Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Những chuyển biến kinh tế xã hội ở khánh hòa từ năm 1975 đến 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 218 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
----------------------------------

NGUYỄN THỊ KIM HOA

NHỮNG CHUYỂN BIẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KHÁNH HÒA
TỪ NĂM 1975 ĐẾN 2005

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.54.05

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

----------------------------------

NGUYỄN THỊ KIM HOA

NHỮNG CHUYỂN BIẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KHÁNH HÒA
TỪ NĂM 1975 ĐẾN 2005

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.54.05



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. Huỳnh Lứa
2. TS. Huỳnh Thị Ngọc Tuyết

Thành phố Hồ Chí Minh, 2010

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
được sử dụng trong luận án là từ nhiều nguồn và tự điều tra. Đề tài nghiên
cứu và các kết luận của luận án chưa có sự công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.

TÁC GIẢ

2


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ---------------------------------------------------4
DẪN LUẬN ----------------------------------------------------------------------------------5
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ---------------------------------------------5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ---------------------------------------------------------------6
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------------------------10
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu --------------------------------------------11
5. Đóng góp khoa học của luận án---------------------------------------------------------12

6. Bố cục của luận án ------------------------------------------------------------------------13
Chương 1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI Ở KHÁNH
HÒA & THỰC TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI TRƯỚC NĂM 1975 --------------15
1.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI -------------------------------15
1.1.1. Về điều kiện tự nhiên---------------------------------------------------------------15
1.1.2. Về xã hội -----------------------------------------------------------------------------19
1.1.2.1. Dân cư-------------------------------------------------------------------------------19
1.1.2.2. Cơ cấu hành chính ----------------------------------------------------------------23
1.2. KINH TẾ-XÃ HỘI KHÁNH HÒA TRƯỚC NĂM 1975 ---------------------27
1.2.1. Kinh tế ---------------------------------------------------------------------------------27
1.2.2. Xã hội ---------------------------------------------------------------------------------41
Chương 2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở KHÁNH
HÒA TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1989 -------------------------------------------------51
2.1. TÌNH HÌNH KHÁNH HÒA SAU NGÀY GIẢI PHÓNG VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH ---------------------------------------------------51
2.1.1 Tình hình Khánh Hòa sau giải phóng -------------------------------------------51
2.1.2. Định hướng phát triển của tỉnh --------------------------------------------------54
2.2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN
1975 -1986 ------------------------------------------------------------------------------------58
2.2.1. Chuyển biến trong các ngành kinh tế -------------------------------------------58
2.2.1.1. Nông nghiệp (lâm, ngư) -----------------------------------------------------------59
2.2.1.2. Công nghiệp-------------------------------------------------------------------------68
2.2.1.3. Dịch vụ ------------------------------------------------------------------------------71

3


2.2.2. Chuyển biến trong đời sống xã hội ----------------------------------------------78
2.2.2.1. Đời sống vật chất, việc làm -------------------------------------------------------78
2.2.2.2. Đời sống văn hóa, giáo dục, y tế -------------------------------------------------82

2.3. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN
1986 – 1989-----------------------------------------------------------------------------------89
2.3.1. Chuyển biến cơ cấu kinh tế -------------------------------------------------------90
2.3.2. Chuyển biến trong đời sống xã hội ----------------------------------------------99
Chương 3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở KHÁNH
HÒA TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2005 -------------------------------------------------103
3.1. TÌNH HÌNH KHÁNH HÒA SAU KHI TÁI LẬP TỈNH----------------------103
3.2. CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ ----------------------------------------------------104
3.2.1. Chuyển biến cơ cấu thành phần kinh tế --------------------------------------104
3.2.2. Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế --------------------------------------------111
3.2.2.1. Nông nghiệp phát triển theo hướng vững chắc --------------------------------111
3.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến ---------121
3.2.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hoạt động Dịch vụ, du lịch -----------128
3.3. CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI -------------------------------140
3.3.1. Lao động, việc làm -----------------------------------------------------------------140
3.3.2. Đời sống vật chất ngày càng cao -------------------------------------------------146
3.3.3 Đời sống văn hóa, giáo dục, y tế từng bước được cải thiện -----------------149
3.3.4. Phân tầng xã hội ngày càng rõ rệt -----------------------------------------------156
KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------------------------161
TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------------175
PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------------190

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT
CNTB
CNXH

DNTN
DNNN
GTVT
GDP
GTSX
HTXNN
HTX
KHXH
KT-XH
KTM
KCN
LLSX
NCLS
NXB
QHSX
THCS
THPT
TBCN
TNHH
TTLTQG
TW
UBND
VNDCCH
FDI
XHCN
Sở GD&ĐT
Sở LĐTB&XH

ĐỌC LÀ
Chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa xã hội
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp nhà nước
Giao thông vận tải
Tổng sản phẩm
Giá trị sản xuất
Hợp tác xã nông nghiệp
Hợp tác xã
Khoa học xã hội
Kinh tế – xã hội
Kinh tế mới
Khu công nghiệp
Lực lượng sản xuất
Nghiên cứu lịch sử
Nhà xuất bản
Quan hệ sản xuất
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tư bản chủ nghĩa
Trách nhiệm hữu hạn (Công ty)
Trung tâm lưu trữ quốc gia
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Xã hội chủ nghĩa
Sở Giáo dục& Đào tạo
Sở Lao động Thương binh & Xã hội

5



DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Khánh Hòa, vùng đất có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên (rừng, núi, biển,
đảo, khí hậu...), nằm ở vị trí cửa ngõ của miền Trung – Tây Nguyên, trung tâm kinh
tế của cả nước... Điều kiện ấy tạo ra những thuận lợi cơ bản trong bước đường phát
triển KT-XH của tỉnh và có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế
chung của cả nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân Khánh Hòa luôn vượt qua
mọi khó khăn, gian khổ, đấu tranh với thiên nhiên, xã hội để bảo tồn và phát triển.
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển kể từ sau giải phóng (1975) đến
nay, nền KT-XH tỉnh Khánh Hòa đã có những chuyển biến quan trọng và khá toàn
diện. Khánh Hoà không chỉ cùng cả nước có biến chuyển về cơ chế quản lý kinh tế
(từ bao cấp sang thị trường), cơ cấu kinh tế, đời sống xã hội, đời sống văn hoá, mà
còn khơi dậy tiềm năng thế mạnh, phát huy vị thế địa - kinh tế, địa - chính trị của
mình, góp phần làm thức dậy cả một vùng Nam Trung Bộ vào quá trình phát triển
bền vững trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.
Tại sao Khánh Hoà có sự chuyển biến toàn diện như vậy? Quá trình 30 năm
phát triển ấy, Khánh Hoà đã được những kết quả như thế nào và để lại bài học kinh
nghiệm thực tiễn gì cho công cuộc xây dựng và phát triển trong tương lai của địa
phương cũng như toàn vùng? Đó là những vấn đề đặt ra cần được giải đáp trên cơ
sở khoa học, tổng kết lịch sử, làm căn cứ cho việc hoạch định kế sách phát triển
trong hiện tại và tương lai.
Hơn lúc nào hết, việc nghiên cứu quá trình phát triển KT-XH của Khánh Hoà
trong 30 năm sau ngày thống nhất đất nước, cùng cả nước đi lên CNXH (19752005) là rất cần thiết, nhằm làm rõ bức tranh tổng thể của lịch sử, lý giải những căn
nguyên của sự phát triển, đưa ra những nhận định, đánh giá về vai trò của những
yếu tố chủ quan, khách quan, những đặc điểm chung và tính đặc thù của địa
phương, từ đó thấy rõ hơn và phong phú hơn bức tranh toàn cảnh nền KT-XH của
địa phương cũng như của cả nước trong giai đoạn lịch sử này.


