Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Đặc điểm đất và đánh giá đất đai vùng đất mặn và đất phèn ven biển nhằm đề xuất sử dụng hợp lý cho sản xuất nông nghiệp tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.56 MB, 219 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________________

VŨ NGỌC HÙNG

ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
VÙNG ĐẤT MẶN VÀ ĐẤT PHÈN VEN BIỂN
NHẰM ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HP LÝ CHO
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
____________________________

VŨ NGỌC HÙNG

ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
VÙNG ĐẤT MẶN VÀ ĐẤT PHÈN VEN BIỂN
NHẰM ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HP LÝ CHO
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẠC LIÊU
Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số:

62.85.15.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TSKH. LÊ HUY BÁ
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Phản biện độc lập 1:
Phản biện độc lập 2:

GS.TS TRẦN AN PHONG
PGS.TS MAI THÀNH PHỤNG
PGS.TS HÀ QUANG HẢI
GS.TS LÂM MINH TRIẾT
GS.TS TRƯƠNG QUANG HẢI

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
trong suốt thời gian từ năm 2002 – 2009. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận
án là trung thực

Nghiên cứu sinh:

Vũ Ngọc Hùng


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận án nghiên cứu này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ
hết sức quý báu của các nhà khoa học, thầy, cô, lãnh đạo cùng tập thể các đồng
nghiệp ở cơ quan. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng
đến Thầy:
GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa Học Công nghệ và Quản
Lý Môi Trường, Thầy hướng dẫn
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ to lớn về tinh thần cũng như vật chất
của Lãnh đạo Phân Viện:
TS Nguyễn An Tiêm, Phân viện Trưởng Phân Viện QH & TKNN
TS. Nguyễn Thế Bình Phó Phân viện Trưởng Phân Viện QH & TKNN.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến các Thầy, Cô đã giảng
dạy, hướng dẫn chúng tôi, các Thầy, Cô Khoa Đòa lý và Phòng Quản lý Đào tạo
sau Đại học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền đạt cho
chúng tôi những kiến thức mới, những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập làm Luận án NCS.
Tôi xin được chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo các đơn vò và các đồng
nghiệp trong cơ quan Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, các bạn
học cùng khóa, những người thân trong gia đình và bạn bè đã hỗ trợ giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.


TÓM TẮT
Đất mặn và đất phèn, khó sử dụng và cải tạo, được xếp là các loại đất “có
vấn đề” (problem soils). Đất mặn và đất phèn ở ĐBSCL có quy mô lớn với 0,68
ha triệu ha đất mặn và 1,46 triệu ha đất phèn, chiếm trên 52% diện tích toàn
đồng bằng (Viện Quy hoạch & TKNN, 2007), tỷ lệ này ở tỉnh Bạc Liêu là 84%.
Về mặt kinh tế xã hội, đa số nông dân nghèo cũng tập trung ở vùng này, sinh kế
của người dân không ổn đònh, sản xuất lượng thực bò hạn chế, việc khai thác và
sử dụng đất không lường hết được những hậu quả về mặt môi trường. Do đó việc
quản lý sử dụng đất đai hợp lý, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường

cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trên quan điểm phát triển bền vững.
Luận án “Đặc điểm đất và đánh giá đất đai vùng đất mặn và đất phèn
ven biển nhằm đề xuất sử dụng hợp lý cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Bạc
Liêu” được thực hiện từ năm 2004 đến nay. Kết quả nghiên cứu mới về đất phèn
và đất mặn ven biển trên phạm vi tỉnh Bạc Liêu mà luận án thực hiện sẽ làm
phong phú thêm các kết quả nghiên cứu vốn có ở vùng là rất cần thiết, nó vừa có
ý nghóa khoa học vừa có ý nghóa thực tiễn cao. Đòa bàn được chọn nghiên cứu là
thực tiễn sinh động, điển hình, nhiều vấn đề nếu giải quyết được ở Bạc Liêu thì
có thể áp dụng cho các tỉnh ven biển khác ở ĐBSCL. Luận án được thực hiện có
kế thừa những kết quả nghiên cứu về đất mà tác giả đã trực tiếp tham gia thực
hiện từ năm 1986 ở đòa phương và được cập nhật từ những nghiên cứu mới từ năm
2004 đến nay. Bằng hướng tiếp cận nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất theo
quan điểm hệ thống, đặt đất trong mối quan hệ với điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội có tính đến những khía cạnh về môi trường và áp dụng phương pháp đánh
giá đất đai của FAO (1976, được cập nhật năm 2006), cùng với những trợ giúp
của các công cụ GIS, GPS, ALES…, đề tài luận án đã giải quyết được mục tiêu và


các nội dung đặt ra, cho thấy tính hiện đại và phù hợp của phương pháp nghiên
cứu về tài nguyên đất và môi trường.
Luận án đã có những đóng góp mới về: (i) Đánh giá một cách hệ thống
đặc điểm môi trường đất mặn và đất phèn trong mối quan hệ với điều kiện tự
nhiên, KTXH và sử dụng đất; (ii) Xác đònh và đề xuất cho tỉnh Bạc liêu 14 loại
hình sử dụng đất (LUT), với 34 hệ thống sử dụng đất (LUS); (iii) Đề xuất bố trí
sử dụng đất phèn và đất mặn một cách hợp lý; (iv) Góp phần bổ sung cơ sở dữ
liệu về tài nguyên đất mặn và đất phèn ven biển tỉnh Bạc Liêu nói riêng và vùng
ĐBSCL nói chung. Kết quả của đề tài góp phần làm cơ sở khoa học cho việc đề
xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, từng bước đáp
ứng nhu cầu gia tăng khả năng sản xuất của đất đai. Ngoài ra, các dữ liệu cơ bản
về tài nguyên đất được tổ chức, lưu trữ thành hệ cơ sở dữ liệu, có thể phục vụ cho
các nghiên cứu chuyên đề có liên quan.



