm tra các chỉ tiêu vữa
sét đạt yêu cầu thì dừng lại.

Lỗ cọc sau khi khoan
19


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT



GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

Bước 3: Thi công bê tông cọc
• Vệ sinh làm sạch lỗ khoan

• Dùng cẩu hạ lồng thép
- Cốt thép cọc khoan nhồi được gia công sẵn theo thiết kế. Dùng cần cẩu
hạ lồng thép xuống lỗ khoan, cố định lồng thép trong lỗ khoan.
-Trong quá trình hạ luôn kiểm tra độ thẳng đứng của lồng thép, tránh
tình trạng lồng thép va đập vào lỗ khoan, làm hỏng thành vách lỗ khoan.
- Sau khi hạ xong cốt thép tiếp tục hạ ống đổ bê tông
• Tiến hành đổ bê tông cọc
-Trong quá trình đổ bê tông, ống bơm bê tông phải được rút lên từ từ và
phải ngập trong bê tông 2m.
-Lần lượt thi công hết các cọc khoan nhồi.

Hạ lồng thép cọc khoan nhồi

20


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

Cọc khoan nhồi

3.2.THÍ NGHIỆM CỌC KHOAN NHỒI
 (Siêu âm, khoan mùn cọc C1 ÷ C6 – M1)

3.2.1. THÍ NGHIỆM SIÊU ÂM CỌC KHOAN NHỒI
1.

MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN:
Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi trong giai đoạn thi công thử

nghiệm, bằng phương pháp siêu âm nhằm đánh giá độ đồng nhất và các khuyết tật
của cọc. Kết qủa thí nghiệm là sự cảnh báo hoặc sự xác định gián tiếp về sự tồn tại
khuyết tật trong bê tông.

2.

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG THÍ NGHIỆM:
21


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

2.1. Nguyên lý của phương pháp thí nghiệm
- Nguyên lý của phương pháp siêu âm là dựa trên việc truyền sóng siêu âm trong

môi trường bê tông để xác định tính đồng nhất của bê tông cọc. Vận tốc truyền
sóng, cường độ sóng siêu âm truyền qua bê tông thể hiện mức độ đồng nhất hoặc
khuyết tật của bê tông tại vị trí thí nghiệm.
- Trong thí nghiệm siêu âm, hai đầu dò, gồm một đầu phát và một đầu thu sóng siêu

âm, được thả xuống hoặc kéo lên song song trong hai ống đặt sẵn dọc theo thân
cọc. Trong quá trình di chuyển, tín hiệu sóng âm truyền từ đầu phát qua bê tông
cọc được thu liên tục tại đầu thu. Vận tốc và thời gian của sóng âm truyền qua bê
tông được chuyển thành tín hiệu số, hiển thị trên màn hình và lưu giữ trong máy
đo.
2.2. Tiêu chuẩn áp dụng

Áp dụng tiêu chuẩn TCVN 9395 – 2012: “Cọc khoan nhồi – Phương pháp xung

siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông”.
ASTM D6760 - 02: Standard Test Method for Integrity Testing of Concrete Deep
Foundation by Ultrasonic Crosshole Testing;
2.3. Thiết bị thí nghiệm
- Sử dụng thiết bị siêu âm Crosshole Sonic Logging System (CSL-1) của hãng

Olson Instruments, INC (Mỹ).
2.4. Trình tự thí nghiệm
- Trước khi tiến hành thí nghiệm cần thu thập các thông tin liên quan đến cọc như:

tên công trình, hạng mục; vị trí của cọc hoặc cấu kiện móng trên bản vẽ thi công;
cao độ đáy và đỉnh cọc; diện tích mặt cắt ngang của cọc hoặc cấu kiện móng; ngày
đổ bê tông; số lượng ống đo siêu âm được đặt trong 1 cọc; các sự cố trong quá
trình đổ bê tông (nếu có);
- Chuẩn bị các ống siêu âm đặt sẵn: mở nắp bảo vệ các đầu ống siêu âm, ống đo

được cắt hở ra sao cho đầu trên của ống đo phải cao hơn mặt bê tông ít nhất là
0,2m. Xác định cao độ mép trên của ống đo và khoảng cách giữa tâm các ống đo
theo tổ hợp các mặt cắt cần tiến hành thí nghiệm. Vị trí các ống đo phải thể hiện
trên bản vẽ có đánh số thứ tự theo chiều kim đồng hồ và hướng bắc nam. Bơm đầy
nước vào ống siêu âm đặt sẵn trong cọc, thổi, rửa sạch các chất cặn lắng trong ống.
Kiểm tra sự thông suốt của ống và đo cao độ đáy ống;
- Chuẩn bị thiết bị đo: lắp đặt các dây dẫn của thiết bị đo sâu, nối các đầu thu phát

sóng siêu âm với máy đo. Kiểm tra nguồn điện và khởi động máy, kiểm tra sự hoạt
động của các thiết bị;
- Tiến hành thí nghiệm: Nhập các thông số cần thiết vào máy siêu âm; hiệu chỉnh tín

hiệu thu phát; Thả các đầu siêu âm đến đáy các ống siêu âm đặt sẵn; Tiến hành đo
bằng cách kéo đều hai dây cáp nối các đầu siêu âm thông qua puli thiết bị đo sâu.

