Tải bản đầy đủ (.pdf) (286 trang)

So sánh đối chiếu ngữ pháp tiếng thái lan và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 286 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________

WASSANA NAMPHONG

SO SÁNH
ĐỐI CHIẾU NGỮ PHÁP
TIẾNG THÁI LAN VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2009



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận án

WASSANA NAMPHONG


MỤC LỤC
Phần mở đầu
0.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
0.2 Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2


0.3 Nội dung và giới hạn phạm vi nghiên cứu...................................................... 10
0.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ..................................................... 11
0.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 12
0.6 Bố cục luận án................................................................................................. 13
Chương một: Tổng quan về tiếng Thái Lan và tiếng Việt
1.1 Khái niệm ngữ pháp nói chung và các mô hình ngữ pháp ............................. 15
1.2 Tổng quan về tiếng Thái Lan .......................................................................... 22
1.3 Tổng quan về tiếng Việt.................................................................................. 37
1.4 Tiểu kết............................................................................................................ 54
Chương hai: Hệ thống ngữ pháp tiếng Thái Lan
2.1. Các khuynh hướng nghiên cứu ngữ pháp tiếng Thái Lan ............................... 56
2.2. Những đặc điểm chính của hệ thống ngữ pháp tiếng Thái Lan ....................... 60
2.3. Tiểu kết............................................................................................................. 91
Chương ba: Hệ thống ngữ pháp tiếng Việt
3.1. Các khuynh hướng nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt ....................................... 93
3.2. Những đặc điểm chính của hệ thống ngữ pháp tiếng Việt .............................. 99
3.3. Tiểu kết........................................................................................................... 134
Chương bốn : So sánh đối chiếu ngữ pháp tiếng Thái Lan và tiếng Việt
4.1. Vấn đề so sánh đối chiếu ngữ pháp ............................................................... 135
4.2. Điểm tương đồng và điểm dị biệt giữa ngữ pháp tiếng Thái Lan và tiếng
Việt ............................................................................................................... 143
4.3. Tiểu kết........................................................................................................... 202
Phần kết luận............................................................................................................... 204
Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 209
Phụ lục 1 : Bảng đối chiếu thuật ngữ dùng trong luận án .......................................... 221


Phụ lục 2 : Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế .................................................................. 234
Phụ lục 3 : Hệ thống chữ viết tiếng Thái Lan ............................................................. 236
Phụ lục 4 : Hệ thống ký hiệu ghi ngữ âm tiếng Thái Lan .......................................... 242

Phụ lục 5 : Hệ thống âm vị tiếng Thái Lan ................................................................ 247
Phụ lục 6 : Hệ thống âm vị tiếng Việt ........................................................................ 251
Phụ lục 7 : Hệ thống chữ viết tiếng Việt .................................................................... 255
Phụ lục 8 : Hệ thống ký hiệu ghi ngữ âm tiếng Việt .................................................. 262
Phụ lục 9 : Bảng mẫu cấu trúc cụm danh từ tiếng Thái Lan ...................................... 264
Phụ lục 10 : Bảng mẫu cấu trúc cụm động từ tiếng Thái Lan ................................... 269
Phụ lục 11 : Vấn đề khó phân định ranh giới giữa từ ghép và cụm từ định danh ..... 271
Phụ lục 12 : Bảng các loại từ thường dùng trong tiếng Thái Lan .............................. 273
Phụ lục 13 : Các loại thành phần phụ sau động từ trung tâm của cụm động từ tiếng
Việt ....................................................................................................... 276
Danh mục các công trình khoa học đã công bố ......................................................... 281


1

PHẦN MỞ ĐẦU

0.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hiện nay sự giao lưu về văn hóa và kinh tế giữa các quốc gia
và dân tộc ngày càng mở rộng. Một người có trình độ văn hóa và có học vấn trong
xã hội ngoài tiếng mẹ đẻ còn cần sử dụng được một hay một vài ngoại ngữ. Vì vậy,
việc học các ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ của mình là điều cần thiết.
Học bất cứ ngôn ngữ nào, người học đều mong muốn sử dụng ngôn ngữ đó
một cách sát đúng, rõ ràng và giống như người bản ngữ. Những lỗi trong cách phát
âm và cách sử dụng từ, quy tắc ngữ pháp sẽ khiến cho việc giao tiếp không đạt hiệu
quả theo ý muốn, đặc biệt là những giáo viên dạy ngoại ngữ. Về điều này,
Hendrickson viết: nếu giáo viên dạy ngoại ngữ biết một cách chính xác và có hệ
thống về sự dị biệt của cấu trúc giữa 2 ngôn ngữ thì có thể cải tiến cách giảng dạy
và có thể chuẩn bị công cụ dạy học một cách hợp lý để giúp giảm bớt những lỗi
trong việc học ngôn ngữ đích (target language), đặc biệt là cách phát âm [70, tr .2].

Trong việc học ngoại ngữ, đặc điểm khác nhau về ngữ âm, từ vựng, ngữ
nghĩa và cấu trúc ngữ pháp giữa các ngôn ngữ thường gây ra những trở ngại đối với
người học. Những trở ngại đó có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ
như người học hiểu không đúng hoặc áp dụng quá cứng nhắc những quy luật của
thứ ngoại ngữ mà họ đã từng học qua vào việc sử dụng ngôn ngữ là đối tượng mình
đang học.
Việt Nam và Thái Lan thuộc khu vực Đông Nam Á. Cả hai nước đều có quan
hệ qua lại hơn 30 năm, có sự giúp đỡ và trao đổi lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực, càng
ngày càng có quan hệ chặt chẽ và phát triển. Hiện nay, cả người Việt Nam và người
Thái Lan đều có xu hướng học hỏi nhau với tinh thần : “Biết người biết ta”. Và
chính nhờ đó mà hai dân tộc chúng ta không chỉ giữ vững mà còn củng cố mối quan
hệ tốt đẹp. Việc tìm hiểu nhau bất cứ nước nào thì ngưỡng cửa đầu tiên phải vượt
qua là ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là công cụ quan trọng dẫn đến sự hiểu nhau trong mọi
lĩnh vực.


