Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH của các DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.41 KB, 47 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………......4
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU………………………………………………..5
1.1.Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp……………………………………5
1.1.1. Định nghĩa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp………………………..5
1.1.2. Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp…………6
1.2. Tầm quan trọng của nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy
sản Việt Nam hiện nay……………………………………………………………...7
1.2.1. Sự cần thiết của nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp………...7
1.22. Ý nghĩa của nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp……………..9
1.2.3. Nội dung nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp……………….9
1.3. Kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ở một số
nước có ngành xuất khẩu thủy sản phát triển……………………………………..11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM………………… 13
2.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam……………………………………13
2.2. Phân tích khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt
Nam hiện nay……………………………………………………………………..18
2.2.1.Nhận thức của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về công tác nâng cao
khả năng cạnh tranh………………………………………………………………18
2.2.2.Thực tiễn quá trình thực hiện công tác nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản…………………………………………………22

1


2.3.Đánh giá thực trạng nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản……………………………………………………………………...25
2.3.1. Thành tựu đạt được……………………………………………………...25
2.3.2. Hạn chế………………………………………………………………….26


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÁC DAONH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ………………………..……………...28
3.1. Dự báo thị trường thủy sản thế giới và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam…...28
3.2. Phương phướng nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản……………………………………………………………………...34
3.2.1. Nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp……………………………34
3.2.2.Thực hiện đoàn kết và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành
hàng……………………………………………………………………………….34
3.2.3.Hỗ trợ từ phía chính phủ về tài chính và chính sách…………………….35
3.3. Giải pháp đề xuất cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam để nâng
cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế………………………………….36
3.2.1.Các giải pháp về nguồn hàng……………………………………………36
3.2.2.Các giải pháp về thị trường……………………………………………...38
3.2.3.Các giải pháp về phân phối sản phẩm…………………………………...39
3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ từ chính phủ………………………………………39
KẾT LUẬN………………………………………………………………………42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO….……………………………………44

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và hội
nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì vấn đề nâng cao khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất
khẩu nói riêng là rất quan trọng, đặc biệt là đối với ngành xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam.
Ngành xuất khẩu thủy sản là một ngành mà Việt Nam có thế mạnh dựa trên
điều kiện thiên nhiên ưu đãi (nhiều ao hồ sông ngòi, kênh rạch, vùng biển rộng, có

nhiều loại cá ngon) lại thêm con người Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong
việc nuôi trồng thủy hải sản từ lâu đời, điều đó giúp cho Việt Nam có điều kiện
vươn lên thành một nước mạnh về xuất khẩu thủy sản. Những điều đó đã giúp cho
thủy sản Việt Nam có tiếng trên thị trường quốc tế, rất được ưa chuộng ở các thị
trường như Hoa Kì, EU, Nhật Bản. Tuy nhiên trong bối cảnh quá trình hội nhập
kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ thì các nước đang phát triển đều tranh thủ
lợi thế của mình để đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là các nước có điều kiện tự nhiên
thuận lợi để phát triển ngành thủy sản như Việt Nam. Hơn nữa, trước sự nhập khẩu
ồ ạt từ các nước xuất khẩu thủy sản, các thị trường trước nay vốn rất ưa chuộng
hàng thủy sản của Việt Nam đang tìm cách để bảo vệ ngành nuôi trồng và dánh bắt
thủy sản trong nước thông qua việc lập nên các hàng rào kĩ thuật, các vụ kiện bán
phá giá. Trong những tình huống như thế, việc nâng cao khả năng cạnh tranh (vốn
yếu kém) của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là rất quan trọng.
Đã có nhiều nghiên cứu trước đây về vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đề án này chỉ đưa ra một cách
nhìn tổng hợp về vấn đề này từ đó nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp cũng
như những đối tượng quan tâm để góp phần vào mục tiêu chung là nâng cao khả
năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhằm phát triển nền kinh
tế đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

3


CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
Công tác nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cần được làm sáng rõ
bởi những lí luận chung về vấn đề này. Nhận thức được điều đó, doanh nghiệp và
chính phủ có thể hiểu rõ hơn những nguyên lí cơ bản để áp dụng trong thực tế xuất
khẩu thủy sản ở nước ta. Đối với những vấn đề thực tế, không có gì tốt hơn khi
chúng ta có lí luận soi đường chỉ lối và những kinh nghiêm quý báu. Chúng sẽ giúp

chúng ta đi đúng con đường và thuận lợi với những bước đi mà dường như đã biết
trước.
1.1.

Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

1.1.1.

Định nghĩa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Hiện nay còn có nhiều quan niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Có quan niệm gắn khả năng cạnh tranh với ưu thế của sản phẩm mà doanh
nghiệp đưa ra trên thị trường. Cũng có quan niệm gắn khả năng cạnh tranh với vị
trí của doanh nghiệp trên thị trường nhưng một sô người lại đồng nhất khả năng
cạnh tranh với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói tóm lại rằng:
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là việc huy động, sử dụng có hiệu quả các
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, biến chúng thành những lợi thế cạnh tranh
và sử dụng chúng như những công cụ cạnh tranh nhằm đạt được vị thế cạnh tranh
nhất định.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực
của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội tại của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được
tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh
nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh
trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu
những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá mà không
thông qua việc so sánh một cách tương ứng với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở các
so sánh đó, muốn tạo nên khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo ra
và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có
thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được
khách hàng của đối thủ cạnh tranh.

4


1.1.2.

Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh theo quan điểm Maketing-mix được đánh giá dựa trên 4 cặp
tiêu chí sau:
Product (sản phẩm) – acceptability (sự chấp nhận của công chúng):
Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất có phù hợp với yêu cầu của thị trường
không. Thông thường một sản phẩm được đánh giá là có khả năng cạnh tranh nhất
thiết phải được người tiêu dùng chấp nhận, hài lòng về chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp thường dùng chỉ tiêu này để đánh giá sự tồn tại cua sản phẩm trên
thị trường. Một sản phẩm được sự chấp nhận nhiệt tình của công chúng thì sản
phẩm đó đã thành công trong việc đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đây là bước
quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đối với những
doanh nghiệp sản xuất một loại hàng hóa thì sự chấp nhận sản phẩm của công
chúng là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp ở đây được thể hiện ở chỗ sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận bỏ
tiền ra chi tiêu nhiều hơn thì sản phẩm đó có khả năng cạnh tranh hơn các sản
phẩm khác cùng loại.
Price (giá cả) – Affordability (sự phải chăng)
Giá cả cũng là nhân tố quan trọng xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường
của một doanh nghiệp. Giá cả thường phải được xác định sao cho phù hợp với thu
nhập của người tiêu dùng. Tuy nhiên một số sản phẩm cùng loại với các sản phẩm
khác đang bán trên thị trường nhưng được người tiêu dùng chấp nhận trả giá cao
hơn tức là doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó có khả năng cạnh tranh cao hơn
các doanh nghiệp khác trong việc sản xuất ra sản phẩm đó. Chính sách về giá thành
sản phẩm của một doanh nghiệp nhất là với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại

hàng hóa thì quả là một vấn đề rất nan giải. Vì doanh nghiệp cần phải định giá sản
phẩm sao cho phù hợp nhất với khả năng tiêu dùng của khách hàng nhưng vẫn đảm
bảo được mức lợi nhuận cao nhất có thể thu về cho doanh nghiệp.
Place (địa điểm) – Availability (sự sẵn có):
Hệ thống phân phối sản phẩm quyết định phương thức bán hàng như thế nào,
xác định tính kịp thời, nhanh chóng đem sản phẩm tới khách hàng. Đây là một chỉ
tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh
5