6


Mặt khác, trong thời kỳ phát triển và hội nhập hiện nay, để hiểu rõ thế và lực
của một địa phương trong hành trình cùng cả nước bước vào sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Khánh Hòa cũng như mỗi địa phương đều phải có hoạch định
chiến lược cho mình. Việc nghiên cứu về quá trình phát triển trong thời kỳ từ sau
giải phóng đến nay nhằm làm cơ sở khoa học cho công việc định hướng này cần
phải có những công trình tổng kết lịch sử. Điều đó không chỉ đáp ứng yêu cầu của
việc hoạch định chính sách, mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ hôm nay thêm tự
hào về mảnh đất anh hùng trong kháng chiến, có sức bật mạnh mẽ trong hòa bình
kiến thiết, sẽ có thêm ý thức phục vụ và cống hiến tốt trong hiện tại và tương lai.
Đề tài Những chuyển biến về KT-XH ở Khánh Hòa từ năm 1975 đến năm
2005 nhằm góp một góc nhìn từ khoa học lịch sử cho địa phương trong mục đích
hoạch định chính sách ấy. Cụ thể là, trên cơ sở nghiên cứu các nguồn tư liệu, kế
thừa các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả trình bày một cách tổng quát
chuyển biến KT-XH Khánh Hòa giai đoạn 1975-2005, từ đó rút ra những đặc điểm
phát triển vừa có tính qui luật vừa có tính đặc thù của địa phương. Đồng thời, mạnh
dạn đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển nhằm đưa nền KT-XH Khánh
Hòa trong tương lai gần sẽ trở thành một trọng điểm phát triển bền vững của vùng
Nam Trung Bộ, góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước hiện nay dưới ánh sáng đường lối Đổi mới của Đảng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Viêt về vùng đất Khánh Hòa xưa đã có Lịch triều hiến chương loại chí (phần
Dư địa chí) của Phan Huy Chú (1782-1840), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn
(1726-1784), Đại Nam nhất thống chí (quyển XI) của Quốc sử quán triều Nguyễn.
Các công trình đã phác họa được mảnh đất Khánh Hòa trong buổi đầu hình thành
nền hành chính và lịch sử.
Khái quát và cụ thể hơn là các công trình của người Pháp viết về Khánh Hòa
qua việc nghiên cứu nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn về Champa có Thống kê khảo tả các

di tích Champa ở Trung Kỳ, Paris (1908-1918) của H.Parmentier (đã dịch); về đặc
điểm khí hậu Nha Trang có Climatologie de Nha Trang 1901, 1903...; về du lịch:

7


L’Annam: Notice touristique 1919; thông báo về bến tàu Ba Ngòi... Escale à Ba
Ngoi – Navires étrangers effectuant des croisières touristiques en Extrême- Orient
1934; giới thiệu về hoạt động của các Viện nghiên cứu ở Nha Trang như Rapport
sur le Fonctionnement de l’Institut Pasteur de Nha Trang en 1936; Par Paul Munier
(1940): l’Institut océanographique de Nha Trang (1940); Cuộc thám hiểm của nhà
bác học Yersin: Noel Bécnard – Yersin, Pionnier, Savant, Explorateur; hay nghiên
cứu về đặc điểm KT-XH của một vùng đánh bắt hải sản (Nha Trang): Caractères
économiques et sociaux d'une région de pêche Maritime du centre Vietnam - Nha
Trang của tác giả Guy Moréchand (1955)… Các tài liệu này đã phản ánh từ sinh
hoạt văn hóa bản địa, thiên nhiên, cảnh quan, tiềm năng kinh tế Khánh Hòa. Những
công trình này giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn khái quát và sơ khai về một
số khía cạnh trong đời sống KT-XH của vùng đất Khánh Hòa những năm đầu thế
kỷ XX.
Thời kỳ từ sau năm 1954 đến trước năm 1975, trong điều kiện đặc thù của
chiến tranh, thực tế, số lượng công trình nghiên cứu về Khánh Hòa không nhiều,
nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo cứu và phác hoạ bức tranh tổng thể
lịch sử-văn hoá.... Những tác phẩm tiêu biểu là Xứ Trầm hương của Quách Tấn
(1961) và Non nước Khánh Hòa của Nguyễn Đình Tư (1969)…. Những cuốn sách
này có giá trị như một dư địa chí của tỉnh lúc bấy giờ. Trong đó, các tác giả đã công
phu nghiên cứu về địa lý tự nhiên, danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán, văn
hóa làng, một số sự kiện lịch sử đã diễn ra từ thời kỳ từ thời Tây Sơn…. Tuy chỉ
dừng lại ở mức sưu tầm, giới thiệu, nặng về mô tả, chưa mang tính nghiên cứu
chuyên sâu một vấn đề nhưng người đọc cũng có khả năng hình dung ra một quá
trình chuyển biến, phát triển đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của Khánh Hòa

trong thời gian chiến tranh.
Đáng chú ý là các các chương trình điều tra, nghiên cứu về KT-XH miền
Nam như Kinh tế Việt Nam cộng hòa do Nhà xuất bản cấp tiến (1972) đã giúp tác
giả nắm bắt bối cảnh chung của miền Nam, qua đó, tìm ra những nét riêng về KTXH Khánh Hòa dưới chế độ cũ. Cũng trong thời gian này, một số sách báo, tạp chí