2

Hiện tại, Việt Nam là đất nước đang phát triển, phong phú về tài nguyên
thiên nhiên và giàu tiềm năng về nguồn nhân lực. Những điều này là yếu tố thu hút
vốn đầu tư của người nước ngoài, trong đó có các nhà doanh nghiệp Thái Lan. Như
vậy, ngôn ngữ là nhân tố quan trọng có thể giúp người nước ngoài và người Việt
Nam trong việc giao tiếp để hiểu lẫn nhau về văn hóa và về cuộc sống nói chung để
có thể thích nghi và hòa hợp với nhau một cách tốt nhất.
Mục tiêu cụ thể của luận án, tiếng Thái Lan và tiếng Việt đều thuộc loại hình
ngôn ngữ đơn lập, do đó hai ngôn ngữ này tuy cũng có những điểm dị biệt nhưng lại
có nhiều điểm tương đồng trong cả lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa và ngữ
pháp. Chính những dị biệt và tương đồng ở trên là một mặt thuận lợi nhưng mặt
khác cũng là nguồn gốc gây những trở ngại trong việc dạy và học tiếng nói.
Đề tài nghiên cứu đang được thực hiện dựa vào phương pháp so sánh đối

chiếu ngôn ngữ (contrastive analysis). Kết quả của việc nghiên cứu này sẽ giúp cho
việc học và giảng dạy tiếng Thái Lan và tiếng Việt như một ngoại ngữ đạt được
hiệu quả tốt nhất. Kết quả ấy dĩ nhiên cũng góp phần loại bỏ những trở ngại trong
việc dạy và học, từ đó sẽ đưa ra những biện pháp sửa chữa, cải tiến giúp việc dạy và
học ngôn ngữ hoàn hảo hơn. Về mặt ứng dụng, kết quả của công trình này sẽ có ích
cho giáo viên cũng như công cụ để biên soạn việc dạy tiếng như ngôn ngữ thứ hai.
0.2. Lịch sử vấn đề
Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu và học tập tiếng
Việt Nam ở Thái Lan và tiếng Thái Lan ở Việt Nam đã được hình thành. Từ đó đến
nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã có những đóng góp không nhỏ trong việc
xây dựng nền tảng nghiên cứu hai ngôn ngữ này ở cả hai quốc gia. Nhiều đề tài so
sánh đối chiếu tiếng Thái Lan và tiếng Việt đã ra đời, trong đó có các công trình
nghiên cứu so sánh đối chiếu tiếng Thái Lan và tiếng Việt trên cấp độ ngữ âm – âm
vị học, một số lĩnh vực cụ thể về ngữ pháp. Qua đây chúng tôi xin sơ kết lại các
công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu ngôn ngữ giữa tiếng Thái Lan và tiếng Việt
của các tác giả, nhà nghiên cứu Thái Lan và Việt Nam.


3

Bussaba Amornsukdi [83] viết luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Hệ thống từ
láy trong tiếng Việt”. Tác giả chia từ láy trong tiếng Việt thành 2 loại là từ láy toàn
bộ và từ láy bộ phận. Về ý nghĩa của từ láy, tác giả cho rằng từ láy trong tiếng Việt
phần lớn (77%) có ý nghĩa khác một ít với ý nghĩa của từ gốc như: giảm nhẹ hoặc
nhấn mạnh ý nghĩa của yếu tố gốc và khi được lặp lại một số danh từ có ý nghĩa số
nhiều. Về mặt ngữ pháp một số từ láy được chuyển đổi sang từ loại khác với từ gốc,
đặc biệt là danh từ và tính từ, còn động từ và phó từ thì không thay đổi.
Phatthra Pinthaphat [114] đã viết luận văn Thạc Sĩ “Ý nghĩa của từ dùng
cuối câu trong tiếng Việt”. Tác giả đưa ra kết luận rằng từ cuối câu trong tiếng Việt
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phong cách ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày

của người Việt Nam.
Sujika Phuget [121], nghiên cứu “Nghiên cứu âm vị tiếng Việt ở huyện
Aranyaprathet tỉnh Sakaeo”. Tác giả cho rằng: Hệ thống âm vị của tiếng Việt trong
khu vực này bao gồm 20 phụ âm / b, t, t, d, c, k, g, , m, n, , , f ,s, x ,h ,l ,r ,w, j /,
11 nguyên âm đơn /i, e, ε, , , , a, a:, u, o, /, 3 nguyên âm đôi / ia, a, ua/, 5
thanh điệu là mid-level, mid – falling, mid-rising, low-rising và low – falling, còn
cấu trúc âm tiết là c(c) ∨ (∨) (c)T. Tác giả kết luận rằng: Hệ thống âm vị Tiếng Việt
trong khu vực Aranyaprathet, Sakaeo, Thái Lan có đặc điểm tương tự với hệ thống
âm vị tiếng Việt Nam bộ ở Việt Nam.
Suthathip Muanjai [99] đã viết luận văn Thạc Sĩ “Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa
ngữ pháp của từ Cho trong tiếng Việt”. Tác giả khẳng định rằng từ “Cho” là một đại
diện tiêu biểu cho tính đa nghĩa trong tiếng Việt, ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ
pháp của từ sẽ được tương ứng với một ý nghĩa nhất định nào đó tuỳ theo ngữ cảnh.
Kriangkray Wathanasawat [154] viết luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Đặc
điểm âm học của thanh điệu trong âm tiết nhấn mạnh và âm tiết không nhấn mạnh
trong tiếng Việt”. Tác giả nghiên cứu đặc điểm về âm học của thanh điệu trong
tiếng Việt do ảnh hưởng sự nhấn mạnh. Tác giả cho rằng: Sự nhấn mạnh có ảnh
hưởng đến sự biến đổi của thanh điệu trong tiếng Việt.


4

Siriwong Hongsawan [93] viết luận văn thạc sĩ, nghiên cứu về loại từ trong
tiếng Thái Lan và tiếng Việt. Tác giả nghiên cứu về loại từ thể hiện trong cấu trúc
cụm danh từ chỉ số lượng. Tác giả cho rằng người Thái Lan và người Việt Nam sử
dụng loại từ kết hợp với danh từ thuộc điều kiện về văn hóa và phản ánh sự khác
nhau và giống nhau về quan điểm của nguời bản xứ.
Viện ngôn ngữ, văn hoá và phát triển nông thôn, Đại học Mahidol đã nghiên
cứu và biên soạn “Từ điển Việt – Thái Lan – Anh” [153]. Cuốn từ điển này được
thu thập trong khi viện này nghiên cứu về ngôn ngữ Khmu ở Việt Nam năm 1997.

Cuốn từ điển này tập hợp 4000 mục từ và xếp theo ý nghĩa thành 28 nhóm.
Jinda Ubolchote [150] viết “Nghiên cứu âm vị tiếng Việt ở Tambon Khlung,
huyện Khlung tỉnh Chanthaburi”. Tác giả cho rằng: hệ thống âm vị tiếng Việt trong
quận Khlung, tỉnh Chanthaburi, miền Đông Thái Lan bao gồm 20 phụ âm/b, t, t, d,
c, c, k, g, , m, n, , , f, s, x,p, h,w, j/, 11 nguyên âm đơn /i, e, ε, , , , a, a:, u,
o, /, 3 nguyên âm đôi/ ia, a, ua/, 4 thanh điệu là mid-level, mid – falling, midrising và low-rising và tác giả kết luận rằng: hệ thống âm vị của tiếng Việt trong
khu vực này tương tự với hệ thống âm vị tiếng Việt Nam Bộ.
Nguyễn Thị Kim Châu [89], viết luận văn thạc sĩ “Phân tích đối chiếu lĩnh
vực cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Thái Lan”.
Tác giả luận văn phân tích đối chiếu các phương thức cấu tạo từ ghép, từ kép
và từ láy trong phạm vi cấu trúc, chức năng và ý nghĩa và rút ra các đặc điểm tương
đồng và dị biệt. Kết quả của việc nghiên cứu này giúp cho việc dạy và học và thực
hành các kiểu cấu tạo từ tiếng Thái Lan, ở các sinh viên Việt Nam học tiếng Thái
Lan, và cấu tạo từ tiếng Việt, ở sinh viên Thái Lan học tiếng Việt, một cách chính
xác hơn.
Một trong những công trình phân tích đối chiếu ngôn ngữ (trên bình diện ngữ
âm) giữa tiếng Việt và tiếng Thái Lan là luận văn thạc sĩ “Phân tích đối chiếu hệ
thống âm vị Nam bộ Việt Nam và âm chuẩn Thái Lan ” do Huỳnh Văn Phúc [112]
thực hiện.


