Tải bản đầy đủ (.pdf) (268 trang)

Bước chuyển tư tưởng chính trị việt nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX giá trị và bài học lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 268 trang )

ðẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----- 0

-----

PHẠM ðÀO THỊNH

BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX ðẦU THẾ KỶ XX
GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2009


ðẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----- 0

-----

PHẠM ðÀO THỊNH

BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX ðẦU THẾ KỶ XX
GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử triết học


Mã số: 62 22 80 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS, TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH - 2009


LỜI CAM ðOAN
Tác giả luận án xin cam ñoan, nội dung luận án
là công trình nghiên cứu ñộc lập của tác giả, không
sao chép công trình khác, nếu có gì sai sót, tác giả xin
chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước.

Tác giả

PHẠM ðÀO THỊNH


MỤC LỤC
Trang

MỞ ðẦU

01

Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ðẦU THẾ KỶ XX


12

1.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG YẾU TỐ THỜI ðẠI ðẾN BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG CHÍNH
TRỊ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ðẦU THẾ KỶ XX

12

1.1.1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào ñấu tranh
giành ñộc lập dân tộc với bước chuyển tư tưởng chính trị Việt
Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX

13

1.1.2. Tân thư và thành công của phong trào duy tân ở các nước khu vực
ảnh hưởng ñến sự thay ñổi tư duy chính trị Việt Nam cuối thế kỷ
XIX ñầu thế kỷ XX

19

1.1.3. Vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga
ñối với bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX
ñầu thế kỷ XX

29

1.2. NHỮNG ðIỀU KIỆN VÀ NHÂN TỐ BÊN TRONG THÚC ðẨY BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ðẦU THẾ KỶ XX

33


1.2.1. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và
các phong trào yêu nước – cơ sở xã hội của bước chuyển tư tưởng
chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX

34

1.2.2. Tư tưởng canh tân – bước quá ñộ từ tư tưởng phong kiến sang tư
tưởng dân chủ tư sản với bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam
cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX

45

1.2.3. Chủ nghĩa yêu nước và năng lực sáng tạo của các nhà tư tưởng - ý
nghĩa quyết ñịnh bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế
kỷ XIX ñầu thế kỷ XX
Kết luận chương 1

56
64


Chương 2: NỘI DUNG VÀ ðẶC ðIỂM BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ðẦU THẾ KỶ XX

68

2. 1. N Ộ I D U N G C Ơ B Ả N C Ủ A B Ư Ớ C C H U Y Ể N TƯ TƯ Ở N G C H Í N H TR Ị V IỆ T N A M CU Ố I
THẾ K Ỷ X IX ð Ầ U THẾ K Ỷ X X

71


2.1.1. Tư tưởng tôn quân quyền – ñối tượng của sự phê phán và phủ
ñịnh của các nhà tư tưởng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng

72

2.1.2. Sự hình thành và phát triển những quan ñiểm chính trị mới trong
tư tưởng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh,
Huỳnh Thúc Kháng

85

2.2. ðẶC ðIỂM VÀ KHUYNH HƯỚNG CỦA BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ðẦU THẾ KỶ XX

141

2.2.1. ðặc ñiểm cơ bản của quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị
V iệ t N a m c u ố i t h ế k ỷ X IX ñ ầ u t h ế k ỷ X X

141

2 . 2. 2 . K h u yn h h ư ớ n g b ư ớ c c h u yể n t ư t ư ở n g c h í n h t r ị V i ệ t N a m c u ố i
t h ế k ỷ X IX ñ ầ u t h ế k ỷ X X
Kết luận chương 2

150
153


Chương 3: G I Á T R Ị , H Ạ N C H Ế V À B À I H Ọ C L Ị C H S Ử C Ủ A
B Ư ỚC C HUYỂN T Ư T ƯỞN G CH ÍN H T RỊ VIỆ T NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX ðẦU THẾ KỶ XX

156

3 . 1 . S Ự C H U Y Ể N B I Ế N Ý T H Ứ C H Ệ - G I Á TR Ị T O LỚ N C Ủ A B Ư Ớ C C H U Y Ể N TƯ T Ư Ở N G
C H Í N H T R Ị V I Ệ T N A M C UỐ I T H Ế K Ỷ X I X ð Ầ U T H Ế K Ỷ X X

156
3.1.1. Bước chuyển tư tưởng chính trị cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX ñã
tạo ra sự chuyển biến ý thức hệ của dân tộc Việt Nam

157


3.1.2. Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ
XX là khâu trung gian, quá ñộ cho sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin
vào Việt Nam

168

3.1.3. Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế
kỷ XX là bản tổng kết thực tiễn, tổng kết lịch sử dân tộc Việt Nam,
góp phần làm phong phú thêm kho tàng lịch sử tư tưởng Việt Nam
trên nhiều phương diện

173

3.1.4. Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX

ñã góp phần nâng cao chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên một trình ñộ mới

176

3.2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX
ðẦU THẾ KỶ XX

178

3.2.1. Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ
XX chưa có một thế giới quan khoa học, một tư duy triết học mới ñể dẫn
dắt cho nên nó vẫn chịu sự ràng buộc của hệ tư tưởng chính trị cũ

179

3.2.2. Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ
XX thiếu sự thống nhất quan ñiểm về những vấn ñề cơ bản của cách mạng
Việt Nam

187

3.2.3. Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ
XX mang tính chất cải lương, thiếu triệt ñể

189

3.3. BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ðẦU
THẾ KỶ XX ðỐI VỚI CÔNG CUỘC ðỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

194


3.3.1. Bài học nắm bắt thời cơ nhằm ñề ra ñường lối cách mạng phù
hợp với quy luật vận ñộng của lịch sử ñối với công cuộc ñổi mới ở

194

Việt Nam hiện nay
3.3.2. Bài học xây dựng thế giới quan khoa học và tư duy triết học ñúng ñắn,
phù hợp với xu thế thời ñại làm kim chỉ nam dẫn dắt bước chuyển tư tưởng

