Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỘC QUYỀN NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.54 KB, 7 trang )

GVHD: TH.S. NGUYỄN THỊ THU TRANG
LỚP: K12401T
THÀNH VIÊN – MSSV:
BÙI THANH THI – K124010088

CHƯƠNG 01: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.
Khái niệm thị trường độc quyền:
NGUYỄN NGỌC MAI – K124012208
Thị trường độc quyền là thị trường mà trong đó chỉ có một người bán (hoặc một người mua)
hoàn toàn kiểm soát một ngành (thị trường) hay một lĩnh vực trong nền kinh tế. Nhà cung ứng duy
nhất này được gọi là nhà độc quyền. Nếu tình trạng độc quyền do một nhóm người tạo ra thì gọi là
độc quyền nhóm.
1.2.
Đặc điểm thị trường độc quyền:
Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi hội đủ ba điều kiện sau:
Thứ nhất, số lượng nhà cung cấp ít
Thứ 2, sản phẩm độc quyền là sản phẩm không có những sản phẩm thay thế tương tự.
Thứ 3, giá cả sản phẩm do công ty độc quyền quyết định. Do là người duy nhất cung ứng
hàng hóa ra thị trường nên đường cung của nhà độc quyền chính là đường cung của ngành và đường
cầu của thị trường chính là đường cầu đối với sản phẩm của nhà độc quyền.
Thứ 4, đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành. Các nhà độc quyền (hay những nhóm
độc quyền) sẽ tạo nên những rào cản khó khăn ngăn cản sự gia nhập thị trường như sử dụng bản
quyền, lợi thế kinh tế theo quy mô,…
1.3.
Nguyên nhân hình thành thị trường độc quyền:
Độc quyền do kết quả của quá trình cạnh tranh. Trong quá trình cạnh tranh, các doanh
nghiệp sản xuất yếu kém khi quyết đinh sai lầm sẽ bị các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn thôn
tính, chiếm lĩnh thị phần, và bị đào thải khỏi thị trường. Trong trường hợp cực đoan nhất là, tất cả
các doanh nghiệp khác đều bị đào thải và chỉ có duy nhất một doanh nghiệp tồn tại được trên thị
trường thì doanh nghiệp đó sẽ trở nên trở thành độc quyền.


Độc quyền do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường. Nhiều hãng trở thành
độc quyền khi được chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó và trở thành độc
quyền, ví dụ như công ty được độc quyền cung cấp nuớc cho thành phố... Ngoài ra còn có một số
ngành do đặc thù kinh tế được coi là chủ đạo quốc gia nên chính phủ tạo cho một cơ chế có thể tồn
tại dưới dạng độc quyền của nhà nước như quốc phòng, an ninh lương thực…
Độc quyền do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ. Chế độ bản
quyền là một cơ chế bảo vệ những phát minh sáng chế, khuyến khích họ bỏ thời gian công sức để
sáng tạo ra, góp phần nâng cao năng lực, chất lượng sản xuất
Độc quyền do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt.Việc nắm giữ một nguồn lực hay một khả
năng nào đó sẽ khiến cho doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh thị trường.
1.4.
Phân loại thị trường độc quyền:
Độc quyền tình thế: công ty được ưu tiên sở hữu một vài yếu tố sản xuất, ví dụ độc quyền
khai thác khoáng sản, khai thác cơ sở hạ tầng,…
Độc quyền hợp pháp: công ty được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường, ví dụ độc
quyền cung cấp điện, nước, độc quyền các sản xuất vũ khí… hay được bảo vệ bản quyền đối với
phát minh, sáng chế, sở hữu trí tuệ, điển hình như độc quyền của Microsoft,…
Độc quyền tự nhiên: một công ty sẽ hiệu quả hơn nếu có thể giảm liên tục chi phi sản xuất khi
mở rộng qui mô sản xuất, ví dụ như độc quyền về mạng viễn thông, đường sắt,…
1.5.
Hệ quả của thị trường độc quyền:
1.5.1. Độc quyền tình thế và độc quyền hợp pháp (Độc quyền thường):
Trong thị trường cạnh tranh, để tối đa hóa lợi nhuận của mình, doanh nghiệp sẽ sản xuất tại
điểm thỏa điều kiện giá bằng với chi phí biên (P = MC), còn khi doanh nghiệp là độc quyền, để đạt


được lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp sẽ xác định mức sản lượng tại điểm doanh thu biên bằng chi phí
biên (MR = MC). Điều đó sẽ giúp nhà độc quyền bán được với giá cao hơn, sản lượng thấp hơn thị
trường cạnh tranh và thu được lợi nhuận siêu ngạch.


