Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

CHUYỂN BIẾN KINH tế xã hội ở QUẢNG BÌNH GIAI đoạn 1989 2010x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ HOÀI THANH

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 1989-2010

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN KHẮC THÁI

Huế, năm 2012

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là
trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa
từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả

Phạm Thị Hoài Thanh


ii


Lời Cảm Ơn
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành
đến Ban giám hiệu trường Đại học sư
phạm Huế, các thầy giáo, cơ giáo giảng
dạy trong khoa Lịch sử, phịng Sau đại học,
thư viện trường Đại học sư phạm Huế đã
giúp đỡ tơi hồn thành chương trình khóa
học.
Lời cảm ơn đến thầy giáo TS. Nguyễn
Khắc Thái đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình
tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Phạm Thị Hoài Thanh

iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục những cụm từ viết tắt và danh mục các bảng biểu

MỞ ĐẦU...........................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................8
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.............................................9

3.1. Đối tượng và nhiệm vụ......................................................................9
3.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................10
4. Mục đích nghiên cứu..............................................................................10
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................10
6. Đóng góp của luận văn...........................................................................11
7. Bố cục của luận văn................................................................................11
Chương 1

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI



QUẢNG BÌNH TRƯỚC NĂM 1989............................................................12
1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn lực KT-XH của tỉnh QB................12
1.1.1. Địa vực và sự biến đổi hành chính qua các thời kỳ lịch sử.........12
1.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................13
1.1.3. Đặc điểm và nguồn lực KT-XH...................................................15
1.2. Tình hình KT-XH trước năm 1989.....................................................18
1.2.1. Giai đoạn 1954-1975....................................................................18
1.2.2. Giai đoạn 1975-1989....................................................................20
Chương 2 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẢNG BÌNH
GIAI ĐOẠN 1989 – 2010..............................................................................25
2.1 Đường lối đổi mới của Đảng................................................................25
2.1.1. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối đổi mới.......25
2.1.2. Nội dung đường lối đổi mới của Đảng........................................29
2.1.3. Chủ trương đổi mới của Đảng bộ QB..........................................33

iv



2.2. Chuyển biến về kinh tế........................................................................36
2.2.1. Những chuyển biến trong khu vực kinh tế nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản......................................................................................36
2.2.1.1. Chuyển biến trong nông nghiệp............................................36
2.2.1.2. Lâm nghiệp............................................................................42
2.2.1.3 Thuỷ sản..................................................................................45
2.2.2. Những chuyển biến trong công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp......................................................................................................47
2.2.2.1. Công nghiệp...........................................................................48
2.2.2.2. Tiểu thủ công nghiệp.............................................................53
2.2.3. Thương mại và du lịch..................................................................54
2.2.3.1. Thương mại............................................................................54
2.2.3.2. Du lịch...................................................................................60
2.3. Những chuyển biến xã hội...................................................................61
2.3.1. Những chuyển biến trong lĩnh vực Dân số lao động và việc
làm...........................................................................................................61
2.3.1.1. Biến động Dân số.................................................................61
2.3.1.2. Lao động và việc làm............................................................63
2.3.1.3. Đời sống dân cư.....................................................................64
2.3.2. Những chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo..............65
2.3.2.1. Cơ sở vật chất trong ngành giáo dục.....................................65
2.3.2.2. Đội ngũ giáo viên..................................................................66
2.3.2.3. Quy mô học sinh....................................................................68
2.3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực.........................................................69
2.3.3. Những thay đổi căn bản trong hoạt động y tế và chăm sóc
sức khỏe nhân dân..................................................................................70
2.3.3.1. Phát triển hạ tầng y tế và cơ sở chăm sóc sức khỏe nhân
dân.......................................................................................................70
2.3.3.2. Hoạt động khám chữa bệnh và phát triển y tế cộng đồng
.............................................................................................................72


v


2.3.4. Những chuyển biến trong lĩnh vực văn hố-thơng tin, thể
dục-thể thao.............................................................................................73
2.3.4. 1. Phát triển hạ tầng và xây dựng hệ thống thiết chế Văn
hóa thơng tin, thể dục - thể thao.........................................................73
2.3.4.2. Hoạt động văn hóa – thơng tin, thể dục - thể thao góp
phần cải thiện đời sống văn hóa tinh thần và nâng cao thể chất
cộng đồng............................................................................................74
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA, BÀI HỌC KINH NGHIỆM.................76
3.1. Đặc điểm..............................................................................................76
3.1.1. Kinh tế tăng trưởng liên tục và tương đối ổn định......................76
3.1.2. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng đẩy
mạnh CNH, HĐH...................................................................................77
3.1.3. Các nguồn lực đầu tư đa dạng, cơ sở hạ tầng KT-XH phát
triển nhanh chóng...................................................................................79
3.1.4. Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt......................................82
3.2. Ý nghĩa.................................................................................................83
3.3. Bài học kinh nghiệm............................................................................85
KẾT LUẬN.....................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................93