tranh khác. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn những doanh nghiệp nào mà việc đem
hàng hóa đến với họ găp ít rủi ro và thuận tiện nhất, chi phí vận chuyển phù hợp
nhất. Đối với những doanh nghiệp sản xuât các mặt hàng tươi sống, cần việc vận
chuyển nhanh chóng thì địa điểm chính là điều kiện quan trọng để đem được sản
phẩm đảm bảo chất lượng đến người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình trên thị trường.
Promotion (xúc tiến bán hàng) – Attractiveness (sự lôi cuốn):
Xúc tiến bán hàng là các hoạt động quảng cáo, đẩy mạnh tiêu thụ… những hoạt
động mà doanh nghiệp tiến hành nhằm tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn cảu sản phẩm
đối với người mua. Một sản phẩm có khả năng cạnh tranh trước hết phải gây chú ý
và khiến khách hàng sẵn sang bỏ tiền mua nó. Tất nhiên càng nhiều người chọn
mua sản phẩm thì thị phần của doanh nghiệp chiếm lĩnh càng cao, lợi nhuận thu về
càng nhiều. Trên thương trường, doanh nghiệp không chỉ kinh doanh có một mình
mà cạnh tranh với nhiều đối thủ. Mỗi một doanh nghiệp có những chỉ tiêu đánh giá
khả năng cạnh tranh khác nhau tùy thuộc vào khả năng sử dụng và tạo ra lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Kết quả được thể hiện qua số thị phần chiếm lĩnh,
doanh số, lợi nhuận, bán hàng, uy tín thương mại… của doanh nghiệp trên thị
trường.
1.2. Tầm quan trọng của nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
thủy sản Việt Nam hiện nay

1.2.1. Sự cần thiết của nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế lớn của cả nước với giá trị xuất khẩu
năm 2011 đạt 6,118 tỉ đồng, tăng 22% so với năm 2010. Tuy nhiên, trong những
năm qua, nhiều DN trong ngành thủy sản đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do
tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng
cạnh tranh và phát triển của toàn ngành. Vì vậy,nâng cao khản năng cạnh tranh cho
các doanh nghiệp thủy sản đang là một vấn đề bức thiết hiện nay. Cụ thể, sự cần
thiết nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam
được thể hiện ở các khía cạnh sau:
a) Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam là đòi
hỏi cấp bách của quá trình hội nhập
6


Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay khi các quốc gia cần bỏ những rào
cản về thương mại tạo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước
cũng như ngoài nước. Điều này vừa tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam một cơ
hột để tiếp cận thị trường mới, nhưng một vấn đề đặt ra là doanh nghiệp Việt Nam
có đủ sức để tồn tại ngay trong nước mình hay không khi các sản phẩm của nước
ngoài tràn vào với chất lượng tôt hơn, quy trình công nghệ kĩ thuật cao hơn…
Trước tình hình ấy không còn lựa chọn nào khác là doanh nghiệp Việt Nam phải tự
mình nâng cao chất lượng sản phẩm,đổi mới quy trình công nghệ, dựa trên nhu cầu
của khách hàng để sản xuất và bán sản phẩm… để trước tiên tự cứu lấy mình trong
quá trình hội nhập hiện nay. Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra thị
trường thế giới thì nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu là điều kiện
sống còn của doanh nghiệp trên thị trường thế giới cạnh tranh khốc liệt.
b) Hàng thủy sản là một trong số mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam
Bên cạnh gạo, dệt may, chè, thì thủy sản đóng một vai trò rất quan trọng trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, thủy
sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta mà luôn được

nhà nước quan tâm, hỗ trợ để đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
không nhữn tận dụng được lợi thế so sánh của Việt Nam mà còn góp phần tạo một
lượng lớn công ăn việc làm và thu nhâp cho người lao động.
c) Nhu cầu về hàng thủy sản của thế giới là rất lớn
Thủy sản là một trong những nguồn thực phẩm lành nhất, chứa nhiều chất dinh
dưỡng quan trọng với chất lượng ngày càng được nâng cao vì thế xã hội ngày càng
có nhu cầu tiêu dùng thủy sản nhiều hơn. Mặt khác đây là loại thực phâm đa dạng,
phong phú phù hợp với nhu cầu của nhiều người, giá cả lại phải chăng, những điều
này tạo ra một nhu cầu lớn đối với mặt hàng thủy sản.
d) Việt Nam có nhiều lợi thế trong sản xuất thủy sản xuất khẩu
Ngoài lợi thế về thiên nhiên ưu đãi cùng với sự hỗ trợ của nhà nước thì một
trong những lợi thế quan trong là thủy sản Việt Nam từ lâu đã có chỗ đứng vững
chắc trên thị trường thế giới điều này tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai
của ngành thủy sản. Hiện nay, Việt Nam đang đứng trong số 10 nước xuất khẩu
thủy sản lớn nhất thế giới, thành tựu này không phải ngẫu nhiên mà có. Chúng ta
7


đã phải đầu tư, nỗ lực rất nhiều trong lĩnh vực này từ đánh bắt, nuôi trồng đến chế
biến và kinh doanh ngoại thương mặt hàng này. Việt Nam đã chứng tỏ khả năng
cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của mình đã nâng cao hơn rất nhiều
so với 10 năm trước đây, nhưng vị thế này sẽ không còn nếu chúng ta không tiếp
tục đầu tư, cố gắng bởi đã có nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới đang
chú trọng đầu tư phát triển ngành thủy sản. Một số nước trong khu vực ASEAN và
châu Mĩ La-ting có điều kiện tự nhiên thuận lợi như chúng ta, mặt khác so nhiều
nước thì trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn tương đối thấp. Chính vì vậy,
để giữ vững vị trí này chúng ta còn cần tiếp tục khai thác các lợi thế cạnh tranh
hiện có để tạo các sản phẩm thủy sản có chất lượng ngày càng cao, giá cả ngày
càng hợp lí hơn đáp ứng nhu cầu thực phẩm của thế giới.
1.22. Ý nghĩa của nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Nâng cao khả năng cạnh tranh có ý nghĩa lớn đối với không chỉ doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói riêng mà còn có nhiều ý nghĩa đối với nên kinh
tế.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, nâng cao khả năng cạnh tranh giúp
doanh nghiệp tăng cường vị thế của mình trên thị trường, đủ sức ứng phó với
những biến động khó lường trước được của thị trường thủy sản thê giới. Đồng thời
với đó, doanh nghiệp cũng đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trong việc thỏa mãn
nhu cầu người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận cũng như sự phát triển về lâu dài cho
doanh nghiệp.
Đối với nề kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản góp phần vào việc tăng cường khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta,
nhất là khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Không
những thế, xuất khẩu thủy sản phát triển đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn phục
vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà, đảm bao đất nước phát
triển theo đúng định hướng mà Đảng đã đề ra.

