Tải bản đầy đủ (.pdf) (314 trang)

Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ cỏ dại để giảm thiểu sử dụng thuốc diệt cỏ, nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động trong các vườn cao su tại công ty cao su đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.94 MB, 314 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***********

PHẠM THỊ BÍCH NGÂN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CỎ DẠI
ĐỂ GIẢM THIỂU SỬ DỤNG THUỐC DIỆT CỎ, NHẰM BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG
CÁC VƯỜN CAO SU TẠI CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 7/2008


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***********

PHẠM THỊ BÍCH NGÂN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CỎ DẠI
ĐỂ GIẢM THIỂU SỬ DỤNG THUỐC DIỆT CỎ, NHẰM BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG
CÁC VƯỜN CAO SU TẠI CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI


CHUYÊN NGÀNH: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 62 85 15 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. HOÀNG HƯNG
2. TS. NGUYỄN VĂN QUÁN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 7/2008


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Phạm Thị Bích Ngân-NCS, cán bộ nghiên cứu Phòng VSLĐ &
Kiểm sóat Môi trường, đang công tác tại Phân Viện NC KHKT Bảo hộ Lao động, là
tác giả của luận án “Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ cỏ dại để giảm thiểu
sử dụng thuốc diệt cỏ, nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động trong
các vườn cao su tại công ty cao su Đồng Nai” xin cam đoan như sau:
Luận án tiến sỹ này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Hòang Hưng và TS.Nguyễn Văn Quán cùng sự giúp đỡ của các thầy cô,
lãnh đạo cơ quan, bạn bè đồng nghiệp và các đơn vị có liên quan... Các số liệu tổng
hợp, tham khảo tài liệu là hoàn toàn trung thực và được trích dẫn từ các nguồn tài
liệu đáng tin cậy đã được công bố rộng rãi. Trừ các bảng, sơ đồ có chú thích nguồn
bên dưới, các số liệu khảo sát, phân tích và các bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh minh
hoạ… được thu thập trong phần kết quả nghiên cứu, cùng các đề xuất giải pháp thực
hiện và các ý tưởng đề nghị nghiên cứu tiếp theo được trình bày trong luận án là
hòan tòan trung thực và của riêng cá nhân tôi.

Trong luận án có sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài “Xác định ảnh
hưởng của thuốc diệt cỏ tới môi trường và đặc biệt tới sức khoẻ người lao động
trong các vườn cao su. Thực trạng và giải pháp” của Sở KH & CN thành phố Hồ
Chí Minh - do chính tác giả làm chủ nhiệm. Đề tài đã nghiệm thu và được phép
công bố rộng rãi.
Tôi xin cam đoan những nội dung ghi trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu
trách nhiệm về những nội dung này.

Tác giả

Phạm Thị Bích Ngân


iv

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến
hai thầy hướng dẫn trực tiếp là PGS.TS. Hòang Hưng và TS. Nguyễn Văn Quán
cùng các thầy GS.TSKH. Lê Huy Bá, PGS. TS Phạm Bình Quyền, PGS.TS. Võ
Hưng, PGS.TS. Bùi Cách Tuyến, PGS.TS. Trần Hợp và TS. Nguyễn Tấn Đức, đã
tận tình hỗ trợ và góp ý trực tiếp cho luận án của tôi trong quá trình thực hiện.
Xin chân thành cám ơn : ThS. Hà Văn Khương, KS. Phạm Thanh Hòa và
các anh chị Ban Quản lý kỹ thuật - Tập đòan Công nghiệp Cao su Việt Nam; Ths.
Phan Thành Dũng - Viện Nghiên cứu Cao su Việt nam đã tạo điều kiện cung cấp
tài liệu và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện luận án.
Xin chân thành cám ơn KS. Nguyễn Văn Tài - Phòng Lao động tiền lương,
KS. Nguyễn Văn Phú- Giám đốc nông trường An Lộc, ThS. Nguyễn Thị Huệ
Thanh-Phó phòng Kỹ thuật và KS. Trần Hoài Khải, Anh Nguyễn Cương- Tổ trưởng
vườn cây-Nông trường An Lộc; Ban Lãnh đạo nông trường Bình Lộc; Ban Lãnh
đạo nông trường Cẩm Đường; Một số cán bộ, công nhân viên và công nhân nông

trường An Lộc, Bình Lộc và Cẩm Đường thuộc Công ty cao su Đồng Nai đã tạo
điều kiện khảo sát, lập mô hình thực nghiệm, làm các xét nghiệm, cung cấp tài liệu
và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian làm đề tài phục vụ luận án.
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi cũng đã nhận được sự góp ý và giúp đỡ
tận tình của TS.Võ Mai – Hiệp Hội Trái cây Việt Nam, PGS.TS. Đinh Xuân ThắngViện phó Viện MT&TN, ThS. Phạm Hồng Nhật-Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, TS. Lê
Phi Nga-Viện MT&TN, ThS. Bùi Ngọc Sơn -VIPESCO...Xin chân thành cám ơn sự
giúp đỡ quý báu này.
Xin cám ơn Ban lãnh đạo Phân Viện NC KHKT- Bảo hộ Lao động và tập
thể cán bộ phòng VSLĐ, đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong
thời gian thực hiện đề tài phục vụ luận án.
Xin cám ơn các Thầy, Cô, các anh chị và các bạn bè, đồng nghiệp mà tôi
chưa nêu tên ở đây đã khuyến khích, động viên tôi thực hiện luận án này.
Xin chân thành cám ơn tất cả ./.


v

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Thực hiện tổng quan tài liệu về cỏ dại, một số biện pháp diệt cỏ trong vườn
cao su và ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đến môi trường và sức khoẻ người lao
động… trên thế giới và Việt Nam; khảo sát, đánh giá hiện trạng sự phát triển của cỏ
dại cùng các biện pháp diệt cỏ hiện đang áp dụng trong các vườn cây cao su tại
công ty cao su Đồng Nai; xây dựng mô hình thực nghiệm các biện pháp diệt cỏ
trong vườn cao su kiến thiết cơ bản (đây được xem là giai đoạn quan trọng cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây cao su, đồng thời có mối quan hệ rõ nét với các
loại cỏ dại trong vườn cây); đi sâu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và điều
kiện lao động; mối quan hệ sinh thái trong vườn cao su thông qua chuỗi thức ăn; lợi
ích của việc duy trì thảm phủ cho vườn cây; tình hình ô nhiễm môi trường và sức
khoẻ người lao động do ảnh hưởng của sử dụng thuốc diệt cỏ...Phân tích ưu điểm và