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5.
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10

Tăng trưởng giá trị sản xuất nơng nghiệp bình qn mỗi năm
Bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất nơng nghiệp
Bảng diện tích, sản lượng lương thực qua các năm
Số liệu về sản xuất lúa qua các thời kỳ
Quy mô đàn gia súc qua các năm
Giá trị và tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt động
Số liệu nuôi trồng khai thác thủy sản qua các năm
Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm
Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến
Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phân theo loại

Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17

hình doanh nghiệp
Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ qua các thời kỳ

Cơ cấu giữa hàng tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng trong nhập khẩu
Bảng khối lượng hàng hóa nhập khẩu cụ thể qua các thời kỳ
Tỷ lệ sinh, Tỷ lệ chết, Tỷ lệ tăng tự nhiên qua các thời kỳ
Số liệu cụ thể của ngành giáo dục qua các thời kỳ
Số lượng và cơ cấu cán bộ ngành Y tế qua các năm
Số lượng và cơ cấu cán bộ ngành Dược qua các năm

vii


QUY ƯỚC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
KT-XH
CNH
HĐH
CNXH
BCT
XHCN
HTX

Kinh tế - xã hội
Cơng nghiệp hóa
Hiện đại hóa
Chủ nghĩa xã hội
BCT
Xã hội chủ nghĩa
HTX

viii



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại thắng mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử đã giải phóng hồn tồn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của dân tộc, mở ra một thời kỳ mới của dân tộc VN, thời kỳ đất
nước độc lập, thống nhất và cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Sau ngày đất nước thống nhất, nhân dân Quảng Bình đã trải qua 13 năm hàn
gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế trong cơ cấu hành chính tỉnh Bình Trị
Thiên.
Bước vào giai đoạn cách mạng mới, để phù hợp với điều kiện tự nhiên và
đặc điểm lịch sử từng khu vực, giữa năm 1989, Đảng và Nhà nước ta chủ trương
chia tách tỉnh Bình Trị Thiên để tái lập 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên – Huế. Việc chia tách tỉnh Bình Trị Thiên và tái lập 3 tỉnh mới là một chủ
trương đúng và kịp thời của Đảng và Nhà nước, phù hợp với yêu cầu thực tiễn xây
dựng CNXH ở nước ta trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ, phù hợp với
yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế - xã hội (KTXH) mà nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra.
Thực hiện Nghị quyết của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá VIII và Quyết định số
87/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, tỉnh Bình Trị Thiên được chia thành 3 tỉnh
QB, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Ngày 1/7/1989, QB được tái lập với tên gọi và địa giới vốn có trong lịch sử.
Trong tiến trình xây dựng tỉnh mới, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, QB còn đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức, địi hỏi phải có sự thay đổi về nhận thức tư
tưởng, cơ chế chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhận thức đúng đắn những tác
động, ảnh hưởng từ trong nước và quốc tế.
Đối mặt với những khó khăn, thách thức trên, ngay từ sau ngày tái lập tỉnh
(1989), nhân dân QB quyết tâm xây dựng quê hương theo đường lối đổi mới và
thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH được đề ra trong các Nghị quyết của ba thời
kỳ Đại hội tỉnh Đảng bộ. Thành tựu nổi bật của tỉnh QB thời kỳ này là chuyển dần
từ nền kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, phát triển
theo định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế, đa hình thức sở hữu. Nền

KT-XH QB từng bước ổn định và phát triển, thu được những thành tựu đáng ghi
nhận. Từ một tỉnh nghèo, sản xuất không đủ tiêu dùng, nền kinh tế đã có tăng

ix


trưởng, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể. Cơng cuộc xây dựng và tiến trình
thực hiện cơng cuộc đổi mới được tiến hành một cách đúng đắn theo đường lối của
Đảng, Nhà nước, theo nghị quyết của tỉnh Đảng bộ qua các kỳ đại hội với bốn kỳ kế
hoạch 5 năm: 1991-1995, 1996-2000, 2001-2005, 2006-2010.
Những thành tựu đạt được trong thời kỳ đầu thực hiện công cuộc đổi mới ở
QB không chỉ giúp nhân dân trong tỉnh vượt qua những thử thách gay gắt của thời
kỳ suy thoái kinh tế, ổn định đời sống, mà còn tạo tiền đề và nền tảng cơ sở quan
trọng để QB bước vào giai đoạn phát triển mới, hướng tới mục tiêu thốt khỏi tỉnh
nghèo, nhanh chóng hội nhập cùng nhịp độ phát triển của các địa phương có mức
tăng trưởng khá so với cả nước, theo hướng đẩy mạnh quá trình CNH - hiện đại
hóa nền KT-XH.
Vì vậy, nghiên cứu chuyển biến KT-XH tỉnh QB trong thời kỳ 1989-2010,
phục dựng bức tranh toàn cảnh về nền KT-XH tỉnh QB trong thời kỳ đầu thực hiện
cơng cuộc đổi mới để từ đó đánh giá thành tựu và rút ra những bài học kinh
nghiệm cho sự phát triển trong những giai đoạn tiếp theo là một việc làm thiết
thực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần minh chứng trên một mơ hình địa
phương về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong đường lối đổi mới của Đảng,
về việc hiện thực hóa đường lối đổi mới của Đảng vào hồn cảnh cụ thể của tỉnh
QB; đồng thời thấy được những thành cơng và hạn chế của q trình phát triển
KT-XH tỉnh QB trong giai đoạn 1989-2010, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến
lược phát triển cho các giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Ngồi ra, đề tài cịn góp phần làm rõ hơn những truyền thống lao động sản
xuất, xây dựng quê hương của nhân dân tỉnh QB trong quá khứ và hiện tại, từ đó