SUMMARY
Saline soils and acid sulphate soils are difficult to use and improve; they
are considered "problem soils”, thus a sustainable use is increasingly necessary.
Saline soils and acid sulphate soils cover about 0.68 million and 1.46 million ha,
respectively, of the Mekong Delta, about 52% of the whole delta area (NIAPP,
2007), in comparison with about 84% of these soils in Bac Lieu province. In
terms of socioeconomic, such regions have high concentration of poor farmers
with unstable livelihood, limited food production and improper land exploitation
and use, which lead to unexpected environmental problems. Therefore, from
sustainable development viewpoint, the solutions for multi-objective use and
integrated management of land resources should be carefully studied in the
sensitive coastal areas to minimize the environmental impacts.
The thesis: "Research on characteristics of saline soils and acid sulphate
soils and land evaluation in Bac Lieu Province’s coastal region to propose the
solutions for proper land use for agricultural production" is a necessary study of
the use of saline soils and acid sulphate soils. Its results will enrich the previous
researches of the region as well as having scientific and practical significance.
Bac Lieu province issue can be vividly and typically a case study, of which the
research results may be able to apply to other coastal provinces in the Mekong
Delta. The thesis is based on the studies on soil survey and land use in Bac Lieu
province which the author directly got involved in from 1986 to now.
By using the systematic approach to study land resources, in particular,
considering the relationship between them and natural conditions, socioeconomic
and environmental aspect, along with applying

the FAO's land evaluation



method (1976) and assistant tools such as GIS, GPS, ALES…, the thesis has met
its objectives and required contents.
New contributions of the thesis results are: (i) Systematically evaluating
the characteristics of saline soils and acid sulphate soils in relation to natural
conditions, socio-economic and land use, (ii) Identifying and proposed 14 land
use types (LUT), with 34 land use systems (LUS), (iii) Proposing and organizing
use of saline soils and acid sulphate soils appropriately; (iv) Developing land
resources’ database of saline soils and acid sulphate soils in coastal area of Bac
Lieu province in particular and Mekong Delta in general.


i

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu. ......................................................................................... 2

3.

Ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3

4.


3.1.

Những đóng góp mới của đề tài................................................................. 3

3.2.

Ý nghóa khoa học ....................................................................................... 3

3.2.

Ý nghóa thực tiễn của đề tài ....................................................................... 4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4
4.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4

4.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4

Chương 1:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 5

1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu đất và sử dụng đất đai bền vững ..................... 5
1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm đất và môi trường đất ............................................. 5
1.1.2. Phân loại đất ............................................................................................... 7
1.1.3. Đánh giá đất đai . ...................................................................................... 8
1.1.4. Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai:...................................................... 12

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................... 14
1.2.1. Những nghiên cứu về đất mặn và đất phèn.............................................. 14
1.2.2. Những nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới và Việt Nam........... 32
1.2.3 . Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất đai bền vững ................. 37
1.2.4. Tình hình nghiên cứu ở tỉnh Bạc Liêu. ..................................................... 38
1.2.5. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu đề tài. .... 39
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 41
2.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 41
2.2. Cơ sở tài liệu thực hiện Luận án ...................................................................... 43
2.2.1. Các tài liệu sơ cấp .................................................................................... 43
2.2.2. Cơ sở tài liệu thứ cấp ................................................................................ 43
2.3. Phương pháp và kỹ thuật áp dụng..................................................................... 43
2.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu ................................................................. 43
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng .................................. 44


ii

Chương 3 :

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 49

3.1. Môi trường tự nhiên với sự hình thành và sử dụng đất mặn và đất phèn......... 49
3.1.1. Vò trí đòa lý............................................................................................... 49
3.1.2. Đặc điểm trầm tích liên quan lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Bạc Liêu ........... 51
3.1.3. Đòa hình liên quan đến sự hình thành và sử dụng đất mặn và đất phèn .. 52
3.1.4. Khí hậu với sự hình thành và sử dụng đất ở tỉnh Bạc Liêu ...................... 54
3.1.5. Thủy văn nước mặt, nguồn nước ngầm với sự hình thành, sử dụng đất ... 57
3.1.6. Lớp phủ thực vật với quá trình hình thành và phát triển của đất ............ 61
3.2. Đặc điểm đất mặn và đất phèn ở tỉnh bạc liêu. ............................................... 63

3.2.1. Phân loại, quy mô phân bố đất ở tỉnh Bạc Liêu ...................................... 63
3.2.2. Đặc điểm đất mặn ................................................................................... 66
3.2.3. Đặc điểm đất phèn. .................................................................................. 74
3.2.4. Nhận xét chung về đất mặn và đất phèn ở tỉnh Bạc Liêu ........................ 85
3.2.5. Một số vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường ...................................... 89
3.2.6. Đặc điểm đất đai ở tỉnh Bạc Liêu .......................................................... 100
3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất và hệ thống sử dụng đất
nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu ......................................................................... 111
3.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 111
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu cây trồng nông nghiệp ..................... 112
3.3.3. Các loại hình sử dụng đất ở tỉnh Bạc Liêu ............................................ 116
3.3.4. Các hệ thống sử dụng đất ở tỉnh Bạc Liêu ............................................. 119
3.4. Khả năng sử dụng đất mặn và đất phèn ở tỉnh Bạc Liêu............................... 133
3.4.1. Ý nghóa và tiến trình đánh giá khả năng đất đai. .................................. 133
3.4.2. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất có triển vọng. ........ 135
3.4.3. Phân loại khả năng thích nghi đất đai ................................................... 140
3.5. Đề xuất sử dụng đất mặn và đất phèn ở tỉnh Bạc Liêu ................................. 146
3.5.1. Phân vùng sử dụng đất theo khả năng thích nghi đất đai. ...................... 146
3.5.2. Đề xuất sử dụng đất hợp lý theo khả năng thích nghi ............................ 148
3.5.3. Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất mặn và đất phèn:.................. 150
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 157
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 166