1.2.3. Nội dung nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
*Nâng cao khả năng thu hút các nguồn lực
8


Khả năng thu hút các nguồn lực không chỉ nhằm đảm bảo các điều kiện cho hoạt
động sản xuất kinh doanh tiến hành binh thường mà còn thể hiện khả năng cạnh
tranh thu hút đầu vào của doanh nghiệp. Nhờ việc thu hút các đầu vào của doanh
nghiệp có chất lượng cao như trình độ công nghệ cao, công nghệ hiện đại, vật tư
nguyên liệu, nguồn vốn,… mà doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng, năng suất
lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng cao khả năng thu hút các nguồn lực
là tiền đề của công tác nâng cao khả năng cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp.
*Nâng cao năng suất các yếu tố sản xuất
Năng suất các yếu tố sản xuất thể hiện ở các chỉ tiêu như: chỉ tiêu năng suất lao

động, hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng máy móc thiết bị kĩ thuật. Năng suất phản
ánh lượng các yếu tố đầu ra so với các yếu tố đầu vào, là chỉ tiêu phản ánh năng
lực khai thác, sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ tiêu
này phản ánh năng lực đáp ứng nhu cầu kế hoạch chi phí trên đơn vị sản phẩm và
đơn vị thời gian. Do đó, năng suất thể hiện mặt lượng của khả năng cạnh tranh của
và là yếu tố then chốt trong quá trình nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.
*Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Do nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp là sản xuất kinh
doanh nên nếu sản phẩm của doanh nghiệp có sức cạnh tranh thấp thì khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp không thể cao được. Khả năng canh tranh của sản
phẩm thể hiện ở cá yếu tố: chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lí, mẫu mã phù hợp
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm là một tiêu chí tổng hợp
gồm nhóm các chỉ tiêu thành phần là các chỉ tiêu kinh tế (chi phí sản xuất, chi phí
đảm bảo chất lượng…), chỉ tiêu kĩ thuật (công dụng, thẩm mĩ…). Phần lớn các chỉ
tiêu này được so sánh với tiêu chuẩn của ngành, của nền kinh tế và quốc tế. Ngoài
ra, giá cả vẫn là chỉ tiêu quan trọng trong cấu thành năng lực cạnh tranh của sản
phẩm. Nếu có cùng chất lượng thì hàng hóa nào có giá thấp hơn sẽ có lợi thế cạnh
tranh cao hơn, điều này không chỉ xảy ra ở các nước phát triển mà còn xảy ra ở các
nước đang phát triển.
*Nâng cao năng lực quản lí và điều hành của các doanh nghiệp

9


Năng lực điều hành quản lí của các doanh nghiệp thể hiện ở tỉ lệ số người được
đào tạo bài bản trình độ quản lí, trình độ học vấn, trình độ đào tạo nghề. Trình độ
đội ngũ cán bộ quản lí được thể hiện bằng những kiến thức cần thiết để điều hành
thực hiện các công việc đối nội và đối ngoại của doanh nghiệp, qua việc hoạch

định và thực hiện chiến lược, lựa chọn phương pháp quản lí , tạo động lực cho
người lao động thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và
phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. Việc hình thành tổ chức
bộ máy quản lí theo hướng tinh, nhanh, gọn và hiệu quả cao sẽ giảm được chi phí,
thực hiện suôn sẻ công việc của toàn hệ thống hướng đến tăng cường lợi nhuận,
nâng cao vị thế cho doanh nghiệp nhờ đó mà nâng cao khả năngcạnh tranh của
doanh nghiệp.
1.3. Kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ở một
số nước có ngành xuất khẩu thủy sản phát triển
a)Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Theo ông Chung Man Hwa – Chủ tịch Viện Kinh tế Thủy sản, Liên đoàn quốc
gia HTX thủy sản Hàn Quốc, kinh nghiệm để ngành công nghiệp thủy sản Hàn
Quốc phát triển vững chắc là dựa vào 3 chân kiềng: làng chài – ngư dân – đánh bắt.
Do đó, Chính phủ Hàn Quốc luôn có chính sách hỗ trợ ngư dân trong nhiều hoạt
động đánh bắt thủy sản bền vững và an toàn như: vay vốn thông qua tín dụng hỗ
tương, mua bảo hiểm cho tàu cá và thủy thủ, xây dựng chất lượng cuộc sống cho
ngư dân, cung cấp thông tin và trang thiết bị đánh bắt cho ngư dân, cung cấp
nguyên liệu và dịch vụ hậu cần ngay trên biển cũng như hỗ trợ hoạt động đánh bắt
an toàn…
Đặc biệt, chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng và ưu tiên việc hỗ trợ vốn cho ngư
dân, không để ngành thủy sản đình trệ chỉ vì thiếu vốn. Đây là bài toán mà không
phải quốc gia nào cũng có thể làm được. Ông Chung Man Hwa cho biết, từ năm
2008 thu nhập của các hộ gia đình ngư nghiệp đã vượt thu nhập của các hộ làm
nông nghiệp ở mức 38.000.000/30.000.000 won.
Đồng tình với quan điểm và cách làm của Chính phủ Hàn Quốc nhằm phát triển
ngành thủy sản, ông Ikuhiro Hattori – Chủ tịch Liên đoàn quốc gia HTX nghề cá
Nhật Bản cho rằng: Cách làm của Hàn Quốc sẽ là một kinh nghiệm quý cần được
nhân rộng tại các nước có nghề đánh bắt thủy sản trong khu vực và trên thế giới.
b)Kinh nghiệm của Na Uy
10



Na Uy là nước nhỏ nhưng có nền sản xuất thuỷ sản phát triển, xuất khẩu thuỷ
sản luôn ở vị trí nhất nhì trên thế giới. Na Uy thành lập Hội đồng Xuất khẩu Thuỷ
sản (NSEC) để thực hiện việc xây dựng thương hiệu chung, nghiên cứu thị trường,
quảng bá, thống kê, lập kế hoạch và giải quyết các vấn đề liên quan đến thương
mại cá hồi. Nhờ có NSEC nên thuỷ sản Na Uy xây dựng được vị trí vững chắc trên
thị trường, cá hồi nuôi của Na Uy đa lần lượt chinh phục các thị trường khó tính
nhất. NSEC là tổ chức phi chính phủ nhưng do luật quy định nhiệm vụ và tổ chức.
Luật Na Uy quy định doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu phải thực hiện các quy tắc
của NSEC và đóng phí theo tỷ lệ. Quy định này nhằm xác định trách nhiệm với
cộng đồng của doanh nghiệp và ngăn chặn các hoạt động cạnh tranh không lành
mạnh, phá huỷ nỗ lực chung. Na Uy biết rõ rằng vì không đủ nguồn lực nên hầu
hết các DNXK phải ăn theo thương hiệu của nhà nhập khẩu hoặc bán lẻ nước
ngoài. Khả năng của doanh nghiệp thuỷ sản/ nông nghiệp Na Uy trong việc thâm
nhập thị trường thế giới cũng thể hiện đúng thực trạng của doanh nghiệp xuất khẩu
nông/ thủy sản của Việt Nam.