những kết quả ứng dụng khoa học kỹ thuật mà công ty đã đạt được, đồng thời nêu
lên những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý cũng như thực hiện của người
sử dụng lao động và người lao động. Trên cơ sở đó Luận án đã đề xuất các biện
pháp nhằm cải thiện công tác quản lý môi trường phù hợp với điều kiện sinh thái
vườn cây cao su, làm tiền đề cho việc nhân rộng mô hình trong phạm vi cả nước.
Các luận điểm khoa học và thực tiễn mới được giải quyết trong Luận án bao
gồm: đề xuất mô hình quản lý cỏ dại tổng hợp trong vườn cao su (IWMRP) phù hợp
với điều kiện sinh thái vườn cao su; đề xuất mô hình trồng thảm phủ Kudzu kế tiếp
cho cây cao su từ năm 3 phù hợp điều kiện sinh thái vùng và triển khai, áp dụng vào
điều kiện thực tế tại vườn cao su An Lộc thuộc công ty cao su Đồng Nai. Từ đó, chỉ
ra ý nghĩa sinh thái trong việc thực hiện quản lý cỏ dại tổng hợp và duy trì thảm
phủ, giảm thiểu việc sử dụng thuốc diệt cỏ nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức
khoẻ người lao động và góp phần duy trì phát triển nền nông nghiệp bền vững.


vi

SUMMARY OF THESIS
This research was aimed at presenting an overview of weed development,
methods of weed control and the effects of herbicides on the environment and the
health of employees using global and Vietnamese data. The current development of
weeds and methods of weed control applied in the rubber plantations in Dong Nai
Rubber Company were analysed and assessed. This led to the establishment of an
experimental model of methods of weed control in rubber plantations during the
immature period which is considered as an important phase for the growth of the
rubber and simultaneously it has clear relation to different weeds in the rubber
plantation. In addition, the following activities have been deployed: Survey,
analysis and evaluation of the current environment and working conditions;
Analysis of the ecological relationships in the rubber plantations through the food
chain; Analysis of the usefulness of maintenance of covers; The impact of herbicide

use on environmental pollution and employees’ health; Analysis of advantages and
results of applying the technique and sciences, as well as the shortcomings of the
integrated weed management in the rubber plantations in Dong Nai rubber
company…On this basis the thesis has proposed solutions for improvement of the
environmental management that are suitable for the ecological conditions of rubber
plantations and that could be applied to the country as a whole.
New theoretical scientific and practical points of the thesis include: a model
of integrated weed management suitable for ecological conditions of rubber
plantations (IWMRP model); a model of Kudzu cover for rubber plantations over
three years suitable for the local ecological conditions and validated under the
practical conditions of a rubber plantation in An Loc belonging to the Dong Nai
Rubber Company. On this basis the thesis showed the importance of maintaining
the covers and minimizing herbicide use which could lead to better protection of the
environment and employees’ health and contribute to the development of a
sustainable agriculture.


vii

MỤC LỤC
*******
Trang
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC ẢNH

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
2. Mục tiêu luận án
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4. Những điểm mới của luận án

1
2
3
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới có liên quan
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước có liên quan
1.1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CỎ DẠI :
1.2.1. Khái niệm về cỏ dại
1.2.2. Đặc tính chung của cỏ dại
1.2.3. Cỏ dại trong vườn cao su
1.2.4. Các biện pháp diệt cỏ trong vườn cao su
1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUỐC DIỆT CỎ
1.3.1. Khái niệm về thuốc diệt cỏ
1.3.2. Phân loại và đặc điểm chung
1.3.3. Cơ chế tác động và độc tính của thuốc diệt cỏ
1.3. 4. Tính kháng thuốc của cỏ dại
1.4. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG TIẾP XÚC
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.4.3. Sơ lược về enzym ChE


5
5
7
8
9
9
9
12
13
15
15
16
24
29
33
33
34
35


viii

1.5.CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DIỆT CỎ DẠI
1.5.1. Cơ sở khoa học đề xuất mô hình quản lý tổng hợp
1.5.2. Cơ sở khoa học đề xuất biện pháp diệt cỏ thích hợp
1.5.3. Xem xét mối quan hệ rễ giữa các lòai

36
36

38
39

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

41

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2. NỘI DUNG NGHIỆN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Cơ sở phương pháp luận
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

41
41
42
42
42
43

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG VƯỜN CAO SU
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ SINH THÁI VƯỜN CAO SU
3.1.1. Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng
3.1.2. Đặc điểm khí hậu
3.1.3. Giống cây cao su
3.1.4. Hệ sinh thái vườn cao su
3.1.4.1. Sự phân bố hệ động vật

3.1.4.2. Sự phân bố thảm thực vật
3.1.4.3. Hệ sinh thái và chuỗi thức ăn
3.1.4.4. Nguồn lợi khai thác từ hệ sinh thái

49
49
50
53
55
55
57
67
72

3.2. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG VƯỜN CAO SU.
3.2.1. Điều kiện lao động
3.2.1.1. Công cụ lao động
3.2.1.2. Loại hình lao động
3.2.1.3. Nhóm chỉ tiêu tâm sinh lý lao động
3.2.1.4. Nhóm các yếu tố về điều kiện môi trường lao động khác
3.2.1.5. Chế độ bồi dưỡng độc hại
3.2.1.6. Trang bị bảo hộ lao động

74
75
75
81
81
81
82


3.2.2. Môi trường lao động
3.2.2.1. Nhóm các yếu tố tự nhiên
3.2.2.2. Nhóm các yếu tố vậy lý
3.2.2.3. Nhóm các yếu tố hóa học
3.2.2.4. Nhóm các yếu tố vi sinh vật

84
84
85
86
86


ix

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
4.1. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TDC
4.1.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
4.1.1.1. Kết quả theo dõi mật độ và thành phần cỏ dại
4.1.1.2. Kết quả theo dõi vanh cây
4.1.1.3. Kết quả trồng thử nghiệm Kudzu

88
89
90

4.1.2. Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đến môi trường
4.1.2.1. Tình hình chung về sử dụng TDC
4.1.2.2. Dư lượng thuốc diệt cỏ trong cây cao su non

4.1.2.3. Dư lượng thuốc diệt cỏ trong nước
4.1.2.4. Dư lượng thuốc diệt cỏ trong không khí
4.1.2.5. Dư lượng thuốc diệt cỏ trong đất
4.1.2.6. Ảnh hưởng của thuốc đến các chỉ tiêu hoá lý trong đất

96
96
97
97
98
100
104

4.1.3. Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đến người sử dụng
4.1.3.1. Tình hình bệnh tật và tai nạn lao động
4.1.3.2. Các biểu hiện nhiễm độc
4.1.3.3. Kết quả xét nghiệm công thức máu và men ChE
4.1.3.4. Lượng thấm nhiễm qua hít thở và qua da
4.1.3.5. Đo lường tương quan tiếp xúc và bệnh tật

