Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại ở Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ VĂN ĐƯỜNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ VĂN ĐƯỜNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở BẮC NINH
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC NHUẬN


THÁI NGUYÊN - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Đường


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường đã giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đức Nhuận, người
thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc
Ninh, Chi cục bảo vệ môi trường Bắc Ninh đã giúp đỡ tạo điều kiện cung cấp
những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Qua đây, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích
lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
huyết và năng lực của mình, song với kiến thức còn nhiều hạn chế và trong giới hạn
thời gian quy định, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp và các chuyên
gia =\+để nghiên cứu một cách sâu hơn, toàn diện hơn trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Đường


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................... 3
1.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 4
1.2. Khái quát chất thải nguy hại................................................................................. 6
1.3. Tình hình nghiên cứu chất thải nguy hại trong và ngoài nước .......................... 14

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 14
1.3. Tổng quan về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam ....................................... 17
1.3.1. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại ................................................................. 18
1.3.2. Lượng và loại chất thải nguy hại phát sinh tại Việt Nam ............................... 18
1.3.3. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại ở Việt Nam ...................... 21
1.3.4. Xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại ................................................................... 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 25
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................. 25
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .................... 25


iv

2.2.3. Dự báo khối lượng và loại chất thải nguy hại phát sinh ở tỉnh Bắc Ninh
đến năm 2020 ................................................................................................. 25
2.2.4. Đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh Bắc Ninh. ................... 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 26
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 26
2.3.2. Phương pháp dự báo và so sánh ...................................................................... 26
2.3.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.................................................................... 27
2.3.4. Phương pháp tổng hợp và kế thừa................................................................... 28
2.3.5. Phương pháp chuyên gia ................................................................................. 28
2.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 28
2.4.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 28
2.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 29

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh ............................................. 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 29
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................................. 33
3.2. Thực trạng công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ....................... 37
3.2.1. Khối lượng, thành phần chất thải nguy hại ..................................................... 37
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển xử lý CTNH trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh ..................................................................................... 48
3.3. Dự báo khối lượng và loại chất thải nguy hại phát sinh ở tỉnh Bắc Ninh
đến năm 2020 ................................................................................................. 59
3.3.1. Phân tích, lựa chọn phương pháp dự báo ........................................................ 59
3.3.2. So sánh, lựa chọn phương án tối ưu ................................................................ 60
3.3.3. Tính toán lượng chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
đến năm 2020 ................................................................................................. 61
3.4. Đánh giá hiểu biết về công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................. 66
3.4.1. Hiểu biết về chất thải nguy hại và pháp luật về quản lý chất thải nguy hại .......... 66


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Đường



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CCN

:

Cụm công nghiệp

CTCN

:

Chất thải công nghiệp

CTNH

:

Chất thải nguy hại


CTR

:

Chất thải rắn

KCN

:

Khu công nghiệp

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam


vii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.

Phân loại theo tiêu chuẩn Việt Nam ........................................................ 8

Bảng 1.2.

Các loại chất thải nguy hại .................................................................... 10


Bảng 1.3.

Lượng CTNH và cách thức xử lý của một số nước trên thế giới ......... 15

Bảng 1.4.

Mô hình xử lý chất thải nguy hại ở Thổ Nhĩ Kỳ ................................... 16

Bảng 1.5.

Tổng hợp lượng chất thải nguy hại nông nghiệp phát sinh năm
2008, 2010 ............................................................................................. 19

Bảng 3.1.

Một số doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại ................................ 37

Bảng 3.2.

Tổng lượng CTNH phát sinh tại các bệnh viện ..................................... 39

Bảng 3.3.

Lượng và loại CTNH ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ....... 47

Bảng 3.4.

Danh sách một số đơn vị được cấp sổ chủ nguồn thải .......................... 54


Bảng 3.5.

Danh sách các đơn vị vi phạm trong việc thực hiện bảo vệ môi trường ....... 55

Bảng 3.6.

