Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp hoàng long, tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ THU HÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ
XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP HOÀNG LONG, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI
TRƯỜNG


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ THU HÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ
XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP HOÀNG LONG, TỈNH THANH HÓA
Ngành: Khoa học Môi trường
Mã ngành: 8.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI
TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Th Thanh Thủy




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hà


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới Đảng uỷ, Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và đặc
biệt TS. Vũ Thị Thanh Thuỷ trực tiếp hướng dẫn đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi
hoàn thành đề tài khoa học của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi
trường, UBND thành phố Thanh Hoá, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố
Thanh Hoá, Ban Quản lý KCN Hoàng Long tỉnh Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện để
tôi triển khai đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và đồng nghiệp đã
giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn


Lê Thị Thu Hà


3


4

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 5
1.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp trên thế giới và Việt Nam...... 6
1.2.1. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp trên thế giới ........................ 6
1.2.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam ......................... 8
1.2.3. Thực trạng các khu công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa............................ 10
1.3. Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp
trên thế giới và Việt Nam ................................................................................ 14
1.3.1. Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp trên thế giới ............. 14
1.3.2. Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp ở Việt Nam .............. 16
1.3.3. Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa... 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 24

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu...................... 24


4

2.3.2. Tổng quan đặc điểm và thực trạng quản lý môi trường tại khu công
nghiệp Hoàng Long ......................................................................................... 24
2.3.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu công nghiệp Hoàng
Long, tỉnh Thanh Hóa .................................................................................... 24
2.3.4. Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Hoàng Long thông
qua phiếu điều tra ............................................................................................ 25
2.3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường của
khu công nghiệp Hoàng Long, tỉnh Thanh Hóa.............................................. 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp........................ 25
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp ......................... 25
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích ....................................................... 26
2.4.4. Phương pháp so sánh............................................................................. 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 28
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu .................. 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 36
3.2. Tổng quan đặc điểm và thực trạng quản lý môi trường tại khu công
nghiệp Hoàng Long ......................................................................................... 41
3.2.1. Vị trí của KCN Hoàng Long................................................................... 41

3.2.2. Cơ sở hạ tầng......................................................................................... 44
3.2.3. Quy hoạch phân khu chức năng của KCN Hoàng Long....................... 45
3.2.4. Thực trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp Hoàng Long ....... 46
3.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường
khu công nghiệp Hoàng Long ......................................................................... 48
3.3.1. Hiện trạng môi trường không khí.......................................................... 48
3.3.2. Hiện trạng, chất lượng môi trường nước .............................................. 50
3.3.3. Hiện trạng môi trường đất tại KCN. ..................................................... 58


5

3.3.4. Tình hình thu gom quản lý và xử lý chất thải rắn ................................. 60
3.4. Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Hoàng Long thông qua
phiếu điều tra ................................................................................................... 62
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường của khu
công nghiệp Hoàng Long, tỉnh Thanh Hóa..................................................... 65
3.5.1. Quy hoạch, xây dựng hệ thống cây xanh đạt tiêu chuẩn môi trường
nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí, tiếng ồn tới môi trường
không khí xung quanh ..................................................................................... 65
3.5.2. Xây dựng phương án phòng ngừa sự cố môi trường đối với nước thải
khu công nghiệp. ............................................................................................. 66
3.5.3. Xây dựng phương án phòng ngừa khắc phục ô nhiễm môi trường đất. 67
3.5.4. Xây dựng hoặc thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dịch vụ thu gom,
xử lý và tái chế chất thải (gồm cả chất thải nguy hại) ngay tại các KCN....... 68
3.5.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với
KCN Hoàng Long ........................................................................................... 70
3.5.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động BVMT
của các Doanh nghiệp trong KCN .................................................................. 71
3.5.7. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường................... 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 73
1. Kết luận ....................................................................................................... 73
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL KCN