200

và công cuộc ñổi mới
3.3.3. Bài học lấy lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân làm mục tiêu tối cao
204


công cuộc ñổi mới nói chung và ñổi mới chính trị nói riêng
3.3.4. Bài học về nêu cao truyền thống văn hóa tốt ñẹp và tinh thần yêu
nước của dân tộc Việt Nam

213

Kết luận chương 3

216

KẾT LUẬN

219


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

222

PHỤ LỤC

224

1 . M ột s ố m ố c l ị c h s ử q ua n t rọ n g t ro ng c uộ c ñờ i ho ạt ñ ộ ng củ a P h a n

224

B ộ i C h âu
2. Một số hình ảnh về Phan Bội Châu

231

3. Một số mốc lịch sử quan trọng trong cuộc ñời hoạt ñộng của Phan C hâu

233

T ri n h
4. Một số hình ảnh Phan Châu Trinh

241

5. Một số mốc lịch sử quan trọng trong cuộc ñời hoạt ñộng của Nguyễn
A n N i nh
6. Một số hình ảnh Nguyễn An Ninh


243
248

7 . M ộ t s ố m ố c l ị c h s ử q u a n t r ọ n g t r o n g c u ộ c ñ ờ i h o ạ t ñ ộ ng c ủ a H u ỳ n h
T hú c K h án g
8. Một số hình ảnh Huỳnh Thúc Kháng
TÀI LIỆU THAM KHẢO

250
252
253


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Tư tưởng chính trị là hệ thống những quan ñiểm phản ánh quan hệ chính
trị, kinh tế, xã hội giữa các tầng lớp, các giai cấp, các quốc gia và dân tộc, xung
quanh vấn ñề giành và giữ chính quyền, tổ chức và thi hành quyền lực nhà
nước. Tư tưởng chính trị bao giờ cũng nảy sinh từ những ñiều kiện kinh tế – xã
hội nhất ñịnh, phản ánh trực tiếp và tập trung nhất lợi ích giai cấp, ñáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế – xã hội của một cộng ñồng xã hội. Trong công cuộc ñổi
mới ñất nước do ðảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh ñạo, ðảng luôn
luôn khẳng ñịnh: “Trong tư tưởng con người có nhiều loại, nhưng quan trọng
nhất là tư tưởng chính trị” [25, tr.35]. Cho nên, ðảng Cộng sản Việt Nam luôn
xác ñịnh, tư tưởng chính trị giữ vai trò ñịnh hướng cho công cuộc ñổi mới và
phát triển của ñất nước.
Trong lịch sử nhân loại nói chung, bước chuyển tư tưởng thường diễn ra

ở giai ñoạn các cuộc cách mạng xã hội làm thay ñổi các hình thái kinh tế – xã
hội. Ở Việt Nam, sự vận ñộng, phát triển của lịch sử có tính ñặc thù của nó, biểu
hiện ở chỗ: một là, từ cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trở về trước
không có các cuộc cách mạng xã hội làm thay ñổi ñột biến về chất các hình thái
kinh tế – xã hội, mà sự thay ñổi của các hình thái kinh tế – xã hội diễn ra trong
thời gian khá dài, hình thái sau còn mang tàn dư của hình thái trước, những yếu
tố của xã hội cũ và mới cùng tồn tại, ñan xen lẫn nhau. Hai là, tính ñặc thù còn
biểu hiện ở chỗ, tiến trình lịch sử Việt Nam là lịch sử của một dân tộc sớm có
nền ñộc lập, tự chủ, có các cuộc ñấu tranh chống quân xâm lược, tạo nên một
truyền thống dựng nước và giữ nước. Lịch sử tư tưởng Việt Nam phản ánh cái
tồn tại xã hội ñặc thù ñó nên nó cũng mang tính ñặc thù trong mình. Lịch sử
Việt Nam ñã có nhiều bước chuyển tư tưởng, mỗi bước chuyển tư tưởng Việt
Nam vừa gắn liền với sự thay ñổi, phát triển của hình thái kinh tế – xã hội,


2

nhưng ñồng thời cũng gắn liền với những sự kiện chính trị – xã hội lớn của dân
tộc, gắn liền với các cuộc chống giặc ngoại xâm, giành ñộc lập dân tộc, trong ñó
tư tưởng chính trị giữ vai trò rất quan trọng, chi phối, ñịnh hướng sự sinh tồn,
phát triển của dân tộc.
Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX là giai ñoạn lịch sử ñặc biệt,
thực dân Pháp xâm lược ñã biến Việt Nam từ một nước phong kiến ñộc lập
thành một nước thuộc ñịa, nửa phong kiến. Xã hội Việt Nam là xã hội nông
nghiệp, nền kinh tế kém phát triển nên mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất chưa phát triển ñến mức sâu sắc ñòi hỏi phải thay ñổi hình thái
kinh tế – xã hội. Nhưng do Pháp xâm lược, chúng ñã áp ñặt những yếu tố của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho nền kinh tế Việt Nam biến ñổi
sâu sắc trên các mặt, trong ñó có tư tưởng chính trị. Trong xã hội, xuất hiện mâu
thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và trước sự ñầu hàng của chế

ñộ phong kiến thì mâu thuẫn giữa nhân dân lao ñộng với chế ñộ phong kiến
càng thêm sâu sắc. Những biến ñổi của lịch sử cũng như sự thay ñổi phương
thức sản xuất ñã làm cho tư tưởng có sự thay ñổi, ñó là sự xuất hiện tư tưởng
canh tân vào nửa cuối thế kỷ XIX của các nhà trí thức Nho học tiến bộ, ñề xuất
chủ trương canh tân ñất nước, như tư tưởng của ðặng Huy Trứ, Nguyễn Trường
Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,... Tư tưởng canh tân mặc dù ñề xuất những chủ trương
cải cách bộ máy chính quyền, phát triển kinh tế – xã hội, ñổi mới học thuật
nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của hệ tư tưởng phong kiến. Sự xuất hiện tư
tưởng canh tân như là sự báo hiệu, sự chuẩn bị cho một bước chuyển mới về tư
tưởng. Sau này cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX tiếp thu tư tưởng Tân thư và trên
cơ sở tư tưởng canh tân các nhà tư tưởng Việt Nam tiêu biểu như Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng thực hiện một
bước chuyển tư tưởng chính trị từ hệ tư tưởng phong kiến sang tư tưởng dân chủ
tư sản và tiến gần ñến chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng dân chủ tư sản tồn tại