Hệ số phát thải của một số ngành nghề công nghiệp ............................ 62

Bảng 3.7.

Ước tính lượng chất thải của các ngành công nghiệp ........................... 63

Bảng 3.8.

Lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trong bệnh viện ...................... 64

Bảng 3.9.

Ước tính lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh .................................. 65

Bảng 3.10. Tổng lượng CTNH ước tính phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2020 ............................................................................... 66
Bảng 3.11. Nhận thức về việc cách phân biệt các loại chất thải .............................. 67
Bảng 3.12. Hình thức đóng gói chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất ............... 69
Bảng 3.13. Biện pháp xử lý chất thải nguy hại tại các công ty................................ 71
Bảng 3.14. Lộ trình vận chuyển CTNH từ Trạm trung chuyển đến khu xử lý ........ 79


viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1.

Tác hại của chất thải nguy hại ............................................................... 12

Hình 3.1.

Tỉ lệ phần trăm các nguồn phát sinh CTNH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........ 41

Hình 3.2.

Bản đồ phân bố các khu vực thường xuyên phát sinh CTNH trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................................................................ 43

Hình 3.3.

Tỉ lệ phần trăm lượng CTNH được xử lý, lưu kho và không được
xử lý trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................................................... 50

Hình 3.4. Thể hiện nguồn, lượng CTNH phát sinh và các hình thức thu gom,
vận chuyển, xử lý hiện tại đã áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............... 51
Hình 3.5.

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy
hại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................................................... 68

Hình 3.6.

Biểu đồ thể hiện quy trình vận hành an toàn của khu lưu trữ tạm

thời CTNH ............................................................................................. 70

Hình 3.7.

Mô hình thu gom CTCN/CTNH tại các khu CN - Cụm CN ................. 74

Hình 3.8.

Mô hình kho chứa chất thải của trạm trung chuyển .............................. 76

Hình 3.9.

Vị trí đặt nhà máy xử lý chất thải nguy hại tại xã Phù Lãng huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ............................................................... 83

Hình 3.10. Mô hình cộng đồng tham gia quản lý CTNH ........................................ 86


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia cho dù đó là quốc
gia phát triển hay đang phát triển. Cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng
và phát triển nhanh chóng, một phần đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của
đất nước, mặt khác tạo ra một số lượng lớn chất thải rắn bao gồm: chất thải sinh
hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây
dựng... trong đó có một lượng đáng kể chất thải nguy hại đã và đang là nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường, từ quy mô nhỏ, đến ảnh hưởng trên quy mô rộng lớn và
tác động xấu tới sức khoẻ, đời sống con người và chất lượng môi trường chung.

Vấn đề lập quy hoạch quản lí chất thải nguy hại trở nên vô cùng bức thiết. Thông
qua việc lập quy hoạch giúp cho hoạt động quản lý của Nhà nước đối với vấn đề
này đạt hiệu quả cao. Qua đó ngăn ngừa, hạn chế việc gia tăng số lượng chất thải
nguy hại vào môi trường, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với sức
khỏe con người cũng như môi trường sống.
Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng phát triển công nghiệp trọng điểm của cả
nước, song Bắc Ninh cũng trong tình trạng chung là chưa có sự quản lý về CTNH.
Hầu hết các cơ sở sản xuất kê khai sơ sài về lượng sản phẩm, nhiên liệu, nguyên
liệu sử dụng mà không có sự đánh giá về tác động của CTNH đến môi trường.
Bắc Ninh có tiềm năng công nghiệp lớn về cơ cấu các ngành chủ yếu. Song
song với quá trình “công nghiệp hoá và đô thị hoá” là sự tăng nhanh chất thải công
nghiệp gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nếu như không có chiến lược kiểm soát
chặt chẽ việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường, các cơ sở khoa học cũng như chiến
lược đúng đắn về bảo vệ môi trường, sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm do công nghiệp
gây ra ngày càng nặng nề và phức tạp.
Vấn đề nghiêm trọng hiện đang tồn tại là thiếu vắng việc áp dụng những biện
pháp ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải trước khi đem chúng đi tiêu huỷ. Những
thực tiễn này đã tác động đến môi trường và sức khoẻ nghiêm trọng. Điều này nếu
như không được chúng ta kịp thời xử lý, thực trạng môi trường sẽ trở nên tồi tệ hơn
một cách nhanh chóng cùng với sự phát triển công nghiệp.