góp phần giáo dục thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh biết trân trọng, giữ gìn và phát huy
truyền thống q báu đó.
Ở một mức độ nhất định, đề tài còn cung cấp hệ thống tư liệu, góp phần thiết
thực phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử và công tác giáo dục truyền
thống ở địa phương.
Với những lý do đó, chúng tôi chọn: “Chuyển biến KT-XH tỉnh QB giai đoạn
1989-2010” để làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử VN.

x


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền KT-XH càng
thực hiện thì càng xuất hiện nhiều vấn đề mới liên quan đến nhận thức con đường
xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Vì vậy có rất nhiều bài
viết và tác phẩm nghiên cứu, đề cập đến vấn đề trên, tiêu biểu là các tác phẩm
“Kinh tế VN đổi mới, những phân tích và đánh giá quan trọng” của Nguyễn Văn
Chỉnh, Vũ Quốc Việt, “Lịch sử VN từ 1975 đến nay, những vấn đề lí luận và thực
tiễn của CNXH ở VN” của Trần Bá Đệ, “Kinh tế VN 20 năm đổi mới (1986-2006)
thành tựu và những vấn đề đặt ra”, “Những vấn đề kinh tế cơ bản của thời kỳ quá
độ”, “Kinh tế VN năm 2005 trước ngưỡng cửa của tổ chức Thương mại thế giới”
của Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, “Phát triển đất nước nhanh và bền
vững theo định hướng XHCN” của Phan Văn Khải (2002), “Đổi mới KT-XH
thành tựu, vấn đề và giải pháp” Phạm Xuân Nam.... Các tác phẩm này đều đã đưa
ra những lý luận và thực tiễn về con đường đổi mới của đất nước ta, phân tích
những thách thức và giải pháp và thành tựu đạt được của đất nước ta trong quá
trình đổi mới. Từ đó các tác giả đã phân tích cơ sở hoạch định đường lối đổi mới
của Đảng, sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng CNXH và quá
trình đổi mới tư duy kinh tế của đảng từ Đại hội VI đến nay.
Song song với các công trình nghiên cứu đã được cơng bố cịn có các bài viết

nêu lên thực trạng và giải pháp để thực hiện quá trình chuyển biến các lĩnh vực,
ngành nghề kinh tế riêng trong tổng thể nền kinh tế nước ta, trong đó có nhiều bài
cơng bố trong hội thảo quốc tế “VN học” lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1998,
đó là các bài viết “Triết lý kinh doanh với quản lý doanh nghiệp VN” của Đỗ
Minh Cương, “Hoạt động khoa học công nghệ trong cơ chế thị trường thời kỳ đổi
mới” của Đỗ Hoan, “Công nghiệp VN hiện trạng và xu thế phát triển” của
Nguyễn Quang Huỳnh, “Vai trị của nhà nước trong chính sách nơng nghiệp của
VN” của nhà nghiên cứu người Nhật Bản Salvatore Diglio, “Về những yếu tố kích
thích tính tích cực của hộ nơng dân và cơng nhân” của Lê Hữu Tầng, “Q trình
đổi mới mơ hình HTX nơng nghiệp trong nơng thơn VN từ 1981-1995” Trương
Thị Tiến, “VN trên con đường đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Đồn
Trọng Truyến, “Sự thay đổi cơ cấu kinh tế và không gian sản xuất ở VN trong
những năm gần đây” của Phan Huy Xu, Nguyễn Kim Hồng....