11


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

2.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 5 tháng đầu năm 2012 :
Trong 5 tháng đầu năm 2012, giá trị XK thủy sản chính ngạch của cả nước đạt
2,34 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu thị trường và các
nhóm hàng XK chính như sau: (GT: giá trị, triệu USD)
THỊ

TRƯỜNG

Tháng
Tháng
So với cùng
4/2012 (GT) 5/2012 (GT) kỳ 2011 (%)

Từ 1/1 đến
31/5/2012

So với cùng
kỳ 2011 (%)

Mỹ

94,806

109,483

+14,6

458,213

+14,0

EU

91,763

99,738


-13,3

451,891

-12,0

Đức

14,554

17,627

-19,6

74,815

-25,1

Italia

10,796

15,114

-4,1

58,390

-12,5


Hà Lan

12,563

12,845

-18,4

58,066

-14,4

Tây Ban Nha

12,096

11,642

+3,0

57,564

+0,5

8,855

10,897

-13,5


45,952

+2,3

Nhật Bản

84,991

96,094

+47,5

409,678

+35,4

Hàn Quốc

36,762

47,657

+14,7

193,653

+18,8

Pháp


12


TQ và HK

27,883

36,966

+14,0

147,621

+13,8

Hồng Kông

11,101

13,432

+34,1

55,121

+28,3

ASEAN


24,186

29,125

+25,4

123,216

+16,7

Australia

13,173

15,929

+24,3

65,992

+35,3

Canada

7,644

12,848

+23,9


51,916

+5,9

Mexico

4,124

5,325

-3,6

45,396

-0,4

Nga

10,841

9,949

-6,2

43,408

-2,8

Các TT khác


73,929

82,930

+19,1

349,201

+19,6

470,103

546,044

+13,3

2340,185

+11,6

TỔNG
CỘNG

SẢN PHẨM

Tháng
4/2012
(GT)

Tháng

5/2012
(GT)
13

So với
Từ 1/1
So với
cùng kỳ
đến
cùng kỳ
2011 (%) 31/5/2012 2011 (%)


Tôm các loại (mã HS 03
và 16)

163,283

198,784

+6,2

798,075

+4,9

49,800

63,481


+40,8

259,516

+42,8

91,390

114,471

-7,2

440,959

-9,4

Cá tra (mã HS 03 và 16)

143,603

150,440

-0,2

719,435

+7,1

Cá ngừ (mã HS 03 và 16)


45,655

52,696

+83,2

228,059

+28,9

trong đó: - Cá ngừ mã HS
16

17,285

21,107

+74,7

76,194

+52,7

28,370

31,589

+89,3

151,866


+19,5

Cá các loại khác (mã HS
0301 đến 0305 và 1604,
trừ cá ngừ, cá tra)

63,251

78,244

+34,9

324,500

+27,0

Nhuyễn thể (mã HS 0307
và 16)

49,486

57,149

+16,1

236,798

+19,5


trong đó: - Mực và bạch
tuộc

43,413

48,694

+17,8

205,410

+24,1

6,073

8,455

+7,5

31,388

-3,7

trong đó: - Tôm chân
trắng
- Tôm sú

- Cá ngừ mã HS
03


- Nhuyễn thể hai
mảnh vỏ

14


Cua, ghẹ và Giáp xác khác
(mã HS 03 và 16)
TỔNG CỘNG

4,149

8,731

470,103

546,044

+9,7

33,316

+0,3

+13,3 2340,185

+11,6

Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)


Ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thời gian qua đã phát triển với những
đặc điểm sau:
Một là, sản lượng xuất khẩu tăng nhanh nhưng doanh thu còn thấp do mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu là sơ chế và nguyên liệu
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2008 thể hiện sự tăng
lên cả về sản lượng và doanh thu. Về mặt sản lượng, xuất khẩu thủy sản tăng từ
mức 276 nghìn tấn năm 2000 lên 1,24 triệu tấn năm 2008, tăng trung bình 20,73%
hàng năm. Tỷ trọng sản lượng xuất khẩu trên sản lượng tiêu thụ nội địa cũng tăng
từ mức 12% năm 2000 lên 27% năm 2008. Về doanh thu, xuất khẩu thủy sản tăng
từ mức 1,4 tỷ USD năm 2000 lên mức 4,5 tỷ USD năm 2008, đạt nhịp tăng trung
bình 14,1% hàng năm. Có được mức tăng này chủ yếu là nhờ Việt Nam đa tạo ra
được vùng nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm dành riêng cho xuất khẩu. Tuy
nhiên, việc tốc độ tăng sản lượng lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu cho
thấy Việt Nam mới tăng đáng kể xuất khẩu của nhóm mặt hàng chế biến và nguyên
liệu có giá trị gia tăng thấp. Cụ thể là tăng doanh thu xuất khẩu thủy sản chủ yếu
đến từ nhóm mặt hàng Cá tươi, ướp lạnh, ướp đông, từ 174 triệu Đô-la Mỹ năm
2000 lên gần 2 tỷ năm 2008. Mức tăng này tương đương với 60% mức tăng xuất
khẩu của toàn ngành thủy sản.
Hai là, xuất khẩu hàng thủy sản chế biến có tốc độ tăng nhanh, nhưng tỷ
trọng xuất khẩu còn thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành
Nhóm mặt hàng thủy sản đa chế biến bảo quản có tốc độ tăng doanh thu xuất
khẩu lớn nhất trong giai đoạn này, đạt trung bình 54%/năm (từ 19 triệu USD năm
2000 lên 614 triệu USD năm 2008). Mặc dù vậy, hiện tại giá trị xuất khẩu của
nhóm mặt hàng này mới chỉ đứng thứ 3 trong số 4 nhóm mặt hàng thủy sản xuất
khẩu. Cả hai nhóm mặt hàng còn lại là Cá đa sấy khô, ngâm muối hoặc hun khói
và thủy sản khác, tươi, ướp lạnh, đông, khô, ướp muối đều có mức tăng không
đáng kể, chỉ đạt trung bình 5%/năm trong giai đoạn 2000 - 2008.
15



Trái ngược với mức tăng nhanh trong giai đoạn 2000 - 2008, năm 2009 tốc độ
xuất khẩu thủy sản giảm 5% và kim ngạch giảm còn 4,2 tỷ USD. Nguyên nhân
chính là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhiều nhà nhập khẩu thủy sản bị
ngân hàng siết tín dụng, không còn khả năng thanh toán để đặt hàng mới.30 Các thị
trường nhập khẩu thủy sản chính là Mỹ, châu Âu,và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng
mạnh từ cuộc khủng hoảng này. Điểm sáng duy nhất trong xuất khẩu thủy sản năm
2009 là nhóm hàng đa được chế biến vẫn tăng giá trị xuất khẩu (634 triệu USD so
với 614 triệu USD năm 2008), trong khi các mặt hàng sơ chế và nguyên liệu giảm
tới 200 triệu USD. Qua đó càng khẳng định, năng lực cạnh tranh của DNXK thủy
sản là ở mặt hàng chế biến, không phải ở hàng sơ chế và nguyên liệu.
Ba là mức độ đa dạng hóa thị trường XK khá cao, nhưng mức độ đa dạng
hóa sản phẩm còn thấp, tập trung ở mặt hàng sơ chế và nguyên liệu không
mang lại giá trị gia tăng cao
Mức độ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam là tương đối
cao, với 5 thị trường lớn nhất chỉ chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản
năm 2009: châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc); châu Âu (Đức, Tây Ban Nha); và châu
Mỹ (Mỹ). Điểm đặc biệt là mức độ đa dạng hóa thị trường đi đôi với đa dạng hóa
sản phẩm và mỗi thị trường đều gắn với một mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính, có
thể coi là mặt hàng “truyền thống” xuyên suốt giai đoạn 2000 - 2009. Chẳng hạn,
trong năm 2009 thị trường Mỹ và Nhật tiêu thụ mặt hàng tôm đông lạnh, chiếm
tương ứng 40% và 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào các thị
trường này. Cá phi lê đông lạnh chiếm tương ứng 54% và 79% xuất khẩu thủy sản
vào Đức và Tây Ban Nha năm 2009. Thị trường Hàn Quốc lại là điểm đến hàng
đầu cho các sản phẩm động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống
như hàu, ốc, hải sâm, mực. Xuất khẩu nhóm mặt hàng này chiếm 33% kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Hàn Quốc.
Trái với sự đa dạng hóa cao của thị trường xuất khẩu, mặt hàng thủy sản xuất
khẩu chính của Việt Nam lại tập trung vào các sản phẩm sơ chế, đông lạnh như Cá
phi lê đông lạnh và giáp xác đông lạnh. Năm nhóm thủy sản xuất khẩu hàng đầu
của Việt Nam đa chiếm tới 89% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta năm