2

Xuất phát từ vấn đề trên, được sự nhất trí của nhà trường, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại ở Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng và công tác quản lý chất thải nguy hại và từ đó đề xuất

biện pháp giảm thiểu tình hình ô nhiễm CTR nguy hại tại tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội.
- Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Dự báo khối lượng và loại chất thải nguy hại phát sinh ở tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2020.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại ở Bắc Ninh.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm
Theo UNEP
Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có hoạt
tính hóa học hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể gây
nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình thành hoặc tiếp xúc với các chất
thải khác. Chất thải không bao gồm trong định nghĩa trên:
- Chất thải phóng xạ được xem là chất thải độc hại nhưng không bao gồm
trong định nghĩa này bởi vì hầu hết các quốc gia quản lý và kiểm soát chất phóng xạ
theo quy ước, điều khoản, quy định riêng.
- Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ô nhiễm môi trường do chứa một ít chất
thải nguy hại tuy nhiên nó được quản lý theo hệ thống chất thải riêng. Ở một số
quốc gia đã sử dụng thu gom tách riêng chất thải nguy hại trong rác sinh hoạt.
Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ (RCRA):
CTNH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lượng, nồng độ, hoặc các
tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ, hoặc bằng
những cách quản lý khác nó có thể: Gây ra nguy hiểm hoặc tiếp tục tăng nguy hiểm

hoặc làm tăng đáng kể số tử vong, hoặc làm mất khả năng hồi phục sức khỏe của
người bệnh. Làm phát sinh hiểm họa lớn cho con người hoặc môi trường ở hiện tại
hoặc tương lai.
Việt Nam
Theo Luật bảo vệ môi trường 2005: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu
tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc
đặc tính nguy hại khác”.
Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa đều có nội dung
tương tự nhau, giống với định nghĩa của các nước và các tổ chức trên thế giới, đó là
nêu lên đặc tính gây huy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của chất thải
nguy hại.


4

1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
đã được Quốc Hội ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01
tháng 01 năm 2015.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 Quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 10/1998NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về

về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam liên quan đến xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tại các khu công
nghiệp và khu đô thị đến năm 2020.
- Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến
năm 2010.
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế
nguy hại đến năm 2025.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và
công nghiệp.


5

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về một số điều của nghị định 18/2015/NĐCP ngày 14 tháng 02 năm 2015 Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá
tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ
môi trường.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 1817/1999/TT-BKHCNMT ngày 21 tháng 10 năm 1999 của
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn xác nhận các dự án đặc biệt
khuyến khích đầu tư quy định tại khoản 7 danh mục I phụ lục I.

- Thông tư liên bộ số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1
năm 2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa
điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.
- Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính
hướng dẫn việc thi thành Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm
2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài
chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho
quản lý chất thải rắn.
- Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ
môi trường đơn giản.
- Quyết định 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7 tháng 8 năm 2002 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật
chôn lấp chất thải nguy hại.
- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế ban hành
quy chế quản lý chất thải y tế.
- TCVN 6696-2000 Quy định về bảo vệ môi trường cho các bãi chôn lấp hợp
vệ sinh.
- TCVN 6705:2009 Quy định về phân loại chất thải rắn thông thường.
- TCVN 6706:2009 Quy định về phân loại chất thải nguy hại.
- TCVN 6707:2009 Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chất thải nguy hại.


