Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Học thuyết tính thiện của mạnh tử và bài học lịch sử của nó đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 235 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHẠM ĐÌNH ĐẠT

HỌC THUYẾT TÍNH THIỆN CỦA MẠNH TỬ
VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2008


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHẠM ĐÌNH ĐẠT

HỌC THUYẾT TÍNH THIỆN CỦA MẠNH TỬ VÀ
BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM


HIỆN NAY
Chuyên ngành : LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mã số
: 62.22.80.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.TRỊNH DOÃN CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố.
Người cam đoan

PHẠM ĐÌNH ĐẠT


4

MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU


04

Chương 1: QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - MỘT TRONG NHỮNG
VẤ N ĐỀ TRUNG TÂ M CỦ A TRIẾ T HỌ C TRUNG QUỐ C
CỔ ĐẠI

14

1.1. Cơ sở xã hội và tiền đề nhận thức luận của quan điểm về bản
tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại

14

1.1.1. Đặc điểm lòch sử xã hội Trung Quốc cổ đại với việc hình thành
quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc

14

1.1.2. Học thuyết tiên nghiệm – tiền đề nhận thức luận của các quan
điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại

27

1.2. Quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc
cổ đại, sự tương đồng và khác biệt
1.2.1. Quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại

42
42


1.2.2. Sự tương đồng và khác biệt trong các quan điểm về bản tính
con người của triết học Trung Quốc cổ đại
Kết luận chương 1

57
66

Chương 2: NỘI DUNG HỌC THUYẾT TÍNH THIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO
HÓA ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC CỦA MẠNH TỬ

69

2.1. Nội dung cơ bản trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử

69

2.1.1. Nguồn gốc của tính thiện trong triết học Mạnh Tử

69

2.1.2. Tứ đức – nội dung cơ bản trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử

78

2.2. Phương pháp giáo hóa tính thiện con người của Mạnh Tử

110

2.2.1. Tồn tâm, dưỡng tính và dưỡng khí


110

2.2.2. Pháp tiên vương

122

Kết luận chương 2

129


5
Chương 3: HỌC THUYẾT TÍNH THIỆN CỦA MẠNH TỬ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

133

3.1. Những giá trò và hạn chế trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử

133

3.1.1. Những giá trò trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử

133

3.1.2. Những hạn chế trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử

144


3.2. Thực trạng đạo đức ở nước ta và bài học lòch sử từ học thuyết
tính thiện của Mạnh Tử đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức
con người Việt Nam hiện nay
3.2.1. Thực trạng đạo đức ở nước ta hiện nay

155
155

3.2.2. Những bài học lòch sử từ học thuyết tính thiện của Mạnh Tử đối
với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay

181

Kết luận chương 3

198

KẾT LUẬN CHUNG

200

PHỤ LỤC

207

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

223

TÀI LIỆU THAM KHẢO


224


6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay, do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo là sự nghiệp vô cùng khó khăn, lâu dài và phức tạp;
đồng thời cũng là sự nghiệp sáng tạo to lớn của nhân dân, nhằm cải biến xã
hội sâu sắc trên nhiều lónh vực. Nó đòi hỏi cần có những con người có tâm
huyết và trí tuệ mới đưa đất nước vượt qua mọi thách thức, nắm bắt tận
dụng được thời cơ, hướng đến mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh” [34, 85-86]. Hồ Chí Minh đã từng khẳng đònh:
“Muốn xây dựng chủ nghóa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội
chủ nghóa” [100, 310].
Con người có tâm huyết và trí tuệ mà sự nghiệp đổi mới yêu cầu, Tổ
quốc và nhân dân ta mong muốn xây dựng đó là con người: “phát triển toàn
diện về chính trò, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý
thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghóa tình, lối sống có
văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội” [34, 114]. Tuy
nhiên, thực tiễn đổi mới hơn 20 năm qua của đất nước, bên cạnh “đa số cán
bộ, đảng viên phát huy được vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo trong
công tác, lao động, rèn luyện phẩm chất, năng lực, có bước trưởng thành,
đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc đổi mới, góp phần xứng đáng vào thành
quả chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [40, 261]; vẫn còn một
bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân suy thoái về đạo đức, với lối sống vụ
lợi, thực dụng, cá nhân, vò kỷ; làm xói mòn những giá trò đạo đức con
người… Vì thế, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã viết:



7

"Thoái hóa, biến chất về chính trò, tư tưởng, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi" [40, 263].
Những yếu kém, khuyết điểm về mặt đạo đức, lối sống của một bộ
phận trong các tầng lớp nhân dân đã ảnh hưởng lớn đến tiến trình đổi mới của
đất nước, đến uy tín của Đảng ta và chế độ ta, đến niềm tin của nhân dân vào
chủ nghóa xã hội. Vì vậy, trong quá trình đổi mới, một mặt đòi hỏi chúng ta
phải tăng cường phát triển kinh tế, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp
luật… đồng thời cũng phải quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, xây dựng
nhân cách, bồi dưỡng lòng nhân ái ở mỗi con người, cũng như trong cả cộng
đồng dân tộc đã trở thành vấn đề nóng bỏng cấp bách.
Đề cập đến việc phát triển bản tính con người với những giá trò đạo đức
luân lý cao đẹp như là một trong những giải pháp mang tính căn bản và hiệu
quả cho việc khắc phục những tiêu cực, hạn chế sự tha hóa về đạo đức, lối
sống, một mặt chúng ta cần tiếp thu những tri thức tiên tiến của thời đại,
nhưng mặt khác, cũng phải biết kế thừa, có chọn lọc những giá trò tinh hoa về
lónh vực giáo dục đạo đức con người của cha ông, cũng như những tinh hoa tri
thức văn hóa, giáo dục của nhân loại. Trong đó, trước hết phải nói đến các
học thuyết triết học Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc.
Thời Xuân thu - Chiến quốc là thời kỳ xã hội Trung Quốc chuyển biến
sâu sắc từ hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ suy tàn sang hình thái
kinh tế - xã hội phong kiến sơ kỳ đang lên; thời kỳ tình trạng lễ nghóa, cương
thường đảo lộn, đạo đức xã hội suy đồi, khát vọng quyền lực của các tập
đoàn thống trò được đẩy lên đến đỉnh điểm đã đặt ra một câu hỏi lớn về đạo
lý, nhân luân buộc các trường phái triết học, các nhà tư tưởng phải giải quyết,