120
120
123
125
128
131

4.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI

132


4.2.1. Xây dựng mô hình quản lý cỏ dại tổng hợp
4.2.1.1. Xây dựng mô hình quản lý cỏ dại trong vườn cao su
4.2.1.2. Lựa chọn thời gian phun thuốc thích hợp

132
132
138

4.2.2. Đề xuất biện pháp diệt cỏ thích hợp
4.2.2.1. Đề xuất biện pháp trồng tiếp thảm phủ Kudzu
4.2.2.2. Tính tóan hiệu quả kinh tế và giảm thiểu cử dụng TDC

142
142
145

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

150

KẾT LUẬN

150

KIẾN NGHỊ

152

ĐỀ XUẤT CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CÓ LIÊN QUAN


153

TÀI LIỆU THAM KHẢO

155

PHẦN PHỤ LỤC


x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ TIẾNG VIẾT

ADI
ATVSLĐ
BHLĐ
BVTV
CDA
CDDC
ChE

Lượng hít vào có thể chấp nhận được
An tòan vệ sinh lao động
Bảo hộ lao động
Bảo vệ thực vật
Control Dropped Application

Chất độc da cam
Cholinesterase

CLL
CS
CTCSĐN
ĐKLĐ
FAO
KTCB
KDKT
KST
NHL
NLĐ
NN-PTNT
NT
MPI
MTLĐ
LHC
PTBVCN
TDC
TN
TTS
TCVN
TCCP
TĐCNCSVN
TNLĐ
YHLĐ
VSV
WHO


Ung thư bạch huyết cầu mạn tính
Cao su
Công Ty Cao Su Đồng Nai
Điều kiện lao động
Tổ chức Nông-Lương thế giới
Kiến thiết cơ bản
Kinh doanh khai thác
Ký sinh trùng
Non-Hodgkin’Limphoma
Người lao động
Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn
Nghiệm thức
Lượng hấp thụ cho phép tối đa
Môi trường lao động
Lân hữu cơ
Phương tiện bảo vệ cá nhân
Thuốc diệt cỏ
Thí nghiệm
Thuốc trừ sâu
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn cho phép
Tập đòan Công nghiệp Cao su Việt Nam
Tai nạn lao động
Y học lao động
Vi sinh vật
Tổ Chức Y Tế Thế Giới


xi


DANH MỤC BẢNG

SỐ

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.

TÊN BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Tỷ lệ (%) dùng các biện pháp diệt cỏ trong các vùng nhiệt đới


Bảng 1.2. Phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam
Bảng 1.3. Cơ chế tác động chính của thuốc diệt cỏ
Bảng 1.4. Tổng số loài cỏ kháng thuốc trên thế giới
Bảng 2.1.Cách trình bày số liệu trong mô thức bệnh chứng hay đoàn hệ
Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố khí hậu thích hợp cho cây cao su
Bảng 3.2. Đặc điểm khí hậu vùng Xuân Lộc-Đồng Nai
Bảng 3.3.Thành phần và mức độ phổ biến một số loại cỏ dại chính
Bảng 3.4. Một số loài cỏ chính có lợi và có thể chấp nhận được
Bảng 3.5. Một số loài cỏ chính có hại lớn đối với cây cao su
Bảng 3.6. Một số loài cỏ có thể trồng làm thảm phủ
Bảng 3.7. Kết qủa Vi khí hậu tại một số vườn cây cao su Đồng Nai
Bảng 4.1. Kết quả chiều dài rễ của một số cây khảo sát
Bảng 4.2 Lượng thuốc BVTV sử dụng tại công ty cao su Đồng Nai
Bảng 4.3. Dư lượng thuốc trong cây giống vườn nhân
Bảng 4.4.Dư lượng thuốc trong nước ngầm và nước suối năm 2005
Bảng 4.5. Nồng độ TDC trong không khí của khối thí nghiệm 1
Bảng 4.6. Nồng độ TDC trong không khí trong khối thí nghiệm 2
Bảng 4.7. Dư lượng thuốc trong đất khối thí nghiệm 1
Bảng 4.8. Dư lượng thuốc trong đất khối thí nghiệm 2
Bảng 4.9 Chỉ tiêu pH trong đất của các NT trước và sau TN - khối TN 2
Bảng 4.10. Chỉ tiêu độ ẩm trong đất của các NT trước và sau TN-Khối TN 2
Bảng 4.11. Hàm lượng Nitơ trong đất giữa các NT trước và sau TN – Khối
TN 2

TRANG

14
18
25

32
48
50
51
62
63
63
64
85
90
96
97
98
98
99
100
100
104
105
108

24.

Bảng 4.12.Hàm lượng Phốt pho trong đất giữa các NT trước và sau
TN – Khối TN 2

109

25.


Bảng 4.13. Hàm lượng Kali trong đất giữa các NT trước và sau TN -Khối
TN 2

110

26.
27.
28.

Bảng 4.14. Mật độ trung bình VSV trong khối TN 1
Bảng 4.15. Mật độ trung bình VSV tổng số trong đất của khối TN 2
Bảng 4.16. Mật độ trung bình VSV phân huỷ thuốc trong đất của khối
TN 2
Bảng 4.17.Định danh các chủng VSV trong các mẫu đất phân tích
Bảng 4.18. Hình thái và đặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn có
khả năng phân hủy 2,4-D và glyphosate
Bảng 4.19. Khả năng sử dụng 2,4 –D và Glyphosate như nguồn
carbon duy nhất của các chủng vi khuẩn phân lập được
Bảng 4.20. Khả năng phân hủy Glyphosate và 2,4-D trực tiếp của

111
112
112

29.
30.
31.
32.

114

115
117
118


xii

chủng 5.1
Bảng 4.21. Kết quả xét nghiệm công thức máu
Bảng 4.22. Kết quả xét nghiệm hoạt tính men đợt 1
Bảng 4.23. Kết quả xét nghiệm hoạt tính men đợt 2
Bảng 4.24. Các chỉ số tính lượng hít vào
Bảng 4.25. Kết quả lượng thuốc hít vào (ADI) trung bình mỗi ngày
Bảng 4.26. Kết quả lượng hấp thụ cho phép tối đa (MPI) mỗi ngày
Bảng 4.27. Kết quả dư lượng thuốc trong mẫu mồ hôi trên da tay và
chân
Bảng 4.28. Mô thức bệnh - chứng về sự thay đổi hoạt tính men ChE
giữa hai nhóm tiếp xúc và không tiếp xúc đợt 1
Bảng 4.29. Tần suất xuất hiện mưa theo cường độ lượng mưa
Bảng 4.30. Dự toán chi phí đầu tư trồng và chăm sóc 1 ha CS trồng
thảm phủ
Bảng 4.31. Dự toán thiết lập tiếp thảm phủ Kudzu giữa 2 hàng cao su
cho năm 4
Bảng 4.32. Chi phí đầu tư chăm sóc 1 ha cao su năm thứ 4
Bảng 4.33. So sánh chi phí trồng mới thảm phủ và công chăm sóc
cho vườn cây năm thứ 4
Bảng 4.34.Chi phí giảm sử dụng TDC trong 3 năm nếu trồng Kudzu
đợt 2

33.