Hình 01: Mô tả thị trường độc quyền về một sản phẩm.
Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì điểm tối ưu là A (Q *, P*), tuy nhiên đối với nhà độc
quyền để tối đa hóa lợi ích thì sản lượng sản xuất sẽ là Q < Q* và mức giá là P > P*. Ta có:
Nếu sản xuất từ Q đến Q* thì:
MB = ABQQ*
MC = ACQQ*
Lợi ích tăng thêm: ABC
Ngược lại khi không sản xuất lượng trên thì tổn thất vô ích do độc quyền là ABC.
 Như vậy thị trường độc quyền đã sử dụng nguồn lực không hiệu quả.
1.5.2. Độc quyền tự nhiên:
Do đây là độc quyền tự nhiên nên đường chi phí trung bình của hãng sẽ giảm dần khi quy mô
sản xuất mở rộng, do đó đường MC cũng dốc xuống, nằm dưới đường AC.
-


J

Hình 02: Mô tả thị trường độc quyền tự nhiên về một sản phẩm.
Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q1 và mức
giá P1, lợi nhuận thu được là P1EGF.
- Mức sản lượng hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn hào là Qo và mức giá Po.
 Tổn thất phúc lợi do độc quyền gây ra là EJA, như vậy thị trường độc quyền tự nhiên
Tuy nhiên nếu đặt mức giá tại Po thì với việc mức giá này thấp hơn chi phí trung bình, hãng
không đủ bù đắp các chi phí sản xuất và không thể tồn tại được trong thị trường.
1.6.
Giải pháp khắc phục thị trường độc quyền:
Tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp độc quyền: luật chống độc quyền, ban hành những qui
định cho phép kiểm tra việc định giá và cung ứng sản lượng, các chính sách khuyến khích cạnh
tranh.
Áp đặt qui định cho doanh nghiệp độc quyền: áp đặt mức giá trần, đánh thuế, định giá bằng

chi phí trung bình, định giá theo chi phí biên, định giá 2 phần.
Biến độc quyền tư nhân thành độc quyền Nhà nước: Nhà nước độc quyền các loại độc
quyền tự nhiên, những ngành trọng điểm quốc gia.
Khi chi phí của thất bại về thị trường thấp hơn chi phí của chính sách công thì biện pháp tốt
nhất là Nhà nước không làm gì.
-

CHƯƠNG 02: ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN TRONG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TẠI
VIỆT NAM
2.1.
Thực trạng thị trường độc quyền trong dịch vụ vận tải đường sắt Việt Nam:
2.1.1. Đường sắt Việt Nam: thị trường độc quyền tự nhiên:
2.1.1.1.
Số lượng người mua bán trên thị trường:
Số lượng người bán: Hiện nay, dịch vụ vận tải đường sắt Việt Nam chỉ duy nhất do Tổng Công
ty Đường sắt Việt Nam cung cấp.
Số lượng người mua: nhu cầu sử dụng dịch vụ đường sắt Việt Nam rất lớn, nếu tính trên
đường sắt Thống Nhất thì đã có hai vạn hành khách đi tàu mỗi ngày.


Như vậy dịch vụ chỉ được một Tổng Công ty cung cấp cho một lượng khách hàng rất lớn như
vậy là một trong những đặc điểm của độc quyền.
2.1.1.2.
Tính chất của hàng hóa, dịch vụ:
Không có sp thay thế. Nếu ko đi tàu lửa của đường sắt vn thì ko còn đi tàu lửa của hãng
nào khác được
Quyền quyết định giá của doanh nghiệp:
Tự định giá.
Về giá cước vận tải hành khách, hiện vé tàu đang quá cao so với cước của nhiều loại hình vận
tải khác. Đơn cử, giá vé tàu nằm mềm, điều hòa Hà Nội - Sài Gòn của tàu Thống Nhất từ 1,7 triệu