8

đó là làm thế nào để “tu thân, tề gia, trò quốc, bình thiên hạ”. Chính trong
điều kiện lòch sử đặc biệt đó, đã nảy sinh nhiều quan điểm, học thuyết khác
nhau về bản tính con người và các phương pháp giáo hóa đạo đức con người,
cải biến xã hội, như quan điểm “nhân trò”, “chính danh đònh phận” của Khổng
Tử; quan điểm “kiêm ái”, “thượng hiền”, “thượng đồng” của Mặc Tử; quan
điểm “tính ác”, “lễ trò và pháp trò” của Tuân Tử; quan điểm “vô vi” của Lão
Trang, quan điểm “pháp trò” của Hàn Phi và đặc biệt là quan điểm bản tính
thiện con người của Mạnh Tử.
Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử nếu như gạt bỏ những hạn chế
về điều kiện lòch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó vẫn còn những giá
trò lòch sử nhất đònh trong đời sống xã hội hiện đại trước những cơn lốc của
cơ chế thò trường. Những giá trò ấy chỉ ra rằng, sức mạnh của con người
chính là tính thiện và mọi sự cải cách xã hội sẽ chỉ là nửa vời, thậm chí vô
nghóa, nếu như không chú ý đúng mức vấn đề giáo dục đạo đức cho con
người, song song với việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy khoa học, công
nghệ và kinh tế ngày càng phát triển, đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của
đời sống con người, nhưng cũng chính nó sẽ tạo ra những nguy cơ, phương
tiện khiến nhân loại tàn hại lẫn nhau, một khi con người đánh mất dần cái

tính thiện của mình.
Xuất phát từ những lý do trên, với tinh thần nghiên cứu, kế thừa
có phê phán và chọn lọc những tinh hoa của nhân loại trong các học
thuyết triết học, đặc biệt là triết học Trung Quốc, tác giả đã chọn vấn đề:
“Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử và bài học lòch sử của nó đối với
sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay ”, làm luận
án tiến sỹ triết học của mình.



9

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Mạnh Tử nói chung và học thuyết tính thiện của Mạnh Tử nói
riêng từ trước tới nay đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu ở nhiều mặt, nhiều chủ đề khác nhau. Có thể khái quát các
kết quả công trình nghiên cứu đó trên ba hướng sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về Mạnh Tử trong tổng thể nền
văn hóa Trung Quốc. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác phẩm:

Sử ký của Tư Mã Thiên, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1988, với thiên Mạnh Tử,
Tuân Khanh liệt truyện; Đại cương lòch sử văn hóa Trung Quốc do Ngô Vinh
Chính - Vương Miện Quý chủ biên, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1994,
với phần A, chương I, mục 1: Hiển học Nho, Mặc, chương IV, mục 2: Ảnh hưởng
của tư tưởng triết học đối với văn hóa truyền thống, và phần E, chương II, mục 3:
Tư tưởng giáo dục; Lòch sử văn minh Trung Hoa của Will Durant (bản dòch
của Nguyễn Hiến Lê), Nxb. Văn hóa thông tin, 2002 trong tác phẩm, chương I,
phần II, mục 3: Mạnh Tử, bậc thầy của các vua chúa; Lòch sử văn hóa Trung

Quốc, Đàm Gia Kiện chủ biên (bản dòch của Trương Chính - Phan Văn Các Thạch Giang), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 với phần II, chương I:
Thơ ca cổ điển, phần III, chương I: Triết học tiên Tần; Đại cương triết học sử

Trung Quốc của Phùng Hữu Lan (bản dòch của Nguyễn Văn Dương), Nxb.
Thanh niên 1999, Chương VII: Khuynh hướng lý tưởng của Nho gia: Mạnh Tử tính

thiện. Khác nhau giữa Nho gia và Mặc gia. Triết học chính trò. Chủ nghóa thần bí;
Lòch sử triết học Trung Quốc của Hồng Tiềm - Nhiệm Hoa - Uông Tử Tung, Nxb.
Sự thật, Hà Nội, 1957; Trung Quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích (bản dòch

của Minh Đức), Nxb. Văn hóa thông tin, 2004, thiên X, chương III: Luận về
tính, tác giả trình bày các quan điểm của Mạnh Tử qua các mục, mục 1:


10

Bản chất con người đều thiện, mục 2: Con người sở dó bất thiện đều do ở “bất
năng tận kỳ tài”, mục 3: Đòa vò của cá nhân, mục 4: Triết học giáo dục; Lòch

sử triết học Trung Quốc, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1989, (Tiếng Nga); Kinh
điển văn hoá 5000 năm Trung Hoa, tập 2 của Dương Lực, Nxb. Văn hoá
thông tin, 2002 (Chủ tòch hội đồng dòch thuật: Trần Thò Thanh Liêm), với
chương XXII: "Mạnh Tử" bao gồm tiết 1: Khái quát về Mạnh Tử, tiết 2: Tư
tưởng học thuật chủ yếu của Mạnh Tử, tiết 3: Vò trí và ảnh hưởng của Mạnh Tử,
và cuốn Lòch sử triết học Trung Quốc, 2 tập, của Phùng Hữu Lan (bản dòch của
Lê Anh Minh…), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006…

Thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu tư tưởng Mạnh Tử nằm trong
dòng phát triển của lòch sử Triết học Trung Quốc. Trước hết phải đề cập quan
tâm đến Khổng học đăng của Phan Bội Châu, Khai Trí, Sài Gòn, 1973,
chương I, tiết 1: Mạnh Tử lược truyện, tiết 2: Tâm tính luận, tiết 3: Thực
chứng của thiện tính có bốn mối, tiết 4: Dưỡng khí tri ngôn, tiết 5: Triết học
trong chính trò, tiết 6: Bình dân kinh tế chủ nghóa, tiết 7: Chủ nghóa thuộc về
bình dân giáo dục, tiết 8: Đạo thiệp - thế quan - nhân của thầy Mạnh, tiết 9:
Tỷ giảo thầy Mạnh với đức Khổng Tử; Đại cương triết học Trung Quốc, 2 tập
của Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê, Nxb. Thanh niên, 2004, các tác giả đã trình
bày quan điểm của các nhà triết học Trung Quốc thời cổ đại về bản tính con
người, đặc biệt về học thuyết tính thiện của Mạnh Tử. Các tác giả cũng đã
lý giải sâu sắc quan điểm của Mạnh Tử về “nhân”, “nghóa”, “lao tâm” với
“lao lực”…; Nho giáo, quyển thượng của Trần Trọng Kim, Trung tâm học liệu,

Bộ giáo dục, Sài Gòn, 1971, với thiên 8, mục I : Tâm - học triết lý, mục II:
Chính - trò triết - lý, mục III: Tài - nghệ của Mạnh Tử; Bách gia chư tử

trong cách đối nhân xử thế của Thu Tử (dòch giả Hà Sơn - Huyền Hải),


11

Nxb. Hà Nội, 2004, tác giả đã trình bày điểm xuất phát của học thuyết

tính thiện của Mạnh Tử, cùng các quan điểm của ông về tu tâm dưỡng
tính, về hình tượng của người quân tử, về đối nhân xử thế; Mạnh Tử diệu

ngôn tuyển, Bách hóa văn nghệ, Thiên Tân, 1993 (bản Trung văn); Đạo,
(chủ biên Trương Lập Văn). Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998 (người
dòch Hồ Châu - Tạ Phúc Chinh - Nguyễn Văn Đức), phần một, chương II, tiết 2:
Tư tưởng đạo là nhân đạo của Mạnh Tử; và cuốn Nho gia với Trung Quốc ngày

nay của Vi Chính Thông, Nxb. Chính trò Quốc gia, Hà Nội, 1996, (bản dòch của
Nguyễn Huy Quý, Nguyễn Kim Sơn, Trần Lê Sáng, Nguyễn Bằng Tường);

Lòch sử triết học phương Đông của Nguyễn Đăng Thục, Nxb. Thành phốù
Hồ Chí Minh, 2001, tập 2, đã trình bày một số vấn đề triết lý của Mạnh Tử,
thuyết tính thiện, luân lý học của Mạnh Tử, triết học chính trò của Mạnh Tử.
Trong 20 năm trở lại đây, cùng với sự nghiệp đổi mới toàn diện của
đất nước, trước hết là đổi mới tư duy, việc nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc
những tinh hoa trong kho tàng tư tưởng của nhân loại đã được Đảng và
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ở các trường Cao đẳng và Đại học một số
chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn, môn lòch sử Triết học phương
Đông, lòch sử Tư tưởng chính trò phương Đông đã đưa vào giảng dạy 45 tiết.

Nhiều công trình nghiên cứu về Triết học phương Đông và Mạnh Tử đã
được ra đời. Đặc biệt là cuốn Đại cương lòch sử triết học Trung Quốc
do Doãn Chính chủ biên, Nxb. Chính trò quốc gia, Hà Nội, xuất bản
năm 1997, tái bản có sửa chữa bổ sung năm 2004; Nho học và Nho học ở

Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Tài Thư, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; Triết lý phương Đông - giá trò và bài học

lòch sử của Doãn Chính, Nxb. Chính trò Quốc gia, Hà Nội, 2005; Lòch sử


12

triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ biên, Nxb. Chính trò Quốc gia, Hà Nội, xuất
bản năm 2002; Lòch sử triết học Trung Quốc của Hà Thúc Minh, Nxb. Thành
phố Hồ Chí Minh, tập 1 xuất bản năm 1988, tập 2 xuất bản năm 1999; Lòch sử

triết học của Bùi Thanh Quất và Vũ Tình, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 1999…
Thứ ba, đó là những tác phẩm, tài liệu, bài viết của các tác giả
chuyên nghiên cứu, dòch thuật và giới thiệu riêng về tư tưởng triết học chính trò của Mạnh Tử. Đó là cuốn Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê, Nxb.
Văn hóa, 1996. Tác phẩm gồm có 9 chương, phản ánh điều kiện, hoàn
cảnh, tư tưởng quan điểm của Mạnh Tử cùng khí chất và tài năng của ông;