34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.

125
126
127
128
129
129
131
131
141
146
146
147
147
148

DANH MỤC SƠ ĐỒ

TÊN SƠ ĐỒ

TRANG

21

2.

Sơ đồ 1.1. Tác động của Glyphosate tại vị trí tổng hợp EPSP (5enolpyruvyl chikimate-3-phosphate) trong sinh tổng hợp của
amino acid thơm
Sơ đồ 1.2. Tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường

3.

Sơ đồ 1.3. Hệ thống kiểm soát cỏ dại tổng hợp (IWM)

37

4.

Sơ đồ 3.1. Hệ sinh thái vườn cao su

68

5.

Sơ đồ 3.2. Tính chất và phương hướng biến đổi cấu trúc của
quần thể dịch hại do dùng thuốc

69


6.

Sơ đồ 3.3. Bậc dinh dưỡng và Chuỗi thức ăn trong vườn cao su

70

7.

Sơ đồ 3.4. Mạng lưới thức ăn trong vườn cao su

71

8.

Sơ đồ 4.1. Cây trồng năm 2002 và đo năm 2005 (4 năm tuổi)

91

9.

Sơ đồ 4.2. Cây trồng năm 2002 và đo năm 2005

91

SỐ

1.

10. Sơ đồ 4.3. Mô hình quản lý cỏ dại tổng hợp cho vườn cao su

(IPMRP)

29

132


xiii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
SỐ

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

1.

Biểu đồ 3.1. Tổng kinh phí bồi dưỡng độc hại hàng năm

81

2.

Biểu đồ 3.2. Tổng kinh phí trang bị BHLĐ hàng năm

82

3.


101

5.

Biểu đồ 4.1. Sự phân huỷ của Glyphosate và 2,4 D trong đất theo
thời gian
Biểu đồ 4.2. Sự phân huỷ của Glyphosate và 2,4 D trong đất theo
mùa
Biểu đồ 4.3. Động thái phân hủy 2,4 D trong đất

6.

Biểu đồ 4.4. Động thái phân hủy Glyphosate trong đất

102

7.

Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh của công nhân trực tiếp sản xuất

120

8.

Biểu đồ 4.6. Kết quả phân lọai sức khỏe nhóm KTCB

121

9.


Biểu đồ 4.7. Kết quả phân lọai sức khỏe nhóm KDKT

121

4.

101
102

10. Biểu đồ 4.8. Thống kê TNLĐ tại CTCSĐN trong vòng 10 năm

121

11. Biểu đồ 4.9. Các vị trí cất trữ thuốc

124

12. Biểu đồ 4.10. Vũ lượng mưa theo tháng trong 3 năm –Trạm C.ty

139

13. Biểu đồ 4.11. Số ngày mưa trong tháng trong 3 năm -Trạm C.ty

139

14. Biểu đồ 4.12. Vũ lượng theo tháng trong 5 năm-Trạm Xuân Lộc

140

15. Biểu đồ 4.13. Số ngày mưa trong tháng trong 5 năm–Trạm Xuân


140

16.
17.
18.

Lộc
Biểu đồ 4.14. Chi phí đầu tư trồng và chăm sóc 1 ha thảm phủ
trồng từ năm 1
Biểu đồ 4.15. Dự toán tổng kinh phí chăm sóc 1 ha CS trồng
thảm phủ đợt 2
Biểu đồ 4.16. So sánh chi phí đầu tư chăm sóc cho cây trồng từ
năm 3 giữa mô hình trồng truyền thống và mô hình có trồng thêm
Kudzu đợt 2

146
148
149


xiv

DANH MỤC HÌNH
TÊN HÌNH ẢNH

SỐ

TRANG


1.

Hình 1.1. Hệ thống rễ cây cao su (12 tuổi)

39

2.

Hình 1.2.Rễ bàng cây cao su 4 tuổi (trái) và 7 năm tuổi (phải)

40

3.

Hình 2.1. Khung quan trắc

45

4.

Hình 2.2.Đo vanh cây

46

5.

Hình 3.1. Cây cao su bị gẫy đổ do gió – vườn KDKT (Đ.Nai)

52


6.

Hình 3.2. Cây cao su non bị bất gốc và gãy thân do gió - vườn KTCB

52

7.

Hình 3.3. Bảo vệ cây khỏi gió bão

52

8.

Hình 3.4.Vườn KTCB ( 2 năm tuổi –trái; 5 năm tuổi-phải)

54

9.