6

- TCVN 7380:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 7381:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Phương pháp đánh giá và
thẩm định.
- TCXDVN 261:2001 Bãi chôn lấp - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCXDVN 320:2004 Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế.
- QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt
chất thải rắn y tế.
- QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại.
- QCVN 25:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi
chôn lấp chất thải rắn đô thị.
- QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị, Chương 9 Hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn và nhà vệ sinh công cộng.
- QCVN 30:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt
chất thải công nghiệp.
- QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý
CTNH trong lò nung xi măng.
1.2. Khái quát chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại (hazardous waste/materials) là những chất có tính độc hại
nhất thời đáng kể hoặc tiềm ẩn đối với con người và các sinh vật khác do: không
phân huỷ sinh học hay tồn tại lâu bền trong tự nhiên; gia tăng số lượng đáng kể
không thể kiểm soát; liều lượng tích luỹ đến một liều lượng nhất định nào đó sẽ gây
tử vong hay gây ra tác động tiêu cực.
Các chất có một trong các đặc tính nguy hại sau được xác định là chất nguy hại:
- Chất có khả năng gây cháy (Ignitability): Chất có nhiệt độ bắt cháy < 600C,
chất có thể cháy do ma sát, tự thay đổi về hoá học. Những chất gây cháy thường gặp
là xăng, dầu, nhiên liệu, ngoài ra còn có cadmium, các hợp chất hữu cơ như benzen,
etylbenzen, toluen, hợp chất hữu cơ có chứa Clo…


7

- Chất có tính ăn mòn (Corossivity): Là những chất trong nước tạo môi

trường pH <3 hay pH >12.5; chất có thể ăn mòn thép. Dạng thường gặp là những
chất có tính axít hoặc bazơ…
- Chất có hoạt tính hoá học cao (Reactivity): Các chất dễ dàng chuyển hoá
hóa học; phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước; tạo hỗn hợp nổ hay có tiềm
năng gây nổ với nước; sinh các khí độc khi trộn với nước; các hợp chất xyanua hay
sunfit sinh khí độc khi tiếp xúc với môi trường axít, dễ nổ hay tạo phản ứng nổ khi
có áp suất và gia nhiệt, dễ nổ hay tiêu huỷ hay phản ứng ở điều kiện chuẩn; các chất
nổ bị cấm.
- Chất có tính độc hại (Toxicity): Những chất thải mà bản thân nó có tính độc
đặc thù được xác định qua các bước kiểm tra. Chất thải được phân tích thành phần
trong các pha hơi, rắn và lỏng. Khi có thành phần hoá học nào lớn hơn tiêu chuẩn
cho phép thì chất thải đó được xếp vào loại chất thải độc hại. Chất độc hại gồm; các
kim loại nặng như thuỷ ngân, cadmium, asenic, chì và các muối của chúng; dung
môi hữu cơ như toluen, benzen, axeton, cloroform…; các chất có hoạt tính sinh học
(thuốc sát trùng, trừ sâu, hoá chất nông dược…); các chất hữu cơ rất bền trong điều
kiện tự nhiên nếu tích luỹ trong mô mỡ đến một nồng độ nhất định thì sẽ gây bệnh
(PCBs: Poly Chlorinated Biphenyls).
- Chất có khả năng gây ung thư (Carcinogenicity) và đột biến gen: Dioxin
(PCDD), asen, cadmium, benzen, các hợp chất hữu cơ chứa Clo…
* Phân loại chất thải nguy hại
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách phân loại chất thải nguy hại: Theo
tính chất, cách quản lý, mức độc … Tuy nhiên để áp dụng cách phân loại nào thì
còn phụ thuộc vào các quốc gia khác nhau do các yếu tố xã hội - kinh tế, môi trường
và sức khỏe cộng đồng.
Có một số cách phân loại chất thải nguy hại như sau:
* Phân loại theo TCVN
Hệ thống này phân loại theo các đặc tính của chất thải.
Theo TCVN 6706: 2000 chia CTNH thành 7 nhóm sau:



ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường đã giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đức Nhuận, người
thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc
Ninh, Chi cục bảo vệ môi trường Bắc Ninh đã giúp đỡ tạo điều kiện cung cấp
những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Qua đây, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích
lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
huyết và năng lực của mình, song với kiến thức còn nhiều hạn chế và trong giới hạn
thời gian quy định, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp và các chuyên
gia =\+để nghiên cứu một cách sâu hơn, toàn diện hơn trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Đường


9

* Phân loại theo nguồn phát sinh
Nguồn chất thải từ sản xuất công nghiệp: Các ngành công nghiệp phát sinh
chất thải nguy hại

+ Chế biến gỗ
+ Chế biến cao su
+ Công nghiệp cơ khí
+ Sản xuất xà phòng và bột giặt
+ Khai thác mỏ
+ Công nghiệp sản xuất giấy
+ Kim loại đen
+ Lọc dầu
+ Sản xuất thép
+ Nhựa và vật liệu tổng hợp
+ Sản xuất sơn và mực in
+ Hóa chất BVTV
* Phân loại theo đặc điểm chất thải nguy hại
- Phân loại dựa vào dạng hoặc pha phân bố (rắn, lỏng, khí )
- Chất hữu cơ hay chất vô cơ
- Nhóm hoặc loại chất (dung môi hay kim loại nặng ).
* Hệ thống phân loại kĩ thuật
Phân loại theo hệ thống này đơn giản nhưng có hiệu quả đối với các mục
đích kĩ thuật. Bảng 1.1 trình bày các loại chất thải cơ bản của hệ thống. Hệ thống
này thường được sử dụng trong nhiều trường hợp nghiên cứu để xác định các
phương tiện xử lý, tiêu huỷ phù hợp. Hệ thống này có thể mở rộng.


10

Bảng 1.2. Các loại chất thải nguy hại
Đặc tính

Các loại chính


Nước thải chứa chất
vô cơ

Thành phần chính là nước nhưng
có chứa kiềm/axit và các chất vô
cơ độc hại

Nước thải chứa chất
hữu cơ

Nước thải chứa dung dịch

Chất hữu cơ lỏng

Chất thải chứa thành phần là dầu

các chất hữu cơ nguy hại.

Bùn, bụi,chất rắn và các
Bùn, chất thải vô cơ

chất thải rắn chứa chất vô
cơ nguy hại.

Ví dụ
Axit sunphuric thải từ mạ kim
loại. Dung dịch amoniac trong
sản xuất linh kiện điện tử. Nước
bể mạ kim loại.
Nước rửa từ các chai lọ thuốc

trừ sâu.
Cặn dầu từ quá trình xúc rửa tàu
dầu hoặc bồn chứa dầu.
Bùn xử lý nước thải có chứa
kim loại nặng. Bụi từ quá
trình xử lý khí thải của nhà
máy sản xuất sắt thép và nấu
chảy kim loại. Bùn thải từ lò
nung vôi Bụi từ bộ phận đốt
trong công nghệ chế tạo KL.
Bùn từ khâu sơn
Hắc ín từ SX thuốc nhuộm

Bùn,chất rắn và các chất
Chất rắn/bùn hữu cơ

hữu cơ không ở dạng lỏng

Hắc ín trong tháp hấp thụ
phenol
Chất rắn trong quá trình hút
chất thải nguy hại đổ tràn.
CR chứa nhủ tương dạng dầu.

(Nguồn: Hazaduos Waste Management, Michael D.LaGrega)
* Hệ thống phân loại theo danh sách
US-EPA đã liệt kê theo danh mục hơn 450 chất thải được xem là chất thải
nguy hại. Trong các danh mục này, mỗi chất thải được ấn định bởi một kí hiệu nguy
hại của US-EPA bao gồm một chữ cái và ba chữ số đi kèm. Các chất thải được chia
theo bốn danh mục: F, K, P,U.



