Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.98 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

ĐẢO PHON CHA LÂN SỎN XAY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH
LUÔNG NẶM THÀ, NƯỚC CHDCND LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

ĐẢO PHON CHA LÂN SỎN XAY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH LUÔNG NẶM
THÀ, NƯỚC CHDCND LÀO
Ngành : Khoa học Môi trường
Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO THANH VÂN

Thái Nguyên - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đào
Thanh Vân.
Các số liệu và những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Đảo Phon Cha Lân Sỏn Xay


LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo trình độ
thạc sĩ ngành Khoa học môi trường , Trường Đại học Nông lâm - Đại học
Thái Nguyên.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong Phòng Đào tạo và Khoa Môi trường,
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Thanh Vân – phó
trưởng phòng Đào tạo– Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cây trồng ôn đới trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp chỉ dẫn, nhiệt tình giúp đỡ

tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ công chức các cơ
quan: UBND huyện Luông Nặm Thà, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Luông Nặm Thà, Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Luông Nặm Thà, Phòng Khí
tượng thủy văn và các cơ quan nội bộ khác đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập các số liệu, tài liệu thông tin phục vụ cho luận văn thạc sỹ
của tôi.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng...........năm 2015
Tác giả

Đảo Phon Cha Lân Sỏn Xay


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu......................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
1.1.1. Tổng quan về môi trường ........................................................................ 3
1.1.2. Tổng quan về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp ............... 5
1.2. Cơ sở pháp lí .............................................................................................. 9
1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10
1.3.1. Một số đặc điểm về hiện trạng môi trường trên thế giới ...................... 10

1.3.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở CHDCND Lào ............................ 13
1.3.3. Các vấn đề môi trường cấp bách tại tỉnh Luông Nặm Thà, nước
CHDCND Lào ................................................................................................. 14
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 15
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 15
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp....................................... 15
2.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá số liệu .......................... 16
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 19


3.1. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Luông Nặm
Thà, nước CHDCND Lào ............................................................................... 19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 19
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 21
3.2. Hiện trạng tài nguyên tỉnh Luông Nặm Thà ............................................ 27
3.2.1. Tài nguyên đất ....................................................................................... 27
3.2.2. Tài nguyên nước.................................................................................... 29
3.2.3. Tài nguyên rừng .................................................................................... 30
3.2.4. Tài nguyên khoáng sản ......................................................................... 32
3.3. Hiện trạng môi trường trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Luông Nặm Thà,
nước CHDCND Lào........................................................................................ 34
3.3.1. Những biến đổi của môi trường trong sản xuất nông nghiệp ............... 34
3.3.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp tại tỉnh Luông Nặm Thà
......................................................................................................................... 55
3.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 58
3.4. Một số giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp tỉnh

Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào ........................................................... 60
3.4.1. Phương hướng về việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
tỉnh Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào .................................................... 60
3.4.2. Các chính sách bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp tỉnh
Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào ........................................................... 62
3.4.3. Một số giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp tỉnh
Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào ........................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 74
1. Kết luận ....................................................................................................... 74
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đào
Thanh Vân.
Các số liệu và những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Đảo Phon Cha Lân Sỏn Xay


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Số phiếu điều tra tại tỉnh Luông Nặm Thà ..................................... 16
Bảng 2.2: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đất, nước và phân bón ........... 17