5

Tác giả luận văn này cho rằng: Hệ thống cấu trúc của hai ngôn ngữ Việt
Nam và Thái Lan có cả sự dị biệt và sự tương đồng. Những điểm khác nhau và
giống nhau này đều gây nhầm lẫn trong việc học tiếng Thái Lan của sinh viên Nam
bộ Việt Nam. Vì vài âm trong tiếng Thái Lan tương tự với một số âm trong tiếng
Việt Nam bộ nên sinh viên có xu hướng dùng những âm tương đương để thay thế.
Chẳng hạn sinh viên Việt Nam học tiếng Thái Lan thường mắc lỗi khi phát âm tiếng
Thái Lan ở phụ âm đầu, phụ âm cuối, nguyên âm và thanh điệu, nhất là thanh 3.

Tiến sỹ Sophana Srichampa, một tác giả Thái Lan đã đóng góp một số công
trình có giá trị vào việc nghiên cứu tiếng Việt. Trong số công trình do Sophana
Srichampa thực hiện có thể điểm qua những công trình sau đây:
1. Bài viết “Tiếng Việt”. [125]
2. Bài viết “Tục ngữ Việt Nam so sánh với tục ngữ Thái Lan”. [126]
3. Bài viết “Hệ thống từ quan hệ dòng họ Việt Nam”. [127]
4. Bài viết “Hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Việt”. [128]
5. Bài viết “Thanh điệu trong tiếng Việt có từ đâu”. [129]
6. Quyển sách “Bài hội thoại tiếng Thái và tiếng Việt”. [130]
7. Bài viết “Từ vay mượn trong tiếng Việt”. [131]
8. Bài viết “Từ cuối câu trong tiếng Việt”. [132]
9. Quyển sách “Cách phát âm Tiếng Việt theo ngôn ngữ học”. [133]
10. Bài viết “Câu hỏi trong Tiếng Việt”. [134]
11. Quyển sách “Nghiên cứu tiếng Việt từ bài hội thoại”. [135]
12. Quyển sách “Tục ngữ Việt Nam”, tập 1. [136]
13. Quyển sách “Các nhóm từ cùng trường nghĩa trong tiếng Việt” [137] là
cuốn sách của tác giả nghiên cứu về các nhóm từ có ý nghĩa tương tự
nhau và các từ đa nghĩa. Lĩnh vực ngữ nghĩa của từ gây khó khăn cho
người nước ngoài học tiếng Việt, vì họ không hiểu đầy đủ về cách sử
dụng những từ đó như thế nào cho hợp lý và đúng đắn. Tác giả thu thập
các từ này từng nhóm và giải thích sự khác nhau trong cách sử dụng
chúng một cách khá chi tiết.


6

14. Quyển sách “Từ đồng âm trong tiếng Việt” [138]: Trong tiếng Việt có
nhiều từ đồng âm (homonym) là danh từ, động từ, tính từ, phó từ, giới từ
và từ cuối câu,v.v... Trong cuốn sách này tác giả thu thập các từ đồng âm
trong tiếng Việt và xếp từ theo chữ cái, mọi từ đều có cách phiên âm

bằng ký hiệu ngữ âm

và đều ghi kèm nguồn gốc như: SV (Sino-

Vietnamese), Hán – Việt, CVN (Central Vietnamese), Phương ngữ Việt
Trung Bộ và SVN (Southern Vietnamese) phương ngữ Việt Nam Bộ. Bên
cạnh nghĩa bằng tiếng Thái Lan và tiếng Anh, còn có ghi kèm về loại từ
và ví dụ cụm từ hoặc câu để dễ sử dụng.
15. Quyển sách “Tục ngữ Việt Nam tập 2”. [139]
16. Quyển sách “Ngữ pháp tiếng Việt” [140], tác giả viết về cơ cấu tiếng Việt
ở mặt từ vựng, ở cách cấu tạo từ, mệnh đề và câu
17. Quyển sách “Tiếng Việt”, tập 1. [141]
18. Quyển sách “Tiếng Việt”, tập 2. [142]
Quế Lai – một trong những nhà nghiên cứu Việt Nam tiêu biểu đã có một vài
công trình nghiên cứu nói về tiếng Thái Lan như sau:
1. Bài viết “Tiếng Thái Lan” [21] được in trên tạp chí ngôn ngữ học số 4 đã
giúp người đọc có được một cách khái quát về nguồn gốc, các vấn đề về mặt ngữ
pháp (chữ viết, từ vựng học, cú pháp học cơ bản trong tiếng Thái Lan).
2. Bài viết “Về những hình vị nhỏ hơn âm tiết trong Tiếng Thái Lan” [22].
Tác giả cho rằng đa số các hình vị của tiếng Thái Lan là một âm tiết và nhiều hình
vị trong số này là do những đơn vị ngữ nghĩa có khả năng hoạt đông độc lập nhưng
bản thân cũng không biến đổi hình thái cho dù chúng ở vị trí nào đối với những
chức năng ngữ pháp gì. Hình vị học tiếng Thái được cấu tạo bởi các đơn vị ngữ âm
hoặc là âm tiết, hoặc là một tổ hợp âm tiết hoặc là một đơn vị ngữ âm nhỏ hơn âm
tiết.
3. Quyển sách “Những vấn đề trong cấu tạo từ trong tiếng Thái Lan hiện
đại”. [23] Một lần nữa Quế Lai đã vẽ cho người đọc về một bức tranh ngữ pháp
tiếng Thái Lan dựa trên một gốc độ phân tích sâu sắc và chi tiết hơn. Tác giả bàn
các vấn đề về đơn vị cấu tạo từ (hình vị của tiếng Thái Lan, hình vị và từ), phân loại



