Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đồ án tốt nghiệp tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.51 KB, 37 trang )

Phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, đặc bỉệt là khu
công nghiệp là giải pháp quan trọng nhằm thu hút đầu tư đẩy mạnh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong hơn 20 năm qua, Đảng và nhà
nước ta rất quan tâm đến việc phát triển khu công nghiệp, đề ra hai mục tiêu
lớn là dẫn dắt các ngành công nghiệp chủ lực quốc gia và tạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Để đạt được mục tiêu trên thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một
yếu tố cực kỳ quan trọng, không những góp phần vào việc bổ sung một nguồn
vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, mà còn tạo ra thế và lực phát triển mới
cho nền kinh tế Việt Nam.
Nhờ những nỗ lực không ngừng của các cấp từ Trung ương đến địa
phương, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các
khu công nghiệp hiện đại đã được hình thành và phát triển, tạo ra hệ thống kết
cấu hạ tầng mới, đồng bộ, có giá trị lâu dài, thu hút nhiều dự án đầu tư trong
và ngoài nước. Hệ thống các khu công nghiệp hiện nay đang tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch, thu hút các doanh
nghiệp sản xuất và dịch vụ công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong cà
ngoài nước, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công
nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, qua đó
góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước.
Bên cạnh đó, trong hơn một thập kỉ qua, việc thu hút được các nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã bước đầu tạo lên những đột phá đầy
mới mẻ trong đầu tư và tăng trưởng công, báo hiệu một xu hướng phát triển
vượt trội, tăng lên nhanh chóng trong những năm sắp tới, đáng kể đến là các
nhà đầu tư khu vực EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và các
nước Asean…
Những thành quả trên phần nào đã khẳng định một cách chắc chắn và
đúng đắn của chủ trương của Đảng và nhà nước ta trong việc phát triển các
khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế nói chung đặc biệt là khu công

1



nghiệp nói riêng góp phần đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020.
Mặc dù vậy, do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bên
cạnh những mặt đã làm được, làm tốt khu công nghiệp Việt Nam hiện nay
vẫn còn tồn đọng không ít những mặt chưa được, còn thiếu xót do tuổi đời
còn non trẻ, kinh nghiệm chưa dày dặn, khả năng kiểm soát các luồn vốn đầu
tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn chế. Nếu không
có một cái nhìn đúng về đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói
riêng thì sự phát triển của các khu công nghiệp Việt Nam lạc hướng trước
những biến động khôn lường của làn sóng vốn tràn vào Việt Nam hiện nay.
Từ những lập luận trên, em đã chọn đề tài:’ Tình hình thu hút FDI
vào khu công nghiệp Việt Nam’

2


Danh sách chữ viết tắt:
FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
DN: Doanh nghiệp
KCX: Khu chế xuất
KCN; Khu công nghiệp
KKT: Khu kinh tế
CCN: Công nghiệp hóa
HĐH: Hiện đại hóa

3


Chương I: Các lý thuyết chung về FDI, KCX, KCN, KKT và các

công cụ, chính sách, nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu hút FDI
I.Tổng quan về dòng vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)
1.Khái niện dòng vốn FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư
của quốc gia này ( một doanh nghiệp hay một cá nhân cụ thể ) mang các
nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện hoạt động đầu tư.
Chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác kết quả đầu tư và chịu
trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn của mình theo quy định của quốc gia
nhận đầu tư
Trên góc độ thiên về khia cạnh tài sản thì FDI là loại hình di chuyển
vốn giữa các quốc gia trong đó người sử dụng vốn đồng thời là người trực
tiếp quản lý và điểu hành các hoạt động sử dụng vốn, họ phải chịu trách
nhiệm trực tiếp vể kết quả đầu tư.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt
FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư
lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các
tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Theo quỹ tiền tệ thế giời IMF:
FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đặt được những lợi
ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh
tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền
quản lý thực sự doanh nghiệp
4


Theo luật đầu tư trực tiếp nước ngoài thì dầu tư trực tiếp nước ngoài là

việc tổ chức, cá nhân người nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và
bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh
trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh 100% vốn nước
ngoài theo quy định của luật này
2.Đặc điểm của FDI
FDI là hình thức đầu tư bằng vốn của nhà đầu tư với mục đích
hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận, họ có quyền quyết định, tự chịu trách nhiệm
về việc kinh doanh của mình. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả
cao.
-

Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ hoạt động đầu tư nếu là

doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp
theo tỷ lệ góp vốn kinh doanh.
-

Việc tiếp nhận FDI không phát sinh nợ cho nước nhận đầu tư,

thay đổi lãi suất, nước đầu tư nhận được lợi nhuận thích đáng khi công trình
đầu tư hoạt động có hiệu quả
-

FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ. Thông qua đầu tư

trực tiếp nước ngoài FDI, nước nhận đầu tư có thể tiếp nhận được công nghệ
tiên tiến, hiện đại, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý, đào tạo, nâng cao
tính chuyên nghiệp cho nguồn nhân lực
-


FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu để hoạt động, sản

xuất mà còn gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai công tác mở rộng dự
án cũng như đầu tư từ lợi nhuận thu được.
3.Vai trò của nguồn vốnFDI
3.1. Xét trên giác độ vĩ mô
FDI tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tếv và phúc lợi xã hội cho con người. Đây là 3 khía cạnh để đánh giá sự
phát triển kinh tế của một quốc gia