Mạnh Tử truyện của Tào Nghiêu Đức (người dòch Nguyễn Bá Thính), Nxb.
Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, với 35 chương. Đặc biệt là chương 4:
Nổi tiếng ở nhà trường vinh dự đầy thôn xóm, chương 8: Dạy dỗ tùy người
tuần tự nhi tiến và chương 9: Bàn về nhân tính nói về tận tâm, chương 14
can gián Huệ Hương trách mắng Bạch Khuê… nói lên tính cách của Mạnh Tử,
quan điểm của ông về bản tính con người, về phương pháp giáo dục con
người, cùng thái độ của ông đối với nhân dân; “Góp phần tìm hiểu tư tưởng


chính trò xã hội của Mạnh Tử” của Doãn Chính, Tạp chí Triết học số 72001; “Nhân, nhân nghóa, nhân chính trong “Luận ngữ” và “Mạnh Tử” của
Hoàng Thò Bình trong Tạp chí Triết học, số 8 - 2001; Mạnh Tử khảng khái

nhân sinh của Vương Diệu Huy, Nxb. Văn nghệ Trường Giang, 1993, (bản Trung
văn); Mạnh Tử - Tư tưởng sách lược của Trí Tuệ, Nxb. Mũi Cà Mau, 2003; “Từ

tư tưởng “nhân nghóa” đến đường lối “nhân chính” trong học thuyết chính trò - xã
hội của Mạnh Tử của Bùi Xuân Thanh, Tạp chí Triết học, số 2-2008…
Những công trình nêu trên, các nhà nghiên cứu đã dòch, giới thiệu,
trình bày, phân tích và nhận đònh khá sâu sắc về nội dung tư tưởng cùng


13

những giá trò lòch sử tư tưởng của Mạnh Tử. Tuy nhiên, trong các công
trình đó chưa có công trình nào thực sự đi sâu, nghiên cứu một cách có hệ
thống học thuyết tính thiện của Mạnh Tử. Chính vì vậy trong luận án này,
tác giả trên tinh thần kế thừa, tiếp thu các công trình đã công bố để cố
gắng trình bày một cách có hệ thống hơn nội dung học thuyết tính thiện
của Mạnh Tử, đặc biệt thông qua việc phân tích những giá trò và hạn chế
trong học thuyết tính thiện của ông, rút ra được những bài học lòch sử trong
việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của luận án

Mục đích của luận án:
Từ việc nghiên cứu một cách có hệ thống học thuyết tính thiện của
Mạnh Tử, luận án nhằm đánh giá những giá trò, hạn chế và rút ra bài học
lòch sử của nó đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam
hiện nay.


Nhiệm vụ của luận án:
Để đạt mục đích trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

Một là, trên cơ sở phân tích những đặc điểm lòch sử xã hội Trung Quốc
thời Xuân thu - Chiến quốc và học thuyết tiên nghiệm, luận án trình bày
những quan điểm cơ bản của triết học Trung Quốc cổ đại về bản tính con
người và sự đồng nhất cùng khác biệt của nó.

Hai là, luận án phân tích những nội dung cơ bản trong học thuyết tính
thiện và phương pháp giáo hóa con người của Mạnh Tử; từ đó đánh giá những
giá trò, hạn chế và rút ra bài học lòch sử đối với việc giáo dục đạo đức, lối
sống con người Việt Nam hiện nay.


14

Giới hạn luận án:
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu những quan điểm của triết học
Trung Quốc cổ đại về bản tính con người, chủ yếu là học thuyết tính thiện
của Mạnh Tử.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Cơ sở lý luận của luận án:
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống quan điểm cơ bản của chủ
nghóa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về con người và giáo dục con người.

Phương pháp nghiên cứu luận án:
Với cơ sở lý luận trên, để đạt được mục đích, hoàn thành nhiệm vụ của

luận án; tác giả đã dựa trên thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghóa
duy vật biện chứng và chủ nghóa duy vật lòch sử. Đồng thời, tác giả còn sử
dụng một số phương pháp khác, như phương pháp thống nhất giữa lô gích và
lòch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê, v.v… để nghiên cứu và trình bày luận án.
5. Cái mới của luận án
Trên cơ sở làm rõ nguồn gốc, bản chất, nội dung và vai trò của các
phạm trù cơ bản trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử, như nhân, nghóa,

lễ, trí; luận án đánh giá những giá trò, hạn chế và rút ra những bài học lòch sử
của nó đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của luận án
Về ý nghóa khoa học, luận án góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm lý
luận và phương pháp giáo dục đạo đức con người qua tìm hiểu nội dung học


15

thuyết tính thiện của Mạnh Tử. Về ý nghóa thực tiễn, từ sự phân tích những
giá trò, hạn chế trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tửù, luận án đã rút ra
những bài học lòch sử bổ ích đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức và lý tưởng
con người Việt Nam hiện nay.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy triết học và đạo đức… trong các trường Cao đẳng và Đại học ở
nước ta hiện nay.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận án được kết cấu 3 chương, 6 tiết.



16

Chương 1
QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI MỘT TRONG NHỮNG VẤN ĐỀ TRUNG TÂM CỦA TRIẾT HỌC
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
1.1. CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ NHẬN THỨC LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM
VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

1.1.1. Đặc điểm lòch sử xã hội Trung Quốc cổ đại với việc hình thành
quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc
Theo nguyên lý cơ bản của triết học mác xít, giữa tư tưởng và các điều
kiện kinh tế - xã hội luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy,
với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học trong quá trình hình
thành và phát triển luôn chòu sự chi phối, ảnh hưởng sâu sắc của những điều
kiện lòch sử kinh tế xã hội nhất đònh. Lòch sử triết học hàng ngàn năm của
nhân loại, từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây đã chứng minh rằng không có
một học thuyết, trường phái triết học nào nảy sinh trên mảnh đất trống không,
mà đều hình thành, phát triển trên những nền tảng, điều kiện kinh tế, chính
trò, văn hóa xã hội nhất đònh. Nó là sản phẩm của lòch sửû của dân tộc và của
thời đại; đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu sâu sắc đời sống muôn vẻ
của lòch sử, dân tộc và của thời đại đó. C.Mác đã từng viết: “Các triết gia
không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của
dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại
trong những tư tưởng triết học” [84, 156]. Nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng của
Trung Quốc cũng đã khẳng đònh: “Phàm đã gọi là một học thuyết quyết
không thể là một cái gì từ trên trời rơi xuống. Nếu nghiên cứu tỉ mỉ hơn