8


ở miền Bắc đã đề cập đến Khánh Hòa trong không gian chung của đất nước: Tình
hình Kinh tế miền Nam Việt Nam (1974) của Ủy ban Khoa học xã hội…. Nhìn
chung, những nghiên cứu về Khánh Hòa trong giai đoạn này của cả 2 bên đã cung
cấp những kết quả ban đầu về điều kiện tự nhiên, con người, KT-XH Khánh Hoà
nhất là những hiểu biết về vùng đất có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), các công trình điều tra,
nghiên cứu về Khánh Hòa đã mang tính hệ thống hơn. Trong đó, có công trình dưới
dạng tổng kết, hoặc nghiên cứu chuyên ngành đã được công bố rộng rãi.
Về địa lý tự nhiên: Đặc điểm khí hậu và thủy văn tỉnh Khánh Hòa (1995)
của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường; Đất và người xứ Trầm hương (1999)
Nguyễn Gia Nùng, NXB Trẻ. Khánh Hòa địa chỉ và danh thắng (2007), Sở Văn
hóa Thông tin Khánh Hòa. Ngoài ra còn có thể khai thác nội dung này trong Địa
chí Khánh Hòa (2003) của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Khánh Hòa - Nha Trang, một
tiềm năng, một hiện thực (2004) của Vũ Ngọc Phương…. Cac công trinh nay đã phác
học về một “non nước” Khánh Hòa , với nguôn tư liêu đang tin cây, giúp người nghiên
cứu có cái nhìn tổng quan về điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa lý, tai nguyên rưng,
biên...
Về dân tộc, dân cư cùng những nét văn hóa truyền thống: được đề cập trong
một số tác phẩm như Người Raglai ở Khánh Hòa của tác giả Phan Xuân Biên; Tục
thờ Mẫu; Nghi lễ múa bóng ở Khánh Hòa (2008) của Trần Việt Kỉnh; Địa danh
gốc Chăm ở Khánh Hòa, viết trong “Khánh Hòa - Diện mạo văn hóa, một vùng
đất” tập 1 (1998), trang 16-21 của Nguyễn Công Bằng; Từ Dinh Thái Khang đến

Khánh Hòa (2004) cua Nguyễn Viết Trung, Ngô Văn Ban..., NXB Văn hóa Thông tin
Khánh Hòa. Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống Khánh Hòa 350 năm,
Nguyễn Văn Khánh chủ biên…. Cac công trinh đa phuc dưng lai nhưng điêm nôi bât
vê dân tôc, dân cư, cung net văn hoa truyên thông đươc bao lưu ơ Khanh Hoa.
Về kinh tế có Yến sào Khánh Hòa (1992) của Nguyễn Hồng Sinh; Lưới
đăng, nghề biển truyền thống ở Khánh Hòa (2003) của Nguyễn Viết Trung; Khánh
Hòa thế và lực mới (2004), NXB Chính trị quốc gia; Phát triển kinh tế HTX Nông

9


nghiệp trong quá trình đổi mới ở Khánh Hòa (1997), Kỷ yếu Hội thảo khoa học
tỉnh; Khai thác tiềm năng và xây dựng vịnh Vân Phong thành vùng kinh tế trọng
điểm quốc gia (2004), Hội thảo của Hội KHKT biển Khánh Hòa. Các công trình
này mang tính nghiên cứu chuyên sâu về một số ngành, nghề truyền thống hay
mang tính chuyên đề kinh tế ở một lĩnh vực nào đó.
Về các vấn đề xã hội: được các đơn vị, cơ quan chuyên trách điều tra nghiên
cứu như Tài liệu Hội nghị triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo; Dân số lao
động, việc làm, chính sách xã hội; Báo cáo về công tác thương binh, liệt sỹ, người
có công ở Khánh Hòa... của Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh.
Bổ sung cho nguồn tư liệu này còn có các công trình nghiên cứu lịch sử địa
phương, các bài báo, Báo cáo tổng kết của các ngành, Tập san địa phương cũng là
những nguồn cung cấp tư liệu đáng kể cho luận án: Lịch sử Đảng bộ Nha Trang
(1985); Lịch sử Đảng bộ Phú Khánh (1985); Lịch sử Đảng bộ Khánh Hòa giai
đoạn 1930-1975; Lịch sử Đảng bộ Khánh Hòa giai đoạn 1975-2005; Lịch sử địa
phương các huyện, xã. Nhân kỷ niệm Khánh Hòa 15 năm xây dựng và phát triển
(1989-2004), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hoà đã tập hợp những bài viết về
thành tích của các ngành.
Những vấn đề liên quan đến kinh tế như lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất, cơ cấu kinh tế, các chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu là vấn đề hết sức quan trọng

được phân tích đánh giá trong các kỳ Đại hội Đảng bộ Tỉnh. Nghị quyết tỉnh Đảng
bộ, chỉ đạo rõ nhất là Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ 14 (2001) và lần thứ
15 (2005). Bên cạnh đó là nhiều bài báo của các tác giả khác đăng trên Tạp chí
chuyên ngành như Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí lịch sử Đảng, Tạp chí địa phương,
Tạp chí Xưa & Nay, và các báo khác do địa phương phát hành như Tạp chí Thông
tin du lịch, Tạp chí Khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa…, nguồn
tư liệu này chi đê câp môt mang hay môt khia canh cua đê tai tac gia quan tâm. Bên cạnh
đó là một số luận án, luận văn của sinh viên các trường Khoa học xã hội & Nhân văn
cũng viết rõ thêm tiềm năng thế mạnh của vùng đất Khánh Hòa.

10


Lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy, đã có nhiều công trình đề cập đến các
vấn đề KT-XH Khánh Hòa, tức là nghiên cứu từng vấn đề của từng giai đoạn cụ
thể. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu liền mạch “Những chuyển biến
của KT-XH ở Khánh Hòa từ năm 1975 đến năm 2005” hoặc sự chuyển biến kinh tế
trọn vẹn của một giai đoạn nào đó. Đề tài luận án tuy không còn mới mẻ nhưng
thực sự còn thiếu những công trình hệ thống dưới góc độ lịch sử, thiếu những
phương pháp tiếp cận KT-XH đương đại. Và như thế, luận án sẽ góp phần bổ
khuyết tình hình nghiên cứu đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn không gian nghiên cứu là vùng đất hành chính của Khánh
Hòa hiện nay, gồm cả thời kỳ Phú Khánh 1976-1989 (sáp nhập tỉnh Phú Yên,
Khánh Hòa).
Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài là từ 1975 đến 2005, trong đó, trọng
tâm nghiên cứu là 2 thời kỳ: thời kỳ sáp nhập tỉnh (1975-1989) và thời kỳ tái lập
tỉnh (1989 - 2005).
Đối tượng nghiên cứu là những chuyển biến KT-XH ở Khánh Hòa trong 2
thời kỳ nêu trên. Trong khuôn khổ của một luận án, tác giả không thể đề cập tất cả

các vấn đề về KT-XH, mà tập trung tìm hiểu những nội dung chủ yếu có biến động
rõ nét và tác động mạnh đến KT-XH của tỉnh. Cụ thể :
Về kinh tế là QHSX, cơ cấu kinh tế và các ngành kinh tế quan trọng (Nông
nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ, du lịch...). Trong đó, đi sâu vào ngành kinh tế mũi
nhọn trong từng thời kỳ: thời kỳ 1975-1985 (Phú Khánh) là kinh tế Nông nghiệp; từ
năm 1986 mà chủ yếu là từ năm 1989 (tái lập tỉnh) đến năm 2005 là kinh tế Công
nghiệp – Dịch vụ, du lịch. Trong kinh tế nông nghiệp, trọng tâm là vấn đề sở hữu
và sử dụng đất đai, trong kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ, du lịch là tốc độ tăng
trưởng của các ngành đưa đến bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh; từng ngành là
chuyển biến cơ cấu nội bộ ngành.
Về xã hội là vấn đề dân cư, phân hóa giai cấp, chuyển biến xã hội (thành
phần, lực lượng, chất lượng lao động…), đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư.