7

vốn từ (từ đơn với từ ghép, từ ghép với cụm từ, phân loại từ ghép), cơ chế cấu tạo từ
(cấu tạo từ đơn, cấu tạo từ ghép thực sự, cấu tạo từ ghép láy âm).
4. Bài viết “Chữ viết Thái Lan hiện đại” [24] đã đề cập về những đặc điểm
như sau: các con chữ ghi phụ âm, các con chữ ghi nguyên âm, các phụ âm cuối, con
chữ ghi thanh điệu, sự biểu hiện của âm tiết trong tiếng Thái Lan được biểu hiện
thông qua các con chữ ghi phụ âm và nguyên âm và không nhất thiết phải có mô
hình theo thứ tự hàng ngang.
Nguyễn Tương Lai [25] với đề tài “Hình vị và từ tiếng Thái Lan” nghiên cứu
về đơn vị ngữ pháp cơ sở của một trong những ngôn ngữ phương Đông với nội
dung xác định các đặc trưng về cấu trúc ngữ âm, cấu trúc ngữ nghĩa cũng như vai
trò của các đơn vị được gọi là hình vị của ngôn ngữ Thái Lan có sự so sánh với
tiếng Việt. Nội dung công trình nghiên cứu này nghiên cứu gồm có (1) xác định
hình vị và từ trong tiếng Thái Lan; (2) Phân loại vốn từ trong tiếng Thái Lan; Bàn
về những đơn vị mà các thành tố có hình thức ngữ âm tương tự nhau trong tiếng
Việt và tiếng Thái Lan.
Nguyễn Tương Lai [26] đã nghiên cứu về “Một số suy nghĩ về chữ viết của
người Thái ở Việt Nam”. Tác giả kết luận rằng : chữ viết của người Thái ở Việt
Nam (chủ yếu là Thái Đen và Thái Trắng) còn giữ lại tinh chất cổ điển hơn chữ viết
của người Thái ở Thái Xiêm và Lào. Về những đặc điểm cá biệt có trong chữ viết
Thái Việt Nam cũng như xu hướng sửa đổi nét chữ (đó là mặt lịch đại) thì chữ viết
Thái Việt Nam mang tính chất cổ không kém gì chữ viết của các tộc người Thái
khác. Đó là sự bảo lưu các yếu tố vốn thường xảy ra trong các tộc người Thái không
dùng chữ Thái làm văn tự quốc gia và như vậy việc sửa đổi, cải tiến chữ viết xưa
kia không bức xúc và mạnh mẽ bằng các tộc người Thái dùng chữ Thái làm văn tự
quốc gia như ở Thái Lan và Lào.
Sophana Srichampa [39] đã viết bài báo “Các lối nói phủ định và khẳng định
trong tiếng Việt và tiếng Thái”. Tác giả có mục đích nghiên cứu là tìm hiểu thêm về

các lối nói phủ định và khẳng định của tiếng Việt trong sự so sánh với các lối phủ
định và khẳng định của tiếng Thái. Tác giả cho thấy, trong tiếng Việt, bên cạnh mô
hình phủ định bình thường bằng cách dùng một từ phủ định đứng trước động từ, còn


8

có một lối phủ định phổ biến khác là dùng các từ nghi vấn hoặc các thành tố nghi
vấn khác trong câu hỏi. Trong tiếng Thái có cách nói phủ định gián tiếp. Các sắc
thái ý nghĩa cũng thay đổi theo ngữ điệu, thức (mood) và thái độ của người nói.
Trong tiếng Việt, bên cạnh việc sử dụng từ khẳng định “vâng” để diễn đạt ý khẳng
định còn dùng các ngữ khẳng định hoặc các từ phủ định kép. Trong tiếng Thái cũng
có hình thức phủ định kép như [maj3] = không và [maj3 – chaj3] = không phải, để
biểu hiện ý nghĩa khẳng định.
Phimsen Buarapha [4] viết luận án tiến sĩ “Phân tích đối chiếu hệ thống
thanh điệu tiếng Việt giọng Hà Nội và tiếng Thái Lan giọng BăngKok và Đông Bắc
Thái Lan giọng Mahasarakham; ứng dụng việc chữa lỗi những phát âm thanh điệu
tiếng Việt của người Thái Lan”.
Tác giả luận án kết luận rằng:
1. Hệ thống thanh điệu tiếng Việt và tiếng Thái Lan khu biệt nhau về cao độ,
chất giọng và cả về yếu tố phi điệu tính. Những tương đồng và khác biệt về ngữ âm
và âm vị học giữa 2 hệ thống thanh điệu dẫn đến những kiểu giao thoa khác nhau
trong quá trình thụ đắc và phát âm tiếng Việt của các cá thể song ngữ Thái Lan
(L1), Việt (L2).
2. Những kiểu giao thoa trên là nguyên nhân làm nảy sinh những khó khăn
và những lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt ở những sinh viên người Thái Lan học
tiếng Việt.
3. Để khắc phục những lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt giáo viên cần phải:
- Giải thích cho người học hiểu rõ những đặc trưng ngữ âm và âm vị học
từng thanh tiếng Việt trong sự so sánh với các thanh tiếng Thái Lan.

- Luyện tập phát âm đúng các thanh khó với người Thái Lan như thanh ngã,
thanh hỏi, thanh huyền.
- Dùng chương trình CECIL để dạy, học và luyện tập phát âm đúng các
thanh tiếng Việt. Có thể dùng chương trình này trong các giáo trình điện tử (ELearning) dạy phát âm tiếng Việt.


9

4. Ngoài thanh điệu, tiếng Việt và tiếng Thái Lan đều có hệ thống vần khá
phức tạp, có nhiều nét tương đồng và khác biệt.
Nguyễn Chí Thông [49] đã thực hiện cuốn “Từ điển tiếng Thái Lan - Việt”
Ngoài những công trình trực tiếp nghiên cứu tiếng Thái Lan còn có một số
công trình về các ngôn ngữ Đông Nam Á, nhưng đôi chỗ cũng có đề cập ít nhiều
đến tiếng Thái Lan.
Phan Ngọc [35] đã nghiên cứu “Tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ ở
Đông Nam Á. Tác giả đưa ra vấn đề về sự tiếp xúc ngôn ngữ, những cơ sở lý luận
của tiếp xúc ngôn ngữ, sự giao thoa ngôn ngữ, liên minh ngôn ngữ và ngôn ngữ pha
trộn, vấn đề hình thái học tiếng Việt và đã đưa ra kết luận rằng vấn đề tiếp xúc ngôn
ngữ với tư cách là một nhân tố không thể bị xem nhẹ, sự sự quan hệ giữa hình thức
với tính cách một chùm quan hệ về nội dung và áp dụng lý luận cho cả ngữ nghĩa,
ngữ âm và cả ngữ pháp.
Hoàng Văn Ma [29] nghiên cứu “Về mối quan hệ giữa tiếng La Ha và tiếng
Thái trên cơ sở phân tích vốn từ chung”. Tiếng Thái nói đến trong công trình nghiên
cứu này là tiếng Thái ở Việt Nam, nhưng có đôi chỗ cũng nêu một số nhận xét đối
chiếu với tiếng Thái Lan. Tác giả kết luận rằng quan so sánh đối chiếu tác giả nhận
thấy vốn từ chung giữa tiếng La Ha và tiếng Thái khá lớn, bao hàm cả bề rộng lẫn
bề sâu. Quả thật đúng như một nhà so sánh lịch sử từng nói “Nếu ngôn ngữ cùng
gốc thì càng nghiên cứu sâu càng thấy sự giống nhau, ngược lại những ngôn ngữ có
các yếu tố gần giống nhau do vay mượn thì càng nghiên cứu sâu càng thấy nhiều sự
khác biệt”.