17


chúng ta tất sẽ tìm ra được nhiều nguyên nhân đã xảy ra trước và hậu quả về
sau của nó” [117, 53]. “Nhà tư tưởng thường chòu ảnh hưởng của hoàn cảnh
trong đó nhà tư tưởng sống. Cảnh trí chung quanh khiến cho nhà tư tưởng có ý
thức về cuộc sống theo một lối nào, và triết học của nhà tư tưởng, do đó, sẽ
có những điểm nhấn mạnh hay không đề cập tới, làm thành những nét đặc
biệt của một triết học” [73, 32].
Quá trình hình thành và phát triển của các học thuyết, trường phái
triết học Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc cũng không nằm ngoài tính
quy đònh nói trên. Nó ra đời không phải ngẫu nhiên, hay từ ý muốn chủ
quan của các nhà triết học; mà từ những hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, chính
trò, văn hóa xã hội của chính dân tộc Trung Hoa cổ đại. Do đó, sẽ là chủ
quan, võ đoán, phi lòch sử khi nghiên cứu tư tưởng của một học thuyết,
trường phái triết học nào đó mà không chú ý tìm hiểu thấu đáo những điều
kiện kinh tế - xã hội - cái đã quy đònh nội dung, tính chất và sự phát triển
của nó như thế nào? Vì vậy, chỉ có trên cơ sở mổ xẻ, phân tích sâu sắc
những điều kiện lòch sử xã hội về kinh tế, chính trò, văn hóa xã hội v.v…
của các học thuyết, trường phái triết học thời Xuân thu - Chiến quốc, chúng
ta mới lý giải một cách có căn cứ khoa học những vấn đề đặt ra liên quan
đến nội dung tư tưởng của các học thuyết, trường phái triết học nói chung và
học thuyết tính thiện của Mạnh Tử nói riêng. Chẳng hạn, tại sao vấn đề bản
tính con người được các triết gia, các trường phái tư tưởng thời Xuân thu Chiến quốc tập trung nghiên cứu, tranh biện sôi nổi? Tại sao trong các quan
điểm về bản tính con người của họ vừa có điểm tương đồng vừa có điểm
khác biệt? Trên cơ sở nào Mạnh Tử khẳng đònh bản tính con người là thiện?
Nội dung và phương pháp giáo hóa trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử


18

là gì? Đặc biệt, học thuyết tính thiện của Mạnh Tử có những giá trò và
hạn chế gì? Từ những giá trò, hạn chế đó, chúng ta có thể rút ra được những

bài học thiết thực, bổ ích gì đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người
Việt Nam hiện nay?
Tư tưởng triết học Trung Quốc có mầm mống từ thời tiền sử, nhưng đến
thời Xuân thu - Chiến quốc mới thực sự trở thành một hệ thống. Xuân thu Chiến quốc, về niên đại được xem là bắt đầu từ năm 770 trước Công nguyên
và kết thúc vào năm 221 trước Công nguyên; về triều đại là thời Đông Chu
(770 - 256 trước Công nguyên). Đây là thời kỳ giao thời giữa hình thái kinh tế
- xã hội chiếm hữu nô lệ suy tàn và hình thái kinh tế xã hội phong kiến sơ kỳ,
thời kỳ phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc. Theo Đàm Gia Kiện:
“Tiên Tần - đặc biệt thời Xuân thu - Chiến quốc là ngọn nguồn đầu tiên một
cao trào của sự phát triển triết học Trung Quốc, đã xuất hiện đông đảo các
nhà tư tưởng triết học thành một cục diện trăm nhà đua tiếng” (Bách gia tranh
minh 百家爭鳴) [63, 433]. Giáo sư, tiến só Nguyễn Tài Thư cũng đã nhận xét:
“Có một thời kỳ lòch sử Trung Quốc mà ngày nay nhớ đến có người còn xốn
xang bởi sự sôi động của nó, bởi nhiều sự kiện lòch sử xuất hiện dồn dập,
nhiều học thuyết triết học và chính trò - xã hội ra đời, nhiều khối óc tài ba
làm nên sắc thái văn hóa và tư tưởng của Trung Quốc sau này” [123, 13].
Sự chuyển mình sôi động của thời Xuân thu được thể hiện trên các
lónh vực sau: Về kinh tế, thời Xuân thu, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển
từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Sắt là một phát hiện của dân tộc Di,
một tộc người ở về phía Đông của dân tộc Hoa. Người Hoa Hạ kế thừa được
công nghệ đúc sắt của người Di đã chế tạo ra nhiều công cụ lao động bằng
sắt. Sự ra đời của đồ sắt có thể coi như một cuộc cách mạng trong công cụ