5


3.2. Xét trên giác độ vi mô
FDI có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong nước, vấn đề lưu chuyển lao động giữ doanh nghiệp FDI và doanh
nghiệp trong nước…
4. Thu hút FDI
4.1 Khái niệm
Thu hút FDI là quá trình xây dựng môi trường đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhằm tạo điều kiện không những cho vốn ĐTNN mà cả vốn đầu tư
trong nước được đưa vào thực hiện một các thuận lợi với tư các là phần vốn
góp cuẩ nước sở tại trong liên doanh.
Về bản chất, thu hút FDI là hình thức nhập khẩu tư bản ( đối với những
nước nhận đầu tư và xuất khẩu tư bản ( đối với nhà đầu tư ra nước ngoài ),
một hình thức cao hơn xuất khẩu hàn hóa. Cùng với hoạt động ngoại thương,
thu hút FDI trên thế giới ngày càng phát triểnn mạnh mẽ, hợp thành dòng
chính trong trào lưu có tình quy luật liên kết hợp tác thế giới.
4.2 Nội dung thu hút FDI
Một dự án đầu tư muốn đi vào khả thi và có thể thực hiện được, trước

khi quyết định đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài luôn phải xem xét kĩ càng
đến các yếu tố cơ bản mà nước sở tại cung cấp như: thủ tục pháp lý, giải
phóng mặt bằng thuận tiện hay phức tại, tốn chi phí hay đơn giản, tốn ít thời
gian hay nhiều thời gian, có các chính sách ưu đãi, khuyến khích hay không,
nguồn nguyên liệu đầu vào như thế nào ….Do đó, nội dung thu hút FDI gồm
có 2 phần chính: xúc tiến đầu tư và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn
Xúc tiến đầu tư là hoạt động đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh, môi
trường đầu tư, hấp dẫn trong nước ra các nước trên thế giới, qua đó kêu gọi
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn và kĩ thuật vào các nước sở tại, mà
nguồn vốn chính là vốn FDI. Do xúc tiến đầu tư có một vai trò vô cùng quan
trọng nên việc tiến hành hoạt động này cần có kế hoạch và đi vào cụ thẻ.

6


Tạo lập môi trường đâu tư hấp dẫn là tổng thể các bộ phận mà ở đó
chúng tác động qua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ đến hoạt động đầu tư,
buộc các nhà đầu tư phải tự điều chỉnh các mục đích, hình thức, phạm vi hoạt
động cho phù hợp, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, thu được kết quả
và hiệu quả cao trong kinh doanh. Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn là vấn
đề có tính then chốt trong việc tổ chức thu hút FDI.
II. Các công cụ, chính sách, nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu
hút nguồn vốn FDI
-

1. Các công cụ, chính sách ảnh hưởng đến tình hình thu hút FDI

Những chính sách và công cụ tại mỗi nước nhận đầu tư có ảnh hưởng
rất quan trọng đến việc thu hút vốn đầu tư FDI tại chính đất nước đó. Tuy
nhiên, tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư hoạch

định cũng như những lợi thế có sẵn tại các nước sở tại mà việc đưa ra các
chính sách và công cụ thu hút vốn đầu tư FDI có thể khác nhau. Song, bên
cạnh đó, hầu hết các quyết định đầu tư của các công ty nước ngoài tại nước sở
tại đều dựa trên một số công cụ và chính sách thu hút FDI cơ bản sau:
1.1

Chính sách tiền tệ

1.1.1 Lãi suất
Lãi suất có ảnh hưởng khá rõ rệt đến tình hình thu hút vốn FDI, đặc
biệt là ảnh hưởng đến chi phí sử dựng vốn và hiệu quả đầu tư. Cụ thể, nếu lãi
suất cao, chi phí sử dụng vốn cao, các dự án đầu tư tại các nước sở tại giảm
xuống. Ngược lại, nếu lãi suất thấp thì chi phí sử dụng vốn sẽ nhỏ hơn và
nhiều dự án có khả năng được thực hiện, nguồn vốn FDI cũng vì thế mà tăng
lên. Tại các nước đầu tư, nếu mức lãi suất nhỏ hơn mức lãi suất trên thị
trường vốn quốc tế trong bối cảnh thị trường vốn, thì việc đầu tư ra nước
ngoài là rất lớn, kéo theo nguồn vốn FDI chảy vào các nước sở tại sẽ tăng lên
nhanh chóng.
1.1.2 Tý giá hối đoái

7


Thông qua sự tương quan giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, các chính
sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập
khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ
của đất nước thu hút vốn dầu tư,đặc biệt trong việc thu hút FDI. Tỷ giá hối
đoái tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc góp
vốn liên doanh. Vốn ngoại tệ hoặc tư liệu sản xuất được đưa vào nước sở tại
thường được chuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá chính thức. Bên cạnh đó tỷ

giá còn có tác động tới chi phí sản xuất và hiệu quả các hoạt động đầu tư nước
ngoài. Do đó sự thay đổi TGHĐ có ảnh hưởng nhất định tới hành vi của các
nhà đầu tư nước ngoài trong việc quyết định có đầu tư vào nước sở tại.
1.2

Chính sách tài khóa

1.2.1 Lạm phát
Lạm phát ảnh hưỏng đến tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ lệ lạm phát cao xảy ra
tại nước sở tại, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ
giá hối đoái tăng, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều
hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng,việc đầu tư ngoại tệ vào
nước sở tại rất thuận lợi, thúc đẩy FDI tăng và ngược lại .
1.3

Chính sách thuế

Để thúc đẩy nguồn vốn FDI đầu tư vào các nước sở tại, nhiều chính
sách thuế đặc biệt đã được thiết lập như ưu đãi về mức thuế xuất, miễn thuế,
giảm thuế…, chẳng hạn đối với doanh nghiệp nước ngoài đặt chi nhánh tại
nước sở tại, nếu được coi là thường trú quốc gia đó thì không phải trả thuế thu
nhập từ đầu tư vốn nước ngoài theo Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần.
1.4