: Ban quản lý Khu công nghiệp

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CN

: Công nghiệp

ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

GTSX


: Giá trị sản xuất

GHCP

: Giới hạn cho phép

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

KKT

: Khu kinh tế

KTXH

: Kinh tế - xã hội

KPHĐ

: Không phát hiện được


NSLĐ

: Năng suất lao động

Nxb

: Nhà xuất bản

PTBV

: Phát triển bền vững

QCCP

: Quy chuẩn cho phép

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp biến trình nhiệt độ qua các năm ...............................................33
Bảng 3.2. Tổng hợp độ ẩm không khí qua các năm..................................................33

Bảng 3.3. Tốc độ gió (m/s) khu vực nghiên cứu.......................................................34
Bảng 3.4. Tổng hợp lượng mưa, bốc hơi qua các năm .............................................35

Bảng 3.5. Danh sách các doanh nghiệp trong KCN Hoàng Long .................. 42
Bảng 3.6. Kêt quả phân tích hiện trạng môi trường không khí ...................... 48
Bảng 3.6. Kêt quả phân tích hiện trạng môi trường không khí ...................... 49
Bảng 3.7. Hiện trạng môi trường nước mặt .................................................... 50
Bảng 3.7. Hiện trạng môi trường nước mặt .................................................... 51
Bảng 3.7. Hiện trạng môi trường nước mặt .................................................... 52
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp ..................... 53
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp ..................... 54
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp ..................... 55
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm....................................... 56
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm....................................... 57
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm....................................... 58
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng đất .................................................. 58
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng đất .................................................. 59
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng đất .................................................. 60
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá của người dân về môi trường KCN Hoàng Long ......62
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá của cán bộ các nhà máy về chất lượng môi trường
của nhà máy...............................................................................................................64


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Tình hình phát triển KCN qua các năm ......................................................9
Hình 3.1. Hệ thống giao thông KCN Hoàng Long ...................................................45
Hình 3.2. Hiện trạng bộ máy QLMT tại KCN Hoàng Long .....................................46
Hình 3.3. Hoạt động trồng cây xanh tại Công ty TNHH giày HongFu ....................66



1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ thập niên 90, trên Thế giới đã có nhiều mô hình cộng sinh công nghiệp
được hình thành tự phát như ở Đan Mạch, Áo, Phần Lan... (Pierre, 2000), nhằm
mục đích đạt lợi ích kinh tế chung. Hiện nay, sự hợp tác đó có định hướng và quy
hoạch rõ ràng hơn, với mục đích không chỉ vì lợi ích kinh tế mà chú trọng vào hiệu
quả bảo vệ môi trường như các mô hình KCN ở Hà Lan, Thụy Điển, Vương Quốc
Anh (Lowitt, 2012) [1].
Trong những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, hệ thống kinh tế - xã hội
nước ta đã có những biến đổi sâu sắc, nền kinh tế đã thoát khỏi tình trạng mất ổn
định. Cơ cấu nền kinh tế đã có những thay đổi theo hướng tích cực, tỉ trọng công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ từng bước tăng lên, tỉ trọng nông nghiệp giảm dần (năm
1991 - 2004 công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 36,6%; dịch vụ từ 38,6% lên
39,1%; nông nghiệp giảm từ 38,7% xuống 24,3% trong tổng GDP cả nước). Cơ chế
quản lí chuyển sang hướng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo đối với lĩnh vực công nghiệp trong các
ngành then chốt. Các hình thức tổ chức công nghiệp đã và đang được hoàn thiện,
đưa hiệu quả lên cao. Trong các hình thức tổ chức công nghiệp ở nước ta như điểm
công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, dải công nghiệp,… thì hình
thức tổ chức khu công nghiệp hiện nay vẫn phổ biến [1].
Thanh Hóa thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, nằm ở phía Nam vùng trọng điểm
kinh tế Bắc Bộ, điểm cực Bắc cách Thủ đô Hà Nội 110 km. Diện tích tự nhiên của
Thanh Hóa là 11.120,34 km2, dân số tính đến năm 2010 là 3,7 triệu người, sinh
sống và làm việc trên 27 huyện, thị xã và thành phố. Vùng đất này là hình ảnh thu
nhỏ của Việt Nam gồm 3 miền: núi - trung du, đồng bằng và ven biển. Thanh Hóa
là một tỉnh lớn, có nguồn tài nguyên phong phú, hệ thống giao thông thuận lợi, có
các tuyến quốc lộ chạy qua như QL 1A, QL 10, đường Hồ Chí Minh, QL 217, có

tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, các cảng biển, cảng phà sông ... Những lợi thế
này đã, đang và sẽ giúp Thanh Hóa phát triển thành một tỉnh có nền nông nghiệp,
công nghiệp toàn diện và hiện đại [16].


2

Cùng với cả nước, tỉnh Thanh Hóa đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa
và hiện đại hóa. Sự phát triển kinh tế của Thanh Hóa trong những năm gần đây đang
góp phần phát triển kinh tế chung của khu vực và đất nước. Tuy nhiên quá trình đó
đã gây những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 01 khu kinh tế và 07 khu công
nghiệp với tổng diện tích 1.814 ha. Trong đó, KCN Hoàng Long là một trong những
KCN lớn của tỉnh, do UBND tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư và giao cho Ban quản
lý KCN Hoàng Long tỉnh Thanh Hoá quản lý. Mục tiêu của khu công nghiệp là đầu
tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hoàng Long với diện tích 37ha
đầy đủ phân khu chức năng và tổ chức hệ thống kỹ thuật hạ tầng; Thu hút các nhà
đầu tư trong và ngoài nước thuê đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong KCN. Tạo
ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu,
đồng thời đảm bảo điều kiện bảo vệ cảnh quan môi trường. Khu công nghiệp Hoàng
Long là một trong những khu công nghiệp lớn của tỉnh Thanh Hóa với rất nhiều nhà
máy xí nghiệp sản xuất các loại hình khác nhau như nhà máy sản xuất thức ăn gia
súc, nhà máy sản xuất gạch, nhà máy chế biến hải sản, nhà máy may mặc, nhà máy
sản xuất giầy…. Sự phát triển của KCN Hoàng Long đã góp phần đáng kể vào sự
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước [3].
Quá trình hoạt động của Khu công nghiệp ngoài những mặt tích cực mà dự
án mang lại còn có một số vấn đề tiêu cực như vấn đề về Môi trường, an ninh xã
hội,… trong đó yếu tố Môi trường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của
KCN, để tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và đưa ra các giải pháp bảo
vệ môi trường cho khu công nghiệp trong quá trình hoạt động tôi xin tiến hành thực

hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường
tại Khu công nghiệp Hoàng Long, tỉnh Thanh Hoá".
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường Khu công nghiệp Hoàng Long, tỉnh Thanh
Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường Khu công nghiệp Hoàng
Long, tỉnh Thanh Hóa.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Các kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng môi
trường của khu công nghiệp và một số giải pháp được đưa ra trong đề tài là tài liệu
tham khảo có giá trị cho công tác quản lý môi trường của UBND thành phố Thanh
Hoá.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện
tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường sau này.
- Tạo cơ sở cho những định hướng nghiên cứu khoa học mới.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn của đề tài nhằm hướng tới những
giải pháp mang tính khả thi sẽ có ý nghĩa đáng kể cho định hướng, quy hoạch khu
công nghiệp của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý địa phương, các
doanh nghiệp thấy được những ảnh hưởng của quá trình công nghiệp tới đời sống
của người dân để đưa ra những giải pháp và hỗ trợ thích đáng nhằm tháo dỡ khó
khăn của người dân.
- Qua đề tài, học viên sẽ tích lũy được thêm nhiều kiến thức cũng như các bài
học kinh nghiệm có liên quan đến việc đánh giá tác động môi trường, báo cáo hiện
trạng môi trường hàng năm, vai trò của việc quy hoạch khu công nghiệp và quy

hoạch khu đô thị, khu dân cư để đảm bảo chất lượng môi trường sống của người dân.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
- Khái niệm môi trường:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [6].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến đến con người và sinh vật” [6].
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó kịp thời
với sự cố; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai
thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học
[6].
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội
và bảo vệ môi trường [6].
- Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
“Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải;
các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban
hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường” [6].

- Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu,
tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ, thải loại chất thải [6].
- Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp
nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm [6].
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính
kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường [6].


5

- Khu công nghiệp: Là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có danh giới địa lý xác
định, không có dân cư sinh sống, do chính phủ quyết định thành lập [6].
1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Hóa chất số: 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH12 ngày 21/6/2012;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Bảo vệ Môi trường số: 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
- Điểm a, Mục 3, điều 5, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của
Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Khoản 2, điều 14, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính
phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu;
- Điều 15, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Mục 1, điều 6, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường;

- Khoản 3, điều 1, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Mục 1, khoản 3, điều 8, Thông tư số 13/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng
hướng dẫn một số điều Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ
về quản lý chất thải rắn;
- Khoản 5, điều 9, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban
hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.


6

1.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp trên thế giới
Trên thế giới loại hình Khu công nghiệp (KCN) đã có một quá trình lịch sử
phát triển hơn 100 năm nay bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển như Anh,
Mỹ cho đến những nước có nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài
Loan, Singapore,… và hiện nay vẫn đang được các quốc gia học tập và kế thừa kinh
nghiệm để tiến hành công nghiệp hóa. Tùy điều kiện từng nước mà KCN có những
nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác nhau nhưng chúng
đều mang tính chất và đặc trưng của KCN. Hiện nay trên thế giới có hai mô hình
phát triển KCN, cũng từ đó hình thành hai định nghĩa khác nhau về KCN [10].
Khu công nghiệp là một khái niệm chung bao gồm nhiều hình thức từ các hình
thức truyền thống như: khu mậu dịch tự do, cảng tự do… xuất hiện từ thế kỷ XIX
đến các hình thức mới xuất hiện cuối thế kỷ XX như khu công nghệ cao, khu chế
xuất, khu công nghiệp tập trung, khu văn phòng, khu thương mại... Trên thế giới, sự
tồn tại của khu công nghiệp đã trải qua nhiều bước phát triển, có thế kể ra bốn thế
hệ của khu công nghiệp; gọi chung là Business Park (Nguyễn Cao Lãnh, 2009).
Khu công nghiệp đầu tiên được xây dựng vào những năm 1970, có thể được

phân biệt với các thế hệ khác bởi cách sắp xếp văn phòng, kho tàng, kiến trúc khá
đơn giản. Các khu vực của các tòa nhà hành chính chiếm 10 - 15% tổng diện tích
của công viên, công trình theo mẫu và cho thuê (Geneva,1993). Mặc dù hoàn hảo
trong ý tưởng nhưng nhìn chung, tiêu chuẩn về quy hoạch và kiến trúc là thấp. Với
chức năng cơ bản là công nghiệp và tỷ lệ các bộ phận chức năng, đặc biệt là cây
xanh chưa hợp lý; KCN thế hệ thứ nhất luôn biệt lập vào ban ngày, vắng vẻ vào ban
đêm và khó có thể đạt được một chất lượng môi trường, dịch vụ và hạ tầng cao
(Nguyễn Cao Lãnh, 2009).
Từ những năm 1975 và 1985, các khu công nghiệp văn phòng, đã được sử
dụng bởi các công ty kinh doanh với khoa học, công nghệ và kinh doanh chiếm
không gian lớn hơn nhiều. Đặc điểm khu công nghiệp thế hệ thứ hai này là một kiến
trúc phức tạp hơn. Các KCN thế hệ thứ hai có xu hướng lấp đầy các khoảng trống
còn lại ở vành đai đô thị, nhằm khôi phục và tiếp thêm sức sống cho các khu vực
ngoại ô và nhằm xoá bỏ ấn tượng xấu về kiến trúc và cảnh quan của các khu vực
công nghiệp. Ví dụ khu