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1

2
3
4

Chữ viết tắt
ĐBSCL
ĐTM
EC
FAO

5

IPCC

6

ISSS/ISRIC

7
8

LMU
LUT
LUS

Từ/ cụm từ
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đồng Tháp Mười
Độ dẫn điện (Electric Conductivity)
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực

(Food and Agricultural Organization)
Hệ thống thông tin Đòa Lý (Geographical Information
System)
Tổ chức liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental panel on Climate Change)
Hội khoa học đất quốc tế / Trung tâm thông tin và tham chiếu
đất quốc tế (The International Society of Soil Science / The
International Soil Reference and Information Centre)
Đơn vò bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)
Hệ thống sử dụng đất (Land Use System)

9
10
11

MCA

Phân tích đa chỉ tiêu (Multi-Criteria Analysis)

TSS
WRB

Tổng muối tan (Total Soluble Salts)
Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế giới (World Refference
Base for Soil Resources)

GIS

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Các nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai theo FAO .......................10
Bảng 2: Đất mặn theo phân loại của Liên xô (cũ) và phân loại của Mỹ..............18
Bảng 3: Phân loại đất bò ảnh hưởng bởi muối.....................................................19
Bảng 4: Diện tích và phân bố đất mặn ở Việt Nam .............................................22
Bảng 5: Diện tích và phân bố đất mặn trên thế giới .............................................22
Bảng 6: Diện tích và phân bố đất phèn trên thế giới ............................................31
Bảng 7: Diện tích và phân bố đất phèn ở Việt Nam ............................................32
Bảng 8: Các đơn vò hành chính tỉnh Bạc Liêu ......................................................49
Bảng 9: Quy mô diện tích các cấp đòa hình tỉnh Bạc Liêu ...................................53
Bảng 10: Quy mô diện tích và phân bố các nhóm đất chính tỉnh Bạc Liêu .........64
Bảng 11: Số liệu phân tích một số chỉ tiêu lý - hóa tính đất mặn .........................68
Bảng 12: Một số đặc tính lý, hóa học của các đất phèn tiềm tàng .......................75


iv

Bảng 13: Một số đặc tính lý, hóa học của các đất phèn hoạt động ......................77
Bảng 14: Các đặc trưng của tích chất hóa học đất phèn Bạc Liêu .......................82
Bảng 15: Sosánh mức phèn của đất phèn ở Bạc Liêu với một số nơi khác ..........83
Bảng 16: Độ chua và độc chất trong đất phèn nông.............................................90
Bảng 17: Hàm lượng một số độc chất trong đất mặn ...........................................92
Bảng 18: Tình trạng biến động bờ biển tỉnh Bạc Liêu (1968 – 1998) .................95
Bảng 19: Một số chỉ tiêu phân tích chất lượng nước ...........................................98
Bảng 20: Phân cấp đặc tính đất cho các vùng đất mặn, đất phèn ......................102
Bảng 21: Lựa chọn, phân cấp các yếu tố tự nhiên cho bản đồ đơn vò đất đai ....105
Bảng 22: Thành phần các dân tộc ở Bạc Liêu ....................................................112
Bảng 23: Cơ cấu sử dụng đất ở T. Bạc Liêu so với vùng ĐBSCL và cả nước ....113
Bảng 24: Biến động sử dụng đất tỉnh Bạc Liêu ..................................................115
Bảng 25: Các loại hình sử dụng đất mặn và đất phèn ........................................117
Bảng 26: Các hệ thống sử dụng đất trên đất mặn, đất phèn ở Bạc Liêu ............121

Bảng 27: Đánh giá hiệu quả sản xuất của các hệ thống sử dụng đất .................126
Bảng 28: Các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá sử dụng đất bền vững.....................129
Bảng 29: Đánh giá khả năng phù hợp của các LUS theo mục tiêu bền vững ....129
Bảng 30: Các hệ thống sử dụng đất được lựa chọn và đề xuất ...........................131
Bảng 31: Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai...................................134
Bảng 32: Chỉ tiêu xác đònh các lớp thích hợp đất đai .........................................134
Bảng 33: Các yếu tố tác động đến các LUT được lựa chọn và đề xuất..............136
Bảng 34: Yêu cầu điều kiện tự nhiên của các LUT được lựa chọn và đề xuất ..138
Bảng 35: Quy mô diện tích thích nghi đất đai của các loại hình sử dụng đất .....145
Bảng 36: Đònh hướng bố trí quy mô sử dụng quỹ đất mặn và đất phèn .............150
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Các tầng chẩn đoán Salic và Natric ở đất mặn (Soil taxonomy, 1975 ) ...... 19
Hình 2: Tinh thể Pyrite (FeS2) trong đất xem dưới kính hiển vi điện tử ................. 28
Hình 3 : Mô hình phân bố trầm tích vùng ĐBSCL .................................................. 29
Hình 4: Sơ đồ tiến trình nghiên cứu ......................................................................... 48
Hình 5: Bản đồ vò trí hành chính tỉnh Bạc Liêu ...................................................... 50
Hình 6: Sơ đồ phân bậc đòa hình tỉnh Bạc Liêu ....................................................... 53
Hình 7: Biểu đồ một số yếu tố khí hậu quan hệ với thời vụ canh tác ..................... 56
Hình 8: Hướng xâm nhập mặn, nguồn nước ngọt và hệ thống cống điều tiết ......... 59
Hình 9: Bản đồ đất tỉnh Bạc Liêu ............................................................................ 65
Hình 10: Bản đồ phân bố đất mặn ở tỉnh Bạc Liêu ................................................ 69
Hình 11: Mô tả hình thái và số liệu phân tích một số phẫu diện đất mặn .............. 73


v

Hình 12: Bản đồ phân bố đất phèn ở tỉnh Bạc Liêu ............................................... 78
Hình 13: Mô tả hình thái và số liệu phân tích một số phẫu diện đất phèn ............. 81
Hình 14: Biến động một số chỉ tiêu phân tích đất mặn, đất phèn theo chiều sâu ... 88
Hình 15: Các khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm phèn ............................................... 91