3

trong xã hội Việt Nam thời gian rất ngắn ngủi nhưng ñã làm biến ñổi rất lớn ñời
sống xã hội, thổi luồng không khí mới vào ñời sống tinh thần dân tộc.
Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ
XX vừa thể hiện sự phát triển của tư tưởng dân tộc vừa phản ánh sự nhạy cảm
chính trị của các nhà tư tưởng. Tư tưởng dân chủ tư sản xuất hiện không phải
bảo vệ lợi ích của tầng lớp tư sản mà vì mục tiêu cao cả là ñộc lập dân tộc. Các
nhà tư tưởng ñã tạo nên một diện mạo tư tưởng mới cho dân tộc, với nhiều
phương pháp cách mạng ñể cứu dân, cứu nước, có thể cải cách ôn hoà, có thể
bạo ñộng cách mạng, có thể nhờ viện trợ của nước ngoài, v.v.. Mặc dù thất bại
về cuộc cách mạng cứu nước, cứu dân, song bước chuyển tư tưởng của Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng thực hiện
ñã tạo nên sự thay ñổi hẳn một nếp nghĩ, một lối tư duy bảo thủ, lạc hậu trong tư

tưởng chính trị phong kiến. ðặc biệt, trong bối cảnh nước mất, nhà tan tư tưởng
chính trị của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc
Kháng ñã làm sâu sắc và nâng tầm chủ nghĩa yêu nước lên một trình ñộ cao
hơn. ðó là các ông ñã hình thành nên một hệ thống lý luận của chủ nghĩa yêu
nước. Cho nên, trên mảnh ñất tinh thần mới khai phá ấy, Nguyễn Ái Quốc có
những ñiều kiện thuận lợi ñể truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam và
làm nên cuộc cách mạng tư tưởng chính trị vào những năm ba mươi của thế kỷ
XX. Lịch sử Việt Nam sang một trang mới – thời ñại mới, lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin làm nền tảng tư tưởng.
Trong giai ñoạn hiện nay, Việt Nam ñang bước vào thời kỳ mới, trong
bối cảnh thời ñại có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Chủ nghĩa xã hội vừa trải
qua một cuộc khủng hoảng, ñang tiến hành ñổi mới và ñạt ñược những thành
tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử to lớn; chủ nghĩa tư bản có những bước ñiều
chỉnh nhằm thích nghi với sự phát triển của thời ñại; toàn cầu hóa kinh tế và vấn
ñề hội nhập quốc tế như một xu thế tất yếu. Thực tiễn cũng ñang ñặt ra nhiều
câu hỏi: Chúng ta phải ñi bằng con ñường nào ñể vừa hội nhập, vừa bảo vệ


4

ñược ñộc lập dân tộc; ñể vừa tiếp thu ñược cái mới, vừa phát huy ñược những
giá trị truyền thống của dân tộc nhằm ñưa ñất nước phát triển theo kịp thời ñại?
Mặc dù, hiện nay hoàn cảnh, vị thế của Việt Nam không giống như giai ñoạn
cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX, nhưng hai giai ñoạn ñều nằm trong bước
chuyển của lịch sử nên có những yêu cầu, ñặc ñiểm giống nhau, ñó là: cần có trí
tuệ, bản lĩnh vững vàng và sự nhạy cảm chính trị ñể ñổi mới, lựa chọn con
ñường hội nhập, ñộc lập tự chủ trước những thách thức lớn của thời ñại, v.v..
Cho nên chúng ta cần nghiên cứu những bài học lịch sử của giai ñoạn trước ñể
tránh bớt những sai lầm cũng như biết phát huy những giá trị truyền thống ñối
với công cuộc ñổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Việt Nam trải qua hơn hai mươi năm ñổi mới ñã ñạt ñược nhiều
thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, ñó là nhờ chúng ta kịp thời ñổi mới tư
duy, ñặc biệt là tư duy chính trị, ñồng thời biết kế thừa những giá trị truyền
thống của dân tộc, thường xuyên tổng kết thực tiễn ñể bổ sung và xây dựng
lý luận phù hợp với yêu cầu ñổi mới. ðể tiếp tục ñưa công cuộc ñổi mới ñến
thành công, trong Văn kiện ðại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ X, ðảng
Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh: “… kế thừa và phát huy truyền
thống tốt ñẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, tri thức
mới của thời ñại, nâng cao năng lực trí tuệ” [27, tr.282]. Cho nên, nghiên
cứu bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ
XX, rút ra giá trị, bài học lịch sử có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc ñổi
mới, xây dựng và phát triển ñất nước hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ñề tài
Do tính chất ñặc thù và phức tạp của giai ñoạn lịch sử Việt Nam cuối thế
kỷ XIX ñầu thế kỷ XX, trong ñó có bước chuyển tư tưởng chính trị, nên ñã thu
hút sự quan tâm nghiên cứu của ñông ñảo các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực:
tư tưởng, văn hóa, lịch sử, v.v., và có nhiều ý kiến tranh luận, trao ñổi dưới
nhiều góc ñộ khác nhau, nhưng tựu trung có một số hướng chính:


5

Hướng thứ nhất, ñó là các công trình nghiên cứu bước chuyển tư tưởng
thời kỳ này trong tổng thể giai ñoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX.
Trước hết, tác phẩm ðại cương lịch sử Việt Nam (3 tập, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2003) của Trương Hữu Quýnh, ðinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên).
Trong tác phẩm này, các tác giả ñã nghiên cứu và trình bày toàn diện ñời sống
xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng,… của các giai ñoạn lịch sử dân tộc,
trong ñó có giai ñoạn cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX. Nghiên cứu về sự phát
triển tư tưởng Việt Nam giai ñoạn này còn có công trình Sự phát triển của tư

tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX ñến Cách mạng Tháng Tám (3 tập, Nxb. Tp. Hồ
Chí Minh, 1993) của tác giả Trần Văn Giàu, ñề cập quá trình chuyển biến của
ba hệ tư tưởng nối tiếp nhau, xen kẽ và ñấu tranh với nhau, ñó là: hệ ý thức
phong kiến; hệ ý thức tư sản; hệ ý thức vô sản. Trong ñó, tư tưởng chính trị như
Nho giáo, dân chủ tư sản, chủ nghĩa Mác – Lênin ñược tác giả ñề cập dưới
nhiều phương diện và mức ñộ khác nhau trong ba hệ tư tưởng. Tác phẩm Lịch
sử tư tưởng Việt Nam (Nxb. Khoa học xã hội, tập 2, Hà Nội, 1997) của Lê Sỹ
Thắng cũng ñã trình bày tư tưởng của một số nhà tư tưởng canh tân nửa cuối
thế kỷ XIX như Phạm Phú Thứ, ðặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn
Lộ Trạch. Bên cạnh ñó, còn có công trình nghiên cứu Bước chuyển tư tưởng
Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005) của tập thể tác giả, do Trương Văn Chung, Doãn Chính ñồng chủ biên.
Các tác giả ñã nghiên cứu những tiền ñề của bước chuyển, nội dung quan ñiểm,
tư tưởng của các nhà tư tưởng ñể lý giải bước chuyển tư tưởng Việt Nam từ cuối
thế kỷ XIX ñến ñầu thế kỷ XX. Cùng với các tác phẩm ñó, còn có: Lịch sử tư
tưởng chính trị (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) của Khoa Chính trị học
– Phân viện Báo chí và tuyên truyền – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2007) của Huỳnh
Công Bá và một số tác phẩm khác. Các tác phẩm này cũng ñã phác họa những
vấn ñề về tư tưởng chính trị Việt Nam trong lịch sử như: tư tưởng chính trị Nho


6

giáo, dân chủ tư sản, chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong ñó, các tác giả có bàn ñến
tư tưởng chính trị dân chủ tư sản cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX thông qua các
nhà tư tưởng và các trào lưu tư tưởng.
Hướng thứ hai, ñó là các công trình nghiên cứu về các nhà tư tưởng và
các trào lưu tư tưởng cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX như: Nguyễn Trường Tộ
con người và di thảo (Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1988) của Trương Bá Cần;

Nguyễn Trường Tộ với vấn ñề canh tân ñất nước (Nxb. ðà Nẵng, 2000) của
Viện Khoa học xã hội, Trung tâm Nghiên cứu Hán nôm; Con người và tác
phẩm ðặng Huy Trứ (Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1990) của Nhóm Trà Lĩnh; Phan
Bội Châu về tác gia và tác phẩm (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001) của Chương
Thâu và Trần Ngọc Vương; Nhà yêu nước và Nhà văn Phan Bội Châu (Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970) của Viện Văn học biên soạn; Giảng luận về
Phan Bội Châu (Nxb. Tân Việt, Sài Gòn, 1959) của Lam Giang; Nghiên cứu
Phan Bội Châu (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004), Phan Bội Châu nhà
yêu nước nhà văn hóa lớn, Giai thoại Phan Bội Châu (Nxb. Nghệ An – Trung
tâm Văn hóa ngôn ngữ ðông Tây, 2005) của Chương Thâu; Tư tưởng triết học
và chính trị của Phan Bội Châu (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006) của
Nguyễn Văn Hòa; Thế giới quan Phan Bội Châu (Nxb. Lao ñộng, Hà Nội,
2003) của Lê Ngọc Thông; Phan Châu Trinh, thân thế và sự nghiệp (Nxb. ðà
Nẵng, 1992) của Huỳnh Lý; Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh
(Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996) của ðỗ Thị Hòa Hới; Phan Châu Trinh
qua những tài liệu mới, quyển 1, t.1 (Nxb. ðà Nẵng, 2001), Phan Châu Trinh
qua những tài liệu mới, t.2, (Nxb. ðà Nẵng, 2003) của Lê Thị Kinh (tức Phan
Thị Minh), Phan Châu Trinh cuộc ñời và tác phẩm (Nxb. Tp. Hồ Chí Minh,
1997), Phong trào Duy Tân các khuôn mặt tiêu biểu (Nxb. Văn hóa thông tin,
Hà Nội, 2006), Huỳnh Thúc Kháng con người và thơ văn (Nxb. Văn học, Hà
Nội, 2006) của Nguyễn Q. Thắng; Nguyễn An Ninh dấu ấn ñể lại (Nxb. Văn
học, 1996) của Lê Minh Quốc; Nguyễn An Ninh (Nxb. Trẻ, 1996) của Nguyễn


7

An Tịnh; Lương Văn Can và phong trào Duy Tân – ðông Du (Nxb. Văn hóa
Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh 2005) của Lý Tùng Hiếu; ðông Kinh Nghĩa Thục
phong trào Duy Tân ở Việt Nam (Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2003) của
Nguyễn Hiến Lê; v.v..

