Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đồ án tốt nghiệp đánh giá tình hình đầu tư FDI vào công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.66 KB, 15 trang )

Đề Tài :
Đánh giá tình hình đầu tư FDI vào
công nghiệp

Tên thành viên trong nhóm :

STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Tên
Phạm Chung Hải Anh
Nguyễn Huyền Giang
Lưu Thị Nhã
Lê Thị Thủy
Lê Thị Ánh Tuyết
Nguyễn Hồng Vân

Mã SV
CQ520187
CQ511116
CQ501939
CQ502619
CQ524199
CQ524243

Tổng quan về FDI



I.
1.

Khái niệm
1


-Đầu

tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt

là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước
khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước
ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này
-Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ
đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản
mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản
được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"
2.
a)

Lợi ích của thu hút FDI
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước : Trong các lý luận về tăng trưởng

kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng

nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh
tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.
b)
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý : Trong một số trường hợp, vốn
cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách
thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể
có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp
một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các
công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi
phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả
nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất
nước.
c)
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu : Khi thu hút FDI từ các công ty
đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà
ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó
cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước
2


thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho
đẩy mạnh xuất khẩu.
d)
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công : Vì một trong những
mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp,
nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa
phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng
góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê
mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới
mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung

cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI.
Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương
cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài.
e)
Nguồn thu ngân sách lớn : Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối
với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là
nguồn thu ngân sách quan trọng.
Các hình thức FDI
Phân theo bản chất đầu tư
Đầu tư phương tiện hoạt động : Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI
3.
a)

-

trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh
-

mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
Mua lại và sáp nhập : Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay
nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một
doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước
ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức

này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
b) Phân theo tính chất dòng vốn
- Vốn chứng khoán : Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu
doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có
quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.


3


-

Vốn tái đầu tư : Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ

-

hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ : Giữa các chi nhánh hay công ty con
trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ

phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
c) Phân theo động cơ của nhà đầu tư
- Vốn tìm kiếm tài nguyên : Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động
có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng
dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có
thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn
nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn
này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay
-

đối thủ cạnh tranh.
Vốn tìm kiếm hiệu quả : Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào
kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá
các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận


-

tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,điều kiện pháp lí v.v...
Vốn tìm kiếm thị trường : Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường
hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình thức
đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp
nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm
nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.

II.
1.

-

Tình hình đầu tư FDI vào công nghiệp
Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam và đặc biệt là vào ngành công

nghiệp
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua cách nay 25
năm, dù có lúc thăng, lúc trầm, nhưng đóng góp của khu vực FDI vào nền kinh
tế Việt Nam rất ấn tượng. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế
4


hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/9/2012, Việt Nam có 14.198 dự án FDI
còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là hơn 208,1 tỷ USD. Trong đó, vốn thực
hiện khoảng hơn 96 tỷ USD, tức hơn 46% tổng vốn đăng ký.
Biểu đồ 1: Tình hình thu hút FDI từ năm 1988-2012

Nguồn: - Tổng Cục Thống kê (từ năm 1988-2010)- Cục Đầu tư

nước ngoài (năm 2011 và 2012)
-

Những năm gần đây là những năm đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh
tế Việt Nam, trong đó có việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Trên bình diện quốc tế, nhiều yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô và hoạt động tài
chính toàn cầu như khủng hoảng nợ công châu Âu ngày càng lan rộng, mất cân
bằng trong khu vực tài khóa tại các nước đang phát triển dẫn đến dòng FDI thế

-

giới, đặc biệt từ các nước phát triển sụt giảm.
Kinh tế xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tiêu cực của kinh tế thế
giới cộng với những hạn chế của nội tại nền kinh tế dẫn đến những bất ổn của
kinh tế vĩ mô và theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp
của nước ngoài vào Việt Nam từ đầu năm đến thời điểm 20/11/2012 đạt 12,2
tỷ USD (bằng 78,6% cùng kỳ năm trước) với 980 dự án được cấp phép mới
(7,3 tỷ USD), 406 lượt dự án đăng ký bổ sung được cấp phép từ các năm trước
(4,9 tỷ USD); trong đó đầu tư vào một số ngành công nghiệp có vốn đầu tư lớn

5


như công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo... đạt 8,5 tỷ USD, chiếm 69,8%
-

tổng vốn đăng ký
Điểm sáng tiếp theo của FDI năm 2012 là theo số vốn 13 tỷ USD đã đăng ký
được thống kê theo 18 phân ngành kinh tế cho thấy FDI vẫn tập trung vào lĩnh
vực công nghiệp chế biến, chế tạo là chủ yếu với số vốn đăng ký cấp mới và

tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD, chiếm trên 72% tổng vốn đăng ký.
Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành (Lũy kế các
dự án có hiệu lực tính đến ngày 15/12/2012).
Đơn vị: USD
CN chế biến,chế tạo