11

Danh mục được phân chia như sau:
Danh mục F- Chất thải nguy hại thuộc các nguồn không đặc trưng. Đó là các
chất được tạo ra từ sản xuất và các qui trình công nghệ. Ví dụ halogen từ các quá
trình tẩy nhờn và bùn từ quá trình xử lý nước thải của ngành mạ điện.
Danh mục K- chất thải từ nguồn đặc trưng. Đó là chất thải từ các nghành
công nghiệp tạo ra sản phẩm độc hại như: Sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật, chế
biến gỗ, sản xuất hoá chất. Có hơn 100 chất được liệt kê trong danh sách này. Ví dụ
cặn từ đáy tháp chưng cất aniliene, dung dịch ngâm thép từ nhà máy sản xuất thép,
bụi lắng trong tháp xử lý khí thải, bùn từ nhà máy xử lý nước thải…
Danh mục P và U: Chất thải và các hoá chất thương phẩm nguy hại. Nhóm này
bao gồm các hoá chất như clo, các loại axit, bazơ, các loại hoá chất bảo vệ thực vật…
* Ảnh hưởng của chất thải nguy hại
Những vấn đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các
chất thải nguy hại không đúng quy cách, có liên quan đến tác động tiềm tàng đối với
nước mặt và nước ngầm. Ở Việt Nam, những nguồn này thường được dùng làm
nguồn nước uống, sinh hoạt gia đình, phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Bất cứ sự ô nhiễm nào đối với các nguồn này đều có thể gây tiềm tàng về sức khoẻ
đối với nhân dân địa phương hay gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng. Có
không nhiều những tài liệu về những tai nạn do ô nhiễm gây ra do việc thực hiện
tiêu huỷ chất thải nguy hại không hợp cách, và có ít kết quả quan trắc để đánh giá
tác động thực tế.
Những chuyến khảo sát điều tra về chất thải nguy hại, xem xét những tài liệu
đã công bố và thảo luận với cơ quan Nhà nước khác nhau đã cho thấy rằng ở Việt
Nam đang có nhiều mối quan tâm về ô nhiễm nước mặt và nước ngầm do công
nghiệp. Không thể phân lập chất thải nguy hại đã làm trầm trọng hơn vấn đề quản lý
chất thải rắn và nước thải vốn đã khá trầm trọng, đồng thời cũng làm cho việc quản

lý chất thải rắn khó khăn hơn do thiếu những hệ thống quản lý chất thải rắn đô
thị, mà riêng việc này cũng đã làm cho vấn đề ô nhiễm nước mặt và nước ngầm
gia tăng rồi.


12

Môi trường khí

Ảnh hưởng đến con

- Đốt không đúng cách

người qua:

- Chôn lấp lẫn rác thải

- Ăn uống

sinh hoạt

- Hít thở

- Bãi chôn lấp không hợp

- Tiếp xúc qua da

vệ sinh

Gây bệnh cấp tính


- Thải bỏ bừa bãi ra môi

và mãn tính

trường

Nước mặt

Nước ngầm

Môi trường đất

Hình 1.1. Tác hại của chất thải nguy hại

12

CTCH


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................... 3
1.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 4
1.2. Khái quát chất thải nguy hại................................................................................. 6
1.3. Tình hình nghiên cứu chất thải nguy hại trong và ngoài nước .......................... 14
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 14
1.3. Tổng quan về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam ....................................... 17
1.3.1. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại ................................................................. 18
1.3.2. Lượng và loại chất thải nguy hại phát sinh tại Việt Nam ............................... 18
1.3.3. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại ở Việt Nam ...................... 21
1.3.4. Xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại ................................................................... 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 25
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................. 25
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .................... 25