2009, trong đó chỉ có Cá phi lê đông lạnh và Giáp xác đông lạnh là nằm trong
nhóm 5 mặt hàng thủy sản nhập khẩu hàng đầu trên thế giới năm 2009. Xuất khẩu
hai mặt hàng này chiếm tới 64% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm
2009 trong khi chỉ chiếm 26% nhu cầu nhập khẩu trên thế giới. Điều này có nghĩa
là Việt Nam vừa chưa đa dạng hóa được sản phẩm, vừa chưa đạt được tỷ trọng
xuất khẩu hài hòa với nhu cầu nhập khẩu của thế giới.
Cá phi lê đông lạnh đạt mức tăng trưởng trung bình 92% hàng năm trong giai
đoạn 2000 - 2009, từ 3,8 triệu USD năm 2000 lên 1,4 tỷ USD năm 2009. Kể từ
16


năm 2008, nhóm mặt hàng này đa vượt Giáp xác đông lạnh để trở thành nhóm mặt
hàng thủy sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Mặt hàng thủy sản (trừ cá) đa chế biến bảo quản có tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu trung bình đạt 49%/năm trong giai đoạn 2000 - 2009 (13 triệu USD năm 2000
lên 457 triệu USD năm 2009), chủ yếu từ nhu cầu của thị trường Nhật Bản và Mỹ cũng là hai thị trường xuất khẩu hàng đầu của nhóm mặt hàng này. Nhóm cá phi lê
tươi, ướp lạnh đứng thứ 3 về tốc độ tăng trưởng, đạt trung bình 21%/năm trong giai
đoạn 2000 - 2009, từ 39 triệu Đô-la Mỹ năm 2000 lên 218 triệu năm 2009. Các thị
trường xuất khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Ý và Nga,
chiếm 53% kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của cá phi lê tươi, ướp lạnh.
Đối với nhóm mặt hàng Giáp xác đông lạnh - chủ yếu là tôm đông lạnh - lại
cho thấy dấu hiệu đáng ngại, thể hiện qua giá trị xuất khẩu liên tục giảm từ năm
2007 tới nay, chủ yếu từ hai thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là Nhật
Bản và Mỹ. Ví dụ, xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm mạnh từ 450 triệu Đô-la Mỹ
năm 2007 xuống còn 292 triệu năm 2009 do bản thân thị trường Mỹ giảm nhập
khẩu các sản phẩm này (Số liệu của Cục Nghề cá biển Quốc gia Mỹ, NMFS). Tình
hình xuất khẩu vào Nhật Bản giảm trong những năm gần đây của Việt Nam cũng
tương tự như của nhiều quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn khác như Indonesia hay
Ấn Độ. Một phần nguyên nhân là từ sự cạnh tranh của Trung Quốc, khi giá trị xuất
khẩu thủy sản vào Nhật Bản của quốc gia này tăng từ 99 triệu Đô-la Mỹ năm 2007

(5% thị phần) lên 183 triệu năm 2009 (10% thị phần). Thái Lan cũng thể hiện sức
cạnh tranh cao tại thị trường này, khi tăng mức thị phần xuất khẩu từ 11% năm
2007 lên 16% năm 2009. Tuy vậy, Thái Lan chủ yếu xuất khẩu sản phẩm tôm thẻ
chân trắng, không trùng với trọng tâm xuất khẩu tôm sú của Việt Nam.
Mức độ đa dạng hóa thị trường của Việt Nam cao hơn mức độ đa dạng hóa
sản phẩm chứng tỏ Việt Nam đa tiếp cận được những thị trường nhập khẩu thủy
sản hàng đầu trên thế giới, nhưng vẫn chưa khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu
của các thị trường này. Ví dụ, chỉ riêng nhóm mặt hàng Giáp xác đông lạnh đa
chiếm 53% xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật, trong khi nhu cầu nhập khẩu của
Nhật đối với Giáp xác đông lạnh chỉ chiếm có 17% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản
năm 2009. Nhóm mặt hàng Cá đông lạnh không phi lê có nhu cầu nhập khẩu vào
Nhật cao nhất (23%) thì chỉ chiếm có 4% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam vào đây.
Bốn là, so với năm quốc gia cạnh tranh xuất khẩu thủy sản trong khu vực,
Việt Nam có mức đa dạng hóa thị trường với tỷ trọng xuất khẩu hài hòa hơn,
nhưng lại kém về mức độ đa dạng hóa sản phẩm
So sánh mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm của thủy sản xuất khẩu
Việt Nam năm 2009 với 5 quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và
Thái Lan cho thấy mức độ đa dạng hóa thị trường của Việt Nam cao nhất và tỷ
17


trọng xuất khẩu tới các thị trường này là tương đối hài hòa. Malaysia có mức độ đa
dạng hóa thị trường thấp nhất do số lượng thị trường xuất khẩu ít và nhiều thị
trường xuất khẩu hàng đầu của quốc gia này như Hồng Kông, Singapore hay Úc
đều chỉ chiếm chưa đến 1% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới năm 2009.
Trung Quốc cũng xuất khẩu thủy sản tới 176 thị trường, bằng với Việt Nam, nhưng
họ tập trung quá nhiều vào 3 thị trường Nhật Bản, Mỹ, và Hàn Quốc35 (55% kim
ngạch xuất khẩu) trong khi 3 thị trường này chỉ chiếm 35% giá trị nhập khẩu thủy
sản thế giới năm 2009. Tuy nhiên, xét về mức độ đa dạng hóa sản phẩm thì Việt

Nam lại đứng ở vị trí rất thấp, chỉ trên Thái Lan. Vị trí thấp của Việt Nam còn đáng
lo ngại hơn khi cả 5 nước so sánh cũng không có mức độ đa dạng hóa sản phẩm
cao (tức là đa dạng hóa sản phảm thấp trong số nhóm nước có mức độ này thấp).
Quốc gia đứng đầu ở chỉ số này là Indonesia cũng chỉ có 3 trên 5 nhóm mặt hàng
xuất khẩu hàng đầu trùng với 5 nhóm mặt hàng có nhu cầu nhập khẩu cao nhất trên
thế giới năm 2009.
Mức độ đa dạng hóa sản phẩm thấp đồng nghĩa với việc Việt Nam dễ bị tổn
thương trước những biến động về giá cả, nhu cầu nhập khẩu và cạnh tranh từ các
quốc gia khác, trong đó, Trung Quốc đang nổi lên là một nhà xuất khẩu thủy sản
hiệu quả với chi phí sản xuất thấp. Điểm chú ý là Trung Quốc cũng tập trung xuất
khẩu Cá phi lê đông lạnh - nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam - và
ba thị trường xuất khẩu hàng đầu năm 2009 của Trung Quốc là Nhật Bản, Mỹ, và
Hàn Quốc cũng là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy vậy, Trung
Quốc cũng là một cơ hội cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vì đây là thị trường
lớn đang rộng mở và nằm ngay sát chúng ta. Thêm vào đó, Trung Quốc hiện đang
phải đối mặt với ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dịch bệnh và sự quản lý an
ninh sinh học yếu kém. Đây là các điểm yếu mà Việt Nam có thể tận dụng, rút kinh
nghiệm để tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Bên cạnh sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu nhóm mặt hàng tương tự, thủy
sản xuất khẩu của Việt Nam còn phải đối mặt với những hàng rào kỹ thuật nghiêm
ngặt từ các nước nhập khẩu. Ví dụ như khách hàng EU tìm hiểu rất kỹ điều kiện
của các cơ sở chế biến/kinh doanh thủy sản, nguồn gốc sản phẩm (đánh bắt/nuôi ở
vùng nào, cho ăn ra sao, sử dụng thuốc gì, các vấn đề môi trường liên quan, v.v.).
Đến giữa năm 2010, mới chỉ có một vùng nuôi tôm và bốn vùng nuôi cá tra của
Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP. Vì vậy, việc cần làm trước mắt của các
doanh nghiệp xuất khẩu là chuẩn bị tốt cho việc chứng nhận quy trình sản xuất an
toàn, đạt tiêu chuẩn Global GAP. Đó cũng là một bước đóng góp vào nâng cao tính
cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu nước ta.
2.2. Phân tích khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
hiện nay