xi


Tiến trình phát triển KT-XH của QB trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi
mới đã được đề cập đến ở các bộ sách như “Lịch sử Đảng bộ QB, Tập III (10752000)” và các bộ Lịch sử Đảng bộ các địa phương, Lịch sử các ngành và tổ chức
KT-XH trong tỉnh. Viết về tình KT-XH QB trong thời kỳ đổi mới có các tác phẩm
viết từng ngành kinh tế như: “Nội dung mơ hình HTX nơng nghiệp trong đổi mới
cơ chế kinh tế ở tỉnh QB” của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn QB, “Lịch
sử nghành công nghiệp – thủ công nghiệp tỉnh QB 1959 – 2000” của Sở Công
nghiệp QB; “QB 15 năm xây dựng và phát triển (1990-2004)”, “QB thời kỳ
1990-2000 xây dựng và phát triển”của Cục thống kê QB; “Báo cáo tổng hợp quy
hợp quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh QB 2001-2010”, “Báo tổng tổng kết KT-XH
nhiệm kỳ kế hoạch 2006-2010” của Uỷ ban nhân dân tỉnh QB. Các tác phẩm này
đã đề cập và nghiên cứu một cách tổng quan nền KT-XH của QB trong thời kỳ mà
luận văn đề cập tới.
Gần đây có nhiều luận văn thạc sĩ khai thác vấn đề KT-XH các huyện của tỉnh

QB cũng như tình hình kinh tế của các địa phương khác như đề tài “Nông nghiệp
QB trong quá trình đổi mới” của tác giả Vũ Thị Thuý Vân (2007), “Kinh tế huyện
Bố Trạch thời kỳ đổi mới (1986-2006 của Nguyễn Minh Phương (2008), “Hoạt
động dân vận ở QB giai đoạn 1989-2005” của tác giả Cái Thị Thuỳ Giang (2010).
Tuy nhiên, trong các tác phẩm, công trình nghiên cứu trên chưa có cơng trình
nào dành riêng khảo cứu, vạch ra quá trình chuyển biến và đánh giá toàn diện sự
chuyển biến của nền KT-XH của tỉnh QB trong thời kỳ 1989-2010. Vì vậy, cấu
trúc nội dung và các luận đề khoa học đặt ra cho đề tài “Chuyển biến KT-XH tỉnh
QB giai đoạn 1989 – 2010” là hoàn toàn mới.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và nhiệm vụ
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chuyển biến KT-XH ở tỉnh QB bao
gồm: Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của các cấp chính quyền, hoạt động
của các tổ chức KT-XH và của nhân dân trên địa bàn tỉnh, những thành tựu đạt
đựơc trong q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới toàn diện nền KT-XH theo
đường lối đổi mới của Đảng trong giai đoạn 1989 – 2010.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là thu thập, tổng hợp khai thác những tài
liệu có liên quan đến KT-XH ở QB làm cơ sở phục dựng lại tình hình kinh tế – xã
hội của tỉnh QB, phân tích sự chuyển biến KT-XH từ khi tái lập tỉnh theo địa giới

xii


cũ (1989) đến 2010. Trên cơ sở đó, rút ra nhận xét, bài học kinh nghiệm, cung cấp
luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển trong giai đoạn tiếp
theo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian, luận văn chọn mốc thời gian từ 1989 đến năm 2010 là giai
đoạn khôi phục và bước đầu phát triển KT-XH sau khi tái lập tỉnh QB theo địa
giới cũ (sau hơn 20 năm sát nhập và tồn tại trong cơ cấu hành chính tỉnh Bình - Trị

- Thiên) dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh QB trong suốt bốn kỳ đại hội (từ Đại
hội lần thứ XI đến Đại hội lần thứ XIV). Đây là khoảng thời gian mà tỉnh QB đã
hội đủ các điều kiện cơ bản có tính chỉnh thể và thống nhất về cơ cấu chính trị hành chính và đặc điểm KT-XH để tổ chức tái thiết quê hương, thúc đẩy quá trình
thực hiện công cuộc đổi mới nền KT-XH và bảo vệ quốc phịng an ninh trên địa
bàn tỉnh.
- Về khơng gian, phạm vi nghiên cứu của luận văn là địa bàn tỉnh QB ngày
nay. Tuy nhiên hoạt động KT-XH của tỉnh QB có mối quan hệ chặt chẽ với các
tỉnh, khu vực trong nước, có liên quan trực tiếp đến chính sách của Đảng và Nhà
nước. Do vậy, khi nghiên cứu vấn đề này chúng tơi có đề cập đến tác động chính
sách của Đảng và Nhà nước trong q trình đổi mới để soi chiếu và rút ra những
nét chung, cũng như nét đặc thù của sự chuyển biến KT-XH của tỉnh QB trong bối
cảnh đổi mới của đất nước.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phục dựng lại tình hình KT-XH của tỉnh
QB trong giai đoạn 1989 – 2010. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra một số nhận xét,
đánh giá thành tựu và bài học kinh nghiệm cung cấp luận cứ khoa học cho việc
hoạch định các chính sách phát triển của tỉnh QB trong giai đoạn tiếp theo.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu của luận văn là những tư liệu thành văn bao gồm một số sách
đã xuất bản và những tài liệu đã công bố. Đặc biệt, đề tài sử dụng một số lượng
lớn tài liệu lưu trữ tại các cơ quan lưu trữ như phòng lưu trử Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân
dân tỉnh QB, phòng kinh tế - phòng xã hội của Tỉnh uỷ cùng một số tư liệu điều
tra.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng hai phương pháp luận khoa học
lịch sử chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic để phát hiện những

