Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

triết học chính trị của john stuart mill giá trị và bài học lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.98 KB, 27 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  




NGÔ THỊ NHƯ




TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA JOHN STUART MILL -
GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ




Chun ngành: Lịch sử Triết học
Mã số: 62.22.80.01



TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC




Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012


Công trình được hoàn thành tại: ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn
– ĐHQG TP. HCM.


Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn
2. PGS. TS. Nguyễn Xuân Tế


Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp nhà nước họp tại:
……………………………………………………………………
vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm ……….
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:



DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

1. Luận văn Thạc sĩ Triết học “Triết học chính trị của John Stuart Mill”,
bảo vệ năm 2009 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
2. Bài viết “Tư tưởng John Stuart Mill về tự do cá nhân”, tạp chí Khoa
học Xã hội (Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ - Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam), số 8 (144) năm 2010.

3. Bài viết “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện
nay”, Hội thảo Quán triệt, vận dụng nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ XI vào việc giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường
đại học và cao đẳng, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia
Hà Nội đồng tổ chức, Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10/6/2011.
4. Bài viết “John Stuart Mill với Bàn về tự do”, tạp chí Triết học (Viện
Triết học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), số 11 (246) năm 2011.
5. Bài viết “Phát huy vai trò phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH”,
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Phát triển nhanh nguồn nhân lực - Bước đột phá
chiến lược ở nước ta hiện nay, Khoa Lý luận chính trị (Trường ĐH Ngoại
thương) tổ chức, Hà Nội, ngày 8/6/2012.
6. Bài viết “John Stuart Mill với phong trào đòi bình quyền cho phụ nữ”,
tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Gia đình và Giới - Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam), số 3 (22) năm 2012.
7. Bài viết “Đạo đức học công lợi của John Stuart Mill”, tạp chí Khoa học
Xã hội (Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ - Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam), số 5 (165) năm 2012.
8. Bài viết “Vai trò của tư duy phê phán trong việc nâng cao hiệu quả học
tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên
trường ĐH Ngoại thương năm 2012, Hà Nội, ngày 9/11/2012.

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lĩnh vực chính trị là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã
hội, chiếm vị trí quan trọng và có sự chi phối đến các lĩnh vực khác. Qua mỗi
giai đoạn lịch sử nhất định, lĩnh vực chính trị luôn vận động cùng với sự vận
động của xã hội loài người, và được khái quát hóa thành tri thức lý luận tổng
quát, thành các học thuyết, khuynh hướng, trào lưu triết học chính trị. Như thế,
triết học chính trị vừa là sự phản ánh của thực tiễn chính trị sinh động, vừa bao

hàm cả tính định hướng cho hoạt động thực tiễn. Vậy nên, nghiên cứu triết học
chính trị là công việc cần thiết nhằm phát triển trình độ tư duy lý luận, nâng cao
năng lực nhận thức của con người; thông qua đó tăng cường hiệu quả cho hoạt
động thực tiễn, mà trước hết là thực tiễn chính trị.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, triết học chính trị phương Tây nổi bật
như một trong những mạch nguồn của phong cách tư duy duy lý. Trong những
tên tuổi tiêu biểu của triết học Anh và triết học Pháp, thì John Stuart Mill
(1806 - 1873) là một triết gia có ảnh hưởng lớn, vượt ra khỏi biên giới xứ sở
sương mù thế kỷ XIX. Ông là triết gia đại diện cho chủ nghĩa kinh nghiệm Anh
thời đại Victoria. Không chỉ là nhân vật kế tục truyền thống chủ nghĩa kinh
nghiệm Anh, J.S.Mill còn được ghi nhận là đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa thực
chứng, một phong trào triết học và chính trị phổ biến rộng rãi trong nửa cuối thế
kỷ XIX. Điều đặc biệt ở chỗ, J.S.Mill đã triển khai chủ nghĩa thực chứng theo
phương án thuyết đạo đức công lợi của Anh. Và do đó, ông đã thành công khi
đưa triết học thực chứng vượt ra khỏi khía cạnh thực chứng xã hội học, để gắn
với khuynh hướng thực chứng chính trị học. Vì thế, nghiên cứu triết học chính
trị J.S.Mill nhằm mở ra một hướng tiếp cận đối với lịch sử triết học phương Tây
cận đại, từ đó góp phần quan trọng làm sáng rõ thêm bức tranh lịch sử triết học
phương Tây nói chung cũng như triết học chính trị pháp quyền tư sản nói riêng.
Là một nhà triết học, nhà logíc học, nhà đạo đức học, nhà kinh tế chính trị
học, sự nghiệp và hoạt động của J.S.Mill để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử

2
châu Âu; đặc biệt là triết học chính trị của ông được thể hiện qua hai tác phẩm
tiêu biểu: Bàn về tự do và Chính thể đại diện. Trong các tác phẩm của mình,
J.S.Mill đã khẳng khái thể hiện quan điểm về tự do, về dân chủ, về chính thể nhà
nước. Bằng những trước tác đó, ông đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển lý
thuyết tự do chủ nghĩa và chính trị pháp quyền. Là một học thuyết lý luận sắc
sảo, triết học chính trị của J.S.Mill chứa đựng nhiều bài học giá trị không chỉ đối
với thời đại của ông, mà còn đối với các quốc gia đang xây dựng và hoàn thiện

thể chế chính trị pháp quyền giai đoạn hiện nay, trong đó có Việt Nam. Thực tế
cho thấy rằng, chỉ có thể dựa trên sự kế thừa tinh hoa triết học chính trị thế giới
thì việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại sẽ trở nên hiệu lực hơn và tránh
được những hạn chế đang tồn đọng.
Thêm nữa, bối cảnh thế giới hiện nay vẫn đang chứa đựng những vấn đề
bất ổn như: xung đột lợi ích giữa các quốc gia không thể tránh khỏi, mối quan hệ
cá nhân - xã hội nảy sinh những tình huống mới, tình trạng vi phạm quyền tự do
cá nhân chưa chấm dứt, … Đặt triết học chính trị của J.S.Mill trong mối liên hệ
với bối cảnh hiện thời mới thấy rằng triết học của ông vẫn mang tính thời sự rõ
nét. Những vấn đề về mối quan hệ giữa các dân tộc, về tự do cá nhân và bình
đẳng giới, về vai trò của giáo dục, … mà J.S.Mill đã từng bàn đến vẫn còn nhiều
giá trị thực tiễn đối với không riêng Việt Nam mà còn với các quốc gia khác. Có
lẽ, thời đại ngày nay vẫn có thể tìm thấy được trong triết học chính trị J.S.Mill
những bài học lịch sử đắt giá và sâu sắc.
Xét mặt hạn chế, triết học chính trị của J.S.Mill vẫn thể hiện lập trường
giai cấp tư sản, là học thuyết bảo vệ trật tự xã hội tư sản. Dẫu chưa thể đoạn
tuyệt hẳn với một số hạn hẹp có tính lịch sử, nhưng điều đó hoàn toàn không
ngăn J.S.Mill trở thành nhà tư tưởng dũng cảm, táo bạo, mới mẻ và tiến bộ trong
lịch sử tư tưởng triết học. Do đó, nghiên cứu triết học chính trị J.S.Mill là công
việc nhằm chắt lọc những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại.
Đổi mới và phát triển tư duy là một quá trình liên tục, phải luôn cần có
yếu tố kế thừa. Như Ph.Ăngghen đã viết: “Một dân tộc muốn đứng vững trên