Nhìn chung các nhà tư tưởng như Nguyễn Trường Tộ, ðặng Huy Trứ,
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Lương Văn Can, Huỳnh
Thúc Kháng, các trào lưu tư tưởng như Duy Tân, ðông Kinh Nghĩa Thục v.v.,
ñã ñược các nhà nghiên cứu ñề cập dưới nhiều góc ñộ: cuộc ñời, nội dung tư
tưởng của các nhà tư tưởng, các trào lưu tư tưởng, giá trị, rút ra những bài học
lịch sử trong các tư tưởng ñó. Trong ñó, một số công trình nghiên cứu có cách
nhìn khá mới mẻ, khách quan quan hơn, cởi mở hơn về các quan ñiểm, tư
tưởng của các nhà tư tưởng thời kỳ này, chẳng hạn như các tác phẩm: Nguyễn
Trường Tộ với vấn ñề canh tân ñất nước, Phan Bội Châu nhà yêu nước nhà
văn hoá lớn, Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh, v.v..
Về phía nước ngoài có tác giả Shiraishi Masaya với tác phẩm Phong
trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và châu Á: Tư tưởng
của Phan Bội Châu về cách mạng và thế giới (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000 – người dịch Nguyễn Như Diệm, hiệu ñính Chương Thâu) gồm hai tập.
Trong tác phẩm này, tác giả xem xét tư tưởng chính trị Phan Bội Châu trong
thời kỳ ông ở Nhật Bản về nhiều vấn ñề, trong ñó nhấn mạnh ñến những quan
niệm như nhà nước, nhân dân, nhận thức của Phan Bội Châu về tình hình trong
nước và quốc tế. Tác phẩm Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời ñại ông
của G. Boudarel – là một nhà nghiên cứu, giảng dạy lịch sử, tác phẩm này xuất
bản dựa theo luận án tiến sĩ của ông, do Chương Thâu, Hồ Song dịch (1997),
Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. Tác giả bàn ñến những vấn ñề về dân chủ, về
tổ chức Duy Tân hội, v.v., trong tư tưởng Phan Bội Châu.
Hướng thứ ba, ñó là các công trình nghiên cứu những nội dung liên
quan ñến bước chuyển tư tưởng chính trị cuối thế kỷ thế kỷ XIX ñầu thế kỷ


8

XX công bố trên Tạp chí Triết học. Về hướng thứ ba này, có một số công
trình tiêu biểu của tác giả Lê Thị Lan với các bài Quan niệm về dân chủ của

ðặng Huy Trứ một nét mới trong tư tưởng chính trị – xã hội của Việt Nam
cuối thế kỷ XIX (Số 2 – 1994), Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ
lạc hậu hay ñổi mới (Số 1 – 2002); tác giả ðỗ Hòa Hới với các bài: Tìm
hiểu tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh với tư tưởng tự do – bình ñẳng
– bác ái của cách mạng Pháp 1789 (Số 4 – 1989), Phan Châu Trinh và sự
thức tỉnh dân tộc ñầu thế kỷ XX (Số 4 – 1992), Tư tưởng canh tân sáng tạo
ñầu thế kỷ XX của chí sỹ Phan Châu Trinh (Số 3 – 2000); tác giả Chương
Thâu với bài: Tinh thần dân tộc và dân chủ của Phan Châu Trinh qua Tỉnh
quốc hồn ca (Số 11 – 2002); tác giả Lê Sỹ Thắng với các bài: Nguyễn An
Ninh trong tiến trình tư tưởng Việt Nam (Số 1 – 1991), Ảnh hưởng của
“Tân thư” trong tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh (Số 2 –
1997); tác giả Nguyễn Văn Hòa với bài: Tư tưởng Phan Bội Châu về vai trò
của tri thức trong ñời sống con người (Số 4 – 1996). Các công trình trên ñã
khai thác nội dung tư tưởng trên các phương diện: văn hóa, triết học, chính
trị, ñạo ñức, v.v., ñặc biệt là tư tưởng dânc chủ, ñồng thời nêu lên những giá
trị, bài học lịch sử ñối với dân tộc Việt Nam trong cuộc ñấu tranh giành ñộc
lập dân tộc.
Như vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu
thế kỷ XX ñược nhiều tác giả quan tâm với các phương diện khác nhau
nhưng chưa có công trình nghiên cứu, tìm hiểu sự hình thành, quá trình
vận ñộng, phát triển của các quan ñiểm, tư tưởng chính trị thời kỳ này ñể
tạo nên bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu
thế kỷ XX.
Với ý nghĩa ñó, tác giả ñã lựa chọn ñề tài Bước chuyển tư tưởng
chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX – Giá trị và bài học lịch
sử làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử triết học.


9


3. Mục ñích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của luận án
3.1. Mục ñích
Mục ñích của luận án là làm rõ nội dung và ñặc ñiểm bước chuyển
tư tưởng chính trị Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XIX (1896) ñến ñầu
thế kỷ XX (1925). Trên cơ sở ñó, rút ra giá trị và bài học lịch sử ñối với
công cuộc ñổi mới ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
ðể thực hiện mục ñích nêu trên, nhiệm vụ mà tác giả luận án cần
thực hiện bao gồm:
- Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử thế giới và những ñiều kiện về kinh tế,
chính trị – xã hội, văn hóa, khoa học – kỹ thuật ở Việt Nam; những tiền ñề
lý luận và nhân tố chủ quan của các nhà tư tưởng tạo nên bước chuyển tư
tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX.
- Trình bày khái quát nội dung, ñặc ñiểm của bước chuyển tư tưởng
chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX thông qua sự hình
thành, vận ñộng và phát triển của các quan ñiểm, tư tưởng chính trị trong
tư tưởng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh
Thúc Kháng.
- Từ những nội dung, ñặc ñiểm ñó rút ra giá trị và bài học lịch sử của
bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX
ñối với công cuộc ñổi mới ở Việt Nam hiện nay.
3.3. Giới hạn nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt
Nam trong giai ñoạn từ cuối thế kỷ XIX (1896) ñến ñầu thế kỷ XX (1925),
qua tư tưởng của các nhà tư tưởng, nhà cách mạng tiêu biểu: Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng.


10


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
ðể thực hiện những yêu cầu trên, luận án dựa vào thế giới quan và
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
ñiểm chính trị của ðảng Cộng sản Việt Nam.
ðồng thời trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả còn sử
dụng tổng hợp các phương pháp như: sử học, hệ thống cấu trúc, lịch sử và lôgíc,
phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch. Tác giả luận án tiếp cận vấn ñề
nghiên cứu dưới góc ñộ triết học chính trị và triết học lịch sử.
5. Cái mới của luận án
- Luận án ñã làm rõ nội dung, ñặc ñiểm cơ bản của bước chuyển tư
tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX trong sự vận ñộng nội
tại, tự thân của các quan ñiểm, tư tưởng chính trị.
- Luận án ñã rút ra giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của bước chuyển tư
tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX ñối với công cuộc ñổi
mới ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Về ý nghĩa khoa học, luận án góp phần làm rõ nội dung và ñặc ñiểm của
bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX qua
các nhà tư tưởng tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng, Nguyễn An Ninh với sự chuyển biến nội hàm các quan ñiểm và phạm
trù chính trị như mục ñích, con ñường, phương pháp cách mạng, thể chế chính
trị, ñảng chính trị, lực lượng cách mạng,…ñồng thời nêu lên những giá trị, hạn
chế và rút ra bài học lịch sử của bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam giai
ñoạn này.
Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm
tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về lịch sử tư tưởng


11


Việt Nam, ñặc biệt về tư tưởng chính trị. ðồng thời, những giá trị, bài học lịch
sử mà luận án rút ra có thể là những bài học bổ ích ñối với quá trình ñổi mới ở
Việt Nam hiện nay.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở ñầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm 3 chương, 7 tiết.