18


2.2.1. Nhận thức của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về công tác nâng
cao khả năng cạnh tranh
Mỗi góc độ xem xét cạnh tranh khác nhau đòi hỏi các phương pháp phân tích
các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh khác nhau. Đó là tác động của người lao động với ý nghĩa khởi nguồn của
sức sáng tạo làm nên năng lực cạnh tranh; là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kết
dính các nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp; là hệ thống luật
pháp, bộ máy quản lý nhà nước và các giá trị xã hội làm nên sức mạnh của một
quốc gia, là các cơ cấu tổ chức xã hội của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh cạnh
tranh của ngành. Ngày nay, với sự biến đổi không ngừng của khoa học công nghệ,
sự thay đổi liên tục của nhu cầu tiêu dùng sản phẩm theo hướng ngày càng cao
hơn, sự cạnh tranh ngày một gay gắt trên thị trường thì doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản đã và đang tăng cương nhận thức về thị trường và đặc biệt là về công tác
nâng cao khả năng cạnh tranh cho chính doanh nghiệp mình. Đó là nhận thức về
tầm quan trọng của công tác nâng cao khả năng cạnh tranh, phương hướng và các
biện pháp mà doanh nghiệp nên áp dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh cho
chính doanh nghiệp mình.
a)Tầm quan trọng của công tác nâng cao khả năng cạnh tranh
Mỗi doanh nghiệpxuất khẩu thủy sản đều tự ý thức được rằng thị trường thủy sản
thế giới còn biến động khá phức tạp và gây nhiều khó khăn cho hoạt động xuất
khẩu thủy sản. Bên cạnh đó, năng lực nội tại của mỗi doanh nghiệp còn nhiều hạn
chế về công nghệ chế biến, chất lượng nguồn nhân lực, quy mô về vốn, khả năng
ứng phó với các biến động của thị trường… Đồng thời, các doanh nghiệp thủy sản
Việt Nam còn chưa có sự liên kết chặt chẽ để tăng cường tiếng nói và sức mạnh
trong các dao dịch quốc tế cũng như chung sức để vượt qua khó khăn. Thêm vào
đó, cơ chế chính sách của Nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập chưa tạo điều kiện
để các doanh nghiệp thủy sản phát triển mạnh mẽ. Những điều đó tuy là thách thức

nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp vương lên tự khẳng định bản lĩnh và
tìm chỗ đứng trên thị trường thủy sản thế giới. Một trong những điều mà doanh
nghiệp mạnh mẽ nhạn thức được là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của daonh
nghiệp để có thể tồn tại và phát triển. Nâng cao khả năng cạnh tranh là một quá
trình lâu dài đòi hỏi doanh nghiệp phải cố gắng nỗ lực không ngừng và có những
phương pháp thích hợp.
b)Các phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
*Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
19


Về nguyên tắc, sản phẩm chỉ có thể tồn tại trên thị trường khi có cầu về sản
phẩm đó. Muốn sản phẩm tiêu thụ được, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường
để đưa ra những sản phẩm mà người tiêu dùng ưa chuộng.
Thứ nhất, ngày nay các sản phẩm nói chung có vòng đời tương đối ngắn, kể cả
các vật phẩm tiêu dùng lâu bền như các đồ dùng gỗ, điện tử, phương tiện đi lại…
Người tiêu dùng luôn đòi hỏi sản phẩm phải có thêm nhiều chức năng mới, hình
dáng, mẫu mã đẹp hơn và thay đổi theo thị hiếu, mức thu nhập, điều kiện sống…
Do đó, doanh nghiệp phải có sản phẩm mới để cung cấp, cũng như phải thường
xuyên cải tiến sản phẩm cũ cho phù hợp với yêu cầu mới của người tiêu dùng. Để
làm được, doanh nghiệp phải chi phí nhiều tiền của, thời gian và công sức để nắm
bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường. Công đoạn này trong doanh nghiệp
thường được gọi là giai đoạn thiết kế và nó cũng góp phần tạo ra nhiều giá trị gia
tăng cho doanh nghiệp. Ngày nay, ở các nước lạc hậu, khả năng thiết kế còn ở trình
độ thấp, các doanh nghiệp có thể mua, thuê bản quyền thiết kế của các doanh
nghiệp tiên tiến hơn theo các hình thức chuyển giao công nghệ hoặc gia công. Để
góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm, việc mua bản quyền thiết kế có lợi
hơn thuê, nhất là khi doanh nghiệp có khả năng cải tiến thiết kế đó để mang lại bản
sắc riêng có của doanh nghiệp. Những sáng tạo thêm sẽ tạo cho sản phẩm của
doanh nghiệp một thị trường độc quyền nhờ tính khác biệt của sản phẩm.

Thứ hai là áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sản phẩm có
chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp. Cách thức
để doanh nghiệp có thể làm chủ loại công nghệ đó là: 1 – Doanh nghiệp luôn là
đơn vị đi đầu trong nghiên cứu, phát minh công nghệ của ngành. Muốn vậy, doanh
nghiệp phải có các cơ sở nghiên cứu mạnh về thiết bị, về nhân lực có trình độ phát
minh cao và triển khai nghiên cứu hiệu quả. Hoạt động phát minh đòi hỏi chi phí
tốn kém và có độ rủi ro cao nên các doanh nghiệp có quy mô lớn và tiềm lực tài
chính mạnh mới có tính khả thi cao; 2 – Doanh nghiệp có khả năng chuyển giao
công nghệ từ tổ chức khác và cải tiến để nó trở thành công nghệ đứng đầu. Đây là
con đường thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, để chuyển giao
công nghệ hiệu quả, doanh nghiệp phải có kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động trên
thị trường công nghệ thế giới, có đội ngũ người lao động sáng tạo và có môi trường
doanh nghiệp khuyến khích sáng tạo.
Thứ ba là cách thức bao gói sản phẩm thuận tiện và khả năng giao hàng linh
hoạt, đúng hạn. Trong môi trường cạnh tranh hiện đại, mức độ tiện lợi trong mua,
bảo quản, sử dụng sản phẩm trở thành tiêu chuẩn rất quan trọng để người tiêu dùng
lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế, nghiên cứu tìm ra quy mô bao gói
thuận tiện trong quá trình sử dụng, tìm ra cách thức bao gói không những đáp ứng
20