Nguyễn Ngọc San [38] đã viết quyển sách “Tìm hiểu về Tiếng Việt lịch sử”.
Trong đó, tác giả đã đề cập về vấn đề nguồn gốc tiếng Việt qua các giai đoạn (giai
đoạn Tiền Mường Việt, giai đoạn Việt Mường chung, giai đoạn Việt tách khỏi
Mường), một cách nhìn lịch sử về kho từ vựng Tiếng Việt (gốc Mon-Khme, gốc
Tày-Thái, từ việt gốc Hán, những từ gốc Nam Á và gốc Việt.
Tác giả Lê Quang Thiêm [47] đã có bài viết về “Một vài thông số đối chiếu
tiếng Việt với các ngôn ngữ khác”. Tác giả bàn về thủ pháp nghiên cứu đối chiếu
(Contrastive Linguistics), định lượng- định tính bằng cách xác định đơn vị đo, các


10

thông số đo và các thông số tương quan khi đối sánh với các loại đơn vị khác nhau
thông qua 4 ngôn ngữ: Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Thái Lan. Trong các
ngôn ngữ này có một hiện tượng đáng chú ý là quan hệ giữa tiêu chí tiền mũi và tiêu
chí tính thanh trong hệ thống âm vị phụ âm.
Qua việc tìm kiếm tư liệu để nghiên cứu về đề tài “So sánh đối chiếu ngữ
pháp tiếng Thái Lan và tiếng Việt”, chúng tôi thấy rằng cho đến thời điểm hiện tại
chỉ có các công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu tiếng Thái Lan và tiếng Việt trên
cấp độ ngữ âm – âm vị học, một số lĩnh vực cụ thể về ngữ pháp, tuy nhiên, chưa có
công trình nghiên cứu nào so sánh ngữ pháp Thái Lan và tiếng Việt tổng thể. Do đó,
thông qua luận án này, chúng tôi muốn thực hiện công trình đầu tiên so sánh đối
chiếu ngữ pháp tiếng Thái Lan và tiếng Việt.
0.3. Nội dung và giới hạn phạm vi nghiên cứu
1. Cơ cấu của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng bao gồm các mặt (hay các bậc) ngữ
âm – âm vị, từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ pháp. Tuy nhiên để việc nghiên cứu không
bị dàn trải, người viết luận án dự kiến sẽ đi sâu vào bậc ngữ pháp (vấn đề từ và vấn
đề câu). Ở bậc này dĩ nhiên khi bàn về từ, so sánh đối chiếu từ, người viết cũng sẽ
phải đụng chạm đến mặt ngữ âm, ngữ nghĩa của từ. Việc giới hạn phạm vi nghiên
cứu như đề cương cho phép nghiên cứu sinh không đi chi tiết vào các vấn đề như

giải pháp âm vi học, các khía cạnh ở bậc từ vựng ngữ nghĩa (các lớp từ, sự dân tộc
hóa ngữ nghĩa các từ vay mượn…) để luận án có thể đạt được độ sâu về mặt lý
thuyết cũng như mặt ứng dụng ở mặt ngữ pháp.
Tập trung vào việc so sánh đối chiếu tiếng Thái Lan – tiếng Việt về mặt ngữ
pháp còn có một lý do khác. Đó chính là việc so sánh và nắm vững sự tương đồng
và sự dị biệt ở bậc ngữ pháp sẽ giúp cho người dạy tiếng hay phiên dịch vận dụng
đúng và chính xác các quy tắc cấu tạo lời nói để truyền đạt mọi loại thông tin trong
hoạt động giao tiếp.
2. Luận án sử dụng hệ thống phiên âm quốc tế (International Phonetic
Alphabet) khi cần chuyển chữ viết sang ký hiệu ghi âm.


11

Hiện nay do giáo trình và tài liệu có liên quan đến việc học tiếng Việt của
người Thái Lan và học tiếng Thái Lan của người Việt Nam còn rất ít, nên việc
nghiên cứu này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản có thể giúp cho việc nghiên cứu
hai ngôn ngữ, đặc biệt là giúp cho việc biên soạn sách dạy – học tiếng Thái Lan
cũng như tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai.
- Luận án cũng có thể gợi mở phương hướng cho việc nghiên cứu sâu hơn
các lĩnh vực khác có liên quan tới hai ngôn ngữ như sự tiếp xúc và ảnh hưởng lẫn
nhau trong quá trình tiếp xúc giữa tiếng Thái Lan và tiếng Việt; tác động của ngôn
ngữ đối với sự giao lưu văn hóa, v.v...
0.4. Phương pháp nghiên cứu
Công trình nghiên cứu này vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu ngôn
ngữ (contrastive analysis). Ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics) là thuật
ngữ ngôn ngữ được sử dụng phổ biến với những cách tiếp cận tương tự như nhau.
Thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu được thể hiện trong tiếng Việt để dịch thuật ngữ
comparative hay comparison chỉ một phương pháp nghiên cứu với mục đích chỉ ra
sự giống nhau hay sự khác biệt nhau giữa hai hay hơn hai ngôn ngữ được đem ra so

sánh đối chiếu. So sánh đối chiếu chủ yếu nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa hai ngôn
ngữ [48, tr.38]. Chọn phương pháp này, nghiên cứu sinh cho rằng so sánh đối chiếu
ngôn ngữ đã được thừa nhận là bước phát triển của ngành ngôn ngữ học, có giá trị
ứng dụng quan trọng trong việc dạy ngôn ngữ thứ hai. Nó có thể giúp cho người
nghiên cứu đi sâu tìm hiểu loại hình ngôn ngữ một cách có hệ thống. Phương pháp
so sánh đối chiếu càng được hoàn thiện qua các công trình ứng dụng cụ thể thì nó
càng có thể giúp cho việc dạy ngôn ngữ đạt mục đích nhanh hơn và hiệu quả hơn,
đóng góp tích cực vào khoa học dịch thuật và cả vào lĩnh vực lý thuyết ngôn ngữ
học. Vấn đề này luận án dành một mục chuyên biệt ở chương 1 để nói rõ thêm.
Ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics) bao gồm thủ pháp miêu tả
và thủ pháp so sánh. Do giới hạn của một luận án tiến sĩ, tác giả luận án không thể
miêu tả một cách chi tiết và toàn bộ hệ thống ngữ pháp của cả hai ngôn ngữ: tiếng
Thái Lan và tiếng Việt; mà sẽ sử dụng mô hình miêu tả hệ thống ngữ pháp giống


12

nhau của từng ngôn ngữ do các tác giả có uy tín thực hiện để làm mô hình chuẩn
(etalon language) cho việc so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ này. Mô hình chuẩn được
sử dụng phải phù hợp với mục đích nghiên cứu và ứng dụng riêng. Với mục đích
tạo cơ sở cho việc dạy và học tiếng Thái Lan và tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai,
mô hình chuẩn được sử dụng để so sánh đối chiếu trong luận án này là mô hình ngữ
pháp truyền thống. Đây chính là mô hình được đánh giá là hữu ích và được sử dụng
phổ biến trong việc dạy và học tiếng (ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai), đặc
biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng.
Phương pháp so sánh đối chiếu (Constrative analysis) bao gồm hai bước là
bước miêu tả và bước so sánh, với mục đích chỉ ra sự giống nhau hay sự khác biệt
giữa hai hay hơn hai ngôn ngữ. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng hai bước nói
trên với tư cách là các thủ pháp nghiên cứu của phương pháp so sánh đối chiếu.
4.1. Thủ pháp miêu tả:

Thủ pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả hệ thống những đơn vị so sánh cụ
thể: hình vị, từ (phương pháp cấu tạo từ), hệ thống từ loại, cụm từ, câu và các vấn
đề cụ thể khác của ngữ pháp tiếng Thái Lan và tiếng Việt.
Luận án dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước trong lĩnh vực
âm vị học và ngữ pháp học của 2 ngôn ngữ tiếng Thái Lan và tiếng Việt cũng như
miêu tả về ngữ hệ, loại hình, hệ thống âm vị đặc biệt là hình thái học (hình vị và từ)
và cú pháp học (cụm từ và câu), để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình.
4.2 Thủ pháp so sánh
Thủ pháp so sánh (comparative processor) là một thuật ngữ ngôn ngữ học có
ý nghĩa chung để chỉ phương pháp hay cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu là hai
hay nhiều ngôn ngữ. So sánh thường dùng với ý nghĩa chung, như một cách tiếp
cận, một phương pháp tư duy, có thể dùng trong các lĩnh vực khác nhau như: so
sánh lịch sử, so sánh loại hình học. Mục đích nghiên cứu là chỉ ra những nét tương
đồng và dị biệt giữa các ngôn ngữ. Việc sử dụng thủ pháp so sánh ở đây không phải
so sánh hệ thống ngữ pháp của hai ngôn ngữ mà là so sánh từng đơn vị ngữ pháp đã
được miêu tả trong luận án.


13

05. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt lý thuyết việc nghiên cứu đề tài này nhằm:
1. So sánh đối chiếu ngữ pháp tiếng Thái Lan và tiếng Việt trên các bình diện:
- Từ (hình thái học/ từ pháp học)
- Phân loại từ
- Cụm từ và câu (cú pháp học)
2. Đề tài này là công trình nghiên cứu đầu tiên thực hiện việc so sánh đối
chiếu trọn vẹn hệ thống ngữ pháp tiếng Thái Lan và tiếng Việt tổng thể.
3. Về mặt ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần vào lĩnh vực
biên soạn sách, giáo trình và giảng dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Thái Lan,

cũng như giảng dạy tiếng Thái Lan cho người Việt, và lĩnh vực biên dịch và phiên
dịch Thái – Việt, Việt – Thái.
4. Tìm hiểu và giới thiệu các đặc điểm ngữ pháp nói chung trong tiếng Việt
và tiếng Thái Lan, từ đó, hy vọng về mặt lý thuyết, có thể góp phần làm sáng tỏ
thêm vấn đề loại hình và tiểu loại hình ngôn ngữ. Đồng thời, luận án cũng mong
muốn tạo “một cái nhìn toàn cảnh” (panorama) về cấu trúc tiếng Thái Lan nói
chung để góp phần tạo nền tảng cho một số vấn đề nghiên cứu cụ thể về ngữ pháp
sau này.
0.6 Bố cục của luận án
Luận án này có nội dung và cách sắp xếp các chương mục như sau:
Phần mở đầu: Trình bày về lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, nội dung và
giới hạn phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu, ý nghĩa
khoa học và cách thực hiện cũng như bố cục luận án.
Chương một: Tổng quan về tiếng Thái Lan và tiếng Việt bao gồm nội dung
khái niệm ngữ pháp nói chung và các mô hình ngữ pháp, tổng quan về tiếng Thái
Lan và tổng quan về tiếng Việt.


14

Chương hai: Hệ thống ngữ pháp tiếng Thái Lan gồm các khuynh hướng
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Thái Lan và hệ thống ngữ pháp tiếng Thái Lan.
Chương ba: Hệ thống ngữ pháp tiếng Việt, gồm các khuynh hướng nghiên
cứu ngữ pháp tiếng Việt và hệ thống ngữ pháp tiếng Việt.
Chương bốn : So sánh đối chiếu ngữ pháp tiếng Thái Lan và tiếng Việt,
chương này được xem là phần nội dung chính, trình bày về vấn đề so sánh đối chiếu
ngữ pháp và rút ra điểm tương đồng và điểm dị biệt giữa ngữ pháp tiếng Thái Lan
và tiếng Việt.
Phần kết luận: Sẽ tổng hợp tóm tắt kết quả, mục đích và những triển vọng khoa
học của việc nghiên cứu, cũng như những gì từ đề tài nghiên cứu này có thể phát triển

trong tương lai.
Ngoài ra, luận án còn có phần: Tài liệu tham khảo: gồm 155 tài liệu và phụ lục:
gồm 13 phụ lục.


15

CHƯƠNG MỘT
TỔNG QUAN VỀ TIẾNG THÁI LAN VÀ TIẾNG VIỆT
1.1 Khái niệm ngữ pháp và mô hình miêu tả ngữ pháp
1.1.1 Định nghĩa ngữ pháp nói chung
Ngữ pháp học (grammar) là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu hệ
thống các phạm trù hình thái, các phạm trù cú pháp, các kiểu cấu trúc của từ, các
cụm từ và câu, các phương thức biến đổi và sản sinh từ, các quan hệ giữa chúng mà
không tính đến ý nghĩa vật chất cụ thể của chúng. Ngữ pháp học có đặc điểm là khái
quát và trừu tượng. Đó là những sự khái quát về các phương thức tạo từ, các quan
hệ đa dạng trong cụm từ và câu. Tóm lại, ngữ pháp học là khoa học nghiên cứu cơ
cấu ngữ pháp của ngôn ngữ.
So sánh đối chiếu ngữ pháp tiếng Thái Lan và tiếng Việt, luận án điểm qua
các mô hình trong ngôn ngữ học miêu tả hệ thống ngữ pháp để làm căn cứ chọn mô
hình chuẩn (etalon) cho việc mô tả và so sánh ngữ pháp Thái Lan và Việt. Tiếp
theo luận án giới thiệu các khuynh hướng nghiên cứu ngữ pháp tiếng Thái Lan và
tiếng Việt.
1.1.2 Các mô hình miêu tả hệ thống ngữ pháp
Việc nghiên cứu về ngôn ngữ trong giai đoạn đầu tập trung tìm hiểu nguồn gốc
ngôn ngữ và ngôn ngữ nào là cổ nhất [97, tr.7]. Sau đó từ giai đoạn bắt đầu này mà các
bước phát triển, các khuynh hướng ngữ pháp khác nhau mới dần dần hình thành.
Từ 300 năm trước công nguyên, việc nghiên cứu ngôn ngữ từ bản chất ngôn
ngữ được Panini một nhà thông thái về ngôn ngữ người Ấn Độ đã khảo sát tiếng
Sanskrit và miêu tả ngữ pháp tiếng Sanskrit một cách chi tiết và khoa học, có quy

tắc và căn cứ đáng tin cậy. Nhưng sau thời đó hầu như cũng không có ai ở châu Á
nghiên cứu theo hướng này nữa [97, tr.142], cho đến thế kỉ 19 việc nghiên cứu của
Panini được quan tâm và có ảnh hưởng đến việc nghiên cứu ngôn ngữ ở châu Âu.
Nhà triết học Hy Lạp Plato là người bắt đầu nghiên cứu ngữ pháp. Plato phân
chia vốn từ thành 2 loại là danh từ và động từ. Tiếp theo Aristotle, học trò của Plato
thêm một từ loại là “từ nối”.[106, tr.15]