12

Chương 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ðẦU THẾ KỶ XX
Tư tưởng là mặt tinh thần của ñời sống xã hội, phản ánh những biến
ñổi của xã hội trong các giai ñoạn lịch sử nhất ñịnh. C.Mác và Ph.Ăngghen
viết rằng: “Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng
minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến ñổi theo sản xuất vật chất? Những tư
tưởng thống trị của một thời ñại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai
cấp thống trị” [67, tr.625]. Ý thức, tư tưởng có tính ñộc lập tương ñối, nên
trong quá trình vận ñộng, phát triển nó có tính kế thừa . Bước chuyển tư
tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX không chỉ do
những ñiều kiện lịch sử, kinh tế – xã hội quy ñịnh mà còn do những tiền ñề
lý luận và năng lực sáng tạo của các nhà tư tưởng tạo nên. Tìm hiểu nội
dung, ñặc ñiểm của bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ
XIX ñầu thế kỷ XX, chúng ta phải nghiên cứu, làm rõ những ñiều kiện, tiền
ñề và nhân tố góp phần hình thành nó.
1.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG YẾU TỐ THỜI ðẠI ðẾN
BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM CUỐI THẾ
KỶ XIX ðẦU THẾ KỶ XX
Cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX, trên thế giới có nhiều sự kiện, yếu

tố mang tính thời ñại ñã tác ñộng rất lớn ñến nước ta nói chung và tư tưởng
chính trị nói riêng. ðó là, sự phát triển, bành trướng của chủ nghĩa tư bản và
phong trào ñấu tranh giành ñộc lập của các dân tộc; tư tưởng Tân thư và
phong trào cải cách của các nước khu vực; chủ nghĩa Mác – Lênin và thắng
lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga ñã tác ñộng trực tiếp vào nước ta và
góp phần tạo nên sự chuyển biến tư tưởng chính trị giai ñoạn này.


13

1.1.1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào ñấu
tranh giành ñộc lập dân tộc với bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam
cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX
Vào cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển sang
giai ñoạn chủ nghĩa ñế quốc, ñể mở rộng thị trường chúng tiến hành xâm lược
các dân tộc phương ðông. Do ñó, tạo nên sự tác ñộng trực tiếp ñến ñời sống xã
hội Việt Nam.
Về kinh tế, chủ nghĩa tư bản tạo ra lực lượng sản xuất lớn, làm cho diện
mạo của ñời sống xã hội thay ñổi. C.Mác và Ph.Ăngghen ñánh giá: “Giai cấp tư
sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa ñầy một thế kỷ, ñã tạo ra những lực
lượng sản xuất nhiều hơn và ñồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ
trước kia gộp lại” [67, tr.603]. Trong quá trình phát triển kinh tế của chủ nghĩa
tư bản do sự phát triển không ñồng ñều nên dẫn ñến các cuộc khủng hoảng kinh
tế những năm 1900 – 1903, sau ñó tổng khủng hoảng và cuộc chiến tranh thế
giới lần thứ nhất. Thực trạng ñó, ñòi hỏi các nước tư bản phải mở rộng thị
trường bằng cách thực hiện xâm lược và áp dụng phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa vào các dân tộc phương ðông. Do ñó làm biến ñổi sâu sắc các mặt
của ñời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… của các dân tộc
thuộc ñịa. Những biến ñổi ấy ñã dội vào nước ta, ñặc biệt là tác ñộng ñến tư duy
chính trị dân tộc, Phan Bội Châu viết: “Cách không bao lâu, bỗng dưng có

những tiếng súng nổ ở Lữ Thuận Liêu ðông, lướt theo sóng gió vang dội tới
ñây làm cho rung ñộng chói chát lỗ tai anh em chúng tôi” [11, tr.26]. Sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản và quá trình xâm lược của chủ nghĩa tư bản ñã ảnh
hưởng trực tiếp ñến tư duy chính trị của dân tộc Việt Nam, như Phan Bội Châu
từng ví, nó như một yếu tố bên ngoài làm cho “ñầu óc mắt tai mình mới là bắt
ñầu biến ñổi” và “làm vang bóng cho tâm não” [11, tr.26].
Về chính trị, giai cấp tư sản thực hiện cuộc cách mạng xã hội lật ñổ chế
ñộ phong kiến, thiết lập chế ñộ tư bản chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ tư