7

Chiswick (London, Anh), Irvine Spectrum (California, Hoa Kỳ) (Nguyễn
Cao
Lãnh,2009)
.
Nửa cuối những năm 1980, thế hệ thứ ba khu công nghiệp được xây dựng. Các
Business Park thế hệ thứ ba tuân thủ các nguyên tắc quy hoạch tổng thể và xây
dựng cơ sở hạ tầng của một đô thị nhỏ mới. Các công trình phục vụ công cộng được
hợp thành một địa điểm nổi bật hay một trung tâm đô thị nhỏ phục vụ các đơn vị
phát triển. Các đơn vị phát triển này với mật độ và kích thước lô đất khác nhau tạo
ra sự đa dạng cho mọi đối tượng sử dụng trong KCN. Đại diện trong số này là một
vài KCN thế hệ thứ ba như khu Stockley (Heathrow, Anh), Meridian (Carolina, Hoa

Kỳ (Nguyễn Cao Lãnh, 2009). Các tòa nhà hành chính và danh mục đầu tư các dịch
vụ đặc trưng cho thế hệ thứ tư của khu công nghiệp đó bắt đầu phát sinh từ giữa
những năm 1990 (Geneva, 1993). Kể từ nửa cuối những năm 1990, khu công
nghiệp đã là một phần của một mạng lưới quốc tế các khu hợp tác. Tất cả Business
Park thế hệ thứ tư đều đạt được một trình độ tổ chức kỹ thuật, xã hội rất cao và có
thể trở thành địa điểm nổi bật, có giá trị và quan trọng của toàn vùng. Ví dụ khu
Marina Village (California, Hoa Kỳ), Edinburgh (Edinburgh, Scotland) (Nguyễn
Cao Lãnh,2009). Nền tảng của các khu công nghiệp được tìm thấy tại Anh, là nơi có
hệ thống nhà máy và khu công nghiệp đầu tiên được thành lập. Đây là những thiết
lập bởi nhiều đơn vị sản xuất, các nhà máy đầu tiên xuất hiện ngẫu nhiên, tuy nhiên,
sự xuất hiện sau đó lại đại diện cho một hành động có tổ chức theo ý tưởng nhất định
về quy hoạch đô thị và chính sách khu vực. Khu công nghiệp đầu tiên, Trafford
Park, được thành lập bởi một công ty tên là Shipcanal và Docks gần Manchester
vào năm
1896 (Geneva, 1993) [7].
Khu công nghiệp đầu tiên được thành lập năm 1963 tại Đức (EuroIndustriepark Munchen). Số lượng lớn khu công nghiệp và công viên với các công
ty công nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện sớm hơn trong nửa cuối của năm 1980 và cơ
bản là một sáng kiến của nhà đầu tư tự do. Có 22 khu công nghiệp và đầu tư xuất
hiện ở Tây Đức vào năm
1984. Bên cạnh đó, các khu tư nhân được thành lập. Có sự xuất hiện ở khu vực đông
dân cư, diện tích khá nhỏ và tập trung vào các lĩnh vực thị trường khác nhau. Khu


8

vực với nhiều loại hình khác nhau có thế kể đến khu Dussseldorf (23 dự án hoàn
thành vào