11


Ngoài ra còn nghiên cứu cả những nhân tố góp phần tạo nên sự chuyển biến xã hội
như văn hóa, giáo dục, y tế…
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Luận án sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch sử là
Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic. Việc vận dụng 2 phương pháp này để
phân tích, lý giải những chuyển biến KT-XH ở Khánh Hòa được xem xét cụ thể qua
các giai đoạn phát triển, tập trung làm rõ bối cảnh lịch sử và trạng thái phát triển về
chất mỗi giai đoạn, qua đó, dựng lại bức tranh lịch sử về sự phát triển KT-XH
Khánh Hòa trong phạm vi thời gian và không gian đã xác định.
Ngoài ra luận án cũng sử dụng một số phương pháp cụ thể trong quá trình
nghiên cứu như Phương pháp phân tích và tổng hợp được chú ý vận dụng để tạo
thêm chiều sâu cho nội dung nghiên cứu; Phương pháp so sánh để tìm ra tính kế
thừa và sự sáng tạo mới trong quá trình phát triển KT-XH của giai đoạn lịch sử;
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa nhằm tiếp cận KT-XH ở Khánh Hòa từ

nhiều góc độ …
Tài liệu sử dụng trong Luận án này được tìm kiếm từ nhiều nguồn:
Trước hết là nguồn tài liệu gốc, đang được lưu trữ tại Thư viện tổng hợp
Khánh Hòa, Trung tâm lưu trữ quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm lưu
trữ quốc gia III, Hà Nội, bao gồm tài liệu thời Pháp (trước 1954), tài liệu của Phủ
Tổng thống, Phủ Thủ tướng, các Nha kinh tế chế độ cũ (giai đoạn 1954-1975); thời
kỳ Phú Khánh (1975-1989). Nguồn tài liệu này có giá trị tham khảo cao.
Tiếp đó là các Văn kiện, Báo cáo tổng kết của Đảng, Nhà nước, chủ trương
chính sách của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, các Báo cáo tổng kết của các ban ngành liên
quan đến đề tài luận án như Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp, Sở Du lịch –
Thương mại, Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
Khánh Hòa…. Nguồn tài liệu này rất phong phú, cung cấp nhiều số liệu, nhận định
trên nhiều phương diện khác nhau; qua đó tác giả có thể nắm bắt tình hình, đánh giá
được sự chuyển biến KT-XH trong từng giai đoạn lịch sử ở Khánh Hòa.

12


Nguồn số liệu thống kê, số liệu điều tra mà tác giả khai thác chủ yếu từ các
nguồn chính thống: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, Tổng cục Thống kê Việt Nam,
Cục Thống kê Ninh Thuận, Cục Thống kê Phú Yên, Số liệu thống kê của bộ Lao
động Thương binh & Xã hội…, trong đó có các thống kê mang tính chuyên ngành
như thống kê từ các đợt điều tra dân số, báo cáo tổng kết ngành kinh tế Nông
nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ, du lịch… Dựa vào những số liệu này tác giả có thể
đưa ra được những nhận xét có tính chất định lượng đối với các vấn đề cụ thể, từng
giai đoạn hay cả quá trình phát triển.
Luận án cũng kế thừa và sử dụng số liệu, ý kiến của một số tác phẩm và
chuyên khảo có độ tin cậy viết về các ngành KT-XH Khánh Hòa và một số bài
được đăng trên báo Đảng, các tập san, chuyên san của địa phương, kể cả báo viết
trước năm 1975 (Chấn hưng Kinh tế, Hành chánh khảo lược…).

Ngoài ra, tác giả còn khảo sát thực địa những vùng đang quy hoạch theo dự
án đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp đang hoạt động, các khu du lịch lớn,
cộng đồng dân cư ở miền núi… để thu thập thêm chất liệu thực tế trong quá trình
thực hiện luận án.
5. Đóng góp khoa học của Luận án
- Luận án tập hợp và bước đầu tổng hợp nhiều nguồn tài liệu liên quan đến
KT-XH Khánh Hòa qua các thời kỳ phát triển (1975-2005), phục vụ cho việc dựng
lại bức tranh lịch sử 30 năm phát triển KT-XH Khánh Hòa từ sau giải phóng.
- Luận án làm sáng tỏ điểm xuất phát của Khánh Hòa đi lên CNXH có nhiều
đặc thù, trong đó có những thuận lợi rất cơ bản do vị trí, điều kiện tự nhiên và
những tiền đề lịch sử KT-XH, góp phần làm cho quá trình phát triển chuyển biến
KT-XH trong thời kỳ 30 năm sau giải phóng trở nên mạnh mẽ và toàn diện hơn,
nhất là khi khơi dậy và khai thác được tiềm năng thế mạnh từ vị trí địa – kinh tế, địa
– chính trị.
- Luận án khẳng định sự chuyển biến của nền KT-XH Khánh Hòa trong 30
năm sau giải phóng là đúng hướng, đúng với tiềm năng thế mạnh của địa phương,
đúng với vị trí địa – chính trị - kinh tế của một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

13


Những chuyển biến KT-XH của Khánh Hòa vì vậy đã góp phần vào sự chuyển biến
chung của cả khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, góp phần thúc đẩy nhanh chóng
công cuộc Công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
- Luận án bước đầu rút ra một số nhận định đánh giá về quá trình phát triển
KT-XH trong 30 năm sau giải phóng, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn
nhằm góp thêm cơ sở và luận giải khoa học cho việc hoạch định chính sách, định
hướng phát triển nền KT-XH Khánh Hòa cũng như toàn khu vực duyên hải Nam
Trung Bộ trong hiện tại và tương lai.
6. Bố cục của luận án

Luận án ngoài Dẫn luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục có 3
chương nội dung và phần kết luận. Các chương của luận án gồm:
- Chương 1 – Vài nét về điều kiện tự nhiên - xã hội Khánh Hòa và thực trạng kinh
tế - xã hội trước năm 1975
- Chương 2 – Những chuyển biến kinh tế - xã hội Khánh Hòa từ năm 1975 đến năm
1989
- Chương 3 – Những chuyển biến kinh tế - xã hội Khánh Hòa từ năm 1986 đến năm
2005
Kết luận của luận án bước đầu tổng kết những vấn đề liên quan đến quá trình
phát triển và chuyển biến của nền KT-XH Khánh Hòa trong 30 năm sau giải phóng,
đặc biệt là quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và bước vào thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.