14

sản, tạo nên bước chuyển từ chế ñộ quân chủ sang dân chủ; từ quân quyền sang
pháp quyền. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ñã tạo ra sự phát triển nhanh
chóng của giai cấp công nhân, ñặc biệt ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, ðức, Nga.
ðội ngũ công nhân ở các nước này tăng lên ñến hàng triệu người, trở thành lực
lượng xã hội rất quan trọng, ñại diện cho lực lượng sản xuất mới. Trong xã hội
tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn cơ bản nhất là giữa tư sản và vô sản, sự thống trị,
bóc lột của giai cấp tư sản ñã tạo nên phong trào ñấu tranh của giai cấp vô sản
chống lại giai cấp tư sản. Sau thất bại của Công xã Pari (năm 1871), phong trào
công nhân tiếp tục ñược củng cố, bắt ñầu thời kỳ tập hợp lực lượng, chuẩn bị
cho cuộc ñấu tranh mới chống chủ nghĩa tư bản. Dưới sự phát triển ngày càng
sâu rộng của chủ nghĩa Mác, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh
mẽ, nhiều tổ chức ñảng vô sản, ñảng xã hội theo xu hướng tiến bộ cách mạng
của giai cấp công nhân xuất hiện tại ðức, Pháp, Mỹ, Anh. Trước tình hình ñó,
những người mác xít ñã triệu tập một cuộc họp thành lập Quốc tế II tại Pari
(năm 1889) dưới sự lãnh ñạo trực tiếp của Ph.Ăngghen nhằm tổ chức và lãnh
ñạo phong trào công nhân chống lại chủ nghĩa tư bản. Sau này, khi Ph.Ăngghen
mất (năm 1895) Quốc tế II bị các phần tử cơ hội lũng ñoạn và mất vai trò lịch
sử, ñến năm 1919, V.I.Lênin ñã thành lập Quốc tế III, phong trào ñấu tranh của

giai cấp công nhân tiếp tục ñược củng cố và phát triển. Cho nên, nền dân chủ tư
sản cũng như phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản ñã ảnh hưởng rất
lớn ñến các nước phong kiến, ñặc biệt là làm cho tư tưởng chính trị chuyển
hướng sang dân chủ tư sản.
Về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, vào cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX là
thời kỳ nở rộ nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật ở các nước tư bản phát triển,
tạo ñiều kiện thuận lợi cho con người nâng cao nhận thức về thế giới xung
quanh, hiểu biết tự nhiên, xã hội sâu sắc hơn. Và nhờ ñó, mặt tư tưởng ñược
củng cố thêm về thế giới quan duy vật, tạo ñiều kiện cho việc tiếp thu các trào
lưu tư tưởng tiến bộ. Cho nên, khi làn sóng khoa học của phương Tây tràn vào


15

Việt Nam ñã góp phần nâng cao trình ñộ nhận thức nói chung cũng như tư duy
chính trị nói riêng.
Khi chủ nghĩa tư bản xâm lược, chúng ñã buộc các nước phương ðông
sớm chuyển sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mặc dù trong lòng xã
hội mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phong kiến chưa sâu
sắc ñể xuất hiện nhu cầu giải quyết mâu thuẫn, phát triển lên phương thức sản
xuất mới. Trong Tuyên ngôn của ðảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen cho
rằng sự bành trướng của các nước tư bản phương Tây sang phương ðông “Nó
buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản nếu không
sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa
là phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình
dạng của nó”; “bắt phương ðông phải phụ thuộc vào phương Tây” [67, tr.602].
Chính quá trình xâm lược của chủ nghĩa tư bản ñã ñể lại cho các dân tộc thuộc
ñịa những hệ quả tiêu cực và tích cực, trong ñó hệ quả tiêu cực là chủ yếu.
Về hệ quả tiêu cực, chủ nghĩa tư bản tạo ra ở các dân tộc thuộc ñịa
một nền kinh tế què quặt, trì trệ, chậm phát triển, lệ thuộc vào các nước tư

bản; nền kinh tế thuộc ñịa biến ñổi theo xu hướng phá hoại, bóp chết một số
ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống có giá trị; phá vỡ quan hệ tương hỗ
giữa các vùng, miền, xé nhỏ nền kinh tế của các dân tộc thuộc ñịa; phá vỡ
quan hệ kinh tế làng xã cổ truyền, phá vỡ các thiết chế của xã hội truyền
thống nhưng không mang tính cách mạng và triệt ñể mà mang tính chất nửa
vời, áp ñặt, làm tăng tính phụ thuộc vào thực dân; nền văn hóa mang tính nô
lệ, lai căng, phức tạp, nền y tế, giáo dục thấp kém, ñời sống nhân dân khổ
cực với cảnh một cổ hai tròng áp bức.
Bên cạnh ñó, các cuộc xâm lược của chủ nghĩa tư bản cũng ñể lại cho
các dân tộc thuộc ñịa những hệ quả tích cực nằm ngoài ý muốn của chủ nghĩa tư
bản. ðó là phương thức sản xuất tư bản ñã phá vỡ các quan hệ sản xuất cũ, tạo
nên sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật; mở mang ngành nghề mới, xóa bỏ tình


16

trạng bế quan tỏa cảng của chế ñộ phong kiến; các nước thuộc ñịa bắt ñầu tiếp
thu tư tưởng dân chủ, chính thể dân chủ ñại nghị, những giá trị về tư tưởng pháp
quyền; những yếu tố kinh tế tạo nên cơ sở cho xã hội tiến hành các cuộc cải
cách, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, những sinh hoạt dã man từ xa xưa ñể lại, xây
dựng ñời sống văn minh, hiện ñại, ñồng thời tiếp thu những ảnh hưởng tích cực
của văn hóa, ngôn ngữ phương Tây, v.v.. Theo C.Mác ñây là những công cụ vô
ý thức của lịch sử trong sự phát triển của các nước thuộc ñịa. Những yếu tố ñó
mang tính chất xây dựng, góp phần phát triển xã hội, làm cho các nước phương
ðông có thêm ñiều kiện ñể hội nhập vào sự phát triển chung của thế giới. Sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây ñã kích thích trí thức các nước như
Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam sang phương Tây ñể học hỏi. Nguyễn An
Ninh – một trí thức Tây học cũng cho rằng: “Nhiều người An Nam ñã sang
ñược ñến nước Pháp ñể quan sát cuộc sống châu Âu, và bí quyết của sức mạnh
vật chất của châu Âu” [99, tr.141]. Sự thay ñổi của phương thức sản xuất và