Quan điểm về cải cách kinh tế

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nhờ quá trình đổi mới toàn diện đất nước,
nhất là trong quá trình đổi mới tư duy và cùng với đó là sự học hỏi, tiếp thu
cách tiếp cận mới của thế giới về đầu tư, chúng ta đã nhận thức ra, lĩnh hội
được và chủ động về chủ trương để có cách nhìn mới, quan điểm mới đầu tư,


8


cải thiện môi trường đầu tư, thiết lập nhiều ưu đãi cho chủ đầu tư, mở rộng thị
trường, góp phần tăng cường và thể chế nền kinh tế tại các nước sở tại.
1.5

Luật pháp và cơ chế chính sách

Để thu hút FDI từ các công ty nước ngoài, nhiều quốc gia đã ban hành
các văn bản pháp luật điều chỉnh tình hình đầu tư trong nhiều lĩnh vực cụ thể.
Bên cạnh các biện pháp đảm bảo đầu tư, nhiều quốc gia còn còn chú trọng
ban hành những quy định khuyến khích đầu tư, thể hiện rõ nét nhất trong
chính sách thuế.
Tuy nhiên,yếu tố này có thể làm hạn chế hay cản trở hoạt động của các
công ty nước ngoài trên thị trường bản địa. (Luật này thường bảo vệ lợi Ých
của các nhà bản xứ). Nhiều nước mở cửa thu hót vốn đầu tư nước ngoài theo
các điều kiện giống như cho các nhà đầu tư bản xứ.
Ở Việt Nam, luật khuyến kích đầu tư nước ngoài triển khai còn chậm
và không đáp ứng được sự mong mỏi bởi mức độ ưu đãi và khuyến khích còn
hạn chế, chưa nhất quán.
1.6

Các chính sách khuyến khích đầu tư khác

Nhằm tăng cường thu hút FDI, nhiều quốc gia đã đưa ra nhiều chính
sách đảm bảo và khuyến khích đầu tư. Các chính sách đảm bảo và khuyến
khách đầu tư ví dụ như đảm bảo được đối xử bình đẳng, đảm bảo quyền sở
hữu tài sản hợp pháp, bảo vệ quyền sở hữu, đảm bảo được chuyển lợi nhuận

và thu nhập hợp pháp ra nước ngoài, đảm bảo cơ chế giải quyết tranh chấp
trong đầu tư…
2. Các nhân tố cơ bản thu hút vốn đầu tư nước ngoài
2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý

9


lợi thế về vị trí địa lý có vai trò tích cực đến thu hút FDI tại một quốc
gia. Một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với cả biển và lục địa sẽ
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của các nước khác đầu tư vào
đây như giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các
thị trường xung quanh, khai thác hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các
doanh nghiệp tập trung hóa
2.1.2 Nguồn lao động
Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ luôn là điểm ngắm của rất nhiều các
nhà đầu tư nước ngoài có ý định mở rộng thi trường kinh doanh vầ sản xuất
sang một quốc gia khác. Đặc biệt là các công ty thuộc các lĩnh vực công
nghiệp nhẹ như như chế biến, may mặc, lắp ráp… Tuy nhiên, đối với một số
ngành nghề đòi hỏi trình độ, tay nghề nhân công cao, việc đầu tư vào đây
khiến các chủ đầu tư nước ngoài cần phải cân nhắc khá kĩ càng trước quyết
định
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng rất
quan trọng đến nguồn cung cấp đầu vào của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến
quá trình vận hành kết quả đầu tư của mối một dự án. Một môi trường dồi
dào, sẵn có và phong phú về tài nguyên luôn có một lợi thế nhất định đối với
mỗi nước sở tại trước các chủ đầu tư nước ngoài. Tùy thuộc vào từng loại tài
nguyên như than đá, quặng, gỗ, thủy hải sản… mà mỗi nước sở tại sẽ thu hút

được những nhà đầu tư nước ngoài khác nhau phụ thuộc vào lĩnh vực đầu tư
của họ. Nguồn vốn FDI chính vì thế mà tăng lên nhanh chóng.
2.2

Môi trường chinh trị- kinh tế - xã hội

Một quốc gia có tình hình chính trị ổn dịnh, thân thiện, một nền kinh tế
phát triển, đầy tiềm năng, quy mô thị trường trong nước lớn và năng động; có
tiến trình hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thế giới luôn được cộng đồng
quốc tế đánh giá cao.

10


Ngoài quán, tôn giáo, văn hóa có ảnh hưởng không nhỏ đến từng lĩnh
vực đầu tư cụ thể, tác động không nhỏ vào quyết định lựa chọn địa điểm đầu
tư của các chủ đầu tư nước ngoài cũng như tổng lượng vốn FDI chảy vào các
quốc gia đó
2.3

Cơ sở hạ tầng

Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có
ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một quốc gia.
Một hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường
bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính
viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác) luôn là điều mong muốn đối với mọi
nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ kể đến hệ thống các cơ sở hạ tầng kí thuật
nêu trên, các nhà đầu tư nước ngoài còn luôn chú ý đến hệ thống cơ sở hạ
tầng xã hội như hệ thống y tế, hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống tín dụng

ngân hàng. Thu hút đầu tư FDI hiệu quả là sự kết hợp chặt chẽ giữa 2 hệ
thống cơ sở hạ tầng về cả kĩ thuật và xã hội thành một thể thống nhất.
2.4