105,735,887,500

KD bất động sản

49,826,620,517

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Khu

vực

10,605,923,598

FDI

đang

Xây dựng

10,280,058,578

chiếm


hầu

Các ngành khác

34,165,595,795

hết

sản

-

lượng một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, ô tô, xe máy, máy giặt, điều
hòa, tủ lạnh, điện tử); 60% cán thép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị
điện, điện tử; 25% thực phẩm đồ uống… Nhiều ngành công nghiệp quan
trọng (điện tử, hóa chất, ô tô, xe máy, may mặc, giày dép) đã được hình
thành và phát triển thông qua thu hút vốn FDI. Một số địa phương có nhiều
dự án FDI trong khu vực chế tạo phải kể đến là Đồng Nai, Bình Dương,
Vĩnh Phúc, khu vực FDI chiếm tỷ trọng từ 70% - 80% giá trị sản xuất công
-

nghiệp ở các địa phương này.
Một số ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp điện tử, đang thu hút được
nhiều dự án lớn, mang lại nhiều kỳ vọng phát triển trong tương lai. Các dự án
tiêu biểu như nhà máy sản xuất điện thoại di động trị giá 302 triệu USD của
Nokia, dự án sản xuất các loại màn hình cảm ứng của Wintek trị giá 250 triệu
USD, dự án sản xuất chipset vốn đầu tư giai đoạn I là 300 triệu USD và tổng

6



vốn đầu tư 1 tỷ USD của Intel, dự án 670 triệu USD và dự kiến nâng lên 1,5 tỷ
-

USD của Samsung; các dự án của Compal, Foxconn...
Trong tháng 1 năm 2013 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 8 ngành lĩnh vực,
trong đó lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều
sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 21 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng
số vốn cấp mới và tăng thêm là 202,9 triệu USD, chiếm 72,1% tổng vốn đầu tư
đăng ký trong tháng 1. Lĩnh vực Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với
tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 50 triệu USD, chiếm gần
17,8% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực Hoạt động chuyên môn khoa
học công nghệ với 2 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và

-

tăng thêm là 13,9 triệu USD.
Trong 2 tháng đầu năm 2013, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với số vốn đăng ký đạt 409 triệu USD,
chiếm 64,9%. Ngành y tế và trợ giúp xã hội đạt 80 triệu USD, chiếm 12,7%;
kinh doanh bất động sản đạt 50,2 triệu USD, chiếm 8%; các ngành còn lại đạt
91,1 triệu USD, chiếm 14,4%. 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự
án FDI cấp phép mới trong hai tháng. Trong đó Đồng Nai có số vốn đăng ký
lớn nhất với 208,3 triệu USD, chiếm 39,2%; tiếp đến là Hải Phòng 117,6 triệu
USD, chiếm 22,1%. Bình Dương và TP HCM cũng có số vốn đăng ký đạt lần

-

lượt 67,3 và 51,8 triệu USD.
Trong 2 tháng đầu năm 2013 theo lĩnh vực đầu tư nhà đầu tư nước ngoài đã

đầu tư vào 14 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo
là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 44
dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 408,9 triệu
USD, chiếm 64,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 2 tháng. Lĩnh vực Y tế và
trợ giúp xã hội đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm
là 80 triệu USD, chiếm gần 12,7% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực
Kinh doanh bất động sản với 2 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp
mới và tăng thêm là 50,2 triệu USD.

7


-

Tính đến ngày 20 tháng 2 năm 2013 theo đối tác đầu tư có 25 quốc gia và
vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn
đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 258 triệu USD, chiếm 40,9% tổng vốn
đầu tư vào Việt Nam; Đài Loan đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký
cấp mới và tăng thêm là 81,4 triệu USD, chiếm 12,9% tổng vốn đầu tư;
Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm

-

là 56 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư;
Trong 2 tháng đầu năm 2013 theo địa bàn đầu tư nhà đầu tư nước ngoài đã đầu
tư vào 17 tỉnh thành phố, trong đó Đồng Nai là địa phương thu hút nhiều vốn
ĐTNN nhất với 214,35 triệu USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 34%
tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng
thêm là 134,9 triệu USD, chiếm 21,4%. Hải Phòng đứng thứ 3 với tổng số vốn