đồng/vé đến gần 2 triệu đồng/vé, trong khi giá vé ô tô từ Hà Nội đi Sài Gòn cũng giường nằm, máy
lạnh chỉ trên dưới 1 triệu đồng/vé. Nếu so với giá vé máy bay loại tiết kiệm của Vietnam Airlines
(khoảng từ 1,4 đến 2 triệu đồng) thì vé tàu tương đương nhưng lại thua xa về thời gian và chất lượng
dịch vụ.
Như vậy lại khẳng định một lần nữa những yếu kém của ngành đường sắt, đặc biệt là giá cả
quá đắt đỏ, là xuất xuất phát từ thế độc quyền, khép kín cửa ngành gây ra.
2.1.1.3.
Rào cản gia nhập ngành đường sắt Việt Nam:
-Chỉ có 1 hệ thống đường ray
- Chi phí đầu tư xây dựng quá lớn
- Bộ máy cồng kềnh
Chi phí lắp đặt cơ sở hạ tầng tương quan với số lượng người dùng (đặc điểm riêng của
độc quyền tự nhiên):
Theo như phân tích, chi phí của việc cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt rất lớn, tập trung chủ
yếu vào hai việc chính:
Chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng: chi phí cho việc thiết lập đường ray, các trạm tàu,…
Chi phí chi việc hoạt động: chi phí để duy trì một bộ máy khổng lồ với các công ty con và hơn
40000 lao động.
Trong đó, chi phí đầu tiên là chi phí bỏ ra cho vốn đầu tư ban đầu, là loại chi phí bắt buộc nếu
muốn gia nhập ngành. Tuy nhiên sau khi đã ổn định thì chi phí này giảm đáng kể và chỉ duy trì ở
mức tu sửa, bảo trì hệ thống.
Vậy nên có thể thấy rằng chi phí sản xuất đối với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải ngành
đường sắt ban đầu rất lớn nhưng giảm dần theo quy mô người tiêu dùng. Đó là một đặc điểm quan
trọng của thị trường độc quyền tự nhiên.
CHƯƠNG 03: HỆ QUẢ CỦA ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN TRONG NGÀNH ĐƯỜNG SẮT TẠI
VIỆT NAM
Độc quyền tự nhiên là một dạng thất bại trong ngành đường sắt tại Việt Nam.
3.1. Phân tích tổn thất người tiêu dùng và phúc lợi xã hội dưới góc độ giá thị trường
Do ngành đường sắt là ngành độc quyền tự nhiên nên đường chi phí trung bình AC và đường
chi phí biên MC dốc xuống khi càng có nhiều khách hàng sử dụng phương tiện vận tải ngành đường

sắt. MC luôn nằm dưới AC.


Hình 03: Tổng Công ty đường sắt Việt Nam quyết định giá và số lượng vé bán dựa trên chi phí
biên
Từ đó đến nay, trong vị thế độc quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt, giá
vé tàu ngày càng tăng cao đến chóng mặt qua các năm, đặc biệt là vào các dịp nghỉ lễ, nghỉ hè hay
Tết,… việc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam luôn tăng giá quá nhạy đối với sự thay đổi của từng
yếu tố chi phí làm cho Tổng Công ty đường sắt Việt Nam luôn giữ được lợi nhuận tối đa và người
tiêu dùng luôn chịu thiệt trước sự tăng giá này.
3.2. Phân tích tổn thất của người tiêu dùng và phúc lợi xã hội dưới góc độ sản lượng
Những phân tích về giá trên làm cho số lượng người tiêu dùng dịch vụ vận tải ngành đường sắt
chấp nhận dịch vụ và trả tiền ít so với tiềm năng phát triển của ngành.
3.3. Tổn thất phúc lợi khác do độc quyền gián tiếp gây ra cho người tiêu dùng
Về chất lượng tàu và cơ sở hạ tầng:. Các ga tàu thì ngày càng xuống cấp.
Về vệ sinh: Các phòng vệ sinh trên tàu rất bẩn, chất thải đổ ngay xuống đường ray nơi đoàn
tàu chạy qua. Vệ sinh trên tàu không đảm bảo .
Về vận chuyển hàng: Mức độ liên kết rất yếu kém. Vì tuyến đường bị cắt xé nhiều, nên khi
vận chuyển hàng hóa theo các đơn đặt hàng thông qua đường sắt thường không về đến nơi đến chốn.
Về giờ giấc: Sự chậm trễ ở các chuyến tàu thường xuyên xảy ra, lịch tàu luôn luôn bị chậm.
CHƯƠNG 04: GIẢI PHÁP CHO ĐỘC QUYỀN NGÀNH ĐƯỜNG SẮT TẠI VIỆT
NAM
*Bài học kinh nghiệm
Cụ thể ở Đức, Nhà nước làm đường ray sau đó giao cho tư nhân sử dụng đường ray làm dịch
vụ vận tải có thu phí. Cách đây 10 năm, đã có 260 công ty tư nhân ở Đức tham gia vào vận tải
đường sắt.Và nhờ các hãng xe lửa cạnh tranh với nhau quyết liệt để giành thị trường và lôi kéo
khách hàng nên chất lượng phục vụ hành khách không ngừng được nâng cao, các sự số được giải
quyết rất nhanh.
4.1.
Giải pháp của tư nhân