Chuỗi cung ứng sản phẩm

Chuỗi cung ứng có vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp.
Thông qua việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, các kênh trung gian,
nhà cung cấp dịch vụ khách hàng, các doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành
công khi sở hữu một chuối cung ưng trội hơn hẳn các đối thủ khác. Các doanh
nghiệp nước ngoài cũng vậy, có được một chuỗi cung ứng lý tưởng tại nước
nhận đầu tư sẽ giúp giảm chi phí, thuận tiện trong kinh doanh và tiêu thụ sản
phẩm, tăng thị phần, tăng cường vị thế cạnh tranh từ đó nâng cao hiệu quả
kinh doanh
III. Một số vấn đề lý luận về KCN
1.
1.1

Khu công nghiệp là gì ?
Khái niệm

Khu công nghiệp ( Industrial Zone hoặc Inductrial Pack) là khu vực
dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể. Khu công nghiệp
11


là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản
xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định.
1.2
-


Vai trò của KCN
Là căn cứ quan trọng để đẩy mạnh thu hút đầu tư cho phát triển (

đặc biệt đối với các quốc gia chậm phát triển ), tăng trưởng công nghiệp, thúc
đẩy kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia phát triển.
Tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, sử dụng hợp lý
tài nguyên đất và thuận lợi trong quản lý, xử lý tác động không tốt đến môi
trường.
-

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thúc đẩy quá trình công

nghiệp hóa hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho mục tiêu
phát triển
-

Thu hút công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại qua hoạt động đầu

tư nước ngoài
Tạo việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động,
nâng cao chất lượng lao động
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
1.3
Cơ sở hình thành
Cơ sở hình thành KCN dựa trên các tiêu chí chủ yếu sau :
-

Vị trí KCN là đầu mối quan tâm hàng đầu của các nhà dầu tư ,


thường có vị trí thuận lơi như: gần cảng biển, cảng hàng không, có kết cấu hạ
tầng kĩ thuật bên ngoài hàng rào KCN thuận lợi, nhân công dồi dào, chi phí
xây dựng cơ sở hạ tầng thấp….
Quy mô KCN tùy thuộc vào vị trí và hoàn cảnh. Thông thường
có 3 mô hình KCN chính:


Quy mô nhỏ 100 ha: với các KCN dời từ thành phố



Quy mô 50 – 100 ha: KCN nằm xa khu đô thị, xa cảng biển,

thường là khai thác tiềm năng lao động


Quy mô 300 – 500 ha: nằm ở càng biển, nguồn nguyên liệu lớn,

tính chuyên môn cao …
1.4

Mục đích của KCN
12


- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Di dời cơ sở công nghiệp trong thành phố, đô thị
- Tận dụng nguồn lao động dồi dào
- Có sẵn các KCN phụ trợ

- KCN xanh, sinh thái
2.

Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp Việt Nam

Trong gần hai thập kỉ qua, các KCN là một trong những biểu tượng cho
công cuộc hiện đậi hóa của Việt Nam. Kể từ sau năm 1991, sau khi KCX đầu
tiên được hình thành và đi vào hoạt động, Chính Phủ đã nhận thấy được sự
cần thiết và cấp bách của các KCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức
và cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp, đặc biệt là
các nhà đầu tư nước ngoài. Ngày 26-2-1994, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 192/NĐ-CP ngày 28-12-1994 về ban hành quy chế KCN. Ngày 24-41997, căn cứ theo luật Tổ chức chính phủ ngày 30-9-1992, luật Khuyến khích
đầu tư trong nước ngày 22-06-1994, luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
ngày 12-11-1996, nhằm mở rộng và nângc ao hiệu quả hoạt động của việc
hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý KCN, KCX, Khu công nghệ cao,
Chính phủ đã ban hành thêm Nghị định số 36/CP ngày 24-4-1997 về ban
hành quy chế KCN, KCX, Khu công nghệ cao. Quy định này bắt đầu có hiệu
lực tử ngày 2-5-1997.
Trải qua 20 năm thành lập và phát triển(1991-2010), đến hết năm2011,
Việt Nam ta đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích 76.000 ha.
trong đó diện tích có thể cho thuê 46.000 ha chiếm 61%.
Tính đến năm 2011, đã có 174 KCN đi vào hoạt động với tổng diện
tích đất tự nhiên lên đến 43.500 ha và 86 KCN đang trong giai đoạn đền bù
giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất lên đến 28.500
ha. Phân bố trên 61 tỉnh thành trên cả nước, tuy nhiên các KCN tập trung chỉ
yếu vào 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với 52
KCX, chiếm 20% tổng số KCN trên cả nước, vùng kinh tế trọng điểm miềm
13



Trung với 23 KCN, chiếm 10% tổng số KCn trên cả nước và vùng kinh tế
trọng điểm KCN miềm Nam với 124 KCN, chiếm tỉ trọng lớn nhất gần 48%
tổng số KCN.
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, các KCN Việt Nam đã từng
bước khẳng định được vai trò và vị thế của mình, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nhà nước đặt ra,
tăng mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài, đẩy mạnh dòng lưu chuyển vốn
FDI, đem lại những kết quả đáng mừng cho Đảng và Nhà nước.
3.Bài học kinh nghiệm từ một số khu công nghiệp ở các nước phát
triển khác trong khu vực
3.1 Khu công nghiệp Malaysia
Malaysia, với diện tích khoảng 329.800 km2, dân số hơn 28 triệu
người, là một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt
Nam với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2010 đạt 5,5 tỷ USD, tính đến
20/10/2011 là quốc gia đứng thứ 5 về số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam (sau Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Nhật Bản) với 392 dự án,
tổng vốn đăng ký đầu tư 19,148 tỷ USD. Nền kinh tế Malaysia đang tăng
trưởng lành mạnh, với hành lang pháp lý vừa ổn định vừa linh hoạt, với các
chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong 05 năm 2006 - 2010 như sau:

GDP thực tế (%)
Lạm phát (%)
Thu nhập/đầu người

2006
5.8
3.6

2007
6.2

2.0

2008
4.6
5.4

2009
- 1.7
0.6

2010
7.2
2.0

5,694
6,700
7,737
6,634
7,416
(USD)
Thất nghiệp (%)
3.3
3.2
3.3
3.7
3.1 (Q4)
- Công tác xúc tiến đầu tư tại Malaysia được tổ chức chuyên nghiệp, đều
đặn, có điểm nhấn, với lợi thế ngôn ngữ tiếng Anh được sử dụng phổ biến và
là ngôn ngữ chính thức trong các văn bản, tài liệu của nhà nước, tạo thuận lợi
cho nhà đầu tư khi nghiên cứu về cơ chế, chính sách đầu tư (ví dụ: tất cả các

buổi làm việc của Đoàn công tác tại Malaysia đều sử dụng tiếng Anh không
qua phiên dịch). Ưu đãi đầu tư được quy định thống nhất trên toàn lãnh thổ
14


(13 bang), trong đó quan điểm của lãnh đạo quốc gia là “không chỉ thu hút
đầu tư bằng ưu đãi đầu tư”, các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư luôn luôn đi
kèm quảng bá hình ảnh quốc gia (Malaysia - Truly Asia: Malaysia - Châu Á
đích thực).
- Mô hình khu công nghiệp tại Malaysia được phân thành các nhóm, trong
đó có các khu công nghiệp, khu tự do (bao gồm khu công nghiệp tự do) và
nhóm nhà xưởng sản xuất được cấp License. Ngành công nghiệp hỗ trợ tại
Malaysia không được phân định tách biệt ra khỏi các ngành công nghiệp khác
và cũng không có khu công nghiệp nào được thành lập với mục đích chuyên
sâu cho thu hút công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ luôn là một
lĩnh vực đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển bốn giai đoạn của
Malaysia, từ những năm 1960 - công nghiệp nhập khẩu thay thế; 1970 - công
nghiệp cần nhiều nhân công; 1980 - công nghiệp công nghệ cao và sản xuất
theo hướng xuất khẩu và 1990 đến nay: công nghiệp tập trung về vốn và công
nghệ với giá trị gia tăng cao và kỹ thuật chuyên sâu. Theo bà Zabidah Daud,
Giám đốc văn phòng MIDA tại Penang, công nghiệp hỗ trợ có tỷ trọng cao
trong các doanh nghiệp sản xuất tại 07 khu công nghiệp tại Penang (gồm Mak
Mandin, Seberang Jaya, Bukit Tengah, Bayan Lepas, Prai, Bukit Minyak và
Batu Kawwan), trong đó có trên 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
điện và điện tử.
- Chính sách phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển quốc gia nói
chung được xây dựng dài hạn, có định hướng, trong đó có việc xây dựng
Hành lang phát triển tại Malaysia bao gồm 05 khu vực (Hành lang kinh tế
phía Bắc, Khu vực kinh tế bờ biển phía Đông, Khu vực Iskandar, Hành lang
Sarawak dành cho năng lượng thay thế và Hành lang phát triển Sabah). 12

khu vực kinh tế trọng điểm cũng được xác định rõ, bao gồm dịch vụ tài chính;
bán buôn và bán lẻ; du lịch; dịch vụ kinh doanh; năng lượng, ga và dầu mỏ;
điện và điện tử; giáo dục; y tế; sản xuất dầu cọ; nông nghiệp; hạ tầng viễn
thông và phát triển khu vực thủ đô Kuala Lumpur. Nguồn nhân lực có chất
lượng luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu tại Malaysia trong quá
trình tăng trưởng công nghiệp.
15


3.2 Khu công nghiệp Singapore
Có thể thấy rằng từ một thuộc địa với thu nhập thấp, Singapore đã phát
triển thành một quốc gia công nghệ cao và được coi là một nước công nghệ
mới.
Để thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Singapore,
Singapore đã chú trọng những chính sách đảm bảo và khuyến khích đầu tư.
Các chính sách nay đảm bảo đầu tư bao gồm đảm bảo được đối với sự binh
đẳng, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu tài sản hợp pháp, đảm bảo
được chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp ra nước ngoài, đảm bảo cơ chế
giải quyết tranh chấp trong đầu tư .
Ngoài ra, để hấp dẫn các nhà đầu tư, Singapore còn chú trọng ban hành
những quy định khuyến khích đầu tư, thể hiện rõ nét nhất trong chính sách
thuế, chẳng hạn đối với doanh nghiệp nước ngoài đặt tại chi nhánh tại
Singapore, nếu được coi là thường trú tại Singapore thì không phải trả thuế
thu nhập từ đầu tư vốn nước ngoài theo Hiệp định đánh thuế hai lần.
3.3 Những bài học rút kinh nghiệm cho khu công nghiệp Việt Nam
Qua các nghiên cứu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như
sau cho:
-Một là, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp
Việt Nam cần được tổ chức một cách chuyên nghiệp, thông tin đến với nhà
đầu tư luôn cập nhật, đầy đủ, thống nhất và có độ tin cậy cao,tạo điêu kiện

cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước được tiến
hành liên tục, kỹ lưỡng, trong đó có việc thiết lập các cơ sở tại nước ngoài
cũng như mời các tổ chức có uy tín ở nước ngoài đến quốc gia để trao đổi
thông tin và xúc tiến đầu tư.