3
đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận … Nhưng tư duy lý
luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi.
Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho
tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời
trước” [28, tr.489, 487].
Xuất phát từ những ý nghĩa nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài

“Triết học chính trị của John Stuart Mill - giá trị và bài học lịch sử” làm Luận
án Tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
J.S.Mill là một nhà tư tưởng bách khoa, có nhiều tác phẩm luận bàn đến
nhiều lĩnh vực, như chính trị, đạo đức, kinh tế, logíc. Tuy nhiên, trong những tác
phẩm của J.S.Mill, hiện nay, chỉ có hai tác phẩm được dịch ra tiếng Việt. Đó là
Bàn về tự do (bản dịch của Nguyễn Văn Trọng, nhà xuất bản Tri thức ấn hành)
và Chính thể đại diện (Nguyễn Văn Trọng, Bùi Văn Nam Sơn dịch, giới thiệu và
chú thích). Bàn về tự do và Chính thể đại diện là hai tác phẩm tiêu biểu trong sự
nghiệp sáng tác phong phú của J.S.Mill. Những bản chuyển ngữ của hai dịch giả
Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn, cũng có thể đánh giá, là những bản
dịch công phu, kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Hai tác phẩm dịch đó, trước hết, là tài liệu
sách rất quan trọng hỗ trợ trực tiếp cho quá trình nghiên cứu của tác giả luận án.
Sau nữa, hai tác phẩm được dịch phần nào chứng tỏ sức hấp dẫn từ tư tưởng của
một triết gia thế kỷ XIX.
Đối với số ít tài liệu tiếng Việt nghiên cứu về J.S.Mill, cần thiết nói đến
quyển Tuyển tập danh tác triết học từ Plato đến Derrida của F.Baird, (Nxb. Văn
hóa thông tin, Hà Nội, 2006, Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy dịch). Đây là một
công trình nghiên cứu khá công phu về triết học, với sự phân kỳ từng giai đoạn
lịch sử, gắn liền với một số đại diện tiêu biểu cho từng giai đoạn đó. Trong phần
V - Triết học thế kỷ XIX, tác giả quyển sách đã đề cập đến J.S.Mill. Nhưng, tác
giả F.Baird mới chỉ tiếp cận J.S.Mill ở khía cạnh một nhà đạo đức học công lợi;
chứ chưa đề cập đến triết học chính trị của J.S.Mill.

4
Nghiên cứu triết học thông qua các chủ đề riêng biệt, Lịch sử triết học và
các luận đề của Samuel Enoch Stumf (Nxb. Lao động, Hà Nội, 2004, Đỗ Văn
Thuấn và Lưu Văn Hy dịch) cũng dành hẳn một phần không nhỏ cho thuyết
công lợi của J.S.Mill. Ngoài việc tóm lược tiểu sử J.S.Mill, quyển sách đã nêu
lên được quan niệm của ông về tự do, dù hết sức ngắn gọn.

Bên cạnh Lịch sử triết học và các luận đề, thì quyển Câu chuyện triết học
của Bryan Magee (Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2003, Huỳnh Phan Anh và Mai Sơn
dịch) là một tác phẩm thành công khi thể hiện lịch sử triết học như một dòng
chảy từ cổ đại đến hiện đại. Với cách trình bày đó, J.S.Mill xuất hiện trong phần
viết về các triết gia thuyết công lợi. Vì trình bày lịch sử triết học một cách khái
quát nên quyển sách khó có thể chuyên sâu nghiên cứu tư tưởng của J.S.Mill.
Nhập môn triết học phương Tây (Samuel Enoch Stumf, Donal C.Abel,
Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2004, Lưu Văn Hy biên dịch) cũng là một tài liệu
chuyên sâu nghiên cứu triết học. Không viết về triết học như một dòng chảy lịch
sử, quyển sách đã nghiên cứu triết học thông qua các luận đề (như triết học về
tôn giáo, triết học về tri thức, đạo đức học, triết học chính trị và xã hội, siêu hình
học, bản ngã cá nhân và sự bất tử). Ở cả hai luận đề về đạo đức học và triết học
chính trị, J.S.Mill đều được bàn luận đến. Song, sự phân tích đối với các quan
điểm của ông vẫn chưa thực sự sâu sắc.
Về tài liệu tiếng nước ngoài, The liberal self: John Stuart Mill’s moral
and political philosophy (Wendy Donner, Cornell University Press, London,
1991) là một trong những quyển sách bàn luận khá cụ thể về J.S.Mill cùng
những quan điểm, tư tưởng của ông. Trong khi trình bày về tư tưởng của
J.S.Mill, tác giả W.Donner luôn đặt J.S.Mill trong mối liên hệ đối chiếu với
J.Bentham. Quyển sách đã chỉ ra một luận điểm quan trọng rằng: “Vấn đề tự do
và phát triển cá nhân là một trong những chủ đề phổ biến nhất của triết học

5
chính trị và triết học đạo đức của J.S.Mill”
1
. Song, tác phẩm The liberal self vẫn
nghiêng về trình bày quan điểm đạo đức công lợi của J.S.Mill còn tư tưởng
chính trị của ông thì mờ nhạt hơn.
Cũng chủ yếu bàn về tư tưởng đạo đức công lợi của J.S.Mill, nhưng Since
Socrate của các tác giả R.Solomon và C.Martin, (Thomson Wadsworth press,

New York, 2005) đã có cố gắng làm rõ nhiều vấn đề của thuyết công lợi. Qua
đó, các tác giả cũng phần nào gợi mở về triết học chính trị của J.S.Mill.
Là một tác phẩm nghiên cứu triết học, Philosophy made simple (A made
simple book, 1993) dành hẳn chương 2 (chapter two) để bàn về triết học chính
trị. Bên cạnh những tên tuổi như Plato, Hobbes, Locke, Marx thì J.S.Mill được
nhắc đến như một nhà triết học chính trị tiêu biểu trong lịch sử tư tưởng thế giới.
Quyển sách đã phân tích một cách ngắn gọn các quan điểm của J.S.Mill về triết
học chính trị.
Great political thinhkers (Oxford University Press, New York, 1992) là
một tác phẩm nghiên cứu tập hợp bốn nhà triết học chính trị, gồm Machiavelli,
Hobbes, J.S.Mill, Marx. Trong phần viết về J.S.Mill, tác giả W.Thomas lần lượt
đi theo từng tiểu mục thời ấu thơ, sự giáo dục thủa nhỏ, kinh tế chính trị học.
Đặc biệt, tác giả đã làm nổi bật J.S.Mill ở khía cạnh người “giáo chủ”
(schoolmaster) của chủ nghĩa tự do. Thông qua cách trình bày của quyển Great
political thinhkers, J.S.Mill hiện lên như một nhân vật quan trọng của lịch sử tư
tưởng thế kỷ XIX, một nhà triết học chính trị tiêu biểu của thời đại.
Như vậy, dễ nhận thấy triết học chính trị của J.S.Mill là một đề tài nghiên
cứu chưa nhiều ở Việt Nam, do vậy có rất ít tài liệu bàn luận về nó. Số ít tài liệu
bằng tiếng Việt thì chủ yếu là những công trình của các tác giả nước ngoài đã
được chuyển ngữ. Còn một số tài liệu tiếng Anh kể trên có nghiên cứu về tư
tưởng của ông, nhưng chỉ là sự tiếp cận một cách tổng thể, khái quát nhất; hoặc
chỉ chú trọng về tư tưởng đạo đức học J.S.Mill nhiều hơn.