9


năm 1992) và Frankfurt am Mein (19 dự án hoàn thành vào năm 1992), vẫn còn tồn
tại và phát triển đến ngày nay (Geneva, 1993) [9].
Liên Hiệp Quốc đã thống kê năm 1995 thế giới có khoảng 12.000 KCN với
diện tích nhỏ nhất là 1ha, lớn nhất đến 10.000ha (Nguyễn Mộng, 2010). Theo
chương trình môi trường Liên Hợp Quốc có thể phân các khu công nghiệp trên thế
giới thành các loại hình sau đây: Khu công nghiệp tập trung; khu chế xuất; khu tự
do; khu chế biến công nghiệp; trung tâm công nghệ cao; khu công nghệ sinh học;
khu công nghệ sinh thái.
Hiện nay, các KCN được phát triển ở hầu hết tất cả các quốc gia, đặc biệt là
các nước đang phát triển, để phục vụ các hoạt động công nghiệp hơn là nghiên cứu
hay theo hướng thương mại.
1.2.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam
Thực hiện đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nước ta đã thực hiện qui
hoạch phát triển các khu công nghiệp. Quyết định 519/TTg ngày 6/8/1995 của Chính
phủ phê duyệt phương án qui hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ
tầng thời kì 1996 - 2001, trong đó đề xuất thành lập 33 khu công nghiệp. Trong thực
tế tốc độ gia tăng các khu công nghiệp đã nhanh hơn dự đoán, dẫn đến việc phải
duyệt kế hoạch bổ sung nâng tổng số khu công nghiệp tăng đến 149 vào năm 2010.
Theo Vụ Quản lý Các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến hết 2013, trên
cả nước có 289 KCN (không bao gồm khu chế xuất, khu kinh tế) với tổng diện tích
đất tự nhiên 81.000 ha, trong đó, 191 KCN (chiếm 66,08%) đã đi vào hoạt động với
tổng diện tích đất tự nhiên 54.060 ha và 98 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải
phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 27.000 ha. Các
KCN đã đóng góp hơn 80 tỷ USD kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng năm, chiếm
khoảng 35% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của nền kinh tế. Các KCN thu hút
khoảng 472 dự án, với tổng vốn đăng ký 8,742 tỷ USD vốn FDI, chiếm 70% vốn
FDI của cả nước, tạo việc làm trực tiếp cho trên 2 triệu lao động [11].
Năm 2013, các KCN đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ
hiện đại, như: các dự án của Tập đoàn Samsung tại Thái Nguyên (hơn 3,2 tỷ USD);

Dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa (điều chỉnh tăng vốn đầu
tư 2,8 tỷ


1
0

USD); hay Dự án Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam - Hải Phòng (1,5 tỷ
USD)...


1
1
Số lượng KCN (khu)

300

76000

Số lượng
KCN Diện tích
KCN

250

283

70000
57264


200

223

60000

179

150

139

131

50000

42986

40000

29392
100

30000

26986

20000

65


50

10000

11964
0

300 1
1991

2360

80000

12
0
1995

2000

2005

2006

2007

2008

2011


Hình 1.1. Tình hình phát triển KCN qua các năm
Có thể phân loại khu công nghiệp nằm trong phạm vi, đối tượng điều tiết của
Nghị định 36-CP thành ba nhóm chính sau:
Các khu công nghiệp mang tính truyền thống, được thành lập một cách phổ
biến ở Việt Nam. Ban đầu, các KCN hình thành từ những năm 1960 và 1970 theo
mô hình công nghiệp của Liên Xô cũ, tập trung ở một số thành phố khu vực phía
Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ,... Việc hình thành và phát triển
các KCN này chưa có sự định hình, qui hoạch như hiện nay, còn bộc lộ nhiều thiếu
sót mà cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn giải quyết được. Về sau thì các KCN được
xây dựng theo mô hình mới. Đây là những khu vực được quy hoạch mang tính liên
vùng, liên lãnh thổ và có phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực địa phương.
Trong khu công nghiệp không có dân cư sinh sống, nhưng ngoài khu công nghiệp
phải có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn nhân lực làm việc ở khu công nghiệp [11].
Khu chế xuất (KCX): Ngoài những đặc điểm chung giống như các khu công
nghiệp truyền thống, các KCX còn có một số đặc điểm riêng, đó là: Được quy hoạch
phân tách khỏi phần nội địa bằng tường rào kiên cố, việc ra vào khu phải thông qua
sự kiểm soát của hải quan và các cơ quan chức năng. Quan hệ thương mại giữa các
doanh nghiệp trong KCX và nội địa được điều chỉnh bằng hợp đồng ngoại thương,