16


- Hai là, các địa phương chủ động thực hiện hoạt động xúc tiến thu hút
đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp vào địa phương mình trên cơ sở thống
nhất với chương trình của quốc gia song song với hỗ trợ doanh nghiệp một
cách toàn diện, đảm bảo tính hỗ trợ, tính thống nhất, tính liên tục và tính bền
vững
-Ba là, đề cao vai trò phát triển các khu công nghiệp nhưng phải kết
hơp với phát triển bền vững.
-Bốn là, nhà nước phải điều tiết các chính sách đầu tư phù hợp với nhu
cầu phát triển bên vững, khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế
vào việc hoạch định chính sấch đầu tư và có cơ chế tiếp nhận phản hồi của
doanh nghiệp để xây dựng chính sách, pháp luật phù hợp với như cầu phát
triển bền vững.

17


Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài(FDI) vào khu công nghiệp ở Việt Nam
Thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa của nền kinh tế, Đảng và Nhà
nước ta đã đề xuất chủ trương hình thành và phát triển KCX, KCN, KKT đặc
biệt là KCN như một trong những giải pháp nhằm tạo đột phá trong phát triển
công nghiệp, phát triển vùng phục vụ mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Trải qua 20 năm(1991-2011), kể từ khi KCX đầu tiên được thành
lập,KCN, KCX, KKT với ý nghĩa là các trung tâm sản xuất công nghiệp, dịch
vụ có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại hiện đang là điểm đến của nhiều tập
đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực khác nhau với các sản phẩm đa
dạng được xuất khẩu toàn cầu, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam
trong bản đồ địa kinh tế của khu vực và thế giới. Qua đó, khẳng định sự đúng
đắn của Đảng và Nhà nước trong công tác xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài,
đặc biệt là nguồn vốn FDI vào sự phát triển kinh tế- xã hội nước nhà.
I.

Tình hình triển khai thu hút vốn đầu tư FDI vào KCN Việt

Nam trong giai đoạn 1991-2011
Qua 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT đã đạt được
những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước. Các KCN, KCX được hình thành và phát triển theo một quy hoạch
thống nhất của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tính đến cuối tháng 12/2011,
cả nước đã có 283 KCN, KCX được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố cả
nước. KCN, KCX đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần
kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. với các chính sách ưu đãi,
những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và thủ tục hành chính giản đơn,
các KCN, KCX đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc
18


biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, Điều nầy đã được thể hiện rất rõ qua sự
tăng vọt của nguồn vốn đầu tư FDI vào nước ta trong giai đoạn 1991-2011

1.

Giai đoạn 1991- 2006

Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, thực hiện chủ trương của Đảng và
Nhà nước, KCX Tân Thuận ( năm 1991) được thành lập đầu tiên, đánh dấu
bước ngoặt mở ra hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp lãnh thổ theo hướng
hiện đại ở nước ta.Tình hình thu hút vốn FDI vào KCX, KCN, KKT kể từ đó
có những bước chuyển biến đảng kể, đồng hành cùng sự tăng nhanh vốn đầu
tư FDI vào Việt Nam lần thứ nhất và lần thứ hai. Đến cuối năm 2005, cả nước
đã hình thành một hệ thống 130 KCN, diện tích đất tự nhiên là 26.517 ha,
phân bố rộng trên 45 tỉnh, thành phố. Trên diện tích này, hiện đã thu hút được
4516 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn
đầu tư đăng ký đạt gần 18 tỷ USD và 103.000 tỷ đồng. Trong quí I/2006, mặc
dù chịu tác động của một số yếu tố bất lợi trong tháng đầu năm, nhưng nhìn
chung việc thu hút và sử dụng vốn FDI đều có kết quả khả quan so với cùng
kỳ năm 2005. Trong quí I/2006, cả nước có 215 dự án được cấp giấy phép
đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.625 triệu USD, bằng 96% về số dự án
và tăng 1% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2005, trong đó, có 50 dự án
trong KCN, KCX với tổng vốn đăng ký là 381 triệu USD. Cũng trong quí
I/2006, có khoảng 30 doanh nghiệp đi vào hoạt động, ước tính vốn thực hiện
của các doanh nghiệp FDI đạt khoảng 810 triệu USD, tăng 14,1% so với cùng
kỳ năm 2005.Nhìn chung trong năm 2006, vốn thực hiện của khu vực FDI đạt
khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2005. Trong đó, vốn từ nước
ngoài đưa vào khoảng 3,6 tỷ USD. Nếu tính chung cả dự án cấp mới và tăng
vốn, FDI đăng ký đạt 10,2 tỷ USD, tăng 49,1% so với năm 2005, vượt 56,9%
mức dự kiến đề ra cho cả năm (6,5 tỷ USD). Đây là mức cao nhất kể từ khi
thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987) tới nay

19



Trong 15 năm qua (1991 - 2006) những thành tựu đó thể hiện hệ thống
các KCN đang trở thành một lực lượng quan trọng trong sự nghiệp phát triển
công nghiệp nước ta; ngày càng có vai trò tích cực trong việc huy động các
nguồn lực cả trong và ngoài nước; gia tăng nguồn vốn FDI một cách manh
mẽ; không ngừng gia tăng năng lực mới sản xuất công nghiệp, thúc đẩy quá
trình chuyển dịch hợp lý cơ cấu kinh tế; cơ cấu sản xuất công nghiệp; góp
phần đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại.
2.