xiii


nội hàm và thuộc tính của vấn đề, khơi phục lại tình hình KT-XH của tỉnh QB

giai đoạn 1989 – 2010. Từ đó khái quát, đánh giá và đánh giá các luận đề khoa
học chứa đựng trong nội dung nghiên cứu. Chúng tơi cịn sử dụng các phương
pháp tiếp cận khoa học khác như xử lý số liệu, điền dã, phân tích, so sánh, tổng
hợp, đánh giá, nhằm lựa chọn, sử dụng, xử lý những tư liệu phù hợp, làm cơ sở
cho việc vận dụng phương pháp luận logic và lịch sử để phục dựng, đánh giá và
tổng kết diễn trình lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đề tài này, luận văn có một số đóng góp trên những nội dung sau:
- Phục dựng lại sự chuyển biến của KT-XH trên địa bàn tỉnh QB trong giai
đoạn 1989-2010.
- Cung cấp những, số liệu hoat động của các tổ chức KT-XH của tỉnh QB
trong thời kỳ đổi mới.
- Làm tư liệu nghiên cứu và ứng dụng ở các cơ sở Đảng, các cơ quan, các tổ
chức KT-XH, cho người nghiên cứu tiếp theo.
- Cung cấp nguồn tài liệu để giảng dạy tại các cơ sở giáo dục kinh tế chính trị
và giảng dạy lịch sử địa lý địa phương.
- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển các
ngành, các lĩnh vực, các địa phương trên địa bàn tỉnh QB
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, danh mụccác
bảng biểu, danh mục chữ cái viết tắt, phụ lục, phần nội dung của luận văn được
chia thành 3 chương:
- Chương 1: Khái quát tình hình KT-XH ở QB trước năm 1989.
- Chương 2: Chuyển biến KT-XH ở QB giai đoạn 1989-2010.
- Chương 3: Đặc điểm, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm.

xiv


Chương 1

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở QUẢNG BÌNH TRƯỚC NĂM 1989
1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn lực KT-XH của tỉnh QB.
1.1.1. Địa vực và sự biến đổi hành chính qua các thời kỳ lịch sử
QB là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ có tọa độ từ 17 005’02’’ đến
18005’12’’ vĩ độ Bắc, 105036’55’’ đến 106059’37’’ kinh độ Đơng; phía Bắc giáp tỉnh
Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn của nước
bạn Lào với đường biên giới dài 201,87 km, phía Đơng tiếp giáp Biển Đơng có bờ
biển dài 116,04 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 8.051,5 km2.
Ở vị trí đắc địa, trong nhiều thế kỷ, QB là chiến địa khốc liệt của các cuộc tranh
chấp giữa các triều đại phong kiến. Vào thời Hùng Vương, vùng đất QB thuộc bộ
Việt Thường – một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Trong thiên niên kỷ thứ nhất,
vùng đất QB là vùng biên viễn phía Bắc của Chăm pa. Năm 1069, để bảo vệ nền độc
lập của Đại Việt, giữ vững vùng biên ải phía Nam, vua Lý Thánh Tông cử Lý
Thường Kiệt đưa quân vào chinh phạt địa bàn phía nam Hồnh Sơn, từ đó ba châu là
Bố Chinh, Địa Lý, Ma Linh thuộc về nước Đại Việt. Vùng đất QB bấy giờ nằm gọn
trong hai châu Bố Chinh và Địa Lý.
Dưới các triều đại Lý, Trần, Lê vùng đất Bố Chinh (sau đổi thành Bố Chính),
Địa Lý trải qua các thay đổi về tên gọi như phủ Lâm Bình (1075 – đời Lý Nhân
Tơng), phủ, lộ Tân Bình (1375 – đời Trần Duệ Tơng), trấn Tân Bình (1397 – đời
Hồ Q Ly), phủ Tân Bình (1469 – đời Lê Thánh Tơng), phủ Tiên Bình (1600đời Lê Kính Tơng).
Năm 1604, chúa Nguyễn Hồng là người đầu tiên thiết lập phủ QB. Danh
xưng QB ra đời từ đó. Năm 1786, Nguyễn Huệ đặt tên mới là châu Thuận Chính,
sau tách làm 2 châu là Nội Bố Chính và Ngoại Bố Chính. Năm 1831, Minh Mạng
nhập hai hai châu này để lập tỉnh QB. Đơn vị hành chính cấp tỉnh và danh xưng
QB ổn định cho đến ngày nay.
Dưới thời thuộc Pháp đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, sau nhiều
lần triều Nguyễn cải tổ hành chính, tỉnh QB có hai phủ: Quảng Trạch, Quảng Ninh
và 3 huyện: Lệ Thủy, Bố Trạch và Tuyên Hóa (ba huyện này trực thuộc tỉnh chứ
không nằm trong phủ như trước kia nữa). Năm 1939, thực dân Pháp và triều đình