10

theo các thủ tục xuất, nhập khẩu; các doanh nghiệp trong khu chế xuất chỉ được bán
tối đa 20% giá trị sản phẩm của mình vào thị trường nội địa và được hưởng những
ưu đãi đặc biệt. Ngày 25/1/1991 KCX Tân Thuận được thành lập, đây được xem
như là khu công nghiệp tập trung đầu tiên ở Việt Nam [7].
Tại Việt Nam hiện có khu công nghệ cao Hòa Lạc, KCNC Sài Gòn. Trong khu
công nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế xuất. Công nghệ sử dụng trong khu công
nghệ cao mang tính tiên phong đi trước thời đại, phát triển kinh doanh của doanh

nghiệp trong nhiều trường hợp được coi là mạo hiểm và có khả năng được bù đắp
cao. Trong khu công nghệ cao, còn tiến hành các dịch vụ nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ, thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.
Hệ thống KCN còn góp phần hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng, đơn
giản hóa thủ tục hành chính, tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, phù hợp
hơn với thông lệ quốc tế, đồng thời, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng. Các
KCN đã trở thành điểm đến của nhiều dự án quan trọng và có quy mô lớn, là lựa
chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh
vực chế biến, chế tạo.
1.2.3. Thực trạng các khu công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa
Theo Báo cáo số 186/BC - STNMT ngày 27/11/2015 của Sở Tài nguyên &
Môi trường Thanh Hóa thì toàn tỉnh có KKT Nghi Sơn và 8 KCN nằm trong quy
hoạch đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đồng ý bổ sung bao
gồm: KCN Lễ Môn, KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga, KCN Lam Sơn - Sao Vàng,
KCN Hoàng Long, KCN Thạch Quảng, KCN Ngọc Lặc và KCN Bãi Trành.
Cùng với chất thải, sự ô nhiễm không khí tại các cụm công nghiệp, làng nghề
từ việc sử dụng than làm nhiên liệu, sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải,
thực phẩm thừa, thức ăn chăn nuôi tại các cơ sở chế biến thủy sản, lương thực, thực
phẩm, chăn nuôi và giết mổ, chất chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan từ các
làng nghề thủ công mỹ nghệ… cũng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Đặc biệt, tập trung tại các KCN cũ, do các KCN này đang sử dụng công nghệ sản
xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi
trường. Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là bụi, một số KCN có biểu hiện ô
nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn. Trong khi đó tại các KCN mới, do được đầu tư công


11

nghệ hiện đại, hệ thống xử lý khí thải đồng bộ trước khi xả thải ra môi trường, dẫn
đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các KCN này đã được cải thiện