-

đăng ký cấp mới và tăng thêm 118 triệu USD.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), số dự án và tổng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các KCN tăng đều qua từng giai đoạn. Cụ
thể, ở giai đoạn 1991-1995, số dự án FDI vào các KCN mới đạt 155 dự án với
tổng số vốn đăng ký là 1,55 tỷ USD, sang giai đoạn 1996-2000 đã tăng lên 588
dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,2 tỷ USD, giai đoạn 2001-2005 số
dự án FDI là 1.377 dự án tổng số vốn đạt trên 8,1 tỷ USD và giai đoạn 20062010, số dự án FDI đã tăng lên 1.860 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 36,8 tỷ
USD. Đặc biệt, trong năm 2011 các dự án FDI đầu tư vào các KCN tăng đột
biến đạt 4.113 dự án với tổng số vốn đạt 59,6 tỷ USD
Bảng 2: Số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào các KCN
Thời gian
1991-1995
1996- 2000
2001- 2005
2006-1010
2011

Tổng số vốn đăng ký (tỷ USD)
1,55
7,2
8,1
36,8
59,6
8

Số dự án
155

588
1.377
1.860
4.113


Biều đồ 1: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào các khu công nghiệp

Biểu đồ 2: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào các khu công nghiệp

-

Về đối tác đầu tư
Tính từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu
tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và
tăng thêm 4,29 tỷ USD, chiếm 53,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Samoa
đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 889,8
triệu USD, chiếm 11,1 % tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng
vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 607,3 triệu USD, chiếm 7,6% tổng
vốn đầu tư; Tiếp theo là BritishVirginIslands đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn
đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 514,6 triệu USD, chiếm 6,4% tổng vốn
đầu tư vào Việt Nam. Hồng Kong đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và

-

tăng thêm là 491,8 triệu USD, chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Trong số 17 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong tháng
1/2013, Nhật Bản vẫn là quốc gia dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp

mới và tăng thêm là 157,7 triệu USD, chiếm 56,1%; Thái Lan đứng thứ 2 với
9


tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 54,2 triệu USD, chiếm 19,3% và
Pháp đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 20 triệu USD,
-

chiếm 7,1% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam trong tháng 1.
Dự kiến, trong thời gian tới, dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tiếp
tục tăng lên. Trong đó, ngoài các lĩnh vực truyền thống là công nghiệp chế
biến, chế tạo, đối tác Nhật Bản còn đang thể hiện sự quan tâm đến lĩnh vực
dịch vụ, bán lẻ của Việt Nam.

Đánh giá tình hình đầu tư FDI vào công nghiệp
1. Thành tựu
Mặc dù nguồn vốn FDI vào Việt Nam năm vừa qua giảm nhưng FDI đã góp
III.

-

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp :
Nếu như trong năm 1988, nông nghiệp chiếm đến 80% cơ cấu nền kinh tế, thì
đến năm 2011 chỉ còn khoảng 22%. Thay vào đó là sự tăng lên của khối ngành
công nghiệp - dịch vụ với 78%, trong đó FDI đóng góp không nhỏ vào sự tăng
lên này.Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI cũng luôn cao hơn cả
nước. Năm 1996, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI là 21,7%,
trong khi tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước là 14,2%. Năm 2000 tốc độ
này tương ứng là 21,8% và 17,5%. Năm 2005 là 21,2% và 17,1%, năm 2010 là
17,2% và 14,7%.


Biểu đồ 3: Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP
(%)

10


Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê
-

FDI đóng vai trò nổi bật, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đổi mới
công nghệ,chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và góp phần vào việc tăng
cường cơ sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nó đã thu hẹp khoảng cách phát triển trình độ công nghệ, trình độ quản lý,

-

trình độ tay nghề lao động giữa Việt Nam và quốc tế.
FDI đã giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, góp phần đào tạo và cải
thiện nguồn nhân lực. Tính đến nay, khu vực FDI đã tạo công ăn việc làm cho
hơn 2 triệu lao động trực tiếp và một số lượng lớn lao động gián tiếp khác.
Trong đó, có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành
nghề, với thu nhập ngày càng tăng. Không những thế, họ còn được tiếp cận
phương thức lao động, kinh doanh và quản lý tiên tiến. Dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) vào công nghiệp có đóng góp khá quan trọng trong việc
thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao
động, mở rộng thị trường trong nước và đặc biệt là giúp tăng trưởng xuất khẩu

-


cao.
Tạo ra sự lan tỏa đến nền kinh tế: Sự lan tỏa cả trước và sau, có nghĩa nhiều
doanh nghiệp Việt Nam đã có đầu ra sản phẩm cung cấp cho doanh nghiệp
FDI, đồng thời sản phẩm của doanh nghiệp FDI cũng là đầu vào cho nhiều
doanh nghiệp Việt Nam khác.
Hạn chế, bất cập
Sau 25 năm thu hút FDI, Việt Nam vẫn chỉ chiếm giá trị thấp trong chuỗi giá trị
2.