xv


nhà Nguyễn thành lập thêm cơ quan Bang Tá trực thuộc tỉnh, quản lý 4 phường
Đồng Hải, Đồng Đình, Đồng Phú, Đồng Mỹ có vai trị như lỵ phủ QB.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến đầu năm 1976, QB có 5 huyện:
Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và 1 thị xã
tỉnh lỵ là Đồng Hới. Ngày 20/9/1975, thực hiện Nghị quyết số 254 của BCT, QB
hợp nhất với tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh để thành lập
tỉnh mới là Bình Trị Thiên, các đơn vị cấp huyện cũng thay đổi: hai huyện Lệ
Thủy và Quảng Ninh được sát nhập thành huyện Lệ Ninh, hai huyện Tuyên Hóa
và Minh Hóa được sát nhập thành huyện Tuyên Hóa.
Ngày 1/7/1989, tỉnh Bình Trị Thiên được tách thành ba tỉnh là QB, Quảng
Trị và Thừa Thiên Huế. Tỉnh QB được tái lập với địa giới và danh xưng vốn có có
trong lịch sử. Đến thời điểm 2010, tồn tỉnh có 6 huyện là Lệ Thủy, Quảng Ninh,
Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa và thành phố Đồng Hới (nguyên là
thị xã Đồng Hới, được nâng cấp là thành phố từ năm 2004 ).
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
QB là địa bàn hội tụ và chuyển hóa các điều kiện tự nhiên của hai miền Bắc –
Nam. Địa hình QB tạo thành 4 vùng rõ rệt: vùng núi ở phía Tây chiếm 65% diện
tích đất tự nhiên. Vùng gị đồi chiếm gần 20% tổng diện tích; vùng đồng bằng hẹp
nằm ở các vùng thung lũng sông và dưới chân đồi chiếm không q 11% diện tích
và vùng phía Đơng là dãy cồn cát, đụn cát chạy dọc ven biển, tạo thành các vũng,
vịnh, bàu, đầm kéo dài khá liên tục từ Bắc vào Nam chiếm trên 4% diện tích tự
nhiên.
Khí hậu QB mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt trong năm là
mùa khơ nóng và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa
trung bình từ 2.000 – 2.300 mm/năm, tập trung vào các tháng 9, 10, 11, đặc biệt là
tháng 10 có lượng mưa cao nhất gây ngập úng, lũ lụt lại đi liền với bão, lốc xoáy

thất thường. Trong khi đó, từ tháng 4 đến tháng 8 là mùa nắng hạn lại gay gắt gây
thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Mặc dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng bù lại thiên nhiên đã ưu đãi cho
QB nguồn tài nguyên rất phong phú, đa dạng.
QB nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn – nơi có hệ thực vật,
động vật phong phú, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. QB lại có bờ biển dài
116,04 km với những cảng biển khá lớn, nhiều thắng cảnh đẹp cùng thềm lục địa

xvi


rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho QB có một ngư trường rộng lớn với trữ
lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài).
Trong lịng đất QB chứa đựng nhiều khống sản q hiếm với các mỏ kim
loại màu như quặng sắt (ở Thọ Lộc, Đại Phước, Sen Thủy...), Mangan (ở Cát
Đằng, ĐồngVăn, Kim Lũ...), Ti tan (ở Quảng Đơng, Lý Hịa, Ngư Thủy...), Chì
kẽm (ở Động Trì, An Mã...Vonfram (ở Kim Lũ), Vàng (ở Ca Xen, Xà Khía...),
Than bùn (ở Ba Đồn). Đặc biệt QB là địa bàn rất giàu nguồn tài nguyên phụ liệu
vật liệu xây dựng có thể phát triển các ngành sản xuất xi măng và các vật liệu xây
dựng cao cấp.
Trên địa bàn QB có 4 mỏ nước khống nóng có khả năng phát triển cơng
nghiệp địa nhiệt và nước giải khát, trong đó mỏ nước khóng nóng Bang có độ sơi
1050, có giá trị cao trong sản xuất nước giải khát, phát triển thành khu nghỉ dưỡng,
chữa bệnh và là điểm đến du lịch hấp dẫn.
QB có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 – 1,1 km/km 2, 5 con sông
lớn với rất nhiều phụ lưu , chi lưu như sông Rào Nậy, Rào Nan, sông Son, sông
Long Đại, sông Kiến Giang, tạo thành mạng lưới phân bố đều khắp địa bàn, thuận
lợi cho tưới tiêu nông nghiệp thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thơng
thủy. Nhìn chung hệ thống sơng ngịi của QB ngắn, có độ dốc khá lớn. Nguồn
nước chủ yếu của các con sơng ngịi do mưa lũ chiếm từ 75% đến 80% còn hệ