yêu cầu vệ sinh mà còn có giá trị thẩm mỹ cao, phù hợp với thị hiếu của khách
hàng. Ngoài ra, trong xã hội hiện đại, thời gian là vốn quý của người tiêu dùng, nếu
được thỏa mãn đúng lúc thì lợi ích thu được từ sản phẩm sẽ lớn hơn, sức hấp dẫn
của sản phẩm tăng lên. Ngày nay, các doanh nghiệp đều tìm các phương thức giao
hàng tiện lợi, thoải mái, tốn ít thời gian và đặc biệt là đúng hẹn cho sản phẩm của
mình. Thương mại điện tử, hệ thống giao hàng tại nhà theo đặt hàng điện thoại,
thiết lập mạng lưới tiêu thụ hiệu quả… là những cách thức giúp doanh nghiệp phục
vụ và giữ khách hàng hiệu quả.
*Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào sức
cạnh tranh của sản phẩm. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao hơn,
giá cả thấp hơn, dịch vụ bán hàng tiện lợi hơn so với các đối thủ khác thì doanh
nghiệp sẽ giành được thị phần xứng đáng. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, khách
hàng có thể thích mua hàng hóa ở cửa hàng gần nhà, thích tiêu dùng sản phẩm mà
họ đã trải nghiệm là phù hợp, tiêu dùng loại sản phẩm mà họ hiểu biết nhiều, hoặc
ưu tiên mua hàng ở các cửa hàng sang trọng… Để tiêu thụ hết số lượng sản phẩm
tối ưu của mình, các doanh nghiệp phải tìm cách tận dụng các sở thích tiêu dùng
của khách hàng thông qua hoạt động chiếm lĩnh các điểm bán hàng tối ưu, thông
qua quảng cáo sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng nhất, giới thiệu sản phẩm để
khách hàng dùng thử, đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm và chi phí
bán hàng để tận dụng hết các phân đoạn thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còn kết
hợp với các doanh nghiệp khác thông qua hệ thống đại lý, liên doanh, mở chi
nhánh, văn phòng đại diện ở những nơi có nhu cầu để mở rộng tối đa thị phần cho
sản phẩm của mình.
* Tăng năng lực của doanh nghiệp trên các phương diện tài chính, công nghệ,
nhân lực, quản lý
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp do chính sức mạnh về tài chính, công nghệ,
nhân lực và khả năng quyết sách đúng, linh hoạt của doanh nghiệp quy định. Ngày
nay, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp không chỉ do tiềm lực tài chính của chủ
sở hữu doanh nghiệp quy định mà ở mức độ lớn hơn, do uy tín của doanh nghiệp
đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng quy định. Nếu có uy tín, doanh nghiệp có
thể tìm kiếm các nguồn tài chính lớn tài trợ cho các dự án hiệu quả của mình. Nếu
không có uy tín, để vay được vốn, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện khắt
khe, hoặc huy động được ít, hoặc lãi suất huy động cao. Trên thị trường tài chính,
uy tín của doanh nghiệp do quy mô tài sản, do truyền thống làm ăn đứng đắn và
hiệu quả, do các quan hệ đối tác lành mạnh… quy định. Để nâng cao năng lực cạnh
21



tranh, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh chân chính,
hiệu quả, lâu dài và luôn giữ gìn uy tín doanh nghiệp như tài sản vô giá.
Để có đội ngũ người lao động có tay nghề cao, doanh nghiệp phải có chiến
lược đào tạo và giữ người tài. Trong xã hội hiện đại đào tạo nguồn nhân lực, nhà
nước và người lao động có vai trò quyết định. Để nâng cao năng suất lao động và
tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược
đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu của mình. Do đó, chương trình
đào tạo, kế hoạch đào tạo hiệu quả chính là một trong những phương thức được sử
dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, cần chú trọng xây dựng chính
sách đãi ngộ như chính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn định lực lượng lao
động của mình, nhất là những lao động giỏi.
Về phần công nghệ, nếu doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết
riêng thì thị trường sản phẩm sẽ có tính độc quyền hợp pháp. Do đó, năng lực
nghiên cứu phát minh và các phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng
tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp đều có xu
hướng thành lập các phòng thí nghiệm, nghiên cứu; đề ra các chính sách hấp dẫn
để thu hút người tài. Ngoài ra, doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho từng
người lao động phát huy sáng kiến cá nhân trong công việc của họ.
Ngày nay, thị trường cán bộ quản lý cao cấp đã hình thành, nhưng số cán bộ
quản lý giỏi có tình trạng cung ít hơn cầu. Vì thế, bản thân doanh nghiệp phải tự
tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ
quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải
định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết
lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi. Tổng hợp
các năng lực tài chính, nhân sự và công nghệ là tỷ lệ và quy mô sinh lợi của doanh
nghiệp. Nếu cả hai tiêu chí tỷ suất và khối lượng lợi nhuận đều khả quan thì doanh
nghiệp có thêm sức mạnh tiềm tàng để hạ giá, chia sẻ lợi nhuận cho đối tác, đầu tư
cho nghiên cứu, tiếp thị… và sẽ gián tiếp làm tăng sức cạnh tranh.

2.2.2. Thực tiễn quá trình thực hiện công tác nâng cao khả năng cạnh tranh

của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chiếm
khoảng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước với tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 1997-2001 là 25%. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt
1.760 triệu USD. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu đây là một trong những
22


mặt hàng có khả năng cạnh tranh của Việt Nam hiện tại cũng như trong những năm
tới. Theo dự báo của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
sẽ đạt 2500 triệu USD năm 2005 và 3.500 triệu USD vào năm 2010. Các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua cuả Việt Nam đang từng bước thực
hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình nói
riêng và ngành thủy sản Việt Nam nói chung để có thể đứng vững trên thị trường
quốc tế.
a) Nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong
chế biến thủy sản
Trong những năm qua, để đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm
hải sản, ngành thuỷ sản đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng sản lượng thuỷ sản
xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trước năm 1994, Việt Nam chỉ đạt không quá
1,5% hàng thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường EU. Đến nay Việt Nam đã lần lượt
vượt qua 3 rào cản của EU. EU cũng đã công nhận Việt Nam đảm bảo độ tin cậy
trong kiểm soát dư lượng đối với thuỷ sản nuôi (Quyết định 159-2/2000). Ngoài ra
thuỷ sản của Việt Nam cũng được các thị trường khó tính khác như Nhật Bản, Hoa
Kỳ, Australia chấp nhận. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng việc xuất khẩu hải sản
của Việt Nam cũng đang gặp phải những khó khăn liên quan đến việc đáp ứng các
yêu cầu về về sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
Theo báo cáo của Bộ Thuỷ sản, đến nay mới chỉ có 78/264 cơ sở chế biến thuỷ
sản được Bộ Thuỷ sản công nhận đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện đảm bảo
VSATTP, bao gồm các loại hình chế biến thuỷ sản đông lạnh, chế biến thuỷ sản

khô, chế biến đồ hộp, chế biến nước mắm xuất khẩu. Chỉ số này cho thấy, còn đến
70,5% số cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP ngành thuỷ sản và còn 20%
sản phẩm còn đang được sản xuất trong điều kiện không đạt tiêu chuẩn đảm bảo
VSATTP (78/264 doanh nghiệp chiếm 80% lượng hàng xuất khẩu). Đối với các cơ
sở chế biến đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP ngành thuỷ sản, việc áp dụng
HACCP là nội dung bắt buộc. Tuy nhiên, việc áp dụng HACCP trong các cơ sở
chế biến thuỷ sản xuất khẩu còn mang nặng tính hình thức, đối phó với các thị
trường nhập khẩu, với cơ quan kiểm tra. Đa số các doanh nghiệp chưa quan tâm
đầy đủ việc áp dụng thực sự HACCP tại cơ sở và thực sự coi HACCP là biện pháp
hữu hiệu để quản lý chất lượng & VSATTP đối với sản phẩm do cơ sở sản xuất, từ
đó dẫn đến nhiều lô hàng bị huỷ bỏ hoặc bị trả về do không đạt yêu cầu.
Có thể nhận thấy rằng, hàng thuỷ sản của ta đang gặp phải những rào cản môi
trường rất lớn. Hơn nữa thị trường xuất khẩu chính lại là những thị trường có tiêu
chuẩn rất nghiêm ngặt và có thể thay đổi theo hướng ngày càng nghiêm ngặt hơn.
23