Hình 3.5.Vườn kinh doanh khai thác

55

10. Hình 3.6. Trồng đồng mức - bậc thang

55

11. Hình 3.7. Trồng đồng mức – đê bao


55

12. Hình 3.8. Mối và dế xuất hiện trong vườn cao su

56

13. Hình 3.9. Động vật chăn thả trong vườn

56

14. Hình 3.10. Trồng xen đậu và Kudzu

57

15. Hình 3.11. trồng xen ngô

57

16. Hình 3.12. Trồng xen ngô-khoai mì (ĐN)

57

17. Hình 3.13. Trồng xen cà phê (đã thu hoạch)

57

18. Hình 3.14. Cỏ đậu Kudzu

59


19. Hình 3.15. Cỏ đậu Mucuna

59

20. Hình 3.16. Cỏ đậu lông

59

21. Hình 3.17.Cây Lục thảo lan mới xuất hiện trong vườn cao su

60

22. Hình 3.18. Cỏ dại trong vườn cao su

61

23. Hình 3.19. Cỏ dại có tác dụng làm thực phẩm cho người

72

24. Hình 3.20. Dập cỏ làm phân, thảm phủ

73

25. Hình 3.21. Cắt cỏ cho gia súc ăn

73

26. Hình 3.22. Các hình thức diệt cỏ


76

27. Hình 3.23. Diệt cỏ bằng dao phát

76


xv

28. Hình 3.24. Diệt cỏ bằng sạt lai

77

29. Hình 3.25.Mảnh đá văng bắn khi cắt cỏ bằng máy cắt cỏ đeo vai

77

30. Hình 3.26. Cắt cỏ bằng máy cắt đeo vai

78

31. Hình 3.27. Cắt cỏ bằng máy cày

78

32. Hình 3.28. Diệt cỏ bằng máy cày

78

33. Hình 3.29. Loại bình thường sử dụng


79

34. Hình 3.30. Phun thuốc diệt cỏ

79

35. Hình 3.31. Các tư thế cạo mủ

80

36. Hình 3.32. Mang phương tiện BHLĐ khi trồng mới và làm cỏ

83

37. Hình 3.33. Mang phương tiện BHLĐ khi cạo mủ

83

38. Hình 3.34. Sử dụng phương tiện BHLĐ khi phun thuốc

83

39. Hình 3.35.Công nhân lội trong nước đi trút mủ trong vườn KDKT

87

40. Hình 3.36.Công nhân làm việc ngoài trời trong loại các vườn cây

87


41. Hình 4.1. Rễ bàng hai hàng cây giao nhau (cây 7 năm tuổi)

92

42. Hình 4.2. Thảm cỏ giữa hàng cách gốc cây 1,5 m (theo quy

92

trình)-Cây 2 năm tuổi

43. Hình 4.3. Cỏ mọc lại sau khi tàn Kudzu

93

44. Hình 4.4. Trồng Kudzu được 4 tháng (NT 5), 2005

94

45. Hình 4.5. Trồng Kudzu sau 1 năm (NT 5), 2006

94

46. Hình 4.6. Nghiệm thức trồng Kudzu sau 1 năm (NT 5), 2006

95

47. Hình 4.7. Nghiệm thức không trồng Kudzu (NT 4), 2006

95


48. Hình 4.8. Các nguy cơ gây tai nạn trong vườn cây.

122

49. Hình 4.9. Cây Sục sạc bình thường (trái) và cây mọc lại bị quăn

136

lá sau khi phun TDC (phải)

50. Hình 4.10. Sự chịu nhiệt của tán lá và bức xạ nhiệt của mặt đất

143

51. Hình 4.11.Vườn cây có cỏ (trái) và vườn cây bị diệt hết cỏ (phải)

143

52. Hình 4.12.Trồng thảm phủ Kudzu cùng cây cao su non mới trồng

145

53. Hình 4.13. Thảm phủ Kudzu và cây cao su 1-2 năm tuổi

145

54. Hình 4.14. Trồng cỏ làm thảm phủ tự nhiên

154



1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bên cạnh sâu bệnh và nhiều yếu tố khác kìm hãm sự phát triển của cây trồng,
cỏ dại cũng là một trong những yếu tố có hại luôn luôn tồn tại cùng cây trồng và
gây ảnh hưởng xấu cho cây trồng. Theo ước tính của FAO (Tổ chức Nông–Lương
thế giới), sản lượng cây trồng thiệt hại do cỏ dại gây ra hàng năm trên thế giới có
thể nuôi sống hàng ngàn triệu người. Một đặc điểm của cỏ dại là sức sống rất mạnh
so với cây trồng kể cả trong điều kiện ít thuận lợi nhất, vì vậy, phòng trừ cỏ dại cho
cây trồng là việc làm thường xuyên, liên tục không giới hạn ở một loại cây trồng
nào và cũng không giới hạn ở một địa phương hay quốc gia nào. Đó là vấn đề toàn
cầu, không đơn giản và rất tốn kém.
Cỏ dại được tiêu diệt bằng nhiều biện pháp khác nhau như : thủ công (nhổ cỏ
bằng tay, phạt cỏ bằng lưỡi phát, bằng cuốc….), làm đất, trồng cây che phủ, đốt, cơ
giới (cày, cắt bằng máy cắt cỏ) và dùng hoá chất (phun thuốc diệt cỏ).
Đối với vườn cây cao su, một số vùng đất trồng cây cao su thường là đất xấu
(đất xám hoặc đất đỏ bazan thoái hoá), do đó, phải bón phân và tưới nước để đảm
bảo đủ chất dinh dưỡng, giữ độ ẩm tốt cho cây, vì vậy, đây là điều kiện rất thuận lợi
cho cỏ dại sinh trưởng và phát triển nhanh. Trong vườn cao su có rất nhiều loại cỏ
dại, nhiều nhất là cỏ tranh, cỏ lau, cỏ đuôi chồn….giành ánh sáng và chất dinh
dưỡng mạnh với cây cao su. Các biện pháp diệt cỏ dại được sử dụng chủ yếu là nhổ
cỏ dại theo lối thủ công, cơ giới và bằng hóa chất. Trong đó, biện pháp dùng thuốc
diệt cỏ (TDC) hiện nay đang được xem là biện pháp sử dụng chính yếu ở nhiều
vườn cây cao su do ít tốn kém và hiệu quả diệt cỏ cao, nhất là diệt cỏ tranh. Nhiều
chế phẩm TDC được cho là vừa có tác dụng diệt cỏ dại, vừa ít độc hại cho người,
gia súc và các sinh vật có ích khác vừa không ảnh hưởng xấu đến độ màu mỡ của

đất và môi trường.


2

Thực tế cho thấy, việc sử dụng thuốc diệt cỏ cho đến nay đã dần bộc lộ các ảnh
hưởng có hại của thuốc lên môi trường và con người. Vì thế, trên thế giới, biện pháp
diệt cỏ dại bằng hoá chất đang được coi là một trọng điểm nghiên cứu. Nhiều công
trình nghiên cứu cho thấy việc giảm sử dụng TDC, giảm nhiễm độc trong đất và tăng
cường các biện pháp canh tác là bước tiến hướng tới một nền nông nghiệp bền vững,
cho phép đạt sản lượng cao mà ít có hại cho môi trường. Song song với việc nghiên
cứu các biện pháp kiểm soát sâu bệnh không sử dụng hóa chất, các biện pháp canh tác
để diệt cỏ dại cũng đang ngày càng được quan tâm.
Nói chung, dùng biện pháp hóa học một cách tùy tiện, thiếu hiểu biết về
thuốc, dùng không đúng thuốc, không đúng kỹ thuật, không đúng liều lượng không
những không diệt được cỏ dại mà còn làm phát sinh các dòng cỏ mới có khả năng
kháng thuốc. Bên cạnh đó, TDC còn có thể gây hại cho cây trồng, ảnh hưởng tới đất
canh tác, làm ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người. Do đó, để sử dụng TDC
an toàn cần có hiểu biết tốt về TDC và có kiểm soát chặt chẽ.
Việc diệt trừ cỏ dại bằng TDC trong các vườn cao su tuy đã có những kết
quả đáng kể trước mắt như : giảm chi phí và sức lực, song về lâu dài, ảnh hưởng của
TDC đối với hệ sinh thái và với sức khoẻ người lao động (NLĐ) vẫn là câu hỏi mở.
Việc sử dụng TDC theo chu trình như thế nào để đảm bảo được sự phát triển bền
vững cho một nền nông nghiệp cũng là yêu cầu cấp bách.
2. MỤC TIÊU LUẬN ÁN
- Xác định sự hiện diện của các loại cỏ dại hiện có và sự lợi, hại của chúng trong
các vườn cao su. Đánh giá các biện pháp diệt cỏ dại bằng biện pháp thủ công và
bằng thuốc diệt cỏ dại đang áp dụng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc diệt cỏ dại bằng TDC tới môi trường sinh thái và
tác hại của chúng tới sức khỏe của người lao động trong vườn cao su.