Hình 16: Các khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm mặn ................................................ 93
Hình 17: Tình trạng xói lở và bồi đắp bờ biển tỉnh Bạc Liêu (1968 – 1998) .......... 96
Hình 18: Xâm nhập mặn ở Bạc Liêu ....................................................................... 98
Hình 19: Các khu vực có nguy cơ nhiễm chua phèn nguồn nước mặt (pH<4) ........ 99
Hình 20: Các lớp thông tin cho xây dựng bản đồ đơn vò đất đai............................ 106
Hình 21: Bản đồ đơn vò đất đai vùng nghiên cứu .................................................. 109
Hình 22: Sơ đồ Hệ Thống Sử Dụng Đất ................................................................ 119
Hình 23: Bản đồ khả năng thích nghi đất đai (điều kiện hiện tại) ........................ 143
Hình 24: Bản đồ khả năng thích nghi đất đai (tăng xâm nhập mặn) ..................... 144
Hình 25: Sơ đồ phân vùng bố trí sử dụng đất ........................................................ 147

DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các tầng chẩn đoán: Natric, Salic ........................................................ 166
Phụ lục 2: Các tầng chẩn đoán Sulfuric và vật liệu chẩn đoán phèn .................... 169
Phụ lục 3: Quá trình oxy hóa pyrite ở đất phèn ..................................................... 170
Phụ lục 4: Phân bố đất mặn và đất phèn ở Việt Nam............................................ 171
Phụ lục 5: Phương pháp phân tích đất.................................................................... 173
Phụ lục 6: Mạng lưới phẫu diện và nguồn tư liệu sử dụng trong nghiên cứu ........ 182
Phụ lục 7: Bảng phân loại đất ở tỉnh Bạc Liêu (tỷ lệ 1/50.000) ............................ 186
Phụ lục 8: Mô tả các đơn vò đất đai (LMU) vùng nghiên cứu ............................... 189
Phụ lục 9: Phân tích hiệu quả kinh tế các hệ thống sử dụng đất ........................... 191
Phụ lục 10: Khả năng thích nghi của các loại hình sử dụng đất ............................ 200


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong các loại tài nguyên thiên nhiên, đất là loại tài nguyên có giới hạn,

khó phục hồi. Đối với vùng ven biển, nơi tập trung hầu hết là các loại đất mặn và
phèn, khó sử dụng và cải tạo, được xếp là các loại đất “có vấn đề” (problem
soils), thì việc sử dụng đất một cách bền vững càng trở nên cấp thiết hơn. Về mặt
kinh tế xã hội, đa số nông dân nghèo cũng tập trung ở vùng này, sinh kế của
người dân không ổn đònh, sản xuất lượng thực bò hạn chế, việc khai thác và sử
dụng đất không lường hết được những hậu quả về mặt môi trường. Do đó, các giải
pháp cho việc quản lý đất đai tổng hợp đa mục tiêu ở những khu vực nhạy cảm
ven biển với 2 chế độ nước mặn và ngọt để đáp ứng được nhu cầu sử dụng, giảm
thiểu những tác động xấu đến môi trường cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trên quan
điểm phát triển bền vững. Nghiên cứu và đánh giá tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng
(Soil), môi trường đất và các yếu tố tự nhiên khác nhằm sử dụng tối ưu và hợp lý
tài nguyên đất đai (Land), chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, trở thành yêu cầu
thiết yếu đối với sự phát triển bền vững hiện nay
ĐBSCL là vùng đồng bằng rộng lớn, vùng trọng điểm sản xuất lương thực,
thực phẩm của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong an ninh lương thực
quốc gia. Đất mặn và đất phèn ở ĐBSCL có quy mô lớn và chi phối mạnh đến
sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng trong khi việc sử dụng chúng còn nhiều
vấn đề phức tạp, chưa khẳng đònh rõ sự thích nghi và hiệu quả kinh tế-xã hội của
chúng. Tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh ven biển ở ĐBSCL, đất mặn và đất phèn chiếm
hơn 84% diện tích tự nhiên, chọn đòa bàn tỉnh này nghiên cứu là thực tiễn sinh
động, điển hình, nhiều vấn đề nếu giải quyết được ở Bạc Liêu thì có thể áp dụng
cho các tỉnh ven biển khác ở ĐBSCL.


2

Từ những nội dung nêu trên, đề tài “Đặc điểm đất và đánh giá đất đai
vùng đất mặn và đất phèn ven biển nhằm đề xuất sử dụng hợp lý cho sản xuất

nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện với khu vực nghiên cứu lựa chọn ở
tỉnh Bạc Liêu, đối tượng nghiên cứu là các đất mặn và đất phèn ven biển. Đề tài
được thực hiện có kế thừa những kết quả nghiên cứu về đất mà tác giả đã trực
tiếp tham gia thực hiện từ năm 1986 trên đòa bàn tỉnh Minh Hải (cũ) và tỉnh Bạc
Liêu hiện nay (chia tách từ tỉnh Minh Hải vào năm 1997) và được cập nhật từ
những nghiên cứu mới từ năm 2004 đến nay. Kết quả của đề tài góp phần làm cơ
sở khoa học cho việc đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu sản xuất
nông nghiệp, từng bước đáp ứng nhu cầu gia tăng khả năng sản xuất của đất đai.
Ngoài ra, các dữ liệu cơ bản về tài nguyên đất được tổ chức, lưu trữ thành hệ cơ
sở dữ liệu, có thể phục vụ cho các nghiên cứu chuyên đề có liên quan.
2.

Mục tiêu nghiên cứu.
a/ Mục tiêu chung: Đề tài thực hiện nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa

học và thực tiễn trong nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất mặn
và đất phèn ven biển của tỉnh Bạc Liêu cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
b/ Mục tiêu cụ thể:
- Nắm vững một số đặc điểm đất mặn và đất phèn trong mối quan hệ với môi
trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất.
- Xác đònh các loại hình sử dụng đất và hệ thống sử dụng đất nông nghiệp trên
đất mặn và đất phèn đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và phù hợp với
điều kiện tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu; Xác đònh khả năng thích nghi đất đai của
đất mặn, đất phèn đối với sản xuất nông nghiệp, làm cơ sở đònh hướng cho phát
triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý quỹ đất mặn và đất phèn ven biển.