Bảng 2.3: Phương pháp lấy mẫu các chỉ tiêu đất, nước .................................. 18
Bảng 3.1: Thống kê dân số của tỉnh Luông Nặm Thà năm 2013 ................... 22
Bảng 3.2: Các loại nhà máy công nghiệp trong tỉnh Luông Nặm Thà ........... 22
Bảng 3.3: Số công trình thủy lợi và các diện tích được tưới (cung cấp nước
(ha) .................................................................................................................. 24
Bảng 3.4: Trình độ giáo dục toàn tỉnh ............................................................ 25
Bảng 3.5: Số lượng cán bộ trong bệnh viện ở tỉnh Luông Nặm Thà.............. 26
Bảng 3.6: Số lượng trạm y tế, tủ thuốc tại xã, hiệu thuốc, clinic và sản phụ........ 26
Bảng 3.7: Số lượng khách du lịch đến thăm tỉnh Luông Nặm Thà từ năm
2009-2013........................................................................................................ 27
Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của tỉnh Luông Nặm Thà ........ 28
Bảng 3.9: Diện tích các loại rừng của tỉnh Luông Nặm Thà .......................... 30
Bảng 3.10: Diện tích rừng của các huyện trong tỉnh Luông Nặm Thà ........... 30
Bảng 3.11: Diện tích trồng cây công nghiệp tại tỉnh Luông Nặm Thà ........... 31
Bảng 3.12: Diện tích trồng lúa và một số cây trồng tại tỉnh Luông Nặm Thà 31
Bảng 3.13: Sản lượng khoáng sản chính ở tỉnh Luông Nặm Thà ................... 33
Bảng 3.14: Các đơn vị khai thác và chế biến các loại khoáng sản ................ 33
Bảng 3.15: Đặc điểm tài nguyên đất của tỉnh Luông Nặm Thà...................... 34
Bảng 3.16: Tình hình sử dụng HCBVTV của các hộ gia đình tại tỉnh Luông
Nặm Thà .......................................................................................................... 34
Bảng 3.17: Khối lượng và chủng loại HCBVTV sử dụng trên địa bàn tỉnh
Luông Nặm Thà .............................................................................................. 35
Bảng 3.18: Hàm lượng tiêu chuẩn các nguyên tố dinh dưỡng trong nguyên
liệu chất hữu cơ (theo IPNI) ............................................................................ 36


Bảng 3.19: Kết quả phân tích HCBVTV nhóm clo trong đất ở tỉnh Luông
Nặm Thà .......................................................................................................... 39
Bảng 3.20: Kết quả phân tích một số mẫu đất nông nghiệp ở các xã trong
huyện tại tỉnh Luông Nặm Thà (10/2014) ...................................................... 40

Bảng 3.21: Tỷ lệ hiện trạng sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt của các hộ
gia đình tỉnh Luông Nặm Thà ......................................................................... 45
Bảng 3.22: Tỷ lệ khoảng cách từ nguồn nước ăn, uống đến nguồn ô nhiễm
tỉnh Luông Nặm Thà ....................................................................................... 45
Báng 3.23: Kết quả đo, phân tích tại giếng nước xã Nong Bua Viêng, huyện
Nặm Thà .......................................................................................................... 46
Bảng 3.24: Kết quả trắc nghiệm các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường nước
trên sông Nặm Thà, huyện Nặm Thà .............................................................. 47
Bảng 3.25: Nguồn truyền thông về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông
nghiệp tỉnh Luông Nặm Thà ........................................................................... 51
Bảng 3.26: Thái độ của người dân về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở tỉnh
Luông Nặm Thà .............................................................................................. 52
Bảng 3.27: Thực hành của người dân về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở
tỉnh Luông Nặm Thà ....................................................................................... 53
Bảng 3.28: Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về BVMT .......... 54
Bảng 3.29. Khối lượng chất thải rắn nông nghiệp tại tỉnh Luông Nặm Thà .. 56
Bảng 3.30: Bảng tiêu chí các nguyên nhân ở huyện Nặm Thà ....................... 59
Bảng 3.31 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ở huyện Sing ... 59
Bảng 3.32 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ở huyện Na Le . 60


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Bản đồ vị chí địa lý của tỉnh Luông Nặm Thà ................................ 19
Hình 3.2: Mức gia tăng của khách du lịch ...................................................... 27
Hình 3.3: Diện tích một số cây trồng năm 2005 – 2013 ................................. 32