-

toàn cầu, nằm trong khâu thấp nhất của giá trị sản phẩm. Mặc dù FDI luôn
11


dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng công nghiệp, nhưng tỷ lệ nội địa hóa trong một
số ngành, lĩnh vực vẫn còn khá thấp. Theo báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh năm 2010” của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Dự
án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) trên cơ sở khảo sát 1.155
doanh nghiệp của 47 quốc gia, đại diện cho 21% số doanh nghiệp FDI đang
hoạt động, thì doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ và có
-

lợi nhuận thấp, chủ yếu làm thầu phụ cho các công ty đa quốc gia lớn hơn.
Mặc dù dòng vốn FDI vào công nghiệp đang có những bước tiến triển quan
trọng, song ở một chừng mực vẫn còn “lệch tâm” khi hiệu quả đầu tư chưa
thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 12,72 tỷ USD vốn FDI mà
nước ta thu hút được trong năm 2012 thì công nghiệp chiếm tỷ trọng áp đảo lên


-

tới 70% số vốn.
Các sai phạm của các doanh nghiệp liên quan đến các quy định pháp luật về
doanh nghiệp, đầu tư, thuế và pháp luật có liên quan, chẳng hạn không đăng ký
mã số thuế, không thực hiện kê khai thuế, không hoạt động tại trụ sở đăng ký,

-

không báo cáo về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định.
Thực trạng đáng buồn nhất chính là đầu tư FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ
ở nước ta hiện nay còn hết sức đơn giản, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản
xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp. Môi trường đầu tư còn
hạn chế và các doanh nghiệp chưa tính toán được mức lợi nhuận so với chi phí

-

-

đầu tư nên chưa mặn mà đầu tư vào công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam
Nhiều dự án đầu tư chậm triển khai bị dừng lại : Năm 2012 cũng đánh dấu sự
quyết tâm của các địa phương trong việc quyết định rút giấy phép đầu tư do
chủ đầu tư chậm triển khai thực hiện. Cụ thể như ở Bình Định chỉ trong 3
tháng cuối năm đã quyết định thu hồi một loạt các dự án đầu tư triển khai quá
chậm hoặc không có dấu hiệu triển khai trên địa bàn tỉnh. Như thu hồi 8 dự án
chậm triển khai, gồm 4 dự án về lĩnh vực du lịch, 2 dự án về kinh doanh
thương mại, dịch vụ và 2 dự án sản xuất lâm nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp FDI bỏ trốn : năm qua, tình trạng doanh nghiệp FDI bỏ
trốn khỏi nơi kinh doanh có xu hướng tăng cao ở nhiều địa phương, dẫn đến
nhiều hệ lụy không nhỏ cho người lao động, đối tác trong nước và thất thu thuế

nhà nước...Tuy nhiên theo ông Lê Việt Dũng, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và
12


Đầu tư tỉnh Bình Dương - nơi có nhiều doanh nghiệp FDI bỏ trốn, ngoài
nguyên nhân khó khăn kinh tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài mà phần lớn
đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc... bỏ trốn còn có nguyên do khác.
Phần lớn các dự án đầu tư của những doanh nghiệp bỏ trốn có vốn đăng ký chỉ
vài trăm ngàn đô la Mỹ. Với các dự án dạng này, chủ đầu tư chỉ bỏ ra một
phần nhỏ vốn làm vốn lưu động, còn nhà xưởng đi thuê, máy móc thì sử dụng
dịch vụ cho thuê tài chính, mua nguyên vật liệu theo hình thức trả chậm..., nên
quy mô sản xuất có thể lớn. Đến khi bỏ trốn, tài sản để lại là quá ít so với nợ
phải trả. Do vậy, không loại trừ việc lừa đảo trong các vụ bỏ trốn này.
Nguyên nhân
Vấn đề về kết cấu hạ tầng yếu kém cộng với trình độ lao động thấp cũng khiến
3.