những hệ quả ấy ñã góp phần làm chuyển biến tư tưởng, làm thức tỉnh các dân
tộc phương ðông chuyển mình theo xu thế thời ñại.
Quá trình xâm lược của chủ nghĩa tư bản ñã biến các dân tộc ñộc lập trở
thành dân tộc phụ thuộc, hay thuộc ñịa. ðể chống xâm lược, bảo vệ ñộc lập dân
tộc, buộc các dân tộc phải ñứng lên ñấu tranh, hình thành nên phong trào giải
phóng dân tộc. Từ khi thực dân phương Tây bắt ñầu quá trình xâm lược (thế kỷ
XVI) cho ñến cuối thế kỷ XIX ñầu thế XX, các dân tộc Á, Phi, Mỹ Latinh bị
xâm lược ñã phát ñộng phong trào ñấu tranh giải phóng dân tộc. Các cuộc ñấu
tranh này diễn ra ở những thời ñiểm khác nhau, có hình thức và phương pháp
cách mạng khác nhau nhưng tất cả ñều hướng ñến nhiệm vụ quan trọng, chủ
yếu là chống thực dân, giành ñộc lập dân tộc. Về hình thức ñấu tranh của phong
trào giải phóng dân tộc có hai hình thức chủ yếu: một là, ñấu tranh vũ trang bao
gồm cả triều ñình phong kiến, sĩ phu, nhân dân, hình thức này diễn ra ở Trung
Quốc, Ấn ðộ, Triều Tiên, các nước ðông Nam Á. Hai là, phương pháp ñấu


17

tranh hòa bình bằng các cuộc cải cách xã hội, bất hợp tác với thực dân, hình
thức này diễn ra rất ít, chủ yếu ở Ấn ðộ thời kỳ ñầu. Các hình thức ñấu tranh
này, ít nhiều ñã tác ñộng nhất ñịnh ñến việc lựa chọn phương pháp cách mạng
của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng
trong cách mạng giải phóng dân tộc. Về quy mô của phong trào giải phóng dân
tộc diễn ra khá rộng, trên phạm vi thế giới cho nên nó trở thành một xu thế lớn
của thời ñại, dù muốn hay không, ít hay nhiều các dân tộc thuộc ñịa ñều chịu sự
tác ñộng của phong trào này.
Phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX
(những năm 1920) của các dân tộc Á, Phi mang tính chất dân tộc rõ nét, có
tính chất ña dạng, phong phú do sự chi phối của ñiều kiện lịch sử riêng biệt
của các dân tộc. Tính ña dạng, phong phú của phong trào giải phóng dân tộc

thể hiện sự hình thành các khuynh hướng chính như sau: một là, phong trào
giải phóng dân tộc mang ý thức hệ phong kiến như Triều Tiên, Miến ðiện,
Căm pu chia. Hai là, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư
sản diễn ra ở những nước mà giai cấp phong kiến cầm quyền dần dần mất
vai trò lịch sử, nhưng giai cấp tư sản còn non yếu, tầng lớp sĩ phu ñã sớm
nhận thức xu thế lịch sử, lãnh ñạo dân tộc ñứng lên ñấu tranh giải phóng
dân tộc, họ chủ trương theo khuynh hướng tư sản, tiêu biểu như Khang Hữu
Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc. Thứ ba, phong trào giải phóng dân tộc
theo mang ý thức hệ tư sản và do giai cấp tư sản lãnh ñạo như Tôn Trung
Sơn ở Trung Quốc, Gandi, Nêru ở Ấn ðộ. Các cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc ñi theo các con ñường nêu trên cũng ñạt ñược những kết quả nhất
ñịnh trong việc cải cách xã hội, tuy nhiên chưa có cuộc cách mạng nào
thành công triệt ñể. Như vậy, ở Châu Á phong trào ñấu tranh giải phóng dân
tộc có những con ñường cách mạng khác nhau, ñiều ñó ñã tác ñộng trực tiếp
ñến việc lựa chọn con ñường cách mạng của các nhà tư tưởng chính trị Việt
Nam, nhất là giai ñoạn ñầu thế kỷ XX.


18

Cho ñến thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (năm
1917), phong trào giải phóng dân tộc ñã chuyển sang con ñường cách
mạng mới – cách mạng vô sản. Cuộc cách mạng này là cuộc cách
mạng triệt ñể nhất, ñã giải quyết mâu thuẫn giữa ñộc lập dân tộc với
chủ nghĩa ñế quốc, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản, nhân dân lao ñộng
với giai cấp tư sản, ñịa chủ. Giai cấp vô sản trở thành giai cấp lãnh
ñạo với chính ñảng là ðảng Cộng sản, lực lượng cách mạng là công
nhân và nông dân. Thắng lợi của cách mạng vô sản ñã chứng tỏ, chỉ
có giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ vô sản, sự lãnh ñạo của giai cấp
công nhân, với lực lượng cách mạng là liên minh giai cấp trong ñó lấy

liên minh công – nông – trí làm nền tảng thì mới thành công. Cách
mạng Tháng Mười Nga (năm 1917) là cái mốc ñánh dấu sự thành
công của con ñường cách mạng vô sản, còn sự ảnh hưởng của nó phải
ñến những năm 1920 – 1921 mới lan rộng. Sau thắng lợi Cách mạng
Tháng Mười Nga (năm 1917), ñặc biệt là khi Sơ thảo lần thứ nhất Luận
cương về vấn ñề dân tộc và thuộc ñịa năm 1920 của V.I.Lênin ñược
truyền bá rộng rãi, cũng như sự trải nghiệm của phong trào giải phóng
dân tộc với các khuynh hướng nêu trên thất bại thì phong trào giải
phóng dân tộc theo ngọn cờ cách mạng vô sản ñã ảnh hưởng mạnh mẽ
ñến các dân tộc, làm cho các khuynh hướng nêu trên có những chuyển
biến nhất ñịnh, ñó là một số dân tộc chuyển sang cách mạng vô sản.
Trong quá trình hoạt ñộng cách mạng ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc ñã
nhận thức Luận cương về vấn ñề dân tộc và thuộc ñịa và lựa chọn con
ñường giải phóng dân tộc Việt Nam là ñi theo cách mạng vô sản. ðồng
thời, chịu sự ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, trong tư
tưởng chính trị của các nhà tư tưởng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Nguyễn An Ninh và ñồng chí của họ bắt ñầu xuất hiện khuynh hướng
chuyển sang cách mạng vô sản.


×