thống nước ngầm cung cấp từ 20% đến 25% nên mùa khô hạn thường kéo dài. Hệ
thống sơng ngịi QB có khả năng khai thác gần 5 triệu KW/h điện, bằng mức trung
bình cả nước.
Lưu vực của các con sơng chính là nơi q̀n tụ của các cộng đồng dân cư QB
suốt chiều dài lịch sử.
Cùng với hệ thống sơng ngịi, trên địa bàn QB cịn có mạng lới các hồ chứ
nước tự nhiên và nhân tạo, có khả năng chứa nước, điều tiết lũ, chống hạn cho các
khu kinh tế nông lâm, ngư nghiệp như các hồ Cẩm Ly, Thanh Sơn, Đồng Sơn,
Vĩnh Trung, Vực Nồi, Đồng Ran, Vực Sanh, Cửa Nghe, Mù U, Vực Tròn, Tiên
Lang, Bẹ, Trung Thuần, Khe Ngang, Phú Vinh, An Mã...với diện tích mặt thống
trên 10 KM2, diện tích lưu vực gần 90 Km 2. Đây là một thuận lợi lớn đề QB có thể
khai thác lợi thế của các hồ chức nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội và điều
tiết nước, hạn chế tổn thất do lũ lụt gây ra.

xvii


Về thổ nhưỡng và tài nguyên đất, 85% diện tích đất QB là rừng núi và gò đồi,
15% đất còn lại là dải đồng bằng ven biển. Ngồi diện tích đất rừng đang được
bảo tồn thì hầu hết vùng gị đồi QB là khu vực sản xuất cây công nghiệp như nhựa
thông, cao su , các loại cây lấy dầu, ...Tuy đồng bằng nhỏ hẹp nhưng QB cũng có
những cánh đồng lúa màu mỡ, tập trung ở lưu vực các sông lớn như sông Gianh và
sông Nhật Lệ. Cánh đồng Quảng Trạch và Lệ Thủy Quảng Ninh là nơi cung cấp
nguồn lương thực chính cho nhân dân địa phương. Riêng cánh đồng hai huyện
Quảng Ninh và Lệ Thủy nổ tiếng màu mỡ, là vựa lúa của cả tỉnh và khu vực, một
thời được mệnh danh là “Nhất Đồng Nai, nhì hai Huyện “.
Có thể nói, sự phong phú và đa dạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một
thuận lợi rất cơ bản để nhân dân QB khai thác tiềm năng phục vụ phát triển KTXH.
1.1.3. Đặc điểm và nguồn lực KT-XH
Do đặc thù về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nên địa bàn QB hội tụ nhiều

nguồn lực cho phát triển kinh tế. QB có tài nguyên rừng, tài nguyên biển và tài
nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn, thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ theo hướng sản xuất hàng hóa. QB có hệ thống
giao thơng thuận lợi thông suốt từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, bao gồm đường
bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không tạo thành mạng lưới giao lưu thuận
lợi giữa các vùng trong tỉnh, các tỉnh lân cận và với một số nước bạn. Đặc biệt, thiên
nhiên hào phóng cịn ban tặng cho QB nhiều danh lam thắng cảnh, trong đó có Phong
Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, Ngồi ra, QB cịn có
nhiều di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng hợp thành nguồn tài nguyên du lịch phong
phú.
Với những tiềm năng đó, QB có đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế phát triển
tồn diện bao gồm: nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại,
du lịch và dịch vụ với nhiều loại ngành nghề. Từ sau hịa bình lập lại mà đặc biệt là từ
sau ngày tái lập tỉnh đến nay, nhân dân QB phát huy quyền làm chủ quê hương, tinh
thần đoàn kết ra sức xây dựng, đổi mới và phát triển kinh tế địa phương theo hướng
CNH, hiện đại hóa. Tỷ trọng giá trị cơng nghiệp từ 12,5% và dịch vụ từ 38,3% năm
1990 tăng lên 40% và 40% năm 2010. Đời sống nhân dân ngày càng ổn định và chất
lượng cuộc sống được nâng cao.

xviii


Về nguồn lực xã hội, theo kết quả điều tra dân số năm 2011, QB có 853.004
người, với mật độ trung bình là 106 người/km 2. Dân cư QB phân bố không đồng
đều giữa các huyện, thành phố, giữa các vùng trong tỉnh: miền núi rộng lớn, chiếm
90% diện tích tự nhiên nhưng dân số chỉ chiếm 10% còn lại tập trung chủ yếu ở
vùng đồng bằng; tỷ lệ dân ở thành thị chỉ chiếm 15,11% trong khi đó ở nơng thơn
chiếm đến 84,89% số dân tồn tỉnh. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ
lệ 53,3%, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm 56,9%
công nghiệp: 15%, dịch vụ: 6,2%. Trong những năm gần đây, tuy trình độ dân trí