1
“Mill’s commitment to liberty and individual development is one of the most exoteric themes of his moral and
political philosophy”. Wendy Donner (1991), The liberal self: John Stuart Mill’s moral and political philosophy,
Cornell University Press, London, p. 142.

6

Do đó, có thể xem luận án này là sự nỗ lực đầu tiên trong việc trình bày và
hệ thống hóa triết học chính trị của J.S.Mill. Và cũng vì thế, quá trình nghiên
cứu để hoàn thành luận án không thể tránh khỏi những khó khăn, những thiếu
sót nhất định.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án
Trình bày triết học chính trị J.S.Mill với tư cách một hệ thống, đánh giá
những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của hệ thống triết học này; từ đó, gợi
mở và liên hệ đến một số vấn đề thực tiễn của xã hội đương đại.
Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khái quát cuộc đời và sự nghiệp của J.S.Mill, trong đó nêu bật
lên sự hình thành triết học chính trị của ông.
Thứ hai, trình bày và phân tích nội dung cơ bản trong triết học chính trị
J.S.Mill.
Thứ ba, phân tích những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của triết học
chính trị J.S.Mill
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản trong triết học chính trị của
J.S.Mill. Mặc dù sự nghiệp sáng tác của J.S.Mill rất phong phú với một khối
lượng không nhỏ các tác phẩm, nhưng triết học chính trị của ông được thể hiện
tập trung nhất trong Bàn về tự do và Chính thể đại diện. Do đó, khi trình bày về
triết học chính trị của J.S.Mill, luận án chủ yếu khảo cứu những tác phẩm này.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận án
còn kết hợp phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy
nạp - diễn dịch, phương pháp so sánh, đối chiếu.

7

6. Cái mới của luận án
Thứ nhất, luận án trình bày một cách hệ thống triết học chính trị J.S.Mill
và chỉ ra những nội dung cơ bản trong triết học chính trị của ông.
Thứ hai, luận án phân tích và rút ra những giá trị, bài học lịch sử của triết
học chính trị J.S.Mill trong vấn đề tự do cá nhân, quyền lực nhà nước, dân chủ,
bầu cử, giáo dục và giải phóng phụ nữ.
Thứ ba, luận án cũng chỉ rõ những hạn chế của triết học chính trị J.S.Mill
thể hiện ở tính chủ quan, thiếu nhất quán và thiếu một cơ sở thực tiễn thể hiện ở
quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân.
7. Ý nghĩa khoa học của luận án
Về ý nghĩa lý luận, luận án trình bày một cách hệ thống và cụ thể nội
dung cơ bản của triết học chính trị J.S.Mill. Trên cơ sở đó, luận án nêu bật và
đánh giá vị trí triết học chính trị của ông trong triết học chính trị nhân loại. Đồng
thời, luận án góp thêm một cách tiếp cận về triết học chính trị phương Tây thời
kỳ cận đại.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận án rút ra những bài học lịch sử của triết học
chính trị J.S.Mill, gồm: bài học về phát huy vai trò của giáo dục, bài học về đề
cao quyền bình đẳng giới, bài học về xây dựng hình thức chính thể dựa trên nền
tảng là lợi ích của người dân và bài học về xây dựng đội ngũ công chức chuyên
nghiệp. Những bài học này, khi được vận dụng, sẽ phát huy hiệu quả cao trong
cộng đồng và xã hội, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, luận án khi hoàn thành có thể
được sử dụng như tài liệu tham khảo trong quá trình học tập, nghiên cứu triết
học chính trị J.S.Mill nói riêng, cũng như triết học phương Tây nói chung.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu thành ba chương, sáu tiết.




8
Chương 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL

1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC
CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL
1.1.1. Điều kiện lịch sử hình thành triết học chính trị John Stuart Mill
John Stuart Mill (1806 - 1873) là triết gia và nhà hoạt động chính trị nổi
tiếng nước Anh thế kỷ XIX. Tư tưởng của J.S.Mill mang đậm dấu ấn thời đại
mình. Đầu thế kỷ XIX, Anh đã trở thành một nước công nghiệp thực thụ. Đặc
biệt, cách mạng công nghiệp đã tạo điều kiện ra đời giai cấp mới là giai cấp
công nhân. Trên thực tế, đời sống công nhân rất khó khăn, khổ cực và bị bóc lột
nặng nề bởi chủ xưởng. Tình trạng đó khiến giai cấp công nhân có những đòi
hỏi rất bức thiết về quyền lợi kinh tế cũng như quyền lợi chính trị.
Ngược lại với sự bần cùng hóa của giai cấp công nhân lao động nghèo khổ
là quá trình giàu lên nhanh chóng của những chủ xưởng, hay những ông chủ tư
bản. Sự đối nghịch đó tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội tư bản Anh,
cũng như xã hội tư bản phương Tây. Tình hình kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện
và tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị Anh quốc thế kỷ XIX.
Chính trị nước Anh thế kỷ XIX được gọi là thời đại cải cách nghị viện.
Hai lần cải cách nghị viện thế kỷ XIX (1832,1867) đã làm thay đổi rất nhiều tình
hình chính trị nước Anh. Cũng chính những lần cải cách nghị viện đã thu hút
được sự quan tâm lớn của cha, con James Mill và J.S.Mill.
1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị John Stuart Mill
Những tiền bối trực tiếp tác động đến tư tưởng của J.S.Mill là John Locke,
người cha James Mill, nhà đạo đức học Jeremy Bentham, nhà kinh tế học David
Ricardo, nhà triết học thực chứng August Comte. Về mặt siêu hình học, J.S.Mill
kế thừa quan điểm của George Berkeley và David Hume.
John Locke (1632 - 1704) là một triết gia nổi tiếng của Anh thế kỷ XVII,