14


[ Nguồn: 179, tr.5]

15


Chương 1
VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI Ở KHÁNH HÒA
VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRƯỚC NĂM 1975
1.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHÁNH HÒA
1.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên
5.197km2 (bao gồm cả đảo và quần đảo) [36,tr.14], phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên,
phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Lâm Đồng,
phía Đông giáp biển Đông.

Khánh Hòa giữ vị trí đầu mối giao thông khá đặc biệt, có đường sắt xuyên
Việt, quốc lộ 1A, quốc lộ 26 chạy qua, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa với
các vùng, miền trong cả nước, đáng kể là Tây Nguyên. Khánh Hòa còn có nhiều
cảng biển thương mại - du lịch nổi tiếng như cảng Nha Trang, Vân Phong, Cam
Ranh (Cảng Cam Ranh được xếp vào loại cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới, có vị trí
kinh tế và quốc phòng quan trọng). Cảng hàng không Cam Ranh đủ điều kiện mở
đường bay quốc tế. Khánh Hòa cũng là tỉnh nằm giữa 2 trọng điểm kinh tế lớn của
cả nước là Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Địa hình Khánh Hòa khá đa dạng: núi, bán sơn địa, đồng bằng, biển đảo…
Rừng núi chiếm đến 70% diện tích toàn tỉnh [36,tr.7], núi hầu hết cao và nhọn.
Vùng núi bắc và tây bắc (chạy qua địa phận Vạn Ninh, Ninh Hòa), nằm trong hệ
thống của dãy Vọng Phu dài khoảng 60km, ở đây có nhiều núi cao trên 1.000m, dãy
Vọng Phu – Tam Phong là ranh giới tự nhiên của 3 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Đắc
Lắc. Vùng núi giữa tỉnh (địa phận Ninh Hòa, Nha Trang, Diên Khánh), núi thấp
hơn. Hai vùng núi này có rất nhiều nhánh núi đâm ra biển, đường quốc lộ 1 cắt qua,
tạo thành các đèo: Rù Rì, Rọ Tượng, Cổ Mã, Dốc Thị … xen kẽ là các dải đồng
bằng hẹp. Vùng núi tây – tây nam và phía nam (nằm trên địa bàn Khánh Sơn,
Khánh Vĩnh), có nhiều đỉnh núi cao hiểm trở (cao nhất là đỉnh Hòn Giao - 2.062m),
nhiều sông, suối, thung lũng nên đi lại khó khăn, sản xuất nông nghiệp hạn chế.

16


Sự đa dạng của địa hình đã tạo cho Khánh Hòa những cảnh đẹp tự nhiên độc
đáo: Ba Hồ (Ninh Hòa), thác Yang Bay (Khánh Vĩnh), Tà Gụ (Khánh Sơn), Hòn Bà
(cao 1500m do nhà bác học Yersin phát hiện); các thung lũng đầy truyền thuyết như
Tô Hạp, Ô Kha…
Đất rừng Khánh Hòa có diện tích 181.789,49 ha, chiếm 38,7% diện tích đất
tự nhiên [115,tr.5], trong đó, 64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ, còn lại là
rừng đặc dụng. Rừng thuộc loại thường xanh nhiệt đới ẩm, nhiều tầng, độ che phủ

trung bình 38,5% với nguồn động thực vật phong phú; nhiều loại gỗ quý (pơmu,
lim, hương…), cây làm đồ mỹ nghệ (song mây, lồ ô). Trữ lượng gỗ khoảng 18 – 20
triệu m3/năm [115,tr.6]. Sản vật đặc biệt của rừng là cây dó (cây tiết ra trầm hương,
kỳ nam), loại cây có giá trị dược liệu quý hiếm, tiêu biểu cho nét văn hóa “Xứ Trầm
hương”.
Việc khai thác thiếu tính chiến lược và kế hoạch các nguồn tài nguyên động,
thực vật ở Khánh Hòa trong những năm qua làm cho trữ lượng của chúng bị giảm
sút đáng kể, một số loại có nguy cơ diệt chủng. Những loại gỗ quý hiếm trước đây
nhiều như cẩm lai, mun, hương, bầu dó… trở nên khan hiếm. Các loại động vật như
chồn, cầy, chó, mèo, heo rừng, khỉ, nai, trăn, rắn, các loài chim, cũng ít dần
[179,tr.36]. Khai thác song song với bảo vệ, nuôi, trồng rừng, bảo vệ môi trường
sinh thái là một nhiệm vụ quan trọng đang đặt ra cho địa phương.
Đồng bằng có tổng diện tích khoảng 400 km2, chiếm 1/10 diện tích đất đai
toàn tỉnh [179,tr.318]. Hai khu vực đồng bằng rộng nhất là đồng bằng Nha Trang –
Diên Khánh (diện tích 135km2, đất trồng lúa 10.440 ha), đồng bằng Ninh Hòa (diện
tích 100km2, đất trồng lúa 12.370ha), tiếp nhận nguồn nước và phù sa trực tiếp của
sông Cái Nha Trang và sông Cái Ninh Hòa. Ngoài ra còn có 2 dải đồng bằng hẹp,
ven biển là Vạn Ninh và Cam Ranh có diện tích đất trồng lúa 10.595 ha; các thung
lũng Khánh Sơn, Khánh Vĩnh khoảng 1.644 ha đất canh tác.
Nguồn nước ở Khánh Hòa gồm nước sông, suối, hồ, nước ngầm. Sông ngòi ở
Khánh Hòa không lớn nhưng mật độ khá dày đặc, toàn tỉnh có khoảng 40 con sông
(độ dài 10km trở lên), miền núi có khoảng cách từ 0,6km/km2 – 10km/km2 , hầu hết

17


nằm gọn trong địa bàn của tỉnh, dòng chảy hướng ra biển Đông (riêng sông Tô Hạp
chảy ngược). Hai con sông lớn nhất là sông Cái Ninh Hòa và sông Cái Nha Trang
có tổng diện tích lưu vực chiếm khoảng 3/5 diện tích toàn tỉnh, cung cấp nguồn
nước chính yếu cho tỉnh. Sông Cái Ninh Hòa (còn gọi là sông Dinh, sông Vĩnh