14

rỉ khí ga này. Các cơ quan chính quyền khác ước tính khoảng 15,000 người chết.
Một số tổ chức đưa ra con số khoảng 8000 đến 10,000 người chết trong 72 giờ đầu
và 25,000 người chết vì các căn bệnh liên quan đến khí ga rò rỉ. [17]
+ Thảm họa dầu mỏ tại Kuwait năm 1991: Trong chiến tranh vùng vịnh
năm 1991, khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả các van của giếng dầu

và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội Mỹ.Kết
quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử đã phủ lên Vịnh Ba tư. Ước tính, số dầu
loang tương đương 240 - 336 triệu gallonn dầu thô. Diện tích dầu loang có kích
thước tương đương đảo Hawai. Tuy nhiên, mọi cố gắng phục hồi đều phải đợi chiến
tranh kết thúc. Để bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn, họ đã phải huy động khoảng 40
km thanh hút dầu nổi trên mặt nước và 21 máy tách dầu khỏi nước. Cùng với hàng
loạt xe hút dầu, họ đã thu lại được 58,8 triệu gallon dầu.[18]
1.3. Tình hình nghiên cứu chất thải nguy hại trong và ngoài nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Công tác quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề thời sự nóng hổi hiện đang
được cả thế giới quan tâm, bởi tất cả đều nhận thức được rằng: nếu không có các
biện pháp để quản lý chất thải nguy hại một cách hiệu quả, đúng đắn thì những hậu
quả không thể lượng trước được của nó khiến chúng ta và cả thế hệ mai sau phải
gánh chịu. Chính vì vậy, các quốc gia đều có đưa ra các quy định pháp luật cụ thể
về công tác quản lý chất thải nguy hại để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các tác hại
của chất thải nguy hại.
Trên thế giới, các nước tiên tiến đã có hệ thống thông tin quản lý hoá chất
hoàn chỉnh. Hệ thống quản lí hoá chất( REACH) của châu Âu có hiệu lực từ ngày
1/6/2007. REACH cung cấp thông tin miễn phí về mọi hoạt động hoá chất với nhiều
thứ tiếng sử dụng trong cộng đồng Châu Âu: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ý, …
Công ước Basel ước tính trong năm 2000 có khoảng 318.000.000 tấn và
2001 có khoảng 338.000.000 tấn.


15

Bảng 1.3. Lượng CTNH và cách thức xử lý của một số nước trên thế giới [13]
Country




Tổng số

Lượng

Đốt

Tái

Đốt tại

m

CTNH

(%)

chế

( Tấn)

lưu kho
thường
xuyên
(%)

(%)

nhà
máy


Áo

2011

1.741.980

-

11

-

2

Bỉ

2011

4.019.261

39

7

-

3

Đan Mạch


2011

561.310

33

37

-

2

Phần Lan

2011

1.128.561

49

18

-

1

Pháp

2011


13.859.521

11

11

-

20

Đức

2011

15.683.811

29

9

-

31

Hy Lạp

2011

764.006


-

-

-

0

Ireland

2011

502.061

13

13

-

11

Italy

2011

6.731.767

24


3

-

6

Luxembourg

2011

305.602

-

-

-

0

Hà Lan

2011

4.188.586

22

10


-

1

Bồ Đào Nha

2011

407.223

-

-

-

0

Tây Ban Nha

2011

3.959.863

70

2

-


1

Thụy Điển

2011

484.881

-

37

-

1

(Nguồn: European Union Council Directive (EUCD), (2011) “Integrated Pollution
Prevention and Control (96/61/EC)”, 24 September.)
* Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Thổ Nhĩ Kỳ
Lượng phát sinh chất thải hàng năm của ngành công nghiệp sản xuất ở Thổ
Nhĩ kỳ là 11,980 triệu tấn và nó tăng lên 17.497.000 tấn vào năm 2004. Trong đó
Ngành công nghiệp luyện kim chiếm nhiều nhất 44%. Ngành Thực phẩm, đồ uống,
thuốc lá 25%. Ngành hóa chất, than đá, cao su và các sản phẩm nhựa chiếm 12%.
Còn lại là các ngành khác. Từ năm 2000 đến năm 2004 tại Thổ Nhĩ Kỳ có


×