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao đòi hỏi con người ngày càng
sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tăng năng suất sản lượng sản phẩm
trong sản xuất nông nghiệp. Những hoạt động nhằm mục đích kinh tế của con
người là nguyên nhân cơ bản làm ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng hóa chất
trong nông nghiệp nhiều và không hợp lý đã làm cho môi trường ngày càng
xấu đi.
Như chúng ta đã biết, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường
thì vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng. Và hiện tượng ô nhiễm môi
trường không phải chỉ diễn ra ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang
phát triển trong đó có đất nước Lào. Đặc biệt, Tỉnh Luông Nặm Thà là một
trong những tỉnh có số lượng sản xuất nông nghiệp cao, kèm theo đó tỷ lệ sử
dụng hợp chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cũng rất cao, dẫn đến
nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường ở các khu vực sản xuất đó.
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp và các
hoạt động khác tại tỉnh Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào đang ngày càng
trầm trọng hơn không chỉ ô nhiễm về không khí mà còn ô nhiễm về đất, nước
và hậu quả mà chúng mang lại là ảnh hưởng rất nhiều về mọi mặt đối với
cuộc sống của con người. Các chất thải ngày càng nhiều và nhiều chủng loại
hơn, trong khi đó các biện pháp xử lý thì kém hiệu quả cùng với sự không
quan tâm một cách chính đáng đã làm cho môi trường ngày một tồi tệ hơn. Vì
vậy bảo vệ môi trường đang là một vấn đề cấp bách. Chính vì vậy đề tài:
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong
sản xuất nông nghiệp tỉnh Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào” vừa có cơ
sở khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.


2


2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất một số giải pháp
đối với việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Luông Nặm
Thà, nước CHDCND Lào.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Luông Nặm
Thà, nước CHDCND Lào
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí của tỉnh Luông
Nặm Thà, nước CHDCND Lào
- Xác định nguyên nhân ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông
nghiệp tỉnh Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào
- Đề xuất một số giải pháp đối với việc bảo vệ môi trường trong sản
xuất nông nghiệp tỉnh Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào
3. Ý nghĩa của đề tài
- Thông qua việc phân tích những vấn đề môi trường đặt ra, luận văn
góp phần làm rõ thêm sự yếu kém trong việc bảo vệ môi trường trong sản
xuất nông nghiệp tỉnh Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào và một số
nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
- Luận văn góp phần xác định và luận chứng một số giải pháp cơ bản
nhằm bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Luông Nặm Thà,
nước CHDCND Lào hiện nay.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Tổng quan về môi trường

1.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Năm 1981, Tổ chức giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra
một định nghĩa về khái niệm này như sau: Môi trường bao gồm toàn bộ các
hệ thống tự nhiên và nhân tạo, trong đó con người sinh sống và bằng lao
động của mình đã khai thác những tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo để
thỏa mãn những nhu cầu của mình. Ở Việt Nam, một số tác giả, từ những góc
độ tiếp cận khác nhau, cũng đã đưa ra quan niệm của mình về vấn đề này.
Chẳng hạn, khi bàn đến khái niệm môi trường, có ý kiến cho rằng, đứng về
mặt địa sinh học thì "môi trường là tất cả các yếu tố chung quanh, bao gồm
các nhân tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc
sống, sự phát triển và sự sinh sản của các sinh vật". Song, tác giả của quan
điểm trên cũng nhấn mạnh rằng, đối với "môi trường của con người" thì cần
phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nó bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên
và những gì do con người sáng tạo ra như các hệ sinh thái nhân tạo, những
nhóm và những hội môi trường văn hóa... trong đó con người sống và khai
thác bằng lao động của mình, những nguồn lợi tự nhiên và nhân tạo cho phép
thỏa mãn những nhu cầu của con người [13, tr.7],
Cũng có ý kiến cho rằng, môi trường là tất cả các yếu tố xung quanh
gồm vô sinh, hữu sinh, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con
người, đến sự tồn tại phát triên của các sinh vật sống, Môi trường bao gồm hai
mặt: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội [22, tr.142].
Tóm lại, có thể thấy rằng, khái niệm môi trường sống của con người và
xã hội loài người rất rộng, trong đó bao hàm cả các điều kiện tự nhiên lẫn
những điều kiện xã hội. Thực tế, con người - theo đúng nghĩa của từ này -