19

sản xuất. Nó trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế cổ đại
Trung Quốc phát triển trên nhiều lónh vực. Trước hết là nông nghiệp, ngành kinh
tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng, lâu đời trong đời sống xã hội Trung Quốc. Để
tồn tại và phát triển, người Trung Quốc buộc phải không ngừng cải tiến công

cụ sản xuất, phát triển sản xuất nông nghiệp. Từ đồ sắt, người ta có thể chế
tạo ra các công cụ sản xuất trên đồng ruộng, mở mang diện tích, xây dựng
phát triển hệ thống thủy lợi, các phương tiện vận chuyển, vũ khí trong các
cuộc giao tranh… Chính vì vậy, đã giảm bớt sức lao động cơ bắp của con
người, diện tích sản xuất được mở rộng, năng suất lao động tăng. Đặc biệt, kỹ
thuật canh tác về nông nghiệp đã có tiến bộ vượt bậc với tri thức ngày càng
sâu sắc, phong phú. Họ đã tích lũy và phát triển kỹ thuật sản xuất nông
nghiệp thành một môn khoa học. Chẳng hạn trên phương diện nhận thức, lợi
dụng, cải tạo đất đai, trong sách Quản Tử thời Xuân thu đã chia đất đai toàn
quốc theo độ phì nhiêu làm ba cấp: thượng, trung, hạ. Trong đó, mỗi cấp
chia làm sáu loại và chỉ ra giống cây trồng thích hợp với mỗi loại đất đó.
Từ những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp do sự xuất hiện
của đồ sắt, tất yếu dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong quan hệ sản xuất cổ
truyền ở thời Xuân thu. Nếu dưới thời Tây Chu giai cấp quý tộc chủ nô nắm
giữ toàn bộ nguồn gốc mọi của cải trong xã hội, đó là sức lao động nô lệ và
ruộng đất, thì giờ đây, công xã đã giao hẳn đất công cho từng gia đình nông
nô cày cấy trong thời hạn lâu dài. Họ có điều kiện lưu canh, luân canh để
tăng năng suất cây trồng. Sự phân hóa đất công còn diễn ra mạnh mẽ, một
phần do quý tộc chuyển sang tay thương nhân giàu có, một phần do chư hầu
phong cấp cho các tướng lónh có công, một phần bọn quý tộc chiếm làm
ruộng tư, hay đất tự nhiên do được phép khai hoang giờ đã trở thành đất của


20

các nông dân tự do v.v… Chế độ “tỉnh điền” dần dần tan rã, chế độ tư hữu
ruộng đất từng bước hình thành. Tất yếu, dẫn đến sự ra đời của giai cấp đòa
chủ phong kiến từng bước thay thế giai cấp quý tộc chủ nô.
Theo chế độ “tỉnh điền” ruộng đất của công xã được chia cho nông nô
theo chữ “tỉnh” (井) có chín ô, những nông nô cày cấy tám ô xung quanh, có

trách nhiệm cày cấy ô ở giữa để thu hoa lợi nộp cho triều đình. Khi chế độ tư
hữu ruộng đất phát triển, số lượng ruộng đất giữa các nông nô có sự chênh
lệch, nhà nước đã ban hành chế độ thu thuế mới đánh vào từng mẫu ruộng
(gọi là thuế sơ mẫu), bãi bỏ hình thức thu thuế cũ. Nước đầu tiên thi hành chế
độ thuế mới là nước Lỗ vào năm 594 trước Công nguyên.
Đồ sắt ra đời thay thế đồ đồng, không những chỉ thúc đẩy nông nghiệp
phát triển v.v… mà còn thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp phát triển. Với
tính ưu việt của đồ sắt như quặng sắt nhiều hơn quặng đồng; đồ sắt lại bền
hơn, cứng hơn và chắc hơn, sử dụng tiện lợi hơn đồ đồng. Vì vậy, việc sử
dụng công cụ bằng sắt ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phổ biến.
Điều đó, có ý nghóa góp phần thúc đẩy việc mở rộng quan hệ trao đổi sản
phẩm lao động, sự phân công trong sản xuất thủ công nghiệp nhanh chóng đạt
tới trình độ chuyên nghiệp cao, mở ra cơ hội cho một loạt các ngành nghề thủ
công ra đời, phát triển. Chẳng hạn như nghề luyện sắt, nghề rèn, nghề đúc,
nghề mộc, nghề làm đồ gốm v.v…Vào cuối thời Xuân thu, nước Ngô dựng lò
luyện sắt, số thợ lên đến 300 người. Nước Tấn trưng mua sắt để đúc đỉnh
hình. Phản ánh về sự phát triển của sản xuất thủ công nghiệp, mở mang
ngành nghề, sách Chu lễ đã viết: “thợ mộc chiếm bảy phần, thợ kim khí
chiếm sáu phần, thợ thuộc gia chiếm năm phần, thợ nề chiếm hai phần…”.
Sự phát triển đa dạng của nhiều ngành nghề thủ công nghiệp về kinh tế đã có


21

ý nghóa tích cực trong việc giải phóng sức lao động, góp phần phá vỡ nền
kinh tế thuần nông, nâng cao đời sống của người dân Trung Quốc thời cổ đại,
nhưng về chính trò, do trình độ thợ thuyền còn thấp nên họ chưa có ảnh
hướng gì lớn trong đời sống chính trò xã hội.
Sản xuất thủ công nghiệp phát triển đã tạo cơ sở cho thương nghiệp
phát triển hơn trước. Tiền tệ đã ra đời. Trong xã hội hình thành một tầng lớp

thương nhân giàu có, danh tiếng như Phạm Lãi, Huyền Cao (nước Trònh), Tử
Cống (vốn là học trò của Khổng Tử)… Họ ngày càng có thế lực, có nhiều
người kết giao với chư hầu, công khanh đại phu, gây nhiều ảnh hưởng đối với
đời sống chính trò đương thời. Tuy nhiên, do thực trạng khó khăn lúc bấy giờ
cản trở rất lớn đến việc giao lưu, buôn bán như xã hội rối ren, lãnh thổ chia
năm xẻ bảy, phương tiện giao thông thô sơ, đường sá hiểm trở… nên việc
kinh doanh không phải ai cũng làm được, đòi hỏi phải là những con người
tháo vát, quyết đoán, mạo hiểm. Đặc biệt, trong quan niệm cổ truyền của
người Trung Quốc luôn xem thường, khinh rẻ nghề buôn bán, với tư duy
“nông bản, thương mạt”. Chính vì thế thương nghiệp lúc này chưa thực sự
phát triển, chưa có tác động ảnh hưởng lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội.
Song sự hình thành của nó, đã tạo ra trong cơ cấu giai cấp xã hội một tầng lớp
mới - tiền thân của một bộ phận giai cấp đòa chủ sau này.