-

sức hút của đầu tư Việt Nam giảm sút. Hoạt động đầu tư đòi hỏi phải vận
chuyển máy móc thiết bị và quá trình tiêu thụ sản phẩm… phải sử dụng các
loại xe siêu trường siêu trọng. Vì đầu tư tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, đường
sá, giao thông hết sức khó khăn và ở cách rất xa các cảng biển, cảng hàng
-

không, nên chi phí cho vận tải lớn, quá trình vận tải hàng hoá gặp nhiều rủi ro.
Đặc biệt việc nguồn nhân lực không có trình độ, và người lao động địa phương
không có thói quen làm việc trong môi trường công nghiệp cũng gây khó khăn
lớn cho các doanh nghiệp FDI đầu tư trên địa bàn vùng sâu vùng xa khi tuyển
dụng nhân viên. Để khắc phục vấn đề nàycác công ty đã phải có các bước đào

tạo người địa phương từ chuyên môn đến ngoại ngữ để đáp ứng được công
việc. Đó là chưa kể tới việc nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà mất nhiều
thời gian cũng đang là những điểm trừ lớn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài

-

như chúng tôi
Công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả. Trong thời gian qua, công tác vận động
xúc tiến đầu tư đã có nhiều cải tiến, được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp,
ở trong nước và nước ngoài bằng các hình thức đa dạng. Tuy nhiên, hoạt động
xúc tiến đầu tư còn giàn trải, phân tán nguồn lực, chưa có sự thống nhất điều
phối để đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút đầu tư nước
ngoài trong từng thời kỳ, từng địa bàn, từng đối tác. Cùng với đó, các địa
phương “tranh nhau” mời gọi nhà đầu tư bằng mọi giá với những ưu đãi quá
13


mức về thuế, tiền thuê đất đã ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi chung của cộng
-

đồng,phá vỡ quy hoạch xảy ra khá phổ biến.
Công tác hậu kiểm yếu kém, chưa được quan tâm. Chúng ta đã chú trọng quá
nhiều đến việc làm sao giảm bớt những thủ tục để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư,
mà không chú ý đến khâu hậu kiểm xem họ làm gì, làm như thế nào, có đúng
với cam kết không trong thời gian vừa qua. Có những doanh nghiệp FDI cam
kết đầu tư hàng tỷ USD vào dự án, được cấp hàng trăm héc-ta đất, nhưng trên
thực tế lượng vốn chuyển vào đầu tư chẳng được bao nhiêu. Hoặc, có một số
nhà đầu tư nước ngoài đã giả danh vào Việt Nam đầu tư, rồi vay nợ làm ăn
thua lỗ, bỏ nhà máy, bỏ dự án về nước và không liên hệ truy tìm được manh
mối. Vì vậy, công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra là rất quan trọng.

Giải pháp khắc phục
Bộ KH&ĐT làm đầu mối khắc phục các chồng chéo, mâu thuẫn trong quy định
IV.

-

của Luật Đầu tư và các luật chuyên ngành khác như về cơ quan đăng ký kinh
doanh và cơ quan các cấp giấy chứng nhận đầu tư; về chuyển nhượng DA đầu
tư và chuyển nhượng cổ phần... với Luật DN; về đối tượng được hưởng ưu đãi
-

tới Luật Thuế thu nhập DN, các vấn đề khác với Luật Thuế xuất nhập khẩu...
Xây dựng quy chế phối hợp về quản lý FDI giữa các bộ, ngành, địa phương,
trong đó xác định rõ trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động
FDI, đến công tác hậu kiểm, thống kê, đánh giá tình hình triển khai DA FDI
sau cấp phép... Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có báo cáo đầy đủ về vấn đề
chuyển giá của các DN FDI và các giải pháp xử lý. Các địa phương tập trung
vào việc rà soát thực tế tình hình các DA FDI trên địa bàn và hỗ trợ các DA
này giải ngân, xác định rõ ràng mức cần giải ngân của từng địa phương trong
năm 2013 bằng một con số xác định tương ứng với thực tế thu hút FDI của địa
phương đó… Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, năm 2013 tiếp tục là
một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung, vì vậy cũng là một năm khó
khăn với FDI. Chỉ có giải quyết ngay các vấn đề cụ thể gắn với việc thực hiện
Đề án "Đánh giá thực trạng FDI và định hướng đến năm 2020" sau khi được
14


Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trong tổng thể xây dựng chiến lược FDI
thời gian tới, để có thể lạc quan tin rằng FDI năm 2013 sẽ sớm khắc phục được
-


một số khó khăn, tồn tại hiện nay, giúp chặn đà suy giảm.
Tập trung thu hút FDI vào các KCN tập trung đã hình thành theo quy hoạch
được phê duyệt. Từ này đến năm 2020 phấn đấu đưa KCN đạt một nữa tổng
giá trị sản lượng công nghiệp cả nước đảm bảo tốc độ bình quân hàng năm từ
15% đến 18%. Chuyển dần từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến
các nguyên liệu trong nước có sẵn và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá
trị hàm lượng quốc gia của sản phẩm, hạn chế thua thiệt như hội nhập thị
trường quốc tế và khu vực.

15



×