4

không chỉ sống bằng những nhu cầu mang tính bản năng tự nhiên, hơn thế,
còn tồn tại, phát triển trong hàng loạt mối quan hệ xã hội đa dạng và phong

phú. Tuy nhiên, với phạm vi của một luận văn, vấn đề môi trường mà tôi đề
cập đến ở đây trước hết và chủ yếu giới hạn ở khía cạnh các điều kiện tự
nhiên. Nói cách khác, với tư cách là một khái niệm công cụ, khái niệm môi
trường được sử dụng trong luận văn chủ yếu theo nghĩa là môi trường tự nhiên.
1.1.1.2. Vai trò của môi trường
Tự nhiên, con người và xã hội là các yếu tố thống nhất trong một chỉnh
thế không tách rời. Trong hệ thống đó, khó có thể xác định rằng yếu tố nào là
quan trọng nhất. Trên thực tế, mỗi yếu tố đều có vị trí và vai trò nhất định.
Trong mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên,
yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rất to lớn đối với sự tồn tại, phát triển của con
người cũng như của xã hội loài người. Trái lại, sự tác động của các yếu tố con
người và xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối
với sự biến đổi, chiều hướng biến đổi (tích cực hay tiêu cực, phù hợp hay
không phù hợp với quy luật khách quan) của tự nhiên. Và do vậy, sự tác động
của con người và xã hội đến tự nhiên còn quyết định luôn cả sự tồn tại, phát
triển của chính bản thân mình.
Có thể hiểu một cách khái quát rằng, "tự nhiên là môi trường sống của
con người và xã hội loài người, là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu.
của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố cơ bản
nhất của tồn tại xã hội" [21, tr. 68].
Đối với con người và xã hội loài người, môi trường tự nhiên có một giá
trị vô cùng to lớn, không thể thay thế: Nó vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và
phát triển, vừa là nơi con người lao động và hưởng thụ những giá trị văn hóa
vật chất và tinh thần do sự lao động đó tạo nên. Theo sự phân tích, đánh giá
của UNESCO, môi trường tự nhiên - đối với con người - có ba chức năng cơ bản:


5

- Thứ nhất, môi trường tự nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên

cần thiết đổi với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người.
- Thứ hai, nó là nơi thu nhận các hoạt động của con người nhằm phục
vụ cho các nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho con người.
- Thứ ba, môi trường tự nhiên còn là noi đồng hóa các chất thải do kết
quả của các hoạt động đó [13, tr.7].
Tóm lại, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống của
con người, với sự phát triển bền vững của các cộng đồng, các quốc gia. Đáng
tiếc là, không phải bao giờ và ở đâu con người cũng ý thức một cách đúng
đắn và đầy đủ vai trò không thể thay thế của tự nhiên. Quan niệm mới về sự
phát triển, trong đó nguyên tắc chủ đạo là sự đồng tiến hóa giữa con người và
tự nhiên, đòi hỏi trong quá trình mưu cầu hạnh phúc của mình, con người
không chỉ khai thác tự nhiên mà nhiệm vụ không kém phần quan trọng, thậm
chí có ý nghĩa quyết định sự sống còn, là cần phải biết giữ gìn, bảo vệ môi
trường tự nhiên; tạo lập môi trường nhân tạo phù hợp với quy luật khách quan
của sự phát triển xã hội và tự nhiên, phù hợp với nhu cầu của cuộc sống con
người; xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa tự nhiên và xã hội vì lợi ích chung,
lâu dài của xã hội loài người. Để biến quan niệm mới về sự phát triển trở
thành hiện thực, trước hết con người cần phải có ý thức bảo vệ môi trường
sinh thái.
1.1.2. Tổng quan về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
1.1.2.1. Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường,
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Theo khoản 3 điều 6 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 có quy định:
“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,