- Xác lập biện pháp diệt cỏ dại thích hợp và hiệu quả. Lựa chọn và đề xuất biện
pháp diệt cỏ dại có lợi cho cây cao su, ít ảnh hưởng tới sinh thái môi trường, sức
khỏe NLĐ và sức khoẻ cộng đồng, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.


3

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
 Cung cấp thông tin, dữ liệu về hệ sinh thái, mối quan hệ trong hệ sinh thái thông
qua chuỗi thức ăn và thành phần các loại cây cỏ hiện diện trong vườn cao su.
Lập bảng phân loại danh mục các loại cây cỏ có lợi và có hại trong vườn cao su.
thuộc cônt ty cao su Đồng Nai (CTCSĐN).
 Cung cấp thông tin về các biện pháp diệt cỏ dại đang áp dụng trong vườn cao su,
nhất là biện pháp dùng thuốc hóa học. Cung cấp thông tin về ảnh hưởng của
TDC tới môi trường và sức khỏe của người lao động trong vườn cao su.
 Từ kết quả nghiên cứu thực tế, đề xuất mô hình quản lý cỏ dại tổng hợp trong
vườn cao su cùng một số nguyên tắc thực hiện. Đồng thời đưa ra biện pháp diệt
cỏ dại hữu hiệu, ít ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khỏe NLĐ mang
tính khả thi có thể áp dụng ngay vào thực tiễn.
Đây là những đóng góp mang tính vừa khoa học vừa thực tiễn giúp cho việc
quản lý và sử dụng tài nguyên theo định hướng phát triển bền vững. Ngoài ra, việc
áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ giới hạn ở CTCSĐN mà có thể áp
dụng cho nhiều công ty trồng cao su trong và ngoài quốc doanh, đặc biệt áp dụng
tốt đối với các vùng đất xấu, bạc màu, cỏ dại mọc nhiều. Làm tốt mô hình này sẽ
giúp cải tạo đất, giữ ẩm tốt cho đất, cho cây, hỗ trợ cho cây cao su sinh trưởng và
phát triển tốt, rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB), sớm đưa vào khai thác mủ.
4. TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN
Những điểm mới của luận án cụ thể như sau :
-


Phát hiện sự xuất hiện của loài cỏ mới trong vườn cây cao su sau 3 năm nghiên
cứu (cây Lục thảo lan- Chlorophytum orchidastrum Lindl. , họ Hành) và sự bất
thường của cây Sục sạc (Crotalaria mucronata Desv.) mọc lại sau khi dùng
TDC. Đây là cơ sở đề xuất việc định danh cỏ sau 2–3 năm để kịp thời phát hiện
các dạng cỏ lạ hoặc cỏ kháng thuốc có thể xuất hiện.


4

-

Chỉ ra một số ảnh hưởng của TDC đến môi trường đất (làm thay đổi một số chỉ
tiêu hoá lý của đất, sự đa dạng của VSV đất) và sức khoẻ của người lao động
(gây ra các triệu chứng nhiễm độc, giảm hoạt tính men, thấm nhiễm qua da và
nguy cơ rủi ro cao ở nhóm tiếp xúc ).

-

Phát hiện không có sự hiện diện của chủng Pseudomonas có vai trò quan trọng
trong phân hủy thuốc diệt cỏ 2,4 D và Glyphosate. Phân lập và định danh được 9
chủng VSV khác có khả năng phân huỷ TDC Glyphosate và 2,4 D, trong đó có 2
chủng VSV chưa thấy có tên trong tài liệu.

-

Trên cơ sở nghiên cứu lượng mưa và số ngày mưa trong tháng theo dõi trong 5
năm, đề xuất thời điểm phun thuốc thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả diệt cỏ
của thuốc và hạn chế sự ô nhiễm của thuốc vào môi trường.

-


Xây dựng mô hình quản lý cỏ dại tổng hợp, đề ra một số nguyên tắc thực hiện áp
dụng cho vườn cao su và đề xuất một số biện pháp bảo hộ lao động cho người
lao động.

-

Đề xuất biện pháp trồng thảm phủ kế tiếp cho cây cao su từ sau 3 năm tuổi. Mô
hình này mang tính khả thi và đáp ứng được mục tiêu giảm thiểu việc sử dụng
thuốc diệt cỏ, bảo vệ môi trường và sức khoẻ NLĐ về lâu dài. Mô hình có thể áp
dụng cho tất cả các dạng vườn KTCB của doanh nghiệp hay tập đoàn hoặc dạng
tiểu điền và đặc biệt hiệu quả với các vườn đất xấu, bạc màu, cây cao su chậm
phát triển.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới có liên quan
Trên thế giới, người ta đã sử dụng nhiều phương pháp kiểm soát cỏ dại khác
nhau, trong đó bao gồm cả các phương pháp không sử dụng hóa chất hoặc dùng rất
hạn chế, như : đốt, nhổ, dùng cơ giới, canh tác (trồng xen, trồng phủ....). Một số nơi
người ta thả gia súc vào vườn cao su xem như một phương cách để kiểm soát cỏ
dại. Nói chung, ngày nay đã có nhiều thay đổi trong các phương pháp kiểm soát sâu
bệnh và cỏ dại. Xu hướng mới trong diệt cỏ dại là sử dụng một số biện pháp tổng
hợp có lợi cho môi trường .
Ở Mỹ, một số kết quả thực tế cho thấy, việc phối hợp các biện pháp làm đất,
gieo trồng, tưới nước, bón phân, luân canh thích hợp....đã hạn chế được sự lan tràn

của cỏ dại và đạt năng suất cây trồng cao hơn. Nếu áp dụng riêng rẽ từng biện pháp
trên thì có thể không có hiệu quả đáng kể đến việc hạn chế cỏ dại và tăng năng suất
cây trồng [54].
Ở Braxin, nông dân sử dụng cây phủ (không thu hoạch) để luân canh với cây
trồng giảm sự phát triển của cỏ dại mà không cần phun thuốc diệt cỏ. Có thể giảm
50% thuốc diệt cỏ cần sử dụng nếu trồng cây phủ thích hợp [54].
Trong vườn cao su ở Thái Lan, sau 3 năm trồng, nếu để cỏ dại mọc tự do,
cây cao su bị suy yếu, phát triển chậm. Nhưng nếu có trồng xen hoa màu (luân canh
cây họ đậu) có ảnh hưởng tốt không thua kém trồng cây phủ đất [54].
Nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện các chương trình quản lý dịch
hại tổng hợp nhằm mục đích giảm thiểu lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Ở
Thụy Điển, trong chương trình 5 năm 1985-1990 đã thành công trong việc giảm
64% lượng thuốc trừ sâu, giảm 54% lượng thuốc diệt cỏ và giảm 2% lượng thuốc