Khó khăn lớn nhất của Việt Nam là công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm thuỷ
hải sản còn lạc hậu, do đó cần có sự đầu tư mạnh mẽ để đổi mới công nghệ, nâng
cao chất lượng sản phẩm, tổ chức lại khâu kiểm tra chất lượng nhằm đáp ứng yêu
cầu của khách hàng nước ngoài.
Nhằm ổn định việc xuất khẩu thủy sản theo hướng bền vững, nhiều doanh
nghiệp đang tìm biện pháp tháo gỡ. Công ty AGIFISH (An Giang) thực hiện mô
hình nuôi cá tra, cá ba sa sạch trên 20 ha ở An Trạch Trung, Chợ Mới. Công ty CP
chế biến thủy sản xuất khẩu Việt An đầu tư xây dựng vùng nuôi cá nguyên liệu
sạch và dành 300.000 USD xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại chuyên kiểm
nghiệm chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào chế biến xuất khẩu. Một số doanh
nghiệp ở Bình Thuận bắt đầu ký hợp đồng với các chủ tàu thuyền, chủ vựa cam kết
cung cấp nguyên liệu hải sản sạch, không nhiễm kháng sinh bị cấm với giá thu
mua cao. Công ty TNHH Hải Thuận (Bình Thuận ) tiến hành thử từng lô nguyên

liệu trước khi đưa vào chế biến, sau đó kiểm tra lại sản phẩm trước khi đưa ra thị
trường. Bằng cách này mỗi tháng Hải Thuận xuất khẩu 60 tấn hàng bạch tuộc đông
lạnh sang Nhật Bản (mặc dù chi phí tốn kém).
b)Tái cấu trúc doanh nghiệp để ứng phó với khó khăn
Khó khăn của doanh nghiệp là thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, chi phí đầu vào
tăng, thị trường xuất khẩu giảm, khả năng cạnh tranh sản phẩm thấp… Ông Trần
Thiện Hải, Chủ tịch VASEP cho rằng, đây là những khó khăn không mới, nhưng
đang tăng đến mức độ trầm trọng. Thống kê từ hiệp hội các doanh nghiệp chế biến
và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, có đến 40% doanh nghiệp chế
biến, kinh doanh thủy sản đang ngưng hoạt động; chỉ trong quý I/2012, từ 800
doanh nghiệp chỉ còn khoảng 470 doanh nghiệp hoạt động. Tuy vậy, trong khó
khăn như trên vẫn có không ít daonh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh hiệu
quả, đang vượt khó nhờ đã tự tái cấu trúc lại hoạt động, như tự đầu tư vùng nuôi,
cơ cấu lại chiến lược thị trường, cơ cấu lại sản phẩm, thay dổi phương thức quản
trị… Đã có đến ½ oanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra xây dựng được vùng nuôi
cá tra riêng, doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu đã có diện tích tự nuôi trồng tôm
hay liên kết với nông dân đạt đến hàng ngàn ha và số lượng ngày càng tăng. Cũng
đã có doanh nghiệp tự xây dựng nguồn nguyên liệu đầu vào qua việc đầu tư vào
đội tàu đánh bắt xa bờ… VASEP cho biết, nhờ đã tái cơ cấu kịp thời nên 20 doanh
nghiệp tôm lớn chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước đang trong tình trạng
ổn định. Những tên tuổi đang tích cực vượt khó hiệu quả là Vĩnh Hoàn, Hùng
Vương… Họ tái cấu trúc lại vì quyền lợi của chính mình, không vì thành tích.
Trong chuyến khảo sát thủy sản vùng ĐBSCL mới đây, bà Nguyễn Thị Hồng
Minh, Chủ tịch Danh dự của VASEP cũng cho rằng, đang có rất nhiều doanh
24


nghiệp thủy sản trong khu vực đang trong quá trình sắp xếp lại hoạt động để thích
nghi với tình hình mới và có hoạt động ổn định.
c) Nâng cao giá trị gia tăng cho thủy sản xuất khẩu

Những năm trở lại đây các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu triển khai
nhiều kế hoạch, dự án đổi mới trang thiết bị công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã và
mặt hàng, trong đó tập trung chế biến những sản phẩm tinh chế có giá trị gia tăng
cao nhằm giảm lượng nguyên liệu nhưng vẫn đảm bảo doanh thu và lợi nhuận.
Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cũng đã hướng dần sang chế biến
những mặt hàng tinh chế, có giá trị gia tăng cao để nâng giá trị xuất khẩu và tiết
kiệm nguyên liệu. Trước đây, sản phẩm thủy sản xuất khẩu phần lớn ở dạng thô thì
nay đã có nhiều sản phẩm tinh bán trực tiếp đến người tiêu dùng ở nước ngoài, như
tôm sú nguyên con hấp, tôm luộc đông lạnh, tôm duỗi, cá ngừ đại dương chế biến
cấp đông, xông khói dạng phi lê...
Một trong những doanh nghiệp đi đầu về sản xuất các mặt hàng tinh chế là
Công ty cổ phần đông lạnh Quy Nhơn. Từ năm 2010 đến nay, công ty đã tập trung
sản xuất các mặt hàng tinh chế, ăn liền cao cấp như tôm sú hấp, tôm thẻ hấp, tôm
sú luộc đông lạnh, tôm thẻ luộc đông lạnh… xuất khẩu. Hiện công ty có khoảng 30
mặt hàng tinh chế, dạng hàng siêu thị ăn liền được sản xuất từ dây chuyền công
nghệ mới, hiện đại, chủ yếu cung cấp cho các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc,
EU, Mỹ, Úc và các nước châu Á. Hiện nay, doanh nghiệp đã ký hợp đồng với một
số khách hàng mới, sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, cung cấp thẳng
đến các siêu thị. Nhờ đó, trong năm 2011 vừa qua, công ty vẫn thực hiện kim
ngạch xuất khẩu đạt 5,6 triệu USD, tăng 20% so với năm 2010. 5 tháng đầu năm
2012, công ty thực hiện kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 triệu USD, tăng 25% so với
cùng kỳ năm 2011. Trong định hướng phát triển, công ty đang nâng dần tỉ lệ các
mặt hàng tinh chế xuất khẩu.
Theo tính toán của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, để tạo ra một
giá trị kim ngạch xuất khẩu như nhau, so với chế biến các sản phẩm thô, việc chế
biến các sản phẩm tinh chế có thể tiết kiệm được khoảng 40% lượng nguyên liệu,
giá bán cao hơn từ 40-50%, nên lợi nhuận thu về cao hơn. Bên cạnh đó, việc sản
xuất hàng tinh chế còn hạn chế được lượng chất thải nên giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
2.3. Đánh giá thực trạng nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

xuất khẩu thủy sản

25


×