6


sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự
cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thóai, phục hồi và cải thiện môi
trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ
đa dạng sinh học”.
Thế giới ngày càng phát triển đã gây nên tác động xấu đến môi trường,
làm cho môi trường ngày càng biến đổi sâu sắc, rộng lớn, bị ô nhiễm nghiêm
trọng, đe dọa sự sống còn của hành tinh chúng ta. Vì vậy vấn đề môi trường
và phát triển đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách của chúng ta. Ở nước ta,
Đảng và Nhà nước đã sớm nhận rõ tầm quan trọng và mối quan hệ gắn kết
giữa phát triển kinh tế - xã hội và công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là
trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống
nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ
môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên
cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo
vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6:
"Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách
nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền
và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường".
Trong đời sống xã hội, ý thức bảo vệ môi trường biểu hiện trên những
khía cạnh cơ bản sau:
- Khía cạnh chính trị
Môi trường sống là ngôi nhà chung của con người, xã hội loài người,
những vấn đề môi trường hiện nay - dù là lớn hay nhỏ, dù xảy ra ở nơi này
hay nơi khác, đã và đang tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp đến mỗi
người, mồi cộng đồng và quốc gia, dân tộc, Vì thế, nó là một vấn đề mang
tính chất toàn cầu và bảo vệ môi trường trở thành mối quan tâm chung của tất



7

cả mọi người, của các tổ chức xã hội và các quốc gia trên thế giới. Thực tế
cho thấy, nếu những vấn đề môi trường sinh thái tiếp tục gia tăng cả về phạm
vi, quy mô và tính chất nghiêm trọng... mà không được ngăn chặn, khắc phục
kịp thời sẽ ánh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống con người, đến sự tồn
tại và phát triển của cả cộng đồng, quốc gia. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ môi
trường sinh thái trở thảnh mục tiêu và định hướng cho hoạt động chính trị của
toàn nhân loại, không loại trừ một quốc gia nào.
Khía cạnh chính trị của ý thức bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ
tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, xã hội mà nó liên quan trực tiếp đến
sự hình thành, phát triển của chính bản thân ý thức bảo vệ môi trường. Quan
niệm mới về sự phát triển bền vững, trong đó nguyên tắc cơ bản là sự đồng
tiến hóa giữa con người và tự nhiên, đòi hỏi con người phải chú ý, quan tâm
nhiều hơn đến khía cạnh chính trị của ý thức sinh thái. Bởi lẽ, đó là một trong
những cơ sở quan trọng tham gia vào sự điều chỉnh hoạt động của con người
theo hướng tích cực, tự giác vì mục tiêu bảo vệ, gìn giữ và "chung sống thân
thiện" với môi trường sinh thái.
- Khía cạnh pháp luật
Trong bối cảnh môi trường sống của con người đã và đang đứng trước
nguy cơ bị khủng hoảng, mất cân bằng sinh thái..., cần thiết phải có những
quy định thống nhất, chặt chẽ nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong
quá trình tác động vào môi trường tự nhiên. Trên bình diện quốc tế, những
quy định chung đó là các công ước giữa các nước về môi trường (ví dụ như
Công ước chung về thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc, Công ước về đa dạng
sinh học,.); ở cấp độ quốc gia là các văn bản pháp luật (Luật bảo vệ môi
trường năm 1993, Luật tài nguyên nước (1998), Luật khoáng sản năm
1996,..).
Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường,

là cơ sở, công cụ pháp lý để nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động bảo


LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo trình độ
thạc sĩ ngành Khoa học môi trường , Trường Đại học Nông lâm - Đại học
Thái Nguyên.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong Phòng Đào tạo và Khoa Môi trường,
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Thanh Vân – phó
trưởng phòng Đào tạo– Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cây trồng ôn đới trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp chỉ dẫn, nhiệt tình giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ công chức các cơ
quan: UBND huyện Luông Nặm Thà, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Luông Nặm Thà, Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Luông Nặm Thà, Phòng Khí
tượng thủy văn và các cơ quan nội bộ khác đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập các số liệu, tài liệu thông tin phục vụ cho luận văn thạc sỹ
của tôi.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng...........năm 2015
Tác giả