Giai đoạn 2006-2010

Bước vào chặng đường 2006 - 2010, việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch phát triển KCN trên cả nước ta có nhiều thuận lợi, song cũng đan xen
những khó khăn, thách thức mới cho dòng vốn FDI đi vào KCX, KCN, KKT
Tính đến tháng 3/2006, trên toàn quốc đã có khoảng 133 Khu công
nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập, thuộc phạm vi đối tượng điều
chỉnh của Nghị định này. Ngoài ra còn khoảng 500 cụm công nghiệp do địa
phương quản lý. Con số cuối cùng về thu hút FDI trong năm 2006, theo công
bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào khoảng 10 tỷ USD, trong đó vốn cấp mới
là 7,5 tỷ USD, còn lại là vốn đăng ký bổ sung. Và trong tổng vốn đăng ký cấp
mới cho 797 dự án, riêng các khu công nghiệp và khu chế xuất trong cả nước
đã chiếm tới 48,6% tổng vốn đăng ký.
Trong 10 dự án có quy mô vốn lớn nhất được cấp phép trong năm 2006
phải kể tới dự án nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại
Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,2 tỷ USD.
Cũng chính dự án này đã đẩy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lên vị trí thứ nhất trong
bảng xếp hạng các địa phương về thu hút FDI với tổng vốn tiếp nhận gần 1,7
tỷ USD.

Cũng có thể kể đến dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
do Tập đoàn Meiko của Nhật đầu tư với số vốn 300 triệu USD tại Khu công
nghiệp Phùng Xá (Hà Tây)
20


Đối với dự án đăng ký vốn bổ sung, cũng không thiếu vắng những dự án đang
hoạt động tại khu công nghiệp của cả nước. Đơn cử, Công ty Công nghiệp
Gốm Bạch Mã tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Bình Dương) tăng
150 triệu USD (chỉ đứng sau dự án tăng vốn của Intel), Công ty Canon Việt
Nam tăng 70 triệu USD đầu tư nhà máy sản xuất máy in ở Khu công nghiệp
Tiên Sơn (Bắc Ninh), Công ty Fomosa ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3
(Đồng Nai) tăng 66,4 triệu USD,…
Như vậy, năm 2006. các KCN, KCX đã thu hút gần 2.500 dự án đầu tư
nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 20 tỷ USD.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết
tháng 11 năm 2007 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước vượt
15% kế hoạch năm. Tính chung cả các dự án mới và bổ sung tăng vốn năm
2007, cả nước đã thu hút được 15,03 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 38,4%
so với cùng kỳ năm 2006.
Điểm nổi bật là năm 2007, nhiều tập đoàn kinh tế nước ngoài với vốn
lớn đã bắt đầu đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn kinh tế trọng điểm. Nhiều địa
phương thu hút được những dự án quy mô vốn lớn. Phú Yên có thêm nhà máy
lọc dầu Vũng Rô trị giá 1,7 tỷ USD; Bà Rịa – Vũng Tàu có các dự án Nhà
máy thép của ấn Độ (527 triệu USD); dự án cảng Quốc tế Singapore (267
triệu US)….Tại các tỉnh miền Bắc, Hà Nội là địa phương có nhiều nhà đầu tư
vào lĩnh vực địa ốc, như dự án Khách sạn- căn hộ cao cấp Keangnam (500
triệu USD); dự án Khách sạn 5 sao Charmvit (80 triệu USD); Đặc biệt, thành
phố Hồ Chí Minh có thêm hàng loạt dự án về lĩnh vực bất động sản, như dự
án Công ty Yon Woon- Vạn Phúc (250 triệu USD), dự án Công ty GS Nhà Bè

(189 triệu USD), dự án Địa ốc Đại Quang (160 triệu USD)... Tuy nhiên, thực
tế còn cho thấy, trong khi nguồn vốn đầu tư đăng ký năm 2007 đạt quy mô
lớn nhất so với các năm trước song tổng vốn đầu tư thực hiện mới đạt 4,1tỷ
USD, chỉ tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2006, đạt 95,3% kế hoạch năm.
21


Năm 2007, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN có vốn FDI
cũng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng doanh thu của toàn khối doanh
nghiệp FDI, chưa kể dầu khí, ước đạt 35 tỷ USD, tăng 28,6%. Riêng tháng 11,
khối DN-FDI xuất khẩu hàng hóa đạt 2,738 tỷ USD, tăng 6,1% so với tháng
trước, đưa kết quả chung 11 tháng năm 2007 đạt gần 25 tỷ USD, tăng 18,4%
so với cùng kỳ năm 2006 và đã vượt kế hoạch cả năm 1,7%. Nếu không kể
dầu thô, xuất khẩu hàng hóa khối doanh nghiệp FDI đạt gần 17,44 tỷ USD,
tăng 30,4% và vượt kế hoạch cả năm 0,2%.
Năm 2008, trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng tới nền
kinh tế nước ta có mức lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng cao, thị trường tài
chính bất ổn, môi trường kinh doanh kém thuận lợi so với năm trước.v.v,
nhưng hoạt động thu hút vốn FDI của cả nước vẫn tiếp tục đạt những thành
tựu. Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm năm 2008, cả nước đã thu hút
được 60,09 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký. Riêng tháng 11 năm 2008, cả nước
có 106 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký
là 726 triệu USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 11 tháng đầu năm 2008
lên 1.059 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 59 tỷ USD, bằng 82,5% về số
dự án và tăng gần 7 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Quy mô
vốn đầu tư trung bình của một dự án đạt 55,7 triệu USD/dự án, thể hiện sự
quan tâm của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư tại Việt Nam. Các dự án
FDI năm 2008 thực hiện chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có
800 dự án, vốn đăng ký 30,5 tỷ USD, chiếm 77,5% về số dự án và 51,7% về
vốn đăng ký. Hình thức liên doanh có 195 dự án với vốn đăng ký 26,9 tỷ