một cách rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có KCN Lễ Môn, KCN Hoàng Long có hệ
thống xử lý nước thải tập trung, KCN Tây Bắc Ga đã xây dựng xong hệ thống xử lý
nước thải nhưng không vận hành. KKT Nghi Sơn và các KCN khác đều trong giai
đoạn đầu tư kết cấu hạ tầng. Các cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động trong KKT và
các KCN đã có hệ thống xử lý nước thải cục bộ, tuy nhiên chất lượng nước thải ra
môi trường tại nhiều cơ sở còn một số chỉ tiêu như: TSS, COD, BOD, Colifrom
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 - 5 lần.
Theo báo cáo quy hoạch phát triển đến năm 2020, ngoài Khu kinh tế Nghi
Sơn, Thanh Hóa hình thành 10 khu công nghiệp tập trung, hiện đã có 1 khu kinh tế
và 5 khu công nghiệp được thành lập đó là:
- Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn:
Nằm cách Thành phố Thanh Hóa 40 km về phía nam, giáp với tỉnh Nghệ An
và biển Đông, khu kinh tế Nghi Sơn có tổng diện tích 18.612 ha; có lợi thế đặc biệt
về giao thông như: đường bộ, đường thủy, đường sắt. Hệ thống hạ tầng trong khu
kinh tế (điện, nước, giao thông, và các dịch vụ khác ...) từng bước đang được đầu tư
xây dựng. Trong đó, cảng nước sâu với quy hoạch 10 cầu cảng, công suất trên 10
triệu tấn/ năm, cho tàu 10 vạn tấn (hiện nay đã hoàn thành 2 bến cho tàu 3 vạn tấn),
là đầu mối giao lưu kinh tế với cả nước, khu vực và quốc tế. Đường bộ và đường sắt
nối liền các vùng kinh tế khu vực và các vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, Trung Bộ
và Nam Bộ. Đây là vùng kinh tế động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Thanh
Hóa, vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ và Bắc Trung Bộ. Trong KKT Nghi Sơn có
Khu phi thuế quan và khu thuế quan. Khu thuế quan có các khu chức năng: khu
đô thị trung tâm, các khu công nghiệp, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu
du lịch - dịch vụ và khu dân cư. Khu phi thuế quan bao gồm các loại hình sản
xuất kinh doanh chủ yếu: sản xuất gia công, tái chế, lắp ráp; thương mại hàng
hóa; thương mại dịch vụ và xúc tiến thương mại.
Hiện nay, Nhà máy Xi măng Nghi Sơn liên doanh với Nhật Bản công suất 2,15
triệu tấn/năm và đang triển khai mở rộng nâng công suất lên gấp đôi. Dự án nhà
máy



12

đóng mới và sửa chữa tàu thủy công suất 100.000 tấn/năm đang triển khai xây
dựng. Nhà máy nhiệt điện công suất 3.000 MW đã có quyết định phê duyệt dự án.
Trong thời gian tới KKT Nghi Sơn tập trung phát triển các ngành công nghiệp:
lọc - hóa dầu, thép và cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, sản xuất
hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm thủy sản,... (Ban quản lý KCN Hoàng Long tỉnh
Thanh Hoá, tháng 6 năm 2017) [7].
- Khu công nghiệp Lễ Môn:
Nằm cách Thành phố Thanh Hóa 5 km về phía đông, cạnh quốc lộ 47 nối liền
Thành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn, diện tích quy hoạch 87 ha. Khu công
nghiệp Lễ Môn đã được đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, đảm bảo cung cấp:
điện, nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác. Đến nay đã có trên 30 doanh
nghiệp đăng ký thuê đất để đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư trên 700 tỉ đồng,
trong đó 14 doanh nghiệp đã xây dựng xong với số vốn đầu tư gần 500 tỉ đồng, đang
đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả như: Công ty xuất nhập khẩu thủy sản, Công
ty TNHH Tân Thành, Công ty sữa MILAS… Tại khu công nghiệp Lễ Môn khuyến
khích đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao, chế tạo và gia công từ nguồn
nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiều lao động và sản xuất các mặt hàng xuất
khẩu có giá trị kinh tế cao; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giày da;
chế biến nông, lâm, thủy sản; lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông. (Ban quản
lý KCN Hoàng Long tỉnh Thanh Hoá, tháng 6 năm 2017) [7].
- Khu công nghiệp Hoàng Long:
Nằm cách thành phố Thanh Hóa 5 km về phía Tây, cạnh quốc lộ 1A, diện tích
quy hoạch 37,0 ha. Khu công nghiệp Hoàng Long đã được đầu tư cơ sở hạ tầng một
cách đồng bộ, đảm bảo cung cấp: điện, nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác.
Đến nay đã có trên 14 doanh nghiệp đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư trên 500
tỉ đồng đang đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả như: Công ty TNHH sản xuất
giày dép HongFu, Công ty TNHH sản xuất giày dép Hồng Mỹ… (Ban quản lý KCN

Hoàng Long tỉnh Thanh Hoá, tháng 6 năm 2017) [7].


×