là một trong những tên tuổi có tầm ảnh hưởng rộng lớn ở giai đoạn cận đại trong

9
triết học phương Tây. Từ rất sớm, J.S.Mill đã đọc các tác phẩm của J.Locke.
Nếu J.Locke là nhà kiến trúc sư về mặt lý luận cho chế độ dân chủ trong triết
học chính trị phương Tây thì J.S.Mill đã thêm vào cái hệ thống mà J.Locke khởi
xướng một điều khoản rằng thiểu số cần phải được bảo vệ để chống lại sự chuyên
chế của đa số có thể xảy ra.
J.S.Mill sinh ra và lớn lên trong gia đình có điều kiện rất thuận lợi. Cha
ông, James Mill (1773 - 1836), là một triết gia, sử gia, nhà tâm lý học, nhà kinh
tế học, nhà lý luận giáo dục, đồng thời là nhà luật học và nhà cải cách chính trị
nổi tiếng. Những quan điểm và cuộc đời hoạt động của ông đã in dấu ấn lên
hành trình tư tưởng của J.S.Mill.
James Mill có mối quan hệ thân thiết với rất nhiều nhà tư tưởng cùng thời,
trong đó có J.Bentham. Jeremy Bentham (1748 - 1832) là cha đẻ của chủ nghĩa
công lợi (Utilitarianism) với tư cách là một học thuyết. Tư tưởng của J.Bentham
đã ảnh hưởng rất lớn đến J.S.Mill. Trong khi bênh vực thuyết này, J.S.Mill đã
bổ sung nhiều ý tưởng, nhằm làm mới chủ nghĩa công lợi. Với J.S.Mill, quan
niệm về hạnh phúc đã được hiệu đính lại. Ông cho rằng những niềm hạnh phúc
không chỉ khác nhau về lượng như J.Bentham đã quan niệm, mà còn khác nhau
về chất; và chất của hạnh phúc mới là tiêu chí để phân biệt chúng với nhau.
Về lý luận kinh tế học, J.S.Mill chịu ảnh hưởng trực tiếp từ người thầy
David Ricardo (1772 - 1823). Ngay từ năm 13 tuổi, J.S.Mill đã bắt đầu học các
lý thuyết kinh tế của D.Ricardo, tiếp cận với tư duy kinh tế học cổ điển, để từ đó
đi vào nghiên cứu sâu hơn triết học chính trị. J.S.Mill được đánh giá là nhân vật
kế tục xuất sắc trường phái kinh tế chính trị cổ điển của Tây Âu thế kỷ XIX.
J.S.Mill là một triết gia mến mộ văn hóa Pháp, trong đó có triết học thực
chứng của A.Comte. Auguste Comte (1798 - 1857) là nhà tư tưởng đặt nền tảng
cho xã hội học và chủ nghĩa thực chứng cổ điển (Positivism). Từ chỗ tiếp cận
chủ nghĩa thực chứng Pháp của A.Comte, J.S.Mill đã phát triển triết học thực

chứng vượt lên khỏi khuôn khổ thực chứng xã hội học. Với J.S.Mill, chủ nghĩa
thực chứng được triển khai theo phương án Anh, và được nhấn mạnh ở khía

10
cạnh triết học chính trị. J.S.Mill nhấn mạnh tự do cá nhân (individual liberty),
còn A.Comte nhấn mạnh tính thống nhất xã hội (social solidarity).
Ở lĩnh vực triết học chính trị thế kỷ XIX, nếu như J.S.Mill là đại diện cho
triết học Anh thì triết học Pháp có đại diện là Alexis de Tocqueville.
A.Tocqueville (1805 - 1859) được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm Nền dân trị
Mỹ. Năm 1835, J.S.Mill đã đọc tác phẩm của A.Tocqueville và đặc biệt quan
tâm đến những lập luận của tác giả Tocqueville về các trở ngại cũng như triển
vọng của một chính thể dân chủ.
Về mặt thế giới quan, triết học J.S.Mill thể hiện rõ lập trường duy cảm
luận, từ sự ảnh hưởng bởi một số triết gia như George Berkeley, David Hume.
Ông cho rằng, cảm giác là tòa nhà chứa đựng hiểu biết của con người về thế giới
khách quan. Nói cách khác, những khả năng của cảm giác cấu thành nên thế giới
khách quan.
1.2. QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của John Stuart Mill
John Stuart Mill sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 tại Pentonville, London,
nước Anh. Ngay từ nhỏ, ông đã được giáo dục bởi chính cha mình, James Mill,
người đề ra cho ông một chương trình học nghiêm khắc. Đến năm 13 tuổi,
J.S.Mill đã có kiến thức tương đương với chương trình đại học toàn phần.
Năm 1826, khi 20 tuổi, J.S.Mill rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy sụp
tinh thần. Sau khi bình phục, J.S.Mill trở lại công việc viết báo. Ông thường
cộng tác với những tờ báo có thiện cảm với khuynh hướng cấp tiến, nhằm thảo
luận các vấn đề xã hội đương thời.
Toàn bộ sự nghiệp của ông gắn liền với một khối lượng đồ sộ những công
trình nghiên cứu, tác phẩm, bài luận, bài báo. Trong các trước tác của J.S.Mill
thì Bàn về tự do, Chính thể đại diện và Chủ nghĩa công lợi là ba tác phẩm được

chọn lựa đưa vào bộ sách Những tác phẩm vĩ đại của thế giới phương Tây.
Không chỉ là nhà lý luận tháp ngà, J.S.Mill còn tham gia vào nghị viện Anh
trong những năm 1865 - 1868. Năm 1873, J.S.Mill qua đời tại Avignon (Pháp).

11
1.2.2. Các giai đoạn trong triết học chính trị John Stuart Mill
Giai đoạn thứ nhất - giai đoạn hình thành tư tưởng triết học chính trị của
J.S.Mill
Điểm đáng lưu ý ở giai đoạn hình thành tư tưởng của J.S.Mill là việc ông
đã tiếp cận quan điểm của những nhà triết học chính trị tiêu biểu, trong đó có
John Locke. Giai đoạn đầu tiên trong triết học chính trị J.S.Mill chính là giai
đoạn hình thành những tư tưởng nền tảng, tạo điều kiện cho sự phát triển tư
tưởng sâu sắc hơn ở các giai đoạn sau. Nhưng đồng thời, giai đoạn đầu tiên cũng
là giai đoạn kết thúc bằng biến cố khủng hoảng nội tâm. Đi qua cơn chấn động
tinh thần, J.S.Mill đã nhận thức lại nhiều vấn đề trước đó, để gợi mở sự điều
chỉnh ở giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn thứ hai - giai đoạn J.S.Mill tiếp nhận và triển khai chủ nghĩa
thực chứng ở khía cạnh triết học chính trị
Giai đoạn này kéo dài từ khi bình phục tinh thần đến khi nghỉ việc tại
công ty Đông Ấn (1858). Điểm mấu chốt tạo nên bóng dáng đậm nét của nhà
triết học chính trị J.S.Mill ở giai đoạn thứ hai chính là cuộc gặp gỡ tư tưởng giữa
J.S.Mill và A.Comte, cuộc gặp gỡ giữa những triết gia lớn của thời đại. “Họ mơ
đến khối thịnh vượng chung của các quốc gia phương Tây, nơi mà truyền thống
tự do chủ nghĩa của Anh và tinh thần tự do của cách mạng Pháp có thể hợp
nhất”
2
. Từ chỗ tiếp cận với chủ nghĩa thực chứng Pháp, J.S.Mill đã phát triển triết
học thực chứng vượt lên khỏi khuôn khổ thực chứng xã hội học. Với J.S.Mill,
chủ nghĩa thực chứng được triển khai theo phương án Anh, và được nhấn mạnh
ở khía cạnh triết học chính trị.

Giai đoạn thứ ba - giai đoạn hoàn thiện triết học chính trị J.S.Mill
Đây là giai đoạn từ khi công bố tác phẩm Bàn về tự do cho đến cuối đời.
Điểm nổi bật dễ nhận thấy nhất của giai đoạn này chính là sự ra đời hàng loạt


2
“They dream of the commonwealth of Western nations where the libertarian tradition of England and that of
the French revolution might merge”.
The correspondence of J.S.Mill and Auguste Comte, (1995), translated from the French by Oscar A. Hacc,
with a foreword by Oscar A. Hacc and an introduction by Angele Kremer-Marietti, Transaction publishers New
Brunswick, (at Website books.google.com.vn), p. xxiii-xxiv.