Về chính trò xã hội, những biến đổi về kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những
biến đổi về chính trò. Trước hết, đó là sự phân hóa trong cơ cấu giai cấp thống
trò - giai cấp mà tính cố kết, bền chặt của nó, có ý nghóa quyết đònh đến sự
vững bền của chế độ. Nếu như thời Tây Chu, giai cấp thống trò chỉ bao gồm
những quý tộc chủ nô, thì đến thời Xuân thu ngoài một bộ phận trong số họ,
còn được bổ sung ở tầng lớp tự do vì giàu có, tài ba mà trở nên có thế lực bắt


22

đầu chi phối xã hội theo cách của mình. Cả hai giai cấp, tầng lớp này đều xuất
hiện với tư cách là những quý tộc mới. Họ đã nhận thấy đường lối, chính sách
cai trò của quý tộc chủ nô là không còn phù hợp, cần phải có sự đổi thay mới
tồn tại. Sự xuất hiện của họ đã đe dọa trực tiếp đến thế và lực của nhà Chu, là
đầu mối của mọi sự biến đổi và chuyển mình của xã hội Trung Quốc suốt thời
Xuân thu - Chiến quốc.

Dưới thời Tây Chu chế độ tông pháp còn được tôn nghiêm, cai trò xã
hội chủ yếu dựa vào lễ và tập tục; quý tộc chủ nô tùy tiện dùng hình phạt
khắc nghiệt trừng trò những kẻ làm trái ý mình. Điều đó, có tác dụng tích cực
giúp nhà Chu tồn tại hưng thònh trong một thời gian dài. Nhưng cũng chính từ
cách cai trò đó đã gây ra nhiều bất công, oán thán âm ỉ kéo dài và cuối cùng
nó đã bùng nổ ở thời Xuân thu. Giờ đây, chế độ tông pháp nhà Chu không
còn được tôn nghiêm, đầu mối các quan hệ về kinh tế, chính trò, quân sự giữa
thiên tử và các nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo, những liên hệ về kinh tế
trên cơ sở chiếm hữu ruộng đất tăng lên, trật tự lễ nghóa nhà Chu dần bò phá
bỏ. Nếu thời Tây Chu, xã hội vận hành nhờ lễ, tập tục, các quan hệ xã hội
cũng được đánh giá theo tiêu chuẩn lễ, tập tục; thì đến thời Xuân thu lễ cũ đã
băng, tập tục cũ đã hoại. Những biến đổi, rạn nứt trên đã làm cho trật tự
quyền hành: Thiên tử - Chư hầu - Khanh đại phu chỉ còn là hình thức, trên
danh nghóa. Thực chất, lúc này thiên tử nhà Chu hầu như không còn quyền uy
gì với các nước chư hầu. Thiên tử không còn đủ thực quyền xét xử những
cuộc tranh chấp giữa các nước. Thời Tây Chu việc lễ, việc nhạc, việc chính
trò, việc hình phạt do thiên tử đề ra, và các nước chư hầu phải theo đó mà
thực hiện. Nhưng đến thời Xuân thu, hầu như không còn do thiên tử sắp xếp,
quyết đònh; mà đều do chư hầu, khanh đại phu tùy ý, tự tiện nêu ra và


23

thực hiện. Nhân cơ hội này nhiều nước đua nhau động binh, mượn tiếng, lấy
cớ khôi phục chế độ tông pháp nhà Chu với khẩu hiệu “tôn vương bài di”,
nhưng thực chất là để bảo vệ, khẳng đònh mở rộng quyền lực chính trò, kinh
tế… của mình, thôn tính các nước nhỏ, tranh giành đòa vò bá chủ thiên hạ.
Thời Xuân thu có khoảng 242 năm đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ
giữa các nước chư hầu. Ngay trong từng nước cũng luôn xảy ra những cuộc
tranh giành đất đai, đòa vò, quyền thế giữa những quý tộc với nhau. Chẳng hạn

vào năm 403 trước Công nguyên, ở nước Tấn có ba dòng họ là Hàn, Triệu,
Ngụy đã nổi lên phế bỏ vua Tấn, dựng lên ba nước Hàn, Triệu, Ngụy.
Chiến tranh triền miên, khốc liệt giữa các nước chư hầu, các quý tộc
đã tàn phá xã hội nghiêm trọng.

Thứ nhất, chiến tranh dẫn đến sự diệt vong của hàng loạt các nước chư
hầu. Đầu thời Tây Chu có hàng ngàn nước, đến cuối thời Xuân thu chỉ còn
hơn một trăm nước. Trước và sau thời Xuân thu, nước Sở thôn tính 45 nước,
nước Tề thời Tề Hoàn Công thôn tính 35 nước, nước Tấn diệt 20 nước, nước
Lỗ diệt 12 nước, nước Tống diệt 6 nước v.v… Cuối thời Đông Chu chỉ còn 5
nước lớn: Tống, Sở, Tề, Tần, Việt và 4 nước nước nhỏ sắp bò diệt là Lỗ,
Tống, Trònh, Vệ. Sau bao cuộc chinh phạt đẫm máu lẫn nhau, đến thời Chiến
quốc còn lại bảy nước là Tề, Tần, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy.