Phú), dài 49km, mạng lưới sông có tổng diện tích lưu vực 985km2, tiềm năng thủy
điện lớn hơn sông Cái Nha Trang, trong đó, thác Eakrôngru có công suất 22.000kw
[179,tr.30]. Sông Cái Nha Trang (còn gọi sông Phú Lộc, sông Cù) dài 79km, các
phụ lưu bắt nguồn ở độ cao từ 900 - 2.000m, nhưng lại ngắn, nên độ dốc lớn,
thượng, trung lưu nhiều ghềnh, thác nguy hiểm: Thác Ngựa, Thác Giằng Xay, Thác
Trâu Đụng….
Khánh Hòa còn có nhiều đầm, hồ nhỏ, hầu hết đều do sông ngòi và hồ thủy
lợi tạo nên, tiêu biểu như hồ Đá Bàn, Ba Hồ (Ninh Hòa), Hòa Sơn, Đồng Điền (Vạn
Ninh), Vĩnh Lương, Đắc Lộc (Nha Trang), Láng Nhớt, Suối Dầu (Diên Khánh), Lệ
Hương, Tà Lương (Cam Ranh)….
Nước ngầm có nhiều loại (ngấm thấu, nguyên sinh, hỗn hợp), nhiều vào mùa
mưa, cạn kiệt vào mùa khô, một số nơi chỉ số khô cạn cao là Cam Ranh, Ninh Diêm
(Ninh Hòa). Nguồn nước khoáng nằm rải rác nhiều nơi: Vạn Ninh, Cam Ranh, Ninh
Hòa, Diên Khánh…. Chịu ảnh hưởng của chế độ nước ngầm và dòng chảy. Sông
Cái Nha Trang và Ninh Hòa là hai hệ thống sông chính có tiềm năng thủy điện và
nguồn nước chủ yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh.
Biển Khánh Hòa rộng gấp nhiều lần đất liền, bờ biển dài 385km chạy từ mũi
Đại Lãnh đến Cam Ranh; Khánh Hòa có gần 100 đảo lớn nhỏ gần bờ, quần đảo, bán
đảo và nhiều bãi biển, đầm, vịnh đẹp nổi tiếng…. Biển giàu về hải sản, sản lượng
khai thác năm 2005 gần 60.000 tấn [36,tr.96]. Khoảng 10 đảo ven bờ có chim yến,
một đặc sản và là nguồn dược liệu quý hiếm. Đáy biển có nhiều rạn san hô, cá san
hô, rong tảo có giá trị… vừa là nguồn lợi kinh tế vừa là phong cảnh mỹ thuật.
Quần đảo Trường Sa nằm ở phía Nam biển Đông, cách Cam Ranh 250 hải lý
(khoảng 450km), với trên 100 đảo đá, cồn, bãi ngầm san hô. Trường Sa có tiềm năng
khoáng sản phong phú, nhất là dầu khí; trên các đảo chính được xác nhận là nơi có

18


đa dạng sinh học vào loại cao nhất vùng biển châu Á - Thái Bình Dương [12,tr.2].

Cùng với Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có vị trí đặc biệt đối với đường hàng hải
giữa châu Âu, Trung Đông và châu Á [13,tr.115] và nằm trong hệ thống đảo tiền tiêu
của Tổ quốc.
Hai bán đảo Hòn Gốm (thuộc huyện Vạn Ninh), bán đảo Cam Ranh có tiềm
năng lớn về du lịch và phát triển thành cảng quốc tế; bán đảo Hòn Hèo (nằm trong
vịnh Nha Trang), có diện tích 146km2, từng là chiến khu trong 2 cuộc kháng chiến
chống Pháp – Mỹ.
Phía Bắc tỉnh có vịnh Vân Phong, diện tích 503 km2, độ sâu trung bình hơn
10m, nơi sâu nhất là 30m. Vịnh Vân Phong sâu, kín gió, thuận đường từ các cửa
biển trong và ngoài nước; khu vực này còn khá hoang sơ, nhiều bãi biển đẹp nổi
tiếng, hệ san hô chạy dài dưới đáy biển… Vân Phong có hai thế mạnh là cảng trung
chuyển quốc tế và cảng biển du lịch, cả hai thế mạnh này đang được địa phương đầu
tư, khai thác. Vịnh Nha Trang, có diện tích khoảng 400 km2, bờ biển vịnh chạy dài
từ Lương Sơn đến mũi Cù Hin, bờ biển cong, không trơn tru, cát mịn, tạo nên
những bãi tắm đẹp: Bãi Tiên, Bãi Dài…; đẹp và thu hút du khách nhiều nhất là Bãi
biển Nha Trang. Phía Đông nam vịnh có hàng chục hòn đảo lớn nhỏ, các đảo có
nguồn lợi kinh tế biển đáng kể: hòn Tre, hòn Tằm, hòn Mun…, khai thác du lịch;
hòn Nội, hòn Ngoại, hòn Chà Là…, khai thác tổ chim yến. Vịnh Nha Trang còn có
hàng trăm loại san hô, cá biển, hàng chục loại rong biển và nhiều loại sinh vật biển
quý hiếm khác…. Năm 2003, vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29
thành viên của Câu lạc bộ những vịnh đẹp thế giới [104,tr.1]. Vịnh Cam Ranh, nằm
ở phía nam tỉnh, diện tích khoảng 185km2, có một vị trí đặc biệt quan trọng cả về
quân sự lẫn kinh tế: cửa ngõ quan trọng của vùng chiến lược Nam Tây nguyên,
Nam Trung Bộ; vị trí trung tâm trên các đường hàng hải quốc tế Singapore - Hồng
Kông - Thượng Hải - Yokomaha. Cam Ranh được đánh giá “là một trong 3 vùng
biển- hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới cùng với Sanfransico ở Bắc Mỹ và Rio
de Janeiro ở Nam Mỹ” [189, tr.33]. Vịnh có bề ngang trung bình từ 8-10km, bề dài
ăn sâu vào đất liền từ 12-13km, có núi bao bọc kín đáo; độ sâu trung bình 18-20m,