12
các tác phẩm triết học đặc sắc nhất của ông, như Bàn về tự do, Chính thể đại
diện, Chủ nghĩa công lợi, Sự áp bức phụ nữ. Trong những tác phẩm này,
J.S.Mill đã trình bày một cách hệ thống và sâu sắc về các vấn đề triết học chính
trị, với một nhãn quan khoa học và một tâm huyết thực sự.
Ở Bàn về tự do, J.S.Mill đã phân tích một cách sâu sắc về quyền tự do cá
nhân, để từ đó bình dẫn mối quan hệ giữa tự do cá nhân và xã hội. Tư tưởng
triết học chính trị đặc sắc của ông được nối tiếp bằng những chú giải tỉ mỉ về
chính thể, về quyền lực nhà nước, về dân chủ trong tác phẩm Chính thể đại diện.

Chương 2
NỘI DUNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL
2.1. VẤN ĐỀ TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL
2.1.1. Vấn đề tự do cá nhân
Tự do cá nhân là một vấn đề rất quan trọng trong triết học chính trị của
J.S.Mill. Ông đã phân tích quyền tự do của con người qua ba vấn đề cơ bản:
quyền tự do tư tưởng và thảo luận, quyền tự do sắp đặt cuộc sống, quyền tự do
lập hội. J.S.Mill đã khảng khái bảo vệ tự do cá nhân từ luận điểm xuất phát là

tính lợi ích của các quyền tự do đó. Điều này cũng có nghĩa rằng, nguyên tắc
công lợi là một cơ sở lý luận khả tín cho tư tưởng tự do trong triết học chính trị
J.S.Mill. Tự do là điều kiện cần để những cá nhân xuất sắc thực hiện các ý tưởng
của mình. Từ đó, ông bày tỏ nỗ lực xây dựng một tầng lớp trí thức ưu tú trong
xã hội. Đối với J.S.Mill, các quyền tự do cá nhân và điều kiện giáo dục của cá
nhân có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Đồng thời với những luận điểm bênh vực tự do cá nhân, thì J.S.Mill cũng
xác lập một giới hạn tự do trong mối quan hệ cá nhân - xã hội. Đối với cá nhân,
mỗi cá nhân phải có bổn phận nhất định đối với xã hội. Con người cá nhân có
quyền tự do, nhưng quyền tự do đó phải đảm bảo không xâm hại đến lợi ích của
xã hội. Với tư cách là người bảo hộ cho mọi thành viên của mình, xã hội áp chế
cá nhân theo những nguyên tắc nhất định. Theo quan điểm của J.S.Mill, cần

13
thiết phải có một nguyên tắc tự do nhất định để tự do cá nhân hài hòa với tự do
xã hội.
J.S.Mill hướng đến bênh vực những hành vi chỉ liên quan đến bản thân
mỗi người (concern oneself), nhưng không ảnh hưởng đến quyền lợi của người
khác (not affect others). Và ông gọi quyền tự do trong cái phần cư xử chỉ liên
quan đến cá nhân và không ảnh hưởng đến người khác là nghĩa vụ đối với bản
thân (duty to oneself). Nghĩa vụ đó không mang tính bắt buộc xã hội. Đây được
xem là một trong những lý luận J.S.Mill phát triển xa hơn bất kỳ nhà triết học nào
trước đó.
2.1.2. Tự do và vấn đề bình quyền phụ nữ
Trong thời đại của J.S.Mill, người phụ nữ có vai trò xã hội rất mờ nhạt.
Thông thường, họ bị đánh giá rất thấp về vị trí và năng lực. Đối với J.S.Mill,
quan điểm coi phụ nữ đương nhiên bị lệ thuộc vào nam giới là một cách nhìn
nhận cực kỳ nguy hiểm và sai lầm. Theo ông, nguồn gốc dẫn đến áp bức phụ nữ
chính là do sự chuyên quyền trong gia đình và trong xã hội.
Thuyết bình đẳng giới của J.S.Mill, ở bình diện lý luận, chính là sự mở

rộng tiếp nối từ chủ nghĩa tự do của ông. Lời kêu gọi của J.S.Mill cho bình đẳng
nam nữ cũng chính là tiếng nói ủng hộ các quyền tự do cá nhân chính đáng của
nữ giới. Tự do sẽ mang lại cho người phụ nữ món quà về “sự ý thức trong việc
sẽ điều khiển vận mệnh của chính mình bằng chính trách nhiệm đạo đức cá
nhân”
3
. Giải phóng phụ nữ không chỉ đem lại lợi ích cho chính họ, mà còn đem
lại những lợi ích tích cực cho nam giới và là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Đồng thời với sự thừa nhận bình đẳng giới tính, J.S.Mill cũng đã đưa ra
những hình thức khẳng định quyền bình đẳng ấy. Thứ nhất, J.S.Mill muốn xóa
bỏ khoảng cách giới tính ngay trong phạm vi gia đình. Thứ hai, một trong
những biện pháp quan trọng hướng tới sự giải phóng phụ nữ chính là cải thiện
giáo dục, để phụ nữ có cơ hội phát triển như nam giới. Sau cùng, trong các hình


3
“… the consciousness of working out their own destiny under their own moral responsibility …”.
J.S.Mill (1984), The Collected Works of J.S.Mill - 33 volumes, University of Toronto Press (Canada), Routledge
& Kegan Paul (London - England), vol 21, p. 337.

14
thức khẳng định quyền bình đẳng nữ giới, J.S.Mill xem bình đẳng cho phụ nữ
trong chính trị là hình thức quan trọng nhất. Ông thường sử dụng vị trí của
mình trong nghị viện để yêu cầu quyền bầu cử cho nữ giới.
2.2. CHÍNH THỂ VÀ QUYỀN LỰC HỢP THÀNH CHÍNH THỂ TRONG
TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL
2.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá hình thức chính thể
J.S.Mill khẳng định: “ các thiết chế chính trị là sản phẩm của con người,
có nguồn gốc và toàn thể sự tồn tại nhờ cậy vào ý chí của con người”
4

. Không có
hình thức chính thể tách rời khỏi hoạt động của con người.
Một chính thể vận hành được hay không là phụ thuộc vào dân chúng.
J.S.Mill chỉ ra ba điều kiện tiên quyết mà dân chúng cần phải có. Đó là, dân
chúng cần thuận nguyện chấp nhận, thuận nguyện làm những gì cần thiết và
thuận nguyện làm những gì được đòi hỏi để duy trì chính thể.
Dựa trên nguyên tắc công lợi, J.S.Mill cân nhắc rất rõ tiêu chuẩn để đánh
giá một hình thức chính thể. Toàn bộ thể chế chính trị, với J.S.Mill, phải thỏa mãn
được nguyên tắc công lợi mà ông luôn nhất quán. Điều quan trọng là chính thể
phải có hiệu quả đem lại lợi ích cho dân chúng, trước mắt cũng như trong triển
vọng lâu dài. Lấy nguyên tắc công lợi làm tiêu chuẩn đánh giá một hình thức
chính thể, lấy phục vụ lợi ích công làm vai trò cho chính thể, triết học chính trị
J.S.Mill thể hiện như một học thuyết triết học chính trị - đạo đức giàu tính nhân văn.
Từ chỗ viện dẫn tiêu chuẩn căn cứ vào lợi ích của dân chúng để biết được
sự tốt đẹp của một hình thức chính thể, J.S.Mill đã khẳng định hình thức lý
tưởng tốt đẹp nhất là chính thể đại diện.
2.2.2. Chức năng của các cơ quan quyền lực hợp thành chính thể đại diện
Về cơ quan lập pháp, J.S.Mill đặc biệt nhấn mạnh đến đặc trưng bản chất
của nó như một cơ quan đại diện tối quan trọng của công chúng. Theo ông, các
đại diện ở cấp quốc gia tạo thành Hội đồng được gọi là quốc hội hay nghị viện.
Từ đó, J.S.Mill giới hạn và xác định những chức năng tổng quát của quốc hội.