16

Sau đó, khoảng năm 100 trước công nguyên, nhà ngôn ngữ người Hy Lạp,
Dionysius Thrax miêu tả ngữ pháp Hy Lạp trong sách Nghệ thuật ngữ pháp (The
Art of Grammar) và chia nội dung thành 3 phần là:
1. Về phạm vi nghiên cứu của ngữ pháp, nghệ thuật nói, văn tự và âm tiết
2. Về từ loại và các phạm trù ngữ pháp.
3. Về phong cách (style), ngôn ngữ hợp cách và ngôn ngữ không hợp cách,
các biện pháp tu từ. [120, tr.95-96]
Điểm nổi bật của ngữ pháp của Thrax là cách phân chia vốn từ thành 8 loại
là danh từ, đại từ, động từ, vị tính từ, liên từ, giới từ, quán từ và phó từ, còn tính từ
được sắp xếp chung với danh từ. Ngữ pháp này có ảnh hưởng đến việc nghiên cứu
của các nhà ngôn ngữ học thế hệ sau, như Appolonius Dyscolus. Ngữ pháp của
Dyscolus là mô hình ngữ pháp Latinh của Priscian người Latinh. Priscian đã viết hệ
ngữ pháp Latinh gồm 18 cuốn, miêu tả về từ và câu. Ngữ pháp của Priscian được
xem là ngữ pháp Latinh hoàn chỉnh nhất và trở thành mô hình của các nhà ngữ pháp
học thế hệ tiếp theo hơn 10 thế kỷ.
Vào thời Trung Cổ (The middle Ages), việc nghiên cứu về ngữ pháp vẫn giữ
quy tắc ngữ pháp của Thrax và Priscian,cho đến thế kỷ 12, Peter Helias tin rằng:
ngữ pháp là khoa học về cách viết và cách nói.
Theo Helias ngữ pháp là khoa học lẫn nghệ thuật, phần khoa học là phần có
cách thực hiện cố định, có quy tắc sử dụng đúng. Helias cho rằng: ngữ pháp có

nhiều mẫu giống như ngôn ngữ cũng có nhiều ngôn ngữ.
Trong thời Trung Cổ, ngữ pháp Latinh được xem là cơ sở của ngữ pháp châu
Âu và trở thành ngữ pháp phổ quát (Universal), khi nói đến ngữ pháp thì chính là
ngữ pháp Latinh. [120, tr.97]
A. Ngữ pháp truyền thống (Traditional Grammar)
Ngữ pháp truyền thống là ngữ pháp được sử dụng để dạy trong trường phổ
thông của châu Âu khoảng thế kỷ 17 và được phổ biến vào Mỹ. Ngữ pháp truyền
thống được cải tiến từ ngữ pháp Hi Lạp và Latinh. Được xem như ngữ pháp truyền
thống chính là ngữ pháp tiếng Anh lấy ngữ pháp Latinh làm mô hình, nhưng hai


17

ngôn ngữ này lại có cấu trúc khác nhau. Thoạt đầu người viết ngữ pháp tiếng Anh
nhằm mục đích giúp học sinh người Anh học tiếng Latinh dễ hơn. Sau đó khoảng
thế kỷ 18, nhiều người từ nông thôn được nhập vào thành phố nên các nhà ngôn ngữ
học đều lo sợ tiếng Anh chuẩn mực bị sai lạc do người nông thôn sử dụng ngôn ngữ
không đúng. Vì vậy, các nhà ngôn ngữ học cho rằng nên viết ngữ pháp tiếng Anh
một cách chuẩn xác [92,tr.32]. Bởi lẽ các nhà ngữ pháp truyên thống Anh tin rằng:
ngữ pháp là một nghệ thuật của cách viết và cách nói chuẩn xác, trách nhiệm của
các nhà ngữ pháp là miêu tả về ngôn ngữ gồm các đặc điểm tốt và giữ cho ngôn ngữ
không bị sai lạc.
Cách miêu tả ngữ pháp truyền thống được tiến hành theo các bước như sau:
1.Định nghĩa
2.Phân chia vốn từ thành 8 từ loại căn cứ vào các tiêu chí về ý nghĩa và chức
năng.
3.Miêu tả phạm trù ngữ pháp như các phạm trù ngôi, số , giống, cách, thời,
lối và thái chẳng hạn.
4. Miêu tả cú pháp
5.Phân loại cụm từ

6. Phân loại tiểu cú
7. Phân loại câu theo 2 phương pháp là:
A. Phân loại câu theo cấu trúc (Câu đơn, câu ghép và câu phức)
B. Phân loại câu theo hành động giao tiếp (Câu tuyên bố, câu nghi
vấn, câu mệnh lệnh và câu cảm thán )
Về sau, các nhà ngữ pháp đã nhìn thấy thiếu sót trong ngữ pháp truyền
thống, nên họ cố gắng tìm tòi về mặt lý thuyết để nghiên cứu ngôn ngữ một cách
hoàn chỉnh hơn. Nhiều lý thuyết mới về ngữ pháp được ra đời. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu ngôn ngữ theo mô hình ngữ pháp truyền thống vẫn được đánh giá là có
ích và được ứng dụng trong việc dạy và học tiếng (ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ
thứ hai), đặc biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng.


18

B. Ngữ pháp cấu trúc
Ngữ pháp cấu trúc được cho là bắt đầu khoảng thế kỷ 20 với các ý tưởng của
Ferdinand de Saussure, về ngôn ngữ và ngôn ngữ học. Ngôn ngữ có cấu trúc, cấu
trúc đó bao gồm các đơn vị liên kết với nhau theo hai quan hệ. Vì vậy, việc phân
tích ngôn ngữ là phải tìm quan hệ giữa những đơn vị này và quy tắc kết hợp thành
cấu trúc của một ngôn ngữ nào đó.[92, tr.33]
Lý thuyết ngữ pháp cấu trúc ở Mỹ, được phát triển theo khuynh hướng của
Leonard Bloomfield. Bloomfield đề cao ngôn ngữ nói và hệ thống âm vị. Ông viết
cuốn “Language”, trong sách này, tác giả nhấn mạnh đặc biệt là âm vị, ngoài ra còn
nhấn mạnh về hình thức trong chương viết về hình thái ngữ pháp trong đó có phần
nói về hình vị. Theo ông, ngữ pháp này là sự kết hợp các đơn vị trong ngôn ngữ để
tạo nên ý nghĩa.
Ngữ pháp cấu trúc nhấn mạnh việc phân tích ngôn ngữ như một ngành khoa
học, nhấn mạnh ngôn ngữ nói, nhấn mạnh về hình thức ngôn ngữ hơn ý nghĩa. Điều
quan trọng nhất trong ngữ pháp cấu trúc là “cấu trúc” tức là cách các thành tố kết