Đảo Phon Cha Lân Sỏn Xay


9


- Khía cạnh văn hóa thẩm mỹ
Con người không chỉ là một thực thể sinh vật mà hơn thế, còn là một
thực thể xã hội và bản chất của nó là "tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Thực
tế, để tồn tại và phát triển, con người - theo đúng nghĩa của từ này - không chỉ
có nhu cầu được thỏa mãn về mặt đời sống vật chất, mặc dầu nó là tiền đề đầu
tiên và cơ bản nhất, mà còn có những nhu cầu về đời sống tinh thần. Chính sự
hài hòa và những cái đẹp của thế giới tự nhiên là một bộ phận không thể thiếu
trong cuộc sống của con người. Có thể nói, khía cạnh văn hóa thẩm mỹ của ý
thức bảo vệ môi trường là một giá trị định hướng khiến cho hoạt động cải tạo
tự nhiên của con người, ngoài ý nghĩa tìm kiếm lợi ích nhằm thỏa mãn nhu
cầu vật chất, còn vươn tới thực hiện lý tưởng thấm mỹ theo quy luật của cái
đẹp. Nói cách khác, bảo vệ môi trường là hành động tự giác mang lại những
lợi ích toàn diện, cả về vật chất lẫn tinh thần cho con người.
1.1.2.2. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
Việc lạm dụng các loại phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp và quá trình xử lý các phụ phẩm, chất thải trong trồng trọt,
chăn nuôi chưa triệt để đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe
con người. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp là biện pháp bắt
buộc để thực hiện một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
1.2. Cơ sở pháp lí
- Căn cứ vào Điều 40 khoản 2 của Hiến pháp và Điều 3 khoản 2 của Luật bảo

vệ môi trường của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
- Căn cứ vào Nghị định của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

số 026/CTN, ngày 17 tháng 01 năm 2013 về việc ban hành Luật bảo vệ môi
trường mới.
- Căn cứ vào Hiến pháp của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ở mục 4
Điều 67 khoản 1.



10

- Căn cứ vào Đơn đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 010 /UBTV,

ngày 04 tháng 01 năm 2013.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Một số đặc điểm về hiện trạng môi trường trên thế giới
Trong những năm cuối thế kỷ 20, tình hình môi trường thế giới có
những đặc điểm sau:
• Tăng trưởng dân số nhanh
Dân số thế giới hiện nay là 7,3 tỉ người , tốc độ tăng dân số 1990 – 1995
là 1,8%/năm, năm 2000 – 2005 sẽ giảm đến 1,43%, trong vòng 30 năm nữa sẽ
tăng lên 8,5 tỉ và khoảng năm 2050 sẽ lên đến 10 tỉ người sau đó mới tăng
chậm trở lại.[23]
Dân số nước CHDCND Lào hiện nay là hơn 8 triệu người đứng thứ 177
trên thế giới về qui mô, và thứ 104 về mật độ dân cư. 20 năm sau ngày giải
phóng nước CHDCND Lào đã tăng hơn 4 triệu người.
Dân số càng nhiều, sức ép về thực phẩm, lương thực, năng lượng, môi
trường, tài nguyên cũng ngày càng lớn. [23]
• Sự suy giảm tài nguyên đất
Hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với sự gia tăng dân số và suy
giảm tài nguyên đất. Theo số liệu của Viện Tài nguyên môi trường thế giới,
vào năm 1993 quỹ đất cho toàn nhân loại là 13.041,7 triệu ha, trong đó trồng
trọt chiếm khoảng 20,6 %, đồng cỏ chiếm 69,6 %. Diện tích đất bình quân
loài người trên toàn thế giới là 2,432 ha, ở châu Á là 0,81 ha, châu Âu là 0,91
ha. Phần lớn đất trồng trọt tăng lên là lấy từ đất rừng, gây nên những hậu quả
xấu về môi trường [7].
• Tăng trưởng kinh tế

Trong khu vực châu Á - thái Bình Dương, vùng có tăng trưởng kinh tế
cao với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội trên 6 % trong những năm