6

diệt nấm. Đan Mạch, Hà Lan, Canada đang thực hiện kế hoạch giảm 50% thuốc
BVTV trong vòng 10-15 năm tới [54].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu áp dụng các biện pháp diệt cỏ dại, trong
đó có thể kể ra một số công trình có liên quan nhiều đến luận án này:
+ Jim Oldham và Rachel Massey (2002) nghiên cứu về “Tác động tới sức khoẻ và
môi trường của chiến dịch phun thuốc diệt cỏ ở Colombia”. Nghiên cứu chỉ ra ảnh
hưởng của sử dụng TDC đến môi trường và sức khoẻ. Đồng thời cho ra các bằng
chứng về sự liên quan giữa sử dụng thuốc đến sự mất đi nguồn tài nguyên nông
nghiệp (như : giết chết cá, gây bệnh và làm chết vật nuôi).
+ Rai (1976) về Pueraria phaseoloides có khả năng làm thảm phủ trong vườn cao
su ở Ấn Độ.
+ Komolafe (1976) ở Nigeria nghiên cứu về tác hại của cỏ tranh và đề nghị kết hợp
các biện pháp phạt cỏ, cắt cỏ và trồng thảm che phủ để diệt cỏ dại.

+Liggitt (1983) và Erasmus (1988) đề nghị kết hợp biện pháp cơ giới và thủ công.
+ Broughton, W.J. (1977) nghiên cứu về “Ảnh hưởng của các loại thảm phủ khác
nhau lên khả năng mầu mỡ của đất trồng cao su và sự tăng trưởng của cây “ .
Nghiên cứu chỉ ra ích lợi của các loại thảm phủ khác nhau, nhất là dạng thảm phủ
sống, họ đậu. Thảm phủ có tác dụng vừa làm gia tăng quần thể thiên địch tự nhiên,
vừa giữ nước, chống xói mòn và cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất.
+ Yeoh. C.H. (1977) nghiên cứu về “Một số vấn đề kiểm soát cỏ dại trong trồng
cao su”. Báo cáo cung cấp thông tin về sự phát triển cỏ dại trong vườn cao su và
một số khó khăn trong việc diệt cỏ, nhất là diệt cỏ tranh.
+ Mahmud bin Haji Abd, WAHAB (1988) nghiên cứu về “Vai trò của các thảm
phủ họ đậu trong trồng cao su”. Kết quả chỉ ra vai trò quan trọng của thảm phủ họ
đậu trong chu trình dinh dưỡng của đất.


7

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước có liên quan
Ở Việt Nam, một số biện pháp trừ cỏ dại thường được sử dụng là các biện
pháp canh tác như làm đất, làm cỏ bằng tay, bằng cào, tưới nước, ủ phân, phủ đất,
cùng các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ, thả cá diệt cỏ (cho lúa).....Bên
cạnh đó, một số nơi cũng sử dụng TDC, hoặc biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
để kiểm soát cỏ dại cho nhiều loại cây trồng khác nhau như các loại cây ăn quả
(nhãn, dưa hấu, chôm chôm....), cây lương thực ( lúa, ngô, khoai, sắn...), cây công
nghiệp (cao su, cà phê, chè, mía, đay..), cây ngắn ngày (hoa màu, rau, củ..)
Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam (VNCCSVN) cũng đã có một số công
trình nghiên cứu về biện pháp diệt cỏ dại trong vườn cao su như : nghiên cứu liều
lượng và cách phối hợp thuốc cần sử dụng cho mỗi ha đất vườn hoặc cho các loại
cỏ khác nhau; nghiên cứu về trồng thảm phủ họ đậu và trồng xen một số cây hoa
màu ngắn ngày có lợi trong vườn cao su. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu:
+ Nghiên cứu hệ thống cây trồng bền vững cho vườn cao su non ở khu vực Đông

Nam Bộ do Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam thực hiện, giai đoạn từ năm 19911996. Kết quả chỉ ra cây họ đậu Archis hypogaea L. trồng kết hợp trong vườn cao
su non mang lại hiệu quả kinh tế và điều kiện sinh thái nông nghiệp bền vững.
+ Luận án tiến sĩ của Huỳnh Văn Khiết (2005) về “Nghiên cứu một số cây trồng
xen ngắn ngày và cây phủ đất xen giữa hàng cao su trên vườn cao su nông hộ thời
kỳ kiến thiết cơ bản tại Đắc Lắc” đề xuất mô hình trồng xen một số cây hoa màu
ngắn ngày áp dụng thực tế cho nông dân trồng cao su khu vực Tây Nguyên.
+ Báo cáo của Phan Thành Dũng (1997), Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam về
“Một số kết quả nghiên cứu bảo vệ thực vật cây cao su giai đoạn 1985-1995” trong
Hội nghị Bảo vệ Thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN &
PTNT) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Báo cáo cho ra tình hình sử dụng thuốc, hiệu
quả phối hợp của một số loại thuốc diệt cỏ và đưa ra một số các chỉ dẫn về việc sử
dụng thuốc diệt cỏ.


8

+ Báo cáo tổng kết đề tài của Công ty cao su Đồng Nai (2005) về : “ Đánh giá hiệu
quả các loại thảm phủ họ đậu trên vườn kiến thiết cơ bản- Công ty cao su Đồng
Nai”. Đề tài nêu ra các kết luận có ý nghĩa về vai trò của thảm phủ Kudzu trong
việc cung cấp chất dinh dưỡng, chống xói mòn và diệt cỏ dại.
+ Ngoài ra còn một số báo cáo về các vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc
BVTV nói chung và TDC nói riêng trong các vườn cao su kiến thiết cơ bản của một
số công ty cao su thuộc Tổng công ty cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn Công
nghiệp Cao su Việt Nam-TĐCNCSVN) trình bày trong Hội thảo Bảo vệ thực vật tổ
chức tại Công ty cao su Đồng Phú năm 1995 .
1.1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Tổng hợp từ một số phân tích nêu trên đưa tới nhận định : kiểm soát cơ học
có thể thực hiện diệt cỏ trong thời gian ngắn. Một sự kết hợp giữa các biện pháp
khác như trồng trọt và kiểm soát hoá học tiết kiệm và hiệu quả, trong đó việc trồng
trọt, thảm phủ được ưu tiên hàng đầu. Nhìn chung, việc phối hợp các biện pháp kỹ