19



chỗ sâu nhất là 30m, thích hợp cho tàu thuyền trú ngụ. Vịnh còn có nhiều nguồn lợi
khác: ngư trường nuôi trồng, khai thác thủy hải sản, khai thác cát trắng.
Khánh Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hưởng của vĩ
độ thấp, gần phía xích đạo (giữa 11o42’50’’và 12o52’15’’vĩ Bắc) [36,tr.23] và cấu
tạo địa hình, nên cùng dải đất Nam Trung Bộ nhưng khí hậu Khánh Hòa có những
nét riêng đáng chú ý. Số ngày nắng trong năm nhiều (2.600 giờ), nhiệt độ trung bình
trên dưới 26oC. Lượng mưa trung bình 1.200mm đến 1.800mm, mưa nhiều vào
tháng 10-11, chiếm 50% lượng mưa cả năm, do núi gần biển, sông hẹp, dốc, nên
gây ra lũ lớn. Chỉ số ẩm ướt của Khánh Hòa có thể cao trong mấy tháng mưa, còn
lại vẫn thiếu hụt nước, nhất là vào các tháng 2, 3, 4. Mùa khô nắng kéo dài 7 – 8
tháng, giữa mùa khô có mưa ngắn (mưa tiểu mãn), cây cối quanh năm tươi tốt.
Khánh Hòa có 2 mùa gió: gió nồm từ tháng Giêng đến tháng tám Âm lịch,
thổi theo hướng đông nam - tây bắc, mang theo không khí mát mẻ, dễ chịu. Gió bấc
từ tháng chín đến tháng chạp thổi theo hướng tây bắc- đông nam mang theo khí núi,
khô lạnh. Mùa gió bấc đôi khi có bão, tuy bão không lớn.
Điều kiện tự nhiên của Khánh Hòa bộc lộ tiềm năng và thế mạnh của tỉnh
trên nhiều mặt, nhất là tiềm năng kinh tế biển – đảo. Đó là những thuận lợi cơ bản
để phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế vùng, miền trong cả nước, đồng
thời giữ vị trí quan trọng về mặt quốc phòng.
1.1.2. Về xã hội
1.1.2.1. Dân cư
Cư dân ở Khánh Hòa có thể chia làm 2 bộ phận: cư dân bản địa và cư dân
nhập cư.
Cư dân bản địa là những tộc người đã sinh sống trên vùng đất Khánh Hòa từ
lâu đời, được giới hạn thời gian từ năm 1653 (năm thành lập dinh Thái Khang) về
trước.
Theo lịch sử cư dân ở Khánh Hòa, tộc người Chăm và Raglai chính là cư dân

bản địa [36,tr.53]. Dấu vết vật chất về tổ tiên của họ trên đất Khánh Hòa được khảo

20


cổ học xác định có niên đại cách ngày nay khoảng 3.000-3.500 năm. Họ là một bộ
phận của nhóm ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo có địa bàn cư trú rải rác ở các vùng đảo
ven biển Nam và Đông Nam châu Á, trong đó có dải đồng bằng ven biển miền
Trung và Tây Nguyên.
Người Chăm có trình độ văn hóa phát triển khá cao. Dấu tích tại Khánh Hòa
cho biết họ sử dụng tiếng Phạn rất sớm, niên đại khoảng cuối thế kỷ II (bia Võ
Cạnh) và có nghệ thuật kiến trúc đền, tháp độc đáo (khu di tích Tháp Bà Ponaga).
Cuối thế kỷ XIX, phần lớn người Chăm bị Pháp ép di cư vào Bình Thuận [83,tr.34],
đến đầu thế kỷ XX, chỉ còn một vài làng ở Cam Ranh. Hiện nay, số người Chăm ở
Khánh Hòa còn khoảng 200 người, sống xen kẽ với người Việt, ngoài ra có một số
ít người Việt gốc Chăm mang họ Chế, La Thăng [82,tr.101]. Người Chăm có nghề
nông truyền thống, phương pháp canh tác so với người Việt không có gì khác, một
số nghề thủ công khá phát triển: gốm, dệt, làm gạch, chạm đá…. Tổ tiên họ vốn giỏi
nghề đi biển, nhưng do chi phối của địa bàn sinh sống, nên về sau không phát triển.
Những nét văn hóa truyền thống như nữ cao niên mặc váy và áo dài không xẻ vạt,
áo nhiều màu (hồng, chàm, xanh lục); khi đi ra ngoài thường đội nón lá và khăn…
vẫn được người Chăm bảo lưu.
Người Raglai ở Khánh Hòa có số lượng lớn, chiếm gần ½ số người Raglai có
ở Việt Nam, tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh. So
với người Chăm, văn hóa, ngôn ngữ người Raglai còn giữ được nhiều yếu tố cổ.
Người Raglai làm nông nghiệp nương rẫy (một số nhỏ là ruộng nước), chăn nuôi
khá phát triển. Nhà ở phổ biến là nhà sàn (nhà dài), được làm từ nguyên liệu có sẵn
trên địa bàn cư trú. Chế độ mẫu hệ có ảnh hưởng mạnh trong đời sống xã hội. Trang
phục phụ nữ là váy có đường viền hoa văn ở gấu, cạp, lớp trẻ mặc áo chui đầu,
người có con mặc áo 2 vạt; nam đóng khố chữ T. Cư dân Raglai ăn uống đơn giản,

thường uống rượu cần; có tín ngưỡng đa thần - vạn vật hữu linh và ý niệm về sự tái
sinh (hóa kiếp đầu thai), có nền ca nhạc phong phú, độc đáo, tiêu biểu như đàn đá,
chiêng…

21


Cư dân Chăm và Raglai vốn có quan hệ nguồn gốc với nhau: cùng “họ gốc”
(Pinăng), cùng tôn vinh thần Cơi Masrĩh – Mỏq Vila (người Chăm gọi chệch là
Masi); trong ý niệm tiềm thức, trong văn chương truyền miệng, trong nghi lễ đều
coi như anh em [82,tr.386].
Cư dân nhập cư, gồm người Việt và các tộc người thiểu số khác không thuộc
cư dân bản địa, có mặt ở Khánh Hòa từ năm 1653 về sau này.
Lớp người Việt đầu tiên đến Khánh Hòa, gắn với mốc chúa Nguyễn cho lập
dinh Thái Khang, chủ yếu là người từ các tỉnh miền Trung (Nam –Ngãi–Bình–Phú,
Thanh–Nghệ–Tĩnh). Họ đã chọn những vùng đất ven sông, biển, thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp, đánh cá, làm muối để lập làng như Đại Lãnh, Vạn Giã, Vạn
Lương (Vạn Ninh), Hòn Khói, ven sông Dinh (Ninh Hòa), tứ thôn Đại Điền, thành
Diên Khánh (Diên Khánh), Vĩnh Điềm, Ngọc Hội, Lư Cấm (Nha Trang). Làng xóm
cùng những thiết chế văn hóa tinh thần được tổ chức theo truyền thống của người
Kinh ở phía Bắc, thể hiện qua phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng. Dù giàu hay nghèo,
đạo thờ ông bà tổ tiên trong những ngày giỗ, tết được cư dân gìn giữ. Mối quan hệ
giữa các thành viên trong dòng họ, trong làng khá chặt chẽ, biểu hiện của tính ổn
định lâu dài của cộng đồng.
Tiếp theo là một bộ phận người Hoa, khoảng thế kỷ XVII (do bất mãn với
triều Mãn Thanh), đã vượt biển sang cư trú ở Đàng Trong, trong đó có Bình Khang.
Lúc bấy giờ, từ cửa biển Nha Trang lên Diên Khánh theo đường sông Cái là thuận
nhất nên họ đã đi theo đường này và tụ cư ở Diên Khánh, Ninh Hòa; sau đó là Nha
Trang (Vĩnh Điềm). Người Hoa nhanh chóng hòa nhập, phá vỡ cơ cấu kinh tế cổ
truyền của người Việt, thúc đẩy quá trình hình thành làng xã, thị tứ, phát triển kinh