11

đầu thập kỉ 90. Phần Đông Nam Á và Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng lớn
hơn 7 % trong khi đó phần Nam Á chỉ tăng trưởng nhỏ hơn 4 %.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kéo theo nhu cầu lớn về tài nguyên thiên
nhiên, nhân lực, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình đô thị hoá. nếu không được
quản lí tốt thì đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy thoái môi trường [7].
• Nhu cầu năng lượng tăng nhanh
Do việc tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đã làm tăng nhu
cầu về lương thực và thực phẩm, đặc bịêt là nhu cầu tiêu dùng về thịt và sữa.
Hiện nay nhu cầu về thực phẩm đang chuyển từ các nước phát triển sang các
nước đang phát triển. Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách
thực phẩm thế giới cho biết: nhu cầu về thịt bình quân hàng năm/người của
thế giới sẽ tăng từ 6-23 kg vào năm 2050. Những sự thay đổi về nhu cầu
lương thực của thế giới sẽ tạo nên sự khó khăn về sản xuất thực phẩm, gây ra
những bất lợi về an ninh lương thực và ô nhiễm môi trường [7].
• Lương thực thực phẩm
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) về triển vọng
mùa vụ và tình hình lương thực cho thấy, sản lượng lương thực toàn cầu năm
2009 dự kiến sẽ sụt giảm so với năm 2008. Nguyên nhân do thời tiết bất lợi
làm sản lượng lương thực suy giảm tại hầu hết các nước sản xuất lương thực
lớn trên thế giới.
Tại các nước thu nhập thấp và bị thiếu hụt về lương thực, dự đoán sản
lượng lương thực năm 2009 sẽ thấp hơn năm 2008. Các nước khu vực Nam
Phi sẽ có sản lượng ngô ở mức thấp hơn. Dựa trên sản lượng lương thực năm
2008, FAO dự đoán lượng lương thực thế giới dự trữ cho vụ mùa 2009-2010

sẽ là 496 triệu tấn, mức cao nhất kể từ năm 2002.
Mặt khác, theo FAO, giá cả lương thực, thực phẩm tại một số nước phát
triển vẫn ở mức cao, làm giảm khả năng tiếp cận lương thực thực phẩm của


12

nhóm dân số thu nhập thấp. Khủng hoảng lương thực hiện vẫn đang tiếp diễn
ở 32 nước trên thế giới [7].
• Gia tăng sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu
Nhìn chung trên toàn thế giới lượng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu,
diệt cỏ sử dụng vào nông nghiệp đang tiếp tục tăng thêm, tại một số nơi tăng
thên theo cấp độ số nhân. Tổ chức WHO ước lượng hàng năm có khoảng 3%
lao động trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25 triệu người) bị
nhiễm độc thuốc trừ sâu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các tổ chức
quốc tế: tổ chức Nông Lương (FAO), tổ chức Y tế thế giới (WHO), chương
trình phát triển của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức môi trường đã cố gắng
hạn chế việc sử dụng các hoá chất nhân tạo vào nông nghiệp và đã thu được
những kết quả bước đầu.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi đã và đang có sự gia tăng
mạnh mẽ về việc sử dụng thuốc trừ sâu. Trong những thập kỉ 80, lượng thuốc
trừ sâu được sử dụng tại các nước Indonesia, Pakistan, Philippin, Srilanka, đã
gia tăng hơn 10% hằng năm. Lượng phân bón hoá học được sử dụng dự kiến
sẽ giảm với tốc độ khoảng 4,3% hằng năm [7].
• Gia tăng sa mạc hóa
Do con người đã khai hoang đất quá mức khiến ngày càng nhiều khu
vực đối mặt với nguy cơ sa mạc hoá, đặc biệt là thời gian gần đây, với những
biến đổi bất thường của khí hậu, nhiều khu vực gặp hạn hán triền miên khiến
cho tình hình càng thêm trầm trọng. Theo như bản báo cáo về khí hậu toàn
cầu, gần đây hạn hán đã gây ảnh hưởng đến ít nhất 41% diện tích đất, khiến

những vùng đất nhanh chóng bị sa mạc hoá. Từ năm 1990 cho đến nay,
những biến đổi xấu của khí hậu đã gây ảnh hưởng đến diện tích mặt đất từ
15% đến 25% [7].