3


3.

Ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Những đóng góp mới của đề tài
- Đánh giá một cách khoa học và có hệ thống đặc điểm môi trường đất mặn và
đất phèn trong quan hệ với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và sử dụng đất.
- Làm rõ quy mô diện tích, phân bố, đặc tính lý hóa học của đất mặn và đất phèn,
mức độ mặn, mức độ chua phèn và độc chất trong đất ở Bạc Liêu. Đối với đất
phèn đã phân tích thêm các chỉ tiêu tổng độ chua tiềm tàng (TPA) và tổng độ
chua hoạt động (TAA), so sánh mức độ phèn với các nơi khác.
- Xác đònh một số hệ thống sử dụng đất trên đất mặn và đất phèn đáp ứng cho
phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp trên đòa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất bố trí sử dụng hợp lý quỹ đất mặn và đất phèn ven biển tỉnh Bạc Liêu
- Kết quả đề tài góp phần bổ sung, làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu nghiên cứu
về đất mặn, đất phèn ven biển ở Bạc Liêu nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.
3.2. Ý nghóa khoa học
Đề tài đã xử lý một cách hệ thống và ứng dụng các phương pháp mới để:
- Nghiên cứu đặc điểm đất và xem xét các vấn đề môi trường đất mặn, đất phèn.
Xác đònh được các yếu tố tác động đến sự hình thành và sử dụng đất, từ đó
khoanh đònh quy mô và tính chất của các đơn vò đất đai ở vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất, xác đònh tiềm năng và đề xuất giải pháp
sử dụng tài nguyên đất mặn, đất phèn cho phát triển bền vững nông nghiệp.
- Ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO (1976, 1983, 2007) với những
bổ sung phù hợp với điều kiện vùng nghiên cứu, kết hợp GIS và phân tích đa mục
tiêu để đáp ứng yêu cầu cao hơn trong nghiên cứu sử dụng đất hiện nay.
- Đóng góp về phương pháp luận nghiên cứu sử dụng hợp lý đất mặn và đất phèn;
làm cơ sở khoa học cho quy hoạch sử dụng đất và bố trí cơ cấu sản xuất nông
nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.



4

3.2. Ý nghóa thực tiễn của đề tài
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghóa sử dụng làm cơ sở trong xây dựng các
phương án quy hoạch của tỉnh về: a) sản xuất nông nghiệp; (b) sử dụng đất; và (c)
phát triển tổng thể kinh tế-xã hội,
+ Đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo sản xuất của đòa phương. Góp phần giải quyết
vấn đề bức xúc, bất cập trong sử dụng đất mặn, đất phèn ven biển.
+ Kết quả của đề tài còn có thể được sử dụng trong các công trình nghiên cứu
khoa học và giảng dạy (phân loại đất mặn, đất phèn; đánh giá đất đai; ứng dụng
GIS và viễn thám; sử dụng và cải tạo đất mặn, đất phèn ven biển...).
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Các loại đất mặn và đất phèn, đặc điểm tính chất, môi trường đất mặn và đất
phèn trong mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên khác.
+ Loại hình sử dụng đất và các hệ thống sử dụng đất chủ yếu ở đất mặn và đất
phèn tỉnh Bạc Liêu, ở các khía cạnh: (i) yêu cầu về điều kiện tự nhiên, (ii) đặc
điểm kinh tế-kỹ thuật (canh tác, giống, thời vụ, đầu tư, chi phí, lợi nhuận, nhu cầu
lao động), và (iii) các tác động đến môi trường (phèn hóa, mặn hóa, ô nhiễm,...).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu giới hạn ở quy mô và lónh vực sử dụng đất mặn và đất phèn
trong sản xuất nông nghiệp, ở đây chủ yếu là canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp,
làm muối và nuôi trồng thủy sản. Các đề xuất sử dụng đất chú trọng xem xét về
khía cạnh tiềm năng của tài nguyên đất mặn và đất phèn. Các giải pháp về kinh
tế-xã hội, chính sách phát triển có ý nghóa tham khảo, xem xét mang tính thời
điểm. Đòa bàn nghiên cứu ở tỉnh Bạc Liêu, với quy mô đất mặn và đất phèn gần

218.000 ha trong tổng số 258.247 ha diện tích tự nhiên.


5

Chương 1:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu đất và sử dụng đất đai bền vững
1.1.1.

Nghiên cứu đặc điểm đất và môi trường đất

Cùng với việc phát triển các môn khoa học tự nhiên, việc nghiên cứu tài
nguyên đất ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực đã được chú trọng. Bên cạnh vai trò là
"tư liệu sản xuất cơ bản và chủ yếu" của loài người, đất còn là vật mang của tất
cả các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác [75]. Cho nên, công tác
điều tra - nghiên cứu đặc điểm đất phải được làm đầu tiên không thể thiếu được
trong quá trình tổ chức sản xuất và quản lý trên một lãnh thổ.
Trong thực tiễn sử dụng đất, từ xưa những người dân đòa phương đã tự nhận
biết đặc điểm đất nơi họ đang canh tác qua quá trình sản xuất, nhiều loại đất đã
được phân loại bắt nguồn từ tên gọi dân gian, như đất Podzon-Chernozem (Nga)
đất Renzin (Ba Lan), đất Cà Giang, đất phèn nóng, phèn lạnh (Việt Nam)... Giữa
thế kỷ XIX, khoa học về đất mới bắt đầu hình thành đầu tiên ở nước Nga bởi
V.V. Docuchaev (1846 - 1903). Ông là người đầu tiên đã xác đònh chính xác về
sự hình thành đất, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và phân loại đất theo quy luật
phát sinh, từ đó đất trở thành đối tượng khoa học và điều tra-nghiên cứu đất đã trở
thành một ngành khoa học của loài người.
Đến nay, khoa học đất đã có những bước tiến quan trọng, đó là nghiên cứu

môi trường đất, nhiều tài liệu nghiên cứu trên thế giới như “Khoa học đất,
phương pháp và ứng dụng_ Soil science: methods and applications” (D.L. Rowell,
1994)[133], “Đất và môi trường _ Soils and Environment” (Ellis S. & Mellor A.,
1995) [103], “bản chất và các thuộc tính của đất _ The Nature and Properties of
Soils” (Brady N. C. & Weil R.R., 1999)[96],…, coi đất như là phức hợp các thành
phần vật chất rắn (cát, thòt, sét, hữu cơ,…), nước, không khí, sinh vật,.. và nghiên