22


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

Vận tốc kéo trung bình khoảng 30cm/s; Khi các đầu siêu âm lên đến miệng ống
siêu âm thi kết thúc việc đo tại 1 mặt cắt, lưu số liệu lại; Tiếp tục các bước trên cho
các mặt cắt khác và các cọc khác;
- Đánh giá kết quả thí nghiệm: Tại hiện trường có thể sơ bộ đánh giá kết quả đo về

tính đồng nhất của bê tông cọc dựa theo biểu đồ tín hiệu thời gian hoặc vận tốc
truyền xung siêu âm thu được theo suốt chiều dài mặt cắt thí nghiệm. Khi thấy có
sự giảm vận tốc truyền xung (giảm ≥ 20%) hoặc tăng thời gian truyền xung (tăng
≥ 20%), thì phải thí nghiệm lại ở cao độ của vị trí đó để khẳng định khuyết tật. Để
đánh giá tính đồng nhất và vị trí khuyết tật của bê tông cọc khoan nhồi nên kết hợp
các đặc trưng của xung siêu âm ghi nhận được như vận tốc, biên độ, năng lượng,
thời gian truyền xung siêu âm;
- Khi phát hiện khuyết tật nếu còn nghi ngờ cần kiểm tra bằng khoan lấy mẫu và các

biện pháp khác để khẳng định khả năng chịu tải lâu dài của cọc trước khi có quyết
định xử lý sửa chữa hoặc thay thế bằng các cọc khác.
2.5. Thông số và số lượng cọc thí nghiệm tại hiện trường

Do Nhà thầu thi công yêu cầu và được sự chấp thuận của TVGS tại hiện trường.
Số lượng và các thông tin kỹ thuật về cọc được cung cấp tại hiện trường, tổng hợp
theo bảng sau:
TT
1

2
3
4
5
6

Tên/ kí hiệu
cọc
CỌC
C1-M1
CỌC
C2-M1
CỌC
C3-M1
CỌC
C4-M1
CỌC
C5-M1
CỌC
C6-M1

Đường kính
cọc (mm)

Ngày thí nghiệm

Số mặt cắt
kiểm tra

1000


17/04/2014

3

1000

17/04/2014

3

1000

17/04/2014

3

1000

17/04/2014

3

1000

17/04/2014

3

1000


17/04/2014

3

Ghi chú

23


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
3.

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

KẾT QỦA THÍ NGHIỆM:

Tên cọc

Mặt
cắt

1-2

CỌC
C1-M1

2-3

3-1


1-2

CỌC
C2-M1

2-3

3-1

Chiều
sâu kiểm Vận tốc sóng
tra thực siêu âm (m/s)
tế (m)

49.35

49.65

49.35

49.35

49.65

49.35

Đánh giá

3800 - 5000


Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền
tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện
khuyết tật.

3900 - 4500

Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền
tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện
khuyết tật.

3600 - 4200

Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền
tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện
khuyết tật.

3800 - 4700

Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền
tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện
khuyết tật.

3800 - 4400

Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền

tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện
khuyết tật.

3800 - 5000

Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền
tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện
khuyết tật.

24


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

1-2

CỌC
C3-M1

2-3

3-1

1-2

CỌC
C4-M1


2-3

3-1

49.35

49.65

49.35

49.35

49.65

49.35

GVHD: THS. LÊ TRỌNG TÙNG

4000 - 4900

Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền
tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện
khuyết tật.

3800 - 4600

Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền
tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện

khuyết tật.

3700 - 4600

Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền
tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện
khuyết tật.

3900 - 5000

Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền
tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện
khuyết tật.

3200 - 5000

Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền
tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện
khuyết tật.

3800 - 4400

Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền
tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện
khuyết tật.
Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền

tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện
khuyết tật.

CỌC
C5-M1
1-2

49.35

3700 - 4800

2-3

49.65

4000 - 4600

Trong phạm vi siêu âm, vận tốc truyền
tương đối ổn định, bê tông có độ đồng
nhất tương đối tốt, không phát hiện
khuyết tật.

25


×