đã được nâng lên nhưng lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông (hơn 80% lực
lượng lao động chưa qua đào tạo).
Thực trạng dân cư trên đây sẽ tạo ra những thuận lợi cơ bản song cũng gây
nên khơng ít khó khăn cho Đảng bộ và nhân dân QB trong công cuộc xây dựng và
phát triển kinh tế giai đoạn hiện nay.
Trên địa bàn QB hiện nay, ngoài dân tộc kinh là chủ yếu, chiếm hơn 97% dân
số, cịn có dân tộc Bru - Vân Kiều, dân tộc Chứt và một số nhóm địa phương của
các dân tộc khác như Tày, Thái, Lào cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số
tỉnh QB sinh sống tập trung theo cộng đồng ở 102 bản thuộc các xã miền núi,
vùng cao, dọc biên giới Việt - Lào, chiếm 2,3% dân số toàn tỉnh.
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong cộng đồng dân cư dân sinh sống
trên địa bàn có một bộ phận người QB theo Phật giáo (có 183 tu sĩ và hàng vạn cư
sĩ), một số theo Thiên Chúa giáo (có 17.520 hộ, hơn 10.260 tín đồ), số cịn lại
khơng có tơn giáo.
Ở vào vị trí chiến lược, ngay từ buổi đầu hình thành, nhân dân các dân tộc
trên mảnh đất QB đã sớm cùng với cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ VN tham
gia vào cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh
thổ quốc gia. Thời kỳ phong kiến, QB là chiến địa khốc liệt của các cuộc tranh
chấp giữa các tập đoàn phong kiến. Năm 1958, thực dân Pháp xâm lược nước ta,
QB là một trong những tỉnh có phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp rất sớm.
Núi rừng miền Tây QB từng là nơi vua Hàm Nghi chọn làm căn cứ tập trung quân
sĩ dựng cờ đại nghĩa Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược. Sang đầu thế kỷ
XX, nhân dân QB cùng với nhân dân cả nước hưởng ứng phong trào Duy Tân,
phong trào chống thuế ở Trung Kỳ, phong trào đòi ân xá Phan Bội Châu (1925),

xix


phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926) và nhiều hoạt động yêu nước khác,
tiếp tục giương cao ngọn cờ chống thực dân Pháp xâm lược.

Những phong trào đấu tranh theo các trào lưu tư tưởng phong kiến cũng như
khuynh hướng tư sản dân tộc đó tuy thất bại nhưng ngọn lửa của tinh thần yêu nước
chống xâm lăng vẫn không ngừng được nuôi dưỡng, đến khi Đảng Cộng sản VN ra
đời ngọn lửa đó đã bùng cháy lên mạnh mẽ. Các tổ chức Đảng được thành lập ở Lệ
Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa… lãnh đạo nhân dân QB đứng lên làm
cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, góp phần cùng nhân dân cả nước lật đổ ách
thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân QB kiên cường và quả
cảm chiến đấu lập nên những chiến công oanh liệt gắn liền với những địa danh nổi
tiếng như Phù Trịch, Ba Đồn, Hoàn Lão, Xuân Bồ, Sen Hạ. Những làng chiến đấu
như Cảnh Dương, Cự Nẫm, Hưng Đạo, Hiển Lộc, v.v… luôn là nỗi kinh hoàng
của quân xâm lược.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, QB cùng với Vĩnh Linh là tuyến đầu
của miền Bắc XHCN, là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam. Nơi
đây được mệnh danh là vùng “cán xoong”, vùng “cổ chai”, là “yết hầu” trên hành
lang chi viện chiến lược cho tiền tuyến. Vì vậy, trong chiến tranh phá hoại, QB trở
thành trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ, song quân và dân QB phát huy
cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng vượt qua khó khăn, gian khổ, hi sinh đánh
thắng khơng qn, hải quân Mỹ, bám trụ kiên cường, xây dựng và bảo vệ hậu
phương, đảm bảo chi viện cho tiền tuyến, góp phần tích cực vào thắng lợi vĩ đại
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.
Từ trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên cốt cách,
khi chất và truyền thống quý báu của người dân QB. Đó là lịng u nước nồng
nàn, ý chí kiên cường bất khuất, tình đồn kết keo sơn, thương người như thể
thương thân, tinh thần cần cù, chịu khó, đồng tâm cộng lực, tự lực tự cường, sáng
tạo trong lao động…
Đặc điểm tự nhiên và tình hình KT-XH trên đây của tỉnh QB chính là tiền đề,
cơ sở cho Đảng bộ tỉnh căn cứ để hoạch định chủ trương đường lối, giải pháp xây
dựng và phát triển KT-XH.


xx



×