6

cứu mối quan hệ tương tác giữa chúng cũng như các tác động của con người trong
quá trình sử dụng. Đối với môi trường đất ven biển, các nghiên cứu như: “Hướng
dẫn sử dụng các chỉ thò về thực vật, trầm tích và nước trong khảo sát môi trường”
(D. Chapman, 1996)[97], “Sổ tay quản lý đới ven biển” (J.R. Clark, 1996)[98],
“Quản lý và quy hoạch vùng đất ven biển” (R. Kay và J. Alder, 1999)[134], v.v
đã cụ thể hơn về môi trường và quản lý sử dụng đất ven biển, nơi tập trung phần
lớn đất mặn và đất phèn.
Ở Việt Nam, từ thời các triều đại phong kiến, việc nghiên cứu đặc điểm đất
được xem là cơ sở để bố trí cây trồng; cấp đất; đánh thuế đất;... và cũng đã được
nâng lên thành các tiêu chuẩn và các phân loại đất của nhà nước phong kiến
[42]. Từ thời ấy đến nay, việc nghiên cứu đặc điểm đất và phân loại đất ở Việt
Nam đã trở thành một công tác đòi hỏi ưu tiên ở tất cả các giai đoạn lòch sử (thời
Pháp thuộc, giai đoạn chống Mỹ, giai đoạn hòa bình - thống nhất,...), công tác
này được xem là cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất hợp lý và phát triển sản xuất
nông nghiệp ở nước ta.
Một số kết quả nghiên cứu trong “Sinh thái môi trường đất”, “Độc học môi
trường”, “Đại cương quản trò môi trường” (NXB Đại học Quốc gia TPHCM) của
tác giả Lê Huy Bá, “Sinh thái môi trường ứng dụng” (NXB Khoa học & Kỹ thuật
TP. HCM) của tác giả Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2005)[4],[5],[6],[7], hay
“Sinh thái và môi trường đất” (NXB Đại học Quốc gia TPHCM) của tác giả Lê

Văn Khoa [30]..., đã nêu rõ các vấn đề liên quan đến môi trường đất, nước, chức
năng và sự vận động các yếu tố lý hóa tính đất, các mối quan hệ cơ bản và mật
thiết giữa đất, môi trường đất và môi trường, sinh thái nói chung. Những nghiên
cứu này có thể xem làm cơ sở khoa học để nghiên cứu sâu hơn về môi trường đất,
từ quá trình hình thành, phát sinh phát triển đến sử dụng, hoạt động sản xuất của
con người tác động làm cải thiện hay suy thoái, ô nhiễm môi trường đất.


7

1.1.2. Phân loại đất
Cơ sở của hầu hết các nghiên cứu đất là các hệ thống phân loại đất. Một
cách tổng quát, những kết quả nghiên cứu đất trên thế giới được thực hiện dựa
trên các hệ thống phân loại đất chính sau:


Hệ thống phân loại đất của Liên Xô cũ: đây là phân loại dựa vào quy luật và

tiến trình phát sinh thổ nhưỡng. Cơ sở phân loại được đặt trên mối liên hệ tương
hỗ của các yếu tố: mẫu chất, khí hậu, thủy văn, sinh vật và tác động của con
người. Hệ thống phân loại này đã được sử dụng rộng rãi trong các cuộc điều tra
đất ở Liên Xô, các nước Đông Âu và một số nước khác thuộc châu Á - Châu Phi.


Hệ thống phân loại đất của Hoa Kỳ (USDA Soil Taxonomy): do Tiểu ban khảo

sát thổ nhưỡng Hoa Kỳ (US Soil Survey Staff) hợp tác với các nhà thổ nhưỡng trên
thế giới biên soạn, được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ấn hành đầu tiên năm 1975
và lần ấn bản gần đây nhất là năm 1999. Đây là hệ thống phân loại "mở " có thể
bổ sung thêm các đơn vò đất hiện có, được đặt tên theo dạng ghép từ với thuật

ngữ la tinh, được cấu trúc theo các "bậc" phân loại (category) với các chỉ tiêu
hóa-lý đònh lượng thông qua xác đònh các tầng chẩn đoán (diagnostic horizons).
Hệ thống phân loại này được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc
biệt ở khu vực Châu Á và Châu Mỹ.


Hệ thống phân loại đất của Pháp: Phân loại này cũng dựa vào các quy luật phát

sinh gần giống với hệ thống phân loại đất của Liên Xô cũ. Năm 1967, Cục
nghiên cứu khoa học-kỹ thuật Hải ngoại Pháp (ORSTOM) chỉnh biên và bổ sung
các chỉ tiêu phân loại đònh lượng như hệ thống phân loại Hoa Kỳ. Hệ thống phân
loại này được sử dụng nhiều ở các quốc gia nói tiếng Pháp trên thế giới.