4
J.S.Mill (2008), Chính thể đại diện, Sđd, tr. 46.

15
Chức năng của quốc hội là kiểm soát công việc chính quyền chứ không phải trực
tiếp thi hành công việc.
Nếu như quốc hội là cơ quan lập pháp giữ vai trò kiểm soát thì cơ quan

hành pháp thể hiện chức năng thực thi. J.S.Mill đặc biệt nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc phân định chức năng giữa các ban ngành. Việc phân loại chức
năng từng ban ngành phải phù hợp từng đối tượng, nhưng không nên có nhiều
ban ngành độc lập với nhau. Đồng thời, giữa các ban ngành cũng cần một sự rành
mạch về trách nhiệm. Bên cạnh đó, J.S.Mill còn rất coi trọng việc xác định trách
nhiệm cá nhân. Ông lưu tâm đến chức vụ bộ trưởng và xây dựng tầng lớp công
chức chuyên nghiệp.
J.S.Mill không bàn nhiều đến cơ quan tư pháp trong các bộ phận cấu
thành nên chính thể đại diện. Tuy nhiên, ông vẫn chú trọng đến chức năng xét
xử của nó như một chức năng độc lập để góp phần tạo nên giá trị của toàn bộ hệ
thống chính thể. Ông cho rằng, tính ưu tú của nền hành chính tư pháp là sự phức
hợp giá trị của những viên chức cấu thành nên các tòa án.
Trong hệ thống chính trị, J.S.Mill chủ trương thiết lập các cơ quan đại
diện địa phương để mọi người có cơ hội phát huy quyền làm chủ thực sự với tư
cách là một công dân trong xã hội. Việc xác định trách nhiệm của chính quyền
trung ương đối với chính quyền địa phương cũng là một cách để hoàn thiện bộ
máy nhà nước theo hướng chuyên môn hóa, tri thức hóa và lợi ích hóa.
2.2.3. Dân chủ với quyền bầu cử
J.S.Mill không tập trung bàn về phạm trù dân chủ ở khía cạnh thuần túy
khái niệm. Điều mà J.S.Mill quan tâm là bản chất cốt lõi của nền dân chủ, để từ
đó phân biệt dân chủ thực sự và dân chủ giả hiệu. Dân chủ thực sự đồng nghĩa
với sự bình đẳng của tất cả mọi công dân. Còn dân chủ giả hiệu là sự thiên vị
cho đa số số học.
Để có thể hiện thức hóa một chính thể dân chủ thực sự mà mọi ý kiến đều
được lắng nghe, J.S.Mill khẳng định cần phải mở rộng hơn nữa quyền bầu cử.

16
Tất nhiên, đối với J.S.Mill, quyền bầu cử chỉ nên mở rộng cho tất cả mọi người
đủ tuổi, đủ điều kiện và thực sự mong muốn có quyền đó.
Trên cơ sở đề cao giáo dục trí tuệ cũng như trình độ học vấn của công

dân, J.S.Mill đưa ra thiết kế về luật bầu cử phổ thông có chia hạng. Theo ông,
nên cho phép tất cả những người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, những người có
trí tuệ cao được quyền có nhiều lá phiếu. Họ vừa có quyền đăng ký đặc cách có
phiếu bầu tại bất cứ khu vực bầu cử nào họ chọn, ngoài ra họ vẫn được duy trì
thêm lá phiếu với tư cách công dân bình thường tại địa phương mà họ cư trú.

Chương 3
GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ
TRONG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL
3.1. GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL
3.1.1. Giá trị của triết học chính trị John Stuart Mill
Giá trị của tư tưởng tự do cá nhân
Dễ nhận thấy, J.S.Mill là một trong số những triết gia ủng hộ vô cùng
nhiệt thành cho tự do cá nhân. Mọi nỗ lực của ông đều nhằm hướng đến sự phát
triển cao nhất của con người, đó là sự phát triển đạo đức. J.S.Mill hy vọng và tin
tưởng rằng mọi người sẽ sử dụng quyền tự do để trau dồi nghệ thuật sống và hỗ
trợ lẫn nhau. Đối với ông, phẩm chất cá nhân, bồi dưỡng đạo đức, tự do hành
động quan trọng hơn sự tích lũy vật chất.
Tư tưởng về tự do của J.S.Mill là sự diễn giải tiếp nối chủ nghĩa tự do cổ
điển, đề cao con người trong triết học phương Tây. Nếu như thế kỷ XIX có thể
được gọi là thời đại chủ nghĩa tự do thì J.S.Mill là một trong số ít nhân vật làm
nên linh hồn của thời đại đó. Quan trọng hơn, triết học chính trị của ông còn là
sợi dây tư tưởng liên kết giữa chủ nghĩa tự do cổ điển và chủ nghĩa tự do hiện
đại, và cả với chủ nghĩa tân tự do sau này. Tác phẩm Bàn về tự do của J.S.Mill
sẽ còn là một luận văn khơi gợi cảm hứng cho nhiều thế hệ độc giả.

17
Đề cao tự do cá nhân là cơ sở lý luận quan trọng cho tư tưởng ủng hộ
quyền bình đẳng nữ giới và nêu cao vai trò của giáo dục trong triết học chính trị
J.S.Mill. Quan điểm về bình đẳng giới và triết lý giáo dục đã góp phần tạo nên

giá trị đặc sắc cho triết học chính trị của ông. Chúng là những điểm son còn sáng
mãi, thu hút sự quan tâm của những ai nghiên cứu triết học chính trị J.S.Mill.
Giá trị của tư tưởng chính thể đại diện
Triết học chính trị J.S.Mill, cụ thể là tư tưởng chính thể đại diện, thể hiện
tính biện chứng. Ông đã dành rất nhiều tâm huyết trong quan điểm triết học lịch
sử. Những ý tưởng và thể chế có thể phù hợp với thời đại này, nhưng lại trở nên
dư thừa và cần được thay thế trong thời kỳ kế tiếp. Do đó, sự thay thế và biến
đổi giữa các hình thức chính thể là một điều tất yếu và cần thiết cho sự phát triển
xã hội.
Đối với hình thức chính thể đại diện, giữa các cơ quan quyền lực luôn tồn
tại mối liên hệ tất yếu về điều phối vai trò, chức năng và nhiệm vụ. Nếu sự điều
phối giữa cơ quan lập pháp - cơ quan hành pháp - cơ quan tư pháp thể hiện sự
hợp lý, thích ứng với thực tiễn thì sức mạnh của thể chế chính trị sẽ được phát
huy. Ngược lại, nếu giữa chúng xuất hiện sự lấn át lẫn nhau thì nền chính trị của
một quốc gia trở nên bất cập và khập khiễng.
J.S.Mill không phải là nhà triết học đầu tiên đưa ra thiết kế phân chia ba
quyền. Lịch sử triết học chính trị cho thấy rằng, tư tưởng về phân chia quyền lực
bắt đầu được manh nha từ giai đoạn cận đại trong triết học phương Tây gắn với
đóng góp của J.Locke. Sau đó, tư tưởng phân quyền chỉ thực sự trở thành học
thuyết hoàn chỉnh khi Montesquieu công bố tác phẩm Tinh thần pháp luật. Đến
lượt mình, J.S.Mill đã tiếp thu và ủng hộ học thuyết phân quyền đã được đề ra
bởi các triết gia đi trước; từ đó, ông đề cao mô hình chính thể đại diện.
3.1.2. Hạn chế của triết học chính trị John Stuart Mill
Hạn chế ở tính chủ quan và thiếu nhất quán
J.S.Mill cho rằng, cần hạn chế quyền lực của nhà nước và gia tăng quyền
tự do cá nhân vì có những sự việc cá nhân thực hiện sẽ tốt hơn chính phủ thực