USD, chiếm 18,4% về số dự án và 45,6% về vốn đăng ký. Số còn lại là các dự
án theo hình thức khác.
Năm 2009, nhìn chung các dự án ĐTNN đang triển khai phù hợp với
tiến độ dự kiến.Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân
được 8 tỷ USD, bằng 87,9% so với cùng kỳ năm 2008. So với mục tiêu giải
ngân 10 tỷ USD năm 2009,. Trong bối cảnh suy giảm đáng kể FDI tại các
22


nước tiếp nhận trên thế giới, FDI vào Việt Nam tuy có sụt giảm nhưng mức
sụt giảm ít hơn các nước trong khu vực và so với dự kiến giải ngân từ đầu
năm thì tiến độ giải ngân này là phù hợp.
Tính đến hết năm 2010, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút
được hơn 8.500 dự án đầu tư với trên 70 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó trên 50
tỷ USD là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Giai đoạn 2006-2010, Việt Nam đã đạt được mức tăng ấn tượng cả về
số lượng các dự án FDI mới (2.309 dự án) và tổng vốn đầu tư (42 tỷ USD),
gấp gần 1,7 lần số dự án và gấp hơn 5 lần về số vốn đầu tư so với giai đoạn
2001-2005.
3.

Giai đoạn 2010 – 2011

Tính đến cuối tháng 12/2011, các KCN, KCX đã thu hút được 4.113 dự
án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt
59,6 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 27 tỷ USD, bằng 45% tổng vốn
đầu tư đăng ký. Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào KCN,
KCX chiếm từ 35-40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước, trong
đó các dự án FDI về sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80%
tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp cả nước.

Riêng trong năm 2011, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký
vào các KCN, KCX đạt 6,5 tỷ USD; tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 7,3 tỷ
USD; tương đương 44% và 67% tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện của cả
nước trong năm 2011.
Tính đến ngày 28/12/2011, các KCN cả nước đã thu hút 302 dự án đầu
tư mới với tổng vốn đăng ký đạt 4,25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2010.
Điều chỉnh tăng vốn cho 269 lượt dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm hơn
2 tỷ USD, bằng 118% so với cùng kỳ năm 2010.

23


Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2011, các nhà đầu tư
nước ngoài đã đăng ký vào Việt Nam 6,27 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD (tương
đương 19%) so với năm 2010.
Bảng1: Các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI vào các
KCN
Đầu tư nước ngoài trong KCN
Tổng vốn tăng
Cấp mới
STT

Tăng vốn

Địa phương

thêm
(tr. USD)

Số


Vốn ĐK

Số

DA

(tr. USD)

DA

Vốn
ĐK

(tr.

USD)

Thành phố Hồ Chí
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Minh
17
1.035,66
Bà Rịa - Vũng Tàu 8
701
Đồng Nai
25
140,12
Bắc Ninh
44
483,88
Tây Ninh
4
465
Hưng Yên
16
311,809
Bắc Giang
9
286,15
Bình Dương
40
91,79
Hà Nam
11
223
Long An
45
90,35
Nguồn : Khu công nghiệp Việt Nam


36
5
42
12
7
11
3
54
2
16

198,09
113
507,63
56,3
41
114,575
21,5
144,13
1
81,42

1.233,75
814
647,75
540,18
506
426,384
307,65

235,92
224
171,77

TP. Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn FDI vào các KCN
nhất với 1,23 tỷ USD, chiếm 19,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Bà
Rịa - Vũng Tàu đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là
814 triệu, chiếm 13%. Đồng Nai đứng thứ ba, với tổng vốn đầu tư cấp mới và
tăng thêm đạt xấp xỉ 648 triệu USD, bằng 10% cả nước. 10 địa phương dẫn
đầu về thu hút đầu tư vào các KCN đạt 51 tỷ đồng, bằng 81% tổng vốn FDI
vào các KCN trên cả nước.
Bảng 2:Tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của các tỉnh
thành tại Việt Nam
24


Cấp mới
STT Vùng
Tổng cộng
Trung du miền núi

Số

Vốn

Tăng vốn
ĐK Số

DA (tr. USD) DA
302 4.251,147 269


1

phía Bắc
15
Đồng bằng sông

387,95

5

2

Hồng
109
Duyên hải miền

3
4
4

Trung
22
Tây Nguyên
1
Đông Nam Bộ
94
Đồng bằng sông

5


Cửu Long
61
183,523
27
Nguồn: Khu công nghiệp Việt Nam

Tổng

vốn

Vốn ĐK tăng thêm
(tr. USD) (tr. USD)
2.019,212 6.270,359
21,74

409,69

1.107,679 75

720,355

1.828,034

136,225
2,2
2.433,57

85,837
1,3

1.003,85

222,062
3,5
3.437,42

186,13

369,653

17
1
144

Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn FDI vào các KCN nhất,
với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt trên 3,4 tỷ USD, chiếm 55%
tổng vốn đầu tư đăng ký cả nước. Đồng bằng sông Hồng đứng ở vị trí thứ hai,
với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm trong năm 2011 đạt hơn 1,8 tỷ
đồng, chiếm 29%. Do đặc điểm về vị trí địa lý và môi trường đầu tư, tình hình
thu hút đầu tư tại khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung còn khiêm
tốn, với tổng vốn FDI vào các KCN năm 2011 lần lượt đạt 3,5 triệu USD và
222 triệu USD.
Tỷ suất đầu tư vốn đầu tư trung bình của các dự án FDI/ha đất công
nghiệp đã cho thuê đạt 2,55 triệu USD (tương đương 50 tỷ đồng). Đồng bằng
sông Hồng và Đông Nam Bộ có tỷ suất đầu tư trung bình của các dự án
FDI/ha đất công nghiệp đã cho thuê cao hơn mức trung bình của cả nước lần
lượt là 3,29 và 3,22 triệu USD. Đây cũng là 2 vùng có tỷ lệ tạo công ăn việc
làm/ha đất công nghiệp đã cho thuê cao hơn các địa phương khác, lần lượt là
83 lao động và 87 lao động.
25



×