Hệ thống phân loại đất của FAO/ UNESCO: để khắc phục những điểm dò biệt

trong các hệ thống phân loại đất của các quốc gia, đồng thời có thể tổng kết được
nghiên cứu về đất của các nước nhằm đánh giá được tài nguyên đất đai trên toàn


8

thế giới, tổ chức Lương-Nông (FAO) và Văn hóa-Khoa học-Xã hội (UNESCO)
của Liên Hiệp Quốc đã xây dụng hệ thống phân loại, tổng hợp từ nhiều hệ thống
phân loại đất trên thế giới (1961-1981), bao gồm các quy luật phát sinh đất và
các tính chất chuẩn đoán của từng tầng đất theo tiêu chuẩn được đònh lượng. Việc
cập nhật hoá và chỉnh sửa chi tiết gần đây giúp cho Bản đồ đất thế giới
(1/5.000.000)và phân loại đất của FAO/ UNESCO được phổ cập rộng rãi trong
các nghiên cứu về đất của nhiều quốc gia trên thế giới [112].
1.1.3.


Đánh giá đất đai (Land Evaluation).

Đánh giá khả năng đất đai đã được bắt đầu từ những thập niên 50 của thế kỷ
trước, được xem như là những nỗ lực quan trọng của con người hướng đến sự phát
triển bền vững. Nhu cầu của việc đánh giá khả năng sử dụng đất xuất hiện khi mà
các kết quả nghiên cứu riêng lẻ về đặc điểm đất không cung cấp được những hướng
dẫn đầy đủ về cách thức và hiệu quả của việc sử dụng đất đai [111]. Do vậy, để
quản lý và sử dụng đất một cách hợp lý, một bước nghiên cứu kế tiếp cần được
thực hiện - sau khi nghiên cứu đặc điểm đất - nhằm xem xét tổng hợp giữa đất và
các yếu tố tự nhiên khác (Nước, khí hậu, đòa hình,..) với các yêu cầu về sử dụng
đất khác nhau, bước nghiên cứu này được gọi là đánh giá khả năng sử dụng đất.
Theo Stewart (1968), đánh giá đất đai là "đánh giá khả năng thích nghi của
đất đai đối với các mục tiêu sử dụng của con người trong nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy lợi, quy hoạch vùng, bảo tồn thiên nhiên, v.v..." [101].
Việc điều tra - nghiên cứu đất (Soil) đơn thuần chỉ cung cấp những thông tin
về tiềm năng sử dụng đất đai trên cơ sở các tính chất của đất. Trong khi đó, đánh
giá khả năng đất đai (Land) - theo Paraphrasing Aandahl (1958) - cung cấp những
thông tin để xác đònh cơ hội và những hạn chế đối với sử dụng đất, đây là cơ sở để
hình thành các quyết đònh về sử dụng và quản lý đất đai [92]. Do vậy, việc đánh
giá khả năng sử dụng đất đai đã được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới, sau đó


9

được thống nhất dưới tên gọi "Đánh Giá Đất Đai" (Land Evaluation) tại hội nghò
Amsterdam (1950) của Hiệp Hội Khoa Học Đất Quốc Tế (ISSS).
Nhằm đánh giá đất đai, nhiều phương pháp khác nhau đã được thực hiện ở
mỗi quốc gia (như Liên Xô cũ, Mỹ, Úc, Anh, Pháp,...), sự khác biệt này đã làm
trở ngại sự trao đổi thông tin và hiểu biết về sử dụng đất trên thế giới. Do vậy,

việc tiêu chuẩn hoá thuật ngữ và phương pháp đã được đặt ra, dẫn đến việc biên
soạn chung "Khung Đánh Giá Đất Đai" (Framework for Land Evaluation) của
nhiều nhà khoa học trên thế giới dưới sự chủ trì của FAO (1976). Khung tiến trình
này ngày càng được chỉnh sửa và chi tiết hóa, được xem như là cơ sở tổng quát
của các hoạt động đánh giá khả năng sử dụng đất ở nhiều nơi trên thế giới.
Như vậy, phương pháp nghiên cứu đánh giá đất đai luôn được cập nhật bổ
sung, thể hiện tầm quan trọng không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu sử dụng
hợp lý tài nguyên đất. Ở Việt Nam, phương pháp này cũng được nghiên cứu áp
dụng sớm từ những năm 1980, cho đến nay một số nội dung đánh giá đất đai đã
được đưa thành quy trình phục vụ cho điều tra quy hoạch nông nghiệp (10 TCN
343-98, năm 1999).
(i) Những nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai của FAO.
Phương pháp của FAO trước đây (1976) đề ra 06 nguyên tắc cơ bản trong
việc đánh giá đất đai (FAO, 1990) [111]. Các nguyên tắc này đã được mở rộng và
bổ sung thêm thành 08 nguyên tắc cơ bản trong quá trình phát triển nhận thức về
khía cạnh môi trường hiện nay (FAO, 2007) [104]. Trong đó chủ yếu là việc bổ
sung thêm hai nguyên tắc 7 và 8 nhấn mạnh đến yếu tố tham gia của cộng đồng
trong tiến trình đánh giá đất đai và xác đònh rõ hơn phạm vi, mức độ ra quyết
đònh trước khi thực hiện quá trình đánh giá đất đai, đồng thời các khía cạnh bảo
vệ môi trường cũng được nhấn mạnh, xác đònh rõ hơn (Bảng 1).