Thứ hai, chiến tranh đã xô đẩy người dân đến cùng khổ, mất mát. Trước áp
lực đòi hỏi của cuộc chiến, các lãnh chúa, quý tộc tăng cường mộ phu, bắt lính,
bóc lột tàn khốc nhân dân lao động. Người dân phải gánh chòu sưu cao, thuế nặng,
phu phen, lao dòch nặng nề. Dân lưu vong “đồng trong, ruộng ngoài bỏ hoang”.
Không những thế dân còn chòu sự cướp bóc, đàn áp của các lãnh chúa, quý tộc. Họ
đã không trừ một thủ đoạn nào để chiếm đoạt ruộng đất, cưỡng bức dân lành.


24

Thứ ba, chiến tranh giữa các nước chư hầu càng phá vỡ lễ nghóa nhà
Chu, cương thường đảo lộn, đạo đức suy đồi, các tệ nạn xã hội ngày càng gia
tăng và mang tính phổ biến như “tiếm ngôi việt vò”, chư hầu chiếm dụng lễ
nghóa của thiên tử, đại phu chiếm dụng lễ nghóa của chư hầu, chế độ triều
cống cũng bò các chư hầu tự ý gạt bỏ. Thậm chí, các nước lớn còn mệnh danh
thiên tử bắt các nước nhỏ cống nạp và lệ thuộc vào mình. Theo Tử Sản, mỗi

lần nước Trònh cống nạp cho nước Tấn “phải dùng đến một trăm xe chở lụa
và da thú, mà một trăm xe thì phải cả một ngàn người” [16, 35]. Ngoài ra,
trong xã hội cảnh bề tôi giết vua, anh em, vợ chồng sát hại lẫn nhau thường
xuyên xảy ra. Trước cảnh lễ nghóa, cương thường đảo lộn, đạo đức suy đồi
đã khiến Tề Cảnh Công phải than rằng: “Nghó như vua chẳng ra vua, tôi
chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, ở trong tình cảnh hỗn loạn
như thế, dẫu ta có lúa đầy kho, có giữ được mà ăn chăng?” (Tín như quân
bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử, tuy hữu túc, ngô đắc nhi
thực chư) [77, 188-189]. Điều này cũng đã góp phần lý giải tại sao các bậc
quân tử, ẩn só thời Khổng Tử đã phải thốt lên: “Khắp thiên hạ đều loạn lạc
như nước đổ cuồn cuộn. Ai có thể thay đổi được?” (Thao thao giả thiên hạ
giai thò dã. Nhi thùy dó dòch chi) [77, 288-289]. Theo Khổng Tử, tất cả thảm
trạng xã hội trên, không phải nguyên nhân của một sớm một chiều, mà nó đã
âm ỉ, mục ruỗng từ lâu. Điều đó, chứng tỏ chế độ lễ nghóa nhà Chu đã trở
thành hình thức, sáo rỗng, giả tạo. Việc “tang viếng, tế lễ, chúc mừng” chỉ là
những thủ tục ngoại giao, đối phó, đạo đức giả; chứ không còn hàm chứa sự
cung kính, đạo đức, bổn phận của quan hệ thân tộc và trật tự xã hội nữa.
Kết cục, những cuộc chiến tranh triền miên, tàn khốc giữa các chư hầu,
quý tộc đã không những không khôi phục lại đòa vò tông chủ của nhà Chu; mà


25

còn thúc đẩy mâu thuẫn xã hội Xuân thu lên đến đỉnh cao, đưa chế độ chiếm
hữu nô lệ lao nhanh đến giờ phút cáo chung. Đó cũng là lôgích, xu thế tất
yếu của lòch sử.
Thời Chiến quốc (475 trước Công nguyên - 221 trước Công nguyên) tuy
các cuộc chiến tranh và mâu thuẫn xã hội của thời Xuân thu vẫn ngày càng
diễn ra gay gắt và có phần phức tạp hơn, nhưng về kinh tế vẫn có bước phát
triển mạnh mẽ. Trước hết là nghề luyện sắt đã không ngừng được mở rộng

về quy mô, nâng cao về kỹ thuật. Đó là sự ra đời của các trung tâm luyện
sắt lớn, như trung tâm Hàm Đan ở nước Triệu, Đường Khê ở nước Hàn,
Lâm Truy ở nước Tề… Người Trung Quốc thời đó vì thế đã tích lũy được
nhiều kinh nghiệm phong phú như kinh nghiệm chọn khoáng sản, nhiên liệu,
lò luyện, quạt gió, nóng chảy, đúc v.v… Đặc biệt, một trong những khâu then
chốt của trò luyện và nung đúc sắt là kỹ thuật xử nhiệt, kỹ thuật xử lý tụ lửa
đã đạt tới trình độ cao. Chính sự phát triển của nghề luyện và nung đúc sắt đã
tạo ra nhiều công cụ sản xuất, như lưỡi cày, liềm, cuốc, rìu, dao… được sử
dụng phổ biến. Điều đó, có ý nghóa quyết đònh trực tiếp đến sự phát triển, mở
rộng của kỹ thuật thủy lợi và canh tác, khai khẩn đất đai. Giờ đây, các công
trình thủy lợi được xây dựng khắp nơi từ lưu vực Hoàng Hà tới lưu vực
Trường Giang, từ biển Đông đến vùng Tứ Xuyên. Năm 597 trước Công
nguyên, Tôn Thúc Ngao của nước Sở từng chủ trì xây dựng thủy khố theo mô
hình lớn đầu tiên của Trung Quốc… công trình tưới tiêu trữ nước Thược Pha.
Từ năm 256 trước Công nguyên, đến 251 trước Công nguyên, Thái thú Lý
Băng của quận Thục nước Tần và con trai là Nhò Lang của ông lãnh đạo nhân
dân Tứ Xuyên xây dựng công trình thủy lợi chủ chốt bờ đập Đô Giang nổi
tiếng, trở thành một kỳ tích trong lòch sử thủy lợi của Trung Quốc cổ đại,


×