13

• Mất rừng
Do nhu cầu dành đất đai cho sản xuất nhiên liệu sinh học ngày một
tăng, đặc biệt ở các nước nhiệt đới, nên trong những năm gần đây nhiều khu
rừng bị tàn phá khiến diện tích rừng trên thế giới đã thu hẹp đáng kể.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,8 tỷ ha rừng, hàng năm mất đi
khoảng trên 15 triệu ha, tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2%/năm, châu Á
mỗi năm mất đi khoảng 5 triệu ha. Việc này đã gây tổn hại rất lớn cho môi
trường và khí hậu toàn cầu [7].
• Rác thải rắn cũng tăng lên:
Rác thải rắn bình quân vào khoảng 0,4 - 1,5 kg/người/ngày, ngày càng
tăng lên đồng biến với thu nhập quốc dân. Thành phần của rác cũng thay đổi
theo hướng tăng lên của bộ phận rác không thể chế biến thành phân hữu cơ
được. Hoa Kì mỗi năm phải xử lí, chôn vùi 150 triệu tấn rác thải [7].
1.3.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở CHDCND Lào
Lâu nay, nói đến ô nhiễm môi trường, người ta thường nghĩ đến khu
vực đô thị. Nhưng trên thực tế, ở nông thôn, nhất là các khu vực giáp ranh đô
thị, tình trạng ô nhiễm đang là một thực trạng đáng báo động. Các vấn đề môi
trường nông thôn ở CHDCND Lào hiện nay đó là:
• Rác thải nhiều
Chưa bao giờ lượng rác thải sinh hoạt không được xử lý tại nông thôn
lại nhiều như hiện nay. Tình trạng nhiều người dân đổ các loại rác thải (bao ni
lông, chai nhựa, chai thủy tinh...) và vứt xác gia súc, gia cầm chết trực tiếp ra
môi trường đang diễn ra phổ biến tại nhiều vùng nông thôn.

• Nguy cơ ô nhiễm từ nước thải, phân bón
Những năm gần đây, ở một số địa phương, vấn đề ô nhiễm môi trường
trong sản xuất nông nghiệp cũng đang có nguy cơ gây hại đến môi trường.
Các làng nghề đều nằm ngay trong khu dân cư nông thôn, lại chưa có biện
pháp xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải... nên đã gây ô nhiễm, ảnh hưởng


14

cho cộng đồng. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy, khu công nghiệp ở quá gần khu
dân cư nông thôn hoặc ở các vùng đầu nguồn nước, đã xả nước thải trực tiếp
ra môi trường làm cho nguồn nước ngầm cũng như nước bề mặt bị ảnh hưởng
nặng nề.
1.3.3. Các vấn đề môi trường cấp bách tại tỉnh Luông Nặm Thà, nước
CHDCND Lào
+ Môi trường công nghiệp, hệ thống xử lí chất thải, những vấn đề môi
trường khu công nghiệp, môi trường trong khu khai thác khoáng sản, môi
trường lao động trong cơ sở sản xuất.
+ Môi trường nông thôn và nông nghiệp: sử dụng phân bón và hoá chất
bảo vệ thực vật, tình hình VSMT nông thôn (nước sạch, rau sạch, chăn thả gia
súc, công trình vệ sinh).
+ Ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên trong việc quản lí, khai thác
các dạng tài nguyên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài
nguyên đa dạng sinh học, tài nguyên khoáng sản ...


15

Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Môi trường và ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp từ năm
2010-2015 tại tỉnh Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2014-2015
Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Luông Nặm
Thà, nước CHDCND Lào
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí của tỉnh Luông
Nặm Thà, nước CHDCND Lào
- Xác định nguyên nhân ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông
nghiệp tỉnh Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào
- Đề xuất một số giải pháp đối với việc bảo vệ môi trường trong sản
xuất nông nghiệp tỉnh Luông Nặm Thà, nước CHDCND Lào
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp
Việc thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là
rất quan trọng nhằm giúp ta nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng
quát. Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hướng cho kế hoạch và triển
khai các mục tiêu nghiên cứu.
+ Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp có thể được thu thập từ:
* Mạng internet, sách, báo…về môi trường nông thôn
* Các tài liệu trên thư viện, các văn bản pháp quy có liên quan


×