4.1.1.1.

Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động bán vé công khai minh bạch và thực hiện bình
ổn giá vé
- Ưu điểm:
+ Giúp hành khách thuận tiện hơn trong việc đặt, mua vé, nhất là trong những dịp cao điểm
như lễ, Tết…
+ Hành khách có thể thanh toán tiền với nhiều hình thức thanh toán khác.
- Hạn chế:
+ Số lượng vé mỗi hành khách được đặt mua mỗi lần bị giới hạn.
+ Giới hạn đối tượng mua vé qua mạng: giai đoạn đầu, hệ thống bán vé điện tử chỉ phục vụ
khách cá nhân.
+ Quy trình phối hợp giữa ngành đường sắt, hệ thống ngân hàng, bưu điện vẫn chưa đồng bộ.
+Người dân chưa hiểu, chưa quen với hình thức mua vé qua mạng, nhất là với người già,
người dân lao động không quen với công nghệ.
4.1.1.2.
Kết nối mạng giao thông vận tải chung
Tổng Công ty đường sắt Việt Nam nên thực hiện kết nối với mạng giao thông vận tải chung,
đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ để nâng cao năng lực vận tải, nhất là với vận tải đường bộ.
- Ưu điểm:
+ Tận dụng lợi thế phát triển của các ngành giao thông vận tải khác.
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng đến nơi đến chốn các đơn đặt.
- Hạn chế:
Gây phức tạp trong công tác quản lý; tốn kém thêm chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi
phí xây dựng cơ sở hạ tầng.
4.2.
Giải pháp của Nhà nước
4.2.1. Can thiệp vào giá

Nhà nước có thể can thiệp vào giá vé tàu thông qua việc trực tiếp ấn định giá hoặc theo hình
thức trợ giá.
- Ưu điểm:
+ Tránh tình trạng ép giá.
+ Hành khách tiết kiệm được một khoản chi phí.
- Hạn chế:
Giải pháp này không triệt để vì chỉ giải quyết được bề nổi tảng băng là giá, phần chìm là chất
lượng thật sự của ngành đường sắt Việt Nam vẫn chưa được giải quyết.
4.2.2. Tách bạch quản lý hạ tầng với kinh doanh vận tải, khuyến khích tư nhân tham gia vào vận tải
đường sắt
Tiến hành cổ phần hóa các đơn vị vận tải để đảm bảo hoạt động vận tải có sự cạnh tranh minh
bạch.Các công ty tư nhân tham gia vận tải đường sắt sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các doanh
nghiệp Nhà nước.
- Ưu điểm:
+ Tách quản lý hạ tầng ra khỏi kinh doanh vận tải sẽ góp phần tiến đến chuyên môn hóa các
công việc, phân rõ trách nhiệm của từng đơn vị vụ trách
+ Thị trường cạnh tranh trong việc cổ phần hóa các đơn vị vận tải sẽ tạo áp lực buộc các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng, hạ giá thành và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.
- Hạn chế:


Là giải pháp mới nên có thể gây khó khăn cho công tác quản lý, thực hiện đấu thầu cũng như
giao việc cho các doanh nghiệp tư nhân, nhất là khi số lượng doanh nghiệp tư nhân đăng kí tham gia
đông.



×