hợp nhau thành kết cấu hoặc là các đơn vị nhỏ kết hợp nhau thành đơn vị lớn hơn.
Chính vì thế ngữ pháp cấu trúc chú trọng nhấn mạnh về lớp (layer) hoặc cấp độ
(level) của những đơn vị như âm vị, hình vị, từ, cụm từ và câu, xếp hàng từ nhỏ đến
lớn hoặc từ thấp đến cao. [120, tr.124]
Các nhà ngôn ngữ học thuộc thế hệ sau nhận thấy rằng cách miêu tả ngôn
ngữ của Bloomfield dù có nguyên tắc chặt chẽ và có thể chứng minh một cách khoa
học, nhưng cách miêu tả này không hoàn toàn phù hợp với bản chất tự nhiên của
ngôn ngữ đặc biệt là về ý nghĩa. Khi miêu tả Bloomfield gặp nhiều vấn đề bởi vì ý
nghĩa luôn luôn thay đổi theo ngữ cảnh chứ không hoàn toàn ổn định.
Tuy nhiên, cũng có thể nói rằng: Cách miêu tả về hệ thống âm vị và hệ thống
từ vựng một cách khoa học của Boomfield đã thành công, nhưng về cú pháp (cụm
từ và câu) còn có nhiều nhược điểm bởi trong cú pháp có quan hệ về ý nghĩa. Nhằm
khắc phục nhược điểm này các lý thuyết ngữ pháp mới ra đời.


19

C. Ngữ pháp cải biến
Ngữ pháp cải biến được xem là một loại của ngữ pháp sản sinh. [106, tr.34]
Lý thuyết cải biến xuất phát từ ý kiến của Noam Chomsky, đã phát biểu trong
cuốn Cấu trúc cú pháp xuất bản năm 1957. Chomsky tin rằng: hệ thống ngữ pháp hoàn
chỉnh phải được biểu hiện qua cấu trúc câu hoàn toàn đúng và tuyệt đối không được
biểu hiện dưới hình thức cấu trúc câu sai ngữ pháp. Ngoài ra, hệ thống ngữ pháp hoàn
chỉnh có thể giải thích được các biểu hiện ngôn ngữ kể cả lời mà người bản ngữ phát ra
và điều mà người bản ngữ biết chúng có thể xảy ra. [106, tr.34]
Chomsky tin rằng, ngữ pháp có thể dùng để miêu tả ngôn ngữ tốt nhất là ngữ
pháp cải biến. Trong cuốn sách Cấu trúc cú pháp, Chomsky miêu tả ngữ pháp trong
3 lĩnh vực : Quy tắc cấu trúc ngữ đoạn, quy tắc hình âm vị học và quy tắc cải biến.
Quan điểm quan trọng của ngữ pháp cải biến chính là chỗ quy tắc cải biến, quy
tắc cải biến xem ngôn ngữ của nhân loại có 2 mức: Cấu trúc chìm và cấu trúc bề mặt.

Ngữ pháp cải biến khi phân tích phải xem xét cấu trúc chìm và cấu trúc bề
mặt, cấu trúc chìm sẽ thấy qua quy tắc cấu trúc ngữ đoạn, câu trong cấu trúc chìm là
câu trong tư tưởng xuất phát của con người, còn câu trong cấu trúc bề mặt là câu
được sử dụng trong thực tế. Câu trong cấu trúc chìm và trong cấu trúc bề mặt có
thể giống hay khác nhau cũng được, do việc này giữa cấu trúc chìm và cấu trúc bề
mặt sẽ có quá trình biến đổi theo quy tắc cải biến (cách chia cắt, chèn thêm và
chuyển chỗ) khiến cho câu trong cấu trúc chìm trở thành cấu trúc bề mặt, theo mô
hình sau đây:
Câu trong tư tưởng
(Cấu trúc chìm)

Quá trình cải biến
(Quy tắc cải biến)

Câu dùng trên thực tế
(Cấu trúc bề mặt)


20

Sau khi Chomsky đưa ngữ pháp cải biến vào lĩnh vực ngôn ngữ học thì có
những người ủng hộ và cũng có người phản đối, trong đó có J.Katz, J.Fodor và
P.M.Postal. Chomsky lại nghiên cứu, tiếp thu các nhận xét, phê phán và cải tiến mô
hình của mình và sau đó đưa ra ý kiến mới trong cuốn sách Những bình diện của lý
thuyết cú pháp năm 1965. Chomsky chấp nhận ý kiến của Katz và Postal về quy tắc
cải biến không thay đổi ý nghĩa và xác định ý nghĩa là một trong những thành phần
của hệ thống ngữ pháp.
Về sau, các nhà ngữ pháp nhận thấy còn nhiều vấn đề trong việc nghiên cứu
ngôn ngữ theo lý thuyết ngữ pháp cải biến cần tiếp tục đi sâu hơn, chẳng hạn có
nhiều câu trong việc nghiên cứu thay đổi ý nghĩa, cấu trúc chìm nên sâu đến mức độ

nào, nên bao gồm kết cấu ngữ pháp hay kết cấu ngữ nghĩa, nên nghiên cứu về ngữ
dụng học hay không. Những vấn đề này vẫn chưa đi đến kết thúc.
Điều đáng chú ý là các nhà ngữ pháp cải biến và các nhà ngôn ngữ học sản
sinh rất quan tâm về ngữ nghĩa, vì ngữ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với cú pháp và các
nhà ngôn ngữ cả hai nhóm đều xác định phương hướng nghiên cứu khác của mình
với các lý thuyết ngữ pháp cấu trúc, tức là: Ngữ pháp cấu trúc nghiên cứu ngôn ngữ
từ đơn vị nhỏ đến đơn vị lớn, còn hướng ngữ pháp cải biến thì bắt đầu nghiên cứu
từ câu xuống dần đến cụm từ, từ và âm vị. Họ cho rằng trong giao tiếp con người sử
dụng câu chứ không đối thoại, hội thoại bằng âm và từ. [92, tr.29]
D. Ngữ pháp cách
Ngữ pháp cách được tách ra từ ngữ pháp cải biến. Người đầu tiên mà đưa ra
ý kiến về ngữ pháp cách là Charles J.Fillmore. Năm 1966-1968 Charles đã công bố
nhiều bài viết, trong đó có bài Quan niệm về cách (The Case for Case)∗ năm 1968,
trong bài này Fillmore xây dựng mô hình, tư tưởng và đặc điểm của ngữ pháp cách
một cách chính xác. Bài viết này trở thành mô hình của ngữ pháp cách về sau, thậm
chí khi có ý tưởng cải tiến , sữa bổ sung và phản đối cũng đều dùng bài viết này để
tham khảo. [106, tr.47]

* Chúng tôi tạm dùng cách dịch này trong khi chờ đợi có sự chỉ dẫn về một cách dịch đạt hơn. Về cách dịch
“The case for case reopened” ở trang sau cũng thế.


×