18
hiện. Quan điểm này của ông đã lý tưởng hóa phẩm chất cá nhân theo hướng
một chiều. Thế nên, nguyên tắc tự do mà ông nêu lên ít nhiều chứa đựng yếu tố

chủ quan, thậm chí phi thực tế.
Thêm nữa, mối quan hệ ràng buộc giữa cá nhân và xã hội, theo tư tưởng
J.S.Mill, cũng lộ ra những thiếu sót không tránh khỏi. Vẫn biết, khi đề cập mối
quan hệ cá nhân - xã hội, J.S.Mill đã vận dụng hiệu quả nguyên tắc công lợi.
Nhưng, khi đặt lên bàn cân so sánh giữa cá nhân và xã hội, tư tưởng của J.S.Mill
vẫn nghiêng về lợi ích của cá nhân. Xét đến cùng, nguyên tắc công lợi của
J.S.Mill vẫn tỏ rõ tính vị lợi nhiều hơn tính công lợi.
Không chỉ thể hiện tính chủ quan và phi thực tế, triết học chính trị J.S.Mill
vẫn đôi chỗ thể hiện sự thiếu nhất quán. Với tác phẩm Bàn về tự do, J.S.Mill đã
thể hiện ra như một học giả nhiệt thành bảo vệ tự do cá nhân, bảo vệ các quyền
tự nhiên của con người. Thế nhưng, chính J.S.Mill, trong bài viết Bàn về vấn đề
không can thiệp, đã không bảo vệ quyền tự do, bình đẳng giữa các dân tộc. Ông
đã ủng hộ chính sách ngoại giao của nước Anh nhằm chống lại việc các dân tộc
thuộc địa đòi quyền tự quyết về chính trị.
Hạn chế trong đánh giá vai trò của quần chúng nhân dân
Triết học của J.S.Mill thể hiện hạn chế khi đánh giá về vai trò quần chúng
nhân dân trong đời sống chính trị. Ông chưa thấy được vai trò thực sự của lực
lượng quần chúng đông đảo, chưa chỉ ra được những hành động và phong trào
cụ thể mà dân chúng tham gia. J.S.Mill mới chỉ nêu lên một tinh thần “thuận
nguyện” mà dân chúng cần có, chứ chưa phải là hành động cụ thể mà họ cần
thực hiện. Như vậy, triết học chính trị J.S.Mill không có được tinh thần cách
mạng triệt để.
Hạn chế từ lập trường giai cấp
Do tư tưởng chính trị J.S.Mill hình thành trong điều kiện nước Anh thế kỷ
XIX - một xã hội tư bản phương Tây điển hình, nên không thể tránh khỏi hạn
chế về lập trường giai cấp. Các vấn đề chính thể đại diện, dân chủ, tự do mà

19
J.S.Mill đề cập chủ yếu là những khảo cứu về lịch sử chính trị của Anh quốc và
Hoa Kỳ.

Mặc dù J.S.Mill từng phê phán rất nhiều mặt trái của nền kinh tế công
nghiệp, nhưng ông vẫn tin vào khả năng của nền kinh tế tư bản sẽ nuôi dưỡng
những chuẩn mực sống, những cơ hội đang mở rộng. Và với ông, càng khó khăn
hơn để biện luận cho chủ nghĩa xã hội khi mà chủ nghĩa tư bản nói chung là
phân phát nhiều tiền hơn, nhiều lựa chọn hơn và tưởng chừng nhiều tự do hơn.
3.2. BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL
3.2.1. Bài học về phát huy vai trò của giáo dục
Trong triết học chính trị của J.S.Mill, vấn đề tự do và vấn đề xây dựng nền
giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giải phóng con người ra khỏi
những tập quán giáo điều, phát triển con người như một thực thể tự do là đích
đến trong triết học chính trị của ông. Ngay giữa thế kỷ XIX, J.S.Mill đã khẳng
định: “phổ cập giáo dục phải đi trước phổ thông đầu phiếu”
5
.
Nền giáo dục sâu rộng không những vì mục đích phát triển của con người
cá nhân, mà còn nhằm hướng đến lợi ích của xã hội, cụ thể là xây dựng thể chế
chính trị của xã hội đó. J.S.Mill xem giáo dục trí tuệ và tình cảm cho dân chúng
vừa là cơ sở bảo đảm, vừa là mục tiêu của hình thức chính thể dân chủ.
Ngày nay, nhân loại đang bước vào một nền văn minh mới - văn minh trí
tuệ, một nền kinh tế mới - kinh tế tri thức, một trình độ xã hội mới - xã hội thông
tin. Do đó, giáo dục càng trở nên quan trọng. Thiết nghĩ, triết lý giáo dục trong
triết học chính trị J.S.Mill là một bài học lịch sử nhân văn và ý nghĩa đối với các
quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam.
Đối với Việt Nam hiện nay, đổi mới giáo dục là một vấn đề mang tính cấp
thiết. Đổi mới giáo dục không phải chỉ là thay đổi sách giáo trình hay thay đổi
hình thức thi cử, không chỉ là thay đổi tên gọi của mỗi cơ sở đào tạo. Thực chất,
đổi mới nền giáo dục chính là đổi mới trong tư duy giáo dục, tức là đổi mới tư
duy của cả người dạy và người học, để giáo dục thực sự là một quá trình nghiên



5
J.S.Mill (2008), Chính thể đại diện, Sđd, tr. 255.

20
cứu và khám phá đối với mỗi người, là một quá trình sản sinh ra những tri thức
khoa học. Chỉ khi ấy, sản phẩm của giáo dục và đào tạo mới là nguồn nhân lực
dồi dào có tay nghề và có tri thức phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước giàu
mạnh và văn minh.
3.2.2. Bài học về đề cao bình đẳng cho nữ giới
J.S.Mill nổi tiếng là một trong những người ủng hộ sớm nhất và mạnh mẽ
nhất cho vấn đề giải phóng phụ nữ. Trong toàn bộ sự nghiệp triết học chính trị
của J.S.Mill, vấn đề giải phóng phụ nữ là một trong những chủ đề nổi bật, tiến
bộ và có tầm nhìn vượt trước.
Trên thế giới hiện nay, còn rất nhiều phụ nữ ở một số quốc gia kém phát
triển, hay ở một số quốc gia châu Phi chưa được đón nhận sự bình đẳng giới. Do
điều kiện kinh tế nghèo nàn, do tình trạng sinh hoạt còn lạc hậu, do quan niệm
tôn giáo còn hà khắc mà nhiều phụ nữ vẫn phải tiếp tục chịu đựng sự bất công,
bất bình đẳng, phân biệt đối xử. Đồng cảm với những mất mát của một bộ phận
không nhỏ nữ giới, càng hiểu thêm giá trị ẩn chứa trong quan điểm đề cao quyền
bình đẳng giới của J.S.Mill.
3.2.3. Bài học về xây dựng hình thức chính thể dựa trên nền tảng là
lợi ích của người dân
Lý luận về hiệu quả tích cực của chính thể đại diện, đối với J.S.Mill, là sự
tương hợp đầy ý nghĩa đối với đạo đức học công lợi. Triết học chính trị của ông,
đặt trong tiến trình chung của lịch sử tư tưởng nhân loại, là một ngọn đuốc ánh
lên màu sắc nhân văn, lạc quan và tiến bộ. Hầu như toàn bộ hệ thống tư tưởng
triết học chính trị của J.S.Mill đều toát lên quan điểm chủ đạo rằng, một chính
thể tốt đẹp phải có tác dụng khiến cho lợi ích của mỗi cá nhân được bảo vệ để
gia tăng lợi ích của toàn xã hội.
Rất có thể nhiều luận điểm của J.S.Mill về chính thể đại diện, về dân chủ

không phù hợp với thời đại ông sống cũng như không phù hợp với bối cảnh hiện
đại, nhưng chắc chắn rằng quan điểm về xây dựng hình thức chính thể dựa trên

21
nền tảng là lợi ích người dân chưa và sẽ không bao giờ là sai lầm hay lạc hậu đối
với lịch sử phát triển của nhân loại.
3.2.4. Bài học về xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp
Có một điểm độc đáo trong triết học chính trị của J.S.Mill là ông đưa ra
“dự án” xây dựng tầng lớp công chức chuyên nghiệp. Sự cần thiết phải xây dựng
đội ngũ công chức do chỗ họ sẽ phục vụ cho hoạt động công quyền được tốt
hơn, tức là đem lại lợi ích cho dân chúng. Ông yêu cầu việc tuyển dụng công
chức, viên chức chính quyền phải thông qua kỳ thi tuyển công khai.

KẾT LUẬN
Trong dòng chảy lịch sử triết học phương Tây, J.S.Mill xuất hiện như một
triết gia Anh tiêu biểu của thế kỷ XIX. Nước Anh thế kỷ XIX với những biến
chuyển kinh tế vượt bậc trong thời đại cách mạng công nghiệp, cùng những cải
cách chính trị sôi nổi đã tác động rất lớn đến sự hình thành triết học chính trị
J.S.Mill. Với nền tảng giáo dục nghiêm khắc được thụ hưởng từ sự sắp đặt của
cha, với một khả năng nỗ lực tự học đáng ngạc nhiên, J.S.Mill đã khéo léo tiếp
thu các quan điểm và tư tưởng của những tiền bối như nhà triết học J.Locke, nhà
đạo đức học J.Bentham, nhà kinh tế học D.Ricardo, nhà triết học thực chứng
A.Comte, người bạn cùng thời A.Tocqueville.
Triết học chính trị của J.S.Mill xuất hiện trong bối cảnh lịch sử nhất định,
nhưng đồng thời đã hòa chung vào dòng chảy lịch sử tư tưởng triết học phương
Tây. Qua các giai đoạn cơ bản trong hành trình tư tưởng, những tư tưởng về triết
học, chính trị học, lịch sử, logic học, kinh tế học và đạo đức học đã phác họa
J.S.Mill như một chân dung lớn của thời đại, là bộ óc bách khoa của nước Anh
thế kỷ XIX.
Nước Anh là cái nôi của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm thế kỷ XVII.

Những nhân vật Anh tiêu biểu của thời đại các cuộc cách mạng tư sản sơ kỳ là
Th.Hobbes và J.Locke. Sang thế kỷ XVIII, kinh đô triết học chuyển từ Anh sang
Pháp, với sự phát triển rực rỡ thời đại Khai sáng, gắn với tên tuổi Montesquieu,

22
Voltaire, Rousseau, Diderot. Cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, phép biện
chứng duy tâm Hegel gây tiếng vang lớn, đánh dấu thời điểm Đức trở thành
trung tâm lý luận mới của châu Âu. Vậy nên, đặt trong bức tranh toàn cảnh của
triết học phương Tây, J.S.Mill xuất hiện vào thế kỷ XIX khi mà thời vàng son
của triết học duy vật kinh nghiệm Anh đã qua, khi mà các cuộc cách mạng tư
sản đã thắng thế trên bình diện chính trị. Bằng những tác phẩm giá trị, bằng sự
nghiệp sâu rộng ở nhiều lĩnh vực, bằng tầm vóc tư tưởng uyên thâm, J.S.Mill trở
thành đại diện xuất sắc nhất của triết học Anh thế kỷ XIX, là người kế thừa xứng
đáng triết học chính trị pháp quyền tư sản.
Đối với triết học chính trị của J.S.Mill, vấn đề tự do cá nhân giữ vai trò
trung tâm, như hạt nhân lý luận của thuyết quyền cá nhân. Không đưa ra định
nghĩa về thuật ngữ tự do trừu tượng, J.S.Mill diễn giải tự do cá nhân thông qua
các quyền cơ bản như tự do tư tưởng và thảo luận, tự do sắp đặt cuộc sống. Tự
do, theo J.S.Mill, là đặc ân xứng đáng của con người, cơ sở hình thành bản tính
độc đáo của cá nhân. Đồng thời, tự do cá nhân còn là điều kiện cho sự tiến bộ xã
hội, là một thành tố quan trọng của an sinh. Trong tác phẩm Bàn về tự do, có
một ý tưởng luôn được lặp lại nhiều lần, tự do cá nhân là tuyệt đối miễn là nó
không xâm phạm đến người khác. Thế nên, Bàn về tự do của J.S.Mill vẫn là bản
tường trình kinh điển về quan niệm tự do cá nhân, và đến tận ngày nay vẫn còn
được đọc rộng rãi. Bằng những biện luận khá hợp lý và một tình cảm nhiệt
thành, J.S.Mill xứng đáng là người giữ lửa cho ngọn đuốc tự do chủ nghĩa thế kỷ
XIX. Sợi dây liên hệ tư tưởng giữa J.S.Mill và thế giới phương Tây hiện đại sẽ
vẫn còn tiếp tục. Triết học chính trị J.S.Mill thể hiện rõ tinh thần duy lý truyền
thống của triết học phương Tây. Ông là người theo chủ nghĩa tự do điển hình
nhất thời đại Victoria. Chính khách W.Gladstone đã từng gọi J.S.Mill là “vị

thánh của chủ nghĩa duy lý” (Saint of Rationalism) [dẫn theo 118, tr.8].
Để bảo vệ tự do cá nhân, đem lại lợi ích cho công dân và toàn thể xã hội,
J.S.Mill chủ trương thiết lập một nền dân chủ đại diện với tính cách là hình thức
chính thể lý tưởng. Đề xuất tiêu chuẩn đánh giá hình thức chính thể, J.S.Mill thể

×