thuật khác nhau để kiểm soát cỏ dại sẽ hiệu quả nhất. Phương pháp tiếp cận này đòi
hỏi kỹ năng canh tác cao hơn, bù lại, nó cho phép kiểm soát cỏ dại một cách có hiệu
quả và kinh tế, đồng thời có tác dụng giữ gìn nguồn tài nguyên đất cho sản xuất
nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Có thể nói, gần như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống
về tình hình cỏ dại, các biện pháp diệt cỏ, đặc biệt về ảnh hưởng của sử dụng thuốc
diệt cỏ tới môi trường sinh thái và sức khoẻ NLĐ trong các vườn cao su. Trong khi
đó, sử dụng thuốc diệt cỏ đang có xu hướng phát triển rộng trong các nông trường
cao su. Phương pháp này tiết kiệm được nhiều công lao động, hiệu quả và nhanh
chóng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không thể lường trước được tính độc hại
của thuốc vì khả năng có thể làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ
người sử dụng cũng như đời sống dân cư quanh vùng. Mặt khác, việc trồng thảm
phủ Kudzu với hiệu quả cao theo các nghiên cứu đi trước cũng chỉ dừng lại khi cây
cao su được 3 năm tuổi.


9

Các nghiên cứu trên đây là dẫn liệu ban đầu để định hướng tiến hành nghiên
cứu đề xuất mô hình quản lý cỏ dại tổng hợp trong vườn cao su, giảm thiểu sử dụng
thuốc diệt cỏ nhằm tìm ra biện pháp diệt cỏ hiệu quả có cơ sở khoa học dễ áp dụng
vào thực tế, ít ảnh hưởng tới môi trường.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CỎ DẠI
1.2.1. Khái quát về cỏ dại
Khái niệm «cỏ dại » chỉ mang tính tương đối, bởi lẽ ở những khu đất canh
tác, ngoài những cây được con người chủ đích gieo trồng, những cây không có ích,
hoặc cả những cây có ích cho con người, nhưng tự mọc xen vào ruộng vườn canh
tác, đều bị coi là cỏ dại. Vậy nên có thể định nghĩa cỏ dại như sau : “Cỏ dại là loại
thực vật mọc hoang, xuất hiện ngẫu nhiên trên đồng ruộng, trong vườn hay nơi canh
tác, ngoài ý muốn của con người, và gây tác hại cho cây trồng” [18].

Cỏ dại là loài thực vật có khả năng thích nghi mạnh mẽ với các điều kiện
ngoại cảnh khác nhau. Nhiều loại có tính chống chịu cao với điều kiện khí hậu hoặc
điều kiện thổ nhưỡng khắc nghiệt. Ở những khu đất đang canh tác, cỏ dại phát triển
gây ảnh hưởng xấu cho quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây trồng,
ngoài ra gây tốn kém trong chi phí sản xuất do phải tích cực diệt cỏ dại.
1.2.2. Đặc tính chung của cỏ dại :
1.2.2.1.. Khả năng sinh sản, nhân giống và duy trì giống:
Cỏ dại có khả năng sinh sản lớn và hình thức sinh sản đa dạng. Có loài sinh
sản bằng hạt (cỏ hôi-Eupatorium odoratum L., bạc hà dại - Borreria latifolia (Aubl.)
Schum.….), có loài sinh sản bằng hạt, thân bò và thân ngầm (cỏ gà), có loài sinh sản
bằng hạt và thân ngầm (cỏ gấu - Cyperus rotundus L. và cỏ tranh- Imperata
cylindrica (L.) P. Beauv.)......v.v......
1.2.2.2.. Đặc tính lan truyền và chống chịu :
Nhìn chung, cỏ dại gồm nhiều loài khác nhau, giữa loài này và loài khác có
số lượng hạt trên một thân cây khác nhau. Hạt cỏ dại nhỏ, nhẹ và vỏ dày hơn hạt
cây trồng, ngoài ra có thêm những bộ phận phụ như : lông, cánh, móc, râu…. do đó


10

khả năng phát tán, lan truyền và giữ sự nảy mầm qua điều kiện bất lợi (kể cả trong
bộ máy tiêu hoá của các loài động vật hoặc trong phân bón do động vật thải ra)
trong thời gian dài tốt hơn cây trồng.
Cỏ dại có tính chống chịu và thích nghi cao hơn cây trồng do sống ngoài
thiên nhiên, trực tiếp chịu sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết. Đó là kết quả của
quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên lâu dài. Khả năng chống chịu liên quan
đến hình thái và hình thức sinh sản của cỏ. Nhiều loài cỏ chịu được đất chặt, xấu,
nghèo chất dinh dưỡng (ví dụ : thân ngầm và rễ cỏ gà, cỏ gừng, cỏ tranh…). Cỏ dại
có khả năng sinh sản rất lớn, có thể sống lâu dài trong đất, lan rộng bằng thân ngầm,
rễ ngầm, chịu được điều kiện khắc nghiệt, có loài chống chịu được thuốc hoá học

trừ cỏ. Một số loài cỏ có khả năng xuất tiết mùi hôi hoặc cay, lá nhám hay có gai..có
khả năng xua đuổi nhiều động vật ăn cỏ vì thế chúng có khả năng sống sót cao.
1.2.2.3. Ích lợi và tác hại chung của cỏ dại :
1. Ích lợi chung
Giữa cỏ dại và cây trồng có mối quan hệ tương hỗ, chúng có thể chuyển hóa
cho nhau trong điều kiện sống nhất định. Thêm vào đó, một số loài cỏ dại có ích
cho đất (tăng lượng chất hữu cơ và mùn cho đất), cho cây trồng (giữ ẩm cho đất,
tích lũy vào đất chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng, duy trì bảo vệ nguồn thiên
định tự nhiên của sâu hại), cho vật nuôi (làm thức ăn: cỏ chỉ, cỏ mật, cỏ gừng, ...)
và cho con người (làm dược liệu, làm rau ăn, nấu nước mát: cỏ tranh, khổ qua rừng,
cỏ lá dứa....); làm chất đốt, nguyên liệu lợp nhà (như cỏ tranh, cỏ cói....) tại khu vực
chúng phát triển. Tuy nhiên, phần lớn cỏ dại gây nhiều tác hại hơn là có ích cho cây
trồng, bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người và gây hại cho gia súc.
2. Tác hại chung của cỏ dại
* Tác hại đối với cây trồng :


Tranh chấp ánh sáng, nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng.



Có thể tiết ra các chất độc gây hại cho cây trồng



Là ký chủ của nhiều loại sâu bệnh.


×