tế, văn hóa. Nhờ thạo buôn bán nên người Hoa đã cùng người Việt hình thành hệ
thống chợ làng (Thanh Minh, Mỹ Hiệp, chợ Mới…) góp phần thúc đẩy quá trình
trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa giữa các vùng và các cộng đồng cư dân. Trong
đó, chợ Mới (Vĩnh Điềm) trở thành thị tứ và là thị cảng buôn bán trong và ngoài
nước – trung tâm sinh hoạt kinh tế - thương mại lớn lúc bấy giờ. Phong tục tập quán
riêng được họ bảo lưu và duy trì khá rõ nét qua việc dựng chùa Bà ở Vĩnh Điềm

22


(thờ Phật Quan âm Nam Hải), chùa Ông ở Diên Khánh (thờ Quan công)….
Các bộ phận cư dân nói trên đã cùng với cư dân bản địa lao động, sản xuất,
xây dựng, mở mang vùng đất Khánh Hòa và nối tiếp đón nhận tất cả cư dân từ mọi
miền đất nước đến làm ăn sinh sống.
Từ sau Hiệp định Giơnevơ (1954), dân số người Việt tiếp tục tăng. Trong đó,
một bộ phận là giáo dân gốc Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình di cư vào, họ đã lập
làng ở Ba Làng (Vĩnh Xương), Tân Bình, Đồng Lác (Cam Lâm), Phước Hải (Nha
Trang) [131,tr.347]; một bộ phận là dân chuyển vùng làm ăn tránh sự o ép của địch
ở địa phương; số khác nằm trong chính sách dồn dân vào trại tập trung của chính
quyền Sài Gòn, phần đông là đồng bào Ê đê, Gié-Triêng (Tring), K’Ho từ Đắc Lắc,
Lâm Đồng xuống. Vào năm 1973, dân số Khánh Hòa lên đến 623.900 người
[36,tr.59].
Sau năm 1975, thực hiện chính sách phân bố lại cư dân, tăng cường xây
dựng kinh tế, quốc phòng, Khánh Hòa đã chuyển một bộ phận cư dân ở đồng bằng
đến các nông, lâm trường hoặc đi vùng kinh tế mới: Củ Chi (Khánh Vĩnh), Phú
Nhơn (Ninh Hòa), Đồng Trăng, Đất Sét (Diên Khánh)…. Một số đồng bào thiểu số
ở miền Bắc như Tày, Nùng, Mường, Thái, hay người K’Ho từ Lâm Đồng, Ninh
Thuận, Bình Thuận tiếp tục di cư đến Khánh Hòa. Đến nay, vùng đất Khánh Hòa đã
hội tụ 32 tộc người, người Kinh và các tộc người thiểu số sống xen kẽ nhau ngày
càng nhiều. Yếu tố này đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cư dân Khánh Hòa xuyên

suốt quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương.
Dân số Khánh Hòa vào năm 2005 có 1.125.977 người, so với năm 1989, tăng
1,4 lần. Phân bố cư dân, giữa huyện, thị, thành phố ở Khánh Hòa nhìn chung khá
đồng đều, nhưng mật độ tập trung lại thấp ở vùng miền núi (huyện Khánh Sơn 46
người/km2 ), trong khi mật độ chung toàn tỉnh hơn 217 người/km2 [36,tr.14]. Xét
theo giới tính, trên địa bàn tỉnh tỷ lệ nữ giới vẫn trội hơn. Nếu biểu thị bằng số nam
trên 100 nữ thì giới tính nam ở Khánh Hòa luôn ở mức dưới 100 kể từ sau ngày giải
phóng, tuy nhiên, từ năm 1989 đến năm 2005, tỷ số này có xu hướng tăng dần: 93,3
(năm 1989); 95,7 (năm 1999) và 98,8 (năm 2005) [36,tr.15]. Sự thay đổi này do ảnh

23


hưởng của chiến tranh đã giảm dần và tỷ số giới tính khi sinh tăng. Yếu tố nhập cư
do thu hút lao động từ các vùng đến ở Khánh Hòa tuy có làm thay đổi tỷ số nhưng
không phổ biến. Hàng năm số cư dân bước vào độ tuổi lao động khoảng 9.000
người [124,tr.47], dự báo về một nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh. Khánh Hòa cũng
là một trong 9 tỉnh có trình độ dân trí cao trong cả nước. Nguồn nhân lực này là tài
nguyên trí tuệ quan trọng cho thấy khả năng tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến
trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó là chính sách dân số được thực hiện khá tốt
nên tốc độ tăng dân số ngày càng giảm, năm 2005 chỉ còn 1,7% (1999: 2,16%)
[36,tr.15], tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là những tiềm
năng lớn mà cư dân Khánh Hòa có thể phục vụ tốt cho công cuộc xây dựng, phát
triển KT-XH đồng thời đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương, đất nước.
Qua nghiên cứu cho thấy, tỉnh Khánh Hòa có những lợi thế đặc biệt, không
chỉ về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên biển - đảo mà cả về đội ngũ nhân lực dồi dào.
Với sự thích nghi trên vùng đất giàu tiềm năng, các cư dân từ mọi miền đất nước có
điều kiện phát huy những kinh nghiệm quí báu. Được đầu tư đúng hướng, nguồn
nhân lực tổng hợp này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KT-XH nhanh và
bền vững. Tuy nhiên, với vùng đất có đến 32 tộc người mà về bản sắc văn hóa vừa

có những nét chung, vừa có những đặc điểm riêng thì để phát huy tính "thống nhất
trong đa dạng" việc phát triển kinh tế đồng thời phải gắn liền với đảm bảo dân chủ,
công bằng xã hội.
1.1.2.2. Cơ cấu hành chính
Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần cho lập dinh Thái Khang (nay là Khánh
Hòa), gồm 2 phủ Thái Khang và Diên Ninh; năm 1742, dinh Thái Khang đổi là dinh
Bình Khang.
Dưới triều Nguyễn, năm 1803 dinh Bình Khang cải danh là dinh Bình Hòa;
năm 1808 dinh Bình Hòa đổi thành trấn Bình Hòa. Thời Minh Mạng, cải cách hệ
thống hành chính, các trấn gọi là tỉnh. Năm 1832, trấn Bình Hòa đổi thành tỉnh
Khánh Hòa, gồm 2 phủ và 4 huyện; tỉnh lỵ đặt tại Diên Khánh.

24


×