10

Bảng 1: Các nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai theo FAO năm 1976 và
chỉnh sửa bổ sung năm 2006 [104], [115]
06 nguyên tắc theo FAO, 1976

08 nguyên tắc theo FAO, 2006


i. Thích hợp đất đai nên được đánh giá và i. Thích hợp đất đai nên được được đánh
phân loại đối với các loại sử dụng xác giá và phân lọai đối với các loại sử dụng
đònh.

và dịch vụï đất đai xác đònh.

ii. Đánh giá đất đai yêu cầu cả sự so sánh ii. Đánh giá đất đai yêu cầu cả sự so sánh
về năng suất (lợi ích) thu được và đầu tư về năng suất (lợi ích) thu được và đầu tư
(chi phí) cần thiết của các loại hình sử (chi phí) cần thiết của các loại hình sử
dụng đất khác nhau.
dụng đất khác nhau để đánh giá tiềm lực
năng suất, phục vụ môi trường và sinh kế
bền vững của sử dụng đất.
iii. Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương iii. Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương
pháp tổng hợp đa ngành.
pháp tổng hợp đa ngành liên quan nhiều
lónh vực.
iv. Đánh giá đất đai được thực hiện với
các mặt liên quan đến bối cảnh về tự
nhiên, kinh tế và xã hội của vùng nghiên
cứu.

iv. Đánh giá đất đai được thực hiện liên
quan đến bối cảnh về tự nhiên kinh tế, xã
hội và bối cảnh chính trò cũng như các mối
quan tâm về môi trường.

v. Khả năng thích nghi đất đai cần dựa v. Khả năng thích nghi đất đai cần dựa
trên cơ sở bền vững.
trên cơ sở bền vững. Khái niệm khả năng

bền vững bao gồm khả năng sản xuất,
công bằng xã hội và các khía cạnh về môi
trường.
vi. Đánh giá đất đai bao gồm sự so sánh vi. Đánh giá đất đai bao gồm sự so sánh
của hai hay nhiều loại hình sử dụng đất của hai hay nhiều loại sử dụng hoặc dịch
đai.
vụ đất đai.
vii. Đánh giá đất đai cần quan tâm đến tất
cả những nhu cầu, sở thích và quan điểm
của nông hộ.
viii. Phạm vi và mức độ ra quyết đònh nên
được xác đònh rõ ràng trước khi thực hiện
quá trình đánh giá đất đai.


11

(ii) Tiến trình đánh giá khả năng thích nghi đất đai
Việc đánh giá đất đai tùy thuộc vào mục tiêu và mức độ chi tiết của nghiên
cứu. Tuy nhiên, tiến trình đánh giá này được chia thành ba giai đoạn chính [104],
[115]: (i) Giai đoạn chuẩn bò; (ii) giai đoạn điều tra thực tế và (iii) Giai đoạn xử lý
các số liệu và báo cáo kết quả, ở mỗi giai đoạn thường có ba nhóm công việc:
+ Nhóm công việc liên quan đến sử dụng đất: Điều tra, đánh giá hiện trạng
sử dụng đất, nghiên cứu các loại hình và hệ thống sử dụng đất, đánh giá hiệu quả
kinh tế và tác động môi trường của các hệ thống sử dụng đất, lựa chọn các hệ
thống sử dụng đất và loại hình sử dụng đất có triển vọng để đánh giá.
+ Nhóm công việc liên quan đến đất đai: Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên
có liên quan đến sử dụng đất (khí hậu, đất, đòa hình đòa mạo, thực vật ...), lựa
chọn và phân cấp các chỉ tiêu cho bản đồ đất đai, khoanh đònh các đơn vò đất đai
phục vụ cho việc đánh giá.

+ Nhóm công việc liên quan đến sự kết hợp đất đai và sử dụng đất: So sánh
và kết hợp giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất đai để phân đònh các mức
độ thích hợp của các đơn vò đất đai cho từng loại hình sử dụng đất.
Các bước thực hiện trong đánh giá đất đai như sau:
(1) Thảo luận ban đầu về nội dung, phương pháp; lập kế hoạch; phân loại và
xác đònh các nguồn tài liệu có liên quan.
(2) Thu thập và kế thừa các tài liệu chuyên ngành có liên quan đến đất và sử
dụng đất như: khí hậu, đòa chất, đòa hình đòa mạo, thổ nhưỡng và các số liệu
thống kê về hiện trạng sử dụng đất
(3) Điều tra thực đòa về hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sản xuất của các
loại hình sử dụng đất nhằm mục đích lựa chọn loại hình sử dụng đất có triển
vọng, phù hợp với mục tiêu phát triển, điều kiện sinh thái và bối cảnh kinh tế-xã
hội của vùng nghiên cứu.


12

(4) Xác đònh các đặc tính đất đai, trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố môi
trường tự nhiên liên quan đến sản xuất nông nghiệp để phân lập và xác đònh các
đặc tính đất đai có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sử dụng đất. Tiến hành khoanh đònh
các đơn vò đất đai trên bản đồ (land mapping units).
(5) Xác đònh các yêu cầu về đất đai, căn cứ trên yêu cầu sinh thái của cây
trồng và đặc điểm của môi trường tự nhiên để xác đònh các yêu cầu về đất đai
của các loại hình sử dụng đất được đánh giá.
(6) Kết hợp giữa chất lượng đất đai với yêu cầu đất đai của các loại hình sử
dụng đất để xác đònh mức thích nghi cho các loại hình sử dụng đất được chọn.
(7) Đề xuất bố trí sử dụng đất, từ kết quả đánh giá thích nghi đất đai.
(iii) Các mức độ phân tích trong đánh giá đất đai của FAO.
Tùy vào mục tiêu của việc đánh giá đất đai mà mức độ phân tích thông tin
sẽ khác nhau, có hai dạng phân loại khả năng thích nghi đất đai:



Phân loại khả năng thích nghi đònh tính (Qualitative land suitability

classification): sử dụng cho các đánh giá đất đai tổng quát, chỉ phân tích các yếu
tố tự nhiên không đònh lượng và không bao gồm các thông tin ước lượng về đầu tư
- chi phí - lợi nhuận.


Phân loại khả năng thích nghi đònh lượng (Quantitative land suitability

classification): sử dụng cho các đánh giá đất đai chi tiết, bao gồm những thông tin
đònh lượng về mặt tự nhiên với các chỉ số tư vấn về chi phí - đầu tư - lợi nhuận và
lao động.
1.1.4. Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai:
Cùng với sự ra đời của nhiều phần mềm mang tính chuyên ngành, đơn giản,
dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao nên Hệ thống Thông tin Đòa lý
(Geographical Information System_GIS) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong
nhiều ngành, nhất là trong lónh vực nghiên cứu đất đai. Công